Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Ghi chép lang thang:Trả lời “phỏng vấn”

02/05/2011 By Bac Si Do Hong Ngoc 21 Comments

Trả lời “phỏng vấn” của Phùng Hoàng Anh (Hà Nội)

Ghi chú: Phùng Hoàng Anh là nhà giáo, hội viên Hội nhà văn Hà Nội, quê Phương Khê, Ba Vì, Tây Sơn (nay thuộc Hà Nội), là cháu họ Nguyễn Hiến Lê. Theo lời Phùng Hoàng Anh thì Bà nội của anh là em họ cụ Nguyễn. Hoàng Anh vừa có một chuyến vào Nam thực tế, nhân tim thăm người bà con gọi cụ Lê bằng bác ruột hiện đang sống tại Cần Thơ. Dịp này, anh có đến tìm thăm tôi tại TP. HCM. Nay anh gởi tôi mấy câu “phỏng vấn” từ xa, tôi đã trả lời như sau,và xin chia sẻ cùng bè bạn trên trang này.

1. Thưa nhà văn Đỗ Hồng Ngọc, đến nay ông đã bước sang tuổi 72, nếu đánh giá lại chặng đường đã qua của mình với những thành công có được, ông thấy đáng quí nhất là điều gì ?

Chưa. Tôi mới 71. Tính theo tuổi Tây. Nhưng tôi không hề có ý thức về tuổi tác bạn ạ. Tôi thấy nó gỉa tạo. Nó là thứ thời gian trừu tượng. Không thật. Tôi đang sống với mẹ mình, năm nay bà mới 95 tuổi và lúc nào cũng coi tôi như một đứa trẻ nít. Tôi nhớ André Maurois bảo có người 20 tuổi mà đã quá già, trong khi có người 80 mà hãy còn rất trẻ. Lại nhớ bài thơ tình hay nhất của Bertrand Russel viết là lúc ông đã 92 tuổi: To Edith!
Tôi chưa bao giờ “đánh giá lại chặng đường đã qua của mình” nên chẳng biết nó ra sao. Tôi cứ lững thững. Và mỗi bước lững thững cũng đã là một niềm vui rồi. Ai đó đã nói “Hạnh phúc là con đường chứ không phải đích đến”. Và Bùi Giáng cũng nhắc “Xin chào nhau giữa con đường/ Mùa xuân phía trước miên trường phía sau…” nhớ không?
Với tôi, được sẻ chia ấy là điều hạnh phúc. Và có thể nói, “thành công” chính là hạnh phúc chớ không phải gì khác. Thành công không đo đạc bằng tiền tài danh vọng mà bằng hạnh phúc- sự cảm nhận rất chủ quan của nội tâm mình. Hải Thượng Lãn Ông lên non hái thuốc về chữa bệnh cho người giữa lúc bản thân ông cũng đang bị bệnh: ông gọi cái đó là hạnh phúc. Tôi muốn học “Ông già Lười”. Những điều tôi viết ra là từ cảm nhận chủ quan, từ trải nghiệm cá nhân cũng như kinh nghiệm trong nghề nghiệp có được để sẻ chia. Nó không phải là “văn chương” gì đâu nên khi được gọi là “nhà văn” tôi ngại lắm. Tôi chỉ viết những chuyện đời thường, cái ăn, cái ngủ, cái thở, cái nghĩ, cái sống… Được bạn bè đọc, đồng cảm, vậy là quý rồi. Tóm lại, với tôi, cái đáng quý nhất là hạnh phúc được sẻ chia. Mà hạnh phúc thì “rất đơn sơ” bạn ơi.

2. Ông vốn là một Bác sĩ, duyên cớ gì mà ông lại trở thành nhà thơ Đỗ Nghê và nhà văn Đỗ Hồng Ngọc như ngày nay ? Có phải ông chịu ảnh hưởng từ người cậu của mình là nhà văn Nguiễn Ngu Í ?

Câu hỏi này ngộ ghê! “Duyên cớ” gì ư? Làm gì có một thứ duyên cớ gì để ta trở thành… nhà thơ hay nhà văn? Chẳng khác chi ta hỏi duyên cớ gì mà hoa nở mà trăng lên? Nó Như thi, nó Như lai, bạn ơi. Bạn bảo tôi “vốn là” một bác sĩ. Điều này thì lại không đúng rồi. Bác sĩ không thể “vốn là” được. Nó là một cái nghề, phải học hành đàng hoàng và vất vả 6-7 năm trời bạn ạ. Rồi phải hành nghề chừng mươi năm mới có ít nhiều kinh nghiệm “chẩn bệnh bốc thuốc”! Trái lại, làm thơ, viết văn, tôi chưa thấy ai phải học hành 6-7 năm trời ở trường ốc như vậy cả. Đó mới thật là một thứ “vốn là”, hay nói cách khác, nó là một thứ “nghiệp”, gắn tự trong gène. Bạn biết đó, có những “thần đồng” thơ, có những nhà văn “thiên tài”. Ngược lại, nhiều tiến sĩ… văn chương thì không viết được văn, tiến sĩ âm nhạc thì không sáng tác được nhạc… Dĩ nhiên họ có thể nghiên cứu và giảng dạy. Lạ vậy đó. Nó cần năng khiếu, một thứ “vốn là”, thứ “trời cho”. Ảnh hưởng tác động từ bên ngoài nếu có, rất ít! Không phải ông chủ báo nào cũng viết được báo, không phải ông chủ nhà xuất bản nào cũng viết được sách. Khi người ta “gắng sức” để trở thành nhà thơ, nhà văn thì thường… người ta không trở thành nhà gì cả! Nó tự tâm. Văn chương chi sự/ thốn tâm thiên cổ.

3. Ông đã viết rất nhiều sách với nhiều đề tài khác nhau, theo ông, ông tâm đắc cuốn sách nào nhất ?

Cuốn nào đang làm hay vừa làm xong thì thấy “tâm đắc”. Nhưng, như bạn thấy đó, sách tôi viết không thuộc loại “sáng tác”, không phải tiểu thuyết hay truyện ngắn, truyện dài… Tôi không có khả năng “hư cấu”! Tôi theo một trường phái cũ rích: “văn dĩ tải đạo”. Ecrivant hơn là écrivain bạn ạ. Tôi viết vì thấy nó có ích cho tôi, cho người khác về một vấn đề nào đó. Viết cho tuổi mới lớn, viết cho các bà mẹ, viết cho tuổi chớm già v.v… là để tự chữa bệnh cho mình và cũng để giúp ít nhiều cho bạn bè gần xa. Nó không phải “sáng tác”, không làm văn chương, không có tưởng tượng, hư cấu gì cả.. Một người bạn Nhật bảo sách tôi không “best seller” mà là “long seller”. Dĩ nhiên, khi về… già (ủa, bây giờ thì có già?) thì những cuốn nghiêng về tâm linh có vẻ là những cuốn tôi tâm đắc nhiều hơn, chẳng hạn Nghĩ từ trái tim, viết về Tâm kinh bát nhã, và Gươm báu trao tay, viết về kinh Kim cang…

4.Thời gian này ông đang tập trung viết về đề tài nào và bao giờ thì ông cho ra mắt độc giả ?

Tôi đang cho in cuốn Nhớ đến một người, sắp ra mắt nay mai. “Nhớ đến một người” với tôi là “để nhớ mọi người…”(TCS). Đây là một tập hợp các bài viết rải rác của tôi trong hơn 20 năm qua về các nhân vật thân quen, dĩ nhiên dưới cái nhìn rất chủ quan vừa cận thị, vừa “méo mó nghề nghiệp” của mình.
Tôi cũng đang hoàn thành cuốn “Thư gởi người bận rộn” (Tập 2) vì ngày càng có thêm nhiều người bận rộn… rất bận rộn như bạn biết đó!

Filed Under: Ghi chép lang thang

Chuyện kể Ngày Tình Yêu

13/02/2011 By support1 15 Comments

Đỗ Hồng Ngọc

Bạn thân,

Bạn làm khó tôi nữa rồi! Bạn bảo hình như đã có… thông lệ, cứ đến ngày Thầy Thuốc thì tôi kể mấy chuyện cười về nghề Y, đến ngày Nhà giáo lại có chuyện vui về thầy giáo, nay đến ngày Tình Yêu, chẳng lẽ…?

Tôi có biết Ngày Tình Yêu là cái ngày gì đâu! Thời tôi, chả cần có ngày tình yêu gì cả mà người ta cũng yêu nhau ra rít suốt năm, suốt tháng đó thôi (Xưa nữa thì người ta còn nói “suốt đời suốt kiếp” gì gì đó nũa!). Bây giờ bày ra Ngày Tình Yêu chẳng lẽ các ngày khác còn lại trong năm là Ngày… không tình yêu?

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang

Già Ơi… Chào Bạn!

28/01/2011 By support2 6 Comments

10 Năm ấn bản Nhật ngữ
Già Ơi… Chào Bạn!

Đỗ Hồng Ngọc

Tôi gặp lại Kazuo Minagawa buổi sáng cuối năm 2010 ở Saigon Center. Chúng tôi hẹn nhau ở quán café tầng hai, một nơi yên tĩnh để trò chuyện. Anh không già đi mấy chút. Và vẫn rất hóm hỉnh. Nhớ cái hồi anh dịch cuốn “Già Ơi… Chào Bạn!” của tôi sang tiếng Nhật thì thằng Takashi, con anh, mới lên 3. Anh nói hồi đó mình phải cúi xuống nói chuyện với nó bây giờ thì đã phải ngước lên mới nói chuyện đươc! Thì ra nó đã… 14 tuổi rồi, đã cao hơn anh nhiều rồi. “Nó có nghe lời Mina không?”, tôi hỏi . Anh cười: Má nó sáng nào cũng làm cho nó một trận… điếc tai! Má nó, Lan, vợ anh. Một phụ nữ Việt. Mina giỏi tiếng Việt nhờ vợ, dĩ nhiên. Anh nói hồi anh làm ngoại giao ở Saigon, ở trọ nhà Lan, cô bé mới 12 tuổi, “anh để ý anh thương”, sau này đã trở thành vợ anh, má thằng Takashi.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc

Tình Người

26/12/2009 By support2 17 Comments

Ghi chú của Đỗ Hồng Ngọc:
Mẹ tôi họ Nghê. Nghê Thị Như. Năm 1956, phải đi làm Thẻ căn cước. Người làm hộ tịch nói họ gì họ Nghê, bà nói tầm bậy, họ Lê chứ! Rồi ông ghi ngay vào sổ bộ: Lê Thị Như. Tôi làm thơ từ hồi trẻ, đã lấy bút danh Đỗ Nghê. Cậu tôi, nhà thơ, nhà báo Nguiễn Ngu Í, có mẹ là bà Nghê Thị Mỹ- cô ruột của mẹ tôi- nên ông cũng có bút danh  Ngê Bá Lí, theo cách viết của ông trên tờ Bách Khoa thời đó. Năm 1967, tôi in tập thơ đầu tay, TÌNH NGƯỜI lúc đang là sinh viên y khoa, và năm 1973 in tập THƠ ĐỖ NGHÊ, đều dưới dạng ronéo để tặng bạn bè anh em.  Sau này, các tập thơ khác như Giữa hoàng hôn xưa, Vòng quanh với tên thật Đỗ Hồng Ngọc.  Người cũ trách sao không giữ Đỗ Nghê, người mới không biết Đỗ Hồng Ngọc là Đỗ Nghê.

“Tình Người” thất lạc, tìm mãi may gặp lại từ một người bạn cũ. Bìa long, gáy rách, lem luốc… Nhưng vẫn là một kỷ niệm đáng nhớ của tuổi đôi mươi, của một thời như xa lắc… Mới thôi, mà đã gần nửa thế kỷ!  (20.4.2010)


xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Do Nghe, đỗ nghệ

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 2010

25/12/2009 By support2 1 Comment

Trong ngày Thầy thuốc VN 27.2 năm nay, tôi nhận được khá nhiều các email, tin nhắn, điện thoại,  thiếp, lẳng hoa… từ các bạn gần xa. Rất cảm động. Không biết nói gì hơn là lời cảm tạ chân thành.

