Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Thơ Trần Vấn Lệ: Cũng Đành Gió Lạc Mùi Hương

27/11/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 6 Comments

 

 

Cũng Đành Gió Lạc Mùi Hương

Trần Vấn Lệ

 

Ảnh đính kèm

internet

Bỗng thơm như có hương ngàn / bay qua nội cỏ tới làng xóm khuya… Có ai trong gió đi về / áo bay và tóc bay kìa, đêm trăng!
Chuyện này có tự muôn năm, đêm nay lại hiện và thầm thì thơ… Chuyện tình nào cũng rất xưa, rất sau mà chẳng ai ngờ mới tinh…
Trăng vàng thêm tỏ áo xanh!  Gió thơm hai vạt thình lình dễ thương!  Lại thêm hai má rất hường, hai môi rất ngọt một nguồn suối trong…
Người về lòng tưởng đêm không, đi êm đến nỗi trăng song song người… Còn ai trên ngựa cứ ngồi, nhánh cây che khuất mặt trời cũng duyên…
Chuyện rằng khởi tự một đêm viết câu tình nhớ trao em xa mờ… cũng vì duyên khởi mà chưa trầu cau nên nỗi đường tơ mịt mùng…
Nếu xưa mà chiến tranh đừng… đâu thơm rất lạ gió rừng hỡi em?  Nếu sau đừng nghĩ có Tiên… thì câu thơ chắc không phiền lụy đâu!
Tại em, ai biểu qua cầu. tại em áo đổi sang màu hoàng hôn… Em xa gió đã hoảng hồn bay tan hết khói, đạn còn mảnh tim!
Bài thơ này tạ tình em, cũng là ta tạ tình riêng của mình… Có ai khi đã hòa bình ngẩn ngơ đến nỗi nhớ hình như thương?
Cũng đành gió lạc mùi hương, hoa thơm lối cũ hồn dường trăng sao!

(TVL)

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Những người trẻ lạ lùng

Ngô Nguyên Nghiễm viết về Phan Bá Thụy Dương

22/09/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Phan Bá Thụy Dương: Đại Thiên Sa Giới Ngoại/ Hà Xứ Bất Vi Gia

Ngô Nguyên Nghiễm

PBTD
Hai câu kệ của tổ sư Thường Chiếu đời nhà Lý, được nhà thơ Phan Bá Thụy Dương chuyển ý “ngoài cõi trời bao la vô tận đó/ có nơi đâu chẳng thể gọi là nhà”. Cái khuynh khoái của người nghệ sĩ chất nhẹ trên đôi vai gánh tang bồng, thì thế sự chất chồng chung quanh nẻo sống chỉ là những cát bụi phù du. Bước đạt ngộ của kẻ làm văn nghệ hình như cũng tương đồng với thậm thâm vi diệu pháp của người tu chứng. Quẫy trên lưng cả một vũ trụ nghiệp chướng dầy đặt những hạnh phúc hay khổ đau, như quẫy nhẹ cả hư không trong lòng người đạt ngộ.
Thơ Phan Bá Thụy Dương có cái gì nhè nhẹ, loáng thoáng lúc khinh bạt như hình dáng một người hàn sĩ vác thanh kiếm hồng, vửa du hành vửa ca tụng thanh thoát giữa rừng bạch tùng đầy mù sương và khí thiêng. Nhưng người khách tiêu dao kia, không chỉ một đường đi thẳng trầm lặng trong vũ trụ riêng mình. Hàn sĩ vác thanh khí gươm hồng, ngoãnh lại sau lưng cười nhẹ nhàng chia sẻ dưỡng trấp hậu thiên cùng người đồng điệu nhân gian. Cái ngoáy nhìn lại trong giây phút vô hư chính là trang trải nỗi niềm thanh thản bồ tát đạo, hình như chỉ để chia sẻ những tinh hoa và hạnh phúc thường hằng, còn ẩn hiện trong hàng vạn lớp thượng tầng sinh khí với vạn vật của ba ngàn thế giới quy tông.
Dù Phan Bá Thụy Dương có giây phút phân trần “cõi trần thế lỡ đam mê sa đọa/mãi rong chơi ta lạc lối quay về”. Nhưng nhìn kỹ đi, lời nói ởm ờ được nhà thơ bạch sĩ đặt trang trọng đầu thi tập, như lời quảng bá tư thức và hành hiệp lãng bạt trong suốt tập thơ Lời Gọi Cỏ May, thì không phải vậy đâu… Có ý niệm quay về, là có tâm thức đáo bỉ ngạn, quay đầu là bờ.
Tất cả ngôn ngữ thi ca, trong suốt quãng đời phiêu bạt của người cuồng sĩ lãng đãng trên thi ca, Phan Bá Thụy Dương chính là người đạo sĩ tài ba thuần hóa từng chi tiết một cho hồn thơ con chữ “thôi thôi ta về ôm góc núi/ đẻo gỗ trầm hương tạc tượng nàng”, từ tinh túy mật diệu trầm hương, đến hứng tinh hoa nhật nguyệt mà lay động cả càn khôn, hầu “dựng am đường hội chứng vô âm”.
Chiêm nghiệm thơ lão mai Phan Bá Thụy Dương, khiến tôi chất ngất trong thanh khí tuyệt bích, lãng đãng lướt nhẹ trong hiện thức, rồi như cơn cuồng vọng bất chợt chìm lắng lặng lờ quanh cái có cái hư không. Cũng vậy, bỗng dưng và không hiểu tại sao tôi chợt bước vào hai ngõ rẽ, như hai con đường định mệnh bắt buộc, người trần gian từ đó trầm tưởng chọn lựa để quay về. Một là khí lực thượng thanh lão đạo của Phan Bá Thụy Dương, nhẹ nhàng như lão tiều già thoát tục gánh bó củi khô, như sương như khói thoạt ẩn thoạt hiện trên vách núi cheo leo. Một như âm khí đục lẳng, gom góp cả một trời ngôn ngữ của ngàn trùng, của gió hú và nghe thời khắc rơm rớm âm sầu của cầm dương trấng cầm dương xanh ngất lạnh (Nguyễn Lương Vỵ/ Tám câu lục huyền âm). Quả thật, giữa hai đối cực trùng trùng thần thông, trước cái lạnh chất ngất ma quái của thơ Nguyễn Lương Vỵ, lại là một thanh khí huyền bá phiêu lãng vi diệu trung đạo thì có màng gì cái sắc cái không trong thơ Phan Bá Thụy Dương! “trong chốn mơ hồ u tịch đó/thoáng nghe dìu dặt tiếng tiêu buông/thõng tay theo gió, theo mưa lũ/tâm trụ an nhiên/mộng bình thường”.
Nhìn đây, hình ảnh Trang Châu loáng thoáng theo gió, theo mưa lũ, mà trụ tâm. Thõng tay mà an nhiên, như Trang Tử bật thốt ngơ ngác, không hiểu gió thổi mình hay mình lướt theo gió. Cái thường trụ là hiển nhiên trong thế giới sắc dục, nhưng thể chất nhân gian vẫn là rào cản bước vận hành thanh khí chân như, huống hồ gì ngôn ngữ cũng chỉ là hiện thể vật chất có thành trụ hoại diệt, tạm bợ luân chuyển trong đời sống và nghệ thuật. Như vậy, tâm và ý bất chợt hiện nhập làm một, và thi ca và thi nhân cũng nhập thể hóa thân. Thì, thơ như đường trăng soi khi hoa nở, và mỗi nhân thế có một nét rung động khác nhau, nhưng thơ vẫn là một trong một ý niệm niêm hoa vi tiếu của thi nhân:
Chim thức giấc cất lời ru thật lạ
người phong trần
qua mấy độ truân chuyên
thấy gì chưa
tự ngã với uyên nguyên
hay ngần ngại chia xa lòng thung lũng?
từ tiềm thức đã lạc quên long trượng
đâu đây chừng thấp thoáng ánh vô ưu
thiền khách nầy-
thiền khách đã về chưa?
…………….
(Nói với thiền khách/Lời Gọi Cỏ May)
Bước vào thế giới thơ Phan Bá Thụy Dương, phải bằng bước chân thong thả nhẹ nhàng và chất chứa một thông thoáng đạo vị. Nhưng đừng lầm lẫn trong phong thái tiêu dao trên từng ngôn ngữ thơ, mà lạc bước trong vòng xoáy sắc không, đang huyển hóa từng thời khắc theo phóng bút của người thơ. Cái lãng đãng tiêu dao của một không khí mai lan trúc cúc, gió sớm mây chiều, giọng hát trong âm thanh sên phách, thì chính thị là khuynh thế Lão Trang. Từ “gánh càn khôn u uẩn tiếng mưa khơi” đến an nhiên của vô vi “tay ơ hờ vuốt gió hát buâng quơ”. Ý niệm đó, trong Bài Tâm Ca Vô Niệm, Phan Bá Thụy Dương đã đồng ý khi thi bá Vũ Hoàng Chương nhẹ gật đầu “Túy-ca bè đã thả rồi/ Túy-hương xưa hãy cùng trôi ngược về”.
Nhập thể tam thanh, là hình thức khiến thơ Phan Bá Thụy Dương phiêu hốt hằng hà sa số với cơn trốt hư không. Cuộc sống đi – về như mây trôi gió nổi, nửa tục nửa tiên ôm một giác đạo của hình thức hoạt ngộ giới xiển giáo. Đời tử sinh còn lẽo đẽo khiến thơ lúc quanh quẩn bụi hồng trần, lúc tiêu dao xua tự ngã u minh. Chính vậy, đường thơ đi như tạc hình ẩn khách, khiến xiêm y loạn lửa chân như “đèo hiu hắt bạt ngàn – đêm tận tuyệt/ rải sa mù khuất bóng nẻo từ ly”.
Uống khô dòng suối, tát cạn biển Đông… cũng có thể làm được, vì đó là một hiện thể dục giới. Nhưng hóa hiện chất ngất của một câu thơ mà đêm tận tuyệt chắc chắn phải trải dài trong không – thời gian vô định, bất phân ly thời khắc để biết đâu là nguyên thủy đâu là vô cực vô chung. Xá gì, lại rải mù sa phân kín hư không trong sắc giới chiêu hồn cho khuất bóng nẻo từ ly. Hàng hàng vi diệu trải dài trong cuộc đời, họa chăng hiện hữu cũng chỉ là dấu vết ký gởi nhỏ nhoi trong sắc giới. Cái ảo ảnh nhiểu lúc tương ly tương biệt cũng huyền biến cho tâm trần thi nhân phải trài ra mặt đất, dù có dưới ánh sáng thái dương hay giữa sương mù lãng đãng. Hiện hữu đó như kẻ thõng tay vào chợ, dù chưa thấy được trâu trắng nhưng cũng thảng thốt:

về đâu cánh vạc Chân Như
có qua thủy mộ huyết hư chập chờn
người đi sấm vỗ hoàng hôn
nhịp khua long trượng
động hồn lửa thiêng
nhập dòng sinh hóa vô biên
biển mê bến ngộ đôi miền tịch lương
bay đi-lão hạc vô thường!
(Túy mộng du du hề/Lời Gọi Cỏ May)
Mỗi người chiêm nghiệm sự hóa thân của thơ, như những hình tượng được đặt ở nhiều góc cạnh khác nhau, bốn phương tám hướng. Nhờ vậy, nét phân ly trong từng thẩm thấu tri ngộ như những giọt sữa tinh khiết, nhỏ giọt làm tươi xanh sức sống hạnh phúc. Nhưng mỗi ấn tượng tri ngộ hình như cũng chuyển hóa khác nhau, bởi từ góc đứng mà cảm thức theo trí tuệ tâm thông. Thơ Phan Bá Thụy Dương có một quan điểm nghệ thuật riêng biệt, của riêng một thế giới mã não mà tự Ông xây dựng. Thế giới như vậy, theo một kiến trúc kỳ vĩ quá, khiến thơ bát ngát, chứa đựng cà một không gian thời gian xấp lốp theo bạt ngàn của ý thơ sinh hóa. Hình thể của một cấu trúc, cư trú sang trọng, trang nghiêm, đã tách xa những địa hạt thổ cư của các dòng thơ khác. Quả thật, trong những hội ngộ bạch thoại với những lão thi sừng sõ bằng hữu, thơ Phan Bá Thụy Dương cũng trải dài trong tán thán của nhiều người quen. Nét hạnh ngộ tương phùng của tri kỷ tri âm, là hình thức tam hoa tụ đỉnh cung hiến cho thơ.
Thơ vô cùng vô tận, nhưng ngôn ngữ vẫn còn trong một giới hạn hữu hình. Người làm thơ vẫn là nhân dáng, mang trong nghiệp chướng nhiều ân điển thừa trừ từ nhân quả nào. Sự yên lặng giữa bộn bề cuồng quái của cuộc sống, thơ vẫn lặng chảy như dòng suối nhẹ nhàng trên hòn non bộ thu nhỏ đất trời. Thi nhân đạt quả vị, tâm hồn cũng trầm lặng như thế, nương thơ mà làm khách tha phương, không bận rộn chuyện thị phi vương vấn:

ghé quán bên đường cạn một ly
cơ hồ tiền kiếp gợi sân si
rót thêm chai nữa-thêm chai nữa
thì chuyện tới lui có xá gì
ngửa mặt cười khan cùng nắng quái
men nồng như phảng phất đâu đây
người xưa tích cũ trong thi sử
ai kẻ luận đàm việc tỉnh say
thôi tôi, cời chút than sưởi gió
vói tay bắt bóng trả cho mây
(Bài túy ca viết trên cố hương/Lời Gọi Cỏ May)

Với tay bắt bóng trả lại cho ngàn mây, những diệu ngã cũng vẫn là cái chấp, dù đó là bản ngã vi diệu thậm thâm. Những hình bóng hữu vi, vẫn thoắt ẩn thoắt hiện, không có gì nhập thể vô ngã. Thơ Phan Bá Thụy Dương, vịn trên ngôn ngữ mà trải dài những biến dịch vô thường. Chính nét nhìn xuyên thấu ngôn ngữ, chẻ vụn thần khí chữ nghĩa để tìm từng hạt ngọc quý mà lau chùi. Nét tinh quang rạng rỡ giữa tịch mịch hư không, khiến:

bến nhân gian ai quán niệm vô thường

hành trình xa ngựa đà lỏng dây cương
trên vách núi chân dung ai mờ tỏ
……………………………………….
đốt công án, buông kinh thư giác ngộ
vào chợ đời áo mỏng phất phơ bay
bụi khói mê man
chênh chếch nắng gầy
lời phố thị chập chờn như ảo giác
(Liên khúc vô thường/ Lời Gọi Cỏ May)
Nhập thể với vô thường, khiến dòng thơ trôi loáng thoáng trong gió nổi, Phan Bá Thụy Dương hình như vẫn luôn an nhiên rong chơi trên vùng đất mới, mà nhà thơ Trần Tuấn Kiệt thường phán đoán “hay đang trầm tư lắng nghe các chuyển động của hữu thể hòa nhập với thời gian trôi nổi vô lường…..”
NGÔ NGUYÊN NGHIỄM
…………………………………………………………….
Viết Thêm:

Thư gởi bạn xa xôi

Đỗ Hồng Ngọc


On Feb 3, 2020, at 09:44, Phan Ba Thuy Duong

Ngọc thân,

Gởi toa bài thơ Nói Với Thiền Khách mình làm tặng bạn và anh Trần Thiện Hiệp.

2 tuần nữa mình sẽ rời Kobe để về Thuỵ sĩ. Vẫn luôn ghi nhớ những ngày ngao du cùng Ngọc ở Saigon.

Ráng giữ gìn sức khoẻ để thường xuyên đi làm những điều tâm nguyện và hữu ích cho đời, cho người…

Cầu cho bạn thân tâm luôn an lạc.

Tình thân,

Phan Bá Thụy Dương

………………………………………………………..

 

PHAN BÁ THUỴ DƯƠNG

Nói Với Thiền Khách

Gởi ĐỗHồngNgọc, TrầnThiệnHiệp

 

Một bức phù điêu (Phan Thiết, ảnh ĐHN)

 

Cánh vạc nào bay trong triền nắng sớm

Tiếng hót xa xăm như tận cõi trời

Sao u trầm chất ngất khách thiền ơi

Xin nhẹ bước trên lối mòn tỉnh lặng

 

Rừng cô tịch có gì đâu tra vấn

Lửa Chân Như có đủ ấm linh hồn

Đất bùn nào còn ghi lại dấu chân

Tâm vô niệm đường xa gần đi mãi

 

Có phải người đang quay về bến đợi

Gom lá vàng gỗ mục dưới trăng trong

Về đi thôi, đêm lạnh giá mênh mông

Áo nâu mỏng sao che mưa đở gió

 

Chim thức giấc cất lời ru thanh nhã

Người phong trần qua mấy độ truân chuyên

Thấy gì chưa tự ngã với uyên nguyên

Hay ngần ngại chia xa lòng thung lũng

 

Từ tiềm thức đã lạc quên long trượng

Đâu đây chừng thấp thoáng ánh vô ưu

Thiền khách này, thiền khách đã về chưa

Xin trả lại cho ta quê, tình cũ.

PHAN BÁ THUỴ  DƯƠNG

…………………………………………………………………….

 

Lời Gọi Cỏ May của Phan Bá Thụy Dương

Đỗ Hồng Ngọc

Phan Bá Thụy Dương, tên thật Phan Bá Dương, sinh năm 1940 tại Tuy Phong, Bình Thuận, cùng học chung lớp Đệ thất A1 trường Phan Bội Châu Phan Thiết năm 1954 với Trần Vấn Lệ, Phan Đổng Lý, Huỳnh Ngọc Hùng, Huỳnh Tấn Thời, Đỗ Hồng Ngọc…

Bọn tôi “thất lạc” nhau mấy chục năm, người góc biển kẻ chân trời, năm nay bỗng gặp lại nhau- tình cờ cũng là dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường Phan Bội Châu, Phan Thiết – đứa nào đứa nấy ngớ ra, đầu bạc răng long, ú ú ớ ớ rồi mày mày tao tao tíu tít như những cậu học trò nhỏ nghich ngợm ngày xưa bên bờ sông Cà Ty và bãi biển Thương Chánh (Phan Thiết)!

Bãi Phan Thiết (ảnh ĐHN)

Phan Bá Thụy Dương viết văn làm báo sớm, từ năm 1958 với nhiều bút hiệu, thân quen  nhiều người trong giới văn nghệ sĩ. Anh là một người “khoái hoạt”, vui tính, náo nhiệt, chuyện trên trời dưới đất gì cũng biết nên ai gặp cũng vui. Anh làm sách cho nhiều tác giả mà quên làm cho mình cuốn nào. Mãi nay bạn bè hối thúc quá mới in một cuốn “tuyển tập thơ văn Lời Gọi Cỏ May” cho vui. Lời gọi cỏ may có nhiều bài thơ cảm động, anh em bè bạn viết cho nhau.

Thơ Phan Bá Thụy Dương phải nói là hay, khoái hoạt mà khinh bạt, trầm lắng… Thử đọc một đoạn trong liên khúc vô thường:

 

liên khúc vô thường

ném công án, vất kinh thư bất ngộ

theo đường trăng-

trăng khi tỏ khi lu

tìm người hiền nơi thâm cốc âm u

thõng tay vào rừng giả làm ẩn sĩ

giòng sinh mệnh

chừng nhuộm màu chướng khí

bến nhân gian ai quán niệm vô thường

hành trình xa ngựa đà lỏng dây cương

trên vách núi chân dung in mờ tỏ

…….

(LGCM, tr 4)

Ảnh: Phan Thiết, Lagi (ĐHN)

 

 

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

Nguyễn Thị Khánh Minh: “REO TUỔI”, thư gởi Nguyệt Mai

05/08/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Ghi chú: Tháng Sinh Nhựt

(…) ai dè sáng nay 1/8, đã thấy trên trang nhà tranthinguyetmai  dọn hẳn một bữa tiệc sinh nhật thật hoành tráng đầy bất ngờ… với bao nhiêu là quà quý từ bạn bè anh em tặng Đỗ Hồng Ngọc “bát tuần”…!

(https://tranthinguyetmai.wordpress.com/2021/08/01/chuc-mung-sinh-nhat-bac-si-nha-tho-do-hong-ngoc/)

Và trong những món quà quý đó, có món “thư gởi Nguyệt Mai” của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh…

ĐHN

 

Thư gởi Nguyệt Mai

“REO TUỔI”

 

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

Nguyệt Mai gửi e-mail bảo, anh Ngọc đang ở sinh nhật 80. Ở là cư ngụ hả Mai. Ở là lúc, thời gian, phải không Mai. Em nói hay thật đấy, tôi đang hình dung những bước chân tuổi 80 hôn trên đất (sư Nhất Hạnh bảo thiền hành với những bước chân như là hôn mặt đất vậy), tôi đang tưởng thời gian đang bắt tay tuổi 80. Mà ai bắt tay ai trước, với bản chất như thế thì chắc là anh Ngọc nhà mình rồi, Mai đồng ý không? Bỗng nhiên tôi mở lại những hình của anh Đỗ Hồng Ngọc, hầu hết là anh cười, mà cười tủm tỉm, mỉm cười. Khi tôi đọc văn thơ của anh lần nào cũng thầm nói, anh Ngọc là vậy, cứ thế mà tủm tỉm đi tủm tỉm về tủm tỉm tới. Hình ảnh đúng như bao người nhận xét, hòa nhã, thong dong, từ từ, nghĩa là tất cả những hình ảnh nào mang tính dừng lại, thì là anh đấy! Anh là mỉm cười, là tủm tỉm, là dừng lại. Tóm lại, là tự tại. Khiến tôi nghĩ đến câu hỏi của Vô Tận Ý bồ tát: “Thế Tôn, Quán Thế Âm dạo đi trong cõi ta bà như thế nào?” Tôi thích nghĩa dạo chơi này lắm, anh Đỗ Hồng Ngọc qua mấy chục pho sách tung tăng cõi bụi độ thoát bao tâm tư thì quả là dạo chơi như thế đúng không hả Nguyệt Mai?

Trong sách Biết Ơn Mình, anh viết,

Xây dựng hình ảnh về chính mình (self-image) rất quan trọng, nếu đó là một hình ảnh tích cực nó sẽ giúp cho mình tự tin hơn và từ đó ảnh hưởng đến “môi trường” xung quanh; còn nếu là một hình ảnh tiêu cực thì sẽ rất không hay.

Tôi nhớ đã nghe trong một pháp thoại của thiền sư Thích Nhất Hạnh có nói, người đang mỉm cười là tỉnh thức, là chánh niệm, là lúc vững chãi thảnh thơi. Phải chăng anh Đỗ Hồng Ngọc luôn tự tại mỉm cười nên chi ba-con-nợ tham sân si kia chẳng có cửa mà vào? Thế có phải là Niết Bàn Lạc Trú như sư Nhất Hạnh giảng? Hình ảnh ấy đã để lại những tình cảm tích cực nơi người có dịp tiếp xúc anh hay tiếp xúc anh qua chữ nghĩa. Hình ảnh đó đối với riêng tôi như một nhắc nhở khi tôi lậm vào những thứ buồn bã linh tinh về cuộc sống về bịnh tật.

Nguyệt Mai bảo, anh Ngọc đang ở sinh nhật 80. Thì bây giờ chỉ nói cái gì liên quan đến cái tuổi thôi nhé Mai, mà nói về phạm trù này thì hầu như chiếm hết trong danh mục mấy chục cuốn sách của anh Đỗ Hồng Ngọc đấy, dám không! Tám mươi tuổi, nhìn dáng vẻ mặt anh thì thấy, ừ 80 thật (dạ thưa quả-táo-nhăn-nheo, can chi một chút eo sèo thời gian!), nhưng nghe anh nói chuyện, đọc văn anh thì ai cũng thốt lên, sao trẻ trung thế! Tôi nghĩ anh được phong thái như thế vì anh chấp nhận tuổi tác vui vẻ quá, đến tuổi nào thì reo tuổi ấy, đây là cách mà chị em mình nên bắt chước đó, Kim Quy, Duyên, Mai, Thu Vàng, Thanh Lương ơi, cái màu tóc bạc, cái da cổ nhăn nheo sẽ làm người ta quên ngó tới khi tiếp xúc với một ánh mắt ấm áp, một nụ cười thân thiện -nếu không tủm tỉm được thì cứ mở hết diện tích của cái miệng xinh, cũng tốt lắm-, khi nào đủ nội lực thì tức khắc tủm tỉm được thôi.

Mà anh đã vào mùa sinh nhật 80 ư anh Ngọc? Nhưng dường như ngày nào cũng là sinh nhật anh mà, nhớ câu thơ này không, Nguyệt Mai, khi em tổ chức sinh nhật anh Ngọc trên không gian ảo nên thơ của Những Tình Thân Ái?

 Anh không có ngày sinh nhật/ Nên mỗi ngày/ Là sinh nhật của anh… (Sinh Nhật)

… Mỗi ngày ta rơi rụng/ Mỗi ngày ta phục sinh (Vô Thường)

Ngày nào mở mắt ra cũng nhủ cười: -hôm nay sinh nhật mình- nên chi anh Đỗ Hồng Ngọc viết cả một loạt sách về cái nhân sinh quan reo tuổi -một võ công thâm hậu đủ sức mạnh để xoay sở với thời gian-. Đôi khi tôi nhìn những vết nhăn, vướng một bịnh nào đó của tuổi tác tôi cứ bị lôi về những kỷ niệm, làm sao tu để có được cái tuệ giác vô thường hầu ứng xử với những nỗi buồn ấy…

Ở đâu đó anh nói, đời người có ba hồi: Hồi trẻ, Hồi trung niên và Hồi đó. Cái Hồi đó này bao trùm cả ba hồi. Như giờ ai hỏi tôi đang ở hồi nào, chắc tôi trả lời, hồi đó, đúng lắm, vì ngay phút trả lời thì đã thành hồi đó rồi, nhưng không phải là hồi xưa đâu, là cái đã, vừa qua mà cứ lung linh rung rinh hiện tại. Thế thì em có hiểu thêm cái nghĩa của tủm tỉm không vậy, Nguyệt Mai? Anh lại bảo: … với tôi, tôi không hề biết mình đã có tuổi, tích tuổi, lúc nào tôi cũng thấy tôi đã già, và lúc nào tôi cũng thấy tôi còn trẻ (Thư Gửi Người Bạn Nhật Chưa Quen Biết). Bởi vậy mà tới tuổi nào anh cũng có vô số chuyện để đối thoại với chúng, và lúc nào cũng như đứng trước tấm gương tuổi mà hỏi, tôi bây giờ khác gì tôi xưa (Về Thu Xếp Lại), rồi tủm tỉm tay bắt mặt mừng với nó. Hẳn là thời gian cũng vui mừng khi có người bạn đồng điệu ngang cơ như thế. Luôn nhìn mình hỏi mình để thấy được từng lúc rơi rụng, phục sinh thì sao mà không vui vẻ với cái không ta để thảnh thơi mỉm cười?

Mai ơi, em có như tôi, vô cùng “gato” cái dũng ấy của anh không? Hùng lực ấy đến từ đâu? Thưa ở nơi cái nhìn rất nên thơ về các giai đoạn đời người. Nên thơ nên chuyển hóa được sợ hãi lo buồn.

Trong Thư Cho Bé Sơ Sinh, anh viết:

Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
… Khi người ta cắt rún cho bé thì từ đó cái lỗ rún trở nên một nơi chốn để nhớ về.

Khi vừa lìa khỏi êm ấm cõi lòng mẹ, thì có ngay sau đó hình ảnh lỗ rún như một quê hương để nhớ về. Anh đã nhìn nỗi chia lìa kia trữ tình làm sao!

Và khi đến tuổi hoang mang vô kể thì anh cho đó là một phép lạ:

Rồi khi người ta đến tuổi dậy thì, cũng một đợt “biến thái” đầy phép lạ nữa!… không chỉ thể xác mà cả tâm hồn! Người ta xa lạ cả với chính mình. Cao vọt lên, dài ngoằng ra, chỗ phình chỗ xẹp, chỗ lõm chỗ lồi, chỗ dư chỗ thiếu, làm người ta hoang mang vô kể! 

… Vậy đó bỗng dưng mà họ lớn (Huy Cận). Họ ở đây là… mình chớ không phải ai khác. Bỡ ngỡ xa lạ với mình ngày hôm qua, hôm kia… (Đỗ Hồng Ngọc)

Nếu Hồi đó có ai nói với tôi rằng, có một chiếc đũa thần gõ vào thân thể khiến nó thay đổi lạ lùng đến thế thì hẳn đã không phải “théc méc” lo sợ! Các cháu bây giờ thì đã có bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc giải thích rồi, mà nói kiểu của bác thì hẳn đa số các cháu nghe xong sẽ làm văn làm thơ… Bởi có cái nghe như thế này:

“Tới một tuổi nào đó, ta quan tâm rất nhiều đến thân thể mình. Ta lắng nghe thân thể mình phát triển như chú dế mèn lắng nghe tiếng cỏ mọc trong đêm khuya…” (Những Tật Bịnh Thông Thường Trong Lứa Tuổi Học Trò)

Nghe như thế thì hẳn chả lo sợ gì mà thay vào là nỗi hồi hộp thơ mộng, nghe má mình đang hồng lên, chờ một điều âm thầm nào đó đang khiến mình đẹp hơn lên… Nguyệt Mai ơi, phải mà mình được trở lại tuổi đó để được nghe như thế thì thú quá phải không Mai?

Rồi tới cái tuổi mà Đỗ Hồng Ngọc bảo: Khi 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình… (Một Chút Lan Man)

… Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến…

Khi tình yêu tìm đến…vậy tất có cái hồi rất dài đó, anh Ngọc ơi, không chỉ tuổi hai mươi đâu, đó là Hồi yêu, nhìn lại những Reo Tuổi của anh xem, bất kể tuổi nào cũng có tình yêu hiện diện, sắc mầu biến hóa như chiếc kính vạn hoa. Lúc nào Đỗ Hồng Ngọc cũng nhận diện được Thương Yêu chung quanh mình. Nhận về rồi trao đi, rồi thủ thỉ với nhau, Ta đang ở cái tuổi nào thì nhất định tuổi đó phải là tuổi đẹp nhất rồi, không thể có tuổi nào đẹp hơn nữa! (Một Chút Lan Man)

Nguyệt Mai ơi, em bảo anh Ngọc đang ở sinh nhật 80. Nhưng với ý nghĩ lúc nào tôi cũng thấy tôi đã già, và lúc nào tôi cũng thấy tôi còn trẻ, thì tôi có kết luận rằng lúc nào ông anh nhà thơ lãng mạn của chúng ta cũng ở vào Hồi yêu. Yêu em, yêu người, yêu đời, yêu đạo.

Lúc tôi đọc Thơ Ngắn Đỗ Nghê, tôi có ghi chú dưới mấy bài thơ tình mấy chữ: trời ơi tình! Đã định bụng viết về mảng trời ơi này của anh, nhưng rồi lại xớ rớ đâu đó, giờ tôi xin chép lại đoạn viết ngắn ấy.

…
Thời gian chỉ còn là một đường tơ mong manh cho nỗi nhớ lay động. Hãy xem chàng làm gì để nguôi? Phải hét lên cho cây già hốt trẻ, phải gióng vang chuông trần cho ta bà biết nhớ…

Anh thương nhớ quá làm sao nói
Gọi tên em vang động gốc cây già…
… Nhớ ơi rung tiếng chuông trần
Em xa xôi biết có bần thần không?

(Quê Nhà)

Phải là tiếng chuông nhớ rất duyên nợ với rung động bần thần yểu điệu kia, nên Lá chín vàng / Lá rụng / Về cội / Em chín vàng / Chắc rụng / Về anh. (Lá 1994). Thế thì Thôi hết cồn cào / Thôi không quặn thắt / Chỉ còn âm ỉ / Chỉ còn triền miên (Nỗi Nhớ). Và bình yên. Có phải đã ước nguyện với nhau như thế?

Có thể nói tuổi cho tình yêu này?  Say mơ của tuổi hai mươi. Nồng nàn của tuổi ba mươi. Lắng thương sâu của tuổi bốn mươi. Và biến hóa nhiệm mầu của tuổi không tuổi…

Đưa em đi lễ
Vầng trăng treo nghiêng
Em làm dấu thánh
Anh làm dấu em.

(Đi Lễ 1997)

Anh hôn đằng sau
Anh hôn đằng trước
Anh hôn phía dưới
Anh hôn phía trên
Chiếc áo của em
Món quà em tặng
Chiếc áo lạ lùng
Có mùi biển mặn
Có mùi dừa xiêm
Có mùi cát trắng
Có mùi quê hương…

Paris 1997
(Món Quà)

Tinh nghịch, mộc mạc, giản dị, đằm thắm, cảm động. Em và quê hương giờ đây hòa vào nhau. Nhớ em là nhớ quê hương. Nhớ quê hương là nhớ em. Trời ơi là tình!

Cái tuổi nào mà có thể thủ thỉ những câu có thể đưa nhau tới nơi không sinh không diệt như vầy:

Cảm ơn em sợi bạc
Cảm ơn em sợi hung
Cảm ơn em năm tháng
Đã theo già cùng anh

(Theo Già)

Nguyệt Mai ơi, hẳn em cũng như tôi, đã rưng rưng khi đọc những câu thơ này, tôi cảm thấu được thời gian gắn bó đi theo màu tóc thủy chung của tình vợ chồng, của đạo vợ chồng. Chúng ta còn khóc huống chi là nhân vật Em kia, Mai nhỉ. Ai nói tuổi được của cái Đẹp?

Nguyệt Mai bảo, anh Ngọc đang ở sinh nhật 80. Tưởng tượng, một buổi sáng nắng rất đẹp hứa hẹn một dạo chơi Đường Sách, bỗng thấy anh mình ngồi trầm tư loay hoay giữa bộn bề sách vở thư từ tranh ảnh, ở mắt dường như có hạt thủy tinh, ngạc nhiên hỏi cớ vì sao, cái tủm tỉm cố hữu bỗng nghiêm trang, “Vào tuổi tám mươi, anh nghĩ đã đến lúc “về thu xếp lại”, đã đến lúc “nhìn lại mình…” Hơ, tôi thấy mắc cười quá, đồng ý việc thu xếp lại kia, nhưng “nhìn lại mình” thì anh lúc nào mà chẳng, mà thường trực nhìn lại mình cơ chứ, phải không Nguyệt Mai. Đọc xem: … tôi biết quý thời gian hơn, quý phút giây hiện tại, ở đây và bây giờ hơn. Nhờ vậy mà không có thì giờ cho già nữa! Hiện tại với tôi thì không có già, không có trẻ, không có quá khứ vị lai… (Một Chút Lan Man) Nhìn ra vậy chẳng phải là pháp tu của Người Biết Sống Một Mình? Thanh thơi với ở đây và bây giờ, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…

… Mà bất ngờ vì tôi chợt “nhìn ra” tôi. “Nhìn ra” khác với thấy. Nhìn ra là “quán”. Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát Nhã chiếu kiến ngũ uẩn giai không… Quán là thấy rõ (chiếu kiến). Tôi bấy giờ không còn là tôi bây giờ. Tôi bấy giờ là tứ đại, là ngũ uẩn. (Tôi Chợt Nhìn Ra Tôi)

Và trong buổi ngồi thu lại những ký ức thời gian và xếp lại những vướng víu đa đoan ấy, anh đã tâm sự:

… Càng có tuổi, hình như tôi càng nhận ra có cái gì đó ở ngoài ý chí mình, can thiệp vào mình tùy hứng khiến mình đôi lúc không khỏi chưng hửng, ngỡ ngàng, thầm nghĩ “duyên” chăng? Nhưng duyên là gì không biết. “Nghiệp” chăng? Nhưng nghiệp là gì cũng không biết. Thôi thì, cứ để nó trôi chảy, tự nhiên, bởi nó có vẻ chẳng cần đến ta, chẳng phải là ta, chẳng phải của ta…

Nguyệt Mai có nhận thấy không từ cái thay đổi của tuổi mới lớn đến tuổi hơi già, già chút nữa, già thêm nữa đến…, anh Ngọc đều cảm nhận đó là những biến thái đầy phép lạ, diễn biến tuyệt vời, tôi gọi reo tuổi là vậy:

… Nó diễn biến tuyệt vời đến vậy, liên tục đổi thay đến vậy thì có gì đáng phàn nàn đâu, có gì mà không thể tủm tỉm cười một mình đâu. Cho nên nếu tôi có gì khác tôi xưa thì chính ở chỗ tôi có phần… khoái cái sự già nua tăng tốc đó của mình, tôi hồi hộp dõi theo nó, tôi cảm thấy nó… hợp lý, nói chung là… cũng dễ thương quá đó chớ! (Tôi Chợt Nhìn Ra Tôi)

Và “người không già không trẻ” này kể kinh nghiệm hưởng thụ cái dễ thương đó:

Một là thiếu bạn. Nhìn qua nhìn lại, bạn cứ rơi rụng dần… – Hai là thiếu… ăn. Không phải vì không có điều kiện ăn mà người già thường thích những món ăn kỳ cục, và phải lắng nghe mệnh lệnh của bao tử… – Ba là thiếu vận động! (Những Cái Thiếu Ở Người Già)

Nghe thì thấy anh Đỗ Hồng Ngọc chả thiếu cái nào, các bạn trong Gánh Hát Rong mở email từ hồi nảo hồi nao đến giờ có phải là anh thường xuyên ngao du sơn thủy cùng bạn hữu không? Lúc thì với hồng nhan tri kỷ của cuộc đời, lúc thì bạn cố cựu cỡ nửa thế kỷ như Lữ Kiều rồi thì Khuất Đẩu Lê Ký Thương Nguyễn Lệ Uyên Nguyên Minh Lữ Quỳnh… chưa kể một hàng dài người ái mộ xếp hàng chờ một chữ ký trên trang sách thơm, chưa kể ở khắp nơi có biết bao người đang cầm trên tay sách của anh, chưa kể Gánh Hát Rong còn có: Huyền Chiêu, Ngọc Vân, Kim Quy, Duyên, Thu Vàng, Nguyệt Mai, Thanh Lương, và Khánh Minh đây. Nói chung thì Người Trẻ Lạ Lùng Đỗ Hồng Ngọc kia lúc nào cũng có cái Bên Cạnh. Có khi thì em bé mò trai lượm ốc, có khi là người chủ quán cà phê, có khi thì cây bàng, tảng đá, có lúc là những thuyền thúng, còn không thì có nụ cười tủm tỉm trên môi. Đâu có thiếu bạn. Còn ăn ư, cũng không thiếu nốt, vì ngồi với bạn là có cái gì đó để cùng nhau nhâm nhi, thậm chí ngồi quán ăn xong thì có ai đó bí mật trả tiền rồi.  Mà đã đi lang thang hết núi tới rừng tới biển tới quê nhà thế thì sao thiếu vận động được, ôi chả trách người viết Biết Ơn Mình. Và chắc giờ đây sau khi Về Thu Xếp Lại và hỏi Để Làm Gì thì “Khi bạn hoàn tất việc sắp xếp lại căn nhà của mình, bạn sẽ thấy cuộc đời mình thay đổi một cách diệu kỳ.” Tôi cảm thấy cái diệu kỳ nhất, là nhận ra mình cần chậm lại, để nghe trái tim lên tiếng, để cảm nhận những chuyển biến dù nhỏ nhất xung quanh mình, trong bản thân mình” (Tìm Tết). Chậm lại, nghe tiếng trái tim, cho ta năng lực để thấm thía được hết những đau khổ và hạnh phúc, mới tu học được bốn tâm vô lượng mà Phật dạy để đối xử với người với mình trong hiểu và thương, phải vậy chăng?

Ở Hồi yêu ấy người-ta lại nói thêm, nghiên cứu cho thấy có vẻ như càng già người ta càng yêu nhiều hơn, yêu vội hơn và càng yêu thì càng sống khỏe sống vui hơn! Khi “chút nắng vàng giờ đây cũng vội” thì mới thấy còn có bao nhiêu thời gian để yêu thương và được yêu thương? Nguyệt Mai bảo anh Ngọc đang ở sinh nhật 80 đấy. Nhớ anh có bài thơ rất tình:

thì viết cho anh một lá thư tình
trên tờ pelure xanh
như thuở em mười lăm…
… thời gian qua nhanh
em nay lên bảy tám
cũng vừa mười lăm
anh vẫn đợi hoài lá thư màu xanh
đọc run thuở đó…

(Biết Làm Gì Đây, 2020)

Khi đọc bài thơ trên của anh, tôi có trả lời, em nghĩ ừ hay mình viết một lá thư tình cho ai (cho cố nhân hay cho thời gian) trong lúc đang shelter in place này bằng giấy pelure xanh chăng? Có vậy mới quên được bầy quỷ Covid-19 đang hoành hành, và tuyệt thay tôi nhận được câu trả lời của anh, mà em chưa tới bảy mươi viết thư tình hơi quá sớm chăng? Ừ, thì cứ như Đỗ Hồng Ngọc, như Quang Dũng, em mãi là hai mươi tuổi, ta mãi là mùa xanh xưa…

Và, Nguyệt Mai ơi hãy nghe cùng tôi những tế bào sinh sôi khi đọc: Cái tuổi đẹp nhất của đời người theo tôi có lẽ ở vào lứa 65-75. Đó là lứa tuổi tuyệt vời nhất, sôi nổi nhất, hào hứng nhất… Tuổi vừa đủ chín tới…” (Lời Ngỏ – Về Thu Xếp Lại). Như vậy thì tất cả trong Gánh Hát Rong mình đang là tuổi chín tới đấy, nghe cực lãng mạn phải không các bạn trẻ lạ lùng của tôi? Ơi Huyền Chiêu Ngọc Vân Kim Quy, ơi Duyên Thanh Lương Thu Vàng ơi…

Santa Ana, Jul 24, 2020
ntkm

……………………………………………………………

Lê Uyển Văn Hạnh phúc của người viết là nhận được sự đồng điệu nơi người đọc. Em nghĩ người viết Đỗ Hồng Ngọc hạnh phúc muôn phần khi nghe được khúc hòa âm từ tác giả Nguyễn Thị Khánh Minh.
Hơn tuần nay, em may mắn được đọc “REO TUỔI”, ngưỡng mộ vô cùng ngòi bút sắc sảo, uyên thâm mà dạt dào khôn tả; lại xuýt xoa với câu từ của chị Khánh Minh, thú vị và đẹp đẽ!
Đúng lúc hoang mang vì tuổi tác chất chồng, em cảm thấy an lòng đón thêm tuổi mới khi được đọc những dòng này!
Cảm ơn thật lâu với “Còn chút để dành”!

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Quy NguyenHoang fb: PHIẾM LUẬN VỀ TUỔI GIÀ

01/05/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Ghi chú: Tôi không có Facebook. Nhưng thỉnh thoảng cũng nhận được một vài bài viết từ Fb do bạn bè gởi đến.

Phiếm luận về tuổi già là một bài viết hay, làm mình không khỏi giât mình. Xin phép được đăng lại nơi đây.

Cảm ơn Quy NguyenHoang fb.

Trân trọng,

Đỗ Hồng Ngọc. 

 

PHIẾM LUẬN VỀ TUỔI GIÀ.

Tặng các bạn già và các bạn chớm già của tôi.

1. Chỉ đến khi tôi gặp lại một em học trò cũ xa cách đã lâu, nhìn vẻ hom hem, đạo mạo của em, tôi mới nhớ là mình . . . đã già!
Chỉ khi đọc một bài báo hoặc coi một đoạn phim kể về một “ông già 70 tuổi” qua đời trong cô đơn, tôi mới sực nhớ ra mình đã hơn 70, ủa vậy mình già rồi sao?
Chỉ khi nhìn thấy trên wall facebook của một học trò cũ khoe cháu nội/ngoại làm được việc này việc nọ, được giải nhất/nhì cuộc thi nọ thi kia tôi lại động lòng, ủa, học trò mình mà có cháu đã lớn đến vậy, mình già rồi sao?
Cách đây chừng hai mươi năm, chở vợ đi ngoài phố, ngoài đường, chạy hơi nhanh để tránh các xe khác và kịp trước khi đèn xanh hết giờ, vợ tôi bảo: “Ông già rồi chứ trẻ mỏ chi mà chạy xe kiểu cao bồi rứa?”. Mới 50 thì ai nói là . . . già! Rồi lại nhớ chuyện, hồi xưa hay đi xe đò, thời gian đầu lơ xe nói: “Anh, anh, cho em tiền xe”, mấy năm sau lại có em nói: “Bố ơi, cho con tiền xe” và sau này thì: “Cho tiền xe đi ngoại. . . ”.

2.  Bạn tôi, chị Mai nhỏ thua tôi 5 tuổi, trước đây là một blogger, sau này là một facebookker có nhiều entries/ notes lý thú, lấy nick là Ttm Gốc Mai, xưng hô với các bạn là “bà già”. Tôi tự nghĩ: Còn trẻ chán mà sao cứ coi mình là già! Khi đã tự coi mình là “già” chắc chắn mọi hành xử sẽ cẩn thận, chậm chạp, riết rồi tư tưởng đó nhiễm vào mình để già lúc nào không hay. Thời còn làm doanh nghiệp, trong giao tiếp đã nhiều người xưng hô với tôi là “chú – cháu”. Chỉ khi tiếp khách là đối tác, là viên chức chính quyền mới được các em tiếp viên xưng hô là “anh – em”! Hihi.

3.  Thời còn trai trẻ, tôi rất cảm thông và tôn kính người già nhưng vẫn không thích vẻ chậm chạp của họ nhất là khi nhìn họ tập võ dưỡng sinh ở công viên, chán! Đến phiên mình, có những trường hợp như lên xuống cầu thang, không dám nhanh. Tham gia những cuộc vui có phụ nữ là bạn mình hoặc vợ mình, khi chụp hình giúp họ, tôi luôn được nhắc phải đứng ra xa, hỏi, họ nói sợ chụp gần dễ thấy nét . . . già và mập!
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một cây bút tôi kính nễ vì sở học của ông cả về kiến thức chuyên môn lẫn Phật pháp, cả về nhân sinh, xã hội và lại là người quảng giao. Hầu như tôi không bỏ sót một tác phẩm nào của ông. Lúc đầu, khi nói về tuổi chớm già với “Gió heo may đã về” tôi đã coi là cần thiết. Tiếp theo là “Già ơi, chào bạn” thì rất bổ ích và lý thú. Tôi đọc quyển sau này hàng chục năm trước, hồi đó chỉ mới chớm “bước qua cầu”. Nay, khi đã thực sự “đi trên cầu” một khoảng dài tìm đọc lại và thấy càng giá trị vì cho mình nhiều lời khuyên cần thiết: biết mình đã già chưa (theo cách nhìn của y học, xã hội và pháp luật), già cỡ nào (bởi vì đôi lúc dễ trở thành ngô nghê khi xuất hiện bên ngoài nếu không muốn bị chê là “cưa sừng làm nghé”!). Chương đầu, phần một của “Chẳng cũng khoái ru” ông lại khuyên “Già sao cho . . . sướng?” từ chế độ dinh dưỡng, tập luyện đến nghỉ ngơi. BS Đỗ Hồng Ngọc còn khuyên người già nên biết lắng nghe và chăm sóc bản thân. Trong cả ba quyển này, ông trích dẫn phát biểu và kinh nghiệm của những người đáng tin như André Maurois, BS Nguyễn Khắc Viện, Kim Thánh Thán, Lâm Ngữ Đường. . . mà nếu muốn tìm cho tuổi già của mình một hướng đi thì tôi nghĩ, đọc kỹ và vận dụng cả ba quyển trên đều bổ ích.

4. Vào tuổi này, tin tức về người thân, bạn bè và cả học trò cũ ốm đau, qua đời ngày một nhiều.  Gặp nhau, anh em nhắc đến những người nói trên, chúng tôi luôn nghĩ, rất lạc quan, rồi cũng sẽ đến phiên mình phải leo lên “chuyến xe đời vô định” (KL) đến trạm cuối cùng ấy và lại nghĩ, quá cái tuổi lục thập là thấy “lời rồi”!
Chỉ còn một tuần nữa đến Tết âm lịch, chuẩn bị ít tiền mới lì xì cho các cháu nhỏ, lại nhớ anh Hai tôi, qua đời hai năm trước ở tuổi 84. Hồi anh còn sống, mỗi dịp Xuân về, anh nói: “Chuyện chúc mừng người già thêm một tuổi cũng đồng nghĩa với việc chia buồn họ giảm đi một năm sống”.
Khi đã có cháu nội ngoại, khi không còn phải mất thì giờ kiếm tiền hoặc giúp đỡ con cháu, cứ nghĩ mình sẽ rãnh rỗi để đọc sách và làm những việc chưa làm được nhưng không được nhiều. Chuyện đi bộ, tập thể dục ở ngoài và ở nhà đã mất gần 2hrs, chuyên uống (kính thưa các loại) thuốc đã tốn thêm một ít do lựa thuốc và uống theo giờ, đo huyết áp 2-3 lần/ngày và chuyện đi tìm điện thoại, mắt kính và các vật dụng linh tinh khác ngốn thêm một mớ nữa. Ngày xưa, tôi nghiêm khắc với mình khi phục sức đi ra ngoài làm việc, giao tiếp. Vài năm gần đây đã thấy hơi buông lỏng và tùy tiện, có lẽ nghĩ rằng mình già rồi, đâu cần chưng diện!.

Tôi cũng đã thấy những ông trung niên quen biết trước đây nghiêm túc là thế, đến sau tuỗi 70 là tùy tiện, chỉ riêng việc xuống xe đi tiểu đã thấy phiền. Họ “dũng cảm” đứng tè ở bất cứ đâu miễn là . . . không có biển cấm!. Tuổi già, tôi chỉ mong không giống họ việc này vì tôi vẫn tin theo BS Ngọc để thấy mình sung sướng và tự hào về số tuổi của mình – trừ cái khoản “gối mỏi chân chồn”! Chúc các bạn già và chớm già luôn biết . . . “sống sướng”! Haha.

Quy NguyenHoang fb

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định

Thư gởi bạn xa xôi (Tân Sửu, 2021)

12/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Năm mới, tháng Giêng, Mùng một Tết

Còn nguyên vẹn cả một mùa Xuân…

(Nguyễn Bính)

Ghi chú: Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp ở bển (chữ TVL) có nhã ý mời ĐHN viết một bài cho báo TRẺ, Xuân Tân Sửu 2021. Loay hoay mãi, không biết viết gì đây, thời gian lại gấp rút, lòng cũng muốn góp một chút gì đó cho vui với bạn bè, bèn thôi, trích đoạn những ghi chép lang thang đây đó gởi làm quà, như nhắc nơi xa một chút tình quê…

ĐHN.

 

Thư gởi bạn xa xôi

Lang thang mấy ngày Tết

 

Bạn nhớ đúng rồi đó. Đó là mấy câu trong bài thơ Mũi Né của mình viết năm 1970, đã đăng trên báo Bách Khoa thời đó, tính ra cũng đã nửa thế kỷ rồi chớ ít gì! Mới thôi.

Em có về thăm Mũi Né không?

Hình như trời đã sắp vào xuân

Hình như gió bấc lùa trong Tết

Những chuyến xe đò giục bước chân…

(…)

Mũi Né ơi người xưa đã xa

Mùa ơi gió bấc nhớ không ngờ

Năm nay người có về ăn Tết

Có ngậm ngùi nghe chút ấu thơ…

(ĐHN, 1970) 

Gió bấc. Nhớ không? Thứ gió rất lạ, thốc qua người, dán sát vào da người như có chút hỗn xược ớn lạnh làm nhớ cơn sốt rét rừng thường thổi mạnh trong Tết, quyện với hương cốm hộc, mứt gừng, mứt bí… rồi bánh căn, bánh xèo, bánh kẹp, cơm gà, bánh canh chả cá… của một vùng biển mang mang mùi nước mắm, những ai nghe quen thì đâm ghiền nặng… rồi sông Cà Ty, ga Mường Mán, con đường Gia Long đi mãi không cùng, và Trưng Trắc Trưng Nhị ôm sát dòng sông. Nhớ không?

Cho nên với mình, gió bấc là gió Tết, là tuổi thơ, là Phan Thiết, là Mũi Né, là Rạng, là Lagi, là Kê Gà, là Tà Cú…

Mùa xuân mừng tuổi thơm tho áo

Nắng cũng vàng phai ngày cũng xa

Anh thương nhớ quá làm sao nói

Gọi tên em vang động gốc cây già

Hái đóa hoa màu biển biếc

Chợt thương khung trời xa

Núi mờ trong mây trắng

Em mờ trong dáng hoa

Gió bấc mùa thơm ngát

Bâng khuâng một mái nhà

Biển xanh lùa sóng bạc

Cát vàng hoàng hôn xưa…

(…)

(Quê Nhà, Đỗ Hồng Ngọc)

Vậy đó. Cho nên về Phan Thiết, Mũi Né, La Gi… mấy ngày chẳng qua để tìm thứ gió quen mà lạ đó. Và để nghe cái Tết tuổi thơ thấm vào trong da thịt, trong nhớ nhung…

Phải khởi hành sớm. Lang thang mà. Đi quốc lộ 51 về hướng Bà Rịa, Vũng Tàu, đến xã Tóc Tiên thì quẹo trái vào thăm Thiền viện Viên Không núp sau một hòn núi nhỏ. Con đường quanh co len chân núi Dinh, lát đá thô rất đẹp, thỉnh thoảng có ao bông súng nhô ra. Những ngôi tịnh xá mọc rải rác, len lỏi giữa rừng cây thưa.

Rời thiền viện, xe qua cánh đồng cỏ mượt có những bầy cừu trắng rất dễ thương, .  cùng mấy con ngựa nhởn nhơ làm nhớ quá cảnh “thả ngựa chăn dê” thuở nào xa trên thảo nguyên… của Kiều Phong với A Châu!

Qua Bưng Riềng, vượt khu rừng Nguyên sinh từng có nhiều voi, cọp… ngày xưa. Ghé ăn sáng, cafe ở quán Vên Vên nhiều cây cao bóng cả, suối róc rách, gặp vị chủ nhân ngồi thiền mòn tảng đá bên bờ suối…

Rồi theo đường biển Hồ Tràm, Suối Nước Nóng, Láng Găng, Rừng Khỉ, qua Phò Trì ghé bãi Cam Bình, ở đó, nếu có thì giờ, làm một chuyến xe bò dạo biển cũng hay!

Đến La Gi (Bình Tuy xưa) thì phải tạt qua Đập Đá Dựng để biết tại sao đá lại dựng đứng như vậy. Ngồi đó, nhấm nháp cafe bên dòng sông Dinh tung tóe nước và nghe mình kể chuyện hồi nhỏ tắm truồng cùng bè bạn trên dòng sông này.

Từ đó, đi ngang Bàu Giòi về Dinh Thầy Thím hoặc đi dọc biển, ngang khu vực Nước Nhỉ, nơi có Giếng Nguồn Chung xưa của nhóm hướng đạo La Gi (giờ chẳng còn dấu vết!). Ghé Dốc Trâu ăn trưa. Ôi vô số là thuyền thúng. Xa xa là Hòn Bà.

Về Tam Tân, ghé thăm mộ Nguiễn Ngu Í. Đã thấy núi Tà Cú xa xa với Linh Sơn Trường Thọ Tự, nổi tiếng với tượng Phật nằm dài 49m được đặt từ năm 1960.

Từ đó, đi về hướng Kê Gà, có Hải đăng xưa nhất, cao nhất vùng nam Trung bộ này. Đường dọc biển qua vùng Đá Nhảy. Đá cứ nhảy chồm chồm lên mới lạ chứ! Đá “nhảy” thế nào mà cũng sinh nhiều đá con bò lổm ngổm?

Đến Phan Thiết rồi đó. Đừng quên bánh căn. Đừng quên chè Mộng Cầm. Đừng quên dốc đá có “Lầu Ông Hoàng đó…” (Trần Thiện Thanh) nhe.

Từ Phan Thiết, theo quốc lộ 28, qua Ma Lâm, leo đèo lên Đà Lạt chỉ hơn trăm cây số. Đà Lạt giờ lạ lắm “phố phường chật hẹp người đông đúc”. Hết rồi cái thuở “… thành phố nào vừa đi đã mỏi/ đường quanh co quyện gốc thông già…” (Lam Phương). Nhưng rốt cuộc mình cũng tìm được một nơi hẻo lánh. Suối Vàng có làng Cù Lần cũng ngộ.

Lúc mẹ mình còn sinh tiền, bà hay nói mình cù lần, “ngu nhất thiên hạ”, mình cãi, con chỉ dám “ngu hạng nhì” thôi! Rồi hai mẹ con “tranh luận” sôi nổi. Mình làm vậy thực ra là để cho bà có dịp luyện tập não bộ, đừng để sớm bị Alzheimer. Ái ố hỷ nộ… quý biết mấy bạn ơi!

Chiều lang thang ra bờ hồ Xuân Hương. Chút lòe loẹt. Chút diêm dúa. Thời thượng. Thôi kệ.

Một gánh hàng rong bán đủ thứ từ khoai nướng, bắp nướng… đến các thứ lai rai trên đời… Một con ngựa lơ ngơ. Anh xà ích hít thở. Mình mua mấy củ khoai nướng. Chị hàng rong dễ thương, gói cho mấy củ… Mở ra thấy toàn cháy đen cháy khét. Thì ra từ sáng giờ không bán được cho ai. Mình vừa đi vừa nhai vừa cười tủm tỉm. Chắc chị đang vui vì gặp ông cù lần. Mình vui vì chị vui. Thú vị bất ngờ là mình cũng đang cần một chút charcoal cho ấm bụng. Tối qua bị… Tào Tháo rượt. Ở đời, vậy đó bạn ơi!

Rời Đà Lạt, mình “xuống núi”. Về Miền Tây. “…Có ai về miền tây/ lúa mùa thơm, thơm mãi/ dừa xanh nghiêng chênh chếch/ cá ngược dòng sông đầy…/ Có ai về miền tây/ mái nghèo nhưng mà đẹp/ má gầy nhưng mà xinh… (Y Vân). Nhớ không?  .

Lần này đi Lai Vung. Lai Vung không chỉ có nem nổi tiếng mà còn có quít hồng rất đẹp. Đặc biệt vào mùa Tết.

Sadec thì mình đi lại đã nhiều lần, qua Lai Vung chỉ dừng ăn Nem chớ chưa lần nào vào sâu trong vườn quít.

Ghé Mỹ Tho trước. Ra tận bờ sông Tiền ăn hủ tiếu Mỹ Tho thứ thiệt vừa ngắm dòng sông Cửu Long. Nhớ Trang Thế Hy, xưa ở bên kia cầu Rạch Miễu, từng có một truyện ngắn Mỹ Thơ rất hay và bài thơ Quán Bên Đường độc đáo (Phạm Duy phổ nhạc) !

Rồi ghé thăm khu Di tích Rạch Gầm – Xoài Mút, nơi Quang Trung đại phá quân Xiêm. Dọc theo tả ngạn sông Tiền về phương Nam, hướng Cai Lậy, Cái Bè, giữa những khu vườn cây trái xum xuê Vĩnh Kim, với nhiều quán lá đơn sơ bày bán trái cây các loại. Chưa có vú sữa, xoài, măng cụt… nhưng nhiều sa-pô-chê, sầu riêng cũng rất ngon.

Qua cầu Mỹ Thuận quẹo phải thì về Sadec. Đi ngang Nha Mân, vùng nổi tiếng con gái rất đẹp. Theo truyền thuyết thì vua Gia Long lúc còn bôn ba vùng này đã “bỏ” lại nhiều mỹ nữ (lúc đó chưa gọi là phi tần!).

Ủa mà sao chẳng thấy người nào đẹp nào hết trơn vậy? Mình hỏi. Mấy người đẹp ở trong vườn chớ ai đứng đây cho ông thấy! Ai đó lên tiếng.

Từ Sadec về Lai Vung khoảng mười cây số, từ đó đi sâu vào tận xã Long Hậu, ngang chợ Long Thành, dọc theo những dòng kênh chằng chịt. Vùng này Long nhiều quá. Địa danh toàn Long. Thì ra vì vua Gia Long từng bôn ba ở đây khá lâu, cho nên vùng này bây giờ con gái… cũng rất đẹp! Xe quanh co qua mấy cây cầu ngang hẹp lé, một loại cầu khi… mở rộng, vừa đủ cho một chiếc xe lắc lư. Con kênh chính Long Hậu đây rồi. Kênh Cán Cờ. Sao lại cán cờ? theo Sơn Nam (?) thì lúc chạy đến đây, vua Gia Long bị gãy cán cờ, phải thay cán mới!

Anh Hai Quan, chị Bạch Huệ, là những người bạn thân thiết của Thân Trọng Minh. Sau bữa cơm… thịnh soạn, mọi người mời nhau xuống thuyền dạo chơi. Một trận mưa như trút nước. Có áp thấp nhiệt đới sắp thành bão. Mình không dám đi. Thuyền đi được một lúc rồi cũng phải vội quay về. Nhớ năm xưa, mình từng đi thuyền trên sông Hương, nửa chừng thuyền lủng lổ, nước vào ào ào. May kịp lội lóp ngóp vào bờ phía Kim Long. Lần đó có Thái Kim Lan, Tôn Nữ Hỷ Khương, Tường Vân, Như Mai, Như Ngân, Lê Gia Phàm… Ôi, nhớ đời.

Bữa cháo gà chiều rất ngon. Mấy ông bạn mình nói “nhớ nhà” quá, bèn xách ghế ra sân… hút thuốc! Thì ra “Nhớ nhà châm điếu thuốc”… là vậy!

Hôm sau đến giờ phải lên đường vì còn ghé thăm mấy nơi ở Sadec. Thăm chùa Kim Huê, xưa thầy Thích Trí Tịnh từng trú ngụ mấy năm, thăm ngôi nhà “Người Tình” của  Huỳnh Thủy Lê bên bờ Sa giang.

Trên đường về ghé Xẻo Mây ở Cái Bè. Một điểm khá đẹp. Ở vùng này, nhiều “Xẻo”, chỗ sông ăn sâu vào trong đất liền thành một cái vũng (mà ở biển thì gọi là vịnh?). Cái Bè có Xẻo Mây, Đồng Tháp có Xẻo Quít…

Mua mấy trái sầu riêng bán ven đường rồi ghé vào một quán nhỏ ở ngã ba sông mà nhìn dòng nước chảy… Một người đàn ông đứng tuổi trên chiếc ghe thương hồ đậu gần đó cỡi trần nhảy ùm tắm táp, xong leo lên thuyền mở bánh tét ra ăn bên cạnh chai rượu đế và một bình hoa vạn thọ…

Về Saigon lại nhớ gió bấc: Đi giữa sài gòn/ Phố nhà cao ngất/ Hoa nở rực vàng/ Mà không thấy tết/ Một sáng về quê/ Chợt nghe gió bấc/ Ơ hay xuân về/ Vỡ òa ngực biếc…(ĐHN). Lại chuẩn bị một chuyến về Mũi Né, La Gi…

Vậy đó bạn ơi.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(TRẺ, Xuân Tân Sửu 2021)

 

 

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

Minh Lê: Chè thưng

18/10/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Chè thưng

gánh chè thưng xưa (hình Internet)

Chè thưng coi ngọt ngào vậy mà lại là món “khó ăn” nhứt cho tôi, trước do cái tên bí hiểm, sau vì quá khứ đầy bí ẩn của nó. Sau hơn hai tháng ăn không ngon ngủ không yên, nhờ anh Google và các vị tiền bối, thêm chút máu trinh thám, tôi cuối cùng cũng hoàn tất một câu chuyện tương đối hợp lý để trình làng.

Nghĩ tới chè Sài Gòn, tôi nhớ ngay đến câu rao hàng dài nhứt, tha thiết và mùi mẫn nhứt mà tôi từng được nghe:

“Ai ăn chè bột khoai bún tàu… đậu xanh nước dừa đường cát…hôn…”

Thực ra vào thập niên 1980 và 1990 thưở tôi ở Sài Gòn, tiếng rao này đã vắng đi nhiều. Và khi bước sang thập kỷ 21, tiếng rao này không còn nữa. Cũng không thấy ai bán món chè có bột khoai – bún tàu – nước dừa nữa. Đó là lý do tôi chọn tiếng rao này để bắt đầu cuộc hành trình đi tìm một món chè xưa đã mất (?) của Sài Gòn. 

Nhờ anh Google và thùng sách quý giấu đầu giường, tôi khám phá ra bí ẩn đầu tiên: tên gốc ngắn gọn của món chè này chính là chè tào/ tàu thưng. Xin hầu quý vị vài câu chuyện từ các bậc tiền bối để chứng minh cho sự liên hệ giữa tiếng rao trên và cái tên này.

Trên trang nhà của Giáo sư Trần văn Khê, ông tả lại một buổi đi thuyền trên sông Sầm Giang với hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận vào năm 1939. Thuyền đi từ Vĩnh Kim ra Rạch Gầm. 

“Đáp lời mời của thi sĩ Khổng Nghi, hai nhà thơ lớn Xuân Diệu và Huy Cận đến Sầm Giang để cùng chúng tôi thưởng thức một đêm trăng trên sông, có nhạc, có thơ, có người đẹp và có cả những thức ăn đặc sản. Đêm đó có cháo gà xé phay, tráng miệng ngoài trái cây còn có món “tào thưng” (chè thưng gồm có bột khoai, bún tàu, nước dừa, đường cát). …Thuyền trôi đến chỗ nào ưng ý, chúng tôi neo thuyền lại rồi bắt đầu hòa đờn. Lúc nào cũng có người “lắng tai Chung Kỳ”. Rồi thưởng thức món cháo gà xé phay, ăn kèm rau ghém, bên cạnh đó cũng có vài chung rượu đế Vĩnh Kim cho ấm bụng. Chén “tào thưng” làm cho hai thi sĩ Miền Bắc tấm tắc khen ngon.” (Trên sông Sầm Giang đăng 5/6/2013, trang Trần văn Khê)

Sau này gặp lại, nhà thơ Xuân Diệu vẫn nhớ buổi du thuyền đêm đó và viết tặng Giáo sư một bài thơ, trong đó có câu:

“Dưới trăng, mời chén tào thưng,

Mà ba mươi lẻ năm chừng đã qua.”

                                                          (bài đã dẫn)

Trong khi đó ở Sài Gòn, nhà văn Minh Hương kể về tiếng rao hàng làm ông day dứt những đêm cô đơn trong tù (ông bị tù khoảng năm 1945-1954):  

“…khi thấy nửa vành trăng khuyết treo lơ lửng trên ngọn cây sao, cây dầu. Rồi có tiếng rao lảnh lót ngân vang ngoài đường “Ai ăn chè đậu xanh… bột báng… nước dừa… đường cát không?” (Sách “Nhớ… Sài Gòn”, trang 247). 

Minh Hương cũng nhớ “những câu rao hàng rất dài trong đêm vắng” ở đất Sài Gòn những năm sau đó: “Hò …hò…ai ăn chè đậu xanh, bột báng, nấm mèo, bột khoai, đường cát, nước dừa …không?” (Sách “Nhớ… Sài Gòn”, trang 99)

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, trong bài “Thơm bàn tay nhỏ” viết về hàng rong Sài Gòn, cũng nhắc tới tiếng rao này: 

“Ngày xưa khi Sài Gòn còn vắng, trưa nào cũng nghe tiếng rao lãnh lót ai bột khoai nước dừa bún tàu đường cát … hôn? Phải nói nghe riết thành ghiền. Trưa nào không nghe cũng cảm thấy bứt rứt không biết hôm nay chị bán chè tàu thưng đó có đau ốm gì chăng? “ (Trang nhà Đỗ Hổng Ngọc) 

Câu rao này còn rất có duyên với âm nhạc và thơ ca. Văn sĩ kiêm thi sĩ Trúc Giang hồi năm 1950 có viết truyện thơ “Cô Sáu tào thưng”. Nhạc sĩ Thu An thì viết bài vọng cổ “Gánh chè khuya” sau khi cám cảnh cô gái nghèo mười lăm tuổi đi bán chè nuôi mẹ già. Danh ca Út Trà Ôn và Út Bạch Lan ca bài này hay hết chỗ chê, nhứt là giọng cô Út Bạch Lan rao câu “mở hàng” đến động lòng:

“Ai ăn chè bột khoai bún tàu đậu xanh nước dừa đường cát hôn….”

Trong lời bài hát, tên tào thưng đã rút gọn lại thành “chè thưng”: 

“Em đi bán chè thưng. Nặng lo chữ hiếu cho tròn”. 

Như vậy, chè bột khoai – bún tàu – nước dừa – đường cát, sau đó thêm đậu xanh – bột báng có tên cúng cơm là tào/tàu thưng, sau đó gọi rút gọn là chè thưng. Tới đây tôi tự hỏi: sao lại là tào/tàu thưng mà không phải một cái tên tiếng Việt?

Cụ Sơn Nam, khi nhắc đến các món ăn Nam bộ, đã nhân tiện giải thích cho tôi hai chữ tào/tàu thưng: 

“Nên kể thêm các loại chè, như chè khoai môn nước cốt dừa, chè hột sen, chè đậu xanh đường cát (gọi tàu thưng, đậu và đường, tiếng Quảng đông âm lại)” (Nhiều tác giả – Nam bộ xưa và nay, trang 387 sách điện tử) 

Tôi vỡ lẽ: tào thưng hay tàu thưng, cũng có chữ tào/ tàu như trong tào phớ, hay tào/tàu hủ. Tào/tàu là đậu, và theo cụ Sơn Nam, thưng là đường. Nhưng chè đậu xanh chính cống của người Hoa chỉ có đậu xanh, không có bột khoai – bún tàu – nước dừa nên tôi lại đi tìm tiếp, nhứt là cái vụ bún tàu trong chè nghe nó kỳ kỳ.

Tôi viết email xin Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc giải thích cho hai chữ bún tàu trong chè thưng. Bác sĩ trả lời: 

“Con chịu khó nghe bài vọng cổ này của Út Trà Ôn nhé, trong đó có tiếng rao ngọt ngào của cô gái bán chè Tàu Thưng. Bác còn thiếu ”đậu xanh” nữa mới đầy đủ con ạ. Hình như cái gọi là ”bún tàu” trong chè ở đây không phải “miến” đâu. Nó to bản hơn, dai hơn, rời rạc chớ không cuộn thành tổ như tổ chim đâu. Hồi nhỏ bác cũng hay… ăn chè nên nhớ mang máng đó con ạ!” 

Tôi đoán cái Bác Ngọc tả là bột khoai, vậy lúc Bác Ngọc ăn chè (chắc khoảng những năm 60 khi Bác vào Sài Gòn học Y khoa), bún tàu đã…không còn trong chè thưng nữa. Vì sao tiếng rao vẫn còn “bún tàu” như xưa?

Giây phút “A ha!” xảy ra bất ngờ khi tôi đọc “Những bước lang thang” của nhà văn Bình-nguyên Lộc, một cây bút kỳ cựu của Sài Gòn xưa. Cụ Lộc, thua cụ Vương Hồng Sển một giáp và hơn cụ Sơn Nam cũng đúng một giáp, sống hơn 45 năm ở Sài gòn từ đầu những năm 1930. Trong tập “Những bước lang thang”, xuất bản lần đầu vào năm 1966, cụ Lộc tả món “bột khoai” bán rong trên thuyền trong bài “Quà đêm trên sông Ông Lãnh”: 

“Đó là thứ quà hỗn hợp và hỗn độn, hình ảnh của những đợt sóng người tràn vào đây khai hoang đất mới từ ba trăm năm nay. Thứ chè ấy gồm cả những món ăn dùng để nấu thức ăn mặn như là bún tàu (miến), nấm mèo (mộc nhĩ), vân vân…Đặc biệt nữa là khi rao quà, họ kể hết các món ấy ra:

Ai…ăn bột khoai, bún tàu…đậu xanh, nước dừa, đường cát…hôn?” (Những bước lang thang, trang 11-12 sách điện tử)

Tôi nghi cụ Lộc ở nhà thường xuyên nấu ăn, vì chỉ có cụ mới có cái nhận xét rất nghề của người hay nấu ăn là có những món mặn trong cái món chè vốn ngọt này. Cụ thật sự “gãi đúng chỗ ngứa” cho tôi khi xác nhận có bún tàu (miến) trong món chè này. Cái tinh tế thứ hai của cụ là nhận xét của một người quan sát bén nhạy: chè này đặc biệt vì khi rao, người bán kể hết các thức có trong chè ra, chứ không rao gói gọn. Cái tinh tế thứ ba, liên tưởng của một nhà văn hóa, rằng đây là món tượng trưng cho “hình ảnh của những đợt sóng người tràn vào đây khai hoang đất mới từ ba trăm năm nay”. Cụ dùng từ vô cùng chính xác: “hỗn hợp” vì là sự kết hợp giữa nguyên liệu của nhiều tộc dân khác nhau cư trú trên đất Sài Gòn – Gia Định khi đó, còn “hỗn độn” vì có nhiều thứ mặn ngọt xen lẫn. Có lẽ, chỉ có dân khai hoang mới dám thử và chế ra một món chè bạo gan như vậy!

Nhưng bạn có để ý không, cụ Lộc không gọi chè thưng mà gọi là món bột khoai. Một người kỹ tính, tinh tế như cụ chắc không gọi bừa tên một món ăn mà cụ nhắc tới với giọng điệu trân trọng như vậy. Cụ làm tôi phải giật mình: hóa ra ngoài cái tên chè thưng, món chè này còn có một cái tên Việt dễ thương chất phác như vậy – chè bột khoai. 

Tôi vẫn chưa yên tâm nên lôi một trong các sách bửu bối ra tìm lần nữa. Cuốn “Từ điển văn hóa ẩm thực Việt Nam” ghi:

“Chè thưng: Đậu xanh ngâm mềm, đãi sạch vỏ, hấp chín, ướp với đường. Bột đao hòa với nước dão dừa, nước đường, bắc lên bếp vừa đun vừa khuấy đều tay cho bột chín đều, khi bột chín trong cho đậu xanh, hạt sen (hấp chín, ướp đường), mộc nhĩ (ngâm nở, thái chỉ), nước cốt dừa vào đảo đều. Ăn nguội.” (trang 349-350)

“Chè bột khoai nước dừa: Bột khoai ngâm nước cho nở. Đậu xanh ngâm mềm đai sạch vỏ nấu chín mềm. Lạc ngâm nước, bóc bỏ vỏ lụa, hầm mềm. Cho nước dão dừa vào xoong, bắc lên bếp, bỏ bột báng và bột khoai vào nấu trước cho chín cho tiếp lạc, đậu xanh và đường vào nấu để các thứ ngấm đường, chế nước cốt dừa vào đảo đều. Bắc xuống cho vani vào. Ăn nóng hoặc ăn nguội với đá.” (trang 450)

Theo các tác giả cuốn từ điển này, chè thưng có dạng đặc mà chè bột khoai là dạng lỏng. Cả hai đều có đậu xanh và nước dừa, ngoài ra chè thưng có hạt sen – mộc nhĩ còn chè bột khoai có bột khoai – bột báng – đậu phụng. Tôi nhờ anh Google tra coi bây giờ thiên hạ nấu chè thưng và chè bột khoai ra sao liền thấy xuất hiện thêm một cái tên – chè bà ba. Nhiều người giải thích một cách rất tự tin: chè thưng chính là chè bà ba. Và chè bà ba thì có thêm vô số kể các thứ mới như khoai lang, khoai mì, khoai môn…Tới đây tôi thật sự “tẩu hỏa nhập ma”: giờ biết tin ai? Trong thân tâm tôi vẫn thấy tin tưởng các vị tiền bối, các cụ đều là người đức cao trọng vọng, lời nói đáng tin. Vậy phải giải thích chuyện nguyên liệu một lần nữa “hỗn hợp” và “hỗn độn” như vầy ra sao?

Trước hết phải tìm ra xuất xứ chè bà ba. Theo Wikipedia tiếng Việt và giang hồ đồn đại thì chè này “là món chè được chế biến lại từ chè bột khoai đường cát của bà Ba bán chè nổi tiếng ở chợ Bình Tây (thuộc quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh) cách đây khoảng một phần hai thế kỉ. Từ món chè bột khoai công thức chỉ gồm có nước cốt dừa, đậu xanh cà, bột khoai, khoai lang… bà đã thêm vào đó phổ tai, táo tàu, hạt sen, mộc nhĩ… tổng cộng tất cả từ 9, 10 thứ nguyên liệu mới trong một chén chè tạo nên món chè bà ba.”  Có người còn thêm cái tên bà ba là do “bởi món chè này ngon độc đáo, giống như người con gái đẹp miền Tây mặc chiếc áo bà ba mộc mạc mà hấp dẫn vô song”. Ý tưởng này nghe rất nịnh đầm nhưng sự thực chắc không nhiều lắm. Dù sao nó cũng làm tôi táy máy tra thử nguồn gốc “áo bà ba”. 

Nhiều người dẫn lời nhà văn Sơn Nam rằng áo bà ba là từ áo truyền thống của người Baba – người Mã lai Hoa thay đổi mà thành. Tiếc thay, không ai nói rõ Sơn Nam viết như vậy trong cuốn sách nào của ông và trang bao nhiêu. “Trong nhà” chưa rõ, đành “ra ngõ” mà hỏi. Sách “Đông Nam Á bách khoa toàn thư” (Southeast Asia – A Historical Encyclopedia from Angkor Wat to East Timor), trang 199-200, cho biết Baba Nyonya là tên nhóm hậu duệ Hoa – Mã lai (cha Hoa, mẹ Mã lai) cư ngụ nhiều nhất tại Melacca, Penang (Mã lai) và Singapore . Các gia đình thuộc tộc này đa phần khá giả và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Một số từ Melacca đã di cư đến Sài gòn mở các điểm chuyển tiền, cho vay và bao thầu nhiều tàu chở hàng giữa Sài Gòn và Singapore.

Rồi tôi thấy món Bubur Cha-cha của người Baba Nyonya với nguyên liệu gần tương tự chè bà ba: khoai lang, khoai mì, khoai môn, bột báng, nước dừa, có khác là họ nấu với đường thốt nốt thay vì đường cát trắng. Nhớ cụ Bình-nguyên Lộc có viết trong cuốn “Lột trần Việt ngữ”, trang 100 (sách điện tử trên trang binhnguyenloc.de), rằng người Việt thời đó gọi người Mã Lai bằng một trong năm từ sau: Miền Dưới, Chà Và, Mã Lai, Bà Lai và Bà Ba. Bà Ba có khả năng lớn là phiên âm của Baba Nyonya nhưng dân ta bỏ bớt chữ sau để gọi cho gọn. Dựa vào chuyện này, tôi mạnh dạn suy luận chè bà ba chính là chè của người Bà Ba do một người Hoa-Mã lai bán ở Sài Gòn. Người này có thể tên là Bà Ba, nhưng không ngẫu nhiên mà “truyền thuyết” nói bà này bán ở chợ Bình Tây. Đừng quên chợ Bình Tây còn được kêu là Chợ Lớn Mới do ông Quách Đàm, một thương gia người Hoa bỏ vốn xây cất vào năm 1928 và dĩ nhiên có rất nhiều người gốc Hoa buôn bán.

Rồi vì chè bà ba, chè thưng và chè bột khoai có nhiều nguyên liệu giống nhau, lại thêm lục tàu xá (chè sáu món của người Hoa, gồm đậu xanh, phổ tai, táo đỏ, hạt sen, nhãn nhục, hoa móng tay hay vỏ quýt), ngưòi Sài Gòn bắt đầu pha trộn theo khẩu vị của riêng mình. Kết quả, Sài Gòn có vô số phiên bản chè thưng và chè bà ba, còn chè bột khoai không hiểu sao ngày càng ít phổ biến. 

Tới đây chắc sẽ có người cắc cớ hỏi tôi rằng sao lại đặt tên bài viết là chè thưng. Xin thưa, bởi tôi nghĩ chè thưng thực sự là con đẻ của đất Sài Gòn đa văn hóa, mạnh mẽ và phóng khoáng, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và biến nó thành đặc trưng của riêng mình. Chè thưng bây giờ, không phải là chè tào/tàu thưng ngày xưa, không hoàn toàn là chè bột khoai, cũng không là chè của người Bà Ba, mà là một món chè chính hiệu Sài Gòn. Vàng ươm khoai lang, trắng bóc khoai mì, tím hồng khoai môn, xanh non phổ tai, trong ngần bột báng, vàng nắng đậu xanh, hồng hồng đậu phụng. Mềm dẻo của khoai, dai dai phổ tai – bột khoai – bột báng, sần sật đậu phụng, mềm nhừ đậu xanh, ngọt béo nước dừa. Có món chè nào trên đời đa sắc và đa vị được như vậy không?

Tôi tin chè thưng có thể tự tin cùng bánh mì thịt, nước mắm, phở đại diện “tinh hoa ẩm thực Việt Nam” đi thi đấu trên trường thế giới. Tôi tin một ngày nào đó, đánh vào tự điển Oxford hay tự điển Ẩm thực Larousse hai chữ chè thưng, tôi sẽ vui mừng đọc thấy dòng chữ “Món chè của Việt Nam” và lịch sử đa văn hóa của chè thưng. Tôi tin ở một hội chợ ẩm thực thế giới trong tương lai, gian hàng Việt Nam sẽ có chị gái mặc áo bà ba bán chè thưng, ngồi xổm cất tiếng rao:

“Ai ăn chè bột khoai bún tàu… đậu xanh nước dừa đường cát…hôn…”

Mong lắm thay!

 

Minh Lê (Suối Tiên, Khánh Hòa)

………………………………………………..

tác giả gởi ngày 17.10. 2020

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định

Đỗ Hồng Ngọc với Tạp bút ĐỂ LÀM GÌ?

09/03/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

 

Lời ngỏ

 

Tôi đặt tên cho “Tệp tuyển” này là ĐỂ LÀM GÌ bởi vì trong lúc tập hợp một số các bài viết ngắn của mình dưới đây tôi luôn tự hỏi để làm gì, để làm gì… mà vẫn không sao trả lời được!

…………

Rồi một hôm, trong buổi “về thu xếp lại”, tôi gom góp một số bài tùy duyên, tùy hứng, tùy nghi, tùy hỷ … bấy lâu mình thích mà làm thành một “Tệp”, mà tôi gọi là Tạp bút như một món quà lưu niệm dành riêng đọc vui một mình, rồi biết đâu cũng có người đồng điệu, cũng nòi tình mà cùng sẻ chia trong chốn thân quen…

Không ngờ mà khi thu xếp, gom góp lai rai như vậy, tôi đã không cầm được nước mắt khi đọc lại “nỗi cô đơn uy nghi” của Võ Hồng, “người ta ở bển” của Trần Vấn Lệ, “gọi chiều nước lên” của Trần Hoài Thư, và “lắm nỗi không đành” của Võ Tấn Khanh…

Rồi cũng không thể không cười một mình với “làm mới thơ”, với “vơ vẩn cùng Mây” với “hỏi không đáp, bèn…”

Rồi lại cũng không thể không trầm ngâm ngẫm ngợi với “để làm gì”, với “sáng, trưa, chiều, tối”…

Mít ướt. Nó vậy đó. Biết sao.

 

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon, 2.2020)

 …………………………………………………………

 

ĐỌC ĐỖ HỒNG NGỌC

Trần Vấn Lệ

Tôi từng viết về Đỗ Hồng Ngọc qua tập thơ Thư Cho Bé Sơ Sinh & Những Bài Thơ Khác. Tôi dùng từ “ấm áp” nói về cách diễn lời diễn ý của ông. Nay với tập tùy bút này, tôi thấy ông chẳng thay đổi gì, toát ra từ văn chương của ông là sự ấm áp, là lòng từ bi hỷ xả. Có lần tôi nói Đỗ Hồng Ngọc giống như Ông-Thầy-Chùa, ông Thầy ở trong Chùa giảng dạy cho người ta biết cách thích nghi với đời sống, hồn nhiên tự tại; tôi không coi ông là một Nhà Sư vì ông luôn luôn gần gũi với mọi người trong tình thân ái và nhân ái. Tập tùy bút cho tôi thấy lòng ông thản nhiên thơm ngát đạo hạnh, không có chút nào mê tín, không có chút nào dị đoan. Sự gặp gỡ giữa đời thường này là một cái duyên. Cái duyên khởi từ Thơ, miên man vào Văn, thành tâm tình, thành tâm sự.

Tôi và Đỗ Hồng Ngọc “có duyên” từ năm đệ thất, 1954 – 1955 tại Trường Phan Bội Châu, Phan Thiết. Sau đó chúng tôi lưu lạc, Đỗ Hồng Ngọc…mất tích cho đến cuối thập niên 1990, tôi thấy cái bút danh Đỗ Hồng Ngọc trên nhiều báo tôi thử đánh bạo làm quen. Thì té ra, cố nhân! Hơn hai mươi năm rồi, tình của chúng tôi thắm thiết.

Tôi có suy bụng ta ra bụng người, thật. Nhưng tôi tự tha thứ cho tôi:  mình nói tốt về một người, mình ca ngợi một người tốt mình không có tội!  Đỗ Hồng Ngọc là Bác sĩ y khoa đã có năm mươi năm hành nghề, rất mát tay và xứng đáng nhận danh hiệu Lương Y Như Từ Mẫu. Chẳng chỉ thế, với thi tài và văn tài của ông, Đỗ Hồng Ngọc đã có chỗ đứng không-đổi-dời trong lòng người đọc sách. Bạn chưa tin tôi, bạn đọc Đỗ Hồng Ngọc đi, rồi bạn thấy tôi nói về Đỗ Hồng Ngọc còn “hạn chế” lắm!

Đỗ Hồng Ngọc nói về Tùy Bút như sau:

Tôi khoái Tùy Bút.  Không biết tại sao.  Chắc là tại cái tạng. Tùy Bút nó gần với Thơ hơn. Nó không hư cấu. Nó đến từ cảm xúc hơn là từ tính toan. Nó tùy duyên mà tới. Nó tùy hứng mà nên. Nó tùy nghi mà hiện. Và nó tùy hỷ mà vui…

Đọc Tùy Bút của Đỗ Hồng Ngọc, tôi nghe lòng tôi lắng xuống. Đời còn đẹp lắm vì còn có người trang điểm cho đời bằng văn chương. Đỗ Hồng Ngọc cho ra đời đúng lúc tập Tùy bút ở tuổi tám mươi này. Chúng ta thử nghĩ rằng mình đang gặp lại cái gì đây, chuyện gì đây, người nào đây… và các bạn sẽ gặp lại chính mình.Tôi không nói Đỗ Hồng Ngọc là nhà luân lý, tôi chỉ muốn khen Đỗ Hồng Ngọc, ông là nhà văn đi theo hướng “Văn Dĩ Tái Đạo”. Đỗ Hồng Ngọc đóng góp cho đời, xây dựng giềng mối cho đời bằng văn chương điềm đạm. Hãy viết vì tình người, dịu dàng, nhẹ nhàng và ấm áp!…

* ** * *

Đọc được một cuốn sách hay, tôi nghĩ rằng có một hôm nào đó…tôi không quên những gì tác giả viết ra, miên man và lan man nhưng “hay kỳ lạ” vì nó cho mình suy nghĩ về mình, bất chợt nhìn ra cảnh đời nghe ít nhiều xao xuyến…từ đó, tôi nhủ lòng tôi: mình nên sống đằm thắm, mình nên là người tử tế.

(TVL)

 

******

MỤC LỤC

 

* 2.Lời ngỏ

* 3. Để làm gì?

* 6. An lạc

* 8. Một hôm gặp lại

* 13. “Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh”

* 17. Nhớ Tiếng Thu ở Boston

* 19. Con tinh yêu thương

* 22. Cám ơn Asimo

* 25. Kể thơ trên xe lửa

* 28. Làm mới thơ

* 31. Tôi cũng tin vậy

* 35. Chỉ ngần ấy thôi

* 40. Văn hóa đọc

* 43. Khúc khích trên lưng

* 46. Trà đạo

* 50. Lãng mạn xưa và nay

* 53. Sến già nam

* 59. Một cốt cách ở đời

* 63. Gọi chiều nước lên

* 69. Võ Hồng vào tuổi 80 “và nỗi cô đơn uy nghi”

* 76. Mình

* 78. Hỏi không đáp, bèn…

* 81. Còn sữa để cho con

* 84. Bò, tại sao điên

* 86. Chuyện sanh đẻ

* 88. Bác sĩ nhà quê

* 92. Chơn mạng đế vương

* 95. Sáng mắt

* 98. Người ta ở bển

* 100. Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi

* 104. Dằng dặc khôn nguôi

* 110. Nỗi ám ảnh sen

* 112. Lắm nỗi không đành

* 116. Lẽo đẽo phương quỳ

* 118. Thy Đạo

* 123. Vơ vẩn cùng Mây

* 126. Còn thương rau đắng

* 129. Về Phan Thiết

* 132. Bãi Phan Thiết

* 135. Biết bao điều thì thầm

* 138. Một chuyến đi hụt

* 141. Arul, chốn núi rừng

* 144. Huế bao lần về

* 147. Hội An

* 150. Gia đình Hoa Sen, Đà Lạt

* 155. Năm nay người có về ăn Tết

* 158. “Ếch kêu”

* 162. Tôi thấy tôi thương những chuyến phà

* 165. Đà Lạt

* 167. Thăm thầy Phước An

* 169. Mấy ngày Tết

* 172. Hoa đào năm ngoái

* 174. Núi vẫn cứ là núi

* 177. Tôi học Phật

* 181. Ca-tì-la-vệ

* 183. Nói chuyện ở chùa Quang Minh, Melbourne

* 185. Úc du và vài bài học quý

* 187. Về Huế thăm chùa

* 193. Ngọn lửa

* 195. Có Không

* 198. Lên non hái lá

* 200. Cà kê dê ngỗng

* 202. Những nụ cười

* 205. Một mùi gió bấc quen thuộc…

* 210. Già mà sướng!

* 210. Tủm tỉm một mình

* 212. Sáng, trưa, chiều, tối

* 216. Bạt: Trần Vấn Lệ đọc Đỗ Hông Ngọc

* 218. Phụ Lục: Nguyễn Thị Khánh Minh

 

đỗ hồng ngọc: tạp bút Để Làm Gì (bản thảo 2020)

dàn trang: nguyễn hiền-đức; sửa chính tả: nguyệt mai

minh họa: đỗ hồng ngọc, đỗ trung quân, đinh cường, lê ký thương 

 

Website: www.dohongngoc.com

Email: dohongngocbs@gmail.com

Ghi chú: Dưới trang sách, góc trái, có mũi tên lên xuống để lật trang.

DHN - Nm 173 OK De Lam Gi - Final A

 

 

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “BIẾT ƠN MÌNH” CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC

13/12/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

 

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “BIẾT ƠN MÌNH” CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC

 Hai Trầu Lương Thư Trung

Thưa bạn,

 

Hai Trầu Lương Thư Trung.
(Đường Sách Saigon 2018)

Để trả lời câu bạn vừa hỏi:“Học được gì từ “Biết Ơn Mình” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc?”, tôi phải thành thật trả lời cùng bạn là tôi thấy mình học được nhiều điều bổ ích khi đọc “Biết Ơn Mình” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.

Chẳng hạn, như sau khi đọc ngay chương đầu “Biết Ơn Mình”, mới thấy các bộ máy trong mỗi con người nó làm việc rất miệt mài, bền bỉ mà không hề có một tiếng than thở trách móc nào!Vợ tôi thì nói: “Đọc phần này thích lắm và nói Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc viết hay lắm: Các bộ máy của con người hổng cần thay dầu thay nhớt gì mà cứ chạy rào rào”.Mà quả đúng y chang vậy. Tác giả viết:

 “Cơ thể ta có hai trăm cái xương lớn nhỏ được ráp nối với nhau để thành một khung xương, hoạt động được là nhờ các khớp, cũng đã xài được mấy chục năm trời mà chẳng phải bơm dầu trét mỡ gì cả. Vậy mà nó vẫn làm việc trơn tru, êm rơ, chỉ khi ta tích tuổi, lớn tuổi rồi nó mới bị đau nhức chút đỉnh thì cũng phải thôi!”.

Nhóm chữ “mấy chục năm trời” hay thiệt! Nó vừa bao quát được cả thời gian chỉ sự lâu bền mà vừa nói lên được sự chịu đựng cực nhọc dẻo dai của nó nữa!

Rồi tác giả phân tích tiếp các chức năng của các bộ máy tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết…, mỗi mỗi đều có công giữ gìn mạng sống của mỗi con người nhưng chúng ta vô tình hổng biết công sức của nó cứ nghĩ rằng nó tự nhiên như vậy và mình đôi khi cứ xài một cách bừa bãi, vô trách nhiệm mà mình hổng biết… Ở đây tôi lấy một thí dụ về thở thôi. Tác giả viết:

“Rồi thử xem buồng phổi của ta.Đó là nơi ta trao đổi không khí để sống.Người ta có thể nhịn đói vài ba tuần, nhịn khát mươi ngày nhưng không thể nhịn thở quá năm phút.”

 Vâng, điều này thì quá đúng. Tôi nói sự thật chứ không phải nói theo tác giả. Bạn sẽ hỏi tôi sự thật là như thế nào? Lấy gì chứng minh?

Thì đây, hồi mấy chục năm trước, lúc tôi vô Chương Thiện, miệt Hỏa Lựu (Long Mỹ) làm nghề chất chà và dỡ chà bắt cá có tới hơn bốn năm, mà bây giờ tôi còn nhớ là một trong những công việc nặng nhọc nhứt mà cũng quan trọng nhứt của cái nghề hạ bạc này là gạn lưới bắt cá trong chà. Rồi bạn sẽ hỏi tôi gạn lưới bắt cá có gì liên quan tới sự thở chứ gì?

Thưa có và rất quan trọng là thế này: Khi cả toán người dỡ chà (khoảng 10 người); mỗi người phải đeo bám vào một cây sào bằng tràm tuốt vỏ cho trơn láng, dài chừng ba bốn thước, gọi là cây sai. Sở dĩ người ta phải bám vào cây sai ấy vì con người thường không bị chìm xuống đáy sông do sức đẩy của nước làm cho cứ bị nổi lên hoài. Do vậy muốn lặn sâu xuống đáy sông để gạn lưới bắt cá thì phải có cây sai để bám vào; bằng không sẽ không làm gì được dù bạn cố lặn thật lâu. Nhưng dù có ngoéo hai chân vào cây sai nhưng mỗi đợt lặn xuồng đáy sông cũng chỉ có thể kéo được tay lưới vô chừng ba hoặc bốn tấc là cùng; Và bạn biết tại sao hông? Vì khi lặn như vậy bạn phải “nín thở”; nhưng không ai có thể “nín thở” được tới năm phút. Do vậy mà, qua kinh nghiệm về nghề chất chà và dỡ chà hồi ba bốn chục năm về trước tôi thấy tác giả nói về việc“không thể nhịn thở quá năm phút” là rất xác thực.

Rồi có một điểm này nữa là lòng thương người của dân quê ở các miệt quê như tôi là hễ thấy ai bịnh mình hay lấy thuốc có trong nhà cho người ta uống làm phước; nhưng tác giả dặn: “Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng.” Vâng, ở đây tôi học thêm được một điều là tuyệt đối không nên cho người khác uống thuốc cùng hiệu thuốc mà mình đang uống dù cùng một bệnh trạng như nhau.

Tôi rất mê câu này: “Không gì tệ hại hơn người thầy thuốc mà hù dọa cho người ta sợ hãi về thân bệnh để trục lợi, hay người tu sĩ mà hù dọa cho người ta sợ hãi về tâm bệnh để trục lợi!” Và tác giả lại viết tiếp:“Một lời nói của bác sĩ có thể gây bệnh trầm trọng thêm hoặc làm giảm bệnh đi một nửa!”

Còn thầy thuốc mà định bệnh một cách máy móc cũng nguy hiểm không kém. Tác giả viết: “Lời nói của bác sĩ không chỉ mang thông tin y học mà còn mang cảm xúc. Những lời nói “mơ hồ” nhiều khi rất nguy hiểm!”

Điều này quá đúng.Tôi có anh bạn năm nay cũng gần 80 tuổi. Cách nay khoảng hơn 10 năm, vị bác sĩ coi hình phổi của anh vừa chụp và bác sĩ nói anh bị bướu ở phổi và có thể bị ung thư phổi. Nghe như vậy anh quá lo lắng và mất tinh thần; rồi cơm không ăn, mà ăn gì vô; nước không buồn uống, mà uống gì nổi; và rồi chưa đầy một tháng, anh đã bị sụt cỡ cả chục kilô. Sau tái khám, rõ lại thì bác sĩ nói không phải ung thư mà phổi ảnh chỉ là một vết sẹo cũ hồi lúc tuổi còn nhỏ mấy chục năm về trước.

Trong “Một chút lan man”, tác giả viết một câu ngắn mà chí lý vô cùng: “Năm 20 tuổi người ta băn khoăn lo lắng không biết người khác nghĩ gì về mình. Đến 40 thì ai nghĩ gì mặc họ.Đến 60 mới biết chả có ai nghĩ gì về mình cả!”

Hai vế đầu thì tôi hổng bị ảnh hưởng mấy nhưng về thứ ba thì rất phê đối với riêng tôi, tôi học được ở đây bài học của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là:“Tóm lại, chấp nhận mình là mình và từ bi với mình một chút. Có lẽ như vậy hay hơn!”

Rồi tới cái mục “Người già thiếu bạn”. Cái này tôi đồng ý với tác giả 100% về cái buồn khi mình già mà hổng có bạn, buồn chết! Chẳng những tôi mà anh bạn Ngu Yên mới đây trong lời chúc Giáng Sinh, ảnh cũng viết:

“Các bạn,

Khi về già, bằng hữu sót lại là báu vật, là những gì chúng ta không thể tìm thấy lần thứ hai.”

 Rồi tôi còn học thêm được của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ở cách dùng chữ, câu viết ngắn gọn mà dễ hiểu, và nhất là còn điểm xuyết vài chỗ dí dỏm rất tự nhiên mà vui, hấp dẫn.

Thí dụ như, tác giả kể hai bà: một bà bị nhức răng và một bà có răng giả:

“Một bà lão phàn nàn với bạn: Đêm qua tôi không ngủ được chút nào vì đau răng quá! Bà có khi nào bị như vậy không? – Tôi hả? Chưa bao giờ, vì răng và tôi không ngủ chung với nhau!”

Rồi có khi lại dặn:

“Chửi chó mắng mèo”, “Giận cá chém thớt” cũng được. Đập bể mấy cái ly cái dĩa … cũng hay! Có điều nênchon trước một ít ly tách, chén dĩa mẻ, để dành sẵn, khi nào cần thì đập nghe vừa rôm rả vừa đở tốn kém!”

Thiệt là vui quá!

Hoặc một chỗ khác, trong “Bác sĩ nhà quê’, tác giả kể:

“Ông nhờ tôi có cách nào khuyên bà bỏ cái tật ghiền xông! Tôi thăm khám, xem kỹ hồ sơ rồi kết luận: Bà nên tiếp tục … xông! Ông trợn mắt kinh ngạc. Đã “toa rập” với nhau rồi kia mà! Còn bà thì mắt cũng sáng lên: cứu một bàn thua trông thấy!”

Nghe giống như ký giả Huyền Vũ ngày nào tường thuật một trận cầu vậy!

Và còn nhiều mẩu chuyện rất vui như vậy nữa, bạn không học được cái nét dí dỏm ấy sao?

Sau cùng là hổng biết sao, sau khi đọc “Biết Ơn Mình” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, tôi thấy tôi còn thiếu sót nhiều thứ giống như mình bị ông thầy bắt mạch trúng tim đen vậy. Cái gì cũng lo, cái gì cũng hồi hộp, cái gì cũng sợ, cái gì cũng hổng biết gìn giữ săn sóc nó mà cứ bỏ phú cho Trời! Nói như thầy Nguyễn Cao Đàn của tôi mấy chục năm về trước trong một lá thơ thầy gởi cho tôi, thầy đã viết: “Già-đầu rồi mới thấy phân-biệt phải-quấy, nên-chăng đâu có dễ… “

Còn bạn, theo bạn, bạn nghĩ sao?

(Hai Trầu)

Houston, ngày 12 tháng 12 năm 2019

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định

“Úc du”… một chuyến (kỳ 2)

27/10/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi

“Úc du”… một chuyến (kỳ 2)

 

Anh Tuấn dặn mình, ở đây khi nói đến chơi nhà ai, đến thăm ai, có nghĩa là đến… ăn. Cho nên khi có gia đình người bạn từ Sydney ghé thăm, anh tức tốc xách xe ra chợ đi một vòng, mua những thức ngon sẵn có mang về bày ra đầy bàn thành một bữa tiệc. Thế là đủ cho một bữa ăn thịnh soạn có heo quay, vịt quay, gà quay, gỏi, mực, tôm, cá hồi… các thứ, dĩ nhiên luôn có vài chai rượu chát, wishky… May mà ở Melbourne này, cấm hút thuốc. Mình tệ quá. Không uống rượu được, không ăn heo quay vịt quay… được, chỉ có thể chọn chút gà, chút cá hồi, vài con tôm. À mà tôm cũng lạ. Tôm luộc “đại dương”, nghĩa là luộc ngay lúc còn tươi, giữa biển rồi ướp lạnh. Để nguyên vậy ăn, không chế biến gì thêm. Ai cũng khen ngon. Mình chê… nhạt nhẽo quá. Phải nướng trên lửa than hồng, và ăn thì phải có muối… ớt, ớt hiểm cay xè mới thực ngon. Ai nấy chưng hửng. Bèn nướng thử vài con. Ai cũng kêu, ôi, thơm ngon thiệt.

Riêng anh Tuấn mình cực kỳ phản đối vụ đòi ăn… ớt. Ai đời, đi tour với người ta, xếp hàng vào quán fastfood… mà đòi ớt. Lại đòi ớt tươi nữa trời ạ! Lần sau, nhớ mua một túi ớt, mang lủng lẳng trước ngực cho chắc ăn nhé. Dĩ nhiên mình biết ăn uống là chuyện văn hóa. Văn hóa thì không giỡn chơi được. Có người mê mắm bồ hóc, người mê mắm ruốc, ngưới thích camembert…  Ai dám nói món này hơn món kia, người này hơn người khác về chuyện món ngon! Nghe có vị Sư nói “Nam mô Quan Thế Âm Bồ-tát mỗi người mỗi khác” mình rất chịu.

Lại có người tưởng mình ăn chay trường. Mình nói tôi ăn cái gì tôi… thích thôi, và cái gì tôi ăn cũng thành chay cả. Ăn trong chánh niệm và biết ơn mà. Hiện nay nhiều món ăn chay nhưng đặt tên rất “mặn”!

Mình phone thăm vài người bạn, rõ ràng họ rất vui, mời mình ở lại… ăn với nhau một bữa. Cô em họ kêu anh Ngọc hôm nay đi ăn với em một bữa nha, anh Ngọc mai đi ăn với em bữa nữa nha, trước ngày về nhớ đi ăn nhe… Ngay cả vợ chồng đứa cháu cũng tha thiết mời cậu đi ăn một bữa để được thăm cậu. Ô hay. Thăm sao phải ăn. Mình cương quyết… từ chối. Kêu tụi nhỏ đến nhà anh Tuấn thăm mình, uống trà hay nước lọc, trò chuyện cũng đủ. Mình nhắc chuyện quê nhà, chuyện bà con, nhắc chuyện ông bà ngoại, cha mẹ các cháu ngày xưa thế nào… Bọn trẻ há hốc ngồi nghe, cảm động. Rồi mình kết luận. Thấy chưa. Chuyện vãn đã đời nảy giờ vừa thân mật vừa gần gũi. Ra quán ăn, làm sao trò chuyện kiểu vậy được. Những người xung quanh nghĩ sao?  Mình vừa ăn vừa nói ào ào làm sao chánh niệm được!

Vì thế, nhiều lúc mình chọn cách đến thăm bạn bè… đột xuất, để bạn không kịp vất vả vì chuyện bữa ăn. Rồi cũng có người nhắc nhỏ mình: tại anh mới đến Úc lần đầu, bạn bè em cháu học trò… lâu ngày không gặp, chớ anh thử ở lâu lâu coi! Có lý. Cũng không sao. Lúc đó, mình lên chùa, xếp hàng lãnh cơm chay ăn miễn phí, vẫn ngon lành như thường. Nhớ hôm xếp hàng lãnh cơm chay ở chùa, không biết sao có người nhận ra mình. Hai vợ chồng lịch sự đến chào hỏi, và xin phép chụp chung cái hình. Thì ra cũng tại mấy cái youtube, những bài mình “Talk” ở chùa Hoằng Pháp, chùa Khánh An, chùa Xá Lợi…

 

Bữa ăn chay miễn phí mỗi sáng Chủ nhật ở Chùa Quang Minh.

 

Một bà mẹ kể chuyện hai vợ chồng làm việc cật lực, cắt ca cắt củm mua được cái nhà riêng cho con trai còn vị thành niên, nói sau này mẹ già con lo lại cho mẹ nhé. Thằng con trả lời sắc cạnh: Không! Cha mẹ già đã có nhà nước lo. Đúng, người già ở đây được nhà nước chăm sóc rất tốt, không để ai phải thiếu thốn. Phan Đổng Lý, người bạn làm social worker ở Úc hơn 40 năm nói Melbourne nổi danh 3 điều: đó là một garden state, nơi nào cũng vườn tược, cây xanh, không khí trong lành; một wellfare state, an sinh xã hội rất tốt, chăm lo cho người già, người neo đơn, trẻ 16 tuổi đã được trợ cấp riêng, y tế, giáo dục hoàn toàn miễn phí…; và là một legal system state, hệ thống pháp luật chặt chẽ, được tôn trọng tuyệt đối…

Phan Đổng Lý và Đỗ Hồng Ngọc, Melbourne 10.2019

 

Dĩ nhiên, ở một mặt khác cũng có nhiều vấn đề như sức khỏe tâm thần ở lứa vị thành niên, ở người có tuổi đang ngày càng gia tăng, bệnh tim mạch do lối sống, bệnh “ba cao một thấp” (cao máu, cao mỡ, cao đường và… thấp khớp!);  bệnh ung thư, đặc biệt ung thư đại tràng (colon) v.v… gia tăng, chủ yếu cũng là bệnh do lối sống.

 

 

Hẹn thư sau,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định

Một hôm gặp lại Nguyễn Xuân Thiệp

22/07/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (7.2019)…

Một hôm gặp lại Nguyễn Xuân Thiệp

Bạn biết đó, mình vừa mất toàn bộ các bài viết, draft, hình ảnh… trong cái “ổ cứng” kỳ cục gì đó của máy vi tính… Đứa cháu nói để con ráng “cứu” dữ liệu xem sao. Thất bại. Mà như bạn biết, “Thất bại là mẹ đẻ của… đại bại” nên không có gì đáng ngạc nhiên.

Lò mò thế nào, lượm được bài Nguyễn Xuân Thiệp đọc “Một Hôm Gặp Lại” của Đỗ Hồng Ngọc. Trời ơi, xưa giờ chưa thấy một bài “đọc sách” nào trời ơi đất hỡi như vậy. Nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, chủ xị phovanblog bạn nhớ chứ? Mình chưa gặp anh lần nào mà đã thân thiết lắm. Anh lứa lớn, bạn với anh Cao Huy Thuần mà. Cao Huy Thuần bảo ngay từ hồi còn bé, chơi với nhau chỉ thấy Nguyễn Xuân Thiệp làm thơ! Và thơ anh ngay từ thời xa xưa đó không chỉ có từ có tứ có âm có vận mà còn rất “tân hình thức” nữa. Những dấu chấm đột ngột, những ngắt dòng đột ngột… đã khiến câu thơ sửng sốt thành vô số tứ thơ, bài thơ…

Và như thế, Nguyễn Xuân Thiệp đã “đọc sách” Một Hôm Gặp Lại của Đỗ Hồng Ngọc. Một bài đọc sách kỳ cục, một bài rất thơ nguyễn xuân thiệp… Rảnh đọc lai rai vậy nhé.

Ta sẽ giật mình “gặp lại” biết bao người, biết bao nỗi niềm từ Bồ Tùng Linh đến Nguyễn Du, Saint Exupery, rồi Bùi Giáng, Mai Thảo, Quách Thoại, Hoàng Ngọc Biên, Diễm Châu, Trịnh Công Sơn, Đỗ Trung Quân, Từ Thế Mộng, Nguyễn Bắc Sơn, rồi Đinh Cường, Bửu Ý, Nguyễn Đức Sơn, Hà Thanh, rồi Võ Phiến, Trang Thế Hy, Thận Nhiên, Diễm Tú, Hoàng Chu, Xuân Phước, Kim Phượng, rồi Trần Hoài Thư và Yến, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Lê Ký Thương…

Và vì thế, không có lý do gì ta chẳng “gặp lại” Nguyễn Xuân Thiệp “một hôm”,

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Sg 22.7.2019)

 

 

MỘT HÔM GẶP LẠI*

Nguyễn Xuân Thiệp

 

 

Bạn từ quê nhà gởi cho cuốn sách

ôi. món quà quý giá biết bao

và tôi gặp lại

chàng hoàng tử bé

với hình con trăn nuốt con voi. đang nằm nghỉ. như chiếc nón úp

đơn giản vậy. mà người lớn không ai hiểu cả

và cậu đã trồng. một cây hồng. trên hành tinh bé xíu

saint-exupéry ơi. ông sẽ sống mãi. với cây hoa hồng. và chàng hoàng tử bé này

tôi cũng thấy. mình là người đi chia lửa. như lời phật nói
ghi trong sách đỗ hồng ngọc

tôi đi chia. hơi ấm. của một mối tình đã chết. với làn hương. mê

tôi cũng chia. ánh đèn của một sân ga nhỏ. tiếng chuông xe điện leng keng. bên bờ sông vắng

cùng những cánh môi khô

của cánh đồng gai

và cả mùi hôi. của một vùng biển quê nhà

ôi ngọn lửa của tôi

không được như lời phật dạy

thơ tôi. rồi sẽ tắt. cùng đời tôi

may thay. tôi gặp lại. dòng sông thuở bé, như thanh kiếm dựng giữa trời. trong thơ cao bá quát

sông hương đó anh ngọc ơi
dòng sông đã theo tôi. trên khắp chặng đường tôi qua

qua nắng. qua mưa. và tuyết phủ

trận thunderstorm

và mùa thu. trên quảng trường harvard square. của boston

trên chuyến xe lửa ngày nào

tôi cũng làm người kể thơ

cho cô susan nghe

những câu thơ bụi. có mùi thơm của cánh hoa khô. trên vỉa hè

tôi gặp lại. trịnh công sơn. với miệng cười khúc khích trên lưng

và con tinh yêu thương. vô tình chợt gọi**

mặt trăng. nằm ngủ trên đồng cỏ khô

 

Khi ở thành phố Garland, June 2016

*Tuyển tập Tùy Bút Đỗ Hồng Ngọc

**Ca từ Trịnh Công Sơn

(http://phovanblog.blogspot.com/2016/06/mot-hom-gap-lai.html)

………………………………………………………….

MỘT HÔM GẶP LẠI. TIẾP TỤC…

nguyễn xuân thiệp

 

anh đỗ hồng ngọc ơi

hôm nay thấy có hứng chút chút

nên muốn được cùng anh

trở lại với mùa thu boston

cùng anh đi trên chuyến bus. có cô susan

ngồi kể thơ

vẫn là thơ của anh chàng đỗ trung quân

nhưng không phải. chùm khế ngọt. hay giỏ xe chở đầy hoa phượng.

đỏ

những thứ ấy là của tuổi học trò. xưa rồi

mình già đầu

chơi thứ khác

có chút xì ke. đế. và thêm chút gái. càng phê

vâng. ta sẽ kể cho susan nghe. chuyện cùng với chàng thi sĩ họ đỗ. gầy còm

ngồi trong garage để xe. nhưng không có xe

xe nằm ngoài đường

đây là nhà hoàng ngọc biên

người tôi quen thân

ngồi ở đây. nhé susan. ta vừa uống bia. vừa hút thuốc lá. nói chuyện văn chương. thời thế. cả chuyện cá chết. và biển thúi

chuyện cô học trò hát rap

và obama núp mưa. trong quán chiều. hà nội

chung quanh chỗ chúng ta ngồi. có hơi sương mù. và chú sóc giỡn chơi

ô. anh và susan. có ngửi thấy mùi của những bông khuynh diệp vàng cháy khét. diễm châu đang dùng quẹt ga đốt. trên đường chiều trương định. có tiếng chuông nhà thờ xa

diễm châu giờ đã chết

anh ngọc ơi

còn tôi đây, muốn kiếm một bà già dẫn mình ra bờ sông tình tự. nhưng hỡi ơi. bà ấy chỉ thích đi kéo máy casino

chán không. chung quanh tôi cũng có dăm cô sồn sồn. nhưng mấy cô này chỉ muốn đi với kép trẻ. tiên sư cái sự đời

thôi thì ta trở về với cô bé có mái tóc bánh bèo. nhớ lại thời mình chăn trâu. đầu húi cua. khét nắng

đời đơn sơ vậy mà vui. lại được cùng cô bé cạp chung củ khoai lang nướng. có mùi sùng. như tôi với cô bé thỏ. thời vương phủ

đêm qua. tôi đi bụi ở nhà diễm tú. cùng với nghĩa và thận nhiên hát quán bên đường. tôi chỉ hát ké thôi, vì sợ hư bè như nhật hoàng nói

ôi. mình gặp lại cô bé mái tóc bánh bèo trong một quán bar khuya. hình như là the house of the rising sun

em bây giờ. bẹo hình hài. đem thân xác hiến cho phường tục tử. kiếm tiền

còn tôi làm nghề viết mướn

em hỏi đời buồn hay vui

tôi đáp. buồn hay vui. thì cứ hỏi cuộc đời

tới đây. tôi cầm ly rượu đập xuống bàn. đánh rầm

khiến  hoàng chu đứng gần đó. giật mình. trợn mắt. ngạc nhiên

(còn tiếp)

NXT

…………………………………………………………………

 

Lần nữa. MỘT HÔM GẶP LẠI

Nguyễn Xuân Thiệp

 

anh đỗ hồng ngọc thân

đêm qua. một trận thunderstorm. kéo qua bầu trời

tỉnh giấc. ba giờ sáng

tôi nghe như tiếng không lộ thiền sư. hú rền. lạnh thái hư

nhìn ra. thấy bóng đinh cường. bạn chúng ta. mặc áo tím. đi trong mưa. qua rừng natick. có tiếng còi tàu

vọng lại

và tôi muốn khóc

gọi thầm tên nhau. như sơn. gọi thầm. gọi thầm tên nhau. đừng bỏ tôi đi*

ơi hà thanh. … xứ huế bây giờ / vẫn còn núi ngự bên bờ sông hương**. bùi giáng ngày nào đã hạ bút.

vậy mà hà bỏ đi sao. huế và hà thanh. chưa ai hát hải ngoại thương ca hay bằng hà. cả mình và nguyễn

xuân phước đều mê. đêm qua nhân giỗ đầu của hắn mình vừa nghe lại. đêm trên trời có một vầng trăng.

trăng của dòng sông xanh đó. hà ạ.

vừa dẫn thơ. bỗng thấy bùi giáng chợt hiện

đứng múa. trên ngã ba đường bà lê chân. tân định

bùi giáng. lưng đeo đầy túi cói. và lon cóng

cầm chiếc quạt

đưa cao. hát

em ơi. em đẹp vô cùng

vì em có cái lạ lùng bên trong**

a. cái lạ lùng bên trong là gì. đọc một hôm gặp lại của đỗ hồng ngọc. chỉ thấy anh ỡm ờ. không chỉ đích

xác

tức quá. bèn tìm cho ra

và rồi chợt ngộ

đúng rồi. cái chỗ đặt của mai thảo*** đó mà. thảo nào

nhiều người mê

như mê sến già nam. ý. đừng. mê sến nữ trẻ thôi

bỗng dưng. thèm đi ra bãi biển phan thiết của anh đỗ hồng ngọc. ăn cái bánh căn. rồi tắm biển. không sợ

cá chết. nước nhiễm độc

ở đây tôi gặp. từ thế mộng và nguyễn bắc sơn. ngồi nhậu trong một quán lá bên đường. đọc thơ

tôi nghe. mấy hôm nay biển thở dài / thì ra em bệnh đã vài bốn hôm…**** và nghe. ta vốn ghét đàn bà

như ghét cứt / nhưng vì sao ta lại yêu em…*****

ôi. ghét đàn bà ư. ở đó mà tin mấy ông nhà thơ. tui thì đàn bà nào cũng mê và còn dại gái nữa. như một

chị bạn xinh đẹp ở đây từng nhận xét

hơn thế nữa. muốn làm chàng trai ở rể được người yêu cẩn thận dặn dò. chuột kêu chút chít trong rương

/ anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay

và làm chàng thư sinh mặt trắng của bồ tùng linh gặp cô ma nữ hỏi không đáp bèn giao hoan

thôi. nói chuyện bậy bạ quá trời. đó là do ông đỗ hồng ngọc đầu têu. xin người yêu đứng đắn của tôi ở

bên bờ tây đừng rầy la. tội nghiệp

thôi. chuyện nghiêm chỉnh vậy

trước hết là chuyện ông võ phiến. cùng bạn. ngồi nhìn bồ câu bay. lâu lâu con mái xòe đuôi để con đực

“lắp ráp”. rồi lại bay đi. trưa nào cũng bay******

trời ơi. lại nói bậy rồi. cho dù nói theo hai ông đỗ hồng ngọc và võ phiến. xin trở về với các bạn ta. chắc

ăn hơn

đinh cường chẳng hạn. không bao giờ nói bậy. chỉ nói những lời có cánh dễ thương. nên được bạn bè

yêu mến. xin kể ra đây tựa đề những đoạn ghi của cường theo sách đỗ hồng ngọc. đoạn ghi ngắn nhớ

ngày 15 tháng 3 sinh nhật cháu. cho con dốc sâu xuống thân trọng điền trang. thăm những nhà ga sắp

hồi sinh. thức dậy ngồi im trong đêm khuya. tạm biệt sài gòn lần nào cũng mưa chiều nặng hạt. từ đà lạt

thuê xe tắc xi cùng bửy ý về thăm sơn núi. v.v…

cường ơi. tôi muốn một hôm nào đó. xin trở lại thăm cái basement của bạn. ngắm các bức tranh. những

chân dung bạn bè. và nhìn hình chụp bạn cùng tôn nữ kim phượng. thời còn trẻ. nắm tay nhau chạy

xuống đồi. với tôi tấm hình này là đẹp nhất trong những trang đẹp của đời bạn

và lữ kiều. người chủ dễ thương của thân trọng điền trang ở đà lạt. chàng yêu thơ từ lúc trẻ. không hề

coi thơ là thứ để trang sức. chàng viết. con dế mèn có thể hát để mà hát nhưng tôi không thể viết để mà

viết

còn lê ký thương nữa. người luôn bị ám ảnh bởi bông sen. mải mê vẽ nó. để rồi cuối cùng thị được và

sụp lạy cúi đầu như quách thoại trước bông thược dược…

lại nữa. tôi từng đọc và mê chiếc piano treo ngược và những giấc mơ của lữ quỳnh có bạn bè cười nói

đông vui, ấm áp. lữ quỳnh từ bao lâu nay vẫn là người thiết tha, thủy chung với bạn. những niềm vui, nỗi

buồn của anh hầu như lúc nào cũng có bóng người bạn bên mình. nhưng theo đỗ hồng ngọc, thơ lữ

quỳnh gần đây đọng một nỗi sầu dằng dặc đến phải kêu lên “đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi”!

với trần hoài thư. người chủ thư quán bản thảo và thư ấn quán. vẫn là con bìm bịp gọi chiều nước lên.

anh và chị yến đã bỏ bao công sức và thì giờ cho những công trình văn học miền nam. có hôm trên

đường tới thư viện tìm tài liệu. giữa tiểu bang mênh mông. anh và chị yến dừng xe thổn thức. chị yến giờ

này nằm một chỗ trong nursing home. anh một mình ra báo in sách. ôi. văn chương vô mệnh lụy phần

dư. là nguyễn du hay là anh đó. hả anh thư. son phấn có thần chôn vẫn hận. văn chương không mệnh

đốt đi lụy vẫn còn*******. ôi. tôi vẫn mong tới thăm anh và chị yến một lần mà không có ai cùng đi.

anh đỗ hồng ngọc ơi. bây giờ cho nổ sảng chút chơi nha

trong dư vang tiếng sấm. đọc lại thơ mình tôi thấy hiện lên cây sequoia ngàn tuổi. sừng sững giữa đại

ngàn. ngọn vươn tới trăng sao

 

Khi ở Garland. Đêm 17 tháng 6. 2016

Nguyễn Xuân Thiệp

(nguồn: Thư Quán Bản Thảo số 71, tháng 7. 2016)

………………………………………………………………………….

*Ca từ Trịnh Công Sơn

**Thơ Bùi Giáng

***Đặt tay vào chỗ không thể đặt…

(Chỗ Đặt. Mai Thảo)

****Thơ Từ Thế Mộng

*****Thơ Nguyễn Bắc Sơn

******Văn Võ Phiến

*******Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

          Văn chương vô mệnh lụy phần dư.

(Nguyễn Du. Độc Tiểu Thanh Ký)

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal (tiếp theo)

21/03/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (3.2019- tiếp theo và… hết)

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal.

 

Ngày 10.3.2019. Đã đến lúc phải chia tay Lumbini rồi! Đoàn mình tách làm hai nhóm nhỏ: nhóm… “già”, gồm ông bà Ba mẹ Bs Thủy sẽ tiếp tục cuộc hành trình về Ấn Độ, đi thăm cho trọn “Tứ động tâm”; nhóm “trẻ” gồm mình và Kts Nguyễn Văn Tất, Phương Thảo cùng Liz (con Bs Thủy) và Vaz trở về Kathmandu.

Chuyền về này nhóm trẻ mình được đi máy bay! Thiệt là thú vị. Biết thế nào là cái sân bay tí xíu của Lâm-tì-ni, với một vài chuyến bay mỗi ngày, chỉ chở được vài chục người mỗi chuyến và luôn trễ vài tiếng đồng hồ là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng ai cũng nói đi máy bay thì sướng lắm vì chỉ bay 30 phút là tới Kathmandu, không phải mất cả ngày đường vất vả như đi đường bộ. Phi trường hình như đang được sửa chữa, nâng cấp vì ngày càng có nhiều đoàn hành hương về Lâm-tì-ni. Mình may mắn, máy bay hôm nay đúng giờ và chuyến ATR 72 này khá to, lịch sự, chở đến 60-70 người.

 

PThảo quá rành nên chọn cho chỗ ngồi bên cửa sổ trái để mình được nhìn Núi tuyết Himalaya. Trời đẹp. Núi tuyết nhìn rõ trên những cụm mây bồng bềnh. Và một lần nữa, mình cũng không sao phân biệt núi với mây, mây với núi…

Quả đúng. Chỉ 30 phút bay đã đến Kathmandu. Cô tiếp viên Nepal  xinh đẹp phát cho mỗi hành khách một cục bông và một viên kẹo… Mình làm bộ nhét bông và kẹo vào hai bên tai khiến cô kêu trời! Đến phi trường đã thấy có chú Minh Đạt (người của Resort Himalayan Happiness) đón và hướng dẫn về nhà nghỉ ở Boudhanath. Thầy Huyền Diệu rất chu đáo, đã sắp xếp đâu ra đó cả rồi. Thời gian không nhiều vì trưa mai đã phải rời Kathmandu nên mọi người vội vả đi tham quan Đại bảo tháp Boudhanath nổi tiếng nơi đây.

 

Đây là một đại bảo tháp lớn nhất thế giới, nổi tiếng linh thiêng, không rõ có từ bao giờ, ngoài những truyền thuyết huyền bí, gốc gác từ Đức Liên Hoa Sanh Tây Tạng thì phải… Thấy có rất nhiều người Tây Tạng, cả các vị tu sĩ nơi đây. Tiếng đọc kinh rì rầm khắp nơi. Và du khách đông nghẹt, cả ngàn người đi nhiễu quanh bảo tháp. Đại bảo tháp chứa Pháp thân của Phật Thích Ca. Chiều cao 30m và đường kính 100m. Quanh tháp, tầng đất rất nhiều chỗ để cầu nguyện, và nhiều người khấn vái, xoay bánh xe kinh luân… Bốn mặt tháp đều có vẽ thật lớn 2 mắt Phật, chính giữa là con mắt thứ ba, mắt Tuệ và dưới 2 mắt là một dấu hiệu như một dấu hỏi, mang nhều ý nghĩa. Người người đi rất nhanh quanh tháp 9 vòng mới có hiệu nghiệm. Đoàn mình cũng chen chúc với mọi người một lúc đã đi lạc mất hút! Hàng quán bán đồ lưu niệm san sát, tạo thành một khu phố sầm uất, tròn quanh chân tháp báu. Nhiều quán cafe tuyệt đẹp trên Terrace để vừa nhìn Tháp vừa nhìn Núi tuyết. Thường người bán ở đây nói thách cao. Phải trả giá rất kỹ… Mình thì quá quen Chợ Bến Thành xưa rồi, không có việc gì… khó, chỉ sợ “lòng không bền”. Tội nghiệp cho cô bé Liz, sống và lớn lên ở Úc, có biết gì là nói “thách” rồi cò kè bớt một thêm hai đâu! Lần đầu tiên cô thử… trả giá và mua được món hàng nên thích quá! Cô kêu lên, con mua được rồi Thầy, vui quá ha! Nhưng có lẽ cô đã mua… hớ! Dù sao, nói thách, trả giá, cò kè… làm cho cả người bán lẫn người mua đều vui! Hoan hô nói thách!

 

 

Bữa cơm tạm biệt Nepal ở Boudhanath.
Từ trái: Varun, Minh Đạt, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyễn Văn Tất, Phương Thảo, Liz.

 

Ngay tối đó, Tất và Thảo lên máy bay về Việt Nam trước. Ngày hôm sau nhóm còn lại mới về. Đến Bangkok thì Liz và Vaz về thẳng Úc, còn mình, ở lại Bangkok một đêm để sáng hôm sau về Việt Nam.

Thời gian không nhiều nhưng sáng sớm 11.3, mình cũng “tranh thủ” lên Terrace ngắm Tháp và làm một tách Capuchino. Ngon tuyệt.

Kết thúc chuyền về Nepal, đất Phật.

Một chuyến đi còn đọng rất nhiều kỷ niệm. Xin chân thành cảm ơn tất cả. Riêng cảm ơn thầy Huyền Diệu, Minh Phước Hòa, Minh Đạt, Minh Duyên, Minh Niệm… cả Minh Sơn và Diệu Thủy, Minh Tất và Diệu Hoàn… và các bạn người Nepal rất hiền lành và dễ thương đã giúp mình những ngày ở Nepal và Lâm-tì-ni an lạc và hạnh phúc.

Và, không quên cảm ơn bạn… xa xôi đã chịu khó đọc chuyện kể lằng nhằng này!

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 21.3.2019)

 

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal.

20/03/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 4 Comments

 

Thư gởi bạn xa xôi (tiếp theo)

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal.

Đến Việt Nam Phật quốc tự ở Lâm-ti-ni thấy như đã về đến nhà mình rồi vậy! Cũng lũy tre, ruộng lúa, bờ ao, ngọn cỏ, cũng vườn rau, cây cầu… Mái chùa cong vút trong nắng chiều. Cổng chùa thân quen quá… Hai con hạc trắng xòe cánh, quang quác mừng vui. Phải cảm ơn thầy Huyền Diệu thôi. Đã dựng nên một ngôi chùa Việt rất sớm nơi Phật đản sanh, Lâm-tì-ni này.

Lâm-tì-ni là một trong “Tứ động tâm” mà người con Phật nào cũng muốn đến thăm một lần: Phật đản sanh. Phật thành đạo. Phật chuyển pháp luân và Phật niết bàn.

Hoàng hậu Mayadevi hôm đó vội vã lên đường về kinh đô Ka-tì-la-vệ (Kapilavastu) để kịp sanh hoàng tử nhưng vừa đến Lâm-ti-ni thì cơn đau đã rột, không thể cất bước được nữa. Ở đó đã có ao nước mát, đã có cây Bồ đề tỏa bóng râm. Trong đoàn tháp tùng Hoàng hậu hôm đó đã có các cô mụ, các ngự y. Khi Hoàng hậu vin cành Bồ đề ráng rặn sanh thì không còn kịp nữa. Người ta đã phải giúp Bà sanh bằng Cesarien. Và vì thời đó kỹ thuật vô trùng chưa tốt, Hoàng hậu đã bị nhiễm trùng hậu sản mà chết. Phật đã là một con người. Đã sanh ra. Đã khổ đau. Đã hạnh phúc. Và đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, từ bỏ vương quyền để một mình lang thang vào rừng sâu, sống đời khổ hạnh, mong tìm con đường giải thoát cho mình và cho chúng sanh. Suốt 6 năm vất vưỡng trong rừng sâu, ngày ăn một hạt mè, đêm ngủ trong nghĩa địa hay trên cành cây, người chỉ còn xương bọc da, sờ tay vào bụng thì đụng ngay đốt sống thắt lưng, đầu óc bắt đầu choáng váng, tù mù… (Narada, Đức Phật và Phật pháp), may sao nhờ chén sữa của cô gái Sujata mà tỉnh lại, nhận rõ lối tu khổ hạnh, hành xác là sai lầm, quyết tâm đi vào con đường trung đạo để rồi giác ngộ sau 49 ngày thiền định dưới cội Bồ đề . “Thiên thượng thiên ha, duy ngã độc tôn” chỉ có nghĩa là chính Ta chớ không phải ai khác, chính ta mới có thể làm khổ ta, chính ta mới có thể làm ta an lạc, hạnh phúc. Phải quay về nương tựa chính mình thôi. Thấy biết vô thường, khổ, không, vô ngã, thực tướng vô tướng… mà vượt thoát sanh tử. Ơ hay, thì ra tất cả mọi người đều sẵn có Phật tính, không phải tìm kiếm đâu xa. Chỉ vì vô minh che khuất. Chỉ vì tham sân si, mạn nghi tà kiến… che khuất. “Vô trí diệc vô đắc”. Ta chưa từng nói một câu nào cả. Chưa từng dạy cho ai điều gì cả. Phật bảo vậy. Vẫn duyên khởi duyên sinh đó thôi.

Lâm-tì-ni rộng 774 ha. Ngang 1,8km. Dài 4,8km. Do một Kiến trúc sư nổi tiếng của Nhật là Kenzo Tange nghiên cứu thiết kế tổng thể suốt 8 năm, từ 1970 đến 1978. Theo đó, Lâm-tì-ni có 3 khu vực: khu Làng mới Lâm-tì-ni, khu Tự viện và khu Vườn thiêng, thánh địa, với nhiều di tích: Trụ đá của Vua A-dục (Ashoka), đền thờ Hoàng Hậu Mayadevi, Ao nước, Cây Bồ đề. Năm 249 TCN, Vua Ashoka đã tìm ra đúng nơi Phật đản sanh và dựng Trụ đá làm dấu tích, ghi rõ dòng chữ Pali vẫn còn đó. Huyền Trang (602-664) đi thỉnh kinh có ghé qua đây. Nhưng rồi Lâm-tì-ni rơi vào quên lãng, mãi đến năm 1896 mới được hai nhà khảo cổ người Đức là Futher và Bhuler tìm được trụ đá của vua A Dục và công bố. Ngày nay Lâm-tì-ni đã được Unesco công nhận là Di tích Văn hóa Thế giới và được trùng tu ngày càng trang nghiêm, hùng vĩ. Các vị Tổng Thư ký Liên hợp quốc từ U Than đến Ban Ki-moon đều đã đến thăm viếng Lâm-tì-ni.

Việt Nam phật quốc tự khởi công từ 1993, hoàn thành 2005 là ngôi chùa đầu tiên ở Lâm-tì-ni. Lần lượt nhiều ngôi chùa của các quốc gia khác đã được dựng nên. Chùa Nepal, chùa Tây Tạng, chùa Trung quốc, chùa Thái, chùa Myanmar… và cả một số nước Tây phương như Đức, Thụy sĩ, Áo… Đặc biệt ngôi Tháp Hòa bình, chùa Nhật có vẻ bề thế nhất vì nối trực diện với khu thánh tích.

Rất may trong chuyến đi này mình

gặp Kts Nguyễn Văn Tất. Sáng 9.3.2019, hai anh em… gọi riêng một chiếc xe ba bánh (xe lam) để chu du thăm các chùa chiền một số nước ở Lâm-tì-ni. Đến đâu, Tất cũng giải thích cho mình nghe về nghệ thuật kiến trúc, và cả… phong thủy! Con kênh đào thẳng tắp chạy từ Tháp Hòa bình (Chùa Nhật) đến trụ đá của vua Ashoka đã thấy có thuyền máy xình xịch đưa khách hành hương. Mình đề nghị thầy HD nên mang vài cái thuyền thúng (ở Phan Thiết, Mũi Né  rất đẹp) về đây sẽ thu hút du khách vì sự độc đáo. Tệ lắm, nơi đây cũng phải có những chiếc  “thuyền nan  nhẹ lướt” chèo tay như ở Suối Yến chùa Hương! Kts Tất bảo anh Ngọc không chỉ là một bác sĩ, mà còn là một nhà thơ, họa sