Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Thư gởi bạn (5.6.2020): “ĐỂ LÀM GÌ”

06/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn (5.6.2020)

“ĐỂ LÀM GÌ”

 

Để Làm Gì không phải là để làm gì mà là để làm gì.

Chẳng phải là một câu hỏi. Cũng chẳng là một thở dài, một cảm thán… Không. Nó chỉ Để Làm Gì vậy thôi.

 

 

Sách về đã ba bốn hôm, mình cứ băn khoăn có nên viết đôi dòng về cuốn “Tạp văn” mới mà không mới này gởi đến bạn bè thân thiết không? Nhớ ông cậu Nguiễn Ngu Í của mình ngày xưa, có ý định in một cuốn sách có tựa là Tạb Nhạb (theo kiểu viết của ông) mà đến cuối đời, ý nguyện vẫn chưa thành: “bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi/ một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi” (thơ Ngu Í).

Mình đang buổi “về thu xếp lại” mà, nên cứ loay hoay thu thu xếp xếp, khiến người bạn trẻ mới tuổi năm mươi nơi xa kia trách sao anh nói thu xếp gì đâu mà cứ thấy bày biện ra thêm… Ơ hay. Thì cũng phải bày biện ra rồi mới gom góp, chọn lọc, chắt mót, lượm nhặt, thu thu xếp xếp được chứ!

Như trong “lời ngỏ” tập này, mình đã viết:

…………

Rồi một hôm, trong buổi “về thu xếp lại”, tôi gom góp một số bài tùy duyên, tùy hứng, tùy nghi, tùy hỷ … bấy lâu mình thích mà làm thành một “Tập”, mà tôi gọi là Tạp bút như một món quà lưu niệm dành riêng đọc vui một mình, rồi biết đâu cũng có người “đồng điệu”, cũng “nòi tình” mà cùng sẻ chia trong chốn thân quen…

Không ngờ mà khi thu xếp, gom góp lai rai như vậy, tôi đã không cầm được nước mắt khi đọc lại “nỗi cô đơn uy nghi” của Võ Hồng, “người ta ở bển” của Trần Vấn Lệ, “gọi chiều nước lên” của Trần Hoài Thư, và “lắm nỗi không đành” của Võ Tấn Khanh…

Rồi cũng không thể không cười một mình với “làm mới thơ”, với “vơ vẩn cùng Mây” với “hỏi không đáp, bèn…”

Rồi lại cũng không thể không trầm ngâm ngẫm ngợi với “để làm gì”, với “sáng, trưa, chiều, tối”…

Mít ướt. Nó vậy đó. Biết sao.

 

Người đầu tiên tận tụy giúp tôi “thu xếp” là bạn 5 Hiền, tức Nguyễn Hiền-Đức đã viết mấy dòng thiệt dễ thương như vầy:

Đọc kỹ Để Làm Gì, Hiền thấy nó rất “mới”, rất “lạ”. Lâu nay bạn đọc vẫn quen với mảng sách y học, rồi Phật học, chứ chưa đọc được thể loại tạp bút Đỗ Hồng Ngọc. Tập tạp bút này sẽ khiến người đọc tò mò, thú vị hơn “Nhớ Đến Một Người”, lại sâu lắng, chắt lọc hơn “Ghi Chép Lang Thang” lại vừa bàng bạc những nỗi niềm của “Thư Gửi Bạn Xa Xôi”. Vì thế Hiền rất muốn, sau khi sửa chữa, bổ sung Thầy nên, rất nên cho xuất bản tạp bút này nhe.

Rồi anh Hai Trầu Lương Thư Trung cũng khuyến khích:

Xin đa tạ Bác sĩ đã gởi cho đọc tạp bút này; mà thực sự đây là những bài “tùy bút” rất hấp dẫn, chẳng những bác sĩ nắm tay dẫn người đọc đi thăm khắp các miền với cảnh với người xưa cùng thăm luôn đời sống của cư dân xưa qua mỗi bước chân đời của bác sĩ nữa nên đọc hoài hổng biết ngán!

Làm sao mà không mê những dòng cảm xúc khi tác giả nhớ đến những chuyến phà Vàm Cống, An Hòa của cả vùng sông nước quen thân mà tôi biết bao lần chờ Bắc chờ đò để qua sông qua biết bao mùa mưa nắng ấy!

Làm sao mà không mê những cảm xúc khi một bác sĩ với kiến thức uyên bác cùng kinh nghiệm già giặn mấy chục năm vậy mà khi bắt gặp “những mùa màng ngày cũ” như bắt gặp lại chính mình ở vùng quê Phong Điền ngày nào của tuổi ấu thơ qua bài “Còn thương rau đắng”?

Làm sao mà không nôn nao trong lòng đôi lúc muốn rụng rời khi nghe câu hỏi “Năm nay người có về ăn Tết?”

Còn nhiều và nhiều lắm những trang sách rất chân tình và đầy cảm xúc như thế, nhiều lắm không làm sao kể cho hết qua vài hàng xúc cảm bồi hồi khi mở ra đọc liền lúc vừa nhận được sách còn nóng hổi này vậy!

Tôi có một điều ước là “phải chi sắp tới có sách in trên giấy thiệt” thì chắc đọc còn mê hơn nữa!

Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên gởi mấy dòng:

“…Đọc hết rồi, đọc trên máy. Mở chữ lớn ra mà đọc muốn bay 2 tròng kính!

Đọc xong thấy cái đầu nhẹ, như thể chữ nghĩa trong tạp bút Đỗ Hồng Ngọc là bàn tay em Cô-Vy 19 mát xa!

Có điều anh hơi “thiên vị” khi “dồn lại” những gì gọi là tinh túy cho xứ Phan Thiết tài hoa của anh thì phải?

Vui nghen.

NLU

… Vậy đó, cho nên mình đánh bạo đưa cho Nhà xuất bản Tổng hợp xem sao.

Một người bạn trẻ của Nhà xuất bản đọc bản thảo, viết môt cảm nhận bất ngờ:

Lững thững, dễ thương, hóm hỉnh. Mỗi bài viết mỗi góc cạnh mới.

Vừa đọc vừa hồi hộp, vừa vui sướng kiểu như đợi từng con chữ hiện ra.

Không biết tác giả đang đưa mình đi đâu đây. Nên cứ thế mà trôi. Trôi rồi cũng có lúc neo mình lại để suy nghĩ, để ngẫm ngợi.

Và thấy hình như mình có thấy mình trong đó. Nhận ra mình cần chậm lại, để nghe trái tim lên tiếng, để cảm nhận những chuyển biến, dù là nhỏ nhất xung quanh mình, trong bản thân mình.

Rồi những bùi ngùi, hụt hẫng khi có những chuyện xưa. Một thời ta sống cùng nó, nay đã không còn như vậy nữa…

Đọc “Để làm gì” không phải để tìm thấy câu trả lời mà rốt cuộc chỉ để nhận ra mình cần sống tỉnh thức trong hiện tại, với những cảm xúc thực của mình: vui, buồn, thương, nhớ, thảng thốt, mến yêu… Biết để sống, biết để thương, với tấm lòng nhạy cảm, rưng rưng với mỗi sự thay đổi quanh mình.

Với những ai đã ở cái tuổi trải nghiệm nhiều, “bùi nhùi” đã sẵn, thì nên cẩn  thận, bởi từng trang sách như từng hơi thở, sẽ sẵn sàng làm bùng lên những cảm xúc sâu thẳm nhất của con người: tình bạn, tình quê, tình đời, tình người… tình nhân gian…

***

Hôm qua, bèn mời hai người bạn già thân thiết gần 60 năm qua – mà người trẻ nhất nay đã 75, ra nhâm nhi cà-phê Đường Sách làm cái gọi là “ra mắt” Để Làm Gì vậy:

 

Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương (Đường Sách Saigon, 5.6.2020).

Mấy ngày trước đó, Lê Ký Thương cũng vừa in tập Dịu Ngọt Lời Quê, gom góp một số bài viết ngắn “dịu ngọt” của mình làm kỷ niệm. Khuất Đẩu còn in hẳn một tập hoành tráng: Tám Mươi Năm Soi Bóng Mình, trong khi Thân Trọng Minh tự ‘xuất bản” cuốn Lữ Kiều Thân Trọng Minh và Những người bạn, do Nguyễn Hiền Đức thực hiện… Lại nghe Nguyên Minh  sắp in một tập 800 trang khổ 16 x 24cm! Thiệt vui.

 

Từ trái : Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Khuất Đẩu, Nguyễn Lệ Uyên, Đỗ Hồng Ngọc…

 

 

Thì ra, mình chẳng đơn độc tí nào!

“Vui thôi mà”, Bùi Giáng nói vậy phải không?

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, ngày 06.6.2020)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Những người trẻ lạ lùng

Fan “Thầm Lặng”

03/07/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Fan “Thầm Lặng”

My Ngoc Vota

Tôi đọc văn của BS Ðỗ Hồng ngọc lâu lắm rồi, sau đó thì subscribed từ internet để mỗi khi có bài mới, sẽ được đọc ngay

Tôi thích lối viết của BS DHN, như đọc những truyện của thời trước 1975, dạo sau này đọc văn theo lối viết mới, dùng các i ngắn thay Y, nghe thật khó nuốt!

Và cũng may mắn có được gần như hầu hết các sách của BS DHN, dù ở xa cũng ráng nhờ cô cháu hay bạn bè bên VN mua rồi ai sang Mỹ lại nhờ mang qua dùm.

Nghe cô bạn sắp về công tác ở VN, tôi “text” dặn nhờ mua dùm sách mới ra ” Về Thu Xếp Lại”, nếu tôi viết hoa đóng ngoặc đàng hoàng thì làm gì có chuyện nhầm lẫn!

Cô bé về VN, ra nhà sách mua dùm tôi, khi trở lại Mỹ, chụp hình cả chục cuốn sách, không có cuốn mới ra lò mà tôi nhờ, lại còn chụp hình bày sách ra cho tôi xem nữa chớ, cô nàng bảo :” em về bển, nhớ tên BS DHN nhưng không nhớ chị dặn tên sách gì nên em hốt hết, tôi mới lập lại tên cuốn sách mới, cô bé tỉnh queo: ” Em tưởng chị dặn em về thu xếp lại”!!!!!

Rồi xong!

Sau đó tôi phải nhờ cô Cháu chạy ra nhà sách mua, sẵn mang đến nhà xin chữ ký tác giả và chờ người qua Mỹ mang sang dùm, đấy có được cuốn sách thật nhiêu khê không các bạn?

Như đã nói, tôi thích lối văn của tác giả, thích luôn cả cách đặt các tựa đề của mỗi cuốn sách, thí dụ như “Gió Heo May Đã Về” đế chỉ cho cái tuổi Già đang đến mà theo ý tôi là tuổi Già “lù lù” đến viếng thăm mà đuổi không đi nhất định ở lại với mình, ha ha!!!

Cuốn sách mới nhất tôi có là “Về Thu Xếp Lại” khi Tác Giả bước vào tuổi 80
mà tôi đang nghiên cứu đây

Các bạn có thể vào trang nhà của BS Đỗ Hồng Ngọc tìm đọc nhé (nếu thích… như tôi).

Tính chấm dứt vài chục dòng suy nghĩ của tôi mà còn quên 1 chuyện, ngoài những Truyện viết, Tác Giả còn có những bài thơ hay mà ông Anh tôi đã phổ nhạc, nghe đi nghe lại không chán, à không phải mèo khen mèo dài đuôi đâu nghe bạn, nói thiệt đó 🙂

xin mời nghe:

Bông Hồng Cho Mẹ

youtu.be/CBk4jUw1IKs

Mới Hôm Qua Thôi

www.youtube.com/watch?v=I8CXZSy2Omg

Thư Cho Bé Sơ Sinh

www.youtube.com/watch?v=AFcTNEGe9n0

 

(Mỹ Ngoc Vota 7/1/19)

…………………………………………………………………………………………

Ghi chú: Bài này thấy trên Flickr, ghi An album by My Ngoc Vota. Và một người bạn xa xôi đã chuyển cho tôi. Xin cảm ơn My Ngoc Vota, cảm ơn DH.

“Vota” là “Võ Tá”. Mỹ Ngọc là em ruột của nhạc sĩ Võ Tá Hân đó bạn ạ, nên cô mới nói “không phải mèo khen mèo dài đuôi đâu nghe” khi khen nhạc của ông anh mình!

