Hội quán Các bà mẹ có buổi trao đổi về chuyện Nghỉ hè cho trẻ.
Rảnh xem vui nhé.
DHN
Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
http://www.hoibacsinhidong.net/
https://www.facebook.com/Hoibsnhidong
Do bác sĩ Trương Hữu Khanh, bệnh viện Nhi đồng 1, Tp.HCM sáng lập và phụ trách là một trang Web và Fanpage đáng tin cậy, nhằm giúp giải đáp thắc mắc của các ông bố bà mẹ trong việc nuôi con, chăm sóc con.
Đúng như bác sĩ Trương Hữu Khanh đã công bố, “Hỏi bác sĩ Nhi Đồng” là trang tư vấn sức khỏe, nhằm góp phần chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe trẻ em chớ không phải để chẩn đoán và điều trị, không thay thế người bác sĩ trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và chữa bệnh cho trẻ.
Vậy các thân hữu trang www.dohongngoc.com/web/ từ nay khi có các thắc mắc gì về sức khỏe trẻ em, vui lòng gởi câu hỏi đến “Hỏi bác sĩ Nhi Đồng” để được tư vấn nhé.
Cảm ơn BS Trương Hữu Khanh và trân trọng giới thiệu đến các thân hữu,
BS Đỗ Hồng Ngọc
(7.6.2015)
By admin 3 Comments
Ghi chú:
Bác sĩ Nguyễn Vũ Minh Trang gởi tôi bài viết này của Doan Nguyen, nói về chuyện bức xúc của các ông bố bà mẹ khi thấy con “biếng ăn”. Đây cùng là đề tài mà tôi thường “bị hỏi” trên trang này. Nguyên tắc nuôi trẻ là càng gần gũi với tự nhiên chừng nào tốt chừng đó. Đừng bao giờ “suy bụng ta ra bụng trẻ”. Và nhớ rằng “ép dầu ép mỡ ai nỡ ép… ăn!”. Ăn là một hạnh phúc, nhưng bị ép thì trở thành một cực hình. Các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu thú vị: Cho một nhóm trẻ nhỏ vào một cái nhà kính, đặt sẵn đủ thứ thức ăn và đồ chơi, rồi ở ngoài quan sát (bên trong không thể nhìn ra). Thấy gì? Thấy mỗi trẻ biết tự chọn món ăn mình thích, cơ thể thiếu thứ gì thì tự tìm tới món đó. Người ta cân đo các bé và thấy trẻ… phát triển hoàn toàn bình thường! Tuy vậy, một số nguyên tắc nên theo là tập trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, tập một món ăn mới phải từ từ, nhiều lần, để trẻ quen mùi quen vị. Thất bại thường thấy là thay đổi món ăn liên tục, nghĩ rằng làm vậy bé sẽ thích! Thất bại nữa là cho trẻ bắt đầu ăn dặm quá muộn!
Bài của Doan Nguyen rất chính xác và hữu ích.
Rất cảm ơn Doan Nguyen và Minh Trang.
Đỗ Hồng Ngọc.
Ra mắt sách “Thai giáo- hành trình của yêu thương”
(VOH) – Sáng 12/12, Giáo sư– Tiến sĩ Trần Văn Khê, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã phối hợp cùng Hội quán các bà mẹ tổ chức lễ ra mắt sách “Thai giáo- hành trình của yêu thương”.
Cuốn sách ra đời nhằm mang lại những hiểu biết đúng đắn về thai giáo cho các ông bố, bà mẹ trẻ. Đó là một phương pháp khoa học được thế giới công nhận; là lời khuyên của chuyên gia, hay những chia sẻ chân tình của những người đã và đang làm cha, mẹ.
Cũng tại buổi lễ, Giáo sư– Tiến sĩ Trần Văn Khê, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cùng Thạc sĩ- Nghệ thuật Sĩ Hoàng đã có buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các bà mẹ về tác dụng của âm nhạc với thai nhi, về những biện pháp dạy cho trẻ cảm nhận âm nhạc, mỹ thuật…ngay khi còn trong bụng mẹ.
Mỹ Hương
http://onn.com.vn/video/255/ra-mat-sach-thai-giao-hanh-trinh-cua-yeu-thuong.html
Hành trình của yêu thương
Sẽ là sáo rỗng và nhàm chán khi chúng ta nhắc đi nhắc lại mãi những câu chuyện kể về tình yêu thương, trong khi điều cần thiết nhất có thể làm là ôm người ta thương yêu vào lòng, hôn nhẹ lên trán, mắt và má hồng rồi thì thầm: “Con đi học ngoan nhé!”
Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, đón nhận đầy đủ tình yêu thương là ước mơ rất bình thường. Nhưng ước mơ ấy lại thật xa xôi với nhiều đứa trẻ ngày nay, khi mở trang web bất kỳ nào cũng có thể đọc được những số phận bị bỏ rơi, có trẻ bị bỏ rơi ngay từ trong bụng mẹ, cho đến khi chào đời, và cả khi trưởng thành vẫn mang thân phận bị ruồng bỏ.
Một ngày đáng nhớ của tháng 12 này, tại nhà của một giáo sư âm nhạc nổi tiếng ở Sài Gòn, có rất nhiều bà mẹ đến để nghe những câu chuyện kể lại hành trình yêu thương, bắt đầu từ một bào thai… Sau những lời ngợi ca các bà mẹ, có một ông bố cất tiếng nói về bờ vai của người cha. Nếu cõi lòng (dạ) người mẹ là nơi mở đầu cho mỗi số phận người, thì bờ vai người cha đã nâng đỡ chúng ta đi trên hành trình ấy. Hình ảnh một người cha để con trên vai cho con được nhìn khắp thế gian rõ hơn, cao hơn, chính là hình ảnh mong ước “con hơn cha, nhà có phúc”. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, người đàn ông đã có những đứa con, đã giúp cho rất nhiều đứa trẻ chào đời và cũng cứu sống bao đứa trẻ khác, đã mô tả hình ảnh người cha đúng với giá trị và tinh thần nhân văn của nhân loại: hành trình của yêu thương chính là do mẹ và cha tạo ra.
Những đứa trẻ cô độc cho thấy sự khát khao tình yêu thương. Nên cũng chính những đứa trẻ ấy sẽ nhuốm đen lòng thù hận khi bị chối bỏ. Vậy làm sao để thân phận một con người, từ khi còn hoài thai, sinh ra đời đều được đi trong hành trình của yêu thương?
“Cái sinh linh này, tấm hình hài này từ đâu mà đến, sẽ ra sao ngày sau? Phải làm gì đây cho nó hạnh phúc nhất, cho tương lai nó tốt đẹp nhất? Mải nghĩ về nó mà không thấy cái tôi của mình nữa. Nó trở thành cái rún của vũ trụ chớ không phải cái tôi trở thành cái rún của vũ trụ như xưa. Lòng bi mẫn cũng từ đó mà tràn đầy. Thương người hơn, thấy rõ nỗi khổ đau của mình, của người hơn và từ đó muốn giúp đỡ, muốn nâng niu” (Con vào dạ, mạ đi tu – Đỗ Hồng Ngọc – trích từ tập “Thai giáo – hành trình của yêu thương”, HQ. Các bà mẹ, NXB Phụ Nữ 12.2012).
Thiên hạ sẽ thái bình biết bao nếu đứa trẻ nào cũng được bước đi trong yêu thương. Vì vậy, những tập sách nhỏ, những câu chuyện nhỏ và cả những tâm tình nho nhỏ về tình yêu thương của những bà mẹ, phần nào cũng an ủi được những lỗ hổng về các giá trị tình yêu đang mất dần trong một xã hội chỉ khuyến khích hưởng thụ vật chất. Hy vọng, với hành trình của yêu thương, họ sẽ tiếp tục nhân rộng, mở ra một chân trời mới đến với điều thiện – lành cho tâm hồn người, bớt đi những sinh linh bị bỏ rơi, những tâm hồn cô độc bị ruồng rẫy.
