Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Longriver Dinh: “tôi vẫn nhìn thấy em”

10/12/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“tôi vẫn nhìn thấy em”…

mấy dòng Longriver Dinh gởi tôi sáng nay:

mỗi ngày đi bộ đến chỗ làm dưới phố
thấy nhiều người cứ vừa đi vừa dán mắt vào điện thoại cầm tay !!??
lời chim hót :
” tôi vẫn nhìn thấy em
giữa đám đông xa lạ…. ” (*)

tranh Đinh Trường Giang

 

tranh Đinh Trường Giang

 

tranh Đinh Trường Giang

 

may mà còn có em

để nghe lời chim hót…

bỗng nhớ Đinh Cường.

Cảm ơn Longriver Dinh.

ĐHN.

……………………………………………………………………………………..

(*) lời nhạc TCS

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim

Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

26/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Đỗ Hồng Ngọc kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

Theo thông lệ, mỗi Thứ bảy đầu tháng Ban Phật học Chùa Xá Lợi đều có một buổi sinh hoạt “Chuyên đề”. Kỳ này, nhân chuyến đi thăm Úc châu vừa rồi của tôi, các bạn có nhã ý mời tôi “kể chuyện” về chuyến đi này của mình, đặc biệt trong dịp này tôi đã có vài buổi chia sẻ về “Phật học và Đời sống” tại chùa Quang Minh, Melbourne, Australia.

Dù thời gian ở Úc chỉ có 3 tuần ngắn ngủi, nhưng tôi cũng đã “tranh thủ” đi cho biết đó biết đây và bây giờ lai rai kể chuyện cùng các bạn…

Rất cảm ơn nvquyen đã thực hiện video clip này và cảm ơn Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, cùng các bạn hữu đã đóng góp nhiều ý kiến sôi nổi…

Trân trọng,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống, Vài đoạn hồi ký

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

21/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú: Tiếp tục loạt vài “Vô Kỵ…” rất đặc sắc của Bs Hồ Đắc Đằng. Xin trân trọng giới thiệu đến các bạn.

Nhớ đọc từ bài thứ nhất: “Vô Kỵ Học Võ” trên trang www.dohongngoc.com này nhé.

Bạn Võ Quang (Đèn Biển) đã giúp chuyển bản viết tay của Hồ Đắc Đằng (chữ bác sĩ đọc không ra!) thành bản Word để có thể post lên như thế này! Đa tạ Đèn Biển!

Thân mến,

ĐHN.

…………………………………………….

Vô Kỵ học đi biển

Hồ Đắc Đằng

 

Vô Kỵ vốn sợ chết chìm nên cực chẳng đã nó mới xuống thuyền để qua đò. Thế nên khi thầy nó đề nghị dạy nó đi biển là nó từ chối liền.

– Vô Kỵ nầy. Đi biển là cả một nghệ thuật. Nhất là đi biển trong đêm.

Trời đất, Vô Kỵ ngẫm nghĩ trong đầu, nhưng không dám nói ra. Ban ngày đã là không bờ, không bến, chẳng biết đâu là đâu, bây giờ bắt đi ban đêm thì có chịu chết.

– Nầy Vô Kỵ – thầy nó đoán cái tâm của nó đúng phong phóc – con còn nhớ thầy dạy con bắn cung? Bắn cung mà nhắm mắt mà bắn đúng trăm lần như một? Đấy đi biển ban đêm mà không bao giờ lạc, mà không bao giờ đụng đá ngầm là như vậy.

Vô Kỵ nó có nhớ cái vụ bắn cung nhắm mắt nầy mà nó vẫn chưa tưởng tượng ra liên hệ thế nào đến đi biển ban đêm.

Hải đăng (Đèn biển): Đèn để tránh.

Nghe thầy nó nói đến hải đăng Vô Kỵ sáng mắt lên:

– Thưa thầy, để con kể chuyện tiếu lâm về hải đăng thầy nghe. Có một thủy quân đề đốc hạm trưởng. Một đêm tàu ổng thấy có một ánh đèn đằng xa. Ổng đánh diện “Hạm trưởng chiến hạm tuần dương, tránh ra chỗ khác”. Điện trả lời “Binh nhì hải quân, không tránh, ông phải đổi hướng”. Hạm trưởng “Bất phục tùng, sẽ cho ra tòa án quân sự”. Trả lời “Tòa không xử được. Đây là hải đăng”. Hạm trưởng vâng lời, bẻ lái.

Thầy nó biết cái chuyện nầy rồi nhưng vẫn cười thỏa thích với nó.

– Ban đêm – thầy nó dạy – hải đăng là để con biết chỗ nào để tránh. Hải đăng cố định, vững như núi, tám gió không động. Trong võ nghệ, xuống tấn, bàn tay năm ngón đưa về phía trước để thủ thế. Ngũ giới là 5 cái không làm. Hải đăng chỉ một cái: người đi thuyền ban đêm phải tránh.

Hải đăng: Ánh sáng phải nhắm.

– Phải nhắm? – Vô Kỵ kinh ngạc – Đi biển ban đêm mà thấy một ánh sáng từ xa mà phải nhắm vào nó?

– Đúng, phải nhắm vào nó, đến phút chót. Trong đời sống tâm linh, cái đèn con nhắm là cái ánh sáng từ bên trong, từ nội tâm, của Bát nhã. Bên ngoài có ngũ giới để tránh, bên trong có Bát nhã để hướng thì khỏi đi lạc.

– Liên hệ thế nào với đi biển ban đêm, thưa thầy?

– Có một nước ở Nam Mỹ, hồi xưa, cả ngàn năm trước, có nền văn minh rất cao. Dân tộc Maya, vùng Yucatan bây giờ của Mễ tây cơ. Lúc đó làm gì có GPS hay vệ tinh. Họ tìm ra một cách rất thần kỳ để hướng dẫn tàu bè của họ trở về đất liền, an toàn không đụng đá ngầm.

Vô Kỵ bắt đầu tò mò. Đá ngầm. Đúng thật, đụng đá là chết, ban ngày đã khó thấy rồi. Ban đêm, đèn sáng cách mấy cũng chẳng hơn được gì. Để một cái hải đăng nhỏ ở đó thì là tiện nhất, cần gì phải sáng chế cái gì khác.

– Dân Maya rất thông minh. Chỗ biển của họ có nhiều đá ngầm. Tàu bè của họ đụng mấy đá ngầm cả trăm năm rồi nên họ có kinh nghiệm. Họ đánh dấu đá ngầm. Họ khám phá ra có một hải đạo rất hẹp đi thẳng vô thành phố, không có đá ngầm. Khổ một nỗi, hải đạo nầy rất dài mà ban đêm thì mấy dấu hiệu không thấy được. Họ bèn xây một cái tháp bằng đá, cao bằng 10 tầng lầu, kiểu Kim tự tháp ở Ai Cập nhưng nhỏ hơn. Trên đỉnh tháp, họ xây một cái phòng, chỉ có một cái cửa sổ, hẹp và cao, hướng ra biển. Ở cuối phòng, xa cửa sổ, họ đốt lửa to. Ánh sáng thoát ra khỏi phòng chỉ có thể qua cửa sổ thôi. Cái chùm ánh sáng nầy rất hẹp vì nguồn sáng ở xa khe hở. Một người nào đó chỉ thấy được ánh sáng nầy khi nào họ đứng ngay trong chiều của chùm ánh sáng nầy.

Vô Kỵ vỗ đùi cười ha hả. Nó bắt đầu hiểu cái trí thông minh của người Maya.

– Thành ra, từ ngoài biển khơi – thầy nó giải thích tiếp – thuyền nào mà thấy được chùm sáng nầy là an toàn trong cái hải đạo không đá ngầm nầy. Lệch qua một chút, không còn thấy ánh sáng nữa, họ biết ngay là phải lái trở lại một chút. Cứ thế mà từ từ tiến về đất liền an toàn.

– Hay quá. Hay quá, dân Maya thông minh thật.

– Con học được bài học gì, Vô Kỵ?

– Bài học gì, thưa thầy? Dĩ nhiên là dân Maya muốn về an toàn thì về ban đêm là tốt nhất. Ban ngày, đá ngầm thì không thấy mà ánh sáng của lửa trên tháp làm sao thấy được.

Đôi khi, từ khổ đau mà tỉnh thức

Khổ đau có thể ví như đêm dài. Đêm dài có thể đưa đến trầm cảm, tuyệt vọng. Thế nhưng, có những lúc, có những hoàn cảnh mà đêm trở thành quá dầy, nó có thể đánh thức một cái ánh sáng giác ngộ mà đã có sẵn ở đó từ bao giờ mà ai đó không thấy được vì cái gì cũng trôi chảy, dễ dàng.

“Đôi khi một cái đau khổ cùng tột lại là một tiếng chuông làm cho người ta giật mình, tỉnh giấc ra khỏi mộng đời”

(Sometimes extreme suffering turns out to be a waking up call for somes) *

(HĐĐ)

………………………………………………………………………………………………

* Đọc được trong một buổi học CME (Continued Medical Education) ở Boston

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

20/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

Vài hình ảnh về buổi Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

(CN 17.11.2019).

 

(ảnh NVQ)

 

Buổi họp mặt nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam cũng là dịp kỷ niệm 2 năm Lớp “Phật Học & Đời Sống” của Chùa Phật học Xá Lợi Tp.HCM. Như vậy là đã trải qua 50 buổi học được quay videoclip đưa lên youtube (do nvquyen thực hiện) và gần 50 buổi của năm vừa qua – đã không quay video clip- mà chỉ thảo luận học tập tại chỗ.

 

Anh Dương Minh Trí thay mặt anh chị em đọc “diễn văn”…

 

“Hôm nay nhân Ngày Nhà giáo em xin đại diện cho lớp PHẬT HỌC và ĐỜI SỐNG chúc Bs. Ngọc, thầy Minh Ngọc và anh Thiện được nhiều sức khỏe và có nhiều an lạc trong cuộc sống.

Lớp chúng ta là một lớp học khá đặc biệt, chúng ta không được dạy về kiến thưc thế gian để mưu sinh trong cuộc sống mà được dạy về giáo lý Phật Đà, một giáo lý thậm thâm vi diệu và cũng là một phương tiện rất hữu ích giúp chúng ta có được một cuộc sống an lạc thân tâm trong một xã hội đầy bề bộn, xô bồ như hiện nay. Đây là một thuận duyên rất lớn và chúng ta hãy cùng nhau nắm bắt nó, hiểu nó và thực hành nó. Lớp xin tri ơn đến các thầy đã tạo ra cơ duyên thuận lợi này cho chúng em.

Với Bs Đỗ Hồng Ngọc, ngoài sự trải nghiệm dày dặn của bản thân, ngoài một phương pháp giảng dạy rất khoa học khêu gợi trí tư duy của mỗi người,  Bs còn có một phong cách nói chuyện rất từ tốn, điềm đạm, ung dung. Điều này đã gây ấn tượng cho lớp ngay từ những buổi đầu được tiếp xúc với Bs. Một người thầy dạy đạo ngoài việc truyền đạt giáo lý qua khẩu giáo còn truyền giới đức qua thân giáo, phong cách của Bs có thể xem như là thân giáo và mỗi chúng ta nên học hỏi.

Với thầy Minh Ngọc, một người được đào tạo bài bản về Phật học, có kiến thức uyên thâm về Hán văn, thầy đã giải thích rõ ràng những ý nghĩa thâm thúy của các thuật ngữ bằng tiếng Hán trong kinh điển. Ngoài ra thầy có cách diễn đạt câu chữ rất rõ rãng làm cho người học dễ tiếp thu và có đặc tính nói rất thật khi nhận xét hay phát biểu về một vấn đề nào đó.

Với anh Tô Văn Thiện, một người gắn bó lâu dài nhất với lớp, là một người đã làm việc qua nhiều năm , đầu tiên là với thầy Thích Đồng Bổn, kế tiếp là với thầy Thích Tuệ Nhật và hiện nay là với Bs. Đỗ Hồng Ngọc và thầy Minh Ngọc. Có thể nói lớp chúng ta tồn tại và phát triển được như ngày nay một phần lớn công lao thuộc về anh. Anh Thiện cũng là người rất chu đáo, chuẩn bị bài vở rất kỹ mỗi khi anh tham dự lớp.

Một lần nữa chúng em xin cám ơn các Thầy rất nhiều.

Café Đông Hồ

Sài Gòn, ngày 17/11/2019″

 

Anh Đào Văn Thanh, người “học viên” lớn tuổi và kỳ cựu nhất của Lớp phát biểu rất hay, và đóng góp nhiều ý kiến cho những Chuyên đề nên học vào thời gian tới.

Cô Hoa Đức cũng là một “học viên kỳ cựu” phát biểu rất chân tình. Sau đó, các anh chị em lần lượt nói lên những cảm nghĩ, những “hiệu ứng” của việc trải nghiệm thực tế… trong đời sống hàng ngày…

Rồi cùng kéo nhau chụp chung một tấm hình lưu niệm. (Ảnh nvquyền)

(ĐHN)

Filed Under: Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống, Vài đoạn hồi ký

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

17/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

SÁNG, TRƯA, CHIỀU, TỐI…
Đỗ Hồng Ngọc

(ĐHN)

Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý !Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh củi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập…

Các bậc tôn túc tự xưa đã đúc kết những câu những chữ chẳng đáng cho ta ngẫm ngợi đó sao?

Chẳng hạn “trà Tào Khê”, “cơm Hương Tích”, “thuyền Bát-nhã”, “trăng Lăng-già”!

Chẳng đủ cho một ngày Sáng, Trưa, Chiều, Tối… cho mỗi chúng ta đó sao?

 

Trà Tào Khê

Huệ Năng từ phương Nam lặn lội đến Huỳnh Mai bái Ngũ tổ Hoàng Nhẫn.

Tổ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật chi?”.

Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, không cầu gì khác!”.

Tổ bảo: “Ông người Lãnh Nam quê mùa, ít chữ, làm sao kham làm Phật?”.

Huệ Năng đáp: “Người có Bắc Nam chớ Phật tánh đâu có Nam Bắc. Kẻ quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác!”.

Hoàng Nhẫn giật mình. Cho xuống bếp… bửa củi, nấu cơm, giã gạo!

Không lâu sau đó, Ngũ Tổ gọi riêng truyền dạy cho, rồi trao y bát, lẻ n đưa Huệ Năng xuống thuyền trốn về phương Nam xa xôi nơi có dòng suối mát Tào Khê tu tập. Huệ Năng trở thành Lục tổ từ đó, ngày ngày uống ngụm trà Tào Khê, bắt đầu truyền thụ dòng Thiền “đốn ngộ”. Tâm truyền tâm. Bất lập văn tự. Kiến tánh thành Phật. Lấy Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc.

Huệ Năng dạy học trò nghiêm khắc. Đệ tử từ xa tìm đến tham vấn, xin ấn chứng mà chưa tỏ ngộ, chưa thấy “bổn lai vô nhất vật”, chưa nhận ra “Thức tự tâm chúng sanh – Kiến tự tâm Phật tánh”, còn loay hoay dính mắc mãi những đâu đâu thì thường bị quở phạt, trách mắng, cảnh tỉnh.

Một hôm có người học trò Vĩnh Gia Huyền Giác đến Tào Khê. Huyền Giác xuất gia từ nhỏ, tinh thâm Thiên Thai tông, nhờ xem Duy-ma-cật Sở thuyết mà tâm địa bừng ngộ.

Gặp Huệ Năng, ông đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng yên. Huệ Năng trách: Phàm làm Sa-môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy?

Huyền Giác trả lời: Sinh tử sự đại – Vô thường tấn tốc (sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng, lễ nghĩa làm chi!).

Huệ Năng đáp: Sao không nhận cái lý (thể) “Vô sinh” và thấu rõ (liễu) cái nghĩa “không chóng”.

Huyền Giác đáp: “Thể” tức vô sinh, “liễu” vốn không chóng.

Huệ Năng khen: Đúng vậy! Đúng vậy! Thế rồi Huệ Năng cùng Huyền Giác đối đáp, càng lúc càng sôi nổi.

Đoạn, Huyền Giác xin kiếu về, Huệ Năng hỏi. Về chóng thế sao?

Rồi, mời Huyền Giác ở lại Tào Khê với mình một đêm để cùng uống trà… mà đàm đạo!

Về sau, Huyền Giác viết Chứng đạo ca: Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân, Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân. Vô minh thực tánh tức Phật tánh, Ảo hoá không thân tức Pháp thân. (…)

 

Cơm Hương Tích

Hôm đó Duy-ma-cật tiếp Bảo Tích và năm trăm vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà viên ngoại – là những Bồ-tát tại gia tương lai – tại cái thất trống trơn của ông ở thành Tỳ-da-ly.

Giữa lúc mọi người đang sôi nổi hào hứng bàn những chuyện cao xa như hữu lậu với vô lậu, hữu vi và vô vi, sinh tử và niết-bàn… thì Xá-lợi-phất, vị đệ tử trí tuệ bậc nhất của Phật, lên tiếng đưa mọi người về “mặt đất”: “Sắp đến giờ ăn rồi. Các vị Bồ-tát này sẽ ăn thức gì đây?”.

Duy-ma-cật: “Xin đợi cho giây lát, tôi sẽ khiến quý vị được thứ thức ăn chưa từng có”. Thức ăn chưa từng có ư? Với các vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà trưởng giả này thì cao lương mỹ vị có gì là lạ, tổ yến hồng sâm, nem công chả phượng có gì là lạ.

Họ háo hức chờ đợi Duy-ma-cật mang đến thứ thức ăn “chưa từng có”!

Thì ra… Duy-ma-cật mang đến một mùi hương! Một mùi hương thơm. Thứ “thức ăn” xin được từ cõi Chúng Hương của Phật Hương Tích! Đó là một thứ “thức ăn” chưa từng có.

Duy-ma-cật liền nhập vào Tam-muội, dùng sức thần thông khiến cho đại chúng nhìn thấy về hướng trên, cách đây nhiều cõi Phật liên tiếp nhau như số cát của bốn mươi hai con sông Hằng, có một cõi nước tên là Chúng Hương, hiện có Đức Phật hiệu là Hương Tích ngự tại đó. Nước ấy có mùi thơm bậc nhất đối với các mùi thơm của người ta và chư thiên ở các thế giới chư Phật mười phương. Khắp cõi ấy, mùi thơm tạo ra lầu gác. Người ta đi trên đất bằng mùi thơm. Các cảnh hoa viên và vườn tược đều bằng mùi thơm. Từ nơi thức ăn, mùi thơm bay tỏa ra khắp vô lượng thế giới mười phương.

Duy-ma-cật chỉ xin “chút xíu thức ăn thừa” của Phật Hương Tích để đãi các vương tôn công tử tại Tỳ-da-ly hôm ấy. Chỉ một  chút xíu thức ăn thừa  thôi nhé. Một chút thức ăn thừa thôi cũng đã là quá đủ, bởi thứ “thức ăn chưa từng có” đó là một thứ “vô tận hương” đến từ bên trong của người có giới đức. Chính là hương giới đức. Một thứ hương có thể “bay cao, bay xa, bay ngược chiều gió”!

Hương thơm giới đức không thể có trong một ngày một buổi. “Hương” thơm đó phải được “Tích” chứa từ từ mới đầy dần lên được, mới sung mãn, mới tràn trề… mới “ngát hương”!

Nhờ giới đức, cõi Chúng Hương đó của Phật Hương Tích chẳng cần phải thuyết pháp bằng văn tự mà chỉ dùng các mùi hương là đủ. Mọi chúng sanh nhờ hương giới đức mà đắc nhập luật hạnh. Bồ-tát ở cõi đó mỗi vị đều ngồi nơi cội cây thơm, nghe mùi thơm vi diệu kia mà thành tựu hết thảy các phép Tam-muội Đức tạng. Chẳng cần phải nói năng cho phiền hà, gây tranh cãi, hý luận. Bởi Giới là gốc. Có Giới thì có Định, có Huệ đó vậy.

 

Thuyền Bát-nhã

“Bát-nhã” lúc nào cũng phải có … “thuyền”! Nhưng có lúc “bè” cũng được… Có lần Phật bả o các đệ tử: Qua sông rồi còn vác bè theo chi cho nặng!

Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa (Prajna Paramita) thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Bát-nhã luôn là Bát-nhã “Ba-la-mật”. Prajna paramita. Para: bờ kia, bên kia. Mita: đến. Paramita: là đến bờ kia, là “đáo bỉ ngạn”. Từ bờ mê qua bến giác.

Qua bờ kia thì “Độ nhất thiết khổ ách” được ư? Được. Với điều kiện hành thâm Bát-nhã. Thấy rõ năm uẩn đều Không. Chẳng những vậy, khi đã thấy không tướng, thực tướng vô tướng, đã sống với Bát-nhã, sống trong Bát-nhã thì… cái núi Tu-di to đùng kia có thể nhét vào hột cải, nước bốn biển mênh mông nọ có thể cho vào một lỗ chân lông… !

Một khi lý đã vô ngại thì sự vô ngại. Lý sự đã vô ngại thì sự sự vô ngại…

Nhưng, thuyền có đi thì có về, có qua thì có lại. Các vị Bồ-tát theo nguyện vì người mà nấn ná cõi Ta-bà, qua qua lại lại giữa đôi bờ. Thuyền thong dong qua lại mà cũng chỉ quanh quẩn ở lòng ta, tâm ta.

Con thuyền vẫn đi có khi trên dòng nước xuôi, có khi trên dòng nước ngược. Phải chèo phải chống. Không dễ mà lỏng buông tay lái. Bố thí. Trì giới. Nhẫn nhục. Tinh tấn. Thiền định. Trí huệ.

Bát-nhã, Prajna, là cái Biết trước cái Biết. Pra là trước, Jna là biết. Cái biết trước cái biết là cái biết hiện tiền, biết “như thực”, không qua suy luận, phê phán, biện biệt. Cho nên nó đã là Trí chớ không còn là Thức nữa. Hay nói cách khác Thức đã chuyển thành Trí.

 

Trăng Lăng-già

Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử …” giữa đêm trăng Lăng-già cùng với chúa đảo Ravana và thần dân của ông, với sự có mặt của hàng ngàn Bồ -tát.

Ấy bởi Phật đã thuyết giảng chân lý giúp cho mọi người chuyển hóa tâm thức, vượt ngoài tri thức lý luận, vượt cả tam-ma-địa thông thường để mà an trú trong Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa, cảnh giới cao nhất, nhập vào Như Lai tạng, bằng “tự chứng tự nội”…

Giữa đỉnh núi ở trên đảo Lăng-già khi nhìn những ánh trăng bập bềnh trên sóng nước, vỡ tan, vỡ tan theo từng con sóng, Phật đã cấ t tiế ng cườ i to. Á nh trăng vỡ tan và gom tụ lại. Rồi vỡ tan, rồi gom tụ lại. Hoa đốm hư không. Dấu chân chim ngang trời. Bức tranh vân cẩu. Nó vậy đó. Thế giới muôn hồng ngàn tía cũng chỉ do tâm thức tạo ra. Nó như huyễn, nó như mộng, như bào ảnh, như sương mai, như ánh chớp… Bên dưới đó, là Như Lai tạng, là A-lại-da vẫn im ả, “như như bất động”. Chỉ có cái thức tâm phân biệt của ta quậy phá chính ta. Cái tâm thanh tịnh bổn nhiên kia vẫn im ắng. Không lay động. Vẫn bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Vì thức khởi mà sự sinh. Thế giới chỉ là tâm thức của chính mình. Chúng sanh là ảo vật do ảo thuật gia là ta vẽ bày để rồi tự mình phan duyên, dính mắc, khổ đau… Bồ-tát thấy biết như vậy, thấy biết nhứt thiết duy tâm tạo, thấy chúng sanh là ảo vật do chính mình tạo ra rồi thức tâm phân biệt, chấp trước mà khổ đau bèn nói thẳng cho mọi người cùng biết. Nói thẳng ra như thế mới là “lòng từ chân thật”, không giấu giếm, che đậy, không hù dọa, gạt gẫm nhau chi! Vì như huyễn, mà có lòng Từ. “Trí chẳng đắc có không – Mà hưng tâm đại bi”.

Tâm bất sinh thì vô sinh. Vô sinh thì vô sự. Dứt mọi phân biệt của thức tâm thì không bị quậy phá nữa. Ở đó là Như Lai tạng. Nhất thiết chủng trí . Đại viên cảnh trí .

Thấy biết Như Lai, thì sống với Như Lai, sống trong Như Lai, sống cùng Như Lai vậy.

Đỗ Hồng Ngọc | Văn Hóa Phật Giáo s333 ngày 15-11-2019

(thuvienhoasen.org)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Đỗ Hồng Ngọc: Đi & Học

13/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Đi & Học

Ghi chú:

Tháng 2-2015 khi đi café với một người bạn trẻ về đến nhà thì nhận được 3 cuốn bản thảo “Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc” dày cả ngàn trang A4 của một người không quen biết gởi tặng. Giật mình, ai vậy cà? Thấy có kẹp mảnh giấy nhỏ, ghi số điện thoại và email, ký tên Nguyễn Hiền Đức. Bèn phone thăm hỏi mới biết đó là một bạn đọc quý mến mình, đã “dõi theo” hành trình viết lách của mình từ lâu, nay tỉ mẫn ghi chép lại cả một tuyển tập đồ sộ gởi tặng và nói còn sẽ gởi tiếp mấy tập nữa!

Nguyễn Hiền Đức (5 Hiền), trước 75 là Thư ký Tòa soạn của tạp chí Tư tưởng, và là thư ký riêng của HT Thích Minh Châu, phụ trách Tu thư ở đại học Vạn Hạnh. Anh tốt nghiệp Báo chí và Xã hội học, rồi cao học Sử, đại học Vạn Hạnh. Đó là một người nghiêm túc, cẩn mật, nhiệt tâm, và rất dễ thương…

Nguyễn Hiền Đức đã về ở Cali mấy năm nay. Giờ anh cũng vào tuổi  75- nghĩa là còn khá trẻ- đã cùng với Nguyễn Minh Tiến, Văn Công Tuấn… thành một nhóm “Tam Nguyên”…

Đọc loạt bài “Úc du”… một chuyến của mình trên trang này, anh bỗng có sáng kiến gom lại thành một file “trọn bộ” 7 bức thư để bạn xa xôi dễ đọc, thay vì tản mác khó tìm. Đây là một ý rất hay, bởi tìm đọc các bài rải rác, dù chung một chủ đề cũng không phải là dễ ngay trên www.dohongngoc.com của mình. “Được voi đòi tiên”, mình bèn nhờ anh 5 Hiền gom luôn cho bài Về thăm xứ Phật, Nepal và Về Huế thăm chùa, vào chung trong một tập lấy tên là Đi & Học.

Vậy là có ngay một “tệp”– chữ của 5 Hiền- để gởi đến các bạn tùy hỷ.

Đa tạ bạn… Hiền!

Đỗ Hồng Ngọc.

(13.11.2019)

Vui lòng xem Ebook tại đây:

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

“BIẾT ƠN MÌNH” giữa Mùa Thanksgiving!

11/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“BIẾT ƠN MÌNH” giữa Mùa Thanksgiving!

 

 

Bạn thân,

Khi lần giở quyển sách này, có thể bạn sẽ chép miệng: Tưởng gì! Mấy bài này mình đã đọc rải rác đâu đó của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc rồi thì phải. Có cái gì mới đâu?

Bạn hoàn toàn chính xác. Có cái gì mới đâu? Cũng ăn, cũng ngủ, cũng hít thở, cũng lo âu, cũng căng thẳng… Có cái gì mới đâu!

Cái mới, nếu có thể nói vậy, chính là sự chắt lọc, gom góp, sắp xếp… vào chung một chủ đề.  Ở đây là “Sức khỏe và Đời sống” của một người có tuổi, để mong có một nếp sống mạnh khỏe hơn, an lạc hơn… và chia sẻ với mọi người.

Được không? Được. Tùy mình. Có cụ già sống khỏe vui đến trên trăm tuổi, được nhà báo phỏng vấn hỏi “bí quyết”. Cụ cười, có gì đâu, sáng nào thức dậy tôi cũng tự hỏi mình hôm nay nên ở Thiên đàng hay nên ở Địa ngục đây? Rồi ngần ngừ một lúc, tôi quyết định nên ở Thiên đàng. Vậy là Thiên đàng tức khắc bày biện ra cho tôi. Tôi được sống một ngày an lạc, hạnh phúc.

Tôi nay ở tuổi 80. Mà nói như Trịnh Công Sơn: “Chút nắng vàng… giờ đây cũng vội”! Cho nên phải “Về thu xếp lại” thôi! 

Mà “Thu xếp lại” tức là nhặt nhạnh, là gom góp, là chắt lọc, là sắp xếp lại…  Chẳng có gì là trầm trọng ở đây cả đâu. Vui thôi mà! (Bùi Giáng).

Biết Ơn Mình là một giai đoạn cần  thiết. Không có “sắc” thì làm sao có “thọ, tưởng, hành, thức”  phải không? Cuộc hành trình “Về thu xếp lại” rồi sẽ có nào Lõm bõm học Phật, nào Thấp thoáng lời kinh, nào Ghi chép lang thang… Tóm lại, còn sẽ tiếp tục “thu xếp” nếu điều kiện cho phép. 

Như chút quà tặng. Như chút sẻ chia.

Trong tình bè bạn.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 11.2019)

……………………………………….

Viết thêm: Biết Ơn Mình là một bài viết của tôi đã lâu, hình như in trong một cuốn nào đó cho người cao tuổi, không ngờ gần đây bỗng nhiên thấy lan tràn trên mạng internet. Nhiều bài thấy còn thêm minh họa với nhiều hình ảnh ý nghĩa, thú vị…

Một số các bài khác như “Bệnh Vô Duyên”, “Lang Băm”… cũng được chia sẻ lan tràn trên mạng giữa bạn bè với nhau như một lời nhắc nhở. Có vẻ như ngày nay mọi người thấy cần phải “biết ơn mình” nhiều hơn, và tránh đi những thứ làm cho mình thêm khổ đau…

Riêng theo tôi, bài quan trọng chia sẻ trong tập sách nhỏ này là bài Vè Thiền Tập: “Thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa?” để ai cũng có thể tự giúp mình…

ĐHN (11.11.2019).

(Bìa bên do ĐHN phác thảo với bức tranh (trời ơi!) của mình, nhưng bị  chê xưa quá, không dùng!

Dĩ nhiên bìa mới do các họa sĩ trẻ trình bày mang  nhiều ý nghĩa hơn).

Thôi kệ.

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Ở nơi xa thầy thuốc

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

10/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú: Bác sĩ Hồ Đắc Đằng là người bạn cùng khóa với tôi tại Y khoa Đại học đường Saigon (1962-1969) vừa có loạt bài viết rất thú vị về chuyện “Vô Kỵ Học Võ” đã được post trên trang này và được rất nhiều bạn bè chia sẻ. Anh tiếp tục có bài Vô Kỵ Học Lái Xe cũng rất độc đáo. Và hôm nay là bài “Vô Kỵ học bắn cung” với Đứng, Nắm, Nhắm, Buông… rất tuyệt vời.

Xin chia sẻ cùng các bạn.

Cảm ơn Hồ Đắc Đằng.

Đỗ Hồng Ngọc

PS Đa tạ Đèn Biển (Võ Quang), người đã chịu khó gõ Word từ bản viết tay “chữ bác sĩ” đọc không ra của Hồ Đắc Đằng.

……………………………………………………………….

Vô Kỵ học bắn cung

Hồ Đắc Đằng

Vô Kỵ đánh võ thì giỏi, tánh tình thì điềm đạm mà cái gì có dính dáng đến võ khí là nó sợ nhất. Nó không còn có một tâm thức nào làm người khác, vật khác đau nữa, nói chi là bắn với giết. Vì vậy khi hắn nghe thầy bảo thầy sẽ dạy nó bắn cung, hắn từ chối ngay tức khắc.

– Vô Kỵ nầy. Cái tư tưởng không bao giờ làm người khác đau của con quí báu vô cùng. Còn cái nghệ thuật bắn cung của thầy dạy đây chẳng những không bao giờ làm ai đau mà lại, nếu con thực hành đúng, nó sẽ làm cho mọi người vui.

Trước hết, con phải thấm nhuần vài nguyên tắc căn bản của cái nghệ thuật nầy. Hai nguyên tắc chánh:

1/ Thứ nhất: Bắn để đúng, không phải để được.

Người đời thường hiểu lầm cái nầy. Bắn cái gì là để được cái đó. Bắn con nai thì muốn con nai ngã xuống để lấy về ăn nhậu, khoe khoang. Bắn cho được là lấy vô. Bắn cho đúng là cho ra. Ai đi săn tìm hạnh phúc cho mình sẽ chỉ lấy vô được khoái lạc (excitement). Ai đi săn tìm hạnh phúc cho người sẽ tạo ra, cho ra hạnh phúc cả mình lẫn người.

– Thầy nói có lý, con có đọc đâu đó một tác giả Mỹ nói cái chi đó tương tự như vậy “In life, happiness is not a goal. Happiness is a by-product”, “The more you are looking for ít, the farther away it will evade you.”

– Con giỏi thật, đọc mà nhớ được mấy cái lặt vặt nầy. Thầy khen con đấy. Đó là phu nhân của một cựu tổng thống Mỹ, bà Eleanor Roosevelt.

2/ Thứ hai: Tâm thức khi bắn cung. Tâm thức của thân hữu, không bao giờ của thù nghịch.

Với 2 nguyên tắc nầy, thầy mới có thể dạy con cái nghệ thuật gần như thất truyền nầy. Người ta bây giờ cũng hay học bắn, bắn súng. Súng đạn không bao giờ ứng dụng được 2 nguyên tắc nầy của cung tiễn.

Vô Kỵ bắt đầu tò mò hơn. Từ khinh thường cung tiễn vì ý tưởng của bạo lực, vũ khí đến cái tò mò của tâm thức trong bắn cung.