“Tủ sách” của My Ngoc Vota

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

NQC: Lang thang cuối năm…

25/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Lang thang cuối năm…

 

by Huyền Chiêu

 

Nguyễn Quang Chơn

Cuối năm. Sắp Noel rồi. Trời cứ rả rích buồn. Thôi vác ba-lô đi đâu đó cho vui…. Tâm chọn Nha Trang và Đà Lạt. Nha Trang mưa lai rai, vẫn ồn ào với bọn khách tàu khách nga…, thôi thì đi Ninh Hòa thăm anh chị Khuất Đẩu – Huyền Chiêu, rồi đi Dốc Lết thăm người cháu kêu bằng cậu, nay đã là sư cô, sư bà, trụ trì một chùa to đùng ở đây!…

Tìm nhà “song kiếm hợp bích” Đẩu Chiêu là một kỳ công. Đã ghé anh chị một lần nhưng không còn lưu đường, lưu số. Vội nhắn tin, rồi phone cho anh Đỗ Hồng Ngọc hỏi thăm. Sư thầy cũng không nhớ, chỉ bảo gần một cây cầu. Thôi anh, “một cây cầu!” như một “thiền án”, làm sao em “ngộ” được, lỡ cứ đi tìm, gặp cây cầu sông Hàn thì chết! Rồi không biết ảnh lục đâu ra một số điện thoại bàn và email ngay thông tin (rất là 4.0)…. mà gọi hoài chẳng ai bắt máy. Thôi thì cứ đi….

Nửa đường, vận dụng trí nhớ, nhớ ra đường Trần Quý Cáp. Rồi nhớ lần lần đến số 181, không phải, hỏi dần. “Qui langue a, à Rome va”. Rồi cũng tìm đến đúng nhà. Ok, chắc chắn vĩnh viễn không bao giờ quên nữa!…

Anh chị đang ở nhà. Khỏe, vui. Anh Khuất Đẩu thần sắc tốt hơn nhiều so với lần gặp hai năm về trước. Hàn huyên một chút rồi cùng nhau đi Dốc Lết. Chùa của cô tên là Huệ Hà. Tên cũng đẹp mà chùa cũng đẹp. Cô thật giỏi, một mình vừa tìm ngân sách, vừa thiết kế, chỉ đạo thi công. Vừa đi chọn từng nghệ nhân, tạc tượng, đúc chuông, trong 3 năm đã xong chùa…

 

Chùa Huệ Hà của Sư cô Minh Lạc, Dốc Lết

 

Đại hồng chung của chùa tiếng ngân diệu vợi. Âm thanh tuyệt vời. Vang xa và ngân dài, u u như tiếng sóng, gần hai phút mới ngưng. Đặc biệt, trên chuông có khắc đúc một bài ký của thầy Tuệ Sỹ, và trong chánh điện, cũng có hai dòng lạc khoản chữ Hán của thầy khắc trên hai câu đối trang trọng. Chúng tôi thắp hương đảnh lễ, tiếng chuông chùa ngân nga, nghe hồn mang mang, thanh thoát…

Cô mời một bữa cơm trưa. Đạm bạc mà ngon lạ lùng. Chén trà đậm, ly cà phê thơm. Một chiếc ghế ngả lưng. Anh Khuất Đẩu lim dim khói thuốc. Chị Huyền Chiêu nghe cô kể chuyện đạo tràng, chuyện xây chùa, cũng lắm nhiêu khê. Tu, cũng phải lắm thiện duyên và một tâm thức vững vàng…

A Di Đà Phật. Chúng tôi ra về trong quyến luyến. Anh chị Khuất Đẩu hẹn một ngày sẽ trở lại với chùa. Đưa anh chị vô nhà và chúng tôi trở lại cõi đời thường. Nhưng thấy tâm nhẹ hơn, lòng vui hơn. Nắng hửng lên một chút rồi lại nặng hạt mưa cuối mùa đông, se se lạnh…

Mai, tạm biệt Nha Trang, chúng tôi đi Đà Lạt. Xin cám ơn anh ĐHN, anh chị KĐ, HC và sư cô Minh Lạc!…

(NQC, Đà Nẵng)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng

thơ Trần Vấn Lệ: Nhặt Nắng

16/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Nhặt Nắng

Sau một đêm mưa, nắng trở mình, cảm ơn lắm nhé Nắng Bình Minh!  Kìa ai nhặt nắng trong vườn đó / có thấy trong vườn bướm lượn quanh?

Có thấy lòng ai như cũng nắng, choàng vai em ấm được không em…Mình đi đi tới Bồng Lai nhé, chỗ nhạc thơ reo rất não nùng…

Là bởi đêm qua buồn quá buồn, nhạc từ thiên cổ nối mưa tuôn, thơ từ thiên cổ ngâm chưa mục…Sông suối vừa vang tiếng của nguồn!

Em nhặt nắng đi.  Anh cũng nhặt.  Hạt nào là ngọc của riêng em…Hạt nào là bụi mưa còn ướt / mình nhặt hong chờ nắng rực lên…

Mình sẽ đi về Thế Kỷ Mơ…Mình sẽ đi về Xưa Rất Xưa…Áo em gió động màu trăng nhạt / óng ánh tình yêu mỗi sợi tơ…

Và em bung lụa cho anh ngắm / cả dải giang sơn nắng dịu dàng…Một buổi bình minh vào kỷ niệm…ngàn năm ghi ở sách muôn trang!

Sau một đêm mưa, nắng trở mình, bàn tay em hứng cả âm thanh – tiếng con chim hót trên nhành liễu, tiếng của hoa vàng, của bướm xanh…

Nhặt nắng đi em, mình nhặt nắng!  Bà ba mấy túi áo đầy chưa?  Anh yêu Đất Nước mình chi lạ…mà một em thôi!  Thật bất ngờ…

Trần Vấn Lệ

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Những người trẻ lạ lùng

Thư gởi bạn xa xôi: Vài hình ảnh “về Miền Tây” (tiếp theo)

25/10/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi: Vài hình ảnh chuyến “Về Miền Tây” (tt)

Đỗ Hồng Ngọc

Đến Châu Đốc thì đã quá tối. Mình và Châu Văn Thuận, Lê Ký Thương ở chung một phòng khá tệ, đầy mùi thuốc lá… Hai bạn mình cũng nòi tình hay nhớ nhà, cứ lúc lúc lại ra ngồi chỗ vắng. Làm gì vậy? Nhớ nhà! Thì ra “nhớ nhà châm điếu thuốc”… mà còn chịu không nổi mùi thuốc lá trong phòng do khách trước để dành lại.

Dầu vậy, sáng sớm, mình và LKT ra ngồi cafe ngoài đường với nhà thơ Vũ Trọng Quang. Có một chiếc xe vua trờ đến. Thì đi.

Lụm cụm cả rồi! Vũ Trọng Quang trẻ nhất, tự xưng mình tuy là Vũ Trọng Quang mà “không quan trọng” đỡ giùm hai bạn già lên xe…

Xe vua dư sức chở 4 người, nên khi 3 anh em ổn định xong, người bạn đạp xe một vòng Châu Đốc… ra tận công viên, phố chợ… cho Quang mua được tờ báo sáng theo thói quen của chàng!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nắng lên, buổi ăn sáng ở bờ sông Hậu êm ả, nước về mênh mông, cả đoàn ghé vào thắp nhang đền Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh rồi qua Châu Giang, thăm vùng người Chăm …

Trong lúc mọi người mua sắm quà lưu niệm thì mình tìm chụp vài hình ảnh đời sống, con người…

Châu Giang, Châu Đốc 18.10.2018 (photo: Do Hong Ngoc)

Đoàn bắt đầu đi thăm Trà Sư, rừng tràm nổi tiếng mùa nước nổi, trên đường đi Tịnh Biên.

 

mùa nước nổi (photo ĐHN)

 

“mệnh mông rừng tràm” (LNV), và lục bình cám cũng mênh mông không kém ở Trà Sư (photo Do Hong Ngoc).

thuyền nhỏ chèo tay len lỏi giữa rừng tràm và… những ổ chim (photo ĐHN)

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiều tối đó, đoàn quay về Cần Thơ. Đã hẹn các bạn Cần Thơ lúc 17g mà đến 19g30 mới đến nơi! Đường xa vời vợi. Mưa mênh mông.

LKT bỗng lên cơn đau, xe dằn xóc chịu hổng nổi, lạnh toát, nôn mửa… làm mình và TTM một phen vất vả, đành phải ngủ lại Cần Thơ đêm đó, trong khi đoàn Quán Văn giao lưu với Hội văn nghệ Cần Thơ xong thì về thẳng Trà Vinh lúc nửa đêm. Sáng hôm sau nghe nói đoàn đã đi thăm Ao Bà Om, chùa Âng, chùa Hang.

Sau một đêm ‘thuốc thang” với sự trợ giúp của vợ chồng Bác sĩ Trần Văn Tốt – bạn cùng khóa với mình và TTM sống ở Cần Thơ – LKT ngủ thẳng một giấc sâu, sáng khỏe hẳn. Anh em lại ra bến Ninh Kiều chụp tấm hình kỷ niệm, nhắc chuyện xưa của chàng thiệt vui.

Bến Ninh Kiều sau cơn mưa đêm. Bên kia là Cồn Ấu. Trần Hoài Thư có nhớ gì không bạn ơi? Khi thương trái ấu cũng tròn…

Trước khu mộ Cụ Nguyễn Đình Chiểu.

Nhóm mình bắt kịp đoàn ở Trà Vinh rồi cùng về Bến Tre. Chương trình sẽ viếng mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản và Võ Trường Toản nhưng rốt cuộc chỉ thăm được mộ Nguyễn Đình Chiểu vì xe không vào được đường cấm tải trọng. Tuy vậy, TTM cũng hướng dẫn Ban Mai và Tịnh Thy, Thanh Hằng đi xe ôm vào tận nơi. Một kỷ niệm đáng nhớ ở Bến Tre là người học trò cũ của Ngọc Anh (vợ nhà văn Nguyên Cẩn) nay là một người “ăn nên làm ra” ở Bến Tre nhớ ơn thầy cô đã làm một bữa tiệc khoản đãi cả đoàn chu đáo. Lại có buổi giao lưu văn nghệ thân tình, ấm áp. Thời buổi này có một trường hợp học trò xưa còn nhớ ơn thầy cô cũng đã là quý hiếm, cảm động.

 

Rồi hôm sau, đoàn tham quan các khu thủ công làm kẹo dừa Bến Tre, nghe đàn ca Tài Tử rồi đi thuyền nhỏ trên rạch dừa nước để ra thuyền lớn, đưa mọi người đi thăm cả 4 cù lao Long, Lân, Quy, Phụng, chỗ của ông Đạo Dừa.

Trên đường về, qua cầu Rạch Miễu, ghé thăm nhà lưu niệm Sơn Nam.

Một chuyến đi đọng nhiều kỷ niệm đẹp. Anh chị em Quán Văn ngày càng hiểu nhau, thương quý nhau, gắn bó nhau hơn. Phải nói cảm ơn BTC, cảm ơn Mỹ Lệ, Nguyễn Đình An, Đoàn Văn Khánh cùng “già làng” Nguyên Minh đã tổ chức rất thành công.

Buổi sáng hôm sau (22.10.2018) mọi người chia tay nhau tại Đường Sách cũng là một kỷ niệm khó quên.

Với chúng tôi, những người bạn thiết của một thời Ý Thức, nay đều đã U80 cũng thấy mình trẻ lại qua chuyến đi này. Chỉ tiếc đoàn không ghé thăm nhà cũ vườn xưa của nhà văn Trang thế Hy.

Buổi chia tay bùi ngui ở Đường Sách Tp HCM sáng sớm ngày 22.10.2018 để rồi người về Huế, người về Đà Nẵng, Quy Nhơn… Hình như họ đều hẹn nhau tái ngộ một ngày nào đó không xa.