Hành trình của yêu thương bắt đầu bằng hành trình của thai giáo, đó cũng là mục đích của những bà mẹ đã trải nghiệm sau nhiều năm, cùng với những con người ý thức được giá trị của tình thương sau khi trải cả đời mình như giáo sư Trần Văn Khê, nhà giáo Đàm Lê Đức, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc… Tất cả chỉ nói một điều: sự sống này được nuôi dưỡng và sinh sôi một cách lành mạnh phải bằng hành trình của tình yêu thương chứ không thể là thứ gì khác.
Ngân Hà
(Saigon Tiếp thị)
Primum non nocere
Đỗ Hồng Ngọc
Người bạn đồng nghiệp mới có đứa cháu nội “đầu lòng” phone tôi: “Ba má nó nhờ anh đến thăm nó một chút trước khi xuất viện để được yên tâm”, rồi thêm: “ vợ chồng nó đọc gần thuộc cuốn Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng của anh rồi đó!”.
Đông nghẹt. Chen chúc. Năm rồng phải đẻ mau chớ không nó thành… rắn!
Phòng có hai sản phụ vừa sanh xong 3, 4 ngày, sắp cho về. Cả hai đều sanh mổ. Một người so, một người rạ. Hai thằng con trai, đứa 3k6 đứa 3k4, mặt mày sáng sủa. Đứa 3k4 có bà nội Hàn quốc, coi ngày giờ từ bên đó nhắn qua dặn nếu mổ trễ vài ngày nữa thì tốt hơn, nhưng cô dâu đợi không được. Tôi an ủi, thôi thì sau này nó không làm tổng thống cũng làm thủ tướng, đừng lo!
Hội ngộ- Tâm tình về cuốn
Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng.
Đỗ Hồng Ngọc
Hội quán Các Bà Mẹ đã có sáng kiến tổ chức một buổi Hội ngộ – Tâm tình về cuốn Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng (VCCBMSCĐL), tại nhà riêng GS Trần Văn Khê ngày thứ Bảy 18.8.2012 tạo cơ hội giao lưu, gặp gỡ giữa tác giả và các độc giả gần xa. Điều thú vị là cuốn sách được xuất bản lần đầu năm1974 cũng là năm sinh của một số bạn trong Hội quán CBM.
Đã 38 năm rồi còn gì! Thời gian thấm thoát!
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là trong “hoàn cảnh” nào tác giả đã viết nên cuốn sách này?
IQ và EQ
Đỗ Hồng Ngọc
IQ (intelligent quotient), thương số thông minh và EQ (emotional quotient), thương số cảm xúc khác nhau. Người IQ cao thì dễ thành công trong học tập, dễ trở thành nhà bác học, nhà khoa học, ra đời tìm được việc làm tốt, lương cao, đời sống sung túc nhưng cũng là người dễ tự mãn, tự cao tự đại, coi thường người khác, nên dễ rơi vào cô đơn, gặp thất bại mau nản lòng, buồn chán, dẫn đến trầm cảm, thậm chí… tự tử ! Còn người EQ cao thì thường ít thành công trong trường học mà lại thành công trong trường đời. Ấy là nhờ họ có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình và quan trọng hơn, thấu cảm được với người, lạc quan, tự tin. Người có EQ cao là người có khả năng… lãnh đạo, biết làm việc nhóm, biết tôn trọng và lắng nghe người khác nên dễ thành công, dễ lôi kéo người ta theo mình. Trong nghề nghiệp, họ bền bỉ, dễ thăng tiến. Gia đình dễ có hạnh phúc vì biết san sẻ, tôn trọng nhau, và… chung thủy.
Bé vẫn đi tiêu đều đều mỗi ngày một hai lần nhưng vẫn là bón nếu phân cứng, lục cục lòn hòn như cứt dê và mỗi lần đi bé phải rặn ì ạch đỏ mặt tía tai. Trái lại, có bé năm bảy ngày mới đi tiêu một lần mà vẫn không bị coi là bón nếu phân mềm, nhão, có khuôn. Nói khác đi, bón không dựa vào số lần đi tiêu mà dựa vào tính chất của phân. Phân khô, đặc, cứng thì gọi là bón.