Đứng

– Nầy Vô Kỵ. Đứng ở đây có 2 khía cạnh: Tư thế đứng cho vững của thân thể, con giỏi rồi, như lúc học võ, đứng lại như ngũ giới, có 5 cái không làm. Một khía cạnh khác là dừng lại. Tâm con chậm lại, dừng lại. Con còn nhớ một tâm nhanh là một tâm bệnh ; một tâm chậm là một tâm khỏe mạnh ; một tâm dừng lại là một tâm ngộ.

Hiện tại thầy đang dạy con ở cái chặng thứ hai nầy: chậm lại. Dừng hẳn lại là Ngộ đó con.

– Chừng nào mới Ngộ thưa thầy? – Vô Kỵ tò mò nhiều nên thiếu kiên nhẫn.

– Vô Kỵ con, đừng có nóng lòng, mong đợi một cái gì hết. Ngay cả mong đợi giác ngộ. Để yên cái giác ngộ đó. Chẳng có ai tranh đua đến trước, giữ chỗ sắp hàng như tụi Mỹ sắp hàng từ 3 giờ sáng để chờ bán hạ giá sau lễ Tạ ơn tháng nầy (After Thanksgiving sale).

Nắm

– Vô Kỵ. Cái nắm nầy là cái thứ 2 của 4 tác động của bắn cung: Đứng, Nắm, Ngắm và Buông.

Luôn luôn phải nắm cung bằng tay trái. Thầy biết con thuận tay trái. Sẽ dễ cho con tập. Sẽ dễ cho thầy dạy.

“Quái lạ, ai thuận tay nào, nắm tay ấy, sao lại phải nắm bằng tay trái nhỉ?” Vô Kỵ tự hỏi. Thầy nó biết ý, mới giải thích:

– Vô Kỵ nầy. Não bộ của người có 2 bán cầu não. Một phải, một trái. Hai cái làm việc hỗ trợ nhau nhưng luôn luôn có một bên mạnh hơn (dominant). Người thuận tay trái, bán cầu não bên phải mạnh hơn. Người nào thuận tay phải thì bán cầu não bên trái mạnh hơn.. Hơn nữa Vô Kỵ con phải biết, còn có vấn đề tâm lý nữa.

“Não trái, não phải mà dính đáng đến tâm lý mình?” Nó lại càng tò mò hơn nữa.

– Thần kinh học sau nầy khám phá ra cái nầy. Bán cầu trái thì thiên về phân tách, đo lường, lý luận và thắng với thua. Bán cầu phải thì lại khác, nó thiên về cảm nhận, tổng hợp, bao dung và từ bi! Đại khái như kiểu Nam tả, Nữ hữu của Á đông mình. Đừng có lộn với câu Tả trọng, Hữu khinh nhé, Vô Kỵ. Cái Tả trọng, Hữu kinh nầy là do người đặt ra, không phải thiên nhiên khoa học. Thầy chỉ dạy con cái thiên nhiên thôi. Chỉ cần nhớ bán cầu và tâm lý của mỗi bán cầu não.

– Làm sao họ khám phá ra mấy cái nầy, thưa thầy?

– Từ bệnh. Mấy thầy thuốc họ theo dõi tâm lý của mấy bệnh nhân trước và sau khi bị TBMMN (tai biến mạch máu não). Chính thầy đã nhận xét và thấy cái chuyện nầy có thật. Mấy ông bị bại xuội bên trái, tức là bị nhũn não bên bán cầu não phải. Trời đất ơi, mấy ổng trước bệnh khó một, sau khi bị TBMMN, khó gấp 3 lần. Cãi vã, kèn cựa, cãi chầy cãi cối. Mấy bà vợ chịu không nổi, Trái lại mấy người bị bại bên phải thì hiền lại hẳn. Hết cãi cọ, lý luận, trách móc như trước khi bệnh. Hiền hẳn lại, Người nhà ai cũng nhận thấy. Tại sao? Bán cầu não bên trái của mấy người nầy bị nhũn. Mà bên trái là tranh luận đó! Mấy bác sĩ hospitalist (chỉ làm việc trong bệnh viện thôi, không theo dõi bệnh nhân như PCP (Primacy Care Physician) nên họ không để ý mấy cái vụ tâm lý thay đổi nầy. Họ không biết bệnh nhân trước khi mấy bệnh nhân nầy nhập viện. Ra viện, họ cũng không theo dõi lâu dài. Giao lại cho PCP.

– À ra vậy – Vô Kỵ vỡ lẽ nhưng vẫn còn thắc mắc – Tại sao mấy cái khái niệm trái phải của bán cầu não lại liên hệ với nắm cung tay nào?

– Bao dung và từ bi. Đó là lý do để nắm cung tay nào. Cái tay hướng cung về đâu. Cái tay đó phải được điều khiển bởi cái tâm bao dung và từ bi. Cái tâm của bán cầu não phải.

Vô Kỵ ngẫm nghĩ, trầm tư. Nó đâu có ngờ tay nào cầm cung có tầm quan trọng như vậy. Chỉ nhắm. À ra vậy. Nhắm với lòng từ bi, bao dung, ôn hòa mới gọi là nhắm đúng. Không phải bắn trúng thôi là đủ.

Nhắm

– Cái nầy mới là cái chủ chốt đấy Vô Kỵ. Nhắm một cái đích. Một mục tiêu.

– Còn xa gần thì ra sao, thưa thầy?

– Giỏi, hỏi như vậy. Không phải gần mà dễ. Thiên hạ chỉ quan tâm đến mấy mục tiêu xa, khó thấy, mà quên mấy cái mục tiêu gần. Nhìn xa mà quên nhìn gần là lọt xuống ổ gà không hay đó con. Đời sống mỗi bước chân trước mặt là quan trọng hơn cái mục tiêu xa vời. Con vô trường học để ra trường kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ là đã được định rồi. Mỗi ngày đến lớp, đến bệnh viện để học là một công chuyện dài và lặn lội. Mục tiêu xa lâu lâu nhìn một cái là đủ. Mục tiêu gần phải nhìn hằng phút giây. Tỉnh thức trong mỗi bước đi: nhìn gần.

Mục tiêu di động

– Mục tiêu nó di động thì sao, thưa thầy?

– Mục tiêu nào cũng di động hết. Nghệ thuật bắn cung trong đời là mấy cái “di động” nầy. Cái ý muốn mục tiêu luôn đứng một chỗ là làm cho xạ thủ luôn luôn thất vọng. Mục tiêu trong đời sống là di động, là vô thường. Con phải biết hòa hợp cái nhắm của con vô cái di động nầy để hòa hợp với vũ trụ. Hòa hợp, harmony là một cái chung của một xạ thủ tài giỏi và một nhạc sĩ điêu luyện. Một lời nói, một tiếng nhạc mà hòa hợp nó sẽ làm lành lòng người. Súng đạn cũng bắn, tụi nó không được cái nầy. Súng đạn cũng cần nhắm nhưng không bao giờ hàn gắn cái gì cả. Chỉ tăng hận thù.

Nhắm cung và nhắm mắt.

– Trời đất, thưa thầy. Thầy giỡn sao chứ? Mở mắt, đèn sáng đây còn bắn không trúng, nói gì nhắm mắt – Vô Kỵ kinh ngạc.

– Vô Kỵ con. Cái nầy mới là cái tuyệt vời của cái nghệ thuật nầy. Mục tiêu ở bên ngoài mà người đời thường nhắm thì con không cần học thầy. Ai cũng dạy con được. Đó là nhắm vào sự được thua, thắng bại, là đời. Cái thầy dạy là nhắm vào bên trong. Mà khi cái nhắm nhìn nầy mà chánh rồi thì cái mục tiêu của con nó đã ở trên đầu mũi tên của con rồi, trước khi con giương cung.

Buông

– Thưa thầy, thầy chưa dạy giương cung – Vô Kỵ nhắc thầy nó.

– Cái nầy không cần dạy. Với sức lực dẻo dai mạnh mẽ của cánh tay mặt của con, con dư sức giương cung. Bây giờ con nhắm cung đã thuần thục, nhắm vào nội tâm; đứng đã điêu luyện, đứng trên tư thế của huynh đệ, từ bi, chỉ còn có cái cuối cùng là buông tên nầy.

– Thưa thầy, buông tên dễ ợt, kéo mới khó chứ – Vô Kỵ cãi lý với thầy nó.

– Vô Kỵ nầy. Cái nầy là cái khó nhất đấy con. Ai mà đứng đúng rồi, nhắm đúng rồi, mục tiêu đã ở rõ trong nhìn đúng thì đã đến trình độ thực hành cái tác phong cuối cùng nầy: buông tên. Buông tên là buông xả. Mũi tên đã đến đích trước khi rời tay con. Nhắm mắt, mục tiêu di động mà con đã bắn trúng hồng tâm là vì vậy.  Thân an tịnh, tâm từ bi, tự tại, nhắm mắt nhìn vào atrong thì tên tự nó bay đến hồng tâm, con thì buông xả. Có đích, có tên mà không có xạ thủ là vậy.

Vô Kỵ hân hoan đảnh lễ thầy.

HĐĐ

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Phật học & Đời sống

Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ

09/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

 

Thơ Trần Vấn Lệ

MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ

Hè rồi… Phan Thiết đỏ hoa vông, tôi ở xa xôi nhớ quá chừng! Nhớ chỗ mình sinh, mình được lớn, một thời thơ dại vượt con sông. Con sông đầy xác hoa vông rụng quấn quyện chân cầu không muốn trôi… Mà biết bao nhiêu người bỏ xứ, đi đâu? Có thể cuối chân trời! Phan Thiết của tôi và của bạn, sáng nay ai nói rất buồn hiu. Tôi ngồi với bạn bên hè phố, khuấy cốc cà phê tưởng thấy chiều! Chút khói chiều vương vương hoa vông. Phan Thiết khi không nhớ não nùng. Xe ngựa cọc cà đi cọc cạch, bạn buồn khuấy mãi muỗng coong coong… Đó, hồi Phan Thiết còn xe ngựa,

internet

con ngựa đôi khi hí giữa đường. Giờ, giữa đường đây, trời đất khách. Thuốc tàn mấy điếu khói vương vương…

Bạn tôi vừa ném quăng tàn thuốc. Tôi bật diêm mồi điếu của tôi. Thời tiết tàn Xuân nghe bức bức, vung tay tưởng chạm tấm lưng trời…
Hè rồi… Phan Thiết Hè không muộn, chỉ muộn màng tôi nếu trở về: mồ mả Tổ Tiên dời mấy bận, cháu con tản lạc nén nhang khuya! Bây giờ mà gục bên hè phố, ai đỡ giùm ai cái xác tù? Bạn đứng dậy đi, tôi cũng bước, từ nay Phan Thiết nhớ thiên thu! Từ nay hỡi nhánh hoa vông cũ, có nhớ gì ai Phan Thiết xưa? Một chặng thời gian không cắm mốc, tình Quê Hương lấy thước nào đo?
Tình Quê Hương hỡi Cha và Mẹ, con lỡ làng như hoa vông rơi…
Trần Vấn Lệ
………………………………………………………………..
Một bạn đọc từ Miền bắc xa xôi đã hỏi về Hoa vông?
Tôi nghĩ không gì tốt hơn post lại bài thơ này của Nguyễn Thị Kim Liên, một cựu học sinh của trường Phan Bội Châu Phan Thiết (bài đã đăng trên www.dohongngoc.com).

Nhớ hoa vông và chim sáo

 

Đâu chỉ đỏ thôi, còn nghễu nghện

Quyến chim, dụ trẻ nhất trên đời

Trẻ cúi nhặt hoa reo tở mở

Sáo hội trăm phương tấu ỏi trời!

 

Nghi có lõm rừng lòng phố thị

Tò mò lũ sáo kéo nhau về

Chao ôi sửng sốt màu vông lửa

Sà xuống vòm hoa sáo chết mê!

 

Ta, bạn đâu rồi năm tháng ấy?

Vườn vông đã cỗi sáo bay xa

Có ai cũng nhớ như ta nhỉ?

Bổi hổi trời xuân Phan Thiết xưa!

 

Nguyễn Thị Kim Liên

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

“Úc du”… một chuyến (kỳ 7)

01/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

 

Thư gởi bạn xa xôi

“Úc du”… một chuyến

(kỳ 7, tiếp theo và… hết!)

 

Nói “Úc du”… một chuyến là vì khó mà có dịp trở lại nơi này vì tuổi đã cao, lần đi lần khó. Nhưng cũng vì “lòng muốn còn nhiều” (Đoàn Chuẩn) nên mình cứ còn ham biết đó biết đây. Do vậy, dù thời gian 3 tuần ngắn ngủi, vẫn “cưỡi ngựa xem hoa” cho thỏa thích. Đừng phiền nhe.

  1. Phải thăm Đại học Melbourne chớ phải không? Bác sĩ Trần Quốc Đông, người bạn cùng lớp cùng trường, đẹp trai và có nhiều uy tín với cộng đồng tại đây đã dành một buổi đưa mình đi thăm Đại học Melbourne, thăm Vườn hoa, nhà Thuyền trưởng Cook, và… tổ chức một buổi ăn tối thịnh soạn, buổi họp mặt “như thường lệ” khi có các bạn đồng nghiệp từ phương xa đến thăm Melbourne. Trong buổi họp mặt này mình đã gởi tặng Bs Trần Xuân Dũng, người đàn anh mình rất quý mến từ thời còn làm chung báo Tình Thương của Sinh viên y khoa Saigon (1963-1967) cuốn Thầy thuốc & Bệnh nhân của mình mới tái bản. Bs Dũng là Thư ký tòa soạn đầu tiên của báo Tình Thương và sau đó là Bs Ngô Thế Vinh. Anh nhắc lại ngày xưa thường hối thúc Đỗ Nghê gởi Thơ cho Tình Thương vì từ thời đó, Thơ Đỗ Nghê đã có nét riêng đáng mến…

Bs Trần Quốc Đông và Đỗ Hồng Ngọc ghé thăm trường Đai học Melbourne…

Cafe ở quán sinh viên bên hiên trường

 

 

và nắng sân trường làm nhớ quá những khung trời đại học…

 

Bs Trần Xuân Dũng và Đỗ Hồng Ngọc (Melbourne 16.10.2019)

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Rồi cùng anh Tuấn ghé vào một thư viện:

thư viện Cộng đồng ở khu St Albans, không ngờ thấy có sách của Đỗ Hồng Ngọc… Người thủ thư nói sách hiện đã được mượn hết…

3. Rồi ghé thăm một Nursing home coi người ta làm ăn ra sao:

một Nursing Home, chủ yếu dành cho người Việt…

 

4. Cô Mỹ Lý, người phụ trách phiên dịch cho Đức Đạt Lai Lạt Ma mỗi khi Ngài đến chùa Quang Minh đã đưa mình đi thăm khu “Tây balo” ở Melbourne, với những con đường hẽm nhỏ hết sức thú vị… đầy quán cafe, quán ăn và đầy người bốn phương qua lại. Ở đây, những người vô gia cư, lỡ độ đường, túi không xu, có thể ghé vào một quán ăn… xin một phần ăn miễn phí. Thì ra, có những người có lòng, đã mua sẵn các phần ăn ở quán dành cho họ. Đúng là bố-thí “ba-la-mật” đây rồi còn gì.

Cô Mỹ Lý và ĐHN trong khu phố “Tây balo”…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rồi ghé đến thăm chiếc cầu xinh đẹp trên sông Yara, quán Sake, gần  Khu triển lãm và trình diễn Nghệ Thuật…

Vâng, “nghệ thuật” là một thứ thuốc…

Sông Yara, trung tâm City

 

 

5. Không thể không ghé Bảo Tàng phải không? Rất nhiều điều để học. Vé vào cửa 15d với người cao tuổi (người trẻ 26d). Mình nói mình ở Việt Nam qua, bao nhiêu?… Cô nhân viên gõ gõ… rồi đưa tờ giấy “miễn phí”. Miễn phí luôn cho cả anh Tuấn. Vui ghê! Người Úc nói chung hiền hòa, dễ thương, nhã nhặn và lúc nào cũng có nụ cười…

Và đây, những bộ xương khủng long… ai ngờ là con thằn lằn ngày nay!

ảnh ĐHN

Look deep into nature, anh then…

 

6. Dĩ nhiên mình không thể không ghé thăm vài bệnh viện ở Melbourne này, trong đó, bệnh viện gây ấn tượng nhất cho mình là Bệnh viện Ung bướu. Như một “con thuyền không bến” đang vượt trùng khơi! Điều đặc biệt ở đây là ta không thể phân biệt ai là bác sĩ, ai là điều dưỡng và ai là bệnh nhân… Hết sức nhân bản! Có thư viện, có nhà hàng, có quầy thông tin, có nơi cầu nguyện… Và, ung thư đại tràng có vẻ đang ngày càng phát triển ở Úc. Tại sao?

Bệnh viện Ung bướu ở Melbourne.

 

7. Mình vừa đi Great Ocean Road về, bác sĩ Mỹ Dung đã đề nghị tổ chức một buổi tọa đàm nhóm nhỏ với anh Đỗ Hồng Ngọc cho các đồng nghiệp y dược về Phật pháp. Đây là dịp được gặp bạn bè, tại sao không?

Buổi trò chuyện thân mật về Phật pháp với các đồng nghiệp và thân hữu tại nhà Bác sĩ Mỹ Dung (Melb 15.10.2019)

Mỹ Dung và Nhơn đã sưu tập một lô sách của Do Hong Ngoc, bây giờ… ký tặng tại chỗ!

trong lúc nhóm bạn khác đang chuẩn bị bữa ăn tối nhẹ cho mọi người

… rồi chụp chung tấm hình kỷ niệm sau buổi trao đổi khá sôi nổi

 

Trong buổi tọa đàm này, mình chủ yếu trao đổi kinh nghiệm cá nhân. Nhắc lại các “nguyên tắc” để học Phật: 1) Nắm vững thuật ngữ, 2) Hiểu các ẩn dụ, ẩn nghĩa, và 3) Thực hành Thiền định, ứng dụng vào đời sống với Từ Bi Hỷ Xả…

Đề cập S.A.D và các phương pháp tâm lý trị liệu CBT(Cognitive Behavioral Therapy) thường cho kết quả tạm thời, phải dùng tới Thiền Chánh Niệm MBCT, MBSR…(Mindfulness-Based Cogntive Therapy, Midfulness-Based Stress Reduction…) để có kết quả lâu bền hơn.

8. Biết nhà thơ Huy Tưởng đang ở Melbourne. Phải ghé thăm Huy Tưởng chớ, sao không? Sáng đó, hai em học trò (Bs Linh và phu quân) đưa mình đến thăm nhà thơ, ở khá xa thì phải, chắc hơn nửa giờ cao tốc.

Thật đằm ấm. Thật cảm động. Huy Tưởng nói ĐHN hẹn mai mới tới kia mà! Mọi người đã chuẩn bị mai làm Mì Quảng Faifo cho ông đây mà ông tới sớm quá! Hai em học trò rảnh đưa đi lúc nào… thì phải “tranh thủ” đi ngay thôi. Huy Tưởng trông khỏe và vui. Mở vi tính đọc cho nghe mấy bài tâm đắc. Nói đã viết xong 600 bài lục bát, sẽ chọn 200 bài in một tập…

Huy Tưởng và Đỗ Hồng Ngọc (Melbourne 18.10.2019)

thơ Huy Tưởng

 

 

 

 

 

 

 

9. Đã đến lúc khép lại chuyện kể dài dòng về “Úc du”… một chuyến của mình rồi đó. Ba tuần lễ trôi qua thật nhanh. Mùa xuân rồi mà Úc vẫn còn lạnh. Đêm có khi 6-7 độ, ngày 11-12 độ. Ai cũng nói năm nay thời tiết lạ hơn các năm.

Mình nhớ một bức tranh rất dễ thương mình chụp trong Bảo Tàng Melbourne, nghe nói của những thổ dân xứ Úc vẽ như một kết luận của bài viết khá dài này của mình. Mong bạn vui cho vậy.

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon, 1.11.2019)

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

“Úc du”… một chuyến (kỳ 5)

30/10/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi

“Úc du”… một chuyến (kỳ 5)

 

Thầy Phước Tấn trụ trì chùa Quang Minh ở Melbourne “đặt hàng” cho mình 2 đề tài trong dịp này. Thường nhà chùa tổ chức các buổi “Talk” cho các khách mời vào buổi sáng, ngày cuối tuần thuận tiện hơn, nhưng do lần này mình kẹt lịch nên phải tổ chức vào 2 buổi tối, ngày thứ Năm trong tuần, trời lạnh, hy vọng sẽ “ế”.

Thế nhưng, bất ngờ, khá đông. Và vui. Đầy tiếng cười. Thân mật và Ấm cúng. Gặp nhiều bạn bè, thân hữu, ai ai cũng đều như đã quen biết từ lâu, phần lớn qua sách vở, qua băng từ… Có người cho biết con em họ là “thân chủ” của mình vài ba chục năm trước…

Chùa làm một cái Thông báo và Radio địa phương còn “phỏng vấn” trực tiếp khoảng 30 phút về 2 đề tài này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thầy Phước Tấn giới thiệu “diễn giả”

 

Từ trái: Thầy Phước Thiền, anh Nguyễn Văn Hiếu… và Bs Phạm Phúc Nhân (cuối hàng)

Các bạn đồng nghiệp Bs Lê Quang Khánh, Bs Ngô Xuân Lộc…

Bs Trần Quốc Đông, Bs Lộc, Bs Cúc

 

 

 

 

 

Tưởng “ế” nhưng cũng khá đông khán thính giả đến chia sẻ…

 

Sau buổi Trò chuyện, thầy Phước Thiền thay mặt chùa Quang Minh gởi tặng món quà đến “diễn giả”: hai hủ mật ong nhỏ do chùa sản xuất và một gói trà.

 

khán thính giả xin chụp pô hình làm kỷ niệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…………………………………………………

Mình đã “tào lao” gì trong 2 buổi “Talk” ở Chùa Quang Minh ư? Một ông bạn sáng nay đã thắc mắc hỏi vì thấy chỉ đưa toàn hình với hình?

Có gì đâu. Về sức khỏe thân và tâm, mình chỉ nhắc lại định nghĩa Sức khỏe của WHO (1946): “SK là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”. Rất nhiều người chúng ta vẫn quen nghĩ  không có bệnh hay tật là có sức khỏe rồi. Chưa đủ.

Thân với tâm không tách rời nhau. Thân tâm nhất như. Cần chú ý về sức khỏe tâm thần. Đời sống ngày càng cạnh tranh, đầy lo âu, đầy căng thẳng, dẫn tới bất an… không thể gọi là có sức khỏe tốt. Bác sĩ  lo chữa cái Đau, ít quan tâm cái Khổ. Phật giáo góp phần chữa cái Khổ, nâng cao sức khỏe cho mỗi người để đạt đến sự An lạc thân tâm. Mình nói đến các thứ bệnh “tâm” phổ biến hiện nay: S.A.D (Stress, Anxiety, Depression) mà người ta đang tìm đến Thiền để chữa trị (MBSR, MBCT…) như một liệu pháp hiệu quả.

Để có thể học Phật cần chú ý 3 điều: 1) Học các thuật ngữ (terminology), thì dụ :Khổ là gì? Giải thoát sanh tử là gì? Chúng sanh là gì? Diệt độ chúng sanh là gì? Luân hồi sanh tử là gì? Niết bàn là gì?… Có nắm được các thuật ngữ, các từ chuyên môn này thì mới đọc hiểu và thực hành được. 2) Phải hiểu những ẩn dụ, ẩn nghĩa trong Kinh sách. Tại sao niệm Quan Thế Âm Bồ-tát thì vào lửa lửa tắt, vào nước nước cạn? Vì sao niệm Quan Thế Âm thì muốn con trai có con trai, muốn con gái có con gái? Vì sao Bồ tát Dược Vương “đốt” cháy hết thân mình trong 12 ngàn năm?… Lửa ở đây là sự sân hận, nước ở đây là lòng tham lam, con trai là Trí huệ, con gái là Từ bi, “đốt thân” là để đạt đến Vô ngã… Hiểu vậy sẽ không còn chỗ cho Dị đoan mê tín. 3) Phải thực hành. “Đến để mà thấy”. Không lý thuyết suông. Tu là hành. Tu mà không học là tu mù, học mà không tu là cái đãy sách. Trong các chùa thường thấy có ghi câu này…

Phật dạy rất đơn giản, chỉ có 3 điều thôi: “Chư ác mạc tác/ Chúng thiện phụng hành/ Tự tịnh kỳ ý” (Việc ác không làm, dù rất nhỏ/ Việc thiện thì làm, dù rất nhỏ và quan trọng hơn cả là làm cho cái Ý của mình, tức cái Tâm của mình trở nên thanh tịnh). Chữ TỰ ở đây rất quan trọng. Phải dựa vào chính mình. Không thể dựa vào người khác.

Chỉ có vậy. Ở buổi thứ nhất, ngày 10.10.2019 tại chùa Quang Minh, Melbourne.

Buổi thứ hai, tối thứ Năm 17.10.2019, đề tài về Thiền quán, Hơi thở và Ăn chay. Dĩ nhiên mình chỉ dám chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong thực hành Thiền Anapanasati (An ban thủ ý, Quán niệm hơi thở, Nhập tức xuất tức niệm) theo kinh Tứ Niệm Xứ mà Phật đã dạy ” Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết bàn”.

Câu hỏi đặt ra là Tại sao thở? Thở để làm gì? Thở cách nào? Tại sao chọn Hơi thở để “niệm” và “quán sát”? Trong hơi thở, ta thấy được đời người, thấy sự sinh diệt, thấy vô thường, vô ngã, duyên sinh… Tóm lại, sẽ học được nhiều đó. Từ thiền chỉ (samatha), thiền quán (vipassana), đến chánh định (samadhi) cũng đều có thể từ Anapanasati.

Trên thực hành, đi từng bước: 1) Thở bụng (abdominal breathing, diaphragmatic breathing) 2) Chánh niệm hơi thở, 3) Quán niệm hơi thở.

Về Ăn chay, đã đặt những câu hỏi như Tại sao ăn? Ăn để làm gì? Ăn cách nào?… Chay là gì? Ngoài 4 nhóm thức ăn ta đã biết là Glucid, Protid, Lipid, Minerals, Vitamins… (Phật giáo gọi “đoàn thực” để nuôi thân), còn có “Xúc thực”, “Tư niệm thực” và Thức thực”… những món ăn của Tâm mà nếu không để ý trong thời đại fake news này, ta sẽ khổ đau dài dài…

Tóm lại, chỉ chừng ấy thôi bạn ơi,

 

Hẹn thư sau,

Đỗ Hồng Ngọc

(30.10.2019)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

25/10/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Vô Kỵ Học Lái Xe

Hồ Đắc Đằng

Ghi chú: Bác sĩ Hồ Đắc Đằng là người bạn cùng khóa với tôi tại Y khoa Đại học đường Saigon (1962-1969) vừa có bài viết rất thú vị về chuyện “Vô Kỵ Học Võ” đã được post trên trang này và được rất nhiều bạn bè chia sẻ. Hôm nay anh gởi thêm bài Vô Kỵ Học Lái Xe cũng rất độc đáo.

Xin chia sẻ cùng các bạn.

Cảm ơn Hồ Đắc Đằng.

Đỗ Hồng Ngọc

PS Đa tạ Đèn Biển (Võ Quang), người đã chịu khó gõ Word từ bản viết tay “chữ bác sĩ” đọc không ra của Hồ Đắc Đằng.

………………………………………………………..

 

Vô Kỵ bây giờ đã trưởng thành, quyền cước điêu luyện, tâm thần sảng khoái, tánh tình khoan thai, điềm đạm. Hai thầy trò ngoài chuyện võ nghệ còn hay ngồi thiền với nhau. Vui nhiều. Một hôm thầy nó gọi nó vào.

– Vô Kỵ này. Ở đời không chỉ có đánh võ và tham thiền. Nếu đánh võ mà không có tham thiền thì cả 2 bên dễ bị gãy sườn, dập lách lắm. Ngoài đời dập lách nhiều lắm. Con phải xuống núi để dạy cho người ta vừa đánh võ vừa đỡ địch thủ kiểu múa Tango thì ai ai cũng vui, không còn ai thắng ai bại nữa. Ngoài đời thì rộng, chân con thì ngắn, đi bộ thì không biết bao giờ mới đến người ta được. Phật hồi xưa, ổng làm gì có xe. Ổng tà tà đi bộ, đôi khi đến chỗ người cần ổng giúp thì người đó đã chết mất rồi. Bây giờ mình có xe, mình đi được để đến giúp người khác. Con phải biết lái xe.

– Thưa thầy – Vô Kỵ nói – Con thấy lái xe dễ ợt. Con thấy mấy đứa con nít, mấy bữa trước còn mang tã, ngậm núm vú, mấy bữa sau tuyên bố với mẹ nó là nó 16 tuổi rồi nó muốn lái xe. Thế là bà mẹ phải bứt đầu, bứt tai đi mua cho nó một chiếc xe nhỏ cho nó lái, nó chạy phăng phăng, dễ ợt thưa thầy.

– Nầy Vô Kỵ. Chạy phăng phăng không hẳn là dễ. Chạy phăng phăng rồi vô phòng cấp cứu, đôi khi vô thẳng nhà xác là thường đó con. Chạy phăng phăng mà an toàn trên xa lộ mới là cái nghệ thuật của lái xe. An toàn cho mình và an toàn cho người mới là cái khó. Một kiểu Tango đó Vô Kỵ ạ. Lái nhường, lái nhịn là lái Tango. Con phải nhớ cái nầy.

Vô Kỵ: Thưa thầy, con thì thích cái gì nhanh. Đối với thầy, gió thổi nhè nhẹ trên mặt thầy là thầy đủ vui rồi. Con thì gió phải thổi bay tóc ra sau như khi con chạy xuống dốc núi thì con mới khoái. Lái xe mà cứ lái 5 dặm/giờ thì ai mà chịu được thưa thầy.

– Vô Kỵ này. Thầy không bảo là con phải chạy chậm luôn luôn. Đức Phật, ngồi yên một chỗ, chẳng nhúc nhích gì hết mà ổng cũng đủ vui rồi. Con còn ở đời. Con phải lái xe. Lái nhanh cũng được, lái chậm cũng được. Tùy lúc. Lái nhanh chẳng sao cả. Với một điều kiện.

– Điều kiện? Điều kiện gì thưa thầy? Đường phải không có ổ gà? Trời phải không có bão có tuyết? Phải không có sương mù khói phủ? Con sẽ rất cẩn thận.

– Vô Kỵ ơi. Con còn nông cạn quá. Mắt con sáng, phản xạ con nhanh, thời tiết tụi nó báo con biết trước từ 3–4 ngày trước thế mà tai nạn chết người vẫn xảy ra hằng ngày đó thôi. Tại sao con biết không?

– Xin thầy chỉ giáo.

– Tại vì không có cái thắng (phanh) tốt. Vậy đó con, người đời, xe của họ cái gì cũng tốt hết: máy mạnh, chạy nhanh ; đèn sáng, thấy rõ ; cảnh đẹp, mùi thơm 2 bên đường thì nhiều ; vui nhộn không thiếu ; chỉ thiếu có một cái thắng (phanh) tốt.

Con người ta có “3” cái xe: xe Thân, xe Khẩu (miệng) và xe Ý.

Cái thắng (phanh) của “xe Ý” là cái yếu nhất của người đời. Nếu con chưa thông thạo võ nghệ của thầy dạy thì con phải kiểm tra cái thắng nầy thật kỹ đấy. Một ý nghĩ bất thiện nảy ra là phải có đèn đỏ chớp lên trên dashboard của con.

Kế đến, là cái thắng của “xe Thân”. Cái nầy con đã thuần thục với kinh nghiệm học võ vừa qua. Con không còn có thể làm cho người khác, vật khác đau được nữa. Tụi Mỹ nó gọi “Do no harm to others and to yourself”. Con đã đạt đến cái thắng này qua học võ.

Kế đến là cái thắng của “xe Khẩu”. Cái thắng này ít người để ý lắm! Nó không có đèn đỏ trên dashboard. Thắng này nếu nó không ăn, không chạy thì cũng ít ai hay biết. Nó (Khẩu) xuất “ra” đều đều, làm ai cũng đau, ai cũng giận mà mình vẫn không hay. Con nhớ trong Bát chánh đạo có một cái gọi là Chánh ngữ. Cái miệng của người ta ngộ lắm Vô Kỵ ạ. Miệng người ta có 2 chức năng: một là để Ăn, hai là để Nói. Ăn thì ai cũng biết. Vô Kỵ, con có nhớ lúc thầy dạy võ cho con những năm đầu, thầy đã dạy con ăn không?

– Vâng thưa thầy. Con còn nhớ là con muốn ăn chay vì con thương tất cả thú vật. Con không muốn tụi nó phải chết để con được sống. Chính thầy đã dạy con phải biết ăn trong Chánh niệm,  và biết ăn trong một tâm thức biết ơn. Eating in mindfulness and gratitude.

– Vô Kỵ, con giỏi lắm. Đó chỉ mới có một chức năng của miệng thôi: Ăn. Còn cái chức năng kia là Nói. Con có biết là thầy trước khi học võ, thầy làm nghề gì không?

– Thưa thầy, con thấy thầy hay dạy con về tinh bột, đường, mỡ, chất đạm (protein), có vẻ thầy là một nhà khoa học sinh vật học?