 

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi: Vài hình ảnh chuyến “về miền Tây”

25/10/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi: Vài hình ảnh chuyến “về miền Tây”

Đỗ Hồng Ngọc

Buổi họp mặt bạn bè kỷ niệm Sinh nhật Quán Văn lên 7 (ngày 16.10.2018), đồng thời cũng là Sinh nhật của bán nguyệt san văn học nghệ thuật Ý Thức, ra đời cách đây 47 năm. Số Quán Văn 59 này giới thiệu một khuôn mặt văn học miền Tây là Trịnh Bửu Hoài ở Châu Đốc, vì thế ngày hôm sau, 17.10. 2018 bạn bè đã làm một chuyến Tây du, “về Long Xuyên Châu Đốc…” cùng Trịnh Bửu Hoài, không chỉ thăm bạn bè văn nghệ mà còn thăm vùng đất phương Nam mùa nước nổi xứ của Núi Sam, của rừng tràm Trà Sư, của Bà Chúa Xứ rồi còn ghé qua Cần Thơ, Trà Vinh, Bến Tre…

Không chỉ anh chị em Quán Văn mà còn có cả anh em Ý Thức, chuyến này chỉ có 5 bạn già có mặt, vắng những Lữ Quỳnh, Trần Hoài Thư… Dù sao thì cũng có Nguyên Minh, người chèo đò cho cả hai tờ báo văn nghệ này, có Thân Trọng Minh (Lữ Kiều), Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê), Châu Văn Thuận, Lê Ký Thương, năm anh em của “mùa thu cũ”, của “gió heo may”…

từ trái: Châu Văn Thuận, Nguyên Minh, Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê), Thân Trọng Minh (Lữ Kiều), Lê Ký Thương (cafe Vườn Hồng, Bến Tre 20.10.2018)

Chuyến đi khá đông, gần 50 người, toàn là những bạn bè và cộng tác viên thân thiết của Quán Văn, từ Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Phan Thiết, Vũng Tàu… và Saigon. Đa số là những người “bạn trẻ”, những cây viết sung sức, rất hòa đồng, dễ thương. Phải nói thêm có “lạc” một người từ phương xa là Nguyễn Minh Nữu, từ Mỹ về, rất vui nhộn, hoạt bát, một MC bất ngờ!

Ghé qua Sadec cho mọi người thăm nhà “Người Tình” Huỳnh Thủy Lê một chút. Mình và mấy người bạn tạt qua thăm Kiến An Cung, ngôi chùa cổ gần đó. Không có nhiều thì giờ nên không ghé thăm chùa Kim Huê và thăm nhà ông Tư Khánh, nhân vật gắn bó với “Bột Bích Chi” nổi tiếng một thời, vừa qua đời.

Qua phà Vàm Cống thì đã vào Long Xuyên. Tưởng kỳ này được đi cầu mới bắc ngang sông Hậu, nhưng nghe nói cầu đang sửa, đành chờ kẹt phà cả tiếng đồng hồ!  Đến Long Xuyên rồi đây. Mới mấy năm mà xa lạ quá. Đường phố rộng rải, sầm uất, nhộn nhịp rồi. Mọi người ăn bún mắm đặc sản. Mình chỉ ăn cơm với cá linh rang mùa nước nổi… và dự định làm một chuyện riêng: thăm ngôi nhà cũ Nguyễn Hiến Lê. Cả đoàn chuẩn bị buổi giao lưu giữa anh chị em Quán Văn và bạn bè văn nghê An Giang Châu Đốc, còn nhóm mình tách riêng một lúc. Không ngờ mới nêu ý kiến đi thăm nhà cũ NHL với TTM, LKT, CVT (nhóm Ý Thức) thì đã được sự đồng tình của Hoàng Kim Oanh (Đại học Saigon); Nguyễn Thị Tịnh Thy (Đại học Sư phạm Huế); Ban Mai (Đại học Quy Nhơn) và cả nhà văn Hiếu Tân (Vũng Tàu), họa sĩ Thanh Hằng, và Pham Thành Hiền (An Giang)…

trước phòng làm việc của học giả Nguyễn Hiến Lê, 92 Tôn Đức Thắng, Long Xuyên.

 

Đỗ Hồng Ngọc thắp nén nhang và đặt cuốn sách vừa tái bản “Nguyễn Hiến Lê, con người và tác phẩm” của một nhóm tác giả gồm Trần văn Chánh, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Anh Dũng, Nguyễn Duy Chính, Nguyễn Chấn Hùng… lên bàn thờ ông.

 

Các bạn dành một phút tưởng niệm NHL. Các cô giáo Kim Oanh, Tịnh Thy, Ban Mai… đều nói từ tuổi thơ đã đọc, đã học nhiều từ NHL nên hôm nay như được đến thăm người thầy cũ của mình, với nếp sống giản đơn, thanh bạch, để lại đời nhiều bài học đáng quý trọng.(hình TTM).

Sau đó nhóm bạn kịp thời về dự buổi giao lưu tại một quán cafe sân vườn rất đẹp ở Long Xuyên. Cảm động vì các bạn trẻ trong Hội văn học nghệ thuật An Giang nói về người đàn anh, người thầy đi trước của mình: nhà văn Trịnh Bửu Hoài. Dịp này nhiều bài thơ, bài hát, vọng cổ đã được trình bày rất hay. Trong đoàn Quán Văn có Elena, người Ý, vợ nhà văn Trương Văn Dân tiếng Việt chưa rành mà điệu ca cổ nào cũng thuộc! Đáng khen TVD!

 

Kim Oanh nói đôi lời về việc vừa ghé thăm nhà cũ NHL. Phạm Thành Hiền cho biết ở Long Xuyên cũng đã có con đường mang tên Nguyễn Hiến Lê. (còn tiếp).

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng, Thư gởi người bận rộn, Vài đoạn hồi ký

Nguyễn Quang Chơn: GIẤC MƠ

21/08/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Giấc mơ

 

“Đố ai nằm ngủ không mơ, biết em nằm ngủ hay mơ, …, nửa đêm anh đến, đứng chờ ngoài hiên…” (PD). Đúng vậy, ai ngủ mà chẳng có mơ. Nhiều người bảo rằng, ngủ không mơ là ngủ sâu, ngủ khoẻ. Ngủ hay mơ là ngủ chập chờn, ngủ yếu!… Riêng tôi, bây giờ, tôi thích những cơn mơ trong giấc ngủ…

Hồi nhỏ tôi hay gặp ác mộng. Khi thì bị bóng đè thở không nỗi, nhìn thấy ba mẹ ngồi bên cạnh, nói cười đó, mà không kêu cứu được, sợ lắm! Khi thì thấy bị kẻ xấu rượt đuổi chạy thất kinh!… làm giấc ngủ chập chờn, sợ hãi…

Bây giờ thì ngược lại, trong giấc ngủ tôi hay thường thấy những người thân, những chuyện lành. Vì vậy, khi ngủ có mơ làm tôi vui và ngủ sâu. Có thức giấc nửa chừng cũng ngủ lại được ngay để chờ giấc mơ khác đến!…

Tuần trước tôi mơ thấy gặp mấy người anh tôi kính trọng, Bửu Ý, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Đức Sơn…Sáng ra nhớ lại giấc mơ, cũng một chút tâm linh, gọi anh Bửu Ý. Anh bắt máy với giọng sang sảng vui. Hỏi anh khoẻ không? Hỏi anh còn uống được không? Anh bảo khoẻ. Trưa ăn cơm uống một chai bia. Chiều một ly rượu vang. Tôi mừng và hẹn anh một hôm nào đó chạy ra Huế thăm và…nhậu…

Gọi anh Ngọc, anh bảo sức khoẻ tàm tạm. Lâu quá không gặp nhau. Anh vẫn nhớ Đà nẵng. Tôi bảo vậy sẽ mời anh ra Đà nẵng một chuyến chơi!…

Mời anh một chuyến chơi. Một ý nghĩ cũng hay bất chợt. Nhưng nghĩ cho cùng, một mình anh đi cũng buồn. Tôi gởi một text message, nói mời luôn mấy anh chị bạn khác như LKT, KQ, TTM, KĐ, HC…

Vài ngày sau thấy anh nhắn tin, mọi người hỏi lý do vì sao Chơn mời vậy, anh đã nói bừa, chắc kỷ niệm ngày cưới đó. Tôi trả lời anh, tại vì em thích. Muốn anh chị em mình cùng du hí một chuyến. Sau, anh nhắn tin xin lỗi, mọi người bận, không đi được! Vậy đó, ở cái tuổi này, dễ gì tụ họp, đi xa. Vả lại, những bậc thức giả, họ hay thắc mắc, cái gì cũng phải có nguyên nhân, giải thích không rõ ràng, thuyết phục, dễ gì họ chịu nghe, chịu làm!…

Gọi anh Sơn Núi không được, tôi làm một bài thơ nhỏ tặng anh đưa lên face book. Hai ngày sau nhận tin anh Võ Chân Cửu với bức hình mới nhất của anh Sơn. Kèm tin: “rất yếu, không đi lại được, chân phù, bác sĩ bảo “đi” bất cứ lúc nào. Ch. sắp xếp lên thăm, biết đâu lần cuối!…”

Vậy đó, những giấc mơ, có cái hay của nó!

Tôi thường hay mơ mình đi học. Lúc thì đến lớp muộn, lúc thì đang trong nội trú, lúc thì ngồi trong lớp thật đông, thầy giảng chẳng hiểu gì. Thức giấc, ngờ ngợ là những giảng đường Đại học Khoa học Sài gòn ngày xưa đông đúc, với bạn bè lạ hoắc…

Tôi cũng hay thấy mình đi học ngang qua một lạch nước, có cái nhà thờ nho nhỏ…. Mới nghiệm rằng, đó là con đường từ nhà đến trường tiểu học Tam Kỳ, nơi tôi đã đi mỗi ngày mưa nắng suốt năm năm…

Tôi cũng hay gặp “con người” trong giấc mơ. Cái kỳ lạ là tôi không hay gặp những người tôi thường chơi hằng ngày, mà gặp những người tôi không hề nghĩ đến, hay những kẻ mà chúng tôi đã tan đàn, xẻ nghé từ lâu, cả những người ganh ghét, thị phi với tôi trong cuộc sống. Nhưng trong giấc mơ, tôi gặp họ vui vẻ, hoà hợp, tự nhiên. Thức giấc tự nghĩ tại sao vậy? Có lẽ trong thực tế hiện hữu, vì cái này cái nọ, khoảng cách “người-người” bị đào sâu. Nhưng tận đáy lòng mình, tôi vẫn yêu thương họ, nên giấc mơ đưa họ đến với tôi cùng nỗi thiện lương!..

Giấc mơ đến rồi đi. Không đọng lại. Có khi sáng ngày cố nhớ nhưng không nhớ được, cũng như những áng mây trên trời. Thuở nhỏ tôi thường thích ngắm mây trời và tưởng tượng, hình dung đủ thứ. Nào ông Phật, nào bà Tiên, nào con cọp, con rồng, và thậm chí dệt nên những câu chuyện trên mây. Rồi mây bay, rồi tan biến…

Bây giờ đêm nào ngủ không có giấc mơ là tôi buồn. Vì bây giờ nhìn trời, nhìn mây, tôi không còn thấy câu chuyện cổ tích nữa, bởi ý thức tôi đã khác, đã dày dạn. Chỉ trong giấc mơ, tôi không làm chủ được ý thức của mình, mà cứ để cho lòng mình thả lỏng dệt giấc mơ, những giấc mơ hiền!…

NQC

20.8.18

……………………………………………………………………………………..
Thư Cao Kim Quy:

Thân gởi Chơn,

Nhân đọc bài viết này, cũng muốn trước hết cảm ơn nhã ý của Chơn định cho bọn này (Q/T) “ăn theo” anh Đỗ Hồng Ngọc mà…chưa thành!

Phàm người ham…”học”  hay hỏi những câu như vì sao, như thế nào… anh Ngoc nhắn tin đột ngột quá nên mình cũng thắc mắc “nguyên nhân” bởi vì mình hiều chuyện gì cũng phai có nguyên nhân. Tuy nhiên mình không ngạc nhiên vì câu trả lời của Chơn “chẳng lý do gì, chỉ là….em thích!”

