Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

31/01/2022 By admin Leave a Comment

 

Thư ngỏ:

Năm 2006, cách đây 16 năm, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn đã in của tôi cuốn Tuyển tập CÀNH MAI SÂN TRƯỚC, Dành Cho Người Có Tuổi. Cuốn sách được tái bản khá nhiều lần, và không ngờ đã “lọt” vào mắt xanh của một người “bạn trẻ” là Nguyễn Hiền-Đức. Anh đã từ 7 năm trước “gò lưng rị mọ” gõ lại từng trang, từng dòng… rồi còn góp nhặt, gom góp nơi này nơi khác những bài viết của tôi cũng như của các tác giả khác trong “khuôn khổ” Dành Cho Người Có Tuổi. Lúc đầu, chắc là anh có ý để dành, lâu lâu đọc lại cho bớt… già, rồi không biết sao hôm nay anh “bung ra” một Tập tuyển (tôi tạm gọi vậy) là cuốn Ebook bạn sắp đọc dưới đây, cũng ngộ, rất đáng quý một tấm lòng.

Năm nay, người “bạn trẻ” Nguyễn Hiền-Đức cũng hãy còn trẻ, mới lên 77 tuổi, bỗng nhiên cảm thấy mình cần chia sẻ với những bạn già chung quanh, ai nấy đều trên dưới 80 đôi điều cảm nhận, gom góp bấy nay của mình… để đọc trong buổi Xuân về, biết đâu có những niềm vui.   

Hãy đọc lời “Tường trình” dưới đây của Nguyễn Hiền-Đức vậy nhé:

(Cảm ơn Phùng Minh Bảo đã giúp chú Ngọc post lên ebook này).

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 29 Tết, sắp đến Giao Thừa Nhâm Dần, 2022)

*   *   *

Nguyễn Hiền-Đức: 

Theo tôi, Cành Mai Sân Trước là một tuyển tập “hoành tráng” và “bề thế” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Gọi vậy vì cuốn sách bìa cứng, giấy trắng loại tốt, được trình bày khá đẹp với rất nhiều hình minh họa của chính tác giả và thân hữu, gần 650 trang khổ 14,5 x 20,5cm.

Sau Lời Ngỏ, tác giả chia thành các tập:

Tập 1: Gió Heo May Đã Về,

Tập 2: Già Ơi… Chào Bạn!,

Tập 3: Nghĩ Từ Trái Tim,

Tập 4: Những Người Trẻ Lạ Lùng,

Tập 5: Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân;

Tập 6: Như Ngàn Thang Thuốc Bổ (Chuyện cười sưu tập).

Tôi rất thích tuyển tập này, nên cách đây hơn 7 năm, sau khi chọn lọc được nhiều bài từ các cuốn sách/bài của ông như: Cành Mai Sân Trước, Gió Heo May Đã Về, Gìa Ơi… Chào Bạn!, Những Người Trẻ Lạ Lùng, Thư Gởi Người Bận Rộn, Nghĩ Từ Trài Tim, Gươm Báu Trao Tay, Ghi Chép Lang Thang, Nhớ Đến Một Người, Như Thị, Ăn Vóc Học Hay, Thư Cho Bé Sơ Sinh Và Những Bài Thơ Khác… tôi sắp xếp theo ý thích của mình để hình thành Tập tuyển Cành Mai Sân Trước này.

Tập tuyển có 2 phần chính:

Phần I: NHỮNG BÀI CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC

+ Tôi đưa vào tập tuyển những bài đã in trong sách của BS Đỗ Hồng Ngọc, đó là

13 bài trong Gió Heo May Đã Về,

10 bài trong Già Ơi… Chào Bạn!

6 bài trong Nghĩ Từ Trái Tim

và nhiều bài trong Nhớ Đến Một Người, Ghi Chép Lang Thang và Thư Cho Bé Sơ Sinh & Những Bài Thơ Khác.

+ Chỉ đưa Lời Ngỏ Những Người Trẻ Lạ Lùng vì những bài trong cuốn này tôi đã đưa rải rác ở các Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc.

+ Tôi không đưa một số bài trong Thầy Thuốc và Bệnh Nhân vì đã có ở Tuyển tập Câu Chuyện Sức Khỏe. Tôi cũng không đưa những chuyện cười trong Như Ngàn Thang Thuốc Bổ vì tôi đã có trong các tuyển tập trước.

Ngoài ra, tôi cũng đưa thêm bài liên quan đến nội dung cuốn sách và những cảm nhận ngắn của một số tác giả về BS Đỗ Hồng Ngọc.

Phần II. NHỮNG BÀI LIÊN QUAN CỦA NHIỀU TÁC GIẢ

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Cành Mai Sân Trước là một tuyển tập dành cho người có tuổi. Vì vậy, ở phần này tôi đưa nhiều bài viết, bài dịch mà tôi đã cố gắng chọn lọc. Những bài viết này của những danh sĩ, học giả, những văn nghệ sĩ nổi tiếng như Dale Carnegie, Dorothy Carnegie, André Maurois, Lâm Ngữ Đường, David Niven, học giả Nguyễn Hiến Lê, bác sĩ Nguyễn Ý Đức, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các nhà thơ Bùi Giáng, Tôn Nữ Hỷ Khương, Đỗ Trung Quân. Riêng Thầy Nguyễn Hiến Lê tôi chọn đến 11 bài mà vẫn còn muốn lấy thêm.

Kết hợp với những bài viết dung dị mà sâu sắc, nhỏ nhẹ mà tâm tình, dí dỏm mà từ bi của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc với những bài viết ở phần II Tập tuyển này mong là sẽ mang đến cho những người có tuổi nhiều niềm vui mới, nhiều bông hoa đẹp và những nụ cười tươi.

Tôi xin mượn lời của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và mấy câu thơ của Bùi Giáng, Tôn Nữ Hỷ Khương để cung kính chúc những người gọi là có tuổi:

– “Thật vậy. Vẫn còn đó, nơi sân trước kia, đêm qua, một cành mai vàng rực rỡ đã nở, báo hiệu một sức sống mãnh liệt vẫn dâng trào… Vậy đó, mùa xuân dù đã phai, cành mai sân trước vẫn nở tươi thắm. Nụ cười vẫn lạc quan, cuộc sống vẫn tích cực, chủ động, và sáng tạo không ngừng nếu những người có tuổi được chuẩn bị trước để hiểu rõ sự đổi thay, để chấp nhận, để điều chỉnh, tưới tẩm những niềm vui cho chính bản thân mình, cùng với sự ý thức giúp đỡ của gia đình và xã hội thì sẽ giúp họ có một cuộc sống đầy chất lượng, nhiều hạnh phúc” (Đỗ Hồng Ngọc).

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…

(Mãn Giác thiền sư 1052-1096)

 

Xuân ruỗi trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già tới rồi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai…

(Ngô Tất Tố dịch)

Mong rằng, nếu tôi lạc đường, thì cung kính mong BS Đỗ Hồng Ngọc “cười trừ” với tấm lòng rộng mở: “Tứ Vô Lượng Tâm” vậy.

…………………………………………………………………………………

Ghi chú: Tập tuyển này tôi đọc, gõ và dàn trang đã lâu lắm rồi. Nay đọc lại thấy cần phải chỉnh sửa nhiều; nhưng thôi hãy cứ giữ nguyên như vậy; xem như kỷ niệm của “Hồi Đó”. Kính mong Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cười vui và lượng thứ cho những sai sót.

Santa Ana, California

(4 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, Nhâm Dần rồi).

Kính trình,

Nguyễn Hiền-Đức

 

“CÀNH MAI SÂN TRƯỚC”

TUYỂN TẬP

ĐỖ HỒNG NGỌC

DÀNH CHO NGƯỜI CÓ TUỔI

Do Nguyễn Hiền-Đức sưu tập và trình bày.

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

Download tại đây

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống, Thiền và Sức khỏe

Ebook “TÔI HỌC PHẬT”

25/09/2021 By admin 1 Comment

Mời các anh chị và các bạn đọc Ebook

  1. bấm vào chữ: “TÔI HỌC PHẬT”  để đọc, sẽ tự động lật trang như trang sách;

2. hoặc tải file ebook thì bấm vào chữ: tại đây

(PMB)

 

Thân gởi các Anh chị, các bạn,

Suốt hơn 3 tháng nằm chèo queo ở nhà vì lệnh phong tỏa do dịch bệnh Covid tại Tp.HCM, tôi đã “biên tập” lại toàn bộ và bổ sung thêm khá đầy đủ cho Bản thảo Tuyển tâp Tôi Học Phật do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức sưu tập trước đây (2019), để có Phiên bản 2 này (2021) gởi đến các “bạn đạo” trong Nhóm Học Phật cùng Lớp Phật Học & Đời Sống tại Chùa Phật học Xá Lợi Tp.HCM rỗi rảnh đọc vui.

Bìa do tôi tự dàn dựng lấy, cảm hứng từ mấy trang báo Liễu Quán (Huế), mang nét “lõm bõm” “thấp thoáng” với cách học Phật của mình. Chân thành cảm ơn các bạn Nguyễn Thành, Nguyễn Văn Quyền, Tú Quyên đã hỗ trợ trong thời buổi đầy căng thẳng vì dịch bệnh.

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon 25.9.2021)

 

Một chút tâm tình 

Hai năm trước, năm 2019, một người bạn từ bên kia nửa vòng trái đất cho tôi biết vừa thấy “tuyển tập”  Thấp thoáng Lời Kinh, tập hợp một số sách viết về Kinh Phật của tôi xuất hiện trên Thư Viện Hoa Sen và một số trang mạng khác.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng nghĩ có thể là do anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức đây rồi chớ không phải ai khác. Bởi vì người bạn 5 Hiền rất dễ thương này mấy năm trước đã mang đến tặng tôi nhiều “tuyển tập” của tôi do anh có nhã hứng thực hiện mà không “trao đổi” trước chút nào cả, khiến tôi không khỏi giật mình.

Quả đúng vậy. Anh 5 Hiền cho biết đã “gò lưng” cặm cụi tự đánh máy các cuốn viết về kinh Phật này của tôi, từ Nghĩ từ trái tim (Tâm Kinh) đến Gươm báu trao tay (Kim Cang) và Ngàn cánh sen xanh biếc (Pháp Hoa), Thấp thoáng lời kinh… suốt từ 2010 đến 2018! (Sau này thì anh đã biết sưu tầm trên mạng bằng cách copy và paste, bởi đánh máy mất nhiều công sức mà khó tránh sai sót). Anh nói nah làm “tệp” bản thảo này gởi bạn bè giữ coi lai rai, không dè người bạn thiết là Văn Công Tuấn “tung” lên mạng. Sau đó, tôi đề nghị anh cho tôi đổi tựa là Tôi học Phật và sắp xếp lại một chút theo một trình tự nào đó nhưng thật ra không dễ. Anh 5 Hiền đã làm với tất cả cảm hứng riêng anh mà tôi luôn trân trọng và biết ơn.

Hai năm đã trôi qua, năm nay 2021, tôi đã “già thiệt” rồi vì đã 82 tuổi ta, bắt đầu nhớ nhớ quên quên  nên nghĩ cần chỉnh đốn lại bản thảo Tôi Học Phật cho tương đối một chút, cắt bỏ đi một số bài viết và bổ sung thêm một số bài khác cho phù hợp. Mặt khác, vài năm gần đây, tôi cũng tập trung viết những ghi nhận lõm bõm của mình từ những điều đã học đã hành trong đời sống thường ngày, thành những Tạp Ghi, Lõm bõm, Y vương, Nói không được, Sống với Như Lai… Những Tạp ghi này chỉ là tạp ghi, chưa hoàn chỉnh, tuy vậy cũng có bài được các Cư sĩ Phù Vân, Văn Công Tuấn, Nguyễn Minh Tiến chọn đăng trên Đặc san Văn Hóa Phật Giáo (Đức) của HT Thích Như Điển, và Ban biên tập Tạp chí Từ Quang của HT Thích Đồng Bổn chùa Xá Lơi, Tp.HCM.…

Tôi muốn dịp này được cảm tạ anh 5 Hiền, Nguyễn Hiền-Đức, các Bs Nguyễn Kim Hưng, Bs Hồ Đắc Đằng, Nnc Huỳnh Ngọc Chiến, Nnc Lê Anh Dũng…, quý Thầy Tuệ Sỹ, Thầy Đồng Bổn… Gs Cao Huy Thuần, Gs Trần Tuấn Mẫn, dịch giả Diệu Hạnh Giao Trinh… và các bạn trong Ban Phật học, Nhóm học Phật, Lớp Phật học và Đời sống của chùa Xá Lợi Tp.HCM, cùng Nxb Tổng hợp, Cty Văn hóa Phương Nam…

Tôi người thầy thuốc, tìm học Phật- bậc Y vương- là để tự chữa bệnh thân-tâm cho chính mình và chia sẻ cho những ai đồng bệnh tương lân. Tôi chỉ lõm bõm tự học, tự hành, tự lần mò tìm kiếm trong khu rừng bí mật – “con người, kẻ xa lạ” chính mình đây, một con đường tu tâm dưỡng tánh theo lời bậc “Đạo sư” chỉ dạy và thấy có nhiều phúc lạc.

“Tuyển tập” Tôi Học Phật (phiên bản 2) này cũng chỉ là một bản sơ thảo, nhiều sai sót, rất mong bạn đọc tủm tỉm nụ cười lượng thứ và đóng góp cho nhiều ý kiến…

Trân trọng,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 7.2021)

…………………………………………..

Lời trần tình… của Nguyễn Hiền-Đức (5 Hiền)

Ngay trong bước đầu “tập tễnh học Phật”, “lõm bõm học Phật”, tôi đã chọn cách học hợp với sở thích của mình. Đó là chọn bài, chọn sách rồi… rị mọ. cặm cụi, kiên trì “gõ” vào máy. Cách làm này giúp tôi đọc chậm, đọc kỹ từng đoạn, từng trang, từng bài, rồi chú tâm sửa lỗi. Tôi đọc ít nhất 5 lần cho mỗi trang với lòng thanh thản, thư thái. Tôi không “ép” mình phải ghi, phải nhớ một điều gì cứ để nó trôi chảy như một dòng sông. Rồi biết đâu mười năm sau, hay hơn nữa những gì tôi đã đọc, đã “gõ” sẽ giúp tôi nhiều hơn, tốt hơn trên con đường học Phật. Tôi chỉ đặt ra một thứ kỷ luật tự giác mà tôi phải tuân thủ, đó là mỗi ngày “gõ” ít nhất 5 trang, mỗi tháng tối thiểu 120 trang học Phật.

Xin thưa thêm rằng, mãi đến cách nay 4, 5 năm, theo lời chỉ dẫn của một người bạn, tôi mới biết cách lên mạng mà “cắt”, “dán” bài để “làm” các tuyển tập đủ loại. Việc “cắt”, “dán” này giúp tôi tiết kiệm được nhiều thời gian, tránh được rất nhiều sai, sót đúng như lời khuyên của BS Đỗ Hồng Ngọc, rằng tuổi già sức yếu rồi… dễ “nhớ nhớ quên quên lắm. Phải hết sức cẩn thận!”

Tôi bắt đầu “gõ” và “gõ”… mải mê “gõ” làm cuốn “tuyển tập” Thấp thoáng lời Kinh này từ năm 2010 và kết thúc năm 2018. Tôi rất thích từ “thấp thoáng” vì nó thể hiện rất rõ, rất đúng cái chất “thấp thoáng”, “lõm bõm” của tôi khi học Phật. Tôi rất thích Tuyển tập này và thấy cần phải gởi để anh Văn Công Tuấn (Đức quốc) – tác giả 2 cuốn sách đã xuất bản mà tôi rất thích: Cổ Thụ Lặng Bóng Soi và Hạt Nắng Bồ Đề – với mong muốn Văn Công Tuấn có thêm những tác phẩm Phật học có giá trị để tham khảo, trích dẫn cho những bài viết về Phật học tiếp theo của anh ấy. Văn Công Tuấn cũng rất thích, rất quý Tuyển tập này nên đã đưa lên Trang nhà Quê Nhà (Home) của anh, rồi anh lại gởi cho Thư Viện Hoa Sen. Và mới đây, BS Đỗ Hồng Ngọc cũng đã giới thiệu Tuyển tập này trên Trang Nhà Đỗ Hồng Ngọc…

(…)

Tôi chân thành biết ơn BS Đỗ Hồng Ngọc và cũng “biết ơn mình” khi “làm” Tuyển Tập Tôi Học Phật này.

Nguyễn Hiền-Đức

Cẩn bút

Santa Ana, CA tháng 12/2019 – PL 2563.

…………………………………………………………………………………………………………….

Hướng dẫn sử dụng:

  1. bấm vào chữ: “TÔI HỌC PHẬT”  để đọc, sẽ tự động lật trang như trang sách;

2. hoặc tải file ebook thì bấm vào chữ: tại đây

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Lõm bõm học Phật, Đọc sách

“THẤP THOÁNG LỜi KINH”, Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc

13/12/2019 By admin Leave a Comment

Mời bạn xem tuyển tập “Thấp Thoáng Lời Kinh” do Anh 5 Hiền (Nguyễn Hiền, Nguyễn Hiền Đức) thực hiện.

File gốc tại Thư Viện Hoa Sen

Xem sách online tại đây

(Chú ý: Dưới góc trái trang sách có mũi tên chỉ lên và chỉ xuống. Bấm vào đó để lật trang).

xem tiếp …

Filed Under: Phật học & Đời sống, Đọc sách Tagged With: thap thoang loi kinh, thu vien hoa sen

Nhóm Học Phật “du học” trong ngày.

29/09/2016 By admin Leave a Comment

“Du học” trong ngày

Cũng đã 6 tháng từ chuyến “Về Huế… thăm chùa”, đến nay Nhóm Học Phật chùa Xá Lợi mới có dịp “du học” một chuyến gần: Bình Dương. Lần này ngoài Nhóm học Phật với các bạn quen thân, còn có thêm các anh Ngô Tiến Nhân, Hưng và Thu tháp tùng. Càng đông càng vui. Anh Nhân và Thu đều đã từng có dịp đi Kailash với TS Nguyễn Tường Bách năm xưa.

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Lõm bõm học Phật, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

“Một cốt cách ở đời”: Võ Phiến

29/09/2016 By admin 2 Comments

“Một cốt cách ở đời” (*)

Đỗ Hồng Ngọc

(Vài cảm nghĩ khi đọc Cuối Cùng của Võ Phiến, NXB Thế kỷ 21, 2009)

vo-phienCuối Cùng của Võ Phiến là sự Mộc Mạc.

Suốt một đời người đeo đẳng văn chương chữ nghĩa, chẽ sợi tóc làm tư, lặn lội vào những nẻo u uẩn ngóc ngách của lòng người, bỗng dưng cuối cùng hiện ra trước mắt một vầng sáng: Mộc Mạc.

xem tiếp …

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Đọc sách

“Một nếp sống An-lạc”

29/09/2016 By admin Leave a Comment

Nhân Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1/10:

“Một nếp sống An-lạc”

poster-cpggdt-tai-tphcm-01-10-2016

Một buổi “tào lao” của Đỗ Hồng Ngọc

tại Café Thứ 7 Dương Thụ.

9h sáng, Thứ bảy ngày 01.10.2016

tại 19b Phạm Ngọc Thạch, Quận 1, Tp.HCM.

Rảnh ghé chơi nhe!

(ĐHN)

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Thư mời tham gia giao lưu với Bs Đỗ Hồng Ngọc

27/09/2015 By admin 1 Comment

Vui lòng xem video trực tuyến tại đây: http://youtu.be/1lYb0eTwTag vào lúc 9h ngày 1/10/2015

Nhân Ngày Quốc tế Người Cao Tuổi (IDOP) 1-10, Công ty SGC và Nha Khoa Apona tổ chức một buổi giao lưu thân mật, trao đổi về đề tài THIỀN với SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI cùng Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tác giả của các quyển sách Thiền và Sức khỏe, Già ơi… chào bạn! và Già sao cho sướng (Để có một tuổi già hạnh phúc).

Thời gian: 9h -11h sáng, Thứ năm, 1-10-2015

Hình thức tham gia:

  • Tham gia trực tiếp (Offline): tạị 128 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh .
  • Tham gia từ xa (Online) bằng smartphone, tablet & máy tính tại: http://giaoluu.bietthubien.com

Nội dung chương trình:

  • 9h -10h phần trình bày của Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • 10h -10h30: Chia sẻ kinh nghiệm.
  • 10h30 -11h Trao đổi, giải đáp thắc mắc.

Vì số chỗ ngồi giới hạn nên ưu tiên cho quý bạn đăng ký trước, cho khách hàng, bạn bè của Công ty SGC và Nha Khoa Apona.

Chú ý: Việc tham gia online không giới hạn số lượng người xem. 

Xin vui lòng đăng ký trước tại đây hay email cho linh@sgc.vn. Mọi thắc mắc, vui lòng gọi 01233.246247 ( 7 line)

Filed Under: Thư đi tin lại

Chào Ngày Mới HTV7 với “Già ơi… Chào bạn!

06/06/2015 By admin Leave a Comment

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Đọc sách

Chào Ngày Mới HTV7 với “Có một con mọt sách”

06/06/2015 By admin 3 Comments

Filed Under: Nuôi con, Đọc sách

VIẾT GỬI NHỮNG CỤ GIÀ Ở MONTREAL (*)

01/08/2010 By admin 6 Comments

Nguyễn Thánh Ngã

Tôi không định viết về Đỗ Hồng Ngọc- Đỗ Nghê với “Thư cho bé sơ sinh & những bài thơ khác” vì đã có nhiều người viết rồi. Nhưng đứa bé sơ sinh lại thôi thúc, lại cất tiếng u oa…Thôi thì tôi vụng dại kể về thứ thơ “qua rèm” (Trăng Boston) của Đỗ Hồng Ngọc cho tuyết nghe ở phố Tàu hoặc nhà giữ lão ở Montreal nghe chơi. Gọi là đáp lại tiếng khóc sơ sinh, may ra gửi một chút tình cho Đỗ Nghê thi sĩ…
Đỗ Nghê thi sĩ tên thật là Người Cầm Ống Tiêm. Đối tượng Trẻ Sơ Sinh. Trong cái sát-na rung cảm chàng dám đại diện cho Đời giới thiệu cho “tính bổn thiện” số phận Con người thông qua ngũ uẩn. Bé Sơ Sinh ơi, Ngươi là đứa bé nào ở không- thời- gian Từ Dũ-1965 mà diễm phúc vậy. Mới sinh ra liền được nghe Kinh Bát Nhã ? Tôi lăn lộn ba đường sáu nẻo giờ mới được nghe lẫn lộn giữa ngộ -mê dày cộp. Sao có thể hiểu được điều gì. Ngươi mới là được nghe cái nghe tuyệt hảo, cái nghe nguyên vẹn gần như là thai giáo- một thứ kinh thơ bất tuyệt giữa chào đời…xem tiếp …

Filed Under: Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác

Bữa cơm thân mật với anh em BS Lương Phán

30/11/1999 By admin 2 Comments

Bác sĩ Lương Phán là đàn anh, là bậc thầy của tôi, năm nay đã bước vào tuổi 90. Ông vẫn mỗi tuần 3 buổi đến khám bệnh ở bệnh viện Nguyễn Trãi và vẫn hướng dẫn chuyên môn cho lứa đàn em. Với tôi, ông có những mối thân tình. Trong một bài viết, có lần tôi kể hồi nhỏ đã đến ông khám bệnh đau bao tử, lúc tôi còn đang học trung học. Ông không cho thuốc, chỉ khuyên mỗi sáng phải ăn một khúc bánh mì trước khi đi học. Vậy mà hết đau mới ngộ! Thì ra, tôi chỉ bị “dư acid” (hyperacidity) trong dạ dày, bị viêm chứ chưa đến nỗi loét. Nếu có cái gì “trám” vào, trung hòa lượng acid dư đó thì sẽ hết đau. Tứ đó, trong cặp đi học của tôi lúc nào cũng sẵn bánh mì khô, nướng cháy để “nhâm nhi” khi cần. Sau đó tôi nhớ trong cuốn Tự điển Đào Duy Anh– phần thưởng Danh dự toàn trường cuối năm học– tôi ghi ở góc bìa sau mấy chữ: Nếu là bác sĩ, tôi sẽ cho bệnh nhân ăn uống, tắm rửa, phơi nắng, vận động… trước khi phải dùng đến thuốc. Quả là sau này tôi “nổi tiếng” là một bác sĩ Nhi khoa dùng rất ít thuốc khi chữa bệnh cho trẻ con. Thường tôi chỉ “chỉnh sửa” cách dinh dưỡng, chăm sóc bé… như vậy mà cũng đã góp phần giảm được bệnh nhiều, thuốc men chỉ phụ thêm (trừ khi bệnh nặng). Tôi còn học ông cách chữa tiêu chảy sinh lý ở trẻ bú mẹ. Chỉ cần dùng vôi (ăn trầu), pha loãng, lấy phần nước trong cho uống vài lần cũng khỏi. Thì ra, sữa mẹ dễ tiêu hóa, nhiều chất bổ dưỡng nhưng có tính acid cao. Chỉ cần “kiềm hóa” chút xíu là hết ỉa chảy! Tại bệnh viện Nhi đồng Saigon thời đó, chúng tôi cũng hay dùng CaCO3 và BiCO3 để chữa cũng với nguyên tắc như vậy. Những cuốn sách y học phổ thông của ông và vợ là BS Nguyễn Thị Lợi như Thành kiến sai lầm của người dùng thuốc, Bênh Trẻ con, Bệnh đàn bà…  có ảnh hưởng nhiều đến tôi. Dù không trực tiếp học với ông, tôi vẫn coi ông là thầy của mình. Năm 1972, khi viết cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” tôi trích dẫn sách của hai ông bà và mang tặng ông bà. Ông viết thư cảm ơn rất nhã nhặn. Thư ông viết nắn nót, phong bì đề tên người gởi và địa chỉ đàng sau để nếu thư không đến được thì bưu điện biết mà trả lại. Dán tem cũng luôn ở góc phải, khoảng cách các cạnh cân đối, thẳng thóm. Tôi nhớ đọc đâu đó rằng chỉ cần xem cách trình bày bức thư, bì thư, người ta đánh giá được người gởi là người nghiêm cẩn, đáng tin cậy hay người cẩu thả, ẩu xị…

Năm 1973, lúc tôi đang làm bác sĩ điều trị tại Dưỡng đường Nhi khoa Trần Bình Trọng Chợ Lớn, ông tới thăm tôi, nói muốn xin bài thơ Thư cho bé sơ sinh của tôi để đăng trong một tạp chí y học do ông làm chủ bút. Điều hết sức bất ngờ với tôi là khi báo ra, ông mang đến tặng, kèm theo 5000đ là tiền nhuận bút bài thơ! Tôi nhớ thời đó, một bài thơ đăng trên Tạp chí Bách Khoa danh tiếng nhuận bút nhiều lắm cũng chỉ 150đ. Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy ông nói tại ông thích bài thơ này quá!  Bài thơ … lọt vào trong tù (vì chỉ có sách báo y học mới được phép) và nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã đọc được và phổ nhạc, như tôi đã viết lại trong “Chuyện kể về một bài thơ” (Những người trẻ lạ lùng, NXB Tổng hợp, 2001).

Đã lâu tôi không có dịp gặp ông, chỉ nghe ông đã dời nhà về Đakao, từ ngày bà mất. Thỉnh thoảng nghe ông đi Pháp thăm mấy người con.

Một hôm tôi nhận được email của BS Lương Huỳnh Ngân, tự giới thiệu là em ruột của bác sĩ Lương Phán, ở Pháp mới về muốn đến thăm tôi. Rồi anh mời tôi đến dùng cơm trưa thân mật với anh em ông cùng GS Trần Văn Khê vào ngày 7.4 vừa qua. Hóa ra BS Ngân là em út của bác sĩ Phán, nhỏ hơn tôi mấy tuổi, du học ở Pháp từ năm 1964, đã đọc mấy cuốn sách của tôi nên có lòng mến mộ, lại biết tôi rất quý Bs Lương Phán bèn tổ chức một buổi họp mặt thân tình. Tôi đến nơi đã thấy có BS Lương Phán, GS Trần Văn Khê, BS Trần Y (nguyên giám đốc bv Nguyễn Trãi) anh Thanh (em họ bs Phán) cùng BS Ngân. Tôi bất ngờ thấy Bác sĩ Ngân đem tặng mỗi người một brochure với 2 bài thơ của tôi do chính tay anh trình bày rất đẹp: Thư cho bè sơ sinh và Paris tháng sáu, là hai bài anh nói anh thích nhất. Rồi anh đọc cho mọi người cùng nghe! Tôi cũng không ngờ GS Trần Văn Khê mà tôi quen gọi Chú Khê lại là cậu họ của bác sĩ Lương Phán. Ông Khê đi Pháp năm 1949, sau ông Phán một năm, nên khi mới qua ở trọ cùng ông Phán. Nghe mấy ông kể chuyện xưa tích cũ thật vui. Theo chú Khê thì trước 1945 ông học y khoa ở Hà Nội, năm thứ hai thì “xếp bút nghiên” về Nam. Lúc đó nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng học y, nhưng sau đổi qua Nha vì sợ… máu! Cả ông Mai Văn Bộ cũng học y. Các ông đều lở dở chuyện học y cả. Nhờ có học 2 năm y khoa mà chú Khê đã bình tĩnh giúp đỡ đẻ cho đứa con trai đầu lòng của mình (GSTS Trần Quang Hải) tại Thủ Đức, năm 1944. Đêm đó gặp giới nghiêm, không vô bệnh viện được, phải mời một bà mụ vườn gần nhà qua đỡ, ông phụ. Ông kể cách ông nắm tay vợ, “rặn phụ” với vợ lúc bà qúa mệt mỏi một cách ì ạch thật là tức cười. Đứa bé bị ngộp lâu, lúc sinh ra đã trắng bệch, xụi lơ, không thở, ai cũng nghĩ đã chết. Ông vẫn bình tĩnh tiếp tục dùng miệng hút hết đàm nhớt cho đứa bé và xoa bóp hô hấp nhân tạo một lúc bé mới khóc lên được!

BS Lương Phán thì kể chuyện hội sinh viên Việt Nam ở Pháp thời đó. Lúc ông Khê qua Paris vì mới ở tù ra, quần áo bèo nhèo, luộm thuộm. Bạn bè tìm cách vay được 6000 fr, tổ chức một đêm văn nghệ để bán vé lấy tiến sắm quần áo cho ông. Rất lo ế, không ai coi. Chẳng dè đêm đó thật đông, ngoài sinh viên còn có các lính thợ, lâu ngày xa nhà, nghe có văn nghê việt nam bèn tới coi. Ông Khê trổ tài rao bán chiếu, bán chè… ai bột khoai bún tàu nước dừa đường cát… hông…, được mọi người vổ tay rần rần. Hôm đó trả nợ xong còn dư mua được cho ông Khê bộ đồ vía 16.000 fr.

Bữa cơm thân mật gia đình với mắm kho rau ghém thiệt là ngon!

                                                                                                 Đỗ Hồng Ngọc

Filed Under: Ghi chép lang thang

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Vài ngày về thăm Lagi, Phan Thiết…
  • Ngày của Cha – Happy Father’s Day
  • Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022
  • Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…
  • Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Đinh Hà Duy Linh trong Giới thiệu
  • Hồng trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email