Trên trang www.webtretho.com/nhanvat/index.php trong ngày Thầy thuốc này tôi thấy có bài viết của Lê Thị Thương Hoài  về “Nhân vật” ĐHN cũng khá … hay (chịu khó sưu tầm tư liệu!) với một số hình ảnh, đặc biệt có tấm hình hồi mới ra trường mà các (nữ?) đồng nghiệp của TH… đều khen là đẹp trai (làm như bây giờ tôi hết đẹp… lão rồi vậy!). Có điều, ai từng gặp tôi đều nói tôi “ăn ảnh”, nghĩa là người ở ngoài thì đen thui, xấu hoắc, mà vô hình thì lại đẹp ra! Khi nào rảnh, thử vào cái link này xem sao nhé.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Một chút tôi Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Do Hong Ngoc, Ngày Thầy thuốc, Ngay Thay thuoc, Đỗ Hồng Ngọc

Đôi dòng gởi Lê Uyển Văn về “Đời còn dễ thương”

22/12/2009 By support2 6 Comments

“Mỏng nhẹ, trang nhã, dễ thương. Nó phù hợp với tâm hồn em, mà chỉ cần đọc vài dòng người ta cũng thấy sự chân thành, đáng “tin” (tín)… Đọc xong tôi muốn nói lâu lắm mới thấy một cuốn sách nhỏ mà đầy ắp tình như thế. Nó mang chút lãng mạn còn sót lại của những tâm hồn “cổ lỗ”. Nói như Xuân Quỳnh : Chỉ còn anh và em là của mùa thu cũ. Và vậy đó, mùa thu vàng hoa cúc, cả ở bìa sách..Người ta có thể nhận ra cõi văn cũng là cõi tình, nên dễ thấy “Ta cũng nòi tình thương người đồng điệu” (Chu Mạnh Trinh).  Em có ảnh hưởng trường phái lãng mạn Nga không? Tôi thích “Một bài thơ cũ” như có chút gì hơi hướm. Hồi xưa tôi đọc Giamilia, chuyên cây phong non gì đó thấy sợ mà mê!

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Một chút tôi Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Do Hong Ngoc, Lê Uyển Văn, Le Uyen Van, Đỗ Hồng Ngọc

Đôi điều về bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu…

22/08/2009 By support2 8 Comments

Nhu.giang, SV Y khoa năm thứ I, đại học y khoa PNT, nhân đọc dohongngoc.com  nhận xét 2 bài thơ dịch Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu)  của Tản Đà và Vũ Hoàng Chương có “nỗi buồn” khác nhau. Thú vị, tôi hỏi em thử phân tích chỗ khác nhau đó, và đây là câu trả lời của em:

“Em chỉ thấy được thế này thôi…
Điểm khác nhau nằm ở chủ thể trữ tình và khách thể thẩm mỹ ở 2 bản dịch.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Một chút tôi Tagged With: Doi dieu ve bai tho dich Hoang Hac Lau, huong quan ha xu thi, hương quan hà xứ thị, Tan Da, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Vu Hoang Chuong, Đôi điều về bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu

Gặp Pháp Hoa ở chùa Phật Quang, Phan Thiết

21/08/2009 By support2 8 Comments

chuaphapquang2Tháng 7/2009, có dịp về Phan Thiết tham gia lớp tập huấn về HIV/AIDS cho 20 tỉnh thành phía Nam, tôi tranh thủ giờ giải lao đến thăm chùa Phật Quang nằm trên đường Võ thị Sáu, xưa là đường Huyền Trân Công Chúa, dẫn ra bãi biển Thương Chánh nổi tiếng. Trước kia tôi đã từng nghe ở Phan Thiết có một ngôi chùa cổ còn lưu giữ một bộ kinh Kim Cang khắc trên đồng rất xưa nên nhiều lần muốn tìm thăm mà chưa có dịp.

