Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

31/01/2022 By admin Leave a Comment

 

Thư ngỏ:

Năm 2006, cách đây 16 năm, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn đã in của tôi cuốn Tuyển tập CÀNH MAI SÂN TRƯỚC, Dành Cho Người Có Tuổi. Cuốn sách được tái bản khá nhiều lần, và không ngờ đã “lọt” vào mắt xanh của một người “bạn trẻ” là Nguyễn Hiền-Đức. Anh đã từ 7 năm trước “gò lưng rị mọ” gõ lại từng trang, từng dòng… rồi còn góp nhặt, gom góp nơi này nơi khác những bài viết của tôi cũng như của các tác giả khác trong “khuôn khổ” Dành Cho Người Có Tuổi. Lúc đầu, chắc là anh có ý để dành, lâu lâu đọc lại cho bớt… già, rồi không biết sao hôm nay anh “bung ra” một Tập tuyển (tôi tạm gọi vậy) là cuốn Ebook bạn sắp đọc dưới đây, cũng ngộ, rất đáng quý một tấm lòng.

Năm nay, người “bạn trẻ” Nguyễn Hiền-Đức cũng hãy còn trẻ, mới lên 77 tuổi, bỗng nhiên cảm thấy mình cần chia sẻ với những bạn già chung quanh, ai nấy đều trên dưới 80 đôi điều cảm nhận, gom góp bấy nay của mình… để đọc trong buổi Xuân về, biết đâu có những niềm vui.   

Hãy đọc lời “Tường trình” dưới đây của Nguyễn Hiền-Đức vậy nhé:

(Cảm ơn Phùng Minh Bảo đã giúp chú Ngọc post lên ebook này).

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 29 Tết, sắp đến Giao Thừa Nhâm Dần, 2022)

*   *   *

Nguyễn Hiền-Đức: 

Theo tôi, Cành Mai Sân Trước là một tuyển tập “hoành tráng” và “bề thế” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Gọi vậy vì cuốn sách bìa cứng, giấy trắng loại tốt, được trình bày khá đẹp với rất nhiều hình minh họa của chính tác giả và thân hữu, gần 650 trang khổ 14,5 x 20,5cm.

Sau Lời Ngỏ, tác giả chia thành các tập:

Tập 1: Gió Heo May Đã Về,

Tập 2: Già Ơi… Chào Bạn!,

Tập 3: Nghĩ Từ Trái Tim,

Tập 4: Những Người Trẻ Lạ Lùng,

Tập 5: Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân;

Tập 6: Như Ngàn Thang Thuốc Bổ (Chuyện cười sưu tập).

Tôi rất thích tuyển tập này, nên cách đây hơn 7 năm, sau khi chọn lọc được nhiều bài từ các cuốn sách/bài của ông như: Cành Mai Sân Trước, Gió Heo May Đã Về, Gìa Ơi… Chào Bạn!, Những Người Trẻ Lạ Lùng, Thư Gởi Người Bận Rộn, Nghĩ Từ Trài Tim, Gươm Báu Trao Tay, Ghi Chép Lang Thang, Nhớ Đến Một Người, Như Thị, Ăn Vóc Học Hay, Thư Cho Bé Sơ Sinh Và Những Bài Thơ Khác… tôi sắp xếp theo ý thích của mình để hình thành Tập tuyển Cành Mai Sân Trước này.

Tập tuyển có 2 phần chính:

Phần I: NHỮNG BÀI CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC

+ Tôi đưa vào tập tuyển những bài đã in trong sách của BS Đỗ Hồng Ngọc, đó là

13 bài trong Gió Heo May Đã Về,

10 bài trong Già Ơi… Chào Bạn!

6 bài trong Nghĩ Từ Trái Tim

và nhiều bài trong Nhớ Đến Một Người, Ghi Chép Lang Thang và Thư Cho Bé Sơ Sinh & Những Bài Thơ Khác.

+ Chỉ đưa Lời Ngỏ Những Người Trẻ Lạ Lùng vì những bài trong cuốn này tôi đã đưa rải rác ở các Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc.

+ Tôi không đưa một số bài trong Thầy Thuốc và Bệnh Nhân vì đã có ở Tuyển tập Câu Chuyện Sức Khỏe. Tôi cũng không đưa những chuyện cười trong Như Ngàn Thang Thuốc Bổ vì tôi đã có trong các tuyển tập trước.

Ngoài ra, tôi cũng đưa thêm bài liên quan đến nội dung cuốn sách và những cảm nhận ngắn của một số tác giả về BS Đỗ Hồng Ngọc.

Phần II. NHỮNG BÀI LIÊN QUAN CỦA NHIỀU TÁC GIẢ

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Cành Mai Sân Trước là một tuyển tập dành cho người có tuổi. Vì vậy, ở phần này tôi đưa nhiều bài viết, bài dịch mà tôi đã cố gắng chọn lọc. Những bài viết này của những danh sĩ, học giả, những văn nghệ sĩ nổi tiếng như Dale Carnegie, Dorothy Carnegie, André Maurois, Lâm Ngữ Đường, David Niven, học giả Nguyễn Hiến Lê, bác sĩ Nguyễn Ý Đức, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các nhà thơ Bùi Giáng, Tôn Nữ Hỷ Khương, Đỗ Trung Quân. Riêng Thầy Nguyễn Hiến Lê tôi chọn đến 11 bài mà vẫn còn muốn lấy thêm.

Kết hợp với những bài viết dung dị mà sâu sắc, nhỏ nhẹ mà tâm tình, dí dỏm mà từ bi của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc với những bài viết ở phần II Tập tuyển này mong là sẽ mang đến cho những người có tuổi nhiều niềm vui mới, nhiều bông hoa đẹp và những nụ cười tươi.

Tôi xin mượn lời của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và mấy câu thơ của Bùi Giáng, Tôn Nữ Hỷ Khương để cung kính chúc những người gọi là có tuổi:

– “Thật vậy. Vẫn còn đó, nơi sân trước kia, đêm qua, một cành mai vàng rực rỡ đã nở, báo hiệu một sức sống mãnh liệt vẫn dâng trào… Vậy đó, mùa xuân dù đã phai, cành mai sân trước vẫn nở tươi thắm. Nụ cười vẫn lạc quan, cuộc sống vẫn tích cực, chủ động, và sáng tạo không ngừng nếu những người có tuổi được chuẩn bị trước để hiểu rõ sự đổi thay, để chấp nhận, để điều chỉnh, tưới tẩm những niềm vui cho chính bản thân mình, cùng với sự ý thức giúp đỡ của gia đình và xã hội thì sẽ giúp họ có một cuộc sống đầy chất lượng, nhiều hạnh phúc” (Đỗ Hồng Ngọc).

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…

(Mãn Giác thiền sư 1052-1096)

 

Xuân ruỗi trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già tới rồi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai…

(Ngô Tất Tố dịch)

Mong rằng, nếu tôi lạc đường, thì cung kính mong BS Đỗ Hồng Ngọc “cười trừ” với tấm lòng rộng mở: “Tứ Vô Lượng Tâm” vậy.

…………………………………………………………………………………

Ghi chú: Tập tuyển này tôi đọc, gõ và dàn trang đã lâu lắm rồi. Nay đọc lại thấy cần phải chỉnh sửa nhiều; nhưng thôi hãy cứ giữ nguyên như vậy; xem như kỷ niệm của “Hồi Đó”. Kính mong Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cười vui và lượng thứ cho những sai sót.

Santa Ana, California

(4 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, Nhâm Dần rồi).

Kính trình,

Nguyễn Hiền-Đức

 

“CÀNH MAI SÂN TRƯỚC”

TUYỂN TẬP

ĐỖ HỒNG NGỌC

DÀNH CHO NGƯỜI CÓ TUỔI

Do Nguyễn Hiền-Đức sưu tập và trình bày.

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

Download tại đây

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống, Thiền và Sức khỏe

Cảm nhận về “Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh” của Nguyên Giác

12/01/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Một vài cảm nhận về Từ Huyền Thoại tới Tâm Kinh

của Nguyên Giác Phan Tấn Hải

 

 

Đỗ Hồng Ngọc

 

Nguyên Giác Phan Tấn Hải sinh năm 1952 tại Saigon, là một nhà báo, nhà văn quen biết trên văn đàn từ hơn 30 năm nay đang sống và làm việc tại Mỹ, nhưng đặc biệt Nguyên Giác viết nhiều về Phật học, bởi đã theo học tại chùa Tây Tạng Bình Dương trong suốt ba năm với bổn sư là Hòa thượng Thích Tịch Chiếu (1912-2016). Nguyên Giác đã xuất bản trên 10 cuốn sách về Phật học như Chú giải về Thiền Đốn Ngộ (2001); Thiền tập (2005); Thiền tông qua bờ kia (2017); Kinh Nhật Tụng sơ thời, Kinh Pháp cú Tây Tạng… và mới nhất là cuốn Từ Huyền Thoại tới Tâm Kinh (Nxb Ananda Viet Foundation, 2021).

Từ Huyền Thoại tới Tâm Kinh tổng hợp các bài viết về Thiền tập tâm đắc của Nguyên Giác, từ chương Bồ Đề Đạt Ma đến… chương Lắng nghe bờ bên kia, Hai phong cách Thiền Chánh Niệm, Chìa khóa vào Thiền… “có tính thực tiễn, thực dụng, giúp độc giả không chỉ nắm bắt căn bản về Phật pháp mà còn có thể thực hành ngay trong đời sống hằng ngày” (Tâm Diệu) với con đường hoàn toàn tự do, tự tại, không theo lối mòn  mà không sợ sai lệch yếu chỉ của Phật. Chùa Tây Tạng Bình dương do Hòa thượng Nhẫn Tế sáng lập vào năm 1928 với tên gọi ban đầu là Bửu Hương Tự, đến năm 1935, khi thiền sư vân du tu học ở Tây Tạng trở về thì được đổi tên thành Tây Tạng Tự tại tỉnh Bình Dương đến nay vẫn là một ngôi chùa danh tiếng về Thiền học ở nước ta.

Với tôi, một người học Phật “lõm bõm”, “thấp thoáng” thì những cuốn sách viết về Phật học của Nguyên Giác Phan Tấn Hải giúp tôi rất nhiều bởi cách nghiên cứu của ông là dựa trên kinh sách, trích dẫn từ Trường bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Chi bộ kinh v.v…, với những chọn lọc so sánh đối chiếu các nghiên cứu của các vị Thầy đáng tin cậy ở trong cũng như ngoài nước.

Không chỉ thế, đọc Từ Huyền Thoại tới Tâm Kinh ta biết thêm Nguyễn Du vốn là nhà sư Chí Hiên (Từ Nhà sư Chí Hiên tới Nhà thơ Nguyễn Du), rồi về Tuệ Trung Thượng Sỹ mà với “tâm không”, mỗi ngày đọc lại mỗi thấy cái mới (tr 119); rồi ta có thể mở rộng tầm nhìn với những bài dịch từ “Chìa khóa vào thiền” của Horada Roshi, “Hai phong cách Thiền Chánh niệm” của Bodhi, “Đại thủ ấn của Tipola”…  Cũng vậy, giữa mùa Covid không thể không học “Hộ trì sáu phương”, “Đối trị dịch bệnh”…

Bất ngờ là những bài thơ ở cuối sách “Thêm một ngày, học vô cùng” “ Lắng Nghe Hơi Thở” “Hoa Bay khắp trời”…

Thật là một cuốn sách về Phật học thú vị, vừa khoa học, vừa văn chương với lối viết trong sáng, chú giải cẩn thận, tham khảo đầy đủ của một Cư sĩ vừa là nhà báo, nhà văn và một thiền giả…

Có những trường hợp cùng một câu kinh Pali mà các vị đại sư sử dụng những từ ngữ khác nhau thì Nguyên Giác đã trích dẫn, so sánh, đối chiếu và chú giải rất kỹ, đưa ra ý kiến riêng của mình để giúp làm sáng tỏ, như bản dịch một bài kệ của Bhante Vadaro, Thanissaro Bhikkhu, Khantipalo… Điều này rất quý cho người đọc, giúp mở rộng cách thấy và cách biết, khi ứng dụng vào thực hành, tự thể nghiệm theo nguyên tắc “… không nắm giữ một giáo thuyết nào…”. (tr 31) của tinh thần Thiền tông. Krishnamurti cũng từng nói: “Chân lý là mảnh đất không có đường vào”!

Ta hiểu được vì sao các Thiền sư trong khi dạy đạo, có lúc chẻ tượng Phật làm củi để sưởi ấm (tr 31) hay như Sư phụ Tịch Chiếu dạy đệ tử: “Không có pháp nào để tu hết” (Tu hành cái mốc gì!), nghĩa là phải buông bỏ tất cả, không bám chấp một pháp nào!

Tác giả luôn giữ một thái độ trung lập và khiêm tốn, bởi vì Phật pháp mênh mông, học lấy một nhúm lá trong tay Phật ở rừng Samsapa đã là không thể, còn nói gì đến cả một khu rừng mênh mông phía sau kia.

Nguyên Giác thường mở đầu các bài viết với sự cẩn trọng: “ Bài viết này sẽ khảo sát Vô Tướng Tam Muội, một pháp môn ít được chú ý hiện nay… Bài viết phần lớn sẽ dựa vào kinh luận vì bản thân người viết không có thẩm quyền nào”(tr 51).

“Bài này phân tích một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không đi sâu vào tranh luận bộ phái¸ chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập. Người viết không có thẩm quyền nào; sai sót nếu có xin được sám hối cùng Tam Bảo” (tr 75).

Không đi sâu vào lý thuyết, không tranh luận bộ phái, tác giả chỉ muốn giúp người đọc những gì thực tiễn, thực hành trong Thiền tập, “con đường không có con đường” tự tu, tự chứng, giữa một thời đại tràn ngập thông tin trên không gian mạng.