– Thầy thuốc, Vô Kỵ ạ. Thầy là một thầy thuốc. Thầy chỉ dạy cho bệnh nhân về dinh dưỡng là mấy cái thức ăn này. Đức Phật là một thầy thuốc (y vương), dạy người đời về cái chức năng thứ hai  của cái miệng, là cái xuất “ra”: Lời Nói. Cái “vô” là đồ ăn, cái ra là “lời nói”. Mấy cái ra này mới là cái ngộ nhất đấy. Cái “vô” mà sai quấy, nó chỉ hại cho một người thôi, người ăn. Cái “ra” mà lạng quạng là nó hại người khác không kể xiết được. Nhiều khi đại chiến xảy ra cũng chỉ vì mấy cái xe không có thắng này.

– Làm sao có một cái thắng tốt thưa thầy?

– Thắng tốt cho Ý: tham thiền. Thiền định là con quán chiếu cái ý của con, từng giây phút. Bông hoa thơm con cũng hay mà như cứt bò con cũng biết. Tùy con, nếu con thấy cứt bò là thơm thì con cứ theo, chẳng ai cản con được cả. Làm sao con biết cái ý nào của con là cứt bò?

– Xin thầy chỉ dẫn. Nhiều khi con cũng khoái cứt bò. Ra chợ mua Cow manure về bón hoa, tốt đáo để.

– Cứt bò kiểu đó không sao cả. Cũng tốt thôi vì hoa của con nở, người khác cũng được thơm lây. Cái cứt bò “ý” là khi nào con thấy ai cũng là cứt bò hết thì chính con là cứt bò đấy. Con nhớ chuyện Tô Đông Pha và sư cụ tham thiền với nhau thầy kể con khi xưa?

– Làm sao thắng cái Khẩu (miệng) này, thưa thầy? Con đọc Chánh ngữ trong Bát chánh đạo dài dài mà sao lâu lâu con cũng còn nói mấy cái mà con không được hài lòng lắm…

– Chẳng hạn?

– Thưa thầy, nói láo thì con không còn nói láo được nữa rồi. Nhưng mà đôi khi trong một cuộc nói chuyện với nhiều bạn khác, khi có người nào đó nói về một vấn đề gì đó thì con cũng hào hứng chen vào với những mẩu chuyện tương tợ để kể cho cả nhóm nghe! Nghĩ lại mà mắc cỡ. Tại sao mình lại cũng “quơ đũa cả nắm” theo họ cho vui vậy nhỉ. Vui cái giống nhau. Vui mình cũng giống bạn mình, cùng nghề, cùng sở thích, cùng xã hội. Con cứ ngẫm nghĩ rồi mắc cỡ cho cái miệng hay nói theo của mình. Con thấy con không phải là con nữa. Một mình thì con là con mà vô một nhóm “phe ta” thì con lại mất con. Mất mình. Làm sao bỏ được tật nầy, thưa thầy?

– Giỏi, giỏi lắm, Vô Kỵ con. Con biết mắc cỡ sau khi con nói mấy cái đó là con giỏi lắm đó. Nhiều người khác không thấy, không biết mấy cái mắc cỡ đó và tiếp tục cái tật “nói theo” này suốt đời họ. Muốn còn đi lại với mấy người như vậy, con phải tập cái tâm con cho nó mạnh. Dĩ nhiên, con phải có một cái thắng thứ thiệt, đạp một cái là đứng lại, là dừng lại ngay. Dừng lời nói.

– Tập cái thắng? Cái thắng nầy tập được? – Vô Kỵ tò mò hỏi thầy.

– Dĩ nhiên, cái gì trên đời nầy cũng tập được hết. Không có ai sanh ra, 2 tuổi vừa mới biết đi đã biết cưỡi xe đạp 1 bánh, 2 tay cầm 8 cây dùi cui quăng lên trên trời mà không cây nào rơi xuống đất, miệng lại thổi kèn harmonica. Đó là tập thân. Tham thiền là tập ý. Tập nói là tập thắng.

– Xin thầy dạy con tập Nói.

– Có 3 người giữ cửa. Miệng của con có 3 anh chàng giữ cửa: 1) Có thật không? (Is that true?). 2) Có tử tế không? (Is that kind?) và 3) Có cần thiết không? (Is that necessary?)

Nếu sau khi duyệt xét 3 cửa đó mà thoát hết thì cái lưỡi của con nó nói được. Đó là Chánh ngữ.

Vô Kỵ con, có nhiều người cho rằng lời nói là một cái huyền diệu mà Thượng đế ban bố cho loài người. Con phải cẩn thận. Huyền diệu thì cũng có thật mà tai hại thì cũng không thiếu. Lời nói là một công cụ (tool). Nó có thể làm một vết thương lành lại mà nó cũng có thể làm cho người khác đau thêm. Mà con thì đã qua cái ngưỡng cửa không còn muốn làm cho bất cứ ai hay vật nào đau nữa. Do vậy cái Khẩu (miệng) xuất “ra” của con, con phải có một cái thắng thật tốt.

Khi mà thắng con tốt rồi, thì chạy nhanh, chạy chậm không thành vấn đề. Dĩ nhiên, chạy chậm dễ dừng, chạy nhanh phải thấy xa. Nghe thầy nói nãy giờ, con học được cái gì về lái xe?

– Thưa thầy, xe con có 3 cái thắng mà cái thắng con phải dùng nhiều nhất là cái thắng của Miệng (Khẩu): Đó là lời nói. Nói sao cho người vui, nói sao cho người thanh thoát.

– Đúng vậy Vô Kỵ. Để thầy kể cho con nghe chuyện Mẹ của thầy dạy thầy thế nào nhé. “Nầy con, hễ có nói thì nói Pháp. Còn không thì tốt nhất là đừng nói”.

HĐĐ.

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Phật học & Đời sống

Bông hồng cho Mẹ và Mới hôm qua thôi: bản dịch sang tiếng Ý và tiếng Pháp của TVD và Elena Pucillo Truong

23/10/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Bông hồng cho Mẹ và Mới hôm qua thôi

(bản dịch sang tiếng Ý và tiếng Pháp của TVD và Elena Pucillo Truong)

Ghi chú:

Tôi vừa nhận được bản dịch sang tiếng Ý và tiếng Pháp hai bài thơ của tôi (Bông Hồng Cho Mẹ và Mới Hôm Qua Thôi) do TVD và Elena Pucillo Truong thực hiện lúc tôi đang còn ở Melbourne.

Nay xin trân trọng gởi đến bạn bè và chân thành cảm tạ TVD – Elena Pucillo Trương.

Đỗ Hồng Ngọc

(Đỗ Nghê).

…………………………………………………………………………………………………………

Thơ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê)

( Bản dịch sang tiếng Ý và tiếng Pháp của TVD và Elena Pucillo Truong)

 

Bông hồng cho Mẹ                    La rosa per la madre                       La rose pour la mère

 

“Con cài bông hoa trắng           Io mi attacco la rosa bianca                     “ Je m’attache la rose blanche

Dành cho mẹ đóa hồng             Lascio a te, mamma,  la rosa rossa,          À toi, maman, je laisse la rose rouge

Mẹ nhớ gài lên ngực                  Ricorda di attaccartela sul petto                Souviens-toi de l’attacher sur ta poitrine

Ngoại chờ                                  La nonna ti aspetta                                     La Grand-Mère t’attend

bên kia sông…”                        dall’altra parte del fiume                           de l’autre côté  du fleuve…”

Đỗ Hồng Ngọc  (Vu lan 2012)

 

Trong một nhà giữ lão ở Montreal (Đỗ Hồng Ngọc)

La poesia scritta al Nursing home a Montreal (Đỗ Hồng Ngọc)

Le poème écrit à la Maison de Retraite de Montreal (Đỗ Hồng Ngọc)

 

“Mới hôm qua thôi”.             Soltanto ieri                         Juste hier

Họ ngồi đó                                       Stanno lì, seduti                         Ils restent là, assis

Bên nhau                                          Insieme.                                     Ensemble.

Đàn ông                                            Uomini                                       Des hommes

Đàn bà                                              Donne                                        Des femmes

Không nhìn                                       Senza guardare                          Sans regarder

Không nói                                         Senza parlare                             Sans parler

 

Họ ngồi đó                                       Stanno li, seduti                         Ils restent là, assis

Gục đầu                                            Le teste abbassate                      Les têtes baissées

Nín lặng                                           In silenzio                                   En silence

Ngửa cổ                                          Alza la testa                                  La tête levée

Giật nhẹ tay chân                            Braccie e gambe tremano            Les bras et les jambes qui tremblent

Có người                                         C’è qualcuno                               Il y a quelqu’un

Trên chiếc xe lăn                            Sulle sedie a rotelle                      En fauteuil roulant

Chạy vòng vòng                               Gira qua e là                               Qui tourne ici et là

Có người                                           C’è qualcuno                             Il y a quelqu’un

Trên chiếc xe lăn                              Sulla sedia a rotelle                   En fauteuil roulant

Bất động                                           Immobile                                    Immobile

Họ ngồi đó                                        Stanno li, seduti                         Ils restent là, assis

Hói đầu                                              Le teste pelate                            Les têtes chauves

Bạc trắng                                           O i capelli d’argento                  Ou les cheveux blancs argentés

Móm sọm                                          Presto sdentati                           Tôt sans dents

Nhăn nheo                                        Rugosi                                        Ridés

 

Mới hôm qua thôi                          È solo da ieri                               Juste hier

Nào vương                                     Quali imperatori                        En tant qu’empereurs

Nào tướng                                      Quali generali                             En tant que généraux

Nào tài tử                                        Quali artisti                                En tant qu’artistes

Nào giai nhân                                 Quali miss universo                   En tant que Miss Univers

Ngựa xe                                          Carrozza trainata da cavalli       Calèche à chevaux

Võng lọng                                       Ombrelli parasole                       Ombrelles parasols¹

 

Mới hôm qua thôi                          Soltanto ieri                                Juste hier

Nào lọc lừa                                      Quali inganni                            Quelles duperies

Nào thủ đoạn                                  Quali colpi di mano                   Quelles astuces

Khoác lác                                        Bugie                                         Des  mensonges

Huênh hoang                                   E Vanità                                     Et de la Vanité

 

Mới hôm qua thôi                          Soltanto ieri                               Juste hier

Nào galant                                       Quali signori                              Quels messieurs

Nào quý phái                                  Quali nobili                                 Quels nobles

Nói nói                                             Parlare                                        Parler

Cười cười                                        Ridere                                         Rire

Ghen tuông                                     Gelosia                                       Jalousie

Hờn giận                                          Rabbia                                        Rage

 

Họ ngồi đó                                      Stanno lì, seduti                        Ils restent là, assis

Không nói năng                              Senza parlare                             Sans parler

Không nghe ngóng                         Senza ascoltare                         Sans écouter

Gục đầu                                            Teste piegate                           Les têtes pliées

Ngửa cổ                                            Teste alzate                             Les têtes levées

Móm sọm                                         Sdentati                                   Édentés

Nhăn nheo                                        Rugosi                                     Ridés

Ngoài kia                                           Mentre Fuori                          Alors que dehors

Tuyết bay                                          Cade la neve                          Tombe la neige

Trắng xóa                                          Candida                                   Blanche

Ngoài kia                                           Mentre fuori                           Alors que dehors

Dòng sông                                         Il fiume                                   La rivière

Mênh mông                                      Immenso                                  Immense

Mênh mông…                                   Immenso                                  Immense

 

Đỗ Hồng Ngọc (Montréal, 1993).

  • Voir Racinet, Le costume historique, Firmin-Didot, Paris, 1888 sur les costumes et les insignes des mandarins chinois, qui employaient des parasols dont la largeur et la couleur indiquaient les différents rangs. (racinet_costume.doc ou racinet_costume.pdf).