Hóa ra không phải kinh Kim Cang khắc trên đồng mà là kinh Pháp Hoa khắc trên gỗ thị đỏ, cách đây trên 300 năm, vẫn còn nguyên vẹn vẻ sắc sảo của từng đường nét câu chữ và hình vẽ.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, chùa Phật Quang, chua Phat Quang, Gươm Báu Trao Tay, Guom Bau Trao Tay, HIV/AIDS, Nghĩ từ trái tim, Nghi tu trai tim, Phan Thiết, Phan Thiet, Pháp Hoa

Vài kỷ niệm với bác sĩ Trần Thành Trai

20/08/2009 By support2 37 Comments

(Gởi nhà báo Kim Yến)

BSTTT-DHN

BS Trần Thành Trai và BS Đỗ Hồng Ngọc (10/2009)

Nhà báo hỏi tôi có kỷ niệm gì và nghĩ gì về bác sĩ Trần Thành Trai ư? Nhiều đó. Trước hết anh là một đàn anh của tôi ở trường y, anh học trước tôi mấy năm, nhưng cùng chung dưới mái trường Y khoa Đại học đường Saigon, tọa lạc tại 28 Trần Qúy Cáp, nay là Võ Văn Tần TP.HCM trước khi dời về ngôi trường mới bây giờ. Thời đó chúng tôi học y khoa 7 năm, trình luận án tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ y khoa (MD), học vị cao nhất trong ngành Y để hành nghề, rồi sau đó, để giảng dạy và nghiên cứu thì có thể học thêm thạc sĩ (MSc) hay tiến sĩ (PhD).  Do học với nhau lâu dài và gắn bó như vậy, trong y khoa, đàn anh đàn em rất “tôn ti trật tự”, như trong một “đại môn phái”, còn thầy học thì được tôn kính đúng theo lời dạy của Hippocrates từ 2400 năm trước.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: bac si Tran Thanh Trai, bác sĩ Trần Thành Trai, BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc

Đôi điều chia sẻ

09/08/2009 By support2 Leave a Comment

doidieuchiase

Kỷ niệm 30 năm thành lập Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe TP.HCM (1978-2008)

Đôi điều chia sẻ

BS Đỗ Hồng Ngọc, DS Trần Huệ Trinh.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Doi dieu chia se, DS Tran Hue Trinh., DS Trần Huệ Trinh., Giao duc suc khoe, Giáo dục sức khỏe, Giao duc suc khoe TP.HCM, Giáo dục sức khỏe TP.HCM, Thong tin y hoc, Thông tin y học, Đôi điều chia sẻ

Nghĩ trong buổi trình luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (niên khóa 2003-2009):

08/08/2009 By support2 14 Comments

luan_an_5

Bốn chục năm về trước, khi lứa chúng tôi tốt nghiệp Đại học y khoa Sài gòn (

khóa 1962 – 1969) cũng có những buổi trình luận văn như hôm nay nhưng đựơc tổ chức thật trang trọng và ấm cúng. Thời đó, học y khoa 7 năm, ra trường với văn bằng Tiến sĩ y khoa quốc gia, buổi trình luận án tốt nghiệp không chỉ có thầy trò với nhau mà còn có cả bạn bè, người thân… cùng với mũ áo tiến sĩ và lời thề linh thiêng trước di ảnh Hippocrate. Tôi nhớ buổi trình luận án năm đó cùng lúc với các bạn Nguyễn Dương, Nguyễn Kim Hưng (nay đều đang ở Mỹ) và nhiều bạn bè khác, Hội đồng giám khảo gồm các thầy Phan Đình Tuân, Giáo sư Thạc sĩ y khoa, chủ nhiệm Bộ môn Nhi , giám đốc BV Nhi đồng Saigon-

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, BV Nhi dong Saigon, BV Nhi đồng Saigon, Dai hoc Y khoa Pham Ngoc Thach, Dai hoc y khoa Sai gon, GS Nguyen The Minh, GS Nguyễn Thế Minh, GS Nguyen Van Ut, GS Nguyễn Văn Út, Hippocrate, tốt nghiệp, tot nghiep, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học y khoa Sài gòn