Bài viet của Chơn khiến mình hieu ngay. Ly do rất rõ ràng đó chứ! Đó là cảm giác có thể mất nhau bất cứ lúc nào, vậy sao không lập tức nghĩ ngay đến chuyện cận kề nhau khi có thể. Giây trước và giây sau mọi chuyện đã có thể vụt thay đổi, và ta chỉ có thể nắm lấy ngay giây phút hiện tại mà thôi! Có ai níu được quá khứ và có ai sở hữu được tương lai. Cái “em thich” của Chơn là một trải nghiệm trong tich tắc khi vừa rời giấc mơ đêm mà cũng là giọt nước tóe ra từ ly nước đầy sau cả một đời suy nghiệm. Mình hiểu và mình hoàn toàn đồng ý những kiểu “em thích” nghe tưởng như bốc đồng của tuổi… trẻ mà thiệt ra là của một con người trầm tĩnh thủng thẳng đi qua hết những buồn vui của đời người.

hãy mừng rằng mình có thể rủ được mà người khác không thể (chưa thể) đáp ứng lời rủ rê đó. Vậy là dù sao minh cũng đã may mắn hơn họ rồi.

Vì bọn mình vẫn còn là “người phàm” nên buồn buồn là đúng rồi, Chơn hỉ. chỉ có anh Ngoc quá siêu nên đã vượt qua được buồn vui đời thường. Bọn mình ráng học theo “thầy” 🙂

…………………………………………………………………………..

 

Thư Đỗ Hồng Ngọc gởi Nguyễn Quang Chơn,

Không phải một mình Cao Kim “thắc mắc” đâu! Cả TTM cũng “ngạc nhiên” nữa. Sao bỗng dưng NQC… nổi hứng mời cả bọn ra chơi Đà Nẵng một chuyến vậy nhỉ? Riêng anh Ngọc thì hiểu NQC quá nên không “suy tư” tí nào. Ở tuổi Chơn mà còn cao hứng vậy là mừng rồi! Thì ra là từ một Giấc mơ. “Giữa đêm thức dậy/ Ngồi ôm tóc dài/ Giật mình lau trắng trong tay” (TCS)…

Hơn ai hết, NQC trải nghiệm mấy phút bên bờ tử sinh khi kịp đặt cái stent dạo nọ rồi đó Cao Kim ạ. Anh Ngọc còn hơn thế, nên hiểu và thương Chơn nhiều. Chơn phone anh Ngọc, gọi Bửu Ý, gọi Sơn Núi… gọi quanh mình… khi vừa ra khỏi cơn mơ.

Rồi Chơn than… thở. Gặp nhau thôi mà đã khó, huống chi “vân tập” đường xa. Làm sao gọi được NXT, TYT, VHT… rồi Thu Vàng, rồi Khánh Minh, rồi Nguyệt Mai…?

Anh Ngọc mới bèn an ủi Chơn: Buồn chi… em ơi! Nó vậy là Nó vậy (Như thị!). Phải có “duyên” mới xong (nghe nói Duyên-Tùng sắp về đó nhe Chơn).

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên (Trần Nhân Tông) nhớ không?

ĐHN

(21.8.2018)

 

Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Cao Kim Quy, Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Phạm Văn Hạng
(Đường Sách 18.8.2018)

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi: Về chuyến đi Tây Nguyên

26/03/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

 

Thư gởi bạn xa xôi

Về chuyến đi Tây Nguyên

Gần mười ngày về đến nhà rồi mà mình vẫn còn chưa “nguôi ngoai” nỗi nhớ Tây Nguyên đó bạn ơi. Người bạn cùng đi chung đoàn, Nguyễn Thiên Công, dù nay đã về đến Đức quốc xa xôi buốt lạnh kia rồi nhưng chắc cũng còn ”thao thức” mãi, không thể ngủ được! Bạn biết không, mình đi đâu bây giờ cũng thành… niên trưởng. Già khú đế rồi. Nhưng đi chuyến Tây Nguyên này về thấy mình bỗng trẻ lại. Phải cảm ơn ông bà Thức-Lý, người ”tổ chức” mát tay, luôn căn dặn ”không được cảm ơn tụi tui nghe”. Thôi thì cảm ơn cháu Huệ, phụ tá của hai ông bà vậy.

Đoàn đăng ký đi 18 người, giờ chót… Nh và B phải ở lại vì Nh bệnh nặng bất ngờ. Chuyến đi này thiếu Bách-Vinh, Thủy-Cung… bù lại có Công-Châu, Cường-Hiền, Triệu Minh, Thu Việt, Thức, Hậu… và nhóm bạn mình Thân Trọng Minh-Thanh Hằng, Lê Ký Thuơng. Dĩ nhiên đoàn luôn có Phan Chánh Dưỡng rất dễ thương và uyên bác.

Bạn hỏi chuyến đi Tây Nguyên này có gì gây ấn tượng nhất cho mình ư? Nhiều đó. Ấn tượng nhất là MăngĐen, Hồ Lak, Bảo tàng văn hóa các dân tôc Tây Nguyên, Thác DrayNur và… Café Arul culture house.

Quốc lộ 14 bây giờ đẹp lắm rồi. Nhớ xưa, đi BMT đường sá vất vả cỡ nào! Xe mới đến Bình Phước, sóc Bam Bo thì đã có bạn hát ‘cắc cum cùm cum” rồi, tiếp đó là Bóng cây Kơnia… Ủa, ‘bóng ngã che ngực em/ về nhớ anh không ngủ’ là sao? Ai đó bèn giải đáp, có gì đâu, vì ‘anh’ cũng hay che ngực em hoài như vậy! Nhưng ‘bóng tròn che lưng mẹ/ về nhớ anh mẹ khóc’ là sao, thì có gì đâu, hồi nhỏ, mẹ vẫn cõng anh lên nương lên rẫy đó thôi.

Đến Đak Nông rồi!

Dak Nông

Dọc đường, đã thấy rất nhiều khu thị tứ sầm uất. Ghé cafe võng. Mọi người  nhắc Bách, Vinh, Nhân, Bình… và ‘bình luận’ sôi nổi còn hơn cả Kim Dung và Kim Thánh Thán!   

Có con đường tránh Dak Lak, đi thẳng lên Pleiku (Gia Lai). Ai đó nhắc câu thơ Bút Tre: “Anh đi chiến dịch Plây/ Ku dài dằng dặc biết ngày nào ra?”… ôi thơ đầy sáng tạo!

Trên xe có Phan Chánh Dưỡng thì không sợ đường dài. Anh kể cho nghe những thời kỳ khó khăn, những bài học kinh nghiệm thật sống động phong phú. Lại có nhà báo Nguyễn Trọng Chức, đẹp trai, thông thái, có bộ râu mới tỉa tót, hãy còn trẻ măng, chưa tới 70. Có Vũ Thế Cường, nhiếp ảnh gia, hào hoa phong nhã; lại có nhà khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu xinh đẹp, sắc sảo, biết chuyện ngàn năm trước ngàn năm sau… Cô bảo hồi nhỏ đi học, bạn trai cứ ghẹo: Hậu ơi, Trẫm nè. Hậu hỏi Trẫm nào thế? Sao nhiều Trẫm quá vậy?

Còn Triệu Minh là một bạn trẻ có nụ cười thật xinh, ở Đức về, giống hệt Triệu Minh trong Cô gái Đồ Long, người mà NTB có lời gởi gấm cho cả đoàn; Thu Việt cây ngâm thơ thứ thiệt, hóa ra là ”em kết nghĩa” của Thái Kim Lan.(Xin nói rõ, với mình, gần 80 tuổi đầu, thì những ai 60-70 đều là trẻ măng cả!). Trên xe, các bạn ca hát, ngâm thơ, kể chuyện tếu nên chẳng thấy đường xa chi mấy!

 

”cả nhà” Tây Nguyên

Xe đi một mạch đến Kontum. Nhớ năm nào ghé thăm nhà văn Trần Duy Phiên. Nay anh đã về ở luôn Saigon. Buổi sáng, nhìn dòng sông Dak Bla mùa nước cạn, lững lờ trôi. Có quán café Gió và Nước bên cạnh.  Đẹp. Café ngon. Thứ thiệt. Tuy nhiên, mình vẫn thích Gió và Nước ở Bình Dương hơn. Nó thiên nhiên hơn, gần gũi hơn, thanh thoát hơn.

Cafe Gió và Nước, Kontum
Lê Ký Thương – Đỗ Hồng Ngọc (14.3.2018)

Sớm mai, lên đường đi Măng Đen, cách Kontum 50km, ở độ cao 1200m. Ở đây là vùng 3 biên giới mà một con gà gáy thì 3 nước Việt-Lào-Kamp đều nghe. MangDen nay là khu du lịch sinh thái, rừng thông bạt ngàn, hoa sim tím rực, khí hậu tuyệt vời. Thác Pa Sỹ, có 186 bậc xuống. Nhóm trẻ (<70) thì đi,  nhóm U80 thì ngồi nghe thác đổ… sau hè và café với núi rừng. À không,  khám phá vườn tượng Măng Đen. Tuyệt vời. Những đất nước gió lửa. Những sinh trụ dị diệt…  Phải nói thêm, cung đường đèo đi Mang Den quả thật tuyệt vời!

 

Vườn tượng
(photo: Cường)

Rồi đoàn ghé thăm chùa Khánh Lâm. Mình gặp thầy Nhuận Bảo trò chuyện cũng vui.

Đường xuống thác Pa Sỹ

 

Một nhóm thanh niên sinh hoạt

Buổi trưa về lại Kontum, thăm nhà Rông và Nhà thờ gỗ 100 năm nổi tiếng nơi này. Nhóm mình ghé thăm Viện mồ côi sau nhà thờ gỗ. Viện đang nuôi 200 em từ 2 tháng đến tuổi thành niên.

Đoàn ghé thăm Nhà Rong bên chiếc cầu treo bắt qua sông Dak Bla rất đẹp. “Cả nhà” cùng chụp chung tấm hình kỷ niệm (thiếu TTThức và cháu Huệ).

 

 

Tối về lại Pleiku nghỉ đêm. Ghé tham quan Biển Hồ. Mình rất muốn thăm thầy Giác Tâm chùa Bửu Minh nhưng không còn thì giờ. Nhớ hôm nào thầy Giác Tâm về Saigon gặp mình, mang cho rất nhiều cafe. Thầy có blog đăng khá nhiều bài viết của ĐHN!

Sáng sớm hôm sau, khởi hành về Dak Lak (BMT).

pho to: DHN

Dak Lak bây giờ khác xưa nhiều. Hôm đoàn đi Buôn Đôn thì nhóm nhỏ mình ở lại vì đã biết Buôn Đôn. Mình và LKT ghé thăm Bảo Tàng văn hóa các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nằm ngay trong khuôn viên Biệt điện Bảo Đại.

Bảo tàng nằm trong một dự án do Pháp hỗ trợ kỹ thuật nên khá bắt mắt và hoạt động rất tốt. Nhiều đoàn học sinh được nhà trường đưa đến tham quan, học tập.

Bảo tàng văn hóa các dân tôc Tây Nguyên (Internet)

Nhờ một người bạn giới thiệu cho một quán cafe ”đặc sệt Tây Nguyên”, không phải kiểu Saigon máy lạnh, nhạc ầm ỉ… Và người bạn dẫn tới Arul! Thôi đúng rồi. Buổi trò chuyện với Len chủ quán thật tuyệt vời. Không chỉ xinh đẹp, cô còn có cá tánh mạnh mẽ, đáng phục. Cô giải bày cách nào đã thoát ra khỏi những hủ tục, đã sưu tập tất cả những thứ ‘’mọi người vứt đi’’ để có một quán không chỉ bán cafe mà là một địa điểm văn hóa thực sự. Cô cho biết đã trải qua nhiều năm bị trầm cảm nặng và rồi cương quyết chọn lấy cho mình một con đường đi riêng, chỉ làm theo sở thích mình, thực hiện ý chí mình. Cô bảo làm việc thì có hai mục tiêu: một là mưu sinh và hai là hạnh phúc. Cô chọn hạnh phúc. Nên công việc dù vất vả đến đâu cô vẫn rất vui. Cô ngạc nhiên thấy nhiều người làm việc với nỗi khổ đau. Khi nói về người cha đã mất, cô nói gọn: “bạn về trước, bạn về sau thế thôi’’. Cô dạy con cũng một cách mạnh mẽ như thế, coi con là bạn, xưng hô với con là cậu với tớ, bình đẳng, không bao giờ coi điểm học tập của con mà chỉ hỏi con học môn này có thích không, khuyến khích tinh thần tự học, tự khám phá… Mình còn trở lại Arul hôm sau cùng nhà báo NTC, nhà khảo cổ NTH, Minh, Hằng. Len dành thì giờ cho nhóm mình, trò chuyện thật vui. Bên ngoài, có chút mưa đầu mùa

Arul culture house

Tây Nguyên.