Kinh Lăng Nghiêm viết: Thanh tịnh bổn nhiên/ Tùy chúng sanh tâm/ Chu biến pháp giới/ Tòng nghiệp phát hiện! Chiếc lá mùa thu rơi trên mặt hồ là nỗi ai hoài của chàng thi sĩ, nhưng là nỗi mừng vui của con kiến đang trôi lạc giữa dòng… Tôi có lần trích mấy câu thơ của Thầy Tuệ Sỹ: Ta hỏi kiến nơi nào cõi tịnh/ Ngoài hư không có dấu chim bay…? Ta có thể trả lời nhà thơ: Có chứ, chắc chắn ngoài hư không có dấu chim bay. Với kỹ thuật multimedia bây giờ, người ta có thể thu hình không khó. Có điều… dấu chim bay đó không để lại một vết gì trên mặt hồ tĩnh lặng. Cũng như bóng người đẹp đi qua gương, gương không buồn giữ một dấu vết! Còn hỏi kiến nơi nào cõi tịnh ư? Phải là kiến mới biết. Như con cá của Trang Tử: anh không phải là cá sao biết cá không vui?

Với tôi, chương Vô tướng tam muội (tr 51) có lẽ là một pháp… đáng nghiền ngẫm để thực hành nhất. Lục tổ Huệ Năng bảo pháp “đốn ngộ” của Ngài lấy Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể và Vô trụ làm gốc. “Đốn” để ngộ thì có thể rất nhanh thôi nhưng Lục tổ cũng đã phải mất 15 năm để “Tiệm” tu mới thành tựu!

Đúc Phật dạy giải thoát có nhiều cửa, không phải chỉ có một. Nhưng có một cửa… phổ biến phải nhớ trong Thiền tông là “không hề có một pháp nào để làm” bởi vì “không có một chỗ nào trong tâm để bấu víu” (tr 51).

Kinh Trường A Hàm nói có nhiều pháp… dẫn tới Niết Bàn (bản dịch của Tuệ Sỹ)

Thế nào là một pháp dẫn tới Niết bàn? Thường tinh cần tu niệm xứ về thân.

Thế nào là hai pháp dẫn tới Niết Bàn? Chỉ và Quán.

Thế nào là ba pháp dẫn tới Niết Bàn? Là Không, Vô tướng, Vô nguyện (Vô tác).

v.v…

Cứ tùy căn cơ mà chọn! Với tôi, một thầy thuốc, thì Thường tinh cần tu niệm xứ về thân là… tốt nhất. Không có thân (sắc) thì thọ, tưởng, hành, thức biết dính vào đâu để mà sinh sự cho sự sinh? “Vô thân hữu hà hoạn?” Lão Tử cũng nói vậy. Trong đồ hình Mạn Đà La thì… thân (sắc) nằm ở trung tâm, Đại Nhựt Như Lai (Vajrocana).

Con đường Thiền có lẽ là con đường… ngắn nhất, chỉ thẳng vào… “thân” đó thôi (Thường tinh cần tu niệm xứ về thân), từ đó mà thấy “Tâm bất sinh”.

Viết về Phật pháp, về Thiền tông, nhưng Nguyên Giác không viết một chiều, luôn đặt ra những câu hỏi của một… nhà báo. Thí dụ bài về Bồ Đề Đạt Ma, ông gọi là “một khuôn mặt ẩn nhiều huyền thoại”, và mời gọi độc giả đặt nghi vấn. Đó là một thái độ khoa học cần thiết, nhờ đó, tránh đi những màu sắc mê tín. Tổ thứ 27 có phải là một Ni sư? Lúc viên tịch Ni sư bay lên trời, hóa thành lửa thiêu rụi, mưa xá lợi rơi xuống cho đệ tử. Tổ 28 Bồ Đề Đạt Ma 9 năm diện bích là sao? Sống đến 150 tuổi. Lúc viên tịch thì trở về Ấn Độ, chỉ mang theo một chiếc dép…

Những huyền thoại đó thú vị quá chớ. Nhưng cốt lõi của câu chuyện này lại nằm ở chỗ cuộc đối thoại ngắn ngủi giữa Lương Vũ Đế và Bồ Đề Đạt Ma:

Thế nào là thánh đế nghĩa thứ nhất?

Rỗng rang không thánh.

Đối diện với Trẫm là ai?

Không biết.

 

Chỉ chừng ấy là đủ! Không thánh không đế gì cả! Chỉ Rỗng Rang. Rỗng Rang là Không (sunyata, emptiness).

Còn trả lời “Không biết” là vì đã Vô ngã, Vô tướng còn biết sao được?

 

Hễ nhìn thấy nội xứ và ngoại xứ rỗng rang không tánh thì là giải thoát. Đức Phật dạy: “Hỡi Mogharaja, hãy luôn tỉnh thức và nhìn thế giới này như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết. Thần Chết không thể thấy người đã nhìn thấy thế giới này như thế” (tr 19).

“Không biết” theo tôi là cái biết trước khi có “sự can thiệp” (chen vào) của ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, nghĩa là cái biết khi chưa bị méo mó. Tôi vẫn nghĩ Bát Nhã Prajna gồm Pra + Jna: Pra là trước. Jna là biết. Prajna (Bát Nhã) là một cái biết hồn nhiên, trong sáng, trước khi bị lệch lạc. Vì… “tri kiến lập tri tức vô minh bổn!”, khi đã có ‘thành kiến’ chen vào rồi thì không có cách chi thay đổi được nữa!  Vì thế mà pháp giới ta đang sống cứ luôn quần quật, loanh quanh, đấu đá, chém giết, chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… không ngớt, tưởng là Trời “hành” mà thiệt ra do tư tưởng, do hành vi lối sống của con người.

Có cách nào để nhận ra tánh Không trong các pháp? Đức Phật dạy rằng, nhận ra Pháp Duyên Khởi chính là tương ưng với Không. Và hãy tùy thuận duyên khởi: Cái này có nên cái kia có, cái này khởi nên cái kia khởi (tr 55).

Thiền là con đường tiếp cận gần gũi và trực tiếp nhất. Giác ngộ chỉ là một phát kiến đột khởi trong cõi tâm vô niệm, vô tâm, một thứ “đốn”. Nhưng ngộ rồi thì phải Tu, phải Chứng. Bởi có Chánh trí (Thánh trí) Bát Nhã rồi thì mới mong “thấy biết’ như thật, thấy cái đang là, biết cái thấy chỉ là cái thấy, cái nghe chỉ là cái nghe, nghĩa là đã “thấy Tánh”. Thành Phật hay chưa thì chưa biết nhưng đã thoát được cái “tự tánh” giả do biến kế sở chấp và y tha khởi để đi đến viên thành thật, là cái thấy của Bát Nhã, từ đó mà có thể “chiếu kiến ngũ uẩn giai Không”.

Thiền không phải là tréo chân, nín thở, bù đầu với công án mà thiền là toàn bộ Thân Khẩu Ý, là mọi hoạt động đi đứng nằm ngồi trong đời sống bình thường nhưng tâm  rỗng rang, vô niệm, như Phật hoàng Trần Nhân Tông bảo: Cư trần lạc đạo thả tùy duyên/ Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền…

Kinh EA (bản dịch Tuệ Sỹ, Đức Thắng):

Hết thảy các hành đều rỗng lặng, cái sanh và cái diệt đều như huyễn hóa, không chơn thật. Cho nên Tỳ kheo hãy ở trong hơi thở ra vào, tư duy về tưởng chết để thoát khỏi sanh già bệnh chết, buồn rầu, khổ não. (tr 57).

Lục tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh cũng dạy: Các cõi Phật đều đồng như hư không, diệu tánh con người vốn Không, chẳng có một pháp nào có thể đắc, tự tánh chơn không cũng như thế. Dứt niệm lự phân biệt. Tâm vắng lặng mà thường chiếu, chiếu mà thường lặng (tr 59).

***

Trí bất đắc hữu vô

Nhi hưng đại bi tâm.

(Lăng Già)

 

(ĐHN, Saigon 10.01.2022)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Thiền và Sức khỏe

THIỀN và TRÍ THỨC

31/12/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

THIỀN và TRÍ THỨC

Ghi chú: Một số bạn trẻ – đặc biệt trong giới trí thức- gần đây quan tâm nhiều tới lãnh vực thiền, đã gởi tôi nhiều câu hỏi. Tôi xin post lại bài viết này (đã cập nhật) để gởi đến các bạn, momg giải đáp được phần nào…  

Thân mến.

Đỗ Hồng Ngọc.

 

(internet)

 

Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà.  Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.

Đã thấy có các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học giả, nhà vật lý, kiến trúc sư, luật gia… và khá nhiều bạn trẻ. Cũng như mọi lần, câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng trở lại và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Y tế chỉ làm mỗi việc “cứu tế về y khoa” khi ta đau ốm quặt quẹo. Sức khỏe lại là chuyện của mỗi người, của mọi người. Khi melamine ở trong sữa, kích thích tố sinh dục ở trong thịt, thuốc trừ sâu ở trong rau… thì bác sĩ làm sao? Khi bụi khói đầy đường, tiếng ồn đinh tai nhức óc thì bác sĩ làm sao? Tại sao nhiều diễn viên tài tử giàu có xinh đẹp bỗng một hôm thắt cổ hoặc uống thuốc độc tự tử? Tại sau lâu lâu một tỷ phú đại gia nhảy lầu? Thì ra đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thỏa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân sâu xa của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.  Cho nên cứ xà quần như vậy. Có cách nào không?

Có. Thiền. Thiền có thể góp phần giải quyết căn cơ. Thiền giúp ta biết “dừng lại”. Thôi đi! Thiền giúp ta nhận ra những “điên đảo mộng tưởng”. Nhưng thiền là gì? Cách nào? Hãy bắt đầu từ việc đơn giản nhất mà cốt lõi nhất. Đó là Thở. Thở bụng. Ô hay, thở phải bằng ngực chớ, phổi nằm ở ngực kia mà? Phổi nằm ở ngực, nhưng thở nằm ở bụng. Cứ nhìn một em bé đang ngủ say mà coi? Cứ nhìn một người bình thường đang ngủ yên mà coi? Chỉ có cái bụng là phình lên xẹp xuống, còn cái ngực thì… im re. Thật vậy, khi cái ngực mà khò khè, mà cò cử thì nó đã bị bệnh rồi, đã suyễn hoặc viêm phổi tắt nghẽn mạn tính rồi. Nói khác đi, cách thở sinh lý, thở thiên nhiên, thở bình thường chính là… thở bụng. Người khỏe thì luôn thở bụng nên thở bụng làm cho ta khỏe. Chỉ có vậy. “Bí quyết” nằm ở chỗ đơn giản nhất đó. Các phương pháp khí công, dưỡng sinh, yoga, thiền… đều bắt đầu bằng tập thở bụng. Tại sao phải tập? Bởi không biết tự lúc nào con người lại xa rời cái nguồn gốc tự nhiên của mình, bày ra trò thở ngực, cũng như thay vì ăn những thức ăn lành mạnh sẵn có trong thiên nhiên thì con người chế biến đủ kiểu cho nó hư đi. Do vậy, thở phải được rèn tập trở lại.

Về sinh lý, cơ hô hấp chính của ta là cơ hoành, vắt ngang giữa bụng và ngực chớ không phải cơ gian sườn hay cơ cổ. Khi các cơ gian sườn, cơ cổ mà ráng sức phì phò thì đã bệnh rồi. Phương pháp đơn giản, không tốn kém này hiện nay ngày càng được phổ biến ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới đễ chữa stress, căn nguyên các bệnh dịch không lây như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,  gout…

Nhưng, thiền không dừng ở đó. Sau thở bụng, bước tiếp theo là “dõi theo” và “suy tưởng” về cái hơi thở đó. Nó vào nó ra nó lên nó xuống nó phồng nó xẹp ra sao. “Dõi theo” khác với “theo dõi”. Theo dõi mệt lắm! Dõi theo thì ung dung hơn. Cứ thả cho nó sao thì sao, chỉ cần dõi theo và ghi nhận, không bình luận, không phê phán. Trí thức vốn hay bình luận, hay phê phán… nên trí thức thường thất bại trong thiền. Một người hàng thịt buông dao thành Phật. Trí thức còn lâu! Nhưng trí thức lại có cái hay của nó. Nó không dễ tin. Nó ngờ. Nhưng, đại nghi thì đại ngộ. Càng nghi càng ngộ. Hai ngàn sáu trăm năm trước, một nhà minh triết – Đức Phật- bảo đừng vội tin tôi, cứ đến nếm thử đi rồi biết. Đến và nếm thử. Đến là thực hành. Làm đi, đừng nói nữa. Vụ này nói không được, “bất khả thuyết”! Nếm là cảm nhận. Phải tự mình thể nghiệm để riêng mình cảm nhận, không thể nhờ ai khác. Thở mà cũng phải nhờ người khác thở giùm hay sao? Tôi ngạc nhiên thấy các ông thầy dạy “thở” bắt người ta làm theo ý mình. Làm theo sao được! Mỗi người có cái sinh lý, thể chất, tâm lý riêng của mình chứ. Nắm lấy nguyên tắc thôi, rồi thực hành theo kiểu của mình. Bắt chước người khác, “tẩu hỏa nhập ma” như chơi! Họa sĩ Hoàng Lập Ngôn thuở sinh thời có lần nói với tôi là ông đi máy bay từ Hà Nội vào Saigon chỉ thở 60 lần là tới nơi, nghĩa là mỗi hơi thở của ông dài 2 phút. Máy bay bay 2 giờ, ông thở 60 lần. Còn ta, bắt chước ông sao được. Ông có cái sinh lý của ông, lại rèn tập từ thuở nhỏ.