Một bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu

07/08/2009 By support2 4 Comments

Năm 1960, lúc học đệ nhị (để thi Tú tài 1), tôi may mắn đựơc học cùng lúc với ba ông thầy đặc biệt: Nghiêm Toản, Vũ Hoàng Chương và Nguyên Sa. Thầy Hạo Nhiên Nghiêm Toản, giáo sư Việt Hán tại Văn khoa Saigon lúc đó dạy môn cổ văn, nhà thơ Vũ Hoàng Chương dạy văn và nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan vừa ở Sorbonne về dạy Pháp văn.. xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: Hoang hac lau, Hoàng hạc lâu, Mộng Tuyết thất tiểu muội, Mong Tuyet that tieu muoi, Mot bai tho dich Hoang Hac Lau, Một bài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu, Nguyen Khuyen, Nguyễn Khuyến, phan tich tho Tan Da, phân tích thơ Tản Đà, Thầy Nghiêm Toản, Thay Nghiem Toan, Trần Bích Lan, Tran Bich Lan, Trụ Vũ, Tru Vu, Vu Hoang Chuong, Vũ Hoàng Chương

Khi người ta… già!

07/08/2009 By support2 Leave a Comment

Vịnh tuổi già

Rù rờ đổ vỡ thật là hư
Chẳng biết làm răng được nữa chừ.
Ăn uống vãi rơi làm họ bực
Vào ra đụng chạm thấy mình dư
Người quen gặp lại nhìn ngơ ngẩn
Để trước quên sau kiếm mệt đừ
Ai ngờ ngày nay ra thế ấy
Khi xưa lỗi lạc một tay cừ!

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: bác sĩ Yersin, Công Tôn Nữ Như Không, Cong Ton Nu Nhu Khong, Do Hong Ngoc, HT Tri Thu, HT Trí Thủ, ni sư Trí Hải, ni su Tri Hai, Tôn Nữ Hỷ Khương, Ton Nu Hy Khuong, Tuy Ly Vuong Mien Trinh, Tuy Lý Vương Miên Trinh, Vinh tuoi gia, Vịnh tuổi già, Đỗ Hồng Ngọc

Đã đến, đã thấy và đã… chào thua!

07/08/2009 By support2 6 Comments

Sau 2 entry sặc mùi “khiêu khích” của kwan, bác sĩ đỗ hồng ngọc đành nhảy khỏi “tòa sen” thiền định tại gia, phất tay áo vào chợ đo đo. hình ảnh rất ư quan vân trường qua giang đông “đơn đao phó hội”. nhưng thiền sư bs không mang theo đao chỉ mang theo hai ống tay áo phất phơ ung dung kéo ghế vào bàn nhậu, điềm đạm khui chai label và dõng dạc gọi to “hê! cho tại hạ một ly… sâm lạnh!”.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, dang viet hoa, Do Hong Ngoc, Do Trung Quan, doan xuan hai, hoàng vy, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyen Nhat Anh, than nhien, thận nhiên, đặng việt hoa, Đỗ Hồng Ngọc, Đỗ Trung Quân, đoàn xuân hải

Thư gửi “anh hùng núp”

06/08/2009 By support2 Leave a Comment

bác sĩ đỗ hồng ngọc vẫn làm “anh hùng núp”.

nghĩa là tham gia đo đo 24 giờ… từ xa, từ đó tới nay chưa hề “dám” xuất hiện ở đây vì sợ quần hùng bắt nhậu. bs cứ ở thư phòng… len lén đọc đo đo, len lén viết bài cho đo đo. túm lại là tình hình đo đo bác sĩ biết hết, thấy hết nhưng bs không dám đến.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang Tagged With: Thư gửi "anh hùng núp", Thu gui "anh hung nup"

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 35
  • Go to page 36
  • Go to page 37
  • Go to page 38
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Hai Lấp Vò trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email