(Racinet, Le costume historique, Firmin-Didot, Paris, 1888 sui costumi e le insegne dei mandarini cinesi, che usavano degli ombrelli diversi per larghezza e colore, che indicavano I diversi ranghi.

(racinet_costume.doc  ou racinet_costume.pdf).

 

 

EPT  Saigon- 6-2019

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Rồi Cũng Về Thôi: viết cho Du Tử Lê

22/10/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

RỒI CŨNG VỀ THÔIi

(tặng Tuyền-Lê)

 

Rồi cũng về thôi du tử ơi

Bao năm lưu lạc cõi con người

Một hôm sực nhớ miền quê cũ

Tung cánh vàng xưa hạc vút bay…

 

Đỗ Hồng Ngọc

(Melb, 14.10.2019)

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim

Tựa CHỚ QUÊN MÌNH LÀ NƯỚC, Văn Công Tuấn

14/09/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú:

Văn Công Tuấn ở bên trời Tây, tôi ở bên Đông, cách nhau ngàn vạn dặm, chưa có dịp gặp nhau nhưng tình đã thân quen vì cùng có chung những người bạn quý: Thầy Phước An ở Nha Trang, Nguyễn Hiền Đức gốc Hội An và Nguyễn Minh Tiến ở Sông Xoài dạo trước…

Một hôm, Văn Công Tuấn gởi về tôi một bản thảo và đề nghị viết cho anh đôi dòng như một cái “Tựa” gì đó… cho cuốn sách “Chớ quên mình là nước”. Và tôi đã đọc, đã nghe, đã thấy… bèn có đôi lời cho bạn xa xôi…

ĐHN 

 

Tựa “CHỚ QUÊN MÌNH LÀ NƯỚC”

 

 

Như những lời tâm sự

Văn Công Tuấn viết trong “Chớ quên mình là nước” như sau: “Những bài viết trong tập sách này chỉ là việc đi chắt mót, ngồi xâu chuỗi lại những suy tư và nỗi niềm để tâm sự cùng bạn đọc. Nó không phải là công trình khảo cứu cũng chẳng là tác phẩm văn học. Nó chỉ là một cõi lòng…”

Một cõi lòng. Chút “thốn tâm”. Chắt mót. Xâu chuỗi. Nhưng với tôi vô cùng thú vị và đầy những bài học. Có khi nói ra, có khi không nói ra. Là một cõi lòng nên ta hãy đọc từ một cõi lòng. Một cõi lòng không phân biệt.

Có khi là một câu thơ. Có khi là một khúc hát. Khi lại là một công thức. Một bản vẽ. Mấy con số ngoằn ngoèo… Hãy đọc. Ngẫm ngợi. Đôi khi công thức cũng là thơ, bản vẽ cũng là nhạc… Hãy để cho cõi lòng tự trôi chảy.

Trôi chảy như dòng sông cát hôm nay mà ngày xưa chính nơi này là dòng nước chảy xiết, nơi Gotama đã đặt bình bát với lời đại nguyện:

“… một buổi trưa nóng cháy ở Bodh Gaya lắng tai nghe lời anh bạn Ấn Độ kể: ‘Chỗ này là ngay giữa sông Ni Liên Thuyền, ngày xưa Sa môn Gotama đã thả bình bát và phát lên một lời đại nguyện, chỗ này nước chảy xiết lắm nhưng bình bát đã trôi ngược.’

“(…) Khi anh Naresh với tất cả lòng cung kính đặt bình bát xuống cát, nơi được xem như là giữa dòng sông lúc bình bát trôi ngược.

Tôi thì đã nằm dài dưới cát nóng cầm sẵn máy ảnh để chụp hình. Tôi muốn chụp tấm hình phía trước là bình bát mà đàng sau có phông nền là hình ngôi Tháp Đại Giác Bồ Đề. Chăm chú nhìn vào ống kính, tôi giật mình tưởng mắt mình đang hoa. Hay do vì buổi trưa nắng Ấn Độ mà cát lại nóng quá nên tôi bị lóa mắt? Tôi đẩy máy ảnh qua bên và nhìn kỹ bình bát. Tôi đã nhìn thấy. Vâng, tôi thấy bình bát chuyển động trong vòng gần một phút. Có thể nào do cát lún nên bình bát “rục rịch” như vậy? Hay là một cái rùng mình của đất trời?

Nhưng sao kéo dài cả phút. Trong tôi dấy lên một niềm rung động kỳ lạ. Naresh cũng thấy như tôi và đứng ngẩn người trố mắt nhìn. Có phải có bàn tay chư Thiên hay có con rắn chuyển mình làm bình bát chuyển mình trên cát?

“Không, tôi nghe rất rõ: “hồn nước” đang nhẹ nhàng luân chuyển dưới nguồn sâu trong lòng cát nóng buổi chiều Ấn Độ.

“Hai chúng tôi đứng yên lặng tại địa điểm lịch sử này rất lâu, mỗi người đắm chìm trong suy nghĩ của mình. Sau đó mới cùng nhau chậm rãi ôm bình bát đi về hướng cây Ajapala ở Tháp Đại Giác.

Chúng tôi thỉnh bình bát về khu vực tháp và kết thúc một chuyến đi: Ôm bình bát dõi theo bước chân Sa môn Gotama ngày xưa”…

Rồi từ câu chuyện của dòng sông nay đã trở thành sa mạc cát mênh mông, Văn Công Tuấn nói về chuyện môi trường, chuyện nylon, mủ nhựa…

“Xin cùng nhau bắt tay ngay cứu hành tinh của chúng ta, trước khi nỗ lực đi chiếm hữu Sao Hỏa hay Cung Trăng. Với lòng tham và tâm bất thiện thì dù con người có sở hữu mười Sao Hỏa, trăm Cung Trăng cũng không thấy đủ. Rồi rác cũng sẽ tràn ngập ở bên đó.

Mà đúng vậy, không phải nói chơi, NASA đã xác nhận, ngay bây giờ cũng đã thấy plastic trên Sao Hỏa rồi đó. Thật hết ý!”

Rồi ngẫm ngợi chuyện xưa chuyện nay, Văn Công Tuấn… tự nhắc mình với những bài học:

Cũng tại bát nước mà Tôn giả A Nan đã gặp gỡ Ma Đăng Già hôm đó. “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có…” để rồi Phật phải vất vả một phen. “Tựu trung cũng từ một bát nước ấy mà sinh sự. Giả sử, hôm đó Tôn giả A Nan cũng đi khất thực như mọi ngày mà không khát nước thì đâu có chuyện gì xảy ra. Hoặc giả, nếu gặp người con gái không đa tình như Ma Đăng Già thì chỉ có vài mẩu đối thoại ngắn, rồi dâng nước, rồi uống nước là xong chuyện.”

Bài học là đừng có… khát nước!

Rồi chuyện của nhà bác học Alexander Fleming (1881-1955) ân nhân vĩ đại của nhân loại đã phát minh ra Peniciline đã tuyên bố tại Hàn Lâm Viện Y Khoa Anh Quốc: “Sao người ta cứ gán cho tôi cái công phát minh ra chất Peniciline. Không ai phát minh ra được chất Peniciline, vì tạo hóa đã sinh ra nó từ thuở nào đến giờ, nhờ một loại mốc… Tôi chỉ có công làm cho mọi người chú ý tới chất đó, và đặt cho nó cái tên, thế thôi.”

Phật cũng bảo Ta chẳng nói gì, Ta chẳng dạy ai điều chi, mọi thứ đã sẵn có đó thôi!

Rồi chuyện Nhà Nho và Phật giáo. Anh nhắc học giả Cao Huy Thuần kể chuyện nhà nho, nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn… ngày ngày đi chùa Trúc Lâm ở Paris vì rằng “Nho thì động mà Phật thì tịnh. Động rồi thì phải tịnh thôi.” Văn Công Tuấn kể chuyện cụ Phan Sào Nam, nhà Nho với “Khổng Học Đăng” sau này đã thường xuyên lui tới chùa và viết “Phật Học Đăng”. Cụ Sào Nam thường tìm đến chùa Tường Vân để hàn huyên, bàn chuyện văn thơ, chuyện thế sự và Phật pháp với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết. Hai con người uyên thâm Hán học ấy đã một thời là bạn tâm giao, chỉ khác: một người là Hòa Thượng, một người là Nho Sĩ.

Nước xuôi ra biển lại tuôn về nguồn.

***

“Chớ quên mình là nước”, Văn Công Tuấn ngậm ngùi sẽ đến lúc “dưới biển cá thôi bơi, trên trời chim hết lượn…” để rồi nhắc đến cái chết của dòng sông Cửu Long.

Anh nói, đọc cuốn ký sự Đi Dọc Dòng Sông Phật Giáo tự dưng thấy sao… nước mắt tự động chảy ra, không cầm được:

Bởi vì chiều buồn chiều về giòng sông

Bởi vì tình đời nào chỉ thù oán

Hãy cất tiếng ca cho đời thêm buồn

Hãy cất tiếng ca cho lòng thôi khô héo…

(Phạm Duy)

“Vậy một con rồng của Tiền Giang đã chết. Ở Hậu Giang thì hiện nay, cửa sông Ba Lai được thay thế bằng hệ thống cống đập ngăn mặn chặn vĩnh viễn dòng chảy…”

“Cửu Long bây giờ là 7 con rồng. Nói sao nghe khó lọt lỗ tai quá.

“Hèn chi chật chội. Hèn chi sinh sự!”

Rồi cảm thán:

“Có phải vì vậy mà người Khmer gọi Mê Kông là Dòng Sông Mẹ. Tiếng Miên chữ “Mê” là “mẹ” còn “Kông” là “sông”. Tại sao? Vì những chàng, những nàng có tên gọi “Buổi chiều Lục tỉnh” hay ham vui, hay dzô dzô ba xị đế, hay hò ơ dí dầu, hay đàn ca tài tử… Nhưng khi buồn quá thì những trò vui đó không khỏa lấp hết nỗi buồn, những chàng hay nàng “Chiều” mới tìm về với Cửu Long. Tâm sự với dòng sông. Yên lặng với dòng sông. Như chàng Tất Đạt của Hermann Hese đã về với dòng sông và lắng nghe dòng sông. Chỉ có dòng sông mới nghe, mới hiểu nổi buồn của Chiều”.

Để rồi kết:

“Nhớ da diết đám lục bình trôi trên sông Tiền, sông Hậu. Không biết giờ này chúng lưu lạc ở đâu?”

Phải. Như những phận người.

Chớ quên mình là nước.

 

Đỗ Hồng Ngọc

Saigon, tháng 6.2019

 

 

 

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 36
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Thấp Thoáng Lời Kinh, Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc. Thư Viện Hoa Sen

Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

Đỗ Hồng Ngọc: Đi & Học

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

Mời tham dự buổi Nói chuyện “Úc Du…” của Đỗ Hồng Ngọc

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

Nguyên Giác: KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Thấp Thoáng Lời Kinh, Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc. Thư Viện Hoa Sen
  • HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “BIẾT ƠN MÌNH” CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Longriver Dinh: “tôi vẫn nhìn thấy em”
  • Tủ sách gia đình: “BIẾT ƠN MÌNH”
  • Biết ơn mình để có nếp sống mạnh khỏe hơn

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Que Tran trong Tủ sách gia đình: “BIẾT ƠN MÌNH”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Que Tran trong Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Lê BìnhLB trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Lê Thị Cẩm trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • Diêu Trong (Kim Cúc) trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • le tran trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email