Cái hay thứ hai của trí thức là “suy tưởng”. Thiền cần suy tưởng. Không phải suy tưởng bàn mưu tính kế để tranh bá đồ vương, gồm thâu lục quốc, nhất thống giang hồ, muôn năm trường trị gì đâu!  Trước hết là suy tưởng về cái hơi thở đang vào đang ra kia! Nó ở đâu ra? Tại sao phải thở? Tưởng nó là của ta mà chẳng phải của ta. Tưởng nó ở trong ta mà hóa ra ở ngoài ta. Tưởng ta điều khiển nó mà thật ra nó cóc cần ta. Lợi ích bất ngờ là sự dõi theo và suy tưởng đó ai dè  giúp ta cắt đứt dòng “tâm viên ý mã” linh tinh khác, gom thân tâm ta về một mối là hơi thở của chính mình, ở đây và bây giờ, dứt bặt những âu lo phiền muộn. Nói khác đi, nó làm ta được “thảnh thơi”, nó giải stress, nghĩa là mang lại sức khỏe, an lạc, hạnh phúc.
Thiền có thể làm ta được thảnh thơi, giải stress, mang lại sức khỏe, an lạc, hạnh phúc ư? Tin được không? Có cơ sở khoa học nào không? Người trí thức sẽ hỏi. Đâu dễ tin. Và câu trả lời là có. It ra là về mặt sinh học. Thở chẳng phải trước hết là chuyện sinh học ư? Ta cần lấy Oxy từ bầu khí quyên đưa vào phổi, rồi máu mang Oxy đó đến từng tế bào trong cơ thể để tạo ra nặng lương cho sự sinh tồn và hoạt động của ta. Một người chạy đua 100m phải nín thở để chạy, đến nơi anh ta thở hào hển vì phải trả “nợ Oxy” đã vay mượn trong lúc nín thở. Cơ thể ta lúc nào cũng ở trong tình trạng căng cứng để hoạt động. Các cơ bắp luôn luôn co duỗi để giữ cho ta có một tư thế theo ý muốn. Sự căng cứng cơ bắp (tonus musculaire) đó tiêu thụ khoảng 40% năng lượng. Nếu có cách nào làm giảm sự căng cứng cơ ta sẽ tích lũy năng lượng đáng kể, cơ thể nhờ đó mà đỡ vất vả, sảng khoái hơn. Riêng não bộ tuy chỉ chiếm có 2% thể trọng mà tiêu tốn đến 25-30% năng lượng. Nếu có cách nào đó làm cho não bộ được nghỉ ngơi, tích lũy thêm một khối năng lượng đáng kể nữa, các tế bào nhờ đó mà đỡ vất vả, sảng khoái hơn! Sự sảng khoái đó trong thiền gọi là “thiền duyệt”. Câu hỏi đặt ra là tại sao não bộ lại xài phí tiêu hoang năng lượng nhiều đến vậy? Thì ra não lúc nào cũng ở trong trạng thái “điên cái đầu”, lúc nào cũng nghĩ ngợi lung tung, tâm viên ý mã! Trí thức- hoạt động trí não nhiều- càng dễ bãi hoãi, kiệt sức, quên trước quên sau, đến bác sĩ, bác sĩ chẩn đoán “Mệt mỏi kinh niên không rõ nguyên nhân” hay “Rối loạn thần kinh thực vật…”  nghĩa là bí!… Những lúc say mê làm việc trí thức thường quên thở để sau đó lại hào hển thở, trả nợ Oxy. Thiền vừa làm giãn cơ, vừa làm lắng dịu các hoạt động lăng xăng của não, nhờ đó mà giúp cơ thể thảnh thơi, an lạc. Hoạt động thể chất sau đó sẽ bền bỉ hơn, suy tưởng sau đó sẽ tập trung hơn, sáng suốt hơn.

Trong lúc tập trung dõi theo hơi thở như thế, những câu hỏi sẽ gợi lên: Tại sao ta cần Oxy (O2) – khí thải của cây xanh- trong khi cây xanh cần Carbonic (CO2) – khí thải của ta? Có sinh vật nào sống mà không cần Oxy không?…  Câu trả lời sẽ liên quan đến khí quyển, đến môi trường, đến cây xanh, đến sinh vật hiếm khí, vi khuẩn sống trong núi lửa, trong băng tuyết… Rồi nhìn ra mênh mông, thấy không chỉ một vũ trụ (universe) mà là đa vũ trụ (multiverse), tam thiên đại thiên thế giới, với trùng trùng duyên khởi … từ đó, có hôm nào nhận ra thực tướng vô tướng, cái mà bây giờ người ta gọi là “Theory of Everything”… hay như Stephen W. Hawking giật mình nhận ra cái The Grand Design, “vô sở tùng lai diệc vô sở khứ”. Thiệt ngộ, chỉ với C, H và O quấn quít lấy nhau, khi cần ngọt ngào thì ta có đường, khi cần chua chát thì ta có giấm, khi cần đắng cay lại có chút rượu mềm môi?

Khi bản đồ gen người được thiết lập, các nhà sinh học giật mình thấy cái cây cổ thụ ngoài sân chứa đến 70% gen người, ai dám bảo không có chuyện “thạch nữ giá bồ lang”? Cái cọng cải non xanh kia có đến 26% gen người, rồi ruồi giấm, chuột bọ… Chuột có đến 97,5% gen người nên mới có đám cưới chuột, mới có “chuột kêu chút chít trong rương / anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay”! Ễnh ương, tắc kè, thằn lằn, rắn mối… con nào cũng phì phò xì xụp, cũng phình phình xẹp xẹp cái bụng đó thôi…

Thiền còn giúp ta thấy sinh trụ dị diệt, thấy mỗi hơi thở là một kiếp người. Bé sơ sinh hít mạnh hơi vào thì cụ già thở hắt hơi ra. Giữa hai lần thở đó là những làn sóng lăn tăn, dài ngắn. Đừng tìm kiếm thần thông phép lạ. Thần thông phép lạ đầy rẫy quanh ta.

Nhưng thiền không dừng lại ở đó. Nó mở ra những khoảng mênh mông “bất khả tư nghì”!

***

 

Buổi trò chuyện chuyển sang phần hỏi đáp. Chỉ xin ghi lại vài câu.

  1. Kiếm hiệp nói “đưa hơi xuống huyệt đan điền” là sao?

Đó chính là cách thở bụng. Khi hít vào, đẩy cơ hoành xuống càng sâu càng tốt, xuống tận huyệt “đan điền”. Huyệt đan điền nằm dưới rún ba lóng tay, khoảng 4cm. Đan là thuốc, điền là ruộng. Đan điền nghĩa là ruộng thuốc. “Linh đan diệu dược”. Người xưa coi thở bụng là phương pháp luyện công tốt nhất, được sử dụng trong võ thuật và phép tu tiên để trường sinh bất lão. Thực ra cơ hoành chỉ di chuyển được khoảng 7 cm thôi, chưa quá rún, cũng đã đưa vào hơn 1,5 lít không khí rồi. Nhưng, cần để ý, ráng sức thở sâu quá sẽ dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”. Thất bại trong thiền thường là do lòng tham, ham muốn quá, muốn cho mau “thành đạt” mà!

2) Dùng ý dẫn khí đến những nơi mình muốn có được không? Chẳng hạn đến tận ngón tay, ngón chân, các khớp đang đau nhức? 

Được chớ. Ý dẫn các pháp mà! Về sinh học, hệ thống mao mạch dài đến 100.000 km (hai vòng rưỡi xích đạo quả đất chớ ít gì!) dẫn khí đến tận từng tế bào trong cơ thể con người. Mỗi tế bào thực chất là một… sinh vật, chúng hấp thu Oxy để tạo năng lượng. Dùng ý dẫn khí là một cách nói, nhấn mạnh khả năng đưa khí lưu chuyển toàn thân, đến từng tế bào nhờ hệ thống mao mạch này.

3) Tôi học theo cách thở âm và thở dương? Thở dương là đưa hơi qua mũi, theo nhâm mạch xuống đan điền, hậu môn, rồi nhíu hậu môn lại; thở âm là đưa hơi lên đỉnh đầu, theo đốc mạch đến hậu môn, nhíu hậu môn lại… để chữa trị các trạng thái rối loạn âm dương của thân tâm đúng không?

Đúng. Bí quyết nằm ở chỗ “nhíu hậu môn”. Những thứ khác thực chất vẫn là thở bụng, thở sâu. Khi vỏ não tập trung vào điều này thì không thể cùng lúc tập trung vào điều khác. Hai người sắp đánh nhau mà nghe nhà cháy sợ quá bỏ chạy quên đánh nhau. Cái “sợ” đã thay chỗ cho cái “giận” ở vỏ não. Một người ở trạng thái buồn bã (âm) hay trạng thái kích động (dương) mà biết tập trung vào hơi thở sâu, tập trung vào chuyện “nhíu hậu môn”  thì “công tắc” đã chuyển sang hướng khác ở vỏ não…

(www.dohongngoc.com 2010)

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Thiền và Sức khỏe

Nói thêm về Phương pháp Thở Bụng

01/11/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Nói thêm về Phương pháp Thở Bụng

Ghi chú:  Một bạn trẻ vừa có thư hỏi trong Thiền tập có phải thở bụng không? Có chứ. Vì thở bụng là cách thở sinh lý tự nhiên mà. Không chỉ con người mà con ếch, con cóc, thằn lằn, rắn mối… gì cũng thở bằng bụng cả. Do đó, trong Thiền tập cũng phải thở bụng chứ. Lúc đầu dõi theo từng nhịp thở vào thở ra, thậm chí đếm… (chánh niệm), khi đã điều hòa thì không còn cần dõi theo hơi thở nữa, mà bắt đầu “quán sát”; ở giai đoạn thiền sâu hơn thì không còn cảm nhận có hơi thở nữa…   (ĐHN)

 

Nói thêm về Phương pháp Thở Bụng

(Abdominal -or diaphragmatic- breathing)

Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phồi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái.  Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra một phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 84 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, họat động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện khó tin nhưng có thật!

Tôi may mắn được quen biết  ông trong nhiều năm. Với tôi, ông vừa là đồng nghiệp, là đàn anh mà cũng là người thầy.  Ông là bác sĩ đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm.  Ông là cố vấn của bộ môn Tâm lý-Xã hội học do tôi phụ trách tại Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ Y tế Thành phố (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) ngay từ hồi mới thành lập (1989).  Ông thường trao đổi với tôi điều này điều khác, về công việc viết lách, giảng dạy, và nhiều lần về phương pháp thở dưỡng sinh của ông. Trao đổi không chỉ về cơ thể học, sinh lý học mà cả về tâm lý học, đạo học.  Có lần ông mở áo cho tôi xem mấy vết mổ vẫn chưa hoàn toàn liền lạc trên ngực ông. Tôi phục ông ốm nhom ốm nhách mà làm việc thật dẻo dai, bền bĩ, gần như không biết mệt mỏi. Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái. Ong cười “tiết lộ” với tôi, những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở bụng, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt.  Ông nói sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu của ông. Trước kia tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Cho đến khi tôi bị cơn tai biến nặng (1997),  phải nằm viện dài ngay, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu! Nó làm cho tôi thảnh thơi hơn, ít  nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn.  Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp thương tình, cho rất nhiều thuốc nhưng tôi chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết còn thì chỉ… dùng phương pháp thở bụng để tự chữa bệnh cho mình! Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là cái gì hoàn toàn mới. Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, tài chí, dưỡng sinh…  của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.

Dưới đây là bài vè 12 câu dạy thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện:

Thót bụng thở ra
Phình bụng thở vào
Hai vai bất động
Chân tay thả lỏng
Êm chậm sâu đều
Tập trung theo dõi
Luồng ra luồng vào
Bình thường qua mũi
Khi gấp qua mồm
Đứng ngồi hay nằm
Ở đâu cũng được
Lúc nào cũng được!

Nhiều độc giả viết thư, gởi email, điện thọai hỏi thêm về Phương pháp Thở Bụng này. Có người bảo sau 2 tháng “tập luyện” đã  thấy có kết quả tốt, dễ ăn, dễ ngủ, bớt căng thẳng và sảng khoái hơn, sức khỏe có tốt hơn, ít bệnh vặt hơn; có người hỏi cụ thể phải tập ngày mấy lần, mỗi lần mấy phút; có người hỏi phải ngồi ở tư thế nào v.v..  Một độc giả ở tận Hà Tiên, nói nhờ đã thử tập thở 2 tháng nay thấy khỏe hơn, nhưng sao mỗi lần tập chừng nửa giờ thì thấy choáng váng, tê rần, phải nghỉ 5 phút mới hết…

 

Trước hết cần nhớ rằng thở là chuyện bình thường. Ai cũng phải thở, lúc nào cũng phải thở và ở đâu cũng phải thở, nên đâu có cần phải có giờ giấc, tư thế nọ kia? Thực ra, thở bụng là cách thở sinh lý, tự nhiên nhất, trời sinh ra đã vậy rồi, không cần phải tập luyện gì cả!

Cứ quan sát  một bé đang ngủ ngon lành thì biết: Nó thở đều đều, nhẹ nhàng, và… thở bằng cái bụng! Chỉ có cái bụng nó là phình lên xẹp xuống thôi. Thở bụng là cách thở tự nhiên  không chỉ của người mà của…mọi loài. Thử quan sát con thằn lằn, con cắc kè., con ễnh ương… thì biết. Nó thở bằng bụng. Chỉ có cái bụng nó là phình ra xẹp vào đều đều thôi. Ấy là do cơ hoành (hoành cách mô) là cơ chính của hệ hô hấp. Chỉ cần cơ hoành nhích lên nhích xuống chút xíu là đã đủ cung cấp khí cho cơ thể rồi. Khi mệt, cần nhiều oxy hơn thì cơ hoành sẽ “thụt” mạnh hơn, nhanh hơn thế thôi. Tóm lại, nhớ rằng thở bụng là thở theo sinh lý, tự nhiên, không cần phải “tập luyện” vất vả gì cả, không cần phải giờ giấc, tư thế gì cả! “Ở đâu cũng đựơc/ Lúc nào cũng đựơc” là vậy.