Một bà mẹ có con bị bón bao giờ cũng khổ sở bứt rứt, thấy con ì ạch mãi không ra cũng bặm môi bặm miệng rặn giùm con, và sẵn sàng mua một thứ thuốc gì đó bơm đít, hoặc lấy lá hành, lá trầu… ngoáy vào hậu môn bé, hy vọng làm cho bé đi được. Thực ra hâu môn chỉ là một cánh cửa cuối của trực tràng. Trực tràng phải co bóp thì mới tống phân ra được. Và để co bóp có hiệu quả, phân phải đủ to mới kích thích co bóp tống phân ra khỏi “cổng”. Ngoáy ngoáy chọc chọc ở “cổng” chỉ gây một tác dụng yếu, không mấy ý nghĩa. Riết rồi bé cứ đợi cho có bơm, có ngoáy mới chịu đi,không tự đi một mình được. Phân nằm trong trực tràng lâu, khô cứng lại, có khi cứng như đá, xé rách hậu môn làm chảy máu. Bị rách, bị chảy máu một lần như vậy bé sẽ đau lắm, sợ hãi lắm và rán nhịn cho đừng phải rách thêm. Thế là thành cái vòng luẩn quẩn!
Bón có tính di truyền, do sự phân bố của hệ thần kinh, do độ dài của ruột già v.v… nhưng quan trọng hơn cả là do dinh dưỡng sai lầm và do không tập thói quen tốt. Trẻ khoảng 15 tháng tuổi đã có thể giữ vệ sinh, biết kêu lên khi đi tiêu đi tiểu. Do vậy, “xi đái”, “xi ỉa” là tạo một phản xạ có điều kiện tốt cho bé. Bất đắt dĩ mới phải dùng thuốc uống hoặc thuốc bơm hậu môn. Khó chịu lắm. Nóng rát lắm. Cứ thử tự bơm cho mình môt lần đi thì biết.
Nếu bé bú mẹ, không có gì phải lo. Nếu bú sữa nhân tạo, phải coi kỹ hướng dẫn cách pha chế. Pha đặc quá, loãng quá đều gây… bón. Khi được 4 tháng tuổi bé đã có thể được tập cho ăn dặm (ăn sam), nghĩa là thêm thức ăn bên ngoài vào bữa sữa của bé. Nước luộc rau củ, luộc bầu bí, nước cháo loãng… dùng để pha sữa sẽ làm bé dễ đi tiêu hơn vì có chất xơ. Khi ăn được bột thì nhớ thêm rau củ, trái cây. Trong chuối, đu đủ… có dầu, giúp làm trơn ruột. Cần tập ăn dần nhưng chất có xơ. Tuy xơ không phải là thực phẩm, không cho năng lượng nhưng giúp làm phân đóng khuôn, đủ lớn để kích thích đầu dây thần kinh trực tràng tạo co bóp để tống phân ra ngoài. Thật sai lầm khi cho bé dùng một thứ nước cam … tinh khiết, đầy hương vị hoá học, nhưng không có chút “xơ múi” gì cả! Uống một ly cam như vậy không sao bằng ăn một vài múi cam tươi.
Tóm lại, bón thì mẹ khổ, con khổ, “tui” cũng… khổ!
BS Đỗ Hồng Ngọc.
Thư đi… Tin lại (2)
Thanh Tho
chu.thanh@gmail.com
Submitted on 2011/09/27 at 1:40 chiều
Thưa bác sĩ.
