Trần Vấn Lệ: Bây Giờ Ngày Nửa Ngày Thôi
Bây Giờ Ngày Nửa Ngày Thôi
Trần Vấn Lệ
LỜI BẠT viết cho cuốn Tuỳ bút “MỘT NGÀY KIA… ĐẾN BỜ” của Đỗ Hồng Ngọc.
LỜI BẠT viết cho cuốn Tuỳ bút “MỘT NGÀY KIA… ĐẾN BỜ” của Đỗ Hồng Ngọc.
Nguyễn Minh Tiến
Tôi nhận được bản thảo này của anh Đỗ Hồng Ngọc với lời nhắn gửi thân tình:
“Anh nhờ em ĐỌC giùm, và viết cho anh một lời Bạt.” Chữ “đọc” anh cố ý viết in
hoa làm tôi hơi… sợ. Với một bậc đàn anh đa tài mà tôi luôn kính trọng, tôi tự biết
việc đọc và viết lời Bạt cho tập sách đặc biệt này của anh quả thật không dễ. Tôi
không dám chắc rằng mình có thể đọc hiểu đúng và đủ những ý tưởng độc đáo của
anh để có thể viết ra một lời Bạt đúng nghĩa.
Nhưng rồi hôm nay vẫn phải mở sách ra đọc để cố gắng viết một lời Bạt như lời
anh dặn, cũng là lúc một trong những người đàn anh thân thiết đã vĩnh biệt chúng tôi
để ra đi “về cõi hoang sơ” như lời thơ anh ấy nói. Có vẻ như khi mái tóc đổi màu
thì chúng ta càng có nhiều cơ hội hơn để cảm nhận những bài học về vô thường.
Anh Đỗ Hồng Ngọc là người từ lâu tôi quý mến, và anh cũng xem tôi như đứa em
thân thiết, nhưng không phải vì thế mà tôi dám dễ duôi tự cho phép mình quên đi
việc anh là một “cây đại thụ” trong thế hệ những người đi trước mà tôi may mắn
được biết tên. Tôi từng đọc Nguyễn Hiến Lê viết về anh: “Một bác sĩ, lại là một thi
sĩ thì luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên một cách thú vị…” Tôi biết, không có
nhiều nhà thơ hay nhà văn đương thời tạo được ấn tượng tốt đẹp với lời ngợi khen
như vậy từ một người uyên bác và nghiêm túc như Học giả Nguyễn Hiến Lê, và
bọn hậu sinh như chúng tôi không thể không vui mừng khi may mắn có được tấm
gương sáng như anh để noi theo, trong sự học tập cũng như khi tập tành viết lách.
Và bây giờ thì anh đã cho tôi thêm một sự ngạc nhiên thú vị nữa qua tập sách này,
khi anh còn là một tấm gương sáng trong sự tu tập Phật pháp. Tôi bỗng dưng muốn
lặp lại nhận xét của Học giả Nguyễn Hiến Lê, tất nhiên là với một chút “cải biên”
của riêng tôi: “Một nhà văn, bác sĩ, lại là một thiền sư thì luôn làm cho chúng ta
ngạc nhiên một cách thú vị…”
Tôi biết là anh không muốn và thậm chí có thể sẽ trách nhẹ tôi vì đã gọi anh là
“thiền sư”, nhưng tôi không… sợ. Vì tôi tin là tôi có thể chứng minh rằng tôi nói
đúng. Sự kết hợp những phẩm tính của nhà văn, bác sĩ và thiền sư trong anh đã hòa
quyện, biểu lộ rất rõ với tập sách này.
Ngay cái tựa đề “Một ngày kia đến bờ” mà anh mượn trong ca từ nhạc phẩm Phôi
pha của Trịnh Công Sơn cũng đã cho thấy cái tố chất mơ màng lãng mạn của một
nhà văn. Nhưng trong khi Trịnh Công Sơn gây cho chúng ta một nỗi buồn man
mác khi nhìn lại “đời người như gió qua” thì Đỗ Hồng Ngọc lại chuẩn bị cho “một
ngày kia đến bờ” với tinh thần tích cực của một người học Phật và hiểu Phật, cho
một cuộc viễn du với tấm thông hành đóng dấu “well-dying”.
Và khi nghe anh bàn về “well-being” với “well-dying” thì chúng ta không còn nghi
ngờ gì điều đó nữa. Anh nói về những chuyện này với tư cách là người trong cuộc,
không giống như bàn chuyện người khác. Những gì anh nói, ta có thể thấy rõ đều
là những cảm nhận, những trải nghiệm của riêng anh, bằng chính cuộc đời mình.
Anh đã “well-being” ngay cả trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt, bệnh tật, thiếu
thốn… từ thời thơ ấu, và tiếp tục “well-being” cho đến nay vào độ tuổi U90, độ tuổi
của những chiếc lá vàng hiếm hoi cùng thời với anh còn sót lại. Vì thế, chúng ta có
đủ căn cứ để tin rằng những gì anh nói, anh làm, hoàn toàn có thể bảo đảm cho anh
một viễn cảnh “well-dying” tốt đẹp như dự tính.
Nhà Thiền có câu “sinh tử sự đại”, nay anh đã đối diện, giải tỏa và vượt qua được
cái ngưỡng “sự đại” đó thì chuyện “một ngày kia đến bờ” hẳn cũng là một lẽ
đương nhiên, và chắc chắn rồi sẽ đến trong sự thản nhiên của một “người vô sự”
theo đúng tinh thần của nhà Thiền.
Điều đáng nể phục nơi anh là ở độ tuổi vào bậc huynh trưởng của hàng “cổ lai hy”
nhưng ngòi bút của anh vẫn không mất đi nét dí dỏm, hài hước xưa nay vẫn thường
gặp ở giọng văn anh. Cái chất hài hước nhẹ nhàng ấy như bàng bạc trong mọi tác
phẩm của anh, dù là khi anh viết về chuyện sức khỏe, chuyện văn chương hay ngay
cả về Phật học. Tôi đã gặp không ít người trì tụng hoặc tìm hiểu kinh Pháp Hoa,
nhưng đọc kinh Pháp Hoa mà nhìn thấy được Phật Thích-ca bước vào bảo tháp
“tay bắt mặt mừng” với Phật Đa Bảo thì duy nhất chỉ có anh. Những vấn đề khô
khan trong y học, phức tạp và siêu hình trong Phật học, qua ngòi bút của anh đều
trở nên nhẹ nhàng, vui vui, dễ tiếp nhận.
Và lần này, giọng văn hài hước của anh không ẩn giấu nữa mà khởi đầu ngay từ
tiểu mục “Nghĩ tức cười”, ấy là anh muốn công khai nêu ra những cái “tức cười”
trong cuộc tồn sinh của vạn hữu từ muôn triệu năm nay (hay còn lâu hơn nữa?)…
mà thật ra ai cũng nhìn thấy nhưng lại chẳng biết cười như anh. Bây giờ nghe anh
nói rồi thì thấy đúng là thật “tức cười”.
Nhưng với Đỗ Hồng Ngọc thì cười không chỉ để… mà cười. Cái cười của anh thật
ra là thâm trầm, sâu lắng, khởi đi từ manh mối của sự “Nhìn lại mình”, vốn là khởi
đầu cốt yếu của mọi pháp môn tu tập trong Phật pháp. Không “nhìn lại mình” thì
có bỏ nhà lên núi tu hành miên mật năm bảy chục năm cũng không mong gì đạt
được sự giải thoát hay giác ngộ. Bởi vậy, anh cười như kiểu “vui thôi mà” nhưng
lại bật ra một câu hỏi làm nhiều người choáng váng: “Có kiếp sau không?”
Choáng váng là vì đối với những con người còn đầy tham chấp hỷ nộ ái ố, vất vả
lắm mới quên đi được câu hỏi ấy để sống vui thì bỗng dưng anh khơi lại vấn đề
khiến họ không thể nào vui sống.
Mà thật ra thì anh cũng chỉ đùa thôi. Bởi anh không hỏi để tìm câu trả lời, mà chỉ
để gợi ra những phương thức rất tuyệt vời giúp mọi người vui sống. Đó chính là rõ
biết và chấp nhận “bốn thứ ma” (bởi không nhận thì chúng cũng đang có đó) và
“bắt tay làm hòa”, vui sống với chúng. Nhưng thử nghĩ mà xem, làm được như anh
nói chẳng phải đã là một thiền sư “thõng tay vào chợ” rồi đó sao? Đâu còn bận
lòng gì với tử sinh, sinh tử?
Nhưng rồi anh quá rõ biết tâm niệm “chúng sinh” nên tuy nói vậy mà vẫn ân cần
giải thích. Hẳn anh biết là rất nhiều người trong chúng ta vẫn còn luôn ưu tư, thắc
mắc. Anh nói về “nghiệp”, về “bản ngã” và rồi cuối cùng chỉ ra một sự thật để ta
thấy rằng mỗi người chỉ có thể nỗ lực tự tu tập để cứu lấy chính mình, bởi vì “Phật
cũng già, cũng bệnh”, và tất nhiên là rồi… cũng chết.
Chỉ qua mấy đoạn văn ngắn với cách đề cập “vui vui” rất đặc thù của riêng anh,
người đọc như bừng tỉnh để nhìn lại chính mình và tự thấy ra cái “cuộc đời như
gió qua” này thật không đáng để chúng ta ôm giữ mãi quá nhiều khổ đau mà hầu
hết đều do chính mình tạo ra. Một cái nhìn nhẹ nhàng nhưng sáng rõ về cuộc đời sẽ
giúp cho cuộc sống của chúng ta cũng tự nhiên trở nên nhẹ nhàng hơn. Phải chăng
đây là định nghĩa thiết thực và dễ hiểu nhất của sự giải thoát?
Tập sách khá mỏng nhưng anh đã đề cập đến hầu hết các phần giáo lý quan trọng
từ những bộ kinh quan trọng của Phật giáo như Pháp Hoa, Hoa Nghiêm, Kim
Cang, Duy-ma-cật… Đây thật đúng như tinh thần mà anh tự bộc bạch: “Tôi chỉ học
lõm bõm ít kinh Phật…, và cũng chỉ học lấy cái ‘cốt lõi’”.
Thì quả đúng vậy. Những kinh anh đã đọc qua và nhắc đến, nếu so với số lượng
Kinh điển Phật giáo hiện còn trong hai tạng Nam truyền và Bắc truyền thì quả thật
là quá ít. Nhưng hai chữ “lõm bõm” của anh thì tôi thật không khỏi hoài nghi, bởi
lời anh nói là “chỉ học lấy cái cốt lõi” thì quả thật không phải ai cũng làm được.
Bởi muốn làm được cái việc “đãi cát chọn vàng”, từ vô số những ngôn từ phương
tiện Phật đã thuyết trong kinh mà trích xuất ra được “cái cốt lõi” thì phải hết sức
thông thuộc, am hiểu thấu đáo mới có thể làm được.
Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng “cái cốt lõi” mà anh rút ra từ Kinh điển là “cái cốt
lõi” cho riêng anh, anh không hề có ý đưa ra để làm khuôn mẫu cho ai khác. Chính
cái tinh thần tự khai phá, tự tìm tòi trong sự tu tập của anh mới là tấm gương sáng
để chúng ta noi theo. Anh nói rõ: “Có tới 40 đề mục để thiền quán, tôi chỉ chọn
một…” Với tôi, chính sự chọn lựa này có thể đã quyết định phần lớn khả năng
thành công trong tu tập. Rất nhiều người khi mới đến với thiền phải loay hoay rất
lâu giữa các lựa chọn khác nhau, bởi không biết chắc được mình thích hợp với đề
mục nào, phương pháp nào. Khi hành giả xác định được một chọn lựa thích hợp
cho chính mình, sự tu tập sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều, bởi có thể tập trung
toàn bộ tâm ý vào đề mục đó mà không bị phân tán bởi các lựa chọn khác.
Tôi cũng thực sự thán phục khi đọc qua những tiểu mục anh nêu đại lược chặng
đường anh tìm đến và đi qua nội dung những bộ kinh lớn.
Tôi có cảm giác anh như một nghệ sĩ tài hoa đang ngắm nhìn và cảm thụ một bức
tranh đẹp, không mất nhiều thời gian cho những họa tiết, phông nền… mà có thể dễ
dàng nhận biết ngay những đường nét chính yếu, những ý nghĩa ẩn tàng mà tác giả
muốn thể hiện. Bởi vậy, những bộ kinh đồ sộ đối với nhiều người trong chúng ta
thì qua mô tả của anh trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận hơn, nhưng không vì thế mà
mất đi phần tinh túy. Tôi cũng từng đọc Pháp Hoa, Duy-macật… như anh, nhưng
tôi chưa bao giờ có được khả năng “tóm lược” một cách rõ ràng các điểm tinh yếu
của giáo pháp theo cách như anh.
Một sự “ngạc nhiên thú vị” khác cần đề cập đến ở đây là anh cũng “tóm lược” cả
cuộc đời mình từ ấu thơ cho đến… U90 một cách mạch lạc, dễ hiểu nhưng đầy đủ,
cũng như điểm qua được hầu hết những thành tựu từ ngòi bút của anh trong cả ba
lãnh vực: văn chương, y học và Phật học. Anh chỉ điểm “sơ sơ” thôi mà có đến 7
tập thơ, hơn 60 đầu sách… Những con số hẳn là phải gây ấn tượng với bất kỳ người
cầm bút nào.
Sự “đầy đủ” trong những tóm lược của anh nên được hiểu theo ý nghĩa do chính
anh nêu ra, “bởi chính đó là một trong những yếu tố của ‘chất lượng cuộc chết’”,
và nếu nói theo thuật ngữ chuyên ngành cũng do anh đề nghị thì đó là “well-
dying”. Hẳn độc giả sẽ không khỏi ngạc nhiên đầy thú vị khi thấy hành trình cả
một đời người rồi sẽ chi phối như thế nào đến “chất lượng” của chuyến đi xa cuối
đời.
Có 26 tiểu mục được anh đưa vào tập sách, với những chủ đề dàn trải hầu như đề
cập đến tất cả những vấn đề quan trọng trong sự tu tập, từ sự nhận hiểu tinh yếu
giáo pháp cho đến kinh nghiệm thực hành. Độc giả có thể từ từ, thong thả “nhâm
nhi” từng tiểu mục ngắn trong sách này, mà theo tôi rất nên đọc lại nhiều lần để
thấy hết được sự tài tình của anh khi biến mọi vấn đề khô khan hay trừu tượng,
siêu hình trở nên gần gũi, dễ hiểu, thiết thực và… hấp dẫn. Nhưng đối với riêng tôi,
những phần “hấp dẫn” nhất chính là khi anh chia sẻ “vài kinh nghiệm riêng”,
những điều không thể tìm thấy trong bất kỳ bài thuyết giảng hay luận văn Phật giáo
nào. Đó là những điều theo tôi hoàn toàn thể hiện được “dấu ấn Đỗ Hồng Ngọc”.
Chẳng hạn, anh chia sẻ một câu “thần chú” chưa từng có ai tụng đọc trong Phật
giáo, nhưng đúng là sẽ rất ư “linh nghiệm” đối với nhiều người. Câu thần chú đó là
“thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa” mà anh thường “tụng” khi ngồi xuống bắt đầu
thiền tọa.
Thật ra, “thả lỏng” hay “buông thư” là điều mà bất cứ vị thầy nào khi hướng dẫn
thiền tập cũng đều nhắc đến, nhưng chia sẻ quan trọng của anh ở đây là sự nhấn
mạnh phải “thả lỏng toàn thân” cũng như tính chất quyết định của việc này, mà
anh cho rằng nếu không làm được thì sẽ “hỏng bét”.
Dù vậy, không phải ai cũng may mắn có được khả năng “thả lỏng toàn thân” ngay
tức khắc khi ngồi xuống bắt đầu thiền tập. Một số người, thật ra là đa số, tuy vẫn
muốn làm thế nhưng chưa thể làm được. Điều này cũng bình thường thôi, vì cần
phải có công phu luyện tập qua thời gian. Nhưng nguyên tắc chung được áp dụng
cho mọi trường hợp là thân và tâm luôn tương quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, nếu
khi bắt đầu thiền tập mà toàn thân chưa buông thư hoàn toàn thì cũng không nên lo
lắng, chỉ cần tiếp tục giữ tâm an tĩnh, chú ý vào đề mục thiền đã chọn thì sau một
thời gian, chắc chắn mọi việc sẽ tốt hơn. Khi tâm an tĩnh thì thân cũng sẽ dần dần
đi vào trạng thái buông thư, cơ bắp giãn ra, không còn “căng cứng” nữa. Tuy nhiên,
vì điều này thực sự rất quan trọng nên việc “tụng thần chú” như anh nói để
nhắc nhở chính mình khi bắt đầu thiền tập là rất hữu ích.
Một chia sẻ quan trọng khác của anh cũng hết sức thú vị là mối tương quan giữa
tình trạng thiếu oxy kinh niên (chronic hypoxia) của não với trạng thái hỷ lạc, lâng
lâng sảng khoái của thiền giả. Anh giải thích theo cách nhìn của khoa học thì có
thể là do tình trạng thiếu oxy làm cơ thể tạo ra các hormone liên quan đến trạng
thái hạnh phúc, sảng khoái đó. Anh cũng liên kết hiện tượng này với kinh nghiệm
riêng của anh sau những cơn bệnh sốt rét và cho rằng có thể việc thiếu hồng cầu
khiến cơ thể thiếu oxy đưa đến trạng thái sảng khoái sau mỗi cơn sốt rét hồi nhỏ. Và anh
cũng đưa ra giả định rằng các thiền sư thường tìm lên núi cao để dễ tu tập vì trên
đó không khí loãng, tỷ lệ oxy thấp, như vậy tất nhiên hành giả dễ rơi vào tình trạng
thiếu oxy, từ đó có được trạng thái thiền duyệt, sảng khoái.
Tất nhiên, đây là những dữ kiện rất lý thú và chắc chắn cần được nghiên cứu thêm
trước khi có thể vận dụng vào thực tiễn. Nhưng người học thiền cũng nên dè dặt
với những mối liên kết giả định như vậy. Việc hạn chế cung cấp oxy cho cơ thể
qua việc kiểm soát hơi thở là điều mà người tập thiền hoàn toàn có thể làm được,
nhưng nếu như có ai muốn thử nghiệm dùng cách này để đạt được thiền duyệt thì
chắc chắn là không nên, thậm chí còn rất nguy hiểm. Khi thiền giả đi sâu vào định
thì hơi thở sẽ chậm dần đi cho đến lúc gần như chỉ còn duy trì ở mức tối thiểu.
Nhưng đó là một hiện tượng tự nhiên do nhu cầu oxy của cơ thể giảm mạnh chứ
không phải do thiền giả cố ý tạo ra, và tình trạng cơ thể khi đó tiêu thụ rất ít oxy
chứ không phải thiếu oxy. Đỗ Hồng Ngọc cũng nhắc trong thiền tập phải hết sức
thận trọng, không nên “nín thở” để mong được mau vào thiền vào định!
Tuy nhiên, việc đề cập đến mối tương quan “thân – tâm” này quả thật vô cùng lý
thú. Điều này cũng cho thấy rằng thiền tập chẳng những thiết yếu cho một cuộc
sống hạnh phúc mà còn luôn mang lại cho mỗi chúng ta những khám phá mới,
những điều mới mẻ và cuốn hút.
Tôi đã đọc say mê cả tập sách này không một lần dừng lại, không chỉ bởi lối văn
nhẹ nhàng mà hấp dẫn của anh, mà còn phần lớn là do cách anh trình bày những
vấn đề rất độc đáo, rất ư là… Đỗ Hồng Ngọc, nghĩa là không thể nhầm lẫn với ai
khác.
Lời cuối cùng muốn nói ở đây là tôi mong gặp lại anh biết bao! Từ lần cuối ghé
nhà thăm anh đến nay e cũng đã gần chục năm rồi chưa gặp lại, và giờ thì tôi với
anh ở hai đầu… trái đất. Mặc dù thường liên lạc với anh qua email, qua điện thoại,
nhưng tôi vẫn luôn muốn gặp lại để được ngắm nhìn khuôn mặt anh, khuôn mặt
như lúc nào cũng ẩn chứa một nụ cười hoan hỷ và sẵn sàng nở ra để lan tỏa niềm
vui sống đến với người đối diện.
Cảm ơn anh rất nhiều đã một lần nữa cho tôi “những ngạc nhiên đầy thú vị”.
Mong cho tập sách này sớm ra đời và đến tay bạn bè thân hữu, để một lần nữa “có
dịp chí chóe cho vui” như lời anh nói.
Quế Minh Đường (Westminster), California
Tháng 9 – 2023
Nguyễn Minh Tiến
………………………………………………………………………………………….
Có thể đọc Ebook “Một Ngày Kia… Đến Bờ” V2 ngày 11.9.2023 trên dohongngoc.com
Nhân mùa Vu Lan, đọc lại bài thơ Bông hồng cho mẹ của Đỗ Hồng Ngọc
Nhân mùa Vu Lan, đọc lại bài thơ Bông hồng cho mẹ của Đỗ Hồng Ngọc …
Nguyên Hậu
Năm 2013, khi đang tìm hiểu về thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975, tôi có dịp gặp gỡ nhà thơ Đỗ Nghê (bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) tại Sài Gòn và được ông tặng cho tập thơ đầu tay mang tên Tình người (xuất bản năm 1967). Tôi đọc tập thơ và ấn tượng nhất là bài thơ Thư cho bé sơ sinh. Khi biết ông là một bác sĩ, viết bài thơ đó khi còn là một thực tập sinh tại bệnh viện Từ Dũ sau khi hoàn thành ca hộ sinh đầu tiên trong cuộc đời y nghiệp, tôi vừa khâm phục, vừa xúc động. Khâm phục vì một bác sĩ lại có thể làm một
bài thơ với những ý tứ chân thành, sâu sắc đến thế. Còn cảm động vì những điều mà vị bác sĩ nhắn chủ đến em bé sơ sinh lúc đó. Thông điệp mà ông nhắn đến em có lẽ cũng là thông điệp ông dành cho tất cả chúng ta, vì ai cũng từng lớn lên từ một đứa trẻ, còn xúc động là khi đặt bài thơ vào bối cảnh ra đời, những thập niên 60 của thế kỷ XX tại miền Nam, khi mỗi số phận được sinh ra đều phải đối mặt với chiến tranh, chết chóc, hiện thực phi lý mỗi ngày. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, trọn vẹn chỉ trong một buổi sáng, tại một quán cà phê nằm trong một con hẻm nhỏ trên đường Cao Thắng, bây giờ tôi cũng không nhớ rõ quán tên gì. Đó là lần duy nhất tôi có dịp gặp gỡ ông. Sau này, tôi được nhìn thấy ông trong một vài buổi ra mắt sách dạy về thiền, hoặc giao lưu về một chuyên đề y khoa nào đó. Vẫn là ông với phong thái nhẹ nhàng, nụ cười thường trực trên gương mặt phúc hậu, ông nhanh chóng thu hút được nhiều khán giả tham dự.
Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu liên quan đến thơ miền Nam, tôi chuyển sự quan tâm sang vấn đề khác nên không còn chú ý đến những sinh hoạt văn nghệ như vậy, tôi cũng ít khi về Sài Gòn. Công việc cá nhân làm tôi xao nhãng, không thường xuyên lên đọc các bài viết trên Blog cá nhân của ông. Thế rồi một hôm, tình cờ tôi vào trang Blog cá nhân ông (https://www.dohongngoc.com/) và đọc được bài thơ Bông hồng cho Mẹ. Bài thơ này được ông sáng tác vào mùa Vu Lan năm 2012, in trong tập Thơ Đỗ Hồng Ngọc – Thư cho bé sơ sinh và những bài thơ khác (2013) nhưng phải vài năm sau tôi mới được đọc. Tôi đã không thể kiềm được nỗi xúc động, nói đúng hơn là một “chấn động” nho nhỏ trong lòng. Có lẽ đây là bài thơ thứ hai của Đỗ Hồng Ngọc đã chiếm trọn lòng tôi ngay từ khoảnh khắc đầu tiên như thế. Tôi đã gửi bài thơ cho một số người bạn cùng đọc.
Đó cũng là lúc trên trang cá nhân của ông có rất nhiều độc giả văn chương gần xa (trong nước và hải ngoại) gửi bài viết chia sẻ cảm nhận về bài thơ. Tôi cảm nhận được sức lan tỏa, lay động của bài thơ lúc bấy giờ là rất lớn. Thế nên tôi đành giữ những cảm xúc mà tôi có được sau khi đọc bài thơ cho riêng mình qua vào dòng ghi chép và lưu vào máy tính.
Cách đây vài tháng, trong quá trình dọn dẹp chiếc máy tính cũ, tôi tình cờ gặp lại những dòng cảm nhận mà tôi thảo ra từ mấy năm trước. Đọc lại bài thơ, và, vẫn vẹn nguyên cảm xúc, thậm chí lúc sau này có phần mạnh mẽ hơn, tôi bật khóc.
Có lẽ sau bao nhiêu năm, trải thêm nhiều biến cố trong cuộc đời, tôi lại càng thấm thía hơn ý tứ trong bài thơ và cả những gì bàng bạc phía sau bài thơ ấy.
Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông
(Bông hồng cho Mẹ, 2012, Đỗ Hồng Ngọc)
Chỉ có bốn câu thôi nhưng ý tứ và thông điệp truyền tải thì mênh mông. Đã có rất nhiều người cảm nhận, phê bình bài thơ nhưng với riêng tôi, bài thơ hiện lên thật đẹp, thật bất ngờ, thật linh diệu, như một đóa hoa… Nó đã lay động, đánh thức lòng tôi thật mãnh liệt. Bốn câu thơ mà chứa trong đó cả ba thế hệ, một dòng chảy uyên nguyên, bất tận: ngoại, mẹ, con và một sự hóa thân tuyệt đẹp: từ bông hoa trắng đã hóa thành đóa hồng. Đặc biệt hơn là, phải có bông hoa trắng dành cho con thì mới có đóa hồng dành
cho mẹ; từ cảm thức đau buồn, mất mát lập tức hóa hiện thành niềm hạnh phúc, sum vầy.
Quả là một tứ thơ đẹp và lạ đến bất ngờ! Đọc xong cứ thấy lòng đau nhói, vì chưa lần nào ta đã nghĩ cho mẹ như cách nhà thơ đã làm. Với Bông hồng cho mẹ, Đỗ Hồng Ngọc đã làm cho ta ngộ ra nhiều điều…
Từ khi mẹ là mẹ của ta, ta lúc nào cũng nghĩ cho ta, chưa bao giờ ta nghĩ cho sự hoán vị và nỗi mất mát của mẹ: mẹ từ một người con trở thành một người mẹ, mẹ đã hy sinh bớt phần hạnh phúc được làm con để toàn tâm làm mẹ của ta. Vậy mà chẳng bao giờ ta nghe mẹ thổ lộ điều đó. Nước mắt chảy xuôi là vậy. Trong những lần chỉ có mẹ và con, mẹ thường nói rằng mẹ sợ một ngày mẹ ra đi, chúng tôi sẽ buồn khổ lắm. Lúc ấy tôi chưa
thể hình dung được nỗi buồn khổ mà mẹ nói là gì, vì chúng tôi vẫn đang hạnh phúc khi có mẹ cơ mà. Và lại càng không biết rằng mẹ đã lấy lòng mình để nghĩ cho các con. Mẹ đã chịu kiếp mồ côi từ khi còn rất nhỏ…
Mẹ! Một từ gọi lên nghe thật ấm ám, tự nó đã viên mãn, đong đầy yêu thương. Thế nhưng số lần mẹ được gọi từ đó ít hơn rất nhiều lần so với chúng tôi. Bây giờ tôi cũng đã làm mẹ, đã hiểu thế nào là mẫu tử thiêng liêng, đã thấu hiểu và yêu thương mẹ hơn rất nhiều lần, tình yêu thương được bồi đắp nhiều lên đến từ sự đồng cảm, thấu hiểu, không giống với tình yêu mẹ khi còn là một đứa trẻ, yêu mẹ, giữ mẹ như của báu. Và khi
càng yêu ta càng sợ mất. Hồi nhỏ, mỗi lần thấy một ai đó mất mẹ, ta chỉ hiểu đơn giản là từ đây họ mất đi tình yêu thương của mẹ, mất đi một người thân. Lớn lên, ta hiểu rằng mất mẹ là mất đi nguồn thương, mất đi cái đặc ân mà đất trời ban tặng cho ta. Nói tóm lại, quẩn quanh cũng chỉ nhìn thấy khía cạnh của sự mất mát, vẫn là nghĩ cho bản thân mình.
Từ khi đọc bài thơ của Đỗ Hồng Ngọc, tôi mới thấy thêm một chiều kích khác của sự ra đi ấy.
Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Ngày mẹ rời khỏi vòng tay ta là ngày mẹ trở về làm con bên ngoại. Thấy được điều đó, tự nhiên cảm giác mất mát trong ta vơi đi phần nào. Từ nay mới đúng thật là ta thương mẹ. Và từ bây giờ, tôi đã có thể tập cách chấp nhận một cách nhẹ nhàng khi nghĩ đến một ngày mẹ rời xa chúng tôi.
Đó là phần của con. Còn phần mẹ:
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông
Mẹ ơi, từ nay mẹ hãy nghĩ cho mẹ, mẹ đừng buồn gì khi phải xa chúng con. Mẹ rời xa chúng con cũng là lẽ tất yếu. Mẹ hãy vui lên vì ngoại đang chờ đón mẹ về, ngôi nhà của riêng ngoại và mẹ, mẹ có quyền được tận hưởng tình cảm của ngoại, tận hưởng niềm hạnh phúc vô biên của tình mẫu tử. Trần gian bao cảnh đã chia cách ngoại và mẹ, nhưng ở “bên kia sông” sẽ không còn trần ai, không còn điều gì khiến ngoại và mẹ phải
xa cách nữa. Ngoại đã chờ đợi mẹ từ rất lâu rồi. Mẹ hãy vui lên đi.
Lời thơ dung dị nhưng thật minh triết, thật dịu hiền, như lời của Bụt. Nhà thơ nhắc chúng ta về lẽ tuần hoàn của tạo hóa mà chúng ta chưa hiểu, hoặc có khi đã hiểu nhưng vì quá yêu mẹ, quá yêu mình mà quên đi mất. Lời thơ tỏa ra một năng lượng lành giúp xoa dịu nỗi đau, sưởi ấm tâm hồn cả người ra đi và người ở lại. Còn gì tuyệt vời hơn: Mẹ vui, con ấm lòng. Rồi đến một ngày, mẹ cũng sẽ chờ đón con “bên kia sông”, con sẽ không
còn lý do gì để buồn tủi nữa.
Bài thơ Bông hồng cho Mẹ của Đỗ Hồng Ngọc đã cho ta thấy được sự vi diệu, tính đa chiều kích của đời sống. Trong cùng một bối cảnh, niềm vui và nỗi đau cùng tồn tại, chuyển hóa cho nhau, cái ta nhìn thấy đều do góc nhìn của mỗi chúng ta. Cái chết, nhìn từ đứa con thì đó là nỗi mất mát, chia ly còn nhìn từ người mẹ thì đó là sự sum họp, hạnh phúc, hoặc cũng là hoa hồng, nhưng trên ngực con là hoa màu trắng, trên ngực mẹ là đóa
hồng tươi nguyên. Phải chăng mọi thứ trong cuộc sống này vốn dĩ là như vậy, có những việc tưởng như là nghịch lý nhưng nếu hiểu đến tận cùng thì không còn nghịch lý nữa vẫn là sự cân bằng, như muôn đời vẫn vậy. Nhà thơ là người đã hiểu, đã nắm bắt được chân lý ấy và truyền đến cho chúng ta. Và, ai biết được quy luật này, người ấy sẽ an nhiên…
(MH, Đh Thủ Dầu Một)
Thư gởi bạn xa xôi 8.23
Thư gởi bạn xa xôi 8.23
Ôi, nhiều chuyện để nói lắm, mà sao ngày càng làm biếng.
- Chẳng hạn một hôm, có buổi Ra mắt sách “bỏ túi” tại nhà Lữ Kiều (5.8.2023) do Nguyên Minh gợi ý. Lý do: Tập san Ngôn Ngữ có số đặc biệt về nhà văn Nguyên Minh. Nguyên Minh chẳng phải ai xa lạ. Từ 1971 đã là người chủ trương Tạp chí Bán nguyệt san Văn học nghệ thuật Ý Thức khá nổi tiếng bấy giờ, và rồi sau này tiếp tục với Quán Văn cũng “sôi nổi” không kém. Hôm đó, đặc biệt có cuốn Thành Tôn, một đời thắp tình rất trang nhã, với bài viết về “Thành Tôn, một người hiền đúng nghĩa” của Phạm Phú Minh thật đúng với con người hết lòng vì mọi người đó. Mình cũng đọc Thành Tôn từ thưở Bách Khoa, hôm nọ còn có người chụp được cái hình tủ sách Thành Tôn thấy có “sưu tầm” mấy cuốn của Đỗ Hồng Ngọc, không biết Thành Tôn có biết Đỗ Nghê “cùng thời” trên BK đó không. Tập Nỗi Buồn Mây Trắng của Khuất Đẩu độc đáo, bởi như KĐ thố lộ: “xin tát cạn lòng chân thành…”, và bên cạnh đó là cuốn Góp Nắng Cho Cây, thơ thiếu nhi rất dễ thương của Lê Ký Thương…