 

NTH có vẻ phục lắm. Nói cách Len sống, làm việc, dạy con rất phù hợp thời đại mới. Thanh Hằng, cô họa sĩ cũng nói mình mến phục cách sống, cách dạy con của Len.

TTMinh, DHNgoc, Len (Arul), LKThuong
(BMT 15.3.2018)

 

Cafe ở Arul culture house
Từ trái: Hằng, Chức, Thương, Ngọc, Len, Hậu, Minh (16.3.2018)

Buổi tối, ‘’cả nhà’’ tụ tập ở phòng Thức-Lý, để nghe các ‘’diễn giả’’ nói chuyện (giống như lần trước đi với Bách nghe Bách nói về Phật pháp). Mình ”già làng” cho nói trước. Rồi đến NTH, sau cùng mới tới hành giả PCD. Thời gian ít nên mình đọc đôi bài thơ cho cả nhà nghe. May có mang theo 3 cuốn Thơ Ngắn Đỗ Nghê tặng cho Công, Thu Việt, Triệu Minh… những người yêu thơ. NTHậu nói về các vấn đề Khảo cổ và PCD nói về Triết lý Giáo dục. Rất hay.

Hôm sau, sau buổi cafe Trung Nguyên, xe đưa đoàn đi Hồ Lak, cách BMT 60km, về hướng Dalat.

Hồ Lak là hồ nước ngọt lớn thứ hai ở Việt Nam (sau Hồ Ba Bể), bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh và núi non trùng điệp. Hồ Lak nối với sông Krông Ana, rộng 6km2, ở độ cao 500m,  một điểm du lịch tuyệt vời của BMT. Mình đến BMT mấy lần mà chưa có dịp đi Hồ Lak nên lần này háo hức.

Chùa Khải Đoan Dak Lak (BMT)

Chỉ có 4 người trong nhóm ‘’bạn trẻ’’ dám cưỡi voi… xông nước. Mình chỉ đứng nhìn. Tính chèo thuyền độc mộc chơi mà nắng gắt quá.

Rồi về ghé chùa Khải Đoan.

Chùa Sắc tứ Khải Đoan là ngôi chùa lớn nhất BMT, có tên gọi Khải Đoan là do ghép từ tên vua Khải Định và Đoan Huy hoàng thái hậu. Chùa vừa được xây dựng lại hoành tráng, có phần hào nhoáng nhưng thiếu đi chút trầm mặc ”hương xưa”, trừ tượng Phật dưới cội Bồ đề. Khải Đoan là ngôi chùa, nơi Đại đức Narada, năm 1962 đã hiến tặng Xá Lợi Phật, cùng với chùa Xá Lợi ở Saigon.

Thác Dray Nur

Trên đường về Saigon, đoàn ghé tham quan thác Dray Nur cách quốc lộ không xa. Mình chưa đến Dray Nur lần nào. Trước đây chỉ ghé Trinh Nữ, Dray Sap. Thác Dray Nur rất đẹp, cao 30m và rộng hơn 200m. Dray Nur có nghĩa là thác cái hay thác vợ. Hèn chi mà nó “yểu điệu thục nữ” chi lạ! .

Bờ thác DrayNur

Dưới chân thác Dray Nur

Về đến Bình Dương còn có bữa cháo tạm biệt.

 

Hẹn thư sau,

Đỗ Hồng Ngọc.

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi… (tiếp)

31/08/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Thư gởi bạn xa xôi… (tiếp)

Dĩ nhiên là có. Phải thơ thẩn cho vui chớ phải không. Mình hay làm thơ kiểu ”trời ơi” như vậy mà. “Tháng” Sinh nhật này của mình, ngoài những buổi cà phê, cà pháo trò chuyện ”tào lao” với bạn bè, mình cũng có cao hứng viết một… bài thơ dài… vài câu! Chia sẻ liền với bạn… xa xôi chứ. Chẳng ngờ được đáp ứng mau lẹ, gọi là ”cảm tác” gì đó. Cũng vui quá. Đọc nhé.

 

Sinh nhật

 

anh không có ngày sinh nhật

nên mỗi ngày

là sinh nhật của anh

 

cảm ơn em

nhớ đến anh

ngày sinh nhật!

 

Đỗ Nghê

 

Ngay tức khắc có một bài cảm tác của Nguyệt Mai:

 

Mỗi ngày mỗi mới

 

(Kính tặng anh DHN)

 

Nếu mỗi ngày

đều là sinh nhật của anh

thì niềm vui không bao giờ tắt

 

để em bắt gặp
mỗi ngày
mỗi điều mới nơi anh
vẫn là anh

rất mới

 

nguyệt mai

 

Rồi một bài của duyên:

 

mừng “sinh nhật”

 

mỗi ngày tôi chọn một niềm vui (*)

nên anh chọn mỗi ngày là “sinh nhật”.

 

nhớ anh ngày sinh nhật

là nhớ anh cả đời…

 

duyên

……………………………………………………..

(*) TCS

 

Và khánh minh viết mấy dòng lúc còn đang dưỡng bệnh:

 

Niềm vui

(Mừng sinh nhật anh Ngọc)

 

Vì mỗi ngày anh chia sẻ

Quà vui cho mọi người

Nên mỗi ngày đều là

Sinh nhật của anh

 

Nên mỗi ngày

Ai cũng nhớ

Sinh nhật của niềm vui…

 

khánh minh

 

Không ngờ lại có một bài đầy thiền vị của Vũ Hoàng Thư:

 

sinh nhật

gửi bác sĩ ĐHN

anh vốn
không
có ngày sinh?
tự vòng tròn
một chỗ thình lình ra
tìm điểm mốc
em khéo đùa
sinh là khởi
cơn gió lùa về không

Vũ Hoàng Thư

 

Dĩ nhiên không thể thiếu thơ… thấm thía của ”bạn già” (vieux ami) TVL:

 

Mừng Tháng “Sinh nhật” bạn mình

 

Bạn sinh vào tháng Tám mà…chẳng có Ngày Sinh.  Hồi đó, hồi chiến tranh, làm khai sinh…khai vậy!

Cho nên bạn nói đúng:  Mình Chỉ Có Tháng Sinh!  Tháng hay ngày, long lanh của đôi vầng Nhật Nguyệt…

Dòng thời gian mải miết, coi như chẳng có ngày, chẳng có phút, có giây, chẳng có gì bận trí!

(…)

Hôm nay, cuối tháng Tám, gửi bạn một lời Mừng.  Tôi không thể dửng dưng…vì tôi yêu quý Bạn!

 

Trần Vấn Lệ

 

 

Café Đường Sách, tháng 8.2017
Từ trái: Huyền Chiêu, Thu Vàng, Kim Quy, Lê Ký Thương, Đỗ Hồng Ngọc

 

Nhóm bạn cũ Trung tâm Truyền thông & Giáo dục sức khỏe (T4G)… đang xẻ bánh…
Từ trái: Hòa Bình, Thục Đoan, Kim Phượng, Hoàng, Huệ Trinh, và Bích Thủy (chụp hình)

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi: Chuyến về Lai Vung

18/07/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

Chuyến về Lai Vung

Nói đến Lai Vung người ta nghĩ ngay đến Nem! Dĩ nhiên rồi. Nhưng Lai Vung còn có quýt. Quýt hồng nổi tiếng. Đặc biệt vào mùa Tết. Mùa này chưa Tết nhưng chỉ cần coi cái vườn quýt xanh ngút ngàn đủ sướng. Rồi tự hứa trong lòng: Mùa Tết lại về Lai Vung…

Quýt Lai Vung (ảnh: Trần Duy)

Lần này đi là đi theo Thân Trọng Minh, người bạn đồng môn từ hơn nửa thế kỷ trước. Anh nói mình đến Sadec, về Lai Vung, rồi đi sâu vào xã Long Hậu thì có anh chị bạn rất thân là Nguyễn Đồng Quan và vợ là Hồ Thị Bạch Nhạn đón tiếp… Anh là một thầy giáo, gốc Lai Vung còn chị không ai xa lạ, là chị của Hồ Thanh Ngạn, người bạn văn chung của chúng tôi đã mất, gốc Huế. Lần này Ngọc sẽ là ”khách quý” của anh chị Quan – Nhạn đó nhé. Minh căn dặn. Sẽ ở khách sạn ngàn sao, đi thuyền trên rạch và được ăn đủ thứ đặc sản miệt vườn. Nghe mê quá. Chuyến đi ngoài Minh/Hằng còn có cặp Lê Ký Thương/Kim Quy, những người bạn thân thiết của ”gánh hát” mình. Thu Vàng đang ở Đà Nẵng nghe tiếc hùi hụi. Các bạn Duyên/Tùng, Nguyệt Mai, Khánh MInh… thì đặt hàng, bận gì thì bận, phải viết ngay Thư gởi bạn xa xôi đó nha.

Sadec thì mình đi lại đã nhiều lần. Cũng có đi ngang Lai Vung, nhưng chỉ dừng mua Nem chớ chưa lần nào vào sâu trong vườn quýt. Ngoài ”phần cứng” do TTM ”thiết kế”, mình đóng góp thêm “phần mềm” cho chuyến đi, cà rịch cà tang, ghé nơi này nơi khác theo…truyền thống giang hồ vặt. Đầu tiên đề nghị các bạn ghé Mỹ Tho, ra tận bờ sông Tiền (Mekong) ăn hủ tiếu Mỹ Tho có tiếng từ xưa. Nhớ Trang Thế Hy, xưa ở bên kia cầu Rạch Miễu, từng có một truyện ngắn đặc sắc : Mỹ Thơ!

Sau đó đề nghị các bạn ghé thăm khu Di tích Rạch Gầm – Xoài Mút, nơi Quang Trung đại phá quân Xiêm! Các bạn lâu nay chỉ đi quốc lộ 1, chưa từng ghé nơi này. Ai cũng ngạc nhiên sao có một khu Di tích hùng vĩ mà thanh nhã đến thế, lại ít người biết. Chụp vài tấm hình lưu niệm.

Dưới tượng đài Quang Trung, khu Di tích Rạch Gầm-Xoài Mút

Ngôi nhà rường Nam bộ trong khu Di tích

Sông Tiền, vùng Rạch Gầm- Xoài Mút, nơi trận chiến xảy ra.

 

Sau khi tham quan khu Di tích, đoàn tiếp tục đi dọc tả ngạn sông Tiền về phương Nam, giữa những khu vườn cây trái xum xuê của Vĩnh Kim, hướng về Cai Lậy, Cái Bè.

Dọc đường nhiều quán xá đơn sơ bày bán trái cây các loại. Mùa này chưa có vú sữa, xoài, măng cụt… nhưng nhiều sa-pô-chê, sầu riêng cũng rất ngon.

”Cô hàng sầu riêng” mời mua một trái sầu riêng chín cây thơm lừng…

Quán bên đường… có võng đu đưa…

Rời Mỹ Tho, đoàn đi qua cầu Mỹ Thuận. Mọi người nhắc thuở đi phà. Sao quên được! “Em đi mau kẽo trễ chuyến phà đêm…”

Qua cầu Mỹ Thuận quẹo phải thì về Sadec. Đi ngang qua Nha Mân, vùng nổi tiếng nhiều gái đẹp. Mà theo truyền thuyết thì vua Gia Long lúc còn bôn ba vùng này  đã ”bỏ” lại nhiều mỹ nữ (lúc đó chưa gọi là phi tần!).

Xe chạy ngang Nha Mân, mình hỏi, ủa sao chẳng thấy cô nào đẹp hết trơn vậy? Mấy người đẹp ở trong vườn chớ ai đứng đây cho ông thấy!

Từ thành phố Sadec về Lai Vung khoảng hơn mười cây số, từ đó đi sâu vào xã Long Hậu, ngang chợ Long Thành, dọc theo những dòng kênh chẳng chịt. Vùng này Long nhiều quá. Địa danh toàn Long. Thì ra nói vua Gia Long từng bôn ba ở đây khá lâu, cho nên vùng này bây giờ con gái cũng rất đẹp! Xe quanh co qua mấy cây cầu ngang nhỏ xíu. Lỡ xe lên cầu mà bên kia cũng có xe đang lên thì chịu, phải lùi xuống chờ, không khéo lọt tõm xuống dòng kênh. Con kênh chính ở Long Hậu đây rồi. Kênh Cán Cờ. Sao lại cán cờ? Anh Quan cho biết, theo Sơn Nam (?) thì lúc chạy đến đây, vua Gia Long bị gãy cán cờ, phải thay cán mới.