Thứ hai là không nên ráng sức, gắng sức. Chỉ cần chuyên cần, kiên nhẫn để tạo thành thói quen tốt thế thôi. Ráng sức, muốn cho mau thành công thì sẽ dẫn đến … thất bại vì choáng váng, chóng mặt, tê rần… Tại sao vậy? Tại vì đã ráng sức, cố ép, thì sẽ gây rối lọan sự điều hoà tự nhiên của cơ thể. Cho nên người “ham” quá, ráng “luyện công” quá, dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”! Ta thở bụng là để có sức khỏe, không phải để luyện nội công, để trở thành “chưởng môn” của một phái võ nào đâu! Người có tuổi, người bệnh mạn tính càng không nên ráng.  Nhưng phải kiên trì,  như đã nói, phải chừng sáu tháng mới quen, mới thấy hiệu quả. Nếu đang chữa bệnh nào đó ( tăng huyết áp, tiểu đừơng…) thì vẫn phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.. Thở bụng cũng như ăn uống, vận động đúng cách sẽ giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.

Thứ ba, nếu luôn nhớ mình đang thở, thì theo dõi luồng hơi thở ra, hơi thở vào sẽ rất tốt. Chưa quen thì đặt bàn tay lên bụng, thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống theo từng nhịp thở là đựọc. Lâu nay ta thở một cách phản xạ, vô thức, nếu ta thở mà có ý thức, biết mình đang thở, dõi theo nó thì sẽ giúp ta… quên các thứ chuyện lăng xăng bên ngoài, giúp tâm ta được tĩnh lặng. Tâm mà lăng xăng, dao động, nhiều ưu phiền, giận dữ… sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm ta kiệt sức, “thở không ra hơi”!

Câu “êm, chậm, sâu, đều” trong bài vè chưa cần phải tập. Còn lâu mới “êm chậm sâu đều” được! Cứ thở tự nhiên, vì không phải “luyện công” mà! Có người hỏi nên thở bằng mũi hay bằng miệng, vì có người khuyên phải hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng? Mũi dùng để thở. Không khí qua mũi sẽ được sưởi ấm, bụi bậm… sẽ bị lông mũi chặn lại. Do vậy nên thở bằng mũi tốt hơn, trừ phi quá mệt (leo leo cầu thang, chạy bộ…) hoặc bệnh, hoặc luyện khí công…

«Thót bụng thở ra» được nói đến đầu tiên vì thở ra quan trọng hơn ta tưởng. Thở ra giúp làm sạch các hốc phổi, đáy phổi, nơi khí dơ dễ đọng lại. Đặc biệt, với những người bị suyễn, bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) càng cần tập luyện thì thở ra.

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, hai lá phổi là một khối đặc, im lìm, không hoạt động, như chiếc dù xếp chặt trên lưng vận động viên. Khi người nhảy dù tung mình ra khỏi phi cơ thì dù mới tự động bung ra, bọc gió. Đứa bé “tung mình” ra khỏi lòng mẹ, hai lá phổi cũng bung ra như vậy do không khí tự động lùa vào, đó chính là hơi thở vào đầu tiên. Tiếng khóc chào đời lúc đó chính là hơi thở ra đầu tiên của bé chứng tỏ hệ hô hấp đã được “lắp đặt” xong, đã khởi động tốt…

Sự hô hấp thực chất xảy ra trên từng tế bào của cơ thể chớ không phải ở hai lá phổi. Phổi chỉ là một cái máy bơm, bơm khí vào-ra, “phình xẹp” vậy thôi. Để cho cái máy bơm đó làm việc tốt thì cần biết một chút về “cơ chế” của nó. Lồng ngực là cái xy-lanh (cylindre), còn pít-tông (piston) chính là cơ hoành – một bắp cơ lớn, nằm vắt ngang giữa bụng và ngực. Khi cơ hoành thụt lên thụt xuống (như cái bễ lò rèn) thì khí được hút vào đẩy ra ở phổi. Cơ hoành nhích lên nhích xuống 1cm đã hút hoặc đẩy được 250ml không khí. Cơ hoành có khả năng nhích lên xuống đến 7cm! Tóm lại, chính cơ hoành ở bụng mới là cơ hô hấp chính, đảm trách hơn 80% sự thông khí (Các cơ hô hấp khác chỉ chịu tránh nhiệm 20%). Do đó, thở bụng là cách thở sinh lý nhất, tự nhiên nhất!

Bác sĩ Dean Ornish, tác giả cuốn sách nổi tiếng Program for Reversing Heart Disease (Chương trình phục hồi bệnh tim) hướng dẫn cách thở bụng đơn giản, dễ làm: đặt một bàn tay lên bụng, khi thở vào thở ra, ta thấy bàn tay mình nhích lên nhích xuống nhịp nhàng là được.

Ngày nay, ở phương Tây, rất nhiều trung tâm dạy thiền, khí công, yoga… để chữa bệnh cũng chủ yếu là dạy cách thở bụng. Các phương pháp trị liệu nổi tiếng của các bác sĩ như Dean Ornish, Deepak Chopra v.v… căn bản cũng không ngoài cách… thở bụng, phối hợp với dinh dưỡng, vận động thể lực.

Phương pháp thở bụng (Abdominal -or diaphragmatic- breathing) không chỉ giúp để chữa một số bệnh tim mạch, hô hấp, tiêu hóa… mà còn làm cho tâm được an, giảm stress trong cuộc sống hiện tại. Phải luyện tập chừng sáu tháng trở lên mới thành thói quen và thấy hiệu quả.

BS Đỗ Hồng Ngọc.

………………………………………………..

Đọc thêm: AI CÓ THỂ THỞ GIÙM AI?

Ai có thể thở giùm ai?

Filed Under: Gươm báu trao tay, Hỏi đáp, Thiền và Sức khỏe

ĐHN: Nhân đọc sách Tổng Quan Về Nghiệp của thầy Tuệ Sỹ

25/10/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Ngoài Hư Không Có Dấu Chim Bay?

Đỗ Hồng Ngọc

(Nhân đọc sách Tổng Quan Về Nghiệp của thầy Tuệ Sỹ) (i)

Có hay không có Nghiệp? Có hay không có Tự ngã? Có hay không có Thời gian? Có hay không có một Linh hồn? Thật là những câu hỏi choáng váng đặt ra trong cuốn sách “Tổng Quan Về Nghiệp” của Thầy Tuệ Sỹ do Hội Đồng Hoằng Pháp xuất bản năm 2021.

Nghiệp, là kinh nghiệm được tích lũy và tồn tại trong nhiều đời sống. Không có thời gian, không có ký ức thì lấy đâu cho nghiệp vận hành, tạo tác, lưu trữ, lưu xuất, dị thục, nhân quả? (ii)

Có thực không có nhiều đời sống? Một đời trước và đời sau – những đời sau- để cho ký ức gợi lại, nhân quả. Bằng chứng đâu?

Nhưng, nếu hỏi tôi tin không? Tôi tin. Tại sao tin? Không biết! Phải chăng, thỉnh thoảng ta gặp một người nào đó thấy như đã từng hẹn nhau từ muôn kiếp trước, hay một nơi chốn thấy như về mái nhà xưa?

Ký ức được lưu trữ ở đâu để tạo thành Nghiệp?

Khoa học não bộ trả lời: ở hippocampus (hồi hải mã) trong não, cùng với thể viền, lưu giữ ký ức, chịu trách nhiệm cả cảm xúc lẫn hành vi, nhờ nhu nhuyến của các synapse (điểm tiếp hợp thần kinh).  Thế nhưng, khi thân này tan rã, hippocampus và toàn bộ thể viền của não bộ cũng không còn, ký ức được tàng trữ trong thân vật lý này cũng biến mất theo. Phải chăng “ngoài cơ chế vật lý của ký ức, còn có sự tham gia của một yếu tố phi vật chất, không nhất thiết là ý thức, để lấy đó làm cơ sở tiếp cận đến vấn đề nghiệp tích lũy, cho đến trong đời sau được xử lý để cho quả dị thục của nó”?

Có Tự ngã không?

Đức Phật dạy: Có nghiệp được tạo tác, có quả dị thục được lãnh thọ, nhưng không có người tạo tác, không có người lãnh thọ. Phật giáo không cho có cái gọi là Tự ngã, tiểu ngã, đại ngã, linh hồn, nhưng tin có “Nghiệp mang theo” để “trả quả”. Cái gì mang Nghiệp theo? Thần thức tái sinh, luân hồi?

Nhà khoa học bảo: “Có design nhưng không có designer”. Não bộ là một hệ thống được phân bố rất cao trong đó nhiều chức năng xuất hiện đồng thời và không có điều phối viên.

Không có designer, không có điều phối viên? Nhưng sao chim bồ câu thì cứ bay ngàn dặm về đưa thư, cá hồi cứ bốn năm lại quay về chốn cũ để sinh đẻ rồi chết? Ngày nay, sinh vật từ hạt đậu đến chuột bọ, khỉ vượn… cũng được can thiệp vào gène để tạo ra những “dị thục” những “quả” bất ngờ, gọi là transgenic.

“Je pense, donc je suis – Tôi tư duy, nên tôi tồn tại” (Descartes). Vậy tôi không tư duy, thì không… có tôi? Phải chăng “vô niệm” thì vô ngã?

Ta cũng có thể nói đơn giản hơn: “Tôi thở, vậy có tôi”. Nghĩa là nếu tôi không thở thì không có tôi. Nhưng cái thời tôi còn trong bụng mẹ, tôi cũng không thở mà vẫn có tôi đó thôi. Từ đó, suy ra rằng cái thời tôi… hết thở, ngừng thở, thì tôi vẫn còn đó chứ, sao không?  Tôi lúc đó cũng lại ở trong bào thai Mẹ (bào thai Như Lai) chứ? Tôi mới phải mang nghiệp theo để trả quả chứ? “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh” ở đây chứ không chỉ Vô thường, Khổ, Vô ngã, Bất tịnh…

Rồi có cái gọi là Thời gian để cho Nghiệp vận hành không? Tính thể của thời gian là gì? Thời gian được tri giác bằng giác quan nào?

Câu trả lời là chính ta đã tạo ra thời gian cho mình. Thành ngữ kālaṃ karoti, “nó tạo tác thời gian”, nghĩa là nó chết. Thời gian được biết đến từ tri giác về sự sinh thành và hủy diệt của một đời người. Thời kinh nói: “Thời gian đến, chúng sinh chín muồi; thời gian đi, chúng sinh bị hối thúc. Đây là tri giác về thời gian theo chu kỳ sống chết của sinh loại”. Tri giác về thời gian cũng là tri giác về sự chết. Kāla cũng được hiểu là do gốc động từ kal (kalayati) thúc giục, hối thúc, thường trực, sự chết đang hối thúc ta.

Tồn tại trong quá khứ và vị lai là những thực thể vi tế, ẩn áo, không phải tri giác thường nghiệm mà có thể bắt nắm được.

Nhưng với “Thuyết Tương Đối Rộng” ngày nay, ta biết thời gian sẽ chảy chậm trong con tàu vũ trụ chạy nhanh. Với một vận tốc nào đó thời gian đứng lại. Cho nên Từ Thức lạc động Thiên thai là chuyện có thực.

Có một sự gọi là Luân hồi không để nghiệp vận hành? Câu trả lời là có một “nguyên lý tồn tại” mà không phải hồn jīva hay ātman. Nguyên lý đó nói: có nghiệp, có dị thục của nghiệp, nhưng không có tác giả và thọ giả. Đây là một nguyên lý cực kỳ nghịch lý.

Nhưng may thay, các nhà Duy thức chứng minh được sự tồn tại của thức a-lại-da, hy vọng giải quyết được vấn đề nghiệp-dị thục và chủ thể luân hồi.

“Trong kinh Tăng nhất của Thuyết nhất hữu bộ cũng mật ý nói đến thức này với tên gọi là a-lại-da. Kinh nói: “yêu a-lại-da, vui a-lại-da, mừng a-lại-da, thích a-lại-da.”.

Trong bài “Ký Ức và Nghiệp” của Thầy Tuệ Sỹ ở sách “Tổng Quan Về Nghiệp” này nêu ra những câu hỏi có thể làm ta chới với mà lại cảm thấy vui, mừng, yêu, thích. Vì chính trong ta đôi khi cũng gợi lên những câu hỏi như vậy mà không dám trả lời. May thay có Thầy Tuệ Sỹ, à không, có nhà thơ Tuệ Sỹ hóa giải giùm, bởi như Thầy đã nói trong sách nói trên, chỉ có “Thơ dẫn kinh nghiệm vượt ra ngoài kinh nghiệm”.

Ta hỏi kiến nơi nào Cõi Tịnh,
Ngoài hư không có dấu chim bay?
Từ tiếng gọi màu đen đất khổ,
Thắp tâm tư thay ánh mặt trời. (iii)

—

(i)  Tuệ Sỹ: Tổng Quan Về Nghiệp. Hội Đồng Hoằng Pháp xuất bản qua mạng Amazon, 2021.

(ii)  Chú thích: Tất cả các câu in nghiêng (italic) trong bài này là những câu trích từ sách “Tổng Quan Về Nghiệp”.

(iii)Tuệ Sỹ: bài thơ Phương Nào Cõi Tịnh, trong tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn. Hương Tích Phật Việt, 2020. Trích trong bài viết của thầy Tuệ Sỹ “Nhân đọc tác phẩm ‘Cõi Phật Đâu Xa’ của Đỗ Hồng Ngọc.”

*****

* Đọc thêm các nhận xét khác về sách này của HT. Thích Như Điển, GS. Cao Huy Thuần, GS. Trần Kiêm Đoàn, nhà văn Vĩnh Hảo: https://phatviet.info/gioi-thieu-sach-tong-quan-ve-nghiep-tue-sy/

* Độc giả có thể đặt mua sách trực tiếp trên mạng toàn cầu Amazon qua link này: https://pgvn.org/pg_2503na. Sách cũng sẽ được Hương Tích xuất bản tại Việt Nam nay mai.

…………………………………………

Nguồn: https://tranthinguyetmai.wordpress.com/2021/10/25/ngoai-hu-khong-co-dau-chim-bay/

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Thiền và Sức khỏe

Các buổi chia sẻ ở chùa Quang Minh, Melbourne

24/02/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Các buổi chia sẻ ở chùa Quang Minh, Melbourne

(3.2019)

Đỗ Hồng Ngọc

 

Chùa Quang Minh “đặt hàng” tôi 2 đề tài cho 2 buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, bởi biết tôi là một thầy thuốc và lâu nay học Phật: 1) Sức khỏe thân và tâm; 2)Thiền quán, Hơi thở và Ăn chay.

Tôi nhắc lại định nghĩa Sức khỏe của WHO (1946): “SK là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về thể chất, tâm thần và xã hội chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật”. Rất nhiều người chúng ta vẫn quen nghĩ  không có bệnh hay tật là có sức khỏe rồi!

Thân với tâm không tách rời nhau. Thân tâm nhất như. Ngày nay, cần chú ý vấn đề sức khỏe tâm thần. Đời sống ngày càng cạnh tranh, đầy lo âu, đầy căng thẳng, dẫn tới bất an… Bác sĩ  lo chữa cái Đau, ít quan tâm cái Khổ. Phật giáo góp phần chữa cái Khổ, nâng cao sức khỏe cho mỗi người để đạt đến sự An lạc thân tâm. Các thứ bệnh phổ biến hiện nay không thể chữa bằng thuốc: S.A.D (Stress, Anxiety, Depression) mà phải tìm đến Thiền để chữa trị (MBSR, MBCT…) như một liệu pháp hiệu quả hơn.

Chia sẻ về kinh nghiệm học Phật, tôi nhắc 3 điều: 1) Nắm vững các thuật ngữ (terminology). Thí dụ: Khổ là gì? Giải thoát sanh tử là gì? Chúng sanh là gì? Diệt độ chúng sanh là gì? Luân hồi sanh tử là gì? Niết bàn là gì?… Có nắm được các thuật ngữ, các từ “chuyên môn” này thì mới đọc hiểu và thực hành được các kinh sách. 2) Hiểu các ẩn dụ, ẩn nghĩa. Tại sao “niệm” Quan Thế Âm Bồ-tát thì vào lửa lửa tắt, vào nước nước cạn? Lửa ở đây là sự sân hận, nước ở đây là lòng tham lam… Bồ tát Dược Vương tại sao “đốt” cháy hết thân mình rồi còn đốt cả hai cánh tay? Đây là trong Thiền định, “đốt thân” để đạt đến Vô ngã, đốt hai cánh tay để đạt đến Vô phân biệt… Hiểu vậy sẽ không còn chỗ cho Dị đoan mê tín. 3) Quan trọng nhất là phải thực hành. “Đến để mà thấy”. Không lý thuyết suông. Tu là hành. “Quay về nương tựa chính mình”. Tự chứng, tự nội.

Buổi thứ hai, về Thiền quán, Hơi thở và Ăn chay. Tôi chỉ dám chia sẻ kinh nghiệm cá nhân trong thực hành Thiền Anapanasati (An ban thủ ý, Quán niệm hơi thở, Nhập tức xuất tức niệm) theo kinh Tứ Niệm Xứ mà Phật đã dạy ” Đây là con đường độc nhất dẫn tới thanh tịnh cho chúng sanh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng đắc Niết bàn”.

Câu hỏi đặt ra là Tại sao thở? Thở để làm gì? Thở cách nào? Tại sao chọn Hơi thở để “niệm” và “quán sát”? Trong hơi thở, ta thấy được đời người, thấy sự sinh diệt, thấy vô thường, vô ngã, duyên sinh… Tóm lại, sẽ học được nhiều đó. Từ thiền chỉ (samatha), thiền quán (vipassana), đến chánh định (samadhi) cũng đều có thể từ Anapanasati.

Trên thực hành, đi từng bước: 1) Thở bụng (abdominal breathing, diaphragmatic breathing) 2) Chánh niệm hơi thở, 3) Quán niệm hơi thở.

Về Ăn chay, câu hỏi đặr ra là Tại sao ăn? Ăn để làm gì? Ăn cách nào?… Chay là gì? Ngoài 4 nhóm thức ăn ta đã biết là Glucid, Protid, Lipid, Minerals cùng các vitamins… (Phật giáo gọi chung là “đoàn thực” để nuôi thân), còn có “Xúc thực”, “Tư niệm thực” và Thức thực”… những món ăn của Tâm mà nếu không để ý trong thời đại fake news này, ta sẽ khổ đau dài dài…

(2019)

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Thiền và Sức khỏe

Hoàng Quốc Bảo & Đỗ Hồng Ngọc với: “CÓ KHÔNG”.

22/12/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

CÓ KHÔNG

Hoàng Quốc Bảo & Đỗ Hồng Ngọc

Vài ghi chú:

Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo, hiệu Không Hư, tác giả của các tập nhạc nổi tiếng Tịnh Tâm Khúc (2004), Khúc Vô Thanh (2014) với nhiều bàì hát quen thuộc như Hồ Như, Tháng ngày gió xóa, Mưa trên thành phố cũ, Lên non quẫy mộng… qua các giọng ca quen thuộc của Hà Thanh, Kim Tước, Mai Hương, Vũ Khanh…

Hoàng Quốc Bảo, từ năm 2009 đã phổ nhạc bài thơ Mũi Né của Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê), rồi anh tự hát, thu vào đĩa gởi tặng tác giả thơ, nhưng mãi đến năm 2015, với giọng ca Thu Vàng, rồi Thúy Vy Trần Kiêm (em ca sĩ Hà Thanh) thực hiện một clip nhạc rất đẹp trên Internet mới được nhiều bạn bè chia sẻ, nhất là vào những ngày sắp Tết, mời bạn thử nghe lại nhé:

Em có về thăm Mũi Né xưa

Con đường sỏi đá vẫn quanh co

Hoàng hôn sóng vổ bên trời biếc

Sóng vổ trong hồn ta ngẩn ngơ…

……

Mùa ơi, gió bấc nhớ không ngờ

Năm nay người có về ăn Tết

Có ngậm ngùi nghe chút ấu thơ?…

(Đỗ Nghê, 1970)

 

https://www.youtube.com/watch?v=y3O9__pVexA

 

Năm 2005, Hoàng Quốc Bảo… xuống tóc, trở thành Tỳ khưu Đăng Châu, trú tại thiền viện Đại Đăng LA.

Năm 2017, khi in tập Thơ Ngắn Đỗ Nghê, tôi viết tặng Hoàng Quốc Bảo một bài thơ  ngắn: CÓ KHÔNG. Bài thơ rất ngắn, như để dành riêng cho người bạn của mình, nhưng thực ra cũng để chia sẻ cùng các bạn đang hành thiền Quán niệm hơi thở (Anapanasati).

Hoàng Quốc Bảo đã viết ngay thành một ca khúc: CÓ KHÔNG

Đỗ Hồng Ngọc & Hoàng Quốc Bảo (Đường Sách Saigon 11.2019, ảnh Thân Trọng Minh)

Mới đây, anh gởi tôi mp3 bài hát được Diệu Nhân (một ca sĩ không chuyên) đã thể hiện, theo anh là thành công với một bài không dễ hát, dù chỉ với tiếng guitar đệm tài tử…

Và nvquyen đã làm thành clip này. Mời bạn thử nghe.

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(22.12.2019)

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Thiền và Sức khỏe

Thư gởi bạn xa xôi: Loanh quanh Đà Lạt

18/12/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (12.2019)

Loanh quanh Đà Lạt

Phải đợi bạn nhắc đến vài ba lần mới chịu ngồi vào bàn viết lá thư này đây. Lý do: nói về Đà Lạt bây giờ nhiều người ngán ngẩm quá rồi! Đà Lạt không còn như xưa nữa. Đô thị hóa. Bê tông hóa. Cao tầng hóa… Và khắp nơi chỉ thấy… quán ăn quán uống dày đặc… Kẹt xe, bụi khói không thua thành phố náo nhiệt nào.

Cho nên bạn kêu mình đi tìm giùm cô bạn gái 17 tuổi của bạn nửa thế kỷ trước biết hát thành phố nào, vừa đi đã mỏi, đường quanh co quyện gốc thông già (*) thì chịu. Cũng như còn lâu mới thấy có người đứng bên bờ giậu… lòng như khăn mới thêu (**) thì chịu… Bởi ai còn xài khăn thêu nữa đâu! Chỉ toàn khăn giấy. Xong rồi vứt cho lẹ.

Nhưng bạn ơi, Đà Lạt vẫn còn… chút Đà Lạt nếu chịu khó loanh quanh như mình tháng rồi đó bạn ạ! Gởi bạn vài tấm hình coi chơi thôi nghe.

Tới Phi Nôm, cách Dalat hơn 30 vây số mình quẹo phải vào Dran, thăm một trang trại, để rồi thấy còn chút đàlạt xưa:

 

Dalat Milk (ảnh Do Hong Ngoc)

 

Dalat Milk (ảnh ĐHN)

(ảnh ĐHN)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rồi đi ngược lên phía Suối Vàng, cách Dalat chừng ba chục cây số, vẫn còn những vùng giữ được nét hoang sơ mà mình rất thích, chẳng hạn Làng Cù Lần, dành cho những người cù-lần như mình vậy, ở đó có thể gặp chàng nhạc sĩ “núi rừng” rất dễ thương:

 

Một chú ngựa mới sanh được bốn tháng tuổi… (ảnh ĐHN)

 

Làng Cù Lần (ảnh ĐHN)

 

Rồi đi về phía Tây Nam hơn chục cây số, có đoạn đường dã quỳ tuyệt đẹp, thiên hạ xúm xít chụp hình bất kể xe cộ qua lại? Ở đó, có một quán cafe vườn cũng ngồ ngộ:

 

 

 

 

 

Dĩ nhiên không quên đến thăm nhóm bạn Hoa Sen của nhạc sĩ Nguyễn Đức Vinh và bạn bè để nghe hát nhạc Thiền bên tách trà nõn tôm nóng hổi trong một khung cảnh rất riêng:

 

Nguyễn Đức Vinh (Thuần Nhiên) và ĐHN

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm bạn Hoa Sen và Đỗ Hồng Ngọc (Đalat 11.2019, ảnh Tâm Nhiên)

 

Nói về Đà Lạt chút chút vậy thôi nhé,

Hẹn thư sau,

Đỗ Hồng Ngọc. 

……………………..

(*) Thành phố buồn (Lam Phương)

(**) Có một dòng sông đã qua đời (Trịnh Công Sơn)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Thiền và Sức khỏe, Vài đoạn hồi ký

Nhạc và giọng ca Hoàng Quốc Bảo: “CÓ KHÔNG”

26/10/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

CÓ KHÔNG

Thơ Đỗ Hồng Ngọc – Nhạc và giọng hát: Hoàng Quốc Bảo

Nhac sĩ Hoàng Quốc Bảo tức Tỳ kheo Đăng Châu vừa phổ nhạc bài thơ “Có Không” trong tập Thơ Ngắn Đỗ Nghê và gởi về tặng tôi với Thân Trọng Minh. Đã vậy còn thiết kế một trang nhạc rất đẹp và tự mình hát với giọng khào khào của một Thiền sư rất dễ thương.

“Chắt ra cho hết/ Giọt hơi cuối cùng/ Thả mình như lá/ Rơi vào hư không/ Tràn vào khắp nẽo/ Đất trời mênh mông/ Nhẹ như không có/ Có mà như không…” (ĐHN).

Mấy dòng ngắn ngủi vậy. Phổ nhạc đã khó, hát còn khó hơn.

Chỉ nên nghe trong tĩnh lặng, chánh niệm, tĩnh giác…

Cảm ơn Tỳ kheo Đăng Châu, cảm ơn nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo.

Và, xin chia sẻ cùng các bạn,

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

Hoang-Quoc-Bao-Do-Hong-Ngoc-Co-Khong

Hoang Quoc Bao- Do Hong Ngoc (Co Khong)

(Dạng PDF, gồm 4 trang. Vui lòng nhấn vào mũi tên bên trái và phóng to thu nhỏ bằng dấu cộng hoặc trừ để xem rõ).

Nghe nhạc:

https://www.dohongngoc.com/web/storage/2018/10/Hoang-Quoc-Bao-pho-tho-Do-Nghe.mp3

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Thiền và Sức khỏe, Vài đoạn hồi ký

Phật Học & Đời Sống: “Cảm nghĩ sau 10 tháng học Phật”

25/08/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

“Phật Học & Đời Sống”

Ghi chú: Chương trình Sinh hoạt “Phật học & Đời sống” tại Chùa Xá Lợi Tp HCM từ tháng 10/2017 đến nay đã được 10 tháng. Đã có 31 buổi được bạn nvquyen quay video clip để chia sẻ và có 3 buổi thảo luận không ghi hình. Các chủ đề đã được thảo luận trong lớp là những bài học rất cơ bản: Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, 12 Nhân duyên, Nghiệp, Phước và Huệ, Từ Bi Hỷ Xả, Thiểu dục Tri túc, Thấy Biết Như thật, Thở và Thiền, Ăn và Chay…

Hiện lớp tạm nghỉ sinh hoạt một thời gian và tôi vừa nhận được mấy dòng này của Tú Quyên, một “học viên” của lớp.