Nhóm Ý Thức ngày xưa, từ trái: Lữ Kiều (Thân Trọng Minh); Nguyên Minh; Đỗ Nghê (Đỗ Hồng Ngọc); Châu Văn Thuận; Lê Ký Thương (Ành: Thanh Hằng, 5.8.2023, tại nhà Lữ Kiều).
2. Hôm 10.8, ghé Gò Vấp thăm vợ chồng Hoạ sĩ Lê Triều Điển, sinh nhật anh. Hai ông bà là dân Chợ Lách Bến Tre (Vĩnh Long) bên bờ sông Tiền Giang, vốn là nơi sản sinh nhiều danh hoạ như Lê Văn Đệ, Văn Đen… một thuở. Chị Hồng Lĩnh, vợ anh là nhà thơ, cũng là một điêu khắc gia đặc biệt với những tác phẩm về Thiền, Yoga… Hôm nay đến chơi còn có nhà văn Lương Minh, từ Hốc Môn mang đến nhiều bánh ít ngon tuyệt.

Hồng Lĩnh và Lê Triều Điển (ảnh ĐHN, 10.8.2023)
Mình chỉ mang tặng hai ông bà vài cuốn sách và giới thiệu vài bản thảo. Ông bà và Lương Minh đều rất vui. Dĩ nhiên, LTĐ khui… rượu, cùng Lương Minh nhâm nhi, bánh bèo, bánh hỏi, thịt quay… các thứ. Mình chỉ trái cây và bánh ít. Sau đó ôm về mấy bức tượng thiền bằng gỗ của nhà thơ Hồng Lĩnh. Hẹn hôm sau đến Nguyên Minh..
3. Ngày 11.8 lại là ngày SN của Nguyên Minh, chủ Chuồng Cu tạp chí Quán Văn. NM cũng 83 chớ ít gì, nhưng đừng nói to, người ta nghe. Ái dà, gần cuối năm mấy bô lão hào hứng làm SN dữ a! Thiệt ra chỉ là một cái cớ cho tụ tập, ăn uống, ca hát, nói chuyện tào lao, trên trời dưới đất, rồi giận hờn, trách móc nhau cho vui thôi, cho các hormones có` dịp quậy lên chút xíu. Còn mấy bạn trẻ… thì kiếm chuyện trốn sạch! Nguyên Minh dòm quanh thấy vắng hoe,vừa lên tiếng trách TTM, ĐHN… hẹn cuội thì mình xuất hiện đúng lúc, ngay cửa. Mọi người được một phen cười ồ. Rồi cũng rượu cũng trà cũng gà cũng vịt. NM tự thức suốt đêm hì hục nấu nồi súp cua để ăn cho mềm, cấm không ai được chê. Quách Mạnh Kha ca sĩ, ôm đàn hát… không ai nghe. Buồn nói tui lãnh casset rồi, không lo. Mình kêu bạn hát cho mình nghe đi. Hát bài Thoi Tơ của Đức Quỳnh phổ Nguyễn Bính nhé. Em lo gì trời gió/ em lo gì trời mưa… Rồi Tình Ca, Kỷ Niệm, Chiều về trên sông… của Phạm Duy. Bài nào cũng có Hoàng Khởi Phong hát… theo quá hay. Bạn nào cũng tự hào mình còn trí nhớ tốt cả, chỉ quên chút xíu…

Chuồng cu Toà soạn Tạp chí Quán Văn, 11.8.2023
Vậy nhé,
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon, 13.8.2023)
Thư gởi bạn xa xôi (7.2023)
Thư gởi bạn xa xôi
Bạn biết đó. Già đến thật nhanh. Quên đột ngột chuyện mới thì gọi là senile dementia, còn quên tuốt chuyện xa xưa thì là Alzheimer rồi. Cho nên lúc về già thì nhiều khi không muốn Giác cũng giác, không muốn Ngộ cũng ngộ là vậy.
Lúc này mình chỉ lai rai đọc tin nhắn của bạn bè trên điện thoại, trên email, thấy có nhiều bài hay, có thể chia sẻ với nhau được, coi cho vui, cũng có ích, nhưng nhiều khi không mò ra nguồn để trích dẫn cho đàng hoàng. Mình không có Facebook, và dốt đặc IT. Thỉnh thoảng thấy bài của người ta, ký tên mình, kèm cái hình mình cho chắc ăn, đành cười trừ, không biết phải làm sao! Có nhiều bài thấy đã có từ 10 năm trước, nay dựng lại như mới hôm qua. Thú vị. Nay mai AI hoạt động ầm ầm, râu ông nọ cằm bà kia, vui lắm!
Dưới đây là mấy bài gởi bạn đọc cho vui nhe.
Xin phép các tác giả, các “nguồn”, mình chưa lấy đúng và đầy đủ.
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc
(18.7.2023)
Có một kiểu người không bao giờ già đi.
Le Van Quy
(shared từ FB cô Doris Le)
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi. Tất cả là bởi họ mang trên mình những điều rất đặc biệt này.
- Một tâm hồn chất phác ngây thơ
Thật khó khi kinh qua trường đời mà vẫn giữ được một tâm hồn chất phác ngây thơ. Đó không phải là kiểu “hồn nhiên như cô tiên” mà là sau những cay đắng của cuộc đời vẫn tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đó là một tâm hồn trong sáng, không đánh mất sự hồn nhiên hiếu kỳ đối với vạn vật. Người như vậy thường hạnh phúc và tươi trẻ.
- Coi trọng dáng vẻ hàng ngày
Ăn mặc tươm tất, chú trọng vẻ ngoài cũng là một điều quan trọng. Người già chúng ta không nên “tuổi chưa cao mà hồn đã lão”, tâm trí lúc nào cũng đặt trong cảnh tương lai mờ mịt, quá khứ u buồn, cảm thấy chăm chút bản thân là việc của giới trẻ.
Người trẻ tuổi có sự hấp dẫn tự nhiên nên không cần phải để tâm vào việc ăn mặc. Còn người có tuổi, bất luận ở nhà hay ra ngoài đều nên tùy thời phục sức, tao nhã đúng mức, mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người. Khi bạn ăn mặc trang nhã, hiển lộ tinh thần sung mãn, thì tự nhiên cũng tự tin hơn, nhìn vào thấy trẻ ra cả chục tuổi.
- Kiên trì đọc sách học tập, du lịch
Những người nhìn vào trẻ trung phần lớn đều kiên trì với phương châm “không ngừng tinh tiến, không ngừng học hỏi”. Trong bụng đã có một bồ sách, một kho thi thư thì ắt tâm hồn phong phú, dung mạo phong lưu.
Đọc sách giúp mở rộng nhân sinh quan, thế giới quan, du lịch giúp mở mang tầm mắt. Người ham thích đọc sách và du lịch, đối với bất cứ sự việc gì đều tự có kiến giải, không phải kiểu người bảo sao hay vậy, tự nhiên thần thái ung dung, tràn đầy sức sống của tuổi thanh xuân.
- Tấm lòng lương thiện
Những người nhìn vào trẻ trung, thường là thuần phác, thiện lương. Quá trình tu tâm dưỡng tính của họ thăng hoa thể hiện thành thần thái, tướng mạo bên ngoài. Cũng bởi tướng tùy tâm sinh, nên người có tâm từ bi, có lòng nhân ái, luôn luôn phát ra một loại hào quang. Với người khoan dung, hơn nửa gương mặt là có phúc tướng. Với người mà tính tình dịu dàng thì tướng mặt đã toát lên sự thân thiện.
- Có mục tiêu theo đuổi
Người mà nhìn vào trẻ trung sẽ luôn trong trạng thái tinh thần phấn chấn và tràn trề sức sống. Dù là đã nghỉ hưu rồi, trong cuộc sống nên đặt những mục tiêu mới. Trong phạm vi mà khả năng cho phép, hãy tích cực tham gia các loại hoạt động như ca hát, chụp ảnh, khiêu vũ… Như vậy, cuộc sống bày ra trước mắt bạn sẽ có sức sống hơn, cũng sẽ khiến bạn không bao giờ thấy mình già đi vậy.
- Biết cảm mến cuộc đời
Đam mê cuộc sống vẫn chưa đủ, nếu như có thể có chút lòng cảm mến với nó thì sẽ hoàn mỹ hơn. Không hưởng thụ những ưu việt mà đồng tiền mang lại, nguyện ý bỏ tâm tư trồng mấy chậu cây cảnh hay bắt tay chế tác mấy món đồ chơi, có những đam mê sở thích khác. Người như vậy, thời gian làm sao nhẫn tâm để bạn già đi đây?
- Kiên trì vận động
Thân thể khỏe mạnh mới là nền tảng duy trì sự trẻ trung. Người mà trông không có vẻ già đi nhất định đều kiên trì vận động, khiến bản thân từ trong đến ngoài đều tỏa ra sức sống.
- Tâm thái trẻ trung
Người có tâm thái trẻ trung sẽ tích cực trải nghiệm những điều mới mẻ, luôn hiếu kỳ khám phá những điều mới lạ. Trên người họ, bạn có lẽ cũng có thể nhìn thấy nếp nhăn nơi khóe mắt chân mày. Nhưng điều khiến bạn nhìn không chớp mắt là gương mặt với thần thái ung dung và tâm trạng yêu đời của họ.
Nhà văn Murakami Haruki đã từng nói: “Con người ta không phải là dần dần trở nên già đi, mà là trở nên già đi chỉ trong nháy mắt“. Con người trở nên già đi, không phải bắt đầu từ nếp nhăn đầu tiên, hay cọng tóc bạc đầu tiên, mà là bắt đầu từ ngay cái thời khắc buông bỏ chính mình. Chỉ có những ai không từ bỏ chính mình, mới có thể sống thành người không sợ già, và cũng sẽ không thấy mình già đi.
Theo Secret
Le Van Quy
shared từ FB cô Doris Le
…………………………………………………………………..
ĐIỀU QUÝ GIÁ NHẤT CHÍNH LÀ SỨC KHỎE
Vinh Bùi, Lớp Phật Học & Đời Sống chuyển
Nguyet Nguyen sưu tầm và dịch, đăng trên trang Trần Hoài Văn,
#t230714a
Người mẫu – blogger nổi tiếng Kyrzayda Rodriguez từng nói: “Không có gì là thật, ngoài cái chết”. Dưới đây là 9 lời nhắn nhủ của cô trước khi qua đời vì bệnh ung thư dạ dày:
1. Tôi có chiếc ô tô thương hiệu đắt nhất thế giới trong gara của mình nhưng giờ tôi phải di chuyển bằng xe lăn.
2. Nhà tôi có đầy đủ các loại quần áo hàng hiệu, giày dép và đồ có giá trị. Nhưng giờ cơ thể tôi được bọc trong một tấm vải nhỏ do bệnh viện cung cấp.
3. Tôi có nhiều tiền trong ngân hàng. Nhưng giờ tôi không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ số tiền này.
4. Ngôi nhà của tôi giống như một cung điện nhưng giờ tôi đang nằm trên chiếc giường đôi trong bệnh viện.
5. Tôi có thể đi từ khách sạn năm sao này sang khách sạn năm sao khác. Nhưng giờ tôi dành thời gian trong bệnh viện để di chuyển từ phòng xét nghiệm này sang phòng xét nghiệm khác.
6. Tôi đã tặng chữ ký cho hàng trăm người nhưng giờ đây, ghi chú của bác sĩ là chữ ký dành cho tôi.
7. Tôi có bảy người thợ làm tóc để làm đẹp cho mình nhưng bây giờ – tôi không còn một sợi tóc nào trên đầu.
8. Trên chuyên cơ riêng, tôi có thể bay đến bất cứ đâu tôi muốn. Nhưng bây giờ tôi cần sự giúp đỡ của hai người để dìu đến cổng bệnh viện.
9. Dù có nhiều thức ăn nhưng bây giờ khẩu phần ăn của tôi chỉ là ngày hai viên và tối nhỏ vài giọt nước muối.
Ngôi nhà này, chiếc xe hơi này, chiếc máy bay phản lực này, đồ đạc này, rất nhiều tài khoản ngân hàng, rất nhiều danh vọng và tiếng tăm, không có cái nào phù hợp với tôi cả. Không gì trong số này có thể giúp tôi nhẹ nhõm. “Không có gì là thật ngoài cái chết.”.
Nguồn: Nguyet Nguyen sưu tầm và dịch, đăng trên trang Trần Hoài Văn”, #t230714a
……………………………………………
#Đoàn_Thu_Thuỷ (Fb)
Tôi đọc cuốn “ viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cách đây 24 năm, khi lần đầu làm mẹ.
Chừng 10 năm sau, tôi được tặng cuốn “ Nghĩ từ trái tim” của bác sĩ viết về Tâm Kinh Bát Nhã.
Lúc đó tôi còn u mê ngụp lặn trong tham sân si, hỷ nộ ái ố, còn đi chùa cầu xin được nhiều tiền nhiều bạc, còn tin vào bói toán, huyền thuật nên đọc rất khó hiểu, đã cố gắng đọc nhiều lần nhưng không bao giờ đọc hết được cuốn sách mỏng đó.
Mười hai năm trước, tôi gặp một biến cố đau buồn giữa sinh ly tử biệt, có vài tuần đóng cửa ngồi một mình trống trải giữa khổ đau mất mát. Tôi không biết làm gì ngoài đọc sách. Và lúc đó đọc lại “ Nghĩ từ trái tim”, bỗng nhiên thấy mọi việc sáng tỏ như tìm thấy ánh sáng ở cuối đường hầm. Tôi bừng tỉnh.
“ chiếu kiến ngũ uẩn giai không”
-Thấy rõ ngũ uẩn đều không.
Tức thì “ độ nhất thiết khổ ách”- thoát khỏi khổ đau ách nạn.
“ viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn”-vĩnh viễn cắt đứt điên đảo mộng – tưởng, đó là cứu cánh Niết bàn.
Tôi ngộ ra, Niết Bàn chẳng ở đâu xa, ở chính trong tâm của mỗi người.
Đau khổ hay hạnh phúc cũng từ tâm mình mà ra.
Đến khi đọc “ Gươm báu trao tay “ của ông nói về kinh Kim Cang tôi càng thấy thấm thía :
“ ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”- đừng trụ tâm vào đâu cả.
Đó chính là gươm báu chặt đứt mọi phiền não.
Người ta khổ vì mong cầu không được, vì mất mát cái đang có, vì cảm thấy không bằng người này người kia… tất cả từ tâm mà ra. Ít ai chịu hiểu khổ đau hay hạnh phúc là do chính tâm mình quyết định, mình cảm thấy thế nào sẽ như thế đó.
Tôi chưa từng gặp bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nhưng chính ông đã đưa tôi thoát khỏi tâm bệnh, soi sáng những bài kinh tôi từng tụng niệm ở chùa mà không hiểu hết ý nghĩa vi diệu.
Ông viết rất nhẹ nhàng mà thâm sâu, gần gũi mà bay bổng, dí dỏm mà thực tế.
Tôi đã đọc:
Cành mai sân trước,
Những người trẻ lạ lùng,
Thư viết cho người bận rộn,
Gió heo may đã về,
Cõi Phật đâu xa, thấp thoáng lời kinh Duy Ca Mật
Ngàn cánh sen xanh biếc thấp thoáng về Diệu Pháp Liên Hoa…
Mỗi cuốn sách là một kho tàng kiến thức, giúp tôi ngộ ra nhiều điều minh triết trong đời sống.
Tôi, một người đàn bà ít học, kiến thức hạn hẹp nên ít bám chấp vào lý thuyết nào. Có lẽ vì thế tôi nên dễ thấm, dễ tin, dễ ngộ.
Với những kiến thức thâu lượm được tôi hạnh phúc trong hiện tại và an trú trong hiện tại. Không mong cầu , không đau khổ…
Vạn vật cứ đổi thay theo thời gian, theo quy luật nên con người cũng nương theo quy luật của vũ trụ. Được, mất, hơn thua cũng chỉ thoáng qua, không có gì là mãi mãi.
…Bốn mùa thay lá thay hoa thay mãi đời ta
Bên trời xanh mãi những nụ mầm mới
Để lại trong cõi thiên thu hình dáng nụ cười ( TCS)
Đoàn Thu Thuỷ (Fb).
Trâm Anh viết về Cha: “Cái máy bào chữ” thân thương
“Cái máy bào chữ” thân thương
Hổm rày, tôi đã soạn ra những tấm hình cũ của ông ngoại sắp nhỏ, lăn tăn mãi mà không biết bắt đầu viết về ba mình từ đâu. Tôi nhớ thường nhật, trừ giờ ăn sáng, ăn trưa, nghỉ trưa, vệ sinh cá nhân, ghi chép, xem ti vi, trò chuyện với con cháu hay tưới cây, ông sẽ cặm cụi đọc báo hay cuốn sách nào đó. Lúc Ba xuống Sài Gòn ở chơi nhà tôi hay xuống khám chữa bệnh cũng vậy, mà lúc ông sống ở quê nhà cũng vậy
![]() |
Ba sắp xếp lại kệ sách giúp con gái |
Từ lúc sức khỏe và tuổi tác không cho phép Ba làm công việc của một kỹ sư nông nghiệp nữa, việc đọc trở thành một phần không thể thiếu trong quỹ thời gian của ông. Ông đọc đều đặn, say mê; mỏi mắt, mỏi lưng, tê chân thì tạm ngưng rồi lại đọc tiếp. Vì Ba cao tuổi, giao tiếp bạn bè ít dần, lại nói “không” với internet, nên đọc cũng là cách giúp Ba khuây khỏa. Nhờ đọc và giữ thói quen ghi chép, thể chất của ông dẫu hao mòn chứ “trí nhớ, sự minh mẫn thì còn ngon lành lắm”. Đó là lời bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc khen Ba trong dịp Ba Má tới dự buổi giao lưu với bác sĩ – nhà thơ tuổi bát tuần bút hiệu Đỗ Nghê này tại hội quán Các Bà Mẹ (quận 1, TPHCM).
Ông sinh năm 1938, ở tuổi 85, Ba tôi chính là tấm gương, là “idol” và người truyền cảm hứng cho tôi về sở thích đọc sách. Hồi tôi học phổ thông, Ba đặt báo Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím cho tôi hằng tuần. Tôi tin rằng, việc tôi từ năm lớp Năm đã thi học sinh giỏi văn cấp thị xã Buôn Ma Thuột, có thể học lớp chuyên văn suốt cấp II-III rồi viết truyện, làm thơ đăng lung tung, từ tỉnh lẻ khăn gói xuống Sài Gòn làm sinh viên ngành báo chí rồi trở thành phóng viên – biên tập… tất cả là nhờ hưởng gen trội của Ba (và xa hơn là ông nội tôi).
![]() |
Tác giả và Ba trước Bảo tàng Thiên Văn (Mỹ) |
Kỷ niệm tôi thích nhất hồi nhỏ là được ba chở ra nhà sách ở ngã sáu trung tâm, khi ông có thêm khoản tiền phụ cấp gì đó ngoài lương. Cái yên inox phía sau chiếc xe đạp cũ của ba luôn cẩn thận cột thêm cái áo mưa xếp gọn để tôi ngồi cho êm. Sách hồi đó ba mua cho, tôi còn giữ tới nay, dẫu cũ mèm, rách bìa hay lìa gáy.
Sau này Ba Má có cả chục đứa cháu, mỗi khi đi công tác hay du lịch, ông hay tìm tới nhà sách tại nơi đến, mua sách cho ông rồi chọn sách lịch sử, sách danh nhân, sách khám phá thiên nhiên… làm quà cho mấy đứa cháu nội, ngoại thích đọc hơn là đồ chơi. Ba không quên ghi ngày tháng và lời tặng bằng nét chữ rất đẹp của ông trên trang thứ hai của sách. Về khoản này, tôi cũng học từ ông vì tôi nhận ra, có nét chữ thân thương của người tặng, cuốn sách tự nhiên có hơi ấm và giá trị của nó sẽ càng bền bỉ theo thời gian.
![]() |
Ba Má cùng cháu ngoại trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
tại hội quán Các Bà Mẹ sau buổi giao lưu về sách của bác sĩ |
Khi đi làm có tiền, tôi cũng thích gửi tặng sách cho ba đọc. Tôi nói đùa với sắp nhỏ: “Ông bà ngoại là cái máy bào chữ”. Song, phải khâm phục là Ba tôi đọc và nhớ rất kỹ chứ không phải kiểu đọc qua loa. Khi ông đọc báo hay tin tức trên ti vi cũng vậy; nên khi nói chuyện cùng ai, về vấn đề gì liên quan, ông đều có thể trích dẫn chính xác hay bình luận kèm quan điểm.
Trêu Ba là cái “máy bào” cho vui, thực sự tôi gửi trong đó cả chút hổ thẹn của đứa con từng gắn bó với nghề viết nhưng có một thời gian dù mua sách chất đầy, tôi không đọc xong cuốn nào cho ra hồn. Sau này, khi không làm công việc biên tập nữa, tôi lại đọc nhanh và thẩm thấu nhiều hơn.
Song nghĩ lại, tôi rất vui vì riêng khoản mua sách cho con cái là tôi không hà tiện. Tôi thích rủ rê, khích lệ con đọc từ lúc mới biết chữ. Tôi sẵn sàng mở hầu bao khi các con đề nghị mua sách. Tất nhiên, ngoài sách báo thì tuổi thơ của tôi còn có vô số bịch chè sương sâm, bánh cam, bắp luộc… Má mua cho mỗi khi đi chợ về hay những món tủ má thường nấu. Nhưng chè bánh của Má thì đã trở thành những ký ức tuổi thơ ngọt ngào, còn sách báo Ba mua thì trở thành một phần tư duy, tâm hồn của chính tôi hôm nay.
Ngô Thị Trâm Anh
(Phunuonline 30.5.2023)
“Nhớ về những ngày tháng cũ” của Hai Trầu Lương Thư Trung
Đôi dòng cảm nhận về
“Nhớ về những ngày tháng cũ”
của Hai Trầu Lương Thư Trung
Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon, 18.5.2023)
Tôi vừa nhận được cuốn Nhớ về những ngày tháng cũ của anh Hai Trầu Lương Thư Trung gởi tặng. Lướt qua, giựt mình. Dày gần sáu trăm trang sách, biết bao nhiêu chuyện đời, chuyện nhà, chuyện riêng, chuyện chung… với rất nhiều hình ảnh, đặc biệt những hình ảnh về nông thôn miền Tây Nam bộ xứ mình, gần như là một tự điển… bách khoa miệt vườn!
Nhưng với tôi, mấy dòng này của An Thu viết về cuốn sách của anh Hai Trầu là đã quá đủ:
“ … thật là ngộp thở và sảng sốt… tui đã gặp cái gì đây? Một ông thần, thổ địa… đã đưa tôi về lại quê nhà xưa yêu dấu!… Có thể nhìn lại cả một trời quê nghèo mộc mạc của tui… thiệt là muốn khóc…!”.
Nếu có thể nói gì thêm, thì, những trang ghi chép về “Vài kinh nghiệm sống ở nhà quê” (tr 514)… rất là bất ngờ và thú vị! Không biết những kinh nghiệm này bây giờ AI đã biết chưa?
*Con sùng đít đen thì mưa, đít trắng thì nắng.
*Chim khách kêu trước sân có khách gần uống trà; chim khách kêu phía sau nhà có khách xa ghé thăm và ở lại dùng cơm.
*Chỗ nào chim bồ cắt bay vòng vòng trên trời, bên dưới có chuột.
*Cá nhỏ thì ụp móng, cá lớn thì lên ngớp. Cạn đìa mới biết lóc trê, còn ụp móng biết đâu rô sặt.
*………
Và ngạc nhiên cảm động không kém với tôi là những câu thơ mộc mạc chân tình của Lương Thư Trung về kiếp người, về tuổi già, những câu thơ làm tôi nhớ Đào Tiềm: Đi về sao chẳng về đi/ Ruộng hoang vườn rậm còn chi không về?
Nhớ ngày ấy chồng cày vợ cấy
Dưới lung sâu nôm cá mò cua
Đường đời bao bận gió mưa
Nhớ sao là nhớ giàn dưa mới trồng…
…Bước qua vườn mít mít chào
Hương cau lan tỏa lối vào, hương cau
Chút thơm còn đọng hôm nao
Hai hàng cau lão đứng hoài lối đi
… Đá vốn có từ trong lòng đất
Đất phục sinh, đá cứng theo đời
Mới hay tạo hóa vẽ bày
Có trong trời đất mới hay mình già
… Trong trời đất vạn loài vốn quí.
Người hay quên uổng phí vô cùng.
Bông nào nở được hai lần?
Sông nào được tắm hai lần bến sông?
Tôi ngờ rằng khi anh Hai Trầu Lương Thư Trung viết xong cuốn Nhớ về những ngày tháng cũ thì anh đã tắm bến sông… không chỉ hai lần?
(ĐHN)
“Về vùng biển vắng…”
“Về vùng biển vắng…”
tặng bạn tôi, Phạm Văn Nhàn
Đỗ Hồng Ngọc
Nghe nói có đường cao tốc mới từ Sai Gòn về Phan Thiết đi chỉ mất 2 tiếng thay vì 4, 5 tiếng như trước, tôi quyết định “trải nghiệm” cho biết. Chọn ngày Lễ 1/5 cho vắng xe. Quả thật, khởi hành từ nhà mình ở Bàn Cờ lúc 5.15 h sáng thì 7.15 h đã đến Phan Thiết. Cà phê, ăn sáng ở một quán bãi biển rợp bóng dừa quen thuộc xong, chạy vòng ra Mũi Né thăm Đá Ông Địa một chút, rồi trưa về lại Tân Hải ( Tam Tân) quê Ngoại ở La Gi (là quê của cậu Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư, cậu Lê Phương Chi… và những ông cậu khác của mình như cậu Năm Nghê Nhã Ý, cậu Năm Bánh…- nay chẳng còn ai!). Mùa này biển rất đẹp. Ngày hôm sau về Lagi farmstay, nơi yên ả, từ đó ra bãi biển Cocobeach để đi… xe bò thăm Chợ Cam Bình nhộn nhịp…!
Xin gởi vài tấm hình xem vui vậy.