Xe phải đậu ở nhà cô Út 12. Căn nhà rộng, có dàn hoa vàng tuyệt đẹp. Hai ông bà có con là bác sĩ, rể bác sĩ nhưng quan trọng nhất là một vườn quýt mênh mông sau nhà!

Nhà cô Út 12, em anh Quan, bên con kênh “Cán Cờ”. Con đường làng đã đựợc tu sửa để chở… quýt!

Buổi cơm trưa… linh đình đã được dọn sẵn. Ôi thôi, ê hề! Mình còn đang “Gút” nên có kiêng dè một chút. Chị Nhạn nói tôi có dự buổi nói chuyện của anh Đến để mà thấy tại chùa Hoằng Pháp ở Hốc Môn năm 2013 đó nhé. Thì ra thế. Tứ hải giai huynh đệ là vậy. Chị nay đã 75, đi chùa, tụng kinh, niệm Phật chăm chỉ. Anh tuổi thìn, 78 (tuổi Ta) bằng với mình. Con cháu đề huề. TTM bảo chị Nhạn… là một trong những người đẹp nhất ở Huế thời đó. Bọn Minh có Hồ Thanh Ngạn, Phan Ngô (Lữ Quỳnh), Châu Văn Thuận, Nguyễn Mậu Hưng… thường đến rủ chị đi uống bia! Thì ra, chị đi theo để trả tiền bia cho các cậu! Chị kể anh chị người Huế người Sadec có duyên tiền định thế nào mà lại gặp nhau ở Saigon trên một chuyến xe buýt! Ở đây người ta gọi chị là Cô hai Sadec!

Cơm nước xong, anh hai Quan đưa bọn này ra thăm ”tịnh cốc” của anh ở sau vườn. Tịnh cốc nằm trên một cái ao anh gọi là ao “Dao Trì”. Cốc chủ trang trọng giới thiệu tịnh cốc của mình. Trời ơi, có cả một tủ sách! Đủ thứ. Cả kiếm hiệp, cả văn thơ, cả Phật học, cả Hồng lâu mộng…!

Tịnh cốc trên ao Dao Trì của anh hai Quan.

 

Tủ sách và bàn thờ Phật

“trà đàm” và ”cà đàm” trong Cốc cùng cốc chủ.

Bất ngờ cốc chủ với tay lấy một cuốn sách đưa cho mình xem. Ối trời, cuốn Gươm Báu Trao Tay của Đỗ Hồng Ngọc. Bất ngờ ở chỗ trên bìa sách, ai đó đã cắt cái hình mình trên báo dán vào. Hình trên báo Tuổi Trẻ năm đó, trả lời phỏng vấn, mình nói tôi học bác sĩ vì ”ghiền mùi nhà thương”!

Bất ngờ nữa là có bức thư của một người bạn anh hai Quan… mà anh đã cho mượn sách đọc.

Một trận mưa như trút nước. May quá. Tạnh sớm. Thân Trọng Minh đã đặt hàng từ trước: một chiếc thuyền sẽ đến chở mọi người đi dạo trên kênh Cán Cờ ra đến sông Hậu (Mékong). Mưa còn lâm râm. Lạnh. Có áp thấp nhiệt đới sắp thành bão. Mọi người xuống thuyền nhưng mình không đi. Nhớ năm xưa đi thuyền trên sông Hương, nửa chừng thuyền lủng lổ, nước vào ào ào. May ghé kịp vào gần bờ phía Kim Long. Lội lóp ngóp. Lần đó có Thái Kim Lan, Tôn Nữ Hỷ Khương, Tường Vân, Như Mai, Như Ngân, Lê Gia Phàm… Ôi, nhớ đời. Mình ở nhà, đi loanh quanh ”thăm dân cho biết sự tình”… Rồi thuyền cũng chỉ đi một quãng, ra đến sông Hậu, sóng to gió lớn bèn phải quay về ngay!

Bữa cháo gà chiều cũng rất ngon. Có Tâm, con trai lớn anh hai Quan cùng dự, cụng ly liên tục với cậu Minh. Trước đó, ba ông bạn mình nói ”nhớ nhà” quá, bèn xách ghế ra sân… hút thuốc! Thì ra ”nhớ nhà châm điếu thuốc”… là vậy!

Tối, anh Quân chủ nhà thu xếp cho mình cùng TTM ra ngủ ngoài cốc với anh, khách sạn ngàn sao như TTM giới thiệu, nhưng một lần nữa mình từ chối, xin được ngủ một mình trên cái divan! Lý do: sợ ”ếch kêu” um sùm! (*). Ao Dao Trì dĩ nhiên là có cá quẫy, ếch kêu ỏm tỏi thiệt, nhưng không phải vậy. Chỉ có LKT biết chuyện, tủm tỉm cười một mình.

Sáng sớm, cà phê cà pháo xong, đi dạo vườn một vòng. Ôi bao nhiêu là cây trái!

anh hai Quan cùng ĐHN thăm vườn sớm.

 

vườn cam trỉu quả

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã đến giờ phải lên đường vì còn ghé thăm mấy nơi ở Sadec.

Chủ khách tạm biệt và hẹn ngày tái ngộ. Lần tới, hy vọng có cả ”gánh hát” cùng đi.

Về Sadec, ghé qua chùa Kim Huê, nơi cách đây vài năm, mình đã có dịp đến Trò chuyện cùng quý vị Phật tử. Các thầy gặp lại rất vui. Thầy Thiện Ân, 91 tuổi còn khỏe lắm. Thầy Thiện Lâm trụ trì và thầy Nguyên Thiện đang du học Mã Lai cũng vừa về nghỉ hè. Đang có lớp tu tập ngắn ngày cho học sinh, các thầy mời đoàn ghé thăm và đề nghị phát biểu mấy câu khuyến khích các em tu học!

Sư ông Thiện Ân chùa Kim Huê Sadec.

 

Ghé thăm lại ngôi nhà “Người Tình” Huỳnh Thủy Lê bên bờ Sa giang.

 

 

 

 

 

 

Trên đường về tạt qua Vĩnh Long. Mưa lại ào ào. Ghé Xẻo Mây ở Cái Bè cà phê mà không có, chỉ có món… nhậu! Đây là một điểm khá đẹp. Nhiều du khách từ bên Vĩnh Long băng thuyền qua sông Tiền ghé chơi.

Đầu óc mình ngày càng tệ, không nhớ chính xác địa điểm bắt xe phải  chạy vòng vòng. Tệ nhất là tên gọi Xẻo Mây cũng không nhớ, chỉ nhớ cái gì Xẻo, Xẻo… Ở vùng này, ”xẻo” là chỗ sông ăn sâu vào trong đất liền thành một cái vũng (mà ở ngoài bờ biển thì gọi là vịnh?). Cái Bè có Xẻo Mây, Đồng Tháp có Xẻo Quít…

Bạn thấy đó. Lúc này mình làm biếng viết thấy rõ.

Hẹn thư sau vậy nhé.

Đỗ Hồng Ngọc.

……………………………………………………………………………………………………………………………..

(*) Ở vùng mình, không biết tự bao giờ có câu chuyện kể: Đứa cháu nghe ông mình ”đánh rắm” một tiếng rõ to giật mình hỏi – Cái gì vậy ông? – Ếch kêu! – Ếch kêu sao thúi? Ông lúng túng: – Ếch chết – Ếch chết sao kêu? Ông càng lúng túng: – Hai con!…

Chuyện vậy. Nhảm nhí. Không nên đọc.

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Những người trẻ lạ lùng

Hoàng Xuân Sơn: “chợt thấy lòng vui một chút buồn”

06/07/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

“chợt thấy lòng vui một chút buồn”

 

Đó là câu thơ của Hoàng Xuân Sơn (HXS). Tôi đọc được trong thơ Quỳnh. Tập thơ mới mà rất cũ của anh.

“Trong trùng trùng duyên khởi cuộc nhân sinh, những hạt mầm vay mượn có hạt chắc và lép…”. HXS viết. Chắc gì đã chắc. Chắc gì đã lép. Tôi nghĩ. Thơ là tấc lòng. Thốn tâm thiên cổ.

Rồi anh nhắc người bạn Phạm Nhuận: Có hề chi vàng một chút rong rêu.

Phải có hề chi. Vàng, tái, hay xanh thì ‘’cũng đã chín tới’’ (HXS).
Bỗng nhớ Trịnh: Nhìn lại mình đời đã xanh rêu…

mày râu nam tử sao bàng nhược?
sậy yếu lau mềm có thế thôi!
già trơ một chỏm đầu mốc thếch
tóc bạc kể hoài mây vẫn trôi

“bạch vân thiên tải không du du” là vậy. Nó cứ trôi và chẳng cần biết đã vẽ nên những gì trên khoảng không mênh mông kia.

có. không. ừ nhỉ hơi đâu luận
phù vân rồi cũng trắng ngang đầu

Có lần tôi gởi một bài thơ Đường luật cho Ni sư Trí Hải với hai câu mở:

“có có không không có có không?/ không không có có có không không?”. Và Ni sư họa ngay tức khắc: “có cũng không mà không cũng không…”

May thay HXS cũng vừa tìm thấy:

một buổi mai tịnh độ
vân yên hà đương say
mộng đời không ai giữ
thức dưới tạng hoa gầy

Phải rồi. thức dưới tạng hoa gầy chính là trở về với Như Lai rồi đó. Như Quách Thoại sụp lạy cúi đầu khi nghe cái bông bụp hiền lành trước cửa hàng ngày bỗng cất lên tiếng hát…

Khi nghe được “cát bụi mệt nhoài’’ cũng là lúc thấy biết ‘’cát bụi tuyệt vời’’ (TCS)  ra sao.

hạt bụi bay qua nóc nhà thờ
núp vào thánh giá nép vào thơ
trời cao xanh quá lòng vô nhiễm
một phút an nhiên thổi tới bờ

thổi tới bờ là ‘’đáo bỉ ngạn’’. Yết đế yết đế… rồi đó vậy.

Trong “Thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa?’’ trên www.dohongngoc.com/web/ tôi viết: “(…) hạt bụi lang thang/ dính vào hơi thở/ duyên sinh vô ngã/ ngũ uẩn giai không/ từ đó thong dong/ thõng tay vào chợ” (ĐHN). trời cao xanh quá lòng vô nhiễm/ một phút an nhiên thổi tới bờ  thì thõng tay vào chợ được rồi phải không?

Trong bài mười năm, thơ , HXS đề từ ‘’kỷ niệm 10 năm thế vì an sinh’’ khiến tôi ngạc nhiên. Thế vì an sinh ư? Chỉ “thế vì” thôi ư? Có lẽ người thơ đã mỏi mắt đi tìm,

lúc mở lòng ra hứng một mình
bên trời thu tịnh nở huyền kinh
là lúc chín cả mầu oan trái
mười năm. thơ ở lẫn cùng tình

thơ đau nào phải người mông muội
ngôn cú bày ra một cuộc sầu
khí hào dễ có bùng lên. chốc
khuấy bọt bèo tan sóng rượu trào

để rồi thấy “thơ ở đâu xa” kia thôi! Vậy là đã đủ cho thơ Quỳnh. Tôi nghĩ.

Và bỗng muốn nói nhỏ với nhà thơ:

đừng mở miệng. đừng. tơ trời đương xuống
rụng trên đồi và tiếng hát bao la
đừng vội vã hôn sâu vào mật đắng
hồn lưu cư còn thuở trái cây nhà

Nhưng nỗi đau hình như vẫn còn đó. Khôn nguôi.

lũ lượt người về như ong vỡ
một ngày tan biến giữa thinh không
đạp xe trong quãng bình yên ấy
chợt thấy lòng vui một chút buồn

Chợt thấy lòng vui một chút buồn! Phải rồi đó. ‘’một chút buồn’’ để thấy một trời vui. Bởi vui, ấy là nỗi buồn của “yên ba giang thượng sử nhân sầu”!

Cũng làm nhớ Trịnh “Ta mang cho em một chút buồn’’

Chỉ để rồi: “Trong vườn trăng/ Vừa khép những đóa mong manh ” (TCS)…

Khép, cũng chính là mở thôi vậy!

 

Đỗ Hồng Ngọc.
(Saigon 6.7.2017)

…………………………………………………………………………

· Italic: thơ Quỳnh, Hoàng Xuân Sơn, 2017

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Những người trẻ lạ lùng

Chuyện trò cùng các bạn CHS Nguyễn Hoàng (Quảng Trị)

25/06/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Thư gởi bạn xa xôi,

Buổi chuyện trò cùng các bạn CHS Nguyễn Hoàng (Quảng Trị),

 

Đúng như bạn nói, tháng này mình bận quá nên ít viết lách lăng nhăng như mọi khi! Nhưng bận nhất có lẽ là việc chuẩn bị cho Hội thảo về Y đức cho Sinh viên Y5 trường Đại học Y khoa PNT ngày Thứ bảy 17.6.2017 . Tuy bây giờ mình chỉ làm “cố vấn” thôi, nhưng cố vấn mới thật bận rộn. Nhờ các bạn trẻ trong Bộ môn cùng các sinh viên hỗ trợ nên đây có thể nói là đợt Ht thành công và có chất lượng. Mình sẽ “tường trình” chi tiết cho bạn sau vậy nhé.

Chủ nhật 18.6 lại có buổi Trò chuyện với khoảng 600 sinh viên Phật tử tại Pháp viện Minh Đăng Quang của Sư Giác Toàn. Đề tài: Tại sao tôi học Phật? theo “đặt hàng’ của Sư Minh Liên.

Ngày 23.6 lại có buổi “hướng dẫn” cho các thầy đang về An cư kiết hạ tại Chùa Xá Lợi. Mỗi tuần hai buổi, thầy Đồng Bổn trụ trì giao cho cư sĩ Trần Đình Sơn, Minh Ngọc và Đỗ Hồng Ngọc “phụ trách”. Sơn về lịch sử, MN về Thiền lâm bảo huấn, mình về Y học và Phật học ứng dụng… Một cách làm mới, cũng hay chứ phải không?

Hôm nay Chủ nhật 25.6 lại có buổi Chuyện trò cùng các thầy cô, các bạn Cựu học sinh Trường Nguyễn Hoàng, Quảng Trị tại Saigon, tp.HCM. Buổi nói chuyện khá đặc biệt vì… ở ngoài trời nhưng rất thân mật, gần gũi. Gởi bạn coi trước vài hình ảnh vậy nhé.

Buổi trò chuyện ở một công viên cây xanh trong Thành phố.

Vẫn là đề tài “Nếp sống An Lạc”…

Nhưng mình đã đọc vài bài thơ như Bông hồng cho Mẹ, Thư cho bé sơ sinh và Mới hôm qua thôi cho các bạn nghe và nói về “Tháp Nhu cầu của Maslow” cùng Phương pháp thở bụng của Bs Nguyễn Khắc Viện.

Thu Vàng, một bạn thân, khách mời đặc biệt của Cựu học sinh Trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị hát cho mọi người nghe: Thoi Tơ và Bông hồng cho Mẹ… sau đó ca sĩ  vội vàng “chạy show” đến Quán Văn cho kịp giờ!

 

 

 

 

Và thật bất ngờ, có một bài thơ viết ngay tại chỗ của cô giáo Nguyễn Thị Cao Ly tặng ĐHN. Cô nói mới viết nháp, đợi cô viết lại cho đàng hoàng, nhưng thôi, “nháp” hay hơn phải không?

 

 

Rồi cùng chen chúc chụp chung cái hình kỷ niệm!

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Một hôm có chàng Huy Cận

04/04/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Một hôm có chàng Huy Cận

Đỗ Hồng Ngọc

 

Ông Lê Phương Chi, cậu họ tôi, phone nói muốn nhờ tôi cho mượn một chỗ yên tĩnh ở nhà tôi để ông phỏng vấn Huy Cận. Huy Cận nhà thơ à? Phải. Cậu cứ đến. Tôi nói. Tôi hình dung một Huy Cận nhà thơ mà tôi vốn ngưỡng mộ từ hồi còn nhỏ, Huy Cận của Lửa Thiêng và ông Huy Cận thứ trưởng bây giờ với một lô chức tước bộn bề. Bảy giờ rưỡi tối, cậu Lê Phương Chi đến với một ông già lùn mập, trông giống như Bất Giới hòa thượng, ì ạch leo lên cầu thang. Trời, Huy Cận bằng xương bằng thịt đây sao? Người mà “em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây” đây sao? Lê Phương Chi so vai vế, nói: Cháu kêu bằng bác, bác Huy Cận, nhưng gọi bằng anh Huy Cận cũng được, ổng thích gọi vậy hơn. Tôi nói cũng chẳng cần gọi bằng anh nữa, Huy Cận là đủ rồi. Huy Cận nói bằng một giọng Trung lai hơi khó nghe. Lê Phương Chi đưa tôi cuốn bản thảo bảo tôi ngồi coi lời tựa Huy Cận viết cho cuốn sách của ông, câu giờ trong khi ông phỏng vấn Huy Cận với chiếc máy ghi âm nhỏ xíu. Tôi ngồi nép qua bên, đóng vai con cháu trong nhà. Vừa đọc vừa nghe lóm. Bài thơ đầu tiên của Huy Cận? Lê Phương Chi hỏi. Dở lắm! Dở lắm! Huy cận nói. Dở cũng được. Bài thơ đầu tiên ông làm lúc nào, về đề tài gì, và còn nhớ câu nào đọc cho vài câu? Dở lắm. Dở lắm. Làm đâu hồi 10 tuổi, học lớp nhất, cho thầy cho bạn. Dở lắm. Huy Cận trả lời, bất đắc dĩ. Rồi ông cũng ráng đọc hai câu. Dở thiệt. Rồi cứ thế cuộc phỏng vấn tiếp diễn. Tôi bỗng giật mình nghe Lê Phương Chi hỏi: Huy Cận biết yêu vào lúc mấy tuổi? Tôi quan sát Huy Cận kỹ hơn. Một ông già Tết này đã 78, bụ bẫm, tay chân ngắn ngủn, mũi hỉnh, trán dẹt, môi dưới dài hơn môi trên, tóc lưa thưa bạc, cổ có nọng, bụng to quá cỡ, quần chật cứng, túi phình như con cá phồng mang, thắt cái cà vạt hơi chật, to bản, đánh một vòng cung quanh bụng, ngồi dựa ngửa trên ghế salon không thoải mái lắm. Ông phì cười vì câu hỏi ngộ nghĩnh của Lê Phương Chi. Và nụ cười làm ông bỗng có vẻ gì trẻ thơ ngơ ngác như chàng Huy Cận thuở nào. Tôi chăm chú nghe. Đâu hồi tám tuổi. Ông nói. Tám tuổi à? Phải, nhưng đó chỉ là mối tình bâng quơ thôi mà. Nhưng người đó là ai vậy? Bây giờ người đó ở đâu? Lê Phương Chi tấn công tới tấp. À, một cô gái quê, ở nông thôn… Hiện nay Huy Cận có mối tình già nào không? Huy Cận ú ớ, trả lời sao tôi không nghe rõ. Phỏng vấn tiếp diễn. Tôi lại giật mình nghe Lê Phương Chi hỏi à còn mối tình của Huy Cận và Xuân Diệu? Có phải là… Không không, Tô Hoài viết bậy đó. Huy Cận có vẻ quạu. Tôi với Xuân Diệu là tình bạn thân thiết, không phải tình trai, đồng tính luyến ái chi đâu. Tôi lại quan sát ông. Cái ông già cũng ngộ. Lúc bẽn lẽn, lúc quạu quọ khá dễ thương dù ngó bên ngoài thấy ông giống Bất Giới hòa thượng, nhưng trong ông như lại có Nghi Lâm tiểu sư muội. Tôi bỗng nổi hứng lấy mảnh giấy trắng phác họa thực nhanh hình ảnh ông, ráng diễn tả cho được cái trán trẹt, cái mũi hỉnh, cái miệng hơi ngạo nghễ mà dễ thương, cái nọng ở cổ, cà vạt ôm vòng cái bụng, rồi cái túi quần phình to như mang cá, với mấy sợi tóc lưa thưa phía sau ót…

huy can 1996 - Copy

 

Tôi phác thật nhanh, không để cho ông và Lê Phương Chi kịp thấy. Buổi phỏng vấn hình như đã xong. Ông đòi về. Còn mấy câu này dài dòng quá, hẹn dịp khác. Giờ bận rồi, phải đi ngay. Rồi bỗng ông quay sang tôi đột ngột: Vẽ mình đấy à? Tôi cười, chìa cho ông hai bức phác họa tôi vừa làm xong, trong khi Lê Phương Chi hoàn toàn bất ngờ thì ông bình: Được, cái này được. Ơ, ơ, còn tấm này anh vẽ tôi cái trán và cái mũi thế này thì… tôi thành người Phi châu mất! Lê Phương Chi khoái quá cười ha hả. Giống quá, y chang Huy Cận rồi! Cho cậu đi. Tao sẽ in vào bài phỏng vấn. Tôi lấy lại bức “Huy Cận Phi châu” và đưa cho ông bức kia, ông trao lại cho Lê Phương Chi. Lê Phương Chi giới thiệu: Ngọc nó là bác sĩ mà thỉnh thoảng cũng có vẽ và làm thơ nữa. Tôi đứng dậy, rút từ tủ sách tập Giữa Hoàng Hôn Xưa và ghi: Kính tặng nhà thơ Huy Cận của Lửa Thiêng, rồi trao ông. Ông chồm lên: “Huy Cận của Lửa Thiêng à, được được”, ông nói, vẻ cởi mở. Ngon trớn, sẵn tập thơ bản thảo vừa viết tay xong, dự định ra mắt năm nay tôi bèn đưa ông xem.

Huy Cận cầm lấy. Chăm chú đọc. Rồi đọc lớn tiếng. Rồi ư ử. Rồi gật gù. Có bài đọc lướt qua. Có bài đọc đi đọc lại. Bài Văn miếu, ông đọc lớn: “Dưới những tàng cây–con đường quanh co khúc khuỷu–ai đã qua đây ngàn năm cũ–mà hơi thở còn thơm tho vậy–ta sờ tay vào cột gỗ–nghe thầm thì–đẽo gọt–nét đường thi” Được. Ta sờ tay vào cột gỗ–nghe thầm thì–đẽo gọt–nét đường thi. Tứ được. Ông nói.

tho Van mieu

 

Rồi ông lật tới bài Hoa sữa. Mùa này Hà Nội hết hoa sữa rồi. Ông nói, rồi đọc lớn: “Ta đi trên đường Nguyễn Du–mùa này không còn hoa sữa–cây với cành thôi mà cũng ngộ–khẳng khiu quấn quít không ngờ.” À à, được. Rồi gật gù. Khẳng khiu quấn quít. Hay. Cây với cành thôi mà cũng ngộ! Tiếng miền Nam phải không? “Con nhỏ này ngộ quá ta! Con nhỏ này coi ngộ quá hén! Tôi cũng biết tiếng miền Nam lắm đó nghe”, rồi ông cười sảng khoái. Chắc là ông đã có lần gặp một “con nhỏ miền Nam nào đó ngộ quá ta” rồi nên mới thấm thía vậy. Không thấy ông đòi về nữa. Huy Cận bỗng trở thành một người khác hẳn. Với thơ. Lạ thật.

tho Hoa sua

 

Rồi đọc tới bài Nhật thực. Mớ i thấy cái tựa, ông đã kêu lên. A, mình cũng có một bài nhật thực. Đâu coi nào. “Chim bay về núi tối rồi. Em ngày nhật thực cũng ngồi bên anh”. Bài thơ chỉ có hai câu ngắn ngủn như vậy. Ông ngẫm nghĩ một chút. Lại đọc lại. Lại ngẫm nghĩ. “Nên đổi vẫn thay vì cũng. Chim bay về núi tối rồi. Em ngày nhật thực vẫn ngồi bên anh. Một sự khẳng định, mạnh hơn”. Ông nói. Nhưng trời ơi, cũng với vẫn khác nhau xa quá mà. Đâu có thay được. Cũng mới là vấn đề chứ, cũng không phải là vẫn, mà là bất ngờ, mà là sợ hãi, mà là lo âu… Nhưng tôi không nói ra. Ông đọc bài thơ Nhật thực của ông cho tôi và Lê Phương Chi nghe. Bài ý rằng mặt trăng che lấp mặt trời như cái xấu che lấp lương tâm trong sáng của con người – không sao cứu vãn nổi. Ông lại đọc thêm một bài thơ mới viết về kẻ mất vàng, buồn đến mất ăn mất ngủ, đến ốm o gầy mòn, còn kẻ mất lương tâm thì càng ngày càng béo tốt ra. Tôi biết ông đang có những ưu tư về thời thế. Rồi im lặng giây lâu, ông đọc tiếp bài Huế trong tập thơ bản thảo của tôi: “Một ngày lăng tẩm cung vua–một ngày đi sớm về trưa một ngày–một ngày Vỹ Dạ trăng soi –“ Ông ư ử ngâm. Đột nhiên ông im bặt. Tôi sợ ông không đọc được chữ “bác sĩ” nên đọc giúp ông… “Một ngày Đập Đá…” nhưng ông khoát tay. Im. Im đi. Tôi đọc được mà. Rồi ông lại ư ử. Hay. Câu này hay. “Một ngày Đập Đá nghiêng vai biếc người”.