Em ở Hưng Yên muốn tìm mua quyển sách “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” của bác sĩ nhưng không biết phải làm thế nào. Mua trực tuyến thì đăng kí mấy lần toàn bị lỗi. Em muốn hỏi bác sĩ vấn đề như sau:
Con em được 3 tháng 20 ngày. tháng đầu tiền đi ngoài hoa cà hoa cải rất nhiều lần. Sang tháng thứ 2 thì 5 ngày sau cháu mới đi ngoài, phân sền sệt màu vàng dẻo như bột nếp. Cháu bú mẹ hoàn toàn. Sau đó 7 ngày cháu không đi ngoài, em phải hoà mật ong với nước ấm theo tỷ lệ 1: 3 thì cháu mới chịu đi ngoài. Mỗi lần đi ngoài cháu rặn trông rất đau. Cháu vẫn ngủ ngoan chơi ngoan. Hai hôm nay cháu kém bú, đánh rắm rất nhiều, mùi thối nhưng không đi ngoài được. Sáng nay em thụt mật ong thì cháu đi ngoài phân nhầy, có chỗ thì sệt, chỗ thì nước. Vậy em mong bác sĩ ttrả lời giúp em làm thế nào để cháu đi ị bình thường. Em ăn uống điều độ, cơm thịt nạc, rau ngót có ăn cả thịt bò và rau cải, rau khoai lang, mồng tơi. Em có cần thay đổi chế độ ăn không. Mong bác sĩ trả lời sơm vì ngày hôm nay cháu bú rất ít. Em cảm ơn bác sĩ nhiều
Trả lời:
Bú mẹ thuần túy thì không việc gì phải lo cả. Cho bé uống thêm nước cam vắt. Khi 4 tháng tuổi đã phải tập ăn dẵm (ăn sam). Nên thêm trái cây, cam, chuối, đu đủ… bé sẽ dễ đi tiêu. Mẹ không cần phải kiêng cữ. Ăn thêm rau trái thì tốt. Nhờ bạn nào ở Hà Nội hỏi mua sách giùm ở Nhà sách Fahasa hoặc Phương Nam.
Me Kem
dothanhhieu@gmail.com
Submitted on 2011/09/28 at 9:05 chiều
Chào bác sĩ!
Trường hợp của em cũng giống như bạn Tho trên. Bác sĩ cho em hoi thêm một chút. Cháu nhà em lúc sinh nặng 2,8kg. Hiện nay được 3 tháng 19 ngày bé nặng 5.8kg. Bé ít bú. Bú mẹ hoàn toàn và cũng không đi vệ sinh được. Đêm nằm ngủ bé lắc đầu mạnh, chân tay đạp loạn xạ xuống giường. Ngủ không ngon giấc. Ra nhiều mồ hôi sau gáy. Hằng ngày em vẫn cho cháu sưởi nắng khỏang 10 phút. Mọi người bảo bị còi xương và có hiện tượng suy dinh dưỡng. Vậy mong bác sĩ trả lời giúp em hiện tượng của bé là bị bệnh gì hay đơn thuần trẻ nhỏ là như vậy. nếu đi khám thì nên đi khám ở đâu thì hợp lí. Em ở Hà Nội. Mong bác si trả lời sớm giúp em. Em cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Bình thường khi trẻ được 5 tháng tuổi thì nặng gấp đôi lúc mới sanh. Bé chưa đầy 4 tháng mà đã nặng hơn gấp đôi, vậy là rất tốt rồi. Đó là nhờ sữa mẹ tốt. Mẹ nên ăn thêm trái cây: Cam, chuối, Đu đủ… bé sẽ dễ đi tiêu hơn.
Coi lại chỗ nằm của bé. Nóng nực quá chăng? Ủ ấm quá chăng? Nệm mềm quá chăng?
Không nghĩ còi xương hay SDD đâu. Nên tập ăn sam dần khi bé hơn 4 tháng tuổi nhé.
Me Gau
catminh@gmail.com
Submitted on 2011/09/29 at 11:15 sáng
Chào bác sĩ!
Con nhà em cũng gần 4 tháng tuổi, cũng bú mẹ hoàn toàn như trường hợp của hai mẹ trên, nhưng cũng không đi ngoài được. Mọi người cứ bảo cháu lành dạ. Có người lại bảo cháu sữa nóng. Nếu không thụt mật ong cho cháu thì 7 ngày cháu vấn không tự đi ngoài được. Em đã thử cứ mặc kệ thì 9 ngày bé cũng không đi ngoài. Hoảng quá lại phải thụt mật ong cho cháu đỡ khó chịu. Vậy bác sĩ cho em hỏi em có nên tiếp tục thụt mật ong cho cháu không. Nếu thụt thì có ảnh hưởng gì khôg. Nếu không thụt thì cháu lo em bé đầy bụng. Cháu đã thử làm các động tác xoay bụng, ngâm đít vào nước nóng nhưng không ăn thua. Mong bác sĩ trả lời giúp. Cảm ơn bác sĩ
Trả lời:
Vì sữa mẹ tốt, được hấp thu gần như trọn vẹn, không còn nhiều bã nên có khi mươi ngày mới đi tiêu một lần, vẫn không sao cả! Miễn phân bé mềm, tốt, và bé phát triển, tăng cân bình thường. Mẹ nên ăn thêm rau, trái. Cho bé uống thêm nước cam vắt, chuối chín tán nhuyễn…!
BS Đỗ Hồng Ngọc
Có khi nào em nghe bà hàng xóm nhảy mũi (hắt hơi) từng loạt hàng chục cái liên tiếp, sau mỗi cái nhảy mũi là một tiếng “dạ” liền không ?
Có khi nào em thấy một người lúc nào cũng sẵn cái khăn tay để chặm ngay những giọt nước mũi nước mắt chảy liên miên sau những tràng nhảy mũi trong lớp học, ngoài đường phố ?
Có khi nào em thấy một anh bạn lâu lâu lại ngước mắt lên nhìn trời như tìm vần thơ, rồi cho tay vào túi lấy nhanh một chai thuốc nhỏ mũi bơm xịt vào mũi vài giọt, rồi mới có thể tiếp tục làm bài, học bài hoặc đi lại không?
Chương I: CẬN THỊ – VIỄN THỊ – LOẠN THỊ
Đôi mắt, em biết đó, là “ cửa sổ của tâm hồn” như các nhà văn thường nói. Qua đôi mắt, ta có thể nhìn thấy, đọc được tâm hồn người khác . Ta có thể đoán biết người đó hiền lành hay xảo trá, quỷ quyệt, người đó nhu mì hay ngỗ nghịch, tinh ranh… Đôi mắt còn được các nhà thơ ca tụng hết lời . Chắc em nhớ câu thơ này của một thi sĩ : “ Mắt em là một dòng sông, hồn anh bơi lặn trong lòng mắt em” ? xem tiếp …
Làm sao biết trẻ mắc bệnh?
Trẻ không biết nói, không biết diễn tả các triệu chứng của bệnh, hoặc nếu có biết thì cũng thừờng không chính xác. Lúc được khám bệnh, trẻ sợ không dám khai rõ bệnh tình. Ngược lại, có khi kể lung tung…Nhiều bé mới học được từ “ nhức đầu”, “ đau bụng” đã đem ra sủ dụng liên tục khiến cho mẹ và thầy thuốc cũng hết sức lúng túng.
Thân nhân trẻ em, cô nuôi dạy trẻ, người giúp việc… cũng không nắm rõ bệnh sử, đôi khi cũng không trung thực vì quá lo âu hoặc quá lơ đễnh.
Do vậy, phải có kinh nghiệm và một vài nguyên tắc để phân biệt trẻ khỏe, trẻ mệt và trẻ bệnh như dưới đây:
Vài ba tháng đầu đời trẻ ít bệnh là nhờ những kháng thể của mẹ còn dự trữ, sau đó phải “ tự lực” nên những tháng tiếp theo, trẻ mắc rất nhiều thứ bệnh Ngoài những bệnh do vi trùng, sịêu vi trùng gây ra, trẻ còn dễ mắc những bệnh do sai dinh dưỡng, do chăm sóc không đúng cách. Khi mắc bệnh, trẻ cũng “mắc” không giống người lớn. Cùng một thứ bệnh, cùng do một tác nhân, ở người lớn và trẻ con bệnh cảnh rất khác nhau. Do đó, không thể lấy kinh nghiệm bản thân để “ suy ra” cho trẻ được. Thuốc dùng cũng vậy. Đã có trường hợp bé chết giấc vì nhỏ mũi bằng thuốc của người lớn, có trường hợp bị ngộ độc vì một loại xi-rô ho người lớn! Một câu nói đã cũ nhưng vẫn còn rất đúng trong Nhi khoa: “ Trẻ con không phải là một người lớn thu nhỏ”.