bãi cỏ xanh Vĩnh Thủy, Phan Thiết

Đá Ông Địa. Mũi Né

Không thể không “nhúng” nước biển

“dưới bóng dừa…”

Xe bò đi về phía Chợ Cam Bình. Ở đây hàng ngày có vài chục chiếc xe bò dọc bãi biển trang trí như xe… đám cưới!

Dĩ nhiên không thể không thăm Đập Đá Dựng, phía hữu ngạn… (ảnh Đỗ Hồng Ngọc 2/5/2023)
Vậy đó, một chuyến về thăm quê nhà Phan Thiết, La Gi.
(ĐHN)
……………………………………………………………………………………………
Nếu được, thử nghe Lời Yêu Thương bởi Ý Lan (Jamaica Farewell, lời Việt của Đức Huy).
“Tôi Học Phật” và “Áo Xưa Dù Nhàu” ở… Đà Lạt (tiếp theo)
Thư gởi bạn xa xôi
“Tôi Học Phật” và “Áo Xưa Dù Nhàu” ở… Đà Lạt (tiếp theo)
Hôm đó, mình cũng đã chuẩn bị một ít điều để trình bày với các bạn trong Gia đình Hoa Sen ở Đà Lạt (9.4.2023) về quá trình học Phật của mình để chia sẻ kinh nghiệm nhưng thời gian cập rập quá nên phải hẹn lại một dịp khác, dù Thuần Nhiên và Thảo Nhiên cũng đã chuẩn bị cho một Flipchart sẵn sàng. Xịn được chia sẻ vài hình ảnh cô đọng nơi đây.
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc
“Tôi Học Phật” và “Áo Xưa Dù Nhàu” ở… Đà Lạt.
Thư gởi bạn xa xôi,
“Tôi Học Phật” và “Áo Xưa Dù Nhàu” ở… Đà Lạt.
Mình có chút việc riêng, đi Đà Lạt vài ba hôm. Chiều 9.4, mới đến Đà Lạt đã “tranh thủ” ghé thăm Gia đình Hoa Sen với nhóm “thiền ca” của nhạc sĩ Thuần Nhiên Nguyễn Đức Vinh (em nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, phong trào Du ca thuở xưa), cùng Phạm Gia Cẩn, Nguyễn Mậu Pháp (Ngũ Hành Sơn), Trần Quốc Dũng, Bác sĩ Đào, Lê Viết Cảnh, bs Tuệ Hương, Diệu Cát, Thảo Nhiên v.v… Theo yêu cầu của các bạn, dịp này muốn được nghe mình nói một chút về hai cuốn sách mới xuất bản: Tôi Học Phật và Áo Xưa Dù Nhàu.
Áo Xưa Dù Nhàu… là những lời Tri Ân chân thành đến những bậc thầy, bậc đàn anh, bạn bè gần xa đã giúp mình trở thành… mình hôm nay trong việc viết lách… Thời gian trôi nhanh, trí nhớ cùn mòn nếu không ghi chép lại ít nhiều kỷ niệm với Nguyễn Hiến Lê, với Võ Hồng, Nguiễn Ngu Í, Dương Cẩm Chương, Cao Huy Thuần… thì rất đáng tiếc bởi “Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau…” (Hạ Trắng, TCS). Cảm ơn Phanbook nhiều lắm đó nha.
Còn Tôi Học Phật, thì trước hết phải cảm ơn Anh 5 Hiền (Nguyễn Hiền Đức), người cả chục năm kiên trì rị mọ, gò lưng gõ gõ các bài viết về Phật học của mình, rồi tung lên mạng (Thư viên Hoa Sen, 2019) để chia sẻ cùng bạn đạo trong khi mình vẫn còn e dè, muốn giấu nhẹm. Thế rồi, năm 2021, mình biên soạn lại, bổ sung, rồi in nháp một ít bản thảo để “pretesting”, lắng nghe ý kiến các Thầy, các Thiện tri thức. Và sau khi hoàn chỉnh, tháng 3.2023 này, đã được Nhà xuất bản Tổng họp TP.HCM chính thức in ấn và phát hành. Cảm ơn Thanh Thủy, Thi Anh, Mai Quế Vũ… và tất cả.
Trong dịp gặp Gia đình Hoa Sen ở Đà Lạt, mình nói “Tôi Học Phật” theo một cách riêng của mình, một người bác sĩ học với bậc Y vương để tự chữa bệnh cho mình và cho bạn bè đồng bệnh tương lân. Những bài học dưới góc nhìn “khoa học thực nghiệm”, không mê tín dị đoan và chia sẻ chân thành từ những trải nghiệm, thực nghiệm trên bản thân mình suốt hơn hai mươi lăm năm qua.
Dịp này, mình nhắc 2 câu thơ của Sư Giới Đức (Minh Đức Triều Tâm Ảnh) tặng cho nhóm Quán Văn do mình đưa đến thăm Sư ở Huyền Không Sơn Thượng ngày 22.3.2023 vừa qua:
Nhẹ nhàng, thanh thản, tự nhiên thôi
Với cả nhân gian một nụ cười…
Và dưới đây là vài hình ảnh buổi gặp gỡ các bạn Gia đình Hoa Sen ở Đà Lạt (ngày 9.4.2023):
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc.

Nhạc sĩ Thuần Nhiên Nguyễn Đức Vinh.

Diệu Cát

Thuần Nhiên, Ngũ Hành Sơn, Phạm Gia Cẩn, Anh Trình…

Lê Viết Cảnh, Tuệ Hương, Mai Bùi (Saigon), Thảo Nhiên.