 

tho Hue oi

 

Tôi nhớ lại lúc viết câu đó. Rõ ràng như có cái gì đó dẫn dắt. Một ngày Vỹ Dạ trăng soi, một ngày Đập Đá nghiêng vai biếc người. Ngày thì trăng không soi được rồi, mà tại sao lại biếc người? Không phải chỉ là cái quán cà phê bên dòng nước xanh um bóng cây kia mà chính là, à phải rồi, chính là con thuyền ai đó có chở trăng về kịp tối nay và vườn của ai kia lá có còn mướt xanh như ngọc. Vâng, xanh nên biếc và người nên ngọc. Ông Huy Cận này ghê thiệt. Quả là danh bất hư truyền. Ông đọc và cảm nhận thơ tinh tế không thể tưởng. Mới vừa thấy ông là Bất Giới hòa thượng đó bỗng đã thành Nghi Lâm tiểu sư muội, rồi bây giờ lại là Lệnh Hồ huynh đệ, chỉ dùng kiếm ý mà không cần kiếm chiêu. Tôi bắt đầu phục ông. Ông lại ư ử tiếp phần kết: “… Một ngày ngày xửa ngày xưa–một ngày ở Huế đã vừa trăm năm”. Không ổn. Chữ đã như có gì không ổn. Ông nói. Thay bằng chữ gì? Tôi hỏi. Ông ngẫm nghĩ. Một ngày ở Huế đã vừa trăm năm… Tứ được, nhưng đã không ổn. Chà, cũng không biết thay bằng chữ gì nữa. Ông bứt rứt. Lê Phương Chi góp ý: hay là cũng, cũng vừa trăm năm… Cũng? Đã? Không ổn. Thôi hôm nay không phải lúc bình thơ. Để khi khác. Ông nói. Rồi ông đọc tiếp đến bài Lá. “Lá chín vàng–lá rụng về cội–em chín vàng–chắc rụng–về anh”. Ông đập nhẹ tay lên đùi. Tứ tuyệt. Đọc đi đọc lại vài lần.

tho La

Không thấy ông đòi về nữa. Lại đọc đến Nhớ. Thôi hết cồn cào–thôi không quặn thắt–chỉ còn âm ỉ–chỉ còn triền miên–thì thôi cấp tính–thì đành kinh niên.” Ông lại trầm ngâm. Kinh niên? Kinh niên ư? Tôi lên tiếng, định giải thích, một từ y học… Không, ông gạt đi, tôi biết rồi chứ. Nhớ. Nhớ… kinh niên, đọc cái tựa là biết rồi. Được. Bài này cũng được. Lê Phương Chi nhắc, đi thôi, trễ rồi. Bỗng nhiên ông hỏi: “Duyệt chưa?” Tôi trả lời: “Chừng nào in mới đưa Nhà xuất bản duyệt”. “Không, vợ duyệt chưa?” Trời đất quỷ thần cái ông Huy Cận này. Lại có vụ đó nữa ư? Tôi ấp úng đành cười trừ. Lê Phương Chi cười ha hả: “Cái ông Huy Cận nhứt vợ nhì trời này, mày không biết sao?” Thì ra thế. Rồi ông cho tôi địa chỉ và số điện thoại cơ quan và cả nhà riêng, dặn “bao giờ ra Hà Nội nhớ ghé chơi nhé”. Dặn đi dặn lại hai ba lần. Khu Ba Đình, dễ tìm lắm. Nhớ nhé. Vừa đi xuống cầu thang vừa nói.

Và đã có một chàng Huy Cận như thế, một hôm.

 

Saigon 7.2.1996

Đỗ Hồng Ngọc

Ghi chú: tập Thơ Đỗ Hồng Ngọc, 1996, gồm 31 bài thơ ngắn, viết tay trên giấy dó thô, với phấn màu Pastel, để kỷ niệm, không in. Một số bài trong tập này đã được chọn in trong tập Vòng Quanh, do Lữ Quỳnh thực hiện, 1997 (Nhà xuất bản Trẻ). Gần đây lúc thu dọn sách vở, tư liệu, tôi bắt gặp bài viết “Một hôm có chàng Huy Cận” khá thú vị, hồi đó đánh máy đen kịt, bèn gởi Nguyệt Mai nhờ Đèn Biển chịu khó gõ giùm. Xin chia sẻ cùng các bạn xa xôi.

Chân thành cảm ơn Nguyệt Mai và Đèn Biển.

ĐHN

(3/2017) 

Bìa tập thơ Đỗ Hồng Ngọc, độc bản, viết tay trên giấy dó thô, 1996.

Bìa tập thơ Đỗ Hồng Ngọc, viết tay trên giấy dó thô, độc bản, 1996.

 

tho DHN

 

Filed Under: Các bài trả lời phỏng vấn, Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi (3/2017)

01/04/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Thư gởi bạn xa xôi (3/2017)

 

Cám ơn bạn đã gởi về bài thơ viết cách đây một năm. Mới thôi phải không? Mới thôi mà đã một năm rồi đó. À mà nhờ chuyến về thăm quê hương chớp nhoáng đó bạn đã cảm xúc biết bao với hoa dã quỳ vàng ươm một góc trời, làm buốt nhớ những chuyến xe lửa răng cưa cà tàng cà rịch leo đèo Dran không mỏi mệt, rồi cũng bởi chuyến về đó mà bạn đã có cả một tập thơ áo dài ơi nhớ lắm cho những ai kia…

Mình bây giờ lười viết quá rồi. Làm biếng tổ rồi. Nên cho đưa mấy tấm hình coi như một loại thư mới cho bạn xa xôi, thư ảnh. Vậy nhé.

Hôm thứ năm 30.3.17 mình có buổi cafe “bỏ túi” với Khuất Đẩu / Huyền Chiêu cùng Lê Ký Thương/ Kim Quy ở Đường Sách.  Đã lâu mới có dịp gặp cả nhóm như vậy. Mười năm trước, cũng ở trên đường Tự Do (Đồng Khởi), trước Nhà thờ Đức Bà, bọn mình cũng có dịp gặp nhau. Lần đó, còn nhớ mình nói KĐ là một “kho tàng” chưa được khai thác và dặn HC đừng có bỏ quên “cái mỏ vàng” quý hiếm này. KQ thì đọc cuốn bản thảo đầu tiên của KĐ, khen lắm. LKT thì gởi các tube màu cho KĐ vẽ vời… Chẳng lâu sau đó, KĐ vụt… chói sáng, với hàng loạt tác phẩm ra mắt làm ngỡ ngàng cả bạn bè thân sơ. Tài thiệt. Rồi HC cũng không kém cạnh, cũng bay bổng với những tùy bút viết về đủ thứ chuyện trên đời, nhất là thơ, nhạc rất hay. Mình nói bây giờ mới biết tại sao có bút danh Khuất Đẩu, thì ra từ ngày HC xuất đầu lộ diện trên “văn đàn”, chàng đành lấy cái ghế đẩu ngồi khuất vào sau cánh gà!  Đùa với nhau cho vui thôi. Nhưng ở xứ Ninh Hòa xa xôi bỗng có cặp “song kiếm” bay bổng, quá vui chớ phải không?

 

Từ trái ĐHN, LKT, KQ, KĐ, HC

Từ trái ĐHN, Lê Ký Thương, Kim Quy, Khuất Đẩu, Huyền Chiêu tại Đường Sách 30.3.2017

 

Mình “chộp” ngay được một tấm hình KĐ/HC thế này, không phải dễ đâu nha. Tác giả giữ bản quyền đó.

 

Khuất Đẩu và... Huyền Chiêu

Khuất Đẩu và… Huyền Chiêu, “cặp đôi hoàn hảo”, “song kiếm hợp bích”… (photo: Do Hong Ngoc, 3.2017)

 

Thân Trọng Minh đưa Kiệt Tấn về thăm Ninh Hòa, cùng KĐ/HC đi Dốc Lết, thăm vịnh Vân Phong về hào hứng lắm, chụp rất nhiều hình để khoe. Hôm nay hai bạn từ Ninh Hòa lặn lội vào cũng để… xem hình và đưa tiễn Kiệt Tấn về Pháp. Có một bữa ăn “nhẹ” ở nhà TTM. KĐ đang đau lưng, cũng ráng ôm một chai rượu chát theo để đối ẩm với KT. Họa sĩ Trần Văn Duy đưa Kiệt Tấn đến. Kiệt Tấn vừa mới có buổi ra mắt sách “hoành tráng” với 4 cuốn tiểu thuyết, bây giờ thêm 2 cuốn mới: Sự Đời I,II và tập thơ lục bát. Hào hứng quá phải không? Kiệt Tấn có lối nói chuyện độc đáo, đến nỗi các nhà báo nữ muốn “quay” anh cũng ngại. Chẳng hạn hỏi anh có “thông điệp” gì không? hỏi anh “hư cấu” thế nào, thì anh cũng có cách trả lời… chới với. Anh nói anh không mất hạnh phúc như một nhận xét nào đó, vì anh không hề thấy có bất hạnh. Hạnh phúc tự nó đến. Anh không đi tìm. Có người hỏi anh về “hậu hiện đại”, anh cười, đó là “hậu hiện… làm đại !”…

 

Thân Trọng Minh khoe hình chụp ở Dốc Lết với ĐHN và KĐ...

Thân Trọng Minh khoe hình chụp ở Dốc Lết với ĐHN và KĐ…

Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Khuất Đẩu, Kiệt Tấn

Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Khuất Đẩu, Kiệt Tấn

 

hàng đứng: TTMinh, LKThuong hàng ngồi: ĐHN, KĐ, KT

hàng đứng: Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương
hàng ngồi: ĐHN, KĐ, KT

Vắn tắt, hẹn thư sau,

Đỗ Hồng Ngọc.

Filed Under: Ghi chép lang thang, Những người trẻ lạ lùng, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi: Gặp gỡ… đầu năm!

23/02/2016 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

GẶP GỠ… ĐẦU NĂM

Nghỉ Tết năm nay kéo dài đến 9 ngày, nên sau nghỉ Tết ai nấy đều có vẻ mệt mỏi muốn nghỉ… tiếp cả! Một số đi chơi xa vất vả, đói khát, khí hậu thay đổi nên về bệnh tùm lum!

Anh bạn bác sĩ lên Đà-lạt không có chỗ ở phải lên xe đò trở về lại Saigon, coi xe như… phòng ngủ! Mình khuyên ra Hòa bình, kiếm chiếc chiếu, đặt cái nón… có khi kiếm được chút ít nhưng anh thấy kỳ không chịu làm!

Gởi bạn vài hình ảnh coi vui nhé.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Những người trẻ lạ lùng

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to page 4
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Biết rồi còn hỏi

Ba tầng của tâm thức – Vô Kỵ ở tầng nào?

“An cư kiết hạ” trong mùa Covi

Thư gởi bạn (2.4.2020)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Trần Hoài Thư: Thư Tết gửi bạn thơ Đỗ Nghê ở SG.
  • Trần Doãn Nho: Lạnh lùng Texas!
  • Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)
  • TẠP GHI (Lõm Bõm)
  • Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  • Diêu Trong trong CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sách Ở Trên Đường
  • Su Su Do trong Sách Ở Trên Đường
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tĩnh lặng
  • Tịnh Phan trong Tĩnh lặng
  • Phan Minh Tịnh trong Tĩnh lặng
  • Trần Vạn Lợi trong Chuyện kể đêm Giáng Sinh
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email