Xin chia sẻ cùng các bạn.
Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Cảm nghĩ sau 10 tháng học Phật

Tú Quyên

 

 

Biết cái khổ của mình, thấy cái khổ khác trong cõi Ta bà và mong muốn thoát khổ là những động lực hướng tôi đến với Phật học. Tôi ước ao được học Phật đã từ lâu. Tôi tự tìm hiểu một số sách của Thầy Thích Thanh Từ, Thầy Thích Nhật Quang, Hòa thượng Tịnh Không, các thông tin trên mạng v.v… Nhưng hiểu biết mà tôi góp nhặt khi được hiểu đúng, khi được hiểu sai và thiếu cả một căn bản sơ lược.

Mỗi lần đi ngang trường Phật học, tôi thường tự hỏi “Phật học được dạy như thế nào ở đó?”, “Không biết khi nào mình mới có cơ hội để học Phật một cách tốt hơn?”… Các câu hỏi này vẫn thường lập đi lập lại, còn tôi thì tiếp tục trôi lăn trong cuộc sống nhiều vô minh của mình.

Rồi duyên lành đã tới. Tôi tự biết mình được phước lớn khi đến lớp Phật học và Đời sống tại Chùa xá lợi do Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc, cư sĩ Minh Ngọc và cư sĩ Tô Văn Thiện phụ trách từ tháng 11/2017.

Tham gia vào lớp học tôi rất mừng. Phương pháp có cách giải thích câu chữ cẩn thận. Nhiều lần đọc tụng kinh Phật, nhiều lần đọc tụng hai từ “chúng sanh” và nhiều lần tôi tự hỏi “chúng sanh” là gì ? Ta đang đọc tụng và cầu nguyện cho những ai, những loài nào đây? Buổi đầu tiên đến lớp tôi hoàn toàn bị thuyết phục và vui mừng vì đã có lời giải thích hai từ “chúng sanh”. Và hơn nữa, Phật học sâu xa nhiệm màu, với căn nghiệp của mình, tôi tự biết khó lòng hiểu đúng và ngộ được ý nghĩa lời Phật dạy nếu không hiểu rõ câu chữ.

Nội dung giảng dạy đơn giản nhưng không hời hợt, tập trung vào những giáo lý căn bản của Đức Phật khiến những người mới học như tôi theo được chương trình. Cách giao tiếp mở, cùng nhau thảo luận, tranh luận để lời Phật dạy được hiểu một cách đúng nhất. Tôi có cơ hội lắng nghe, học, phân tích, phản biện nhiều ý kiến uyên bác, sâu sắc, chân thành và thực tế của Thầy, Anh, Chị, Em trong lớp để hiểu lời Phật dạy. Đó cũng là lúc tôi có được ánh sáng của Phật học để nhìn lại bản thân và trải nghiệm, thấy biết được những mê, lầm thô hoặc tế của mình

31 kỳ Phật học và Đời sống dần trôi qua.  Những kiến thức ban đầu dễ hiểu nhưng là nền tảng căn bản cho các kiến thức về sau. Y học và các kiến thức sống liên quan giúp chăm sóc thân và tâm đan xen trong chương trình Phật học rất thú vị và bổ ích.

Nhưng kiến thức không sử dụng được thì cũng cũng giống sách vở trong tủ. Phật học liệu giúp được gì nếu tôi không vận dụng được vào cuộc sống. Căn nghiệp của mỗi người lại không giống nhau, nên cách vận dụng Phật học trong cuộc sống ít nhiều phải có sự khác. Thế là phải nương tựa chính mình. Tự mình phải quán lấy mình. Theo Tứ Niệm Xứ mà quán Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mình. Theo Bát chánh đạo để tự thấy biết vô minh. Với tôi, điều quan trọng là biết mình còn nhiều vô minh. Tôi học lại bài, đọc thêm sách, tự thực hành. Có khi làm sai nhưng chưa biết mình sai. Phải bỏ công, phải tinh tấn. Quán đi quán lại nhiều lần rồi sẽ có ngày biết. Rồi thì hiểu tại sao một số vấn đề cứ lập đi lập lại với mình. Rồi thì nhận ra mình đã đổ lỗi cho số phận và có ít nhiều mê tín nhưng tưởng là không. Rồi biết mình chấp có, chấp không… Thấy biết rồi thì cứ theo Bát chánh đạo mà đi.

Tôi như người đang bước đi trong bóng tối nhưng được trao tay ngọn đèn Phật học. Cầm đèn trong tay tôi bước vào soi rọi kho báu của chính mình.

Không biết viết gì hơn là gởi lời cám ơn chân thành đến Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc, cư sỹ Minh Ngọc, cư sỹ Tô Văn Thiện cùng tất cả các thành viên trong lớp học đã tặng tôi cơ hội học Phật vô cùng quý báu này. Lời cám ơn đặc biệt gởi đến hai người bạn lâu năm Quyền & Nga đã trao duyên lành để tôi được đến với lớp.

Thanh Đa – mùa Vu lan 2018

Tú Quyên

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống, Thiền và Sức khỏe

Nha Trang 2009: “Thiền và Sức khỏe”

21/07/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“THIỀN và SỨC KHỎE”

Buổi Nói chuyện tại Tuần Văn hóa Phật Giáo, Nha Trang, 2009

 

Đó là buổi Nói chuyện tại Nha Trang 5.12.2009 trong Tuần Văn Hóa Phật Giáo các tỉnh phía Nam. Trong dịp này, tôi được Ban Tổ chức mời nói về Thiền và Sức khỏe, qua cái nhìn “khoa học thực nghiệm” của người thầy thuốc và những kinh nghiệm cá nhân. Nhớ năm 2008, cũng trong Tuần Lễ Văn Hóa Phật Giáo tại Huế, tôi cũng được mời trình bày đề tài này. Dám đến một nơi như Huế, Nha Trang nói về… Thiền với các bậc Thầy thiện đức và các thiện tri thức Phật tử quả là… can đảm cùng mình. Một người bạn Huế – nhà thơ PN – bảo tôi “anh đến Huế kỳ này như đến Tào Khê rồi đó nhé!”. Nhưng tôi nghĩ khác. Không có dịp nào học tốt hơn vầy nữa. Vả lại, tôi có cơ sở để trình bày Thiền dưới góc độ khoa học y học, và những kinh nghiệm, những cảm nhận riêng tư để chia sẻ chân thành. Tại Huế lần đó tôi nhớ còn có các anh Cao Huy Thuần, Bửu Ý, Nguyên Ngọc… và lần này tại Nha Trang có các Cư sĩ Trần Đình Sơn, KTS Phạm Anh Dũng, KTS Ngô Viết Nam Sơn… Tại đây tôi lại có dịp gặp các Thầy Trung Hậu, Hải Ấn (vốn là một bác sĩ), thầy Minh Thông, Tâm Hải…

Đã gần mười năm, tôi cũng quên lửng mình có một bản DVD buổi Nói chuyện này do BTC gởi tặng (tôi chưa coi lại bao giờ!). Mới đây, lục lọi đống sách vở để “về thu xếp lại” tôi bỗng tìm thấy cái DVD này và… tò mò mở ra coi thử! Nói chung, coi cũng được, không đến đỗi nào! Tôi bèn gởi nvquyen nhờ em xem thử có thể post lên để chia sẻ với bè bạn gần xa được không, nhất là các bạn đang cùng sinh hoạt trong Lớp “Phật học & Đời sống” hằng tuần với chúng tôi tại chùa Xá Lợi Saigon. Em Quyền coi xong nói được, nhưng hồi đó sao bác trông… trẻ khỏe hơn bây giờ, thần thái phong độ, nói năng cũng hay hơn bây giờ nữa! Thế mới biết vô thường là thế nào!

Tôi cười quá. Mới có mười năm chớ mấy!

Cảm ơn nvquyen nhiều lắm!

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Thiền và Sức khỏe

Chương trình Phật Học & Đời Sống đợt I.

03/07/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Chương trình PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Thân gởi các anh chị, các bạn,

Trước hết, chúng ta phải cảm ơn nvquyen và bà xã (Nga) đã tự nguyện bỏ công sức quay toàn bộ Video clip cho các buổi sinh hoạt của chúng ta vào mỗi chiều Thứ bảy tại Chùa Xá Lợi và post lên để  chúng ta được dịp xem kỹ lại cũng như để chia sẻ cùng bè bạn khắp nơi, (nvquyen cho biết đã có hơn 1500 bạn ‘tham dự’ từ xa).

Trước khi Chương trình “Phật học & Đời sống” chuyển qua Đợt II vào Thứ bảy ngày 7.7.2018 sắp tới, nvquyen lại có sáng kiến tổng hợp tất cả các video clip theo trình tự để post lên hôm nay.

Tất cả có 26 video clips đã được tổng hợp dưới đây ( riêng 3 buổi sinh hoạt cuối tháng 6 dành để chia sẻ, trao đổi, giải đáp thắc mắc nên không quay clip).

nvquyen cũng chia sẻ nơi đây một vài comments như một cách “động viên” nhóm thực hiện cố gắng tiếp tục Chương trình Phật học & Đời sống này.

Trong Đợt I, chúng ta đã học những vấn đề cơ bản (Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Duyên Khởi, Từ Bi Hỷ Xả, Nghiệp, Phước…) thì ở Đợt II, chúng ta sẽ mở rộng, thảo luận các lời dạy trong Kinh sách, chú trọng phần Ứng dụng trong đời sống hàng ngày.

Nhắc lại, Đợt II vào ngày Thứ bảy, 7.7.2018 lúc 15-16h30 nhé.

Mời các bạn tham dự.

Thân mến,

BS Đỗ Hồng Ngọc.

……………………………………………………………………………………………………………..

 

Chương trình Phật Học & Đời Sống đợt I.

Từ ngày 7.10.2017 đến 30.6.2018

Mỗi Thứ bảy từ 15-16h30 tại Chùa Phật học Xá Lợi Saigon,

89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Tp HCM

Phụ trách: Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Cư sĩ Tô Văn Thiện, Cư sĩ Minh Ngọc

Video clip: nvquyen.

 

Kỳ 1: Dẫn nhập chương trình Phật học và đời sống:

Kỳ 2 :Phật học và đời sống:

Kỳ 3: Tứ Diệu Đế

Kỳ 4: Tứ Diệu Đế (tt)

Kỳ 5: Tứ Diệu Đế (tt)

Kỳ 6: Tứ Diệu Đế (tt)

Kỳ 7: Tứ Diệu Đế (tt)

Kỳ 8: Bát Chánh Đạo

Kỳ 9: Bát Chánh Đạo(tt)

 

Kỳ 10: Bát Chánh Đạo: Tứ Niệm Xứ

Kỳ 11: Bát Chánh Đạo (tt)

Kỳ 12: Bát Chánh Đạo (tt)

Kỳ 13: Bát Chánh Đạo (tt)- Anapanasati “An-ban thủ ý”

Kỳ 14: Duyên khởi (Thập nhị nhân duyên)

Kỳ 15: Duyên khởi (Thập nhị nhân duyên)-tt

Kỳ 16: Duyên khởi (Thập nhị nhân duyên)-tt

Kỳ 17: Tứ vô lượng tâm  (Từ-Bi-Hỷ-Xả)

Kỳ 18: Tứ vô lượng tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả)-tt

Kỳ 19: Tứ vô lượng tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả)-tt

Kỳ 20: Từ bi với chính mình

Kỳ 21: Từ bi với chính mình (tt)

Ky 22: Từ bi với chính mình (tt)

 

Kỳ 23 Hô hấp và 16 hơi thở Thân-Thọ-Tâm-Pháp

Kỳ 24: Nghiệp

Kỳ 25: Chuyển Nghiệp

Kỳ 26: Phước và tu Phước

 

……………………………………………………………………………………………………………………..

Một vài comments:

 

Lâm Hoàng 18 hours ago

Vừa là bs vừa là tu sĩ,tuyet diệu.. cam on bs.

Thưa bs … bản chất của thiền mà bs đã trình bày rât đồng ý… và đã thưc tap. cam ơn tât cả

Mong rằng chương trình này có hàng ngày….

Đung đo.. thở bằng bụng ap dụng đươc cho tu thiền đinh… cac ban thử đi.. tôi dùng no đc 8 năm..co hiêu quả cao.

Lâm Hoàng 3 days ago

Rât vui, rât hay, rât thú vị..

Ngoài kien thưc thế trí biên thông… còn có thêm tâm niêt bàn ,tâm này có sẵn trong mọi người.. đo là tâm Phât của mỗi người…..

Nghe khg chỉ để nghe, mà phải nghe như thế nào, khg đơn thuần nghe như sự giải trí!..

Lâm Hoàng 3 days ago

Môt vi sư ẩn tu.. nhận đinh theo giáo pháp của đưc phat rât khoa học ,rat đươc trân trọng,..

Hoàng Tuấn Anh 1 week ago

con cảm ơn

Thuận Đinh 2 weeks ago

ko biết sử dụng ngôn từ như thế nào để diễn tả những xúc cảm đang chảy trong con.vô cùng xúc động

Lap Tran 1 week ago

Cảm ơn những bạn upload Video này. Phước Báu Vô Cùng. Vì những lời giải thích của Bs Đỗ Hồng Ngọc về giáo lý Đất Phật dễ hiểu,vì phần lớn kinh Phật đa phần là từ Hán Việt chỉ những vị Thầy có học Hán Việt mới hiểu, với Tôi ,khi nghe BS ĐHN giảng về hơi thở và Thiền là một…..tôi đã thực tập 1 tuần …..kết quả ngoài sức tưởng tượng .Tôi có Hạnh Phúc và sự Bình An trong suốt thời gian Thiền và Thở. Xin Trân trọng cảm ơn Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.

Thuận Đinh 3 weeks ago

cảm ơn bác sĩ, cảm ơn thầy Minh Ngọc, cảm ơn những buổi sinh hoạt của các quý cô chú đã làm nảy nở trong lòng con những hạt giống thiện lành khiến một kẻ ngoại đạo như con vô cùng yêu mến Phật pháp khát khao được bước chân vào con đường đạo mà chẳng biết bắt đầu từ đâu.nếu có duyên lành được bác chỉ dạy con mong bác hãy giúp con

evangeline S 4 weeks ago

Con cảm ơn Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Bác Vquyen, Bác Minh Ngọc, Ban tổ chức vì thêm một bài giảng về karma – một chủ đề con thấy thật khó ạ <3!

evangeline S 1 month ago

Con xin thật cảm ơn Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Bác Vquyen , và ban tổ chức đã quay clip lại buối ” Học Phật” giúp con hiểu hơn về Phật Giáo. Con có thể hỏi những câu hỏi sau: Khóa học đã kết thúc chưa ạ? Liệu sẽ còn những khóa học tiếp theo không ạ? Con có thể tham gia không ạ? Nếu được, cách đăng kí như thế nào ạ?

Hung Nguyen 2 months ago

Con xin cảm ơn Thầy ! Một vị Thầy,một vị Bác sỹ có tấm lòng từ bi bác ái thông thái vô cùng…!!!

evangeline S 2 months ago

Cảm ơn bạn @vquyen đã cho mình nghe Idol của mình giảng giải về chủ đề mình yêu thích<3 Bạn ơi, lớp giảng này có cho người tham gia tự do không à bạn? Cảm ơn bạn!

Thuận Đinh 2 months ago

cảm ơn bạn đã mang đến những vi deo vô cùng quý giá vô cùng nhân văn

Tiến Thành Đinh 2 months ago

bác sĩ có một năng lượng rất bình an! khiên người khác dễ chịu, tu giỏi quá

Trần Đình Nguyên Phúc 2 months ago

bác sĩ thuyết rất hay và rất khoa học

Hung Nguyen 3 months ago

Bồ tát sửa Tâm, Bác sỹ sửa Thân. Thầy Ngọc sửa cả Tâm và Thân.xin chân thành cảm ơn Thầy !

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống, Thiền và Sức khỏe

Bs Phạm Đức Thành Dũng: “Những điều lưu tâm trong phép ăn uống”

15/06/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

Những điều lưu tâm trong phép ăn uống

Bs Phạm Đức Thành Dũng

 

Từ trái: Bs Phạm Đức Thành Dũng, thầy Thích Không Nhiên, Đỗ Hồng Ngọc.
(Trung tâm Liễu Quán Huế, ngày 27.4.2018)

Cách ăn còn quan trọng hơn cả thực phẩm chọn lựa để ăn. Chúng tôi muốn trình bày những nguyên tắc ăn uống mà bản thân trải nghiệm, nếu tuân thủ thì thức ăn tốt đưa vào cơ thể sẽ tốt lên nhiều lần, và thức ăn độc hại đưa vào sẽ bớt đi phần độc hại. Trong nhiều năm tìm tòi, suy nghĩ, chiêm nghiệm và thực nghiệm, và đã 30 năm không dùng thuốc cho bản thân (tất cả các loại thuốc!), chúng tôi có đôi chút kinh nghiệm và thấy ra được một số điều và lấy đó làm nguyên tắc của bản thân trong ăn uống, xin được sẻ chia:

1.Không đưa vào cơ thể quá nhiều

Quân bình mới quan trọng! Hiện nay, đa phần con người ăn uống quá nhiều so với nhu cầu của cơ thể. Trong bản năng tự nhiên, một phần do lòng tham lam cố hữu tự trong tiềm thức, con người ăn uống thường quá đà như một cảm giác “tích lũy của cải” vào cho cơ thể. Người ta hiểu rất rõ vai trò quan trọng của các loại protein, glucid, lipid có trong thức ăn, nhưng rất ít người chịu đặt câu hỏi nếu ăn uống thừa mứa những loại chất này quá nhiều và trường diễn thì chuyện gì sẽ xảy đến? Trong kiến thức sinh hóa, ai cũng hiểu protein, glucid, lipid trong thức ăn qua quá trình chuyển hóa để tạo ra năng lượng và sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước thì phải biến đổi qua bao nhiêu sản phẩm trung gian, và hầu hết các sản phẩm trung gian đều là sản phẩm độc hại cho cơ thể. Nếu cơ thể khỏe mạnh thì có cơ may “oằn mình” chịu đựng để chuyển hóa cho bằng được thì cũng tạo ra những thứ dư thừa, rồi tùy vào cơ địa của mỗi người, những loại này tạo ra những bất thường: tạo ra những chất cặn bã hoặc chất mỡ tích tụ ở các mô, ở phủ tạng, mỡ máu, đường máu… rồi tiếp tục là những bệnh sinh ra từ những sự tích tụ ấy. Việc thừa mứa trường diễn ảnh hưởng vô cùng xấu cho cơ thể.

Ăn bao nhiêu là đủ? Phải biết lắng nghe cơ thể! Con người chịu đựng một thói quen hết sức vô lý từ tấm bé, đó là luôn luôn bị ép buộc phải ăn theo những công thức hình thành từ hiểu biết về khoa học dinh dưỡng. Quá ít những bà mẹ ngày nay chịu lắng nghe cơ thể con mình nuốn gì. Cứ tiếp diễn như thế, ngày ngày theo những công thức ăn uống gọi là phù hợp với lứa tuổi, và càng ngày các phụ huynh lại tìm cách để cho con em ăn uống vượt “chuẩn” số lượng thức ăn của khoa học dinh dưỡng. Điều này thường dẫn đến 2 kết quả: hoặc là, đứa trẻ “thích nghi” được với cách ép buộc, chúng sẽ dung nạp vô tội vạ những thức bổ béo, và vì cơ thể chúng trở nên u tối trước một lượng vật chất quá lớn không kiểm soát được, dần dà dẫn đến thừa cân, béo phì và những hệ quả của nó; hoặc là, đứa trẻ bị “phản ứng dội”, chúng sợ hãi thức ăn, chống đối ăn uống, dẫn đến gầy còm suy dinh dưỡng. Ngày nay, một hiện tượng cũng không hiếm gặp, là phụ huynh còn bơm thẳng thức ăn vào dạ dày con trẻ bất chấp nhu cầu của cơ thể chúng. Đây là một lối hành xử quá sức thô bạo, phi khoa học, trái đạo lý.

Phải biết lắng nghe cơ thể! Nói thì dễ song thực tế không dễ. Ăn uống quá nhiều, dần dà cơ thể dung nạp hỗn loạn mất kiểm soát, lại dẫn đến một sự thèm ăn giả tạo, càng thừa lại càng thèm, càng ăn lại càng thừa càng bệnh, cái vòng xoắn bệnh lý ấy phải gỡ từ từ, lần ra từ gốc ngọn…!

2. “Phục dược bất như giảm khẩu”

Uống thuốc không bằng giảm bớt ăn là một quan điểm truyền thống khá phổ biến ngày trước. Hiện nay, con người luôn luôn ăn uống cho thật thỏa mãn, thừa mứa, cơ thể hầu như thường xuyên trong trạng thái no đủ, kể cả những lúc ốm đau khi mà cơ thể đã phản ứng bằng một trạng thái không thèm ăn! Đó là những sai lầm rất lớn trong ăn uống, đó cũng là nguyên nhân làm cho cơ thể không còn sáng suốt để phân lập thức ăn ở mức hoàn hảo nhất.

Quan sát một con vật khi ốm, nó sẽ không ăn, có đem thức ăn đặt trước mặt ó cũng từ chối. Bản năng mách bảo cho nó biết sẽ rất độc hại nếu ăn vào trong trạng thái sức khỏe như thế, càng nhiều chất bổ dưỡng đưa vào càng độc hại.

Quan sát những con mãnh thú trong thiên nhiên khi bị thương tích, thường nằm chịu đói khát cho đến khi lành bệnh, xương da liền lặn, mới tiếp tục đi kiếm thức ăn, ít khi thấy nhiễm khuẩn huyết, hay nhiễm khuẩn hoại tử… Nhưng những con thú cưng của con người thì khác, chúng được chăm sóc bằng những công thức ăn uống nghiệt ngã: quá đúng giờ giấc, thừa mứa dưỡng chất, dần dà cơ thể nó trở nên u tối mất đi bản năng diệu kỳ của nó, rồi cuối cùng cũng đau ốm dễ dàng và kéo dài khó hồi phục.

Trạng thái “đói” rất cần thiết mà quá ít người lưu tâm. Nó giúp cơ thể loại bỏ những tế bào chết, loại bỏ các mô bệnh, loại bỏ độc tố, loại bỏ những chất gây nguy hại, đặc biệt là cơ thể trong trạng thái này sẽ đốt cháy những chất liệu dư thừa thành năng lượng cho cơ thể, hoặc chuyển hóa chúng thành vật chất có ích. Trạng thái đói giúp cơ thể tự “dọn dẹp” mình, làm thuần khiết cơ thể, sau khi ăn uống lại đầy đủ chúng ta cảm thấy mới mẻ, trẻ trung, sạch sẽ hơn, nhẹ nhàng hơn, yên bình hạnh phúc hơn, và cơ thể vận hành tốt hơn, không nặng nề ì ạch bởi sự dư thừa.

3.Ăn thức uống và uống thức ăn

Ăn thức uống là đối xử với thức uống như thức ăn, chậm rãi đưa vào, nhai súc cẩn thận, để nhiệt độ của thức uống được tăng lên (hoặc hạ xuống) gần bằng nhiệt độ cơ thể trước khi nuốt vào, sẽ tránh được sự chênh lệch nhiệt độ của khối thức uống với dạ dày gây tổn thương nó; đồng thời uống càng chậm thì thông tin đến bộ phận tiếp nhận càng đầy đủ cho sự chuẩn bị sẵn sàng.

Uống thức ăn đơn giản là biến thức ăn thành một chất lỏng như nước trước khi nuốt vào cơ thể. Muốn vậy chúng ta phải nhai thật tích cực, nhai càng lâu miếng cơm càng ngọt, nhai được cả trăm lần thì thứ không ngon cũng thành ngon, thức không bổ cũng thành bổ dưỡng, loại có độc cũng sẽ bớt đi tác dụng độc của nó.

Theo lý luận của Y học cổ truyền thì thức ăn nếu đưa vào vội vàng thì cơ thể chỉ hấp thu được phần “tinh”, còn nếu được nhai kỹ thì cơ thể sẽ hấp thu thêm được phần “khí”. Khi nhai nhiều thì lượng nước bọt sẽ tiết ra càng nhiều, và đó là thứ nước hết sức quý giá, được gọi là “kim tân, ngọc dịch”, có công năng nhuận trạch, tư dưỡng tạng phủ, đồng thời lọc sạch các chất dơ uế, rồi sau chuyển về thận mà hóa ra tinh khí của thận. Trong đạo Dưỡng sinh, nếu tập nuốt nước bọt nhiều lần và số lượng nhiều, dần dần chân thủy được sức sẽ thăng lên, chân hỏa hụt sức buộc phải giáng xuống, đó là tác dụng “tư âm giáng hỏa”, mà muốn được vậy con người phải dùng bao nhiêu dược liệu quý mới đạt được. Các vị theo trường phái Tiên gia xưa cũng rất xem trọng nước bọt, không bao giờ nhổ đi vì sợ tổn khí, họ còn dùng nước bọt để luyện linh dược.

Với Y học hiện đại, nhai kỹ hết sức quan trọng trong chuyển hóa. Các men tiêu hóa chỉ tác dụng trên bề mặt của các phần tử thức ăn. Khi thức ăn được nghiền càng nhỏ với nước bọt thì vận chuyển càng dễ dàng. Với các loại rau quả, việc nhai kỹ có thể phá vỡ màng cellulose bọc chung quanh để giải phóng thành phần dinh dưỡng bên trong để cơ thể tiêu hóa và hấp thu.

Thành phần quan trọng nhất của nước bọt là men ptyalin (amylase) để phân giải tinh bột thành đường maltose, maltotriose và dextrin. Nhai càng nhiều thì dưới tác dụng cơ học của việc nhai, phản ứng phân giải tinh bột xảy ra càng hoàn hảo, giảm đi gánh nặng tiêu hóa cho cơ thể.

Việc nhai kỹ có một tác dụng đặc biệt nữa là vệ sinh răng miệng hoàn hảo nhất. Nhai càng kỹ nước bọt tiết càng nhiều sẽ cuốn đi hết thảy những vi khuẩn gây bệnh và các loại thức ăn của các loại vi khuẩn này; mặt khác trong nước bọt có chứa một số chất diệt khuẩn hiệu quả như ion thiocyanat, lysozym… và có chứa những kháng thể đặc thù của cơ thể có thể tiêu diệt vi khuẩn ngay trên miệng (kể cả các loại vi khuẩn gây sâu răng)…

Nhai kỹ còn ức chế cảm giác thèm ăn một cách tự nhiên, giảm lượng thức ăn đưa vào, tiết kiệm được lượng enzyme, sẽ duy trì cân bằng nội môi, giúp cơ thể giải độc, phục hồi sức khỏe, cung cấp năng lượng cho cơ thể, tăng sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch. Thực phẩm tốt nhiều dinh dưỡng nhưng hấp thu quá nhiều sẽ gây tổn hại cho cơ thể, chính nhờ nhai kỹ cơ thể sẽ kiểm soát được hấp thu, hiệu lệnh chính xác cho con người lúc cần dừng lại việc ăn.

Thực sự, những phân tích vi thể trên vẫn không nói hết những tác dụng diệu kỳ của việc nhai kỹ. Chỉ cần thực hiện nhai kỹ một thời gian chúng ta sẽ cảm nhận được lợi lạc của cách ăn, và đặc biệt là có thể ăn uống một cách ngon lành các loại thức ăn thô hào mộc mạc như ngũ cốc, gạo lứt, khoai sắn…

4.Ăn ít bữa và xa giấc ngủ

Chỉ nên ăn 2 bữa mỗi ngày và bữa ăn cuối càng xa giấc ngủ bao nhiêu tốt bấy nhiêu!

Xu hướng ăn nhiều bữa mỗi ngày để có thể đạt được “năng suất” cao nhất trong việc tộng thức ăn vào bên trong cơ thể như cất chứa của để dành đang là xu hướng khá phổ biến hiện nay. Trong suy nghĩ của đa số, đưa được thức ăn vào càng nhiều càng tốt theo kiểu “không bổ bề ngang cũng sang bề dọc” và “to lớn, hồng hào, béo tốt” đang là “chuẩn” của con người, nên rất nhiều người cố gắng “nghiến răng ráng ruột” để ăn thật nhiều bữa, và đa số cũng thành công trong việc tăng cân. Chúng ta nên nhìn nhận một điều rằng, khi trọng lượng của người lớn tăng lên nhiều thường kéo theo “bà con họ tộc” của nó tăng theo như mỡ máu, đường máu, huyết áp… Có những phép tính rất dễ dàng nhưng con người thường chấp thủ vào cái mình có, kể cả khối lượng đồ sộ dư thừa của bản thân, để lờ đi. Thông thường hiện nay, vào tuổi trung niên trở đi khối lượng cơ thể bình quân tăng thêm khoảng vài ba mươi cân so với tuổi 20 là lúc cơ thể mạnh mẽ nhất, song nhỡ ra sụt đi năm ba lạng hoặc một cân là tiếc nuối quay quắt và lo lắng hoang mang (!) Già yếu cơ nhục riệu rã rồi, lại phải gánh nặng thêm hơn trước mấy mươi cân, lại bao nhiêu thứ tăng theo trong máu, vậy mà vẫn tiếc từng lạng thịt, cái chấp thủ của con người khiếp thật!

Nên bớt bữa ăn lại! Nhà Sinh lý học Rodriguez Delgado nổi tiếng Hoa Kỳ làm một thí nghiệm đơn giản rồi công bố: “Nếu chuột được cho ăn một bữa mỗi ngày thì sống lâu gấp đôi thời gian sống của chuột được ăn nhiều bữa mỗi ngày”[i]. Phải chăng ăn uống quá nhiều và nhiều bữa sẽ làm nặng nề hệ thống tiêu hóa và sẽ cắt ngắn thời gian sống của chúng ta?

Ăn xa giấc ngủ là một nguyên tắc quan trọng. Trong khi ngủ, các cơ trong cơ thể ở trạng thái nghỉ, lưỡi và gốc lưỡi bị rụt lại khiến đường hô hấp bị co hẹp. Nếu thức ăn nhiều trong dạ dày dễ bị trào ngược, cơ thể phản ứng bằng co thắt đường hô hấp, dẫn đến khó thở và mất ngủ, dẫn đến giảm khả năng miễn dịch, giảm khả năng trao đổi chất… ảnh hưởng lên hệ tuần hoàn, tăng nguy cơ bệnh tim mạch… Ăn đêm dễ mắc các chứng béo phì. Nhiều người tử vong do lên cơn đau tim hay bị nhồi máu cơ tim lúc gần sáng, có liên quan đến thói quen ăn muộn đêm khuya. Những người xơ cứng động mạch hoặc thiểu năng động mạch vành ăn khuya lại càng hại, vì tình trạng hô hấp không thuận sẽ khiến nồng độ Oxy giảm, lại sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Nếu ăn khuya còn uống rượu thì tình trạng càng dễ xấu thêm, do rượu ức chế hô hấp trung ương, làm nồng độ Oxy càng giảm, sẽ dẫn theo bao nhiêu hệ lụy khác…

5.Không dùng các chất kích thích trợ giúp việc ăn uống

Dùng các loại chất kích thích dù nhỏ đều không có lợi cho cơ thể. Tại sao chúng ta phải dùng đến loại có tác dụng kích thích tiêu hóa trong khi cơ thể chúng ta có thể tự làm được? Sử dụng chất kích thích về lâu dài là làm giảm đi khả năng tiêu hóa của cơ thể. Đạo của dưỡng sinh là dùng các vật thực thô mộc chế biến đơn giản, nhưng chính nhờ vào sự gia công khi ăn để biến thức ăn thành ngọt thơm như dòng sữa, như vậy cơ thể mới có thời gian và sự linh mẫn chuẩn bị đón nhận thức ăn tinh chế từ miệng. Khác với ngày nay, người ta dùng bao nhiêu hương liệu, gia vị, màu sắc, tạo hình… để chỉ chút tiếp xúc là bao nhiêu enzyme trong hệ thống tiêu hóa ào ra ồ ạt… Những sự kích thích này dần dà làm cho cơ thể phụ thuộc, nếu không có nó thì không tự mình làm được, hơn nữa cơ thể tiêu tốn một lượng enzyme quá lớn mà không có sự phân phối thứ tự từng bước khi thức ăn đi vào từng đoạn trong ống tiêu hóa của cơ thể. Sự ồ ạt của enzyme là một sự uổng phí. Theo Tiến sĩ Edward Howell là nhà nghiên cứu enzyme hàng đầu của nước Mỹ: “Sinh vật trong suốt thời gian sống chỉ có thể tạo ra một lượng enzyme nhất định. Và khi sinh vật dùng hết enzyme tiềm năng này thì kết thúc sinh mạng”[ii]. Thật hữu lý! Nếu Nhà nghiên cứu này đúng thì những bữa ăn thịnh soạn linh đình, lắm sơn hào hải vị, nhiều chất kích thích, sẽ rút ngắn cuộc đời một con người! Điều này cũng lý giải cho chúng ta tại sao những nhà thực dưỡng không dùng những chất kích thích, hay các loại hành tỏi rau thơm trong nhà Phật lại được xem không phải là thức ăn chay; và cũng có thể lý giải vì sao Thiền sư Tuệ Tĩnh, vị Y tổ trong nền Y học cổ truyền của chúng ta, lại có những câu nghe tưởng là lạ: “Cỏ thơm gây bệnh cho người giàu sang”. Từ những loại “cỏ thơm” (các loại rau thơm, rau mùi) đến các loại kích thích khác như riềng sả gừng, rồi hành tỏi kiệu, rồi măng dưa cà giá, các loại lên men… dần dần đến trà café thuốc lá rượu… cho đến các loại ghê sợ hơn, dù kích thích thần kinh tiêu hóa, hay thần kinh hô hấp tuần hoàn, thì chung quy bản chất cũng giống nhau, chỉ là mức độ nặng nhẹ.

6. Phải để cảm xúc thư thái với tình yêu thương và lòng biết ơn

Con người không phải là một cái máy nên không thể chỉ đổ đầy nhiên liệu là có thể hoạt động tốt, con người còn cần tình cảm (nói chung). Không có tình yêu thương trong bữa ăn sẽ mang lại cảm giác trống rỗng, và chính cảm giác này làm hẫng hụt trống vắng, và từ trong tiềm thức con người có xu hướng bù đắp bằng cách rót đầy nó bằng một cái gì đó, và thông thường “cái gì đó” ấy được lựa chọn là thức ăn. Tình yêu thương và thức ăn có liên quan nhau về mặt tâm lý. Con người từ lúc mới sinh ra đã thu được cùng lúc cả thức ăn và tình yêu thương qua bầu vú mẹ. Dùng sữa mẹ ngoài sự diệu kỳ về mặt cấu trúc chất liệu và luôn thay đổi để phù hợp nhất cho đứa trẻ, còn cho trẻ uống cả một tình thương bao la của mẹ. Sự thiếu thốn tình yêu thương mà cụ thể là không được bú sữa mẹ, đứa trẻ lớn lên rất dễ bị béo phì, hẳn là do chúng phải dùng thức ăn để bù lại.

Có thể cảm nhận được, cùng những thức ăn như nhau, nhưng nếu là của người mẹ nấu thì con cái ăn uống sẽ thấy ngon miệng hơn, dễ tiêu hơn, bổ dưỡng hơn. Sự an bình hạnh phúc từ tình yêu thương và lòng biết ơn sẽ mang lại những kết quả diệu kỳ cho cơ thể dù chỉ với những thức ăn thông thường. Từ khi chuẩn bị, mua thức ăn, nấu nướng, người mẹ đã rót vào đó cả một nguồn năng lượng dồi dào từ tình yêu thương, nếu con cái biết trải lòng biết ơn đón nhận, hẳn là hiệu quả tốt đẹp của thức ăn tăng lên bội phần.

Càng lớn con người lại càng cần một trạng thái bình yên an lạc khi ăn. Trong mỗi giây có thể có đến vài trăm ngàn đến cả triệu phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể một con người. Một ý niệm phóng đi đã có thể thay đổi bao nhiêu phản ứng bên trong… Phải chăng đó là điều mà nhà Phật nói là ý nghiệp, mà ngay sát-na ý niệm phóng đi con người đã phải nhận lãnh?

(PĐTD)

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Thầy thuốc và bệnh nhân, Thiền và Sức khỏe

Trò chuyện về “Thở và Thiền” với nhóm Yoga

29/05/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Vài hình ảnh về buổi Trò chuyện về Thở và Thiền với nhóm bạn Yoga ở An Lạc Trang (Củ Chi) ngày CN 27.5.2018

 

Các bạn học viên đa số trẻ, khoảng 30 người, đến An Lac Trang từ ngày hôm trước, thực tập Yoga Trị liệu và ‘nghỉ dưỡng’ ở một nơi rất thiên nhiên. Sáng Chủ nhật 27.5.2018 này các bạn muốn có một buổi trò chuyện với một bác sĩ… về Thở và Thiền. Tôi được mời đến để trao đổi cùng các bạn và tôi cũng muốn đến để học hiểu thêm về Yoga từ các bạn.


Trong buổi trao đổi chân thành và thân mật này, tôi bắt đâu bằng cách đưa ra vài ‘trò chơi’ để các bạn mở rộng cách nhìn, cách nghĩ… cũng là một hình thức giải trí, nhưng tuy vậy vẫn là một vài… bài học kinh nghiệm.

 

Khung cảnh An Lạc Trang rất thiên nhiên, nhiều cây xanh, dòng nước mát, hít thở ở đây thật sảng khoái. Dịp này tôi nói về bộ máy Hô hấp, về phương pháp Thở bụng (abdominal breathing, diaphragmatic breathing), về cơ-thể-học, sinh-lý-học của hô hấp, đến Trung khu hô hấp nằm bên dưới vỏ não hoạt động ra sao. Vấn đề là tại sao Phật chọn ‘hơi thở’ làm đề mục của Thiền, tại sao Thiền Anapanasati có cơ sở khoa học nhất trong Tứ Niệm Xứ, có thể thực hành đứng đắn mà không phải sợ “side effect”. Dĩ nhiên cũng nói đến Tinh cần, Chánh niệm, Tỉnh giác; về Thiền chỉ (Samatha) và Thiền quán (Vipassana). Sau cùng, tôi chia sẻ với các bạn bài Vè Thiền Tập của mình (Tham khảo thêm: www.dohongngoc.com/web/ bài “Thả lỏng toàn thân thả lỏng chưa?” và bài “Ai có thể thở giùm ai?”.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Với vài ba phút ‘thực hành’

 

 

 

 

 

 

 

 

và, một bữa ăn trưa… chay đầy ‘chánh niệm’

 

 

 

 

 

 

 


Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Nghĩ từ trái tim, Thiền và Sức khỏe

Kỳ 22: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG ngày 12.5.2018

17/05/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Kỳ 22: Phật Học & Đời Sống

Ngày 12.5.2018 tại Chùa Xá Lơi Saigon (Tp.HCM)

                          TỪ BI VỚI MÌNH (tiếp theo):

Thực phẩm cho Thân và Tâm

(Đoàn thực; Xúc thực, Tư niệm thực, Thức thực)

…………………………………………………………………………………………………….

Kỳ 23:   Ngày 19.5.2018 lúc 15-16:30

tại Chùa Phật học Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3

Từ Bi Với Mình phần cuối với đề tài

Hô Hấp và 16 hơi thở Thân Thọ Tâm Pháp

Thân mời các bạn tham dự,

Trân trọng

Bs Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

Cảm ơn nvquyen.

Ghi chú thêm: nvquyen cũng vừa thông báo cho biết đến nay đã có khoảng 1400 người đăng ký theo dõi ”PH & ĐS”.

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống, Thiền và Sức khỏe

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 5
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Mười Hạnh Bồ-Tát PHỔ HIỀN
  • Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN
  • Nhớ Nhà Văn VÕ HỒNG với nỗi… “Cô Đơn Uy Nghi”
  • Quán Văn: NHỚ VÕ HỒNG
  • LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Sách mẹ đọc - Thư gởi người bận rộn - Bs. Đỗ Hồng Ngọc - Blog Nuôi Dạy Con trong Chữ “NHÀN”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (4): LỤC BÁT
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Hãy vui với tuổi vàng của mình
  • Nguyễn thế Pháp trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Nhuận trong Hãy vui với tuổi vàng của mình

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email