Diệu Cát, Thoại Anh, Nguyệt (Mỹ), Tâm Nhiên
Sau buổi trò chuyện, Dũng (Kha Nhiên) hát cho mọi người nghe bài Khi Xa Đà Lạt (thơ Đỗ Hồng Ngọc, nhạc Nguyễn Đức Vinh) với nhiều cảm xúc. Bài thơ này mình viết năm 1966, đã đăng trên tạp chí Mây Hồng thưở đó. Nhạc sĩ Vinh bảo do vậy, anh phải “phổ nhạc” với một điệu… xưa của những năm 70 cho phù hợp… Tiếc mình không biết làm sao đưa clip lên đây cho bạn nghe vui mà nhớ chút Đà Lạt xưa!

Thuần Nhiên đệm đàn cho Kha Nhiên hát… Khi Xa Đà Lạt… tặng các bạn.
Rồi cũng xa thôi những hẹn hò
Những đồi run rẩy dưới mưa tơ
Những thung lũng nắng mềm hơn tóc
Những suối tương tự chảy hững hờ…
(…)
Thôi, những người đi về phố phường
Còn nghe rưng rưng bao niềm thương
Khi xa Đà Lạt, xa Đà Lạt
Hồn cổ sơ làm sao không vương…
(ĐHN, 1966)
Thư gởi bạn xa xôi: “Về miền trung…” (tiếp theo)
Thư gởi bạn xa xôi:
“Về miền trung…” (tiếp theo)
Kể tiếp hả? Lúc này mà bạn chịu đọc, lại còn đòi đọc tiếp nữa là mình mừng lắm rồi đó.
Nhưng, mình cũng chỉ có thể thêm vài hình ảnh coi vui thôi nhe.
Lâu nay mơ một chuyến đi Bạch Mã mà chưa có dịp. Có lần mình viết mấy câu:
Tháng hai hẹn về Bạch Mã
Nhìn em múa kiếm dưới trăng
Cỏ cây giật mình sửng sốt
Sương mù tứ phía giăng giăng…
(ĐN)
Lần này mình theo đoàn Quán Văn của Nguyên Minh và các bạn, với lời mời của Võ sư Nguyễn Văn Dũng và Tịnh Thy đi Bạch Mã một chuyến cho biết.

Vọng Hải Đài trên đỉnh Bạch Mã (internet)

Những bờ tường rêu phủ…

Còn chút quán lá đơn sơ…

Vọng Hải Đài, nơi cao nhất ở núi Bạch Mã (1440m).

Võ sư Nguyễn Văn Dũng và Đỗ Hồng Ngọc bên gốc anh đào. (Bạch Mã, 20.3.2023)

Võ sư Nguyễn Văn Dũng, Đỗ Hồng Ngọc và Tịnh Thy.
Ngày nay Bạch Mã đã có năm ba khách sạn mới chỉnh trang, nhiều điểm tham quan rất đẹp như Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ… và du khách đã bắt đầu về thăm Bạch Mã.
……………………………………………………………………………….
Thêm vài hình ảnh ở Huyền Không Sơn Thượng
Lần nào đến Huyền Không Sơn Thượng, ngoài được gặp Sư Giới Đức để học hỏi, bao giờ mình cũng ghé thăm một nhà sư trẻ, sư Chơn Quán, ở trong một cái cốc nhỏ giữa hồ, có một cái cầu tre lắc lẻo bắc qua. Sư Chơn Quán trước đây là người phụ trách trang web của HKST giúp Thầy Giới Đức – đã đăng một số bài viết của mình nên đã quen biết nhau – nhưng nay trang web tạm ngưng để tập trung cho Facebook, rộng mở và phù hợp hơn. Facebook ngắn gọn, tương tác nhanh nên tiện lợi hơn Website.
Lần này mình cùng vài người bạn ghé cốc thăm sư Chơn Quán, uống ly trà thơm do chính tay Sư pha chế. Phải nói mình rất thích cách bài trí ở đây, có cái gì đó vừa xa lạ vừa thân quen từ xa xưa lắm…
Xin chia sẻ vài hình ảnh cùng bạn xa xôi nhé.
Thân mến,
Hẹn thư sau.
Đỗ Hồng Ngọc.
Thăm Sư Giới Đức: HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Thư gởi bạn xa xôi
Thăm Sư Giới Đức ở HUYỀN KHÔNG SƠN THƯỢNG
Mình vừa làm một chuyến “du hành” khá thú vị “Về Miền Trung…” với nhóm bạn Quán Văn. Không phải Về Miền Trung với miền thùy dương bóng dừa ngàn thông thuyền ngược xuôi… gì đó đâu nhe, lần này… leo núi. Nhờ có Võ Sư Nguyễn Văn Dũng nên mình được leo lên tận đỉnh Bạch Mã, lâu nay ao ước mà chưa được đến. Ôi đường núi cheo leo, ngoằn ngoèo, khúc khuỷu, quanh co, cùi chỏ, thấy mà ớn với một ông già “khú đế” như mình!
Ngày hôm sau, lại có dịp lên Huyền Không Sơn Thượng thăm Sư Giới Đức, tức Minh Đức Triều Tâm Ảnh, một nhà thơ, nhà văn, nhà thư pháp nổi tiếng một thời.
Mình không hẹn trước với Sư. Xưa nay vẫn quen vậy. Cho nên khi gặp Sư, mình nói “Tôi không hẹn trước với Thầy, vì “có duyên” thì gặp cũng tốt, mà không gặp cũng… tốt”. Sư cười. Tay bắt mặt mừng. Sư khác hẳn xưa. Xưa, là hơn 3 năm trước, thấy Sư nghiêm nghị, có vẻ luôn “căng thẳng”. Đó là trước khi Sư nhập thất 3 năm ẩn cư, “để coi có thấy được gì hay không”, có đạt được “quả” gì không. Hôm nay sau 3 năm tu thiền nghiêm nhặt, Sư thấy được chỗ sai chỗ đúng, của Định, của Tuệ, thấy Thiền Định mà không khéo, bước vào đời sống dễ bị 8 ngọn bát phong đập tơi tả. Bây giờ nhìn Sư mình mừng, thấy Thầy thảnh thơi, an nhàn, ung dung, tự tại…
Sư nắm chặt tay mình, bảo tay mình sao cứng chắc vậy, và nói với mọi người Bs Đỗ Hồng Ngọc còn lớn hơn Sư một tuổi! Trong đoàn còn có Nguyên Minh, cùng 82 tuổi với thầy, vốn xưa đã cùng học Khóa 1 Sư phạm Quy Nhơn 60 năm trước!
Mình hỏi thăm Sư về sức khỏe, mừng vì thấy Sư nay an lạc, hạnh phúc, vì mình biết khi Sư ra khỏi thất sau 3 năm đã suy kiệt đến nỗi phải vào bệnh viện “cấp cứu” để được truyền đạm, truyền dịch, phục hồi dinh dưỡng… Bây giờ thấy Sư tủm tỉm cười, mắt sáng , ung dung. Sư thẳng thắn cho biết những “sai lầm” của mình ở năm thứ nhứt, lúc “ham hố” (chữ của Sư) mỗi ngày thức dậy từ 1 giờ sáng, tu tập sai lầm 6 tháng đến nỗi cơ thể bất an, bệnh lý phát triển, sau Sư phải thay đổi, suốt 6 tháng sau mới bình ổn lại. Vào 6 tháng cuối của năm thứ 3, khi Xả thất, sư bắt đầu… “sống” thiền, buông thả, thảnh thơi, Sư thấy đã có được “Nụ cười”.
Sư bảo “ngồi quá nhiều”, “ăn ít quá”. Và Sư có lời khuyên mọi người khi Thiền tập rất dễ đi lạc, nhiều cạm bẫy, không nên đi sâu vào các tầng Định theo sách vở. Kinh điển nhiều khi chỉ là ước lệ, phổ quát, quá vắn tắt nên dễ gây lầm lạc. Mỗi người phải tự thực hành, tự chứng nghiệm, và phải thực hành trong đời sống hàng ngày.
Sư đọc hai câu thơ tặng đoàn:
Nhẹ nhàng, Thanh thản, Tự nhiên thôi
Với cả nhân gian một Nụ Cười…
Vả mình đã thấy được Nụ Cười đó ở Sư Giới Đức hôm nay, giữa Huyền Không Sơn Thượng!
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc
(22.3.2023)
Vài hình ảnh:

Sư Giới Đức và Đỗ Hồng Ngọc tại Huyền Không Sơn Thượng, (22.3.2023)
Bhante Sujatha (Sri Lanka) thăm chùa Xá Lợi (Tp.HCM-Saigon)
Thư gởi bạn xa xôi (3.2023)
Vài hình ảnh
Bhante Sujatha (Sri Lanka) thăm chùa Xá Lợi (Tp.HCM-Saigon)
Bác sĩ Hồ Đắc Đằng ở Mỹ về thăm, cùng đi với Bhante Sujatha, Sư người Sri Lanka (Tích Lan), 53 tuổi, và mươi Cư sĩ người Việt và Mỹ ghé thăm Nhóm Học Phật tại chùa Xá Lợi Tp. HCM (Saigon) ngày 16.3 2023.
Sư Sujatha trụ trì chùa Blue Lotus ở Illinois, dạy Thiền Từ bi (metta-bhavana), Loving-Kindness Meditation, ông cũng là tác giả các chương trình Morning Coffee, đàm đạo mỗi ngày về Pháp (dharma) trên Zoom. Sư cũng góp sức thực hiện các Chương trình giúp y tế và giáo dục tại Sri Lanka, nên tuy là vị Sư truyền thống Nguyên thủy nhưng hành Bồ-tát đạo có tiếng (www.bhantesujatha.org).
Bs Hồ Đắc Đắng là bạn cùng lớp với Đỗ Hồng Ngọc và Thân Trọng Minh tại Y khoa Đại học đường Saigon (1962-1969), sống ở Mỹ 40 năm nay, mới về thăm lại Saigon lần đầu cùng nhóm bạn đạo. Cha anh là người đã phiên dịch cho Sư Narada (Sri-Lanka) tại chùa Xá Lợi năm 1953, nay anh làm phiên dịch cho chúng mình cũng ngộ thiệt.
Vài hình ảnh về buổi gặp gỡ, trao đổi về Phật pháp với Sư Sujatha.

Từ trái: Hồ Đắc Đằng, Đỗ Hồng Ngọc, Bhante Sujatha, Thân Trọng Minh tại Chánh điện chùa Phật học Xá Lợi (Saigon, 16.3.2023).

Thảo luận tại Phòng họp.

Một tấm hình chụp chung kỷ niệm trước Chùa Xá Lợi.
Những ngày sau đoàn tiếp tục đi thăm Thiền Viện Thường Chiếu, Chơn Không (Vũng Táu), rồi đi Đalat, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế… trong chuyến du hành lần đầu đến thăm Việt Nam.
Thân mến,
Hẹn thư sau.
Đỗ Hồng Ngọc.
Nguyễn Hiền Đức: ĐỖ HỒNG NGỌC – TIẾNG GỌI SÂU THẲM CỦA Y VƯƠNG
Đôi lời:
Bài viết này do anh Nguyễn Hiền Đức (5 Hiền) thực hiện vào tháng 3.2021, đến nay đã vừa đúng 2 năm. Anh nói anh đã tập hợp “nhiều nguồn tư liệu” từ những bài viết rải rác của tôi trên trang www.dohongngoc.com và trên báo chí, blog, Fb… của nhiều người, để tặng Sinh nhật Bs Đỗ Hồng Ngọc, 81 tuổi. Trong quá trình thực hiện anh cũng rất thận trọng, trao đổi với tôi qua email để chỉnh sửa đôi chi tiết khi cần. Tôi rất quý mến cách làm việc của 5 Hiền (cách gọi thân tình giữa chúng tôi) , cặm cụi, chân thành, nhiệt tình… đáng nể trọng! Thế nhưng tôi vẫn có chút ngại ngần khi bài viết về cá nhân mình, nên không đăng lên blog mình bấy lâu.
Hai năm đã trôi qua từ ngày đó. Anh Nguyễn Hiền Đức đã mất sau thời gian đau bệnh kéo dài tại Mỹ. Ngày 26.2 vừa qua, tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Tp.HCM có buổi Họp Mặt nhiều thế hệ Thầy thuốc kỷ niệm Ngày Thầy Thuốc Việt Nam (27.2), và cũng để kỷ niệm 67 năm thành lập Bệnh viện Nhi Đồng Saigon, tôi được mời phát biểu, đã nhắc lại những … chuyện xưa khiến các bạn thầy thuốc trẻ bất ngờ tôi có thời làm việc ở Nhi Đồng suốt 12 năm, là Trưởng phòng Cấp cứu và Trưởng Khu Phòng khám (Ngoại chẩn). Lứa tôi dần chẳng còn mấy người, chỉ còn thấy Gs Nhan Trừng Sơn chống gậy từng bước, Bs Nguyễn Hữu Hưng (PGĐ), cô Võ Kim Sa (Điều dưỡng trưởng) tóc trắng xóa, tôi cảm động được gặp lại bác sĩ Bạch Văn Cam, Bs Tường Vy, Ds Cúc, Bs Lại Văn Tiến, Đỗ Hiệp Phố, Nguyễn Văn Sĩ, Ngươn (ngoại)… Bs Trần Tấn Trâm, Nguyễn Thị Ngọc Anh (GĐ) đã mất… Các Bs Trần Ngọc Mạnh, Trần Thành Trai, Lê Văn Tú… cả Cô Bùi Thị Gấm (ĐDT) đều không đến dự được…
Năm nay tôi cũng đã có tuổi, 83 rồi! Nghĩ, có lẽ đã đến lúc nên đăng bài viết của Nguyễn Hiền Đức về Đỗ Hồng Ngọc như một kỷ niệm với riêng người bạn thương quý này, và nhất là cũng để trả lời các thầy thuốc trẻ hỏi thăm chuyện ngày xưa…
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc.
(16.3.2023)
………………………………………………………………………………………………………….
ĐỖ HỒNG NGỌC –
TIẾNG GỌI SÂU THẲM CỦA Y VƯƠNG
* Thay Quà Tặng mừng Sinh Nhật 81của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Tặng Bác sĩ Văn Công Trâm (Đức quốc)
Nguyễn Hiền Đức
- Vì sao Đỗ Hồng Ngọc chọn ngành Y?
Đậu tú tài II xong, Đỗ Hồng Ngọc băn khoăn trước ngã ba đường: Vừa muốn học y, lại muốn học sư phạm, học văn khoa. Cuối cùng thì Đỗ Hồng Ngọc quyết định thi vào trường y.
Đỗ Hồng Ngọc chỉ thi vào trường y, theo tôi từ những nguyên do sâu xa, những “ám ảnh không rời” ngay từ quãng đời tuổi thơ côi cút của anh ở quê nhà:
– Nguyện vọng của gia đình;
– Thân phụ mất ở trong rừng vì thiếu thầy, thiếu thuốc. Nỗi đau và sự mất mát to lớn đó đã “đưa”, đã “đẩy” anh chọn nghề thầy thuốc.
– Vì mang đủ thứ bệnh nên mỗi ngày, anh vẫn thường qua lại bằng đò ngang để đến nhà thương thí chích thuốc! Riết rồi anh “ghiền cái mùi nhà thương.”
Tôi tin câu này, lời này của Đỗ Hồng Ngọc: “Riết rồi tôi ghiền cái mùi nhà thương!” Vâng, anh ghiền cái “mùi nhà thương” cũng như tôi đã ghiền cái mùi nhà in, nên tôi đã theo học nhiều khóa về kỹ thuật ấn loát và quản trị nhà in; rất say mê khi nhìn ngắm, tìm hiểu các loại máy in, các loại mực in, giấy in… Tôi mê cái không khí sôi động, ồn ào ở nhà in, mê mùi mực, mùi giấy… nên nhiều buổi trưa tôi nằm chèo queo ngủ ngon lành trên đống giấy vụn tại Ấn quán Đại học Vạn Hạnh sau những giờ chấm morasse bộ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh do Ôn Thích Minh Châu dịch từ Pali ra tiếng Việt và nhiều tác phẩm khác về Phật học, thế học do Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh xuất bản mà tôi thực hiện với trách nhiệm là Trưởng phòng Tu Thư. Đến nay, hơn bốn mươi năm sau, tôi vẫn luôn ghiền cái mùi nhà in, vẫn muốn tiếp tục học ngành in và làm thêm việc ở nhà in.
– Cuối cùng, chính lời khuyên chí lý, sáng suốt và trách nhiệm của cụ Nguyễn Hiến Lê mà Đỗ Hồng Ngọc đã quyết định thi vào trường y. Cụ Lê khuyên “nên học y để giúp đỡ cụ thể cho gia đình, nếu học giỏi sau này có thể làm “thầy giáo” và nếu có năng khiếu, cũng có thể viết lách được…!” Thế là Đỗ Hồng Ngọc học y, học thêm văn, thêm xã hội học… rồi viết lách, giảng dạy… suốt mấy chục năm nay.
Được học giả Nguyễn Hiến Lê khuyên nên anh đã nghe theo và bắt đầu dấn thân vào ngành học rất cực nhọc mà cũng rất nhân văn này.
Từ ngày tuyên thệ, đọc lời thề Hippocrates, Đỗ Hồng Ngọc trở thành một bác sĩ “mát tay”, đặc biệt ông ít dùng đến thuốc, luôn chú trọng đến việc chữa cả thân bệnh lẫn tâm bệnh nên trong các dịp lễ Tết, ông thường chúc mọi người: “Thân tâm thường an lạc!” là xuất phát từ cái thân tâm bất dị này.
- Học và hành nghề y
– Năm 1962, Đỗ Hồng Ngọc đậu vào trường y. Vốn là người ham đọc, ham học, có ý chí và biết tự học nên ngoài việc học y, ông cũng đã ghi danh học thêm ở Đại học Văn khoa, và xã hội học ở Đại học Vạn Hạnh.
Tóm tắt quá trình học và hành nghề y của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc như sau:
* 1962 thi đậu APM vào Đại học Y khoa Sài Gòn.
* Năm 1965 thực tập tại Bệnh viện Từ Dũ, đã đỡ được một ca đầu tiên mẹ tròn con vuông! Với lòng lâng lâng, ông lập bản “phúc trình”, viết ngay sau phần bệnh án một bài thơ nhỏ: Thư Cho Bé Sơ Sinh. Bài thơ khá nổi tiếng này được đưa vào tập thơ đầu tay của ông: Tình Người, xuất bản năm 1967. Có thể nói kể từ năm 1965, Đỗ Hồng Ngọc đã thực sự dấn thân vào lãnh vực Nhi khoa, nên có thể nói ông là một bác sĩ yêu trẻ và có nhiều kinh nghiệm về Nhi khoa.
* Năm 1968 và 1969 là Nội trú ủy nhiệm (Interne fonctionnel) của bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn.
* Năm 1969 tốt nghiệp Đại học Y khoa Sài Gòn.
* Năm 1970, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ với đề tài “Bệnh Sốt Rét Ở Trẻ Em”, Đỗ Hồng Ngọc được nhận Văn bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia.
* Năm 1971 là bác sĩ điều trị tại Dưỡng đường Nhi khoa Trần Bình Trọng, Chợ Lớn (GĐ Bs Trần Văn Còn).
* Năm 1972, xuất bản cuốn sách đầu tay: Những Tật Bệnh Thông Thường Trong Lứa Tuổi Học Tròdo học giả Nguyễn Hiến Lê đề Tựa. Trong tập này Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ với các bạn trẻ những kinh nghiệm về tổ chức việc học và cách học sao cho có hiệu quả ngoài các cách phòng tránh bệnh thường gặp ở lứa tuổi.
* Năm 1973, Đỗ Hồng Ngọc làm Trưởng phòng Cấp cứu Khu Ngoại chẩn Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn
* Năm 1974, xuất bản cuốn Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng. Cuốn này được Giáo sư Phan Đình Tuân, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng thời Đỗ Hồng Ngọc làm việc viết Lời Tựa. Chính Giáo sư Phạm Đình Tuân cũnglà người đã đỡ đầu luận án tốt nghiệp của Đỗ Hồng Ngọc và trong Lời Tựa cho cuốn sách này ông gọi là “sách gối đầu giường cho các bà mẹ.”
* 1977 Trưởng khu Phòng Khám và Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng I (Bv Grall thành lập bệnh viện Nhi Đồng 2).
* Từ năm 1981, là Giảng viên thỉnh giảng Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược. Trong thời gian công tác tại đây, ông đã đỡ đầu luận văn khoảng 10 đề tài cho các thầy thuốc trẻ. Ông còn viết nhiều cuốn sách y học phổ cập như Những Bệnh Nguy Hiểm Thường Gặp Ở Trẻ Em, Nuôi Con, Săn Sóc Con Ở Nơi Xa Thầy Thuốc.
* Từ những năm 1984 – 1986, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc triển khai các Chương trình “Săn Sóc Sức Khỏe Ban Đầu Cho Trẻ Em” ở Quận 6, để làm thí điểm phòng bệnh từ xa với một chiến lược mới, cần có sự tham gia của cộng đồng và sự phối hợp liên ngành. Ông được sự đồng tình ủng hộ của nhiều đồng nghiệp và trường Đại học Y Dược thành phố lúc đó đã gởi nhiều sinh viên theo học và làm luận văn về hướng Nhi khoa xã hội này. Và ông bắt đầu thực hiện các buổi nói chuyện trên Đài Truyền hình và Đài Phát thanh. Từ năm 1986 ông ở trong nhóm thực hiện Chương trình Săn sóc Sức khỏe Ban đầu cho xã Hiệp Phước, Nhà Bè
* Từ 1986, Giám đốc Trung Tâm Truyền Thông – Giáo Dục Sức Khỏe Thành phố Hồ Chí Minh.
* Ông triển khai hai bộ môn mới do ông làm chủ nhiệm là Bộ môn “Khoa học Hành vi và Giáo dục Sức khỏe” thuộc Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Cán bộ Y tế Thành phố (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) và Bộ môn Sức khỏe Phụ nữ của Đại học Mở. Ông còn thực hiện “Chương trình Giáo dục Sức khỏe Phòng chống AIDS, Thuốc lá” v. v…, dạy học, viết báo…
* 1993 Tu nghiệp Y tế công cộng tại Đại học Harvard Hoa Kỳ và 1997 Giáo dục Sức khỏe tại CFES Paris, Pháp.
* Từ năm 1989 đến năm 2000, ông giữ mục Phòng Mạch Mực Tím trên báo Mực Tím, một tờ báo dành cho lứa tuổi mới lớn để giúp các em giải tỏa những băn khoăn thắc mắc của lứa tuổi mình, những băn khoăn thắc mắc về phát triển tâm sinh lý, về bệnh tật… Trước 1975, ông đã viết cho các báo Tuổi Ngọc, Mây Hồng, rồi sau này là Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím… những tờ báo dành cho tuổi trẻ.
Nhân dịp Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nghỉ hưu (2006), Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố đã tái bản cuốn Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng được cập nhật và bổ sung đầy đủ – gần 400 trang mà ông xem là một món quà nhỏ gởi đến các ông bố, bà mẹ trẻ mới sinh con đầu lòng…Một cuốn sách về y học mà được tái bản đến hơn 40 lần, quả là một kỷ lục. Năm 2008, cuốn sách này nhận “Giải Bạc Sách Hay”.
Trả lời câu hỏi của các học trò, trong một buổi giao lưu tại Trung tâm Truyền thông và Giáo dục sức khỏe:“Thưa thầy, kinh nghiệm của thầy khi đi nước ngoài, bài học thầy áp dụng vào ngành truyền thông – giáo dục sức khỏe của Việt Nam?”
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chân thành chia sẻ:
“Thầy có không nhiều dịp đi nước ngoài, nên mỗi dịp đều là một cơ hội để được học thêm và rút kinh nghiệm đem về áp dụng những điều hay. Lần nào thầy cũng mang về một lô sách và tài liệu để sử dụng cho ngành mình và kể cả về đào tạo y khoa, như lần đi dự hội nghị về “Đào Tạo Chuyên Viên Phát Triển Sức Khỏe” của WHO tại Ai Cập (1988), thầy được mời tham gia trong nhóm sáng lập Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế thành phố, sau này là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Nhờ thời gian tu nghiệp ở Đại học Harvard (1993), thầy về triển khai Bộ môn Khoa Học Hành Vi và Giáo Dục Sức Khỏe cho trường. Lúc tu nghiệp ở CFES, Paris (1997) thầy thấy họ làm nghiên cứu về Giáo dục sức khỏe rất bài bản, dựa trên đó xây dựng các chương trình can thiệp có hiệu quả, khi về, thầy củng cố thư viện T4G, lập bộ phận tổ chức tư liệu (documentation) và đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học trong lãnh vực giáo dục sức khỏe. Khi đi Ấn Độ dự Hội thảo quốc tế về HIV/AIDS (1996) thầy ứng dụng “truyền thông thay đổi hành vi” cho những lớp huấn luyện theo phương pháp giáo dục chủ động, tạo tham gia…
Tóm lại, học đối với thầy bao giờ cũng đi đôi với hành. Học mà không hành thì không thể nào “chín” được. Thầy cũng mong các em: đi học, nhất là du học không chỉ để lấy cái bằng cấp về treo, để “hù” thiên hạ… mà phải rút ra được bài học gì ứng dụng phù hợp vào hoàn cảnh nước ta với sự sáng tạo riêng của mình. Nhân dịp cũng nói thêm với các em rằng khi tiếp các đoàn chuyên gia quốc tế, đừng thụ động đối phó, lo trả lời những câu hỏi của họ đặt ra mà phải chủ động… đặt câu hỏi, đưa ra những ý tưởng của mình để tranh luận, từ đó mới có cơ hội học hỏi lẫn nhau…”
Đối với các bạn trẻ mong muốn chọn ngành y làm con đường nghề nghiệp, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ:
“Rất hoan nghênh các bác sĩ trẻ này. Đây là một ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội. Nhưng chọn học y là chọn con đường gian nan, hằng ngày trực diện với những nỗi đau nỗi khổ của kiếp người (sanh, lão, bệnh, tử)… Phải thực sự yêu nghề và có năng lực. Nói chung, học y cần có một lý tưởng nhân đạo, một “tiếng gọi sâu thẳm” (vocation) của nghề nghiệp. Nếu học y để mong đầu tư… làm giàu trên bệnh nhân thì không nên! Thực ra học y cũng rất thú vị, nhiều thử thách đòi hỏi trách nhiệm cao. Luôn đứng trước lương tâm của mình. Hạnh phúc rất lớn khi thấy mình sống hữu ích cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội. Bà con mình thường nói:“Cứu sống một mạng người bằng… lập năm bảy kiểng chùa” phải không”?
Trò chuyện, tâm tình, gởi gắm niềm tin vào các bạn trẻ đang học ngành y, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói:
“Để thành công, phải thực sự say mê, cần phải đi chuyên sâu về một lãnh vực nào đó nhưng đồng thời không quên mở rộng kiến thức văn hóa nói chung. Phải học hỏi không ngừng. Thầy thuốc là một sinh viên y khoa suốt đời. Không học thêm thì sau vài ba năm đã lạc hậu. Nghiên cứu, giảng dạy là cơ hội học tập tốt nhất. Đừng quên chia sẻ kiến thức của mình với người bệnh và luôn tôn trọng lắng nghe họ, sẽ học được rất nhiều từ họ.”
“Y khoa là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Nó gắn liền với thân và tâm của con người. Mà cái gì đã liên quan đến con người thì luôn là một “nghệ thuật’’ chứ, phải không? Cho nên ngày nào y khoa trở thành hoàn toàn máy móc thì nguy cho con người lắm! Khi máy móc hóa hay thương mại hóa mối quan hệ “thầy thuốc – bệnh nhân’’ thì có nhiều vấn đề đặt ra.
- Đỗ Hồng Ngọc và những “sở đắc” về ngành y
Năm 1972, tức là chỉ ba năm sau khi tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa Quốc gia, Đỗ Hồng Ngọc xuất bản cuốn Những Tật Bệnh Thông Thường Trong Lứa Tuổi Học Trò trong loại y học phổ cập. Theo Đỗ Hồng Ngọc:
“Cuốn sách đầu tay không những được các em học sinh mà cả các bậc phụ huynh cũng nồng nhiệt đón nhận. Nhà văn Trần Phong Giao – Tổng thư ký báo Văn lúc đó – đã bắt con mình học… thuộc lòng cả một chương trong sách! Nhà xuất bản Lá Bối của thầy Từ Mẫn độc quyền phát hành và chỉ vài tháng sau sách đã được tái bản”. Trong lời Tựa cuốn này, học giả Nguyễn Hiến Lê viết:
“Tập này là tác phẩm đầu tay của ông. Ông dùng kinh nghiệm bản thân khi đi học và đi dạy (vì như một số sinh viên khác, ông phải tự túc), cùng những sở đắc trong ngành y để hướng dẫn các bạn học sinh trong việc giữ gìn sức khỏe, ngừa trước những bệnh thông thường và khi bệnh đã phát thì nên làm gì. Yêu nghề và có lương tâm, ông không mách thuốc bừa bãi như thỉnh thoảng chúng ta thấy trên một số báo, ông phản đối thái độ ‘vô trách nhiệm’ đó”.
Từ đó chúng ta có thể thấy, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc tuy mới ra trường 3 năm mà đã dùng kinh nghiệm bản thân khi đi học và đi dạy, cùng những sở đắc trong ngành y để hướng dẫn các bạn trẻ giữ gìn sức khỏe… Ông lại rất yêu nghề và có lương tâm. Tri thức chuyên ngành và lương tâm của người thầy thuốc ngày càng khẳng định “sở đắc”, tầm nhìn mới của ông trong ngành y.
Năm 1974, Đỗ Hồng Ngọc hoàn thành cuốn Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng, lúc ông đang làm việc tại Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn và cũng vừa có 3 đứa con “đầu lòng”. Cuốn này được cụ Nguyễn Hiến Lê góp ý và “khen” Đỗ Hồng Ngọc là một thầy thuốc nhi khoa tốt, yêu trẻ con.
Tôi cảm kích và vui mừng về bước khởi đầu viết lách của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc khi đọc những nhận xét về tác phẩm này của những người đồng nghiệp, những bậc đàn anh, những người Thầy của Đỗ Hồng Ngọc. Trước hết là bài Tựa của Giáo sư, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Sài Gòn Phan Đình Tuân, cũng là người đỡ đầu luận án tốt nghiệp của Đỗ Hồng Ngọc. Bài Tựa có đoạn viết:
“Đọc quyển sách Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, các bà mẹ sẽ tìm thấy những lời chỉ dẫn ân cần về những vấn đề thiết thực, để bớt những bỡ ngỡ băn khoăn, lo lắng vô ích. Thêm vào đó, tác giả còn đả phá những thành kiến sai lầm, những tập quán nguy hiểm từ lâu vẫn lan tràn ở nước ta gây nhiều tai hại cho trẻ nhỏ… (…)
Một quyển sách về y học, dù là y học phổ thông, thường thường rất khô khan, ít ai muốn đọc, nhưng quyển sách của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lại khác. Tác giả có lối hành văn trong sáng, nhẹ nhàng, thân mật, gần gũi, có chỗ dí dỏm nên thơ, đọc không biết chán.
Tôi mong rằng quyển sách này sẽ là sách gối đầu giường không những của các bà mẹ sanh con đầu lòng mà còn của tất cả các bà mẹ vậy.”
Tôi đọc 16 cuốn gọi chung là “Câu chuyện sức khỏe” từ tác phẩm đầu tay của ông xuất bản: Những Tật Bệnh Thông Thường Trong Lứa Tuổi Học Trò (1972),đến các tác phẩm mới nhất là Sức Khỏe Gia Đình, Ăn Vóc Học Hay và Thiền Và Sức Khỏe. Rồi đọc tiếp 18 bài Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trả lời phỏng vấn trên nhiều tờ báo, chung quy ông cũng đề cập đến vấn đề giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống theo định nghĩa về sức khỏe của WHO: “Sức khỏe là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well being) về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh hay tật.”
Càng đọc nhiều sách loại này, tôi càng thấy rõ Đỗ Hồng Ngọc xem cuộc sống là một điều kỳ diệu, tôn vinh giá trị gia đình, xác quyết mối quan hệ thân – tâm không thể tách rời nhau. Ông hô hào mọi người hãy đầu tư cho chính mình để được hạnh phúc. Mỗi người hãy trở về với hải đảo của mình; hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi theo lời dạy của Đức Phật. Ông kêu gọi mọi người hãy sống tự tại hơn để hạnh phúc hơn, ông thành tâm cầu mong mọi người thân tâm thường an lạc. Ông chia sẻ những kinh nghiệm, trải nghiệm và thể nghiệm từ bản thân mình để xiển dương những lợi ích và lợi lạc của việc tập thở, tập thiền, hành thiền. Với ông tu là học và tu là hành… nhờ đó mà ông được nhiều người tin cậy và làm theo hướng dẫn của ông. Những bài trả lời phỏng vấn của ông về y học, vốn là chuyên ngành sâu, là nghề và nghiệp của ông nên ông viết luôn luôn rõ ràng, rành mạch, chính xác, với lời lẽ chân thành, thân ái, gần gũi, thấu cảm nên người đọc vừa tin yêu vừa phấn chấn. Làm được vậy chẳng dễ tí nào! Những lời ông tâm tình, trao đổi, gợi ý, chia sẻ với các bạn trẻ, với những học trò cũ vừa chân tình vừa cảm động, vừa ý nhị sâu sắc, vừa thiết thực, cụ thể, có lúc nghiêm khắc nhưng đầy lòng khoan dung và khích lệ. Hơn 50 năm trước tôi đã đọc nhiều cuốn sách, có cuốn tôi gọi là “cuốn sách cứu người”, cuốn sách “làm thay đổi cuộc đời” của cụ Nguyễn Hiến Lê, thì nay đọc sách, đọc các bài viết về y, về Phật họccủa Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc tôi cũng có cảm nhận sâu sắc và chân thành như vậy. Xin hết lòng biết ơn Thầy Nguyễn Hiến Lê và Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc!
Trong các bài viết về chuyên đề sức khỏe, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc luôn cẩn trọng, khiêm tốn, vui vẻ. Ông luôn luôn dung dị mà sâu sắc, dí dỏm, hóm hỉnh, trí tuệ, thông minh, sắc sảo mà gần gũi và thân ái. Ông thể hiện tròn đầy lòng chân thành, sự thấu hiểu, thấu cảm nên mang tính thuyết phục cao đối với đông đảo người đọc. Tôi rất tâm đắc khi đọc những bài này của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và xem nó là một trong những dấu ấn sâu đậm, đáng yêu và sống lâu bền trong lòng người đọc.
Ở đây, tôi xin phép được trích dẫn một số cảm nhận chân thành của bạn đọc để làm rõ thêm ý kiến mà chúng tôi đã nêu trên:
Yumi.multiply.com
(…) Ở đó, tôi không chỉ nắm bắt được những kiến thức khoa học để nuôi con mà còn gặp được tấm lòng một người cha vĩ đại. Ông kể chuyện của con mình, kể về nỗi buồn lo, ân hận của mình để mà truyền kinh nghiệm cho bạn, cho tôi. Khi con mọc răng nóng sốt, khi con quấy khóc, ốm đau, khi con chán ăn, khi con biết lẫy, biết bò…ôi đều giở sách ra, đôi khi không chỉ đọc để biết phải làm gì mà còn tìm trong đó một nguồn an ủi, vỗ về.Mỗi lần nâng quyển sách ấy trên tay, tôi không nghĩ mình đang đọc sách mà đang trò chuyện với ông, ấm áp và tin tưởng lạ thường!
blog.dongchay.com
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc không phải viết theo phong cách của một bác sĩ cho các đồng nghiệp, không phải cho thân nhân người bệnh, cũng không phải theo khuôn mẫu của một sách giáo khoa khô khan. Bác sĩ viết như người bạn viết cho người bạn, người anh, người chú lớn tuổi nhiều kinh nghiệm viết cho những người em bắt đầu làm bố, làm mẹ. Lời lẽ thân thiện, dễ gần, hình ảnh sống động, dễ hiểu, trình bày khoa học, dễ tra cứu. Quả thực, mẹ học được rất nhiều từ cuốn sách và cũng đã nhiều lần cuốn sách đã giải tỏa cho mẹ những ưu tư , rồi cả những hủ tục, những quan niệm sai lầm khi nuôi con của các bà mẹ ngày xưa.
Mẹ rất thích cuốn sách, đọc đi đọc lại nhiều lần, ngẫm nghĩ những điều nằm ngoài chuyên môn mà bác sĩ Ngọc đã gửi gắm. Mẹ cảm thấy việc sinh con, nuôi con ý nghĩa hơn. Mẹ cũng cảm thấy trách nhiệm của bố và mẹ lớn lao hơn khi giờ đây, bố mẹ là người cha, người mẹ và trước kia, bố mẹ cũng là những người con bé bỏng và ông bà nội ngoại đã phải vất vả ra sao mới có bố mẹ, có con như bây giờ…
Lê Uyển Văn says
Vẫn là phong cách của Đỗ Hồng Ngọc, con chữ của Đỗ Hồng Ngọc – lấp lánh yêu thương – sao như lần đầu được gặp, chúng tôi đọc mải miết, những kiến thức đã từng biết bỗng trở nên gần gũi và sống động lạ thường.
Không đúc kết nào gọn gàng hơn “ BUSĂC” – phổ biến những điều căn bản nhất để nuôi con sao cho khỏe mạnh. Không cách so sánh nào cụ thể, dễ nắm bắt mà xúc động hơn cách hướng dẫn làm dung dịch như Oresol tại nhà : “…pha xong nếm thử thấy nó y như nước mắt là được / Nước mắt ở đâu mà thử?/ Thì bà mẹ nào có con tiêu chảy cấp mà không khóc chứ?”. Cũng không gì thuyết phục hơn khi khuyên mẹ tự làm thức ăn cho con: “Bây giờ có nhiều thức ăn làm sẵn / Phải, nhưng không có thứ “tình thương” làm sẵn nào cả !”….
… “ Mẹ cứ kỳ vọng vào con đi”,“ Có hiểu mới thương”, “ Thương nhớ… đòn roi”… đều là những “Bài học quý giá” mà tôi, các con tôi đang rất cần. Có những điều, tôi không sao nói được với con mình thì tác giả đã nói hộ rồi, tôi chỉ cần hỏi “con đã đọc “bài học quý giá” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chưa?”, con đáp “dạ, rồi!”,tôi nghe như trút vài gánh đá, đọc rồi nghĩa là con hiểu con phải làm gì để đối diện với kỳ thi đang rất gần kề.
Với ông, y khoa là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Kỹ thuật y khoa càng tiến bộ thì càng cần hơn tính nhân văn trong y học vì nó đứng trước cái sống, cái chết, cái đau, cái khổ của kiếp người. Y học ngày càng tiến bộ, kỹ thuật ngày càng cao, thuốc men ngày càng nhiều thì… bệnh tật cũng ngày càng phát triển, gia tăng, đôi khi đe dọa cả hành tinh…
Vì thế, ông hô hào: “Bớt kỹ thuật – Thêm nhân văn” và hãy đầu tư cho chính mình để được hạnh phúc. Ông quan tâm tới khía cạnh tâm lý xã hội của vấn đề chứ không đơn thuần ở góc độ bệnh lý. Ông khởi xướng và đã cùng với cộng sự, học trò tập trung nhiều công sức, tâm huyết, trí lực vào việc xây dựng và phát triển ngành Truyền Thông – Giáo Dục Sức khỏe và Nâng cao sức khỏe.
Ông cảnh báo về nguy cơ lớn nhất của ngành y là đi quá sâu vào kỹ thuật và tách hẳn cái thân ra khỏi cái tâm, thậm chí trong cái thân lại chẻ nhỏ ra thành những mảnh thân nhỏ hơn nữa để đi chuyên sâu. Ông cho rằng điều đó có lợi về mặt khoa học nhưng lại làm cho con người không còn toàn vẹn nữa vì thân và tâm không thể chia chẻ được và không thể nào có cái thân mà không có cái tâm và ngược lại: Hai cái đó vốn là một. Vì thế, một người thầy thuốc khi chữa bệnh cho bệnh nhân, nếu chỉ thấy cái thân bệnh, mà không thấy cái tâm bệnh, tức là chỉ thấy cái “đau” mà không thấy được cái “khổ” của họ thì không thể chữa thành công.
Ông băn khoăn, trăn trở trước nguy cơ kỹ thuật hóa, thương mại hóa ngành y. Có cách nào làm giảm bớt nguy cơ đó không? Có cách nào phục hồi tính nhân bản của ngành y như những “ngày xưa thân ái” không? Dĩ nhiên không thể trở lại thời kỳ y khoa phù thủy, nhưng cũng không thể đẩy đến bờ vực thẳm của y khoa kỹ nghệ… Trước thực trạng, y khoa ngày càng nặng về kỹ thuật., người thầy thuốc trẻ dần dần có khuynh hướng chạy theo kỹ thuật, xa cách dần với… con người. Nó làm cho người thầy thuốc trở nên bí hiểm… chẳng khác gì các phù thủy của những bộ lạc ngày xưa! Thế nhưng con người từ xưa đến nay vẫn không thay đổi: cũng những lo âu, phiền muộn, sợ hãi, cũng những ganh tị, ghen ghét, mừng vui, cũng vẫn già nua, tuổi tác, ốm đau bệnh hoạn…
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đưa ra một số giải pháp, theo tôi là mới mẻ, thiết thực và hiệu quả:
“Chỉ có cách là phá vỡ huyền thoại (démystification) về người thầy thuốc, về nghề y và nâng cao kiến thức của người dân để họ tự bảo vệ sức khỏe của mình và hợp tác với thầy thuốc một cách có ý thức. Bên cạnh việc thay đổi chương trình giảng dạy ở các đại học y khoa sao cho ngành y vừa kỹ thuật mà cũng vừa nhân văn, đưa các môn tâm lý, xã hội, nhân chủng, quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, y đức, nghĩa vụ luận… vào giảng dạy. Giáo dục sức khỏe là biện pháp cần thiết để nâng cao dân trí, thay đổi hành vi có hại sức khỏe của cá nhân và góp phần đề ra các chính sách nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng…”
Muốn giải quyết vấn đề bệnh ngày càng nhiều, bệnh viện quá tải…, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thấy cần “phải giải quyết cái gốc từ xã hội, tức là phải giải quyết trên vấn đề sức khỏe toàn diện chứ không chỉ là vấn đề y tế đơn thuần. Y tế chỉ cung cấp dịch vụ chữa bệnh, còn sức khỏe bao gồm cả môi trường sống, môi trường xã hội và thiên nhiên, cho đến hành vi, lối sống của mỗi cá nhân. Đã đến lúc cần giải quyết trên một bình diện rộng. Một mặt, ngành y tế tổ chức lại hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mang tính dự phòng tích cực từ cơ sở, nâng cao dân trí để mọi người biết tự bảo vệ sức khỏe cho cá nhân mình, gia đình và cộng đồng. Mặt khác, xã hội phải coi trọng việc đầu tư chăm sóc sức khỏe người dân hơn là tập trung mở thêm nhiều bệnh viện để hứng bệnh tật, tức là chăm lo bảo vệ môi trường, quan tâm giáo dục từ tuổi ấu thơ nhằm thay đổi hành vi, lối sống với các chương trình nâng cao sức khỏe (health promotion).
Từ kinh nghiệm bản thân, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cho rằng:
“Truyền thông trị liệu”, “Truyền thông thay đổi hành vi” không dễ tí nào! Nó là một khoa học, bao gồm cả tâm lý- xã hội – nhân chủng (văn hóa) ứng dụng vào ngành y, giúp cải thiện mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân và nâng cao y đức. Làm sao người thầy thuốc thấy được nỗi khổ sau nỗi đau, để thấu cảm với người bệnh. Một lời nói, một cử chỉ của thầy thuốc có thể làm cho bệnh nặng hơn hay nhẹ đi, vơi đi. Những kỹ năng ứng dụng này phải bằng cái tâm của người thầy thuốc.” Và rằng: “Thầy thuốc không chỉ là một chuyên viên tư vấn (consultant) về y học mà còn phải là một chuyên viên tham vấn (counselor) về sức khỏe, bởi người bệnh đến với họ vì tin tưởng rằng người thầy thuốc ngoài việc chữa bệnh còn có thể an ủi, giúp đỡ họ. Người bệnh cũng rất nhạy cảm với những “truyền thông không lời” trong mối giao tiếp đặc biệt này. Chỉ cần nhìn nét mặt, cử chỉ, nghe giọng nói, cái vỗ vai, cái bắt tay… cũng được bệnh nhân hiểu bao nhiêu điều…”
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc mong muốn bản thân ngành y cần coi trọng vấn đề nhân sự của ngành, vì không chỉ cần có kỹ năng, có học thuật mà còn cần đến tấm lòng, vì đó là con đường của y đức và y đạo.” Ông cho rằng: “Nói y đức suông mà không có tay nghề thì… hại người ta nhiều hơn, làm người ta “đau” nhiều hơn. Còn giỏi kỹ thuật chuyên môn mà thiếu y đức thì làm cho người ta “khổ” nhiều hơn.
Riêng vấn đề y đức phải được quan tâm đúng mức, đặt trong hệ thống đào tạo người thầy thuốc tương lai. Rồi đây, quản lý bệnh viện dần dần sẽ là những doanh nhân chứ không phải là bác sĩ, các bác sĩ sẽ chỉ là người làm công tác ăn lương. Y đức như vậy phải được mở rộng cho giới doanh nhân “khai thác” ngành y.”
Đỗ Hồng Ngọc theo ngành Nhi khoa và thực sự “say mê” trẻ em. Vì vậy mà Đỗ Hồng Ngọc đi đến một kết luận đáng chú ý: “Tôi thấy rõ một điều là dù người thầy thuốc có “ba đầu sáu tay” cũng không thể cứu giúp được trẻ con nếu người mẹ, gia đình vẫn mắc phải những sai lầm tai hại. Từ đó tôi luôn quan tâm đến lãnh vực giáo dục sức khỏe, làm sao để giúp bà mẹ những kiến thức tối thiểu cần thiết để nuôi con khỏe mạnh, không ốm đau bệnh tật.” Ông cho rằng, bà mẹ mới thực sự là “trung tâm bảo vệ sức khỏe” của con mình chứ không phải là bệnh viện hay các Trung tâm y tế.”
Trong Lời Ngỏ cuốn Viết Cho Các Bà Mẹ Sinh Con Đầu Lòng, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết:
“… ở đây không có “ông bác sĩ” viết cho thân nhân trẻ bệnh mà chỉ có người bạn viết cho người bạn, chỉ có người trong gia đình viết cho anh chị em mình, cho nên tôi viết bằng một giọng thân mật và cố gắng tránh những lý thuyết, những danh từ chuyên môn dễ nhàm chán”. Và trong lời Viết thêm ông bày tỏ một cách chân tình với bạn đọc: “Cuốn sách là những lời tâm tình, chia sẻ của một người vừa là thầy thuốc, vừa là người cha những năm xưa, nay đã trở thành ông nội, ông ngoại của mấy nhóc nhỏ rồi! Thời gian trôi nhanh thật.”
Trong nhiều thập niên và mãi đến giờ, cuốn sách này đã trở thành cuốn “sách gối đầu giường”, là “bửu bối”, là “báu vật” theo cảm nhận chân thành của nhiều người mẹ qua nhiều thế hệ.
Đỗ Hồng Ngọc thổ lộ: “Không gì vui hơn khi các bà mẹ nói rằng nhờ cuốn đó mà họ đã nuôi con được khỏe mạnh, và đặc biệt đã làm cho họ vơi bớt nỗi lo âu. Đối với tôi, bà mẹ mới thực sự là “trung tâm bảo vệ sức khỏe” của con mình chứ không phải là bệnh viện hay các Trung tâm y tế.”
Sau hai cuốn sách chuyên ngành mang tính phổ thông, thiết thực và có ích đó được đông đảo người đọc đón nhận và yêu thích, Đỗ Hồng Ngọc vẫn luôn luôn âm thầm đọc, học, viết. Có thể nói ông đã kết hợp nhuần nhuyễn, tài tình, khéo léo, hiệu quả đối với công việc “bộ ba” của ông: truyền thông giáo dục sức khỏe – dạy học – viết lách. Ông đã nghiền ngẫm viết lách, giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm với người khác. Để làm được những điều đó ông phải đọc, học, trải nghiệm rất nhiều và ông cho rằng “Viết cũng là học”. Vào thời điểm này, ông đã có ba cuốn sách về lãnh vực nhi khoa được phổ biến khá rộng rãi và một số sách viết cho tuổi già; mảng sách viết về học… Phật.
Trong buổi giao lưu với học trò cũ, ông tâm tình và chia sẻ như sau:
“Những năm cơ cực sau 1975, thầy bận rộn suốt ngày với bệnh nhi ở phòng cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng, ở nhà trông cậy một mình cô nuôi dạy các con. Nhiều bữa thầy về nhà tối om, đem thịt cá được “Tổ đời sống” chia cho đã ôi thiu về, cô chỉ biết cười trừ…”
Tình cảnh khó khăn, bi đát như thế cộng với rất nhiều khó khăn khác chắc chắn là ông rất ít có thì giờ, sức lực, điều kiện để đọc, để học, để viết. Nhà thơ Đỗ Trung Quân cho biết:
“Một ngày của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thật không còn chỗ thở: hội họp, giảng dạy, hướng dẫn chuyên môn, khám chữa bệnh ngoài giờ cho trẻ con. Anh là bạn thân của lứa tuổi Mực tím (Phòng mạch Mực Tím), là “ông ngoại” của những đứa nhỏ đang ốm sốt trong tay người mẹ trẻ. Việc viết lách, viết sách, làm thơ khi trời hừng sáng, dậy sớm, ngồi vào bàn computer gõ, để đó, khi nào rảnh mới xem lại, sửa chữa, sắp xếp. Sức làm việc thật dữ dội và tất nhiên cũng phải… chớm già thôi!’
Khó khăn, bận rộn là thế nhưng rồi ông đã vượt lên tất cả để viết và viết hàng loạt tác phẩm về y học như: Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân, Săn Sóc Con Em Nơi Xa Thầy Thuốc (1986), Nuôi Con (1988), Nói Chuyện Sức Khỏe Với Tuổi Mới Lớn (1989), Sức Khỏe Trẻ Em (1991), Viết Cho Tuổi Mới Lớn (1994), Bỗng Nhiên Mà Họ Lớn, Bác Sĩ Và Những Câu Hỏi Của Tuổi Mới Lớn, Câu Chuyện Sức Khỏe (Tháng 6. 1994).
Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên trong bài viết về tác giả Đỗ Hồng Ngọc (Khói trời Phương Đông, 2012) đã viết: Câu nói “Làm thầy thuốc là để cứu người; làm nhà văn là để cứu đời” có lẽ rất đúng với trường hợp Đỗ Hồng Ngọc- với những tác phẩm đa dạng của ông trong văn thơ, y học và Phật học.
Ông quan tâm đến những chuyện mà nhiều người lo âu và chia sẻ:
“Nhắc lại, giấc ngủ rất quan trọng. Phải ngủ đủ. Khoảng 7 – 8 tiếng một đêm ở tuổi này. Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ, không thì thôi. Bài viết Có Một Nghệ Thuật Ngủ của tôi được nhiều bạn bè chia sẻ. Nhà văn Hồ Anh Thái ở Hà Nội bảo đã photocopy ra khá nhiều để gởi cho bạn bè vì lúc này nhiều người mất ngủ quá! Trên thế giới thì thuốc ngủ vẫn là thứ thuốc bán nhiều nhất! Tuổi càng cao, càng cần ngủ, như pin điện thoại xài lâu, sạc phải càng lâu. Ăn thì rất đơn giản thôi. Có gì ăn nấy. Tôi thường tự chế biến thức ăn cho mình. Càng ngày tôi càng học tốt hơn hạnh “độc cư”, “kham nhẫn / tri túc”.
- Học với Y vương
Năm 1997, Đỗ Hồng Ngọc bị tai biến mạch máu não. Trong cái rủi có cái may, trong thất bại có mầm mống của thành công. Sau cơn bệnh thập tử nhất sinh này, Đỗ Hồng Ngọc đã “ngộ” ra nhiều điều. Ông đến với thiền, kết hợp phương pháp thở bụng của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện và nghiền ngẫm, “hành thâm” Bát Nhã Tâm Kinh. Rồi 5 năm sau là Kim Cang, 5 năm tiếp theo là Diệu Pháp Liên Hoa, hình thành mảng sách mới lạ, độc đáo, cuốn hút người đọc từ các vị cao tăng, Tăng Ni, Phật tử đến những người “mê” Đỗ Hồng Ngọc ở những tác phẩm: Nghĩ Từ Trái Tim, Gươm Báu Trao Tay, Thấp Thoáng Lời Kinh, Ngàn Cánh Sen Xanh Biếc, Cõi Phật Đâu Xa, Thoảng Hương Sen… mà ông đều ghi là: “Thấp thoáng lời kinh…”. Từ những “thấp thoáng” đó, ông “ngộ” ra lẽ huyền vi của “lấp lánh ánh vàng”. Những cuốn sách thuộc loại “thấp thoáng lời kinh” này thực sự là một “hiện tượng” mới lạ, sôi nổi và độc đáo trong sinh hoạt văn học nghệ thuật nước nhà và văn học Phật giáo trong nhiều năm qua. Tôi không cường điệu chút nào khi nghĩ và viết như vậy!
Tôi chợt nhớ lại, khi Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lâm trọng bệnh có thể gọi là “thập tử nhứt sinh” (năm 1997) thì có người bạn dí vào tay ông cuốn Trái Tim Hiểu Biết dạng ronéo của Nhất Hạnh. Đỗ Hồng Ngọc từ đó tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm, nghiền ngẫm và thực hành Tâm Kinh Bát Nhã… Sau đó ông viết cuốn Nghĩ Từ Trái Tim để chia sẻ với mọi người với phong cách và cái nhìn của một bác sĩ, mang tính “khoa học thực nghiệm”. Ông ngại ngùng, đắn đo và cân nhắc dữ lắm, nhưng rồi ông cũng viết và gởi bản thảo nhờ Ni Sư Thích Nữ Trí Hải đọc và góp ý. Đêm hôm đó chùa bị cúp điện, Ni Sư Trí Hải nói phải đốt đèn, ráng đọc “chữ bác sĩ”. Sáng sớm hôm sau, Sư gởi lại bản thảo với lời khuyên: “Bác sĩ nên cho xuất bản cuốn sách này đi vì sẽ rất có lợi lạc cho nhiều người”. Nghĩ Từ Trái Tim xuất bản lần đầu năm 2003 đến nay đã tái bản 15 lần (2020)!
Đến đây thì chúng ta có thể “đồng tình” với tạp chí Văn Hóa Phật Giáo rằng: “Có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết văn, làm thơ, có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết về Phật học, có một Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ và cũng là nhà tư vấn tâm lý và sức khỏe cho tuổi mới lớn, doanh nhân, người già… được nhiều người quý mến”.
Phương châm, phong cách của Đỗ Hồng Ngọc khi viết là chân thành, tôn trọng, thấu cảm, thấu hiểu người khác, nhất là về những nỗi mất mát, để tạo nên năng lượng hóa giải sự khổ. Đỗ Hồng Ngọc tâm sự:
“Viết cho tuổi mới lớn, thì tôi… ở tuổi mới lớn, sống cùng tuổi đó, sống với tuổi đó, nghĩ như họ, nói như họ. Tôi viết như mình đang được trò chuyện với họ, như họ đang ngồi trước mặt tôi. Khi viết cho tuổi chớm già… thì tôi đang ở tuổi chớm già… Tóm lại, phải “thấu cảm” (empathy) nghĩa là phải “sống với”, cho thấu suốt nguồn cơn…”. Ông nghĩ rằng: “Y khoa là một khoa học nhưng cũng là một nghệ thuật. Tiếp cận với những cảnh đời, những con người, cũng là một nguồn cảm xúc để cầm lấy cây bút”.
Đỗ Hồng Ngọc được nhiều độc giả quý mến, chắn hẳn do cách viết của mình. Ông chỉ viết những gì mình thực sự trải nghiệm. Ông viết để chia sẻ kinh nghiệm chứ không phải từ sách vở mà ra. Khi viết, ông luôn nghĩ rằng như có độc giả đang ở trước mắt mình và đang trò chuyện với mình. Có lẽ kiểu viết như thế làm cho người đọc cảm nhận được người viết và độc giả có sự gần gũi, chia sẻ, trao đổi một cách chân thành, không kiểu cách, xa lạ. Đỗ Hồng Ngọc được mọi người hiểu, cảm, yêu, mến, vì ông trải lòng mình để chia sẻ cùng người đọc. Ông cho rằng chuyện viết lách là cái tình. “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu…” (Chu Mạnh Trinh.)
Qua cơn mổ sọ não vì tai biến mạch máu, Đỗ Hồng Ngọc đến với Thiền học, Phật học để tiếp nối hơn 40 năm gắn bó với ngành y, để “dấn thân” hết mình theo tiếng gọi sâu thẳm của Y Vương:
“Cũng vậy. Khi tôi bị một vố bệnh nặng – tai biến mạch máu não, phải mổ cấp cứu – sau đó tôi đã tìm cách tự chữa trị cho mình. Tôi biết trường hợp này thuốc men chỉ là phụ, cái chính là thay đổi nếp sống, thay đổi nếp nghĩ, nếp nhìn. Tôi tìm đến Thiền học, Phật học là vì thế. Mình là bác sĩ, bất quá chữa được một phần cái “đau” còn cái “khổ” mình không chữa được. Có một bậc thầy, một y vương là Phật, sao không học nhỉ? Lại có một Bồ tát rất dễ thương tên là Dược Vương – thuốc vua – sao không học nhỉ? Vậy là tôi học. Rồi chia sẻ, bàn bạc, trao đổi lẫn nhau giữa bạn bè anh em, những người đồng bệnh tương lân.”
Quý hóa thay và đáng kính thay cái trí, cái tài và cái tâm của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc!
Trong nhiều năm ở những bước đầu tập tễnh học Phật tôi may mắn được Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chỉ dẫn, khích lệ, đặc biệt là những bài học “thân giáo” mà tôi cảm nhận được. Nhờ đó mà tôi đã làm xong Tuyển tập Tôi Học Phật. Nội dung chính của Tuyển tập này gồm 4 cuốn “cốt lõi” trải dài trong 20 năm nghiền ngẫm, “lõm bõm học Phật” mới có được của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Đó là:
- Nghĩ Từ Trái Tim (Viết về Tâm Kinh Bát Nhã),
- Gươm Báu Trao Tay (Viết về Kim Cang),
- Ngàn Cánh Sen Xanh Biếc (Viết về Pháp Hoa),
- Cõi Phật Đâu Xa (Viết về Duy Ma Cật).
Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì cuốn Cõi Phật Đâu Xa rất “quan trọng” vì nói lên vai trò của Cư sĩ, nhất là trong thời đại hiện nay (với cái nhìn khá mới mẻ). Và, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cũng nói thêm rằng hai cuốn Thấp Thoáng Lời Kinh và Thoảng Hương Sen… là những bài học tự rút ra cho bản thân mình, những giải thích, nhận định… để làm sáng tỏ thêm nội dung của 4 cuốn “cốt lõi” đã nêu trên.
Tuyển tập này được các anh chị trong nhóm “Phật học và Đời sống” chùa Xá Lợi chào đón và Hòa thượng Thích Đồng Bổn, Trụ trì chùa Xá Lợi gởi tặng Trang Nhà Quảng Đức. Và sau đó là Trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Rộng Mở Tâm Hồn, Chùa Hương Sen v.v…
Trong Lời Ngỏ tuyển tập“Tôi Học Phật” Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết:
“Vào tuổi 80, tôi nghĩ đã đến lúc “về thu xếp lại”, đã đến lúc “nhìn lại mình…” như người bạn nhạc sĩ họ Trịnh kia đã nói. Về thu xếp lại, bởi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội”, vì rất nhanh thôi, các tế bào thân xác kia đã có vẻ rã rượi, ù lì, và cũng rất nhanh thôi các tế bào thần kinh nọ cũng mịt mờ, mỏi mệt, nhớ trước quên sau… Đầu năm 2019, tôi gom góp in cuốn Về thu xếp lại như một cột mốc, một hẹn hò, rồi cuối năm tiếp tục gom góp in thêm cuốn Biết ơn mình như một nhắc nhở… Bên cạnh đó, cũng đã tạm một tệp bản thảo Đi Để Học, Ghi Chép Lang Thang… chủ yếu là một dịp để giúp “Nhìn lại mình”… Tôi cũng mong gom góp, tập hợp được một số bài viết, một số quyển sách nhỏ những lời biên chép bấy nay trong lúc lõm bõm học Phật, thấp thoáng lời kinh, làm thành một tệp để ngẫm ngợi khi cần. Muốn thì muốn vậy, nhưng lực bất tòng tâm rồi. Duyên may lại đến…
“… Cái học y khoa, tâm lý học, xã hội học cũng đã giúp tôi thấy rõ hơn vai trò thầy thuốc, tham vấn viên của bậc Y vương qua hình tượng các vị Bồ tát Thường Bất Khinh, Dược Vương, Diệu Âm, Quán Thế Âm… để không chỉ học hiểu lời kinh mà còn vận dụng vào nghề nghiệp cho sáng tỏ hơn… Ở Duy-ma-cật, học Bất nhị. Kinh mở ra một cách tiếp cận mới, sinh động, cho dòng chảy mênh mang rộng khắp.
“Chắc chắn Phật không muốn chỉ có các đệ tử ngồi thiền định dưới gốc cây, tới giờ đi khất thực và đợi ngày nhập Niết bàn. Phật cần có những vị Bồ-tát đem đạo vào đời, tự giác giác tha. Thế nhưng, các Bồ-tát đầu tròn áo vuông cũng khó mà “thõng tay vào chợ” giữa thời đại bát nháo này. Vì thế mà cần Duy-ma-cật. Một thế hệ cư sĩ tại gia, nhằm thực hiện lý tưởng của Phổ Hiền Bô-tát…!
“Rồi từ những điều học hỏi, nghiền ngẫm, thể nghiệm… bấy nay mà tôi mạnh dạn sẻ chia với “Thấp Thoáng Lời Kinh”, “Thoảng Hương Sen”, “Thiền Và Sức Khỏe”, “Nếp Sống An Lạc”… như một ứng dụng Phật pháp vào đời sống. Khi được hỏi “kinh nghiệm” về học Phật, tôi nghĩ trước hết, cần nắm được các thuật ngữ, sau đó là hiểu được các ẩn dụ, ẩn nghĩa, hàm chứa trong lời Kinh và quan trọng nhất là thực hành, ứng dụng vào đời sống, ở đây và bây giờ…
“Những năm sau này, tôi có dịp cùng học với nhóm bạn tại Chùa Phật học Xá Lợi về Lăng Nghiêm, Viên Giác, Lăng Già… Con đường học Phật thênh thang như cánh rừng kia mà ta mới tiếp cận vài hạt bụi rơi từ nắm lá Simsapa dạo nọ.
Xin được thưa thêm rằng Tuyển tập “Tôi Học Phật” gồm 4 cuốn “cốt lõi” trải dài trong 20 năm nghiền ngẫm, “lõm bõm học Phật” mới có được của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Theo Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì cuốn Cõi Phật Đâu Xa rất “quan trọng” vì nói lên vai trò của Cư sĩ, nhất là trong thời đại hiện nay (với cài nhìn khá mới mẻ).
Với tấm lòng khao khát học hỏi và trí thông minh sẵn có, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã tiếp nhận rất bén nhạy nhanh chóng giáo lý vi diệu Phật Đà. Cũng có thể những tri kiến này được tích lũy từ nhiều kiếp trước, đã tiềm ẩn đâu đó trong Tạng Thức của ông nên những kinh sách ông học đã thấu đáo nghĩa lý. Kiến thức Phật Học của ông được nhiều bậc Tôn Đức, thức giả khen ngợi.
Khi Thầy Tuệ Sỹ tặng sách HUYỀN THOẠI DUY-MA-CẬT cho Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Thầy đã ghi ở đầu sách, như một lời xác nhận cái trí tuệ đó :“Quý tặng Duy Ma Cư Sĩ Đỗ Hồng Ngọc.”
Tôi vui mừng và hãnh diện về điều này.
Như vầy tôi nghe; thưa Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc!
Nguyễn Hiền-Đức
Santa Ana, tháng 3.2021
Sửa chữa, bổ sung tháng 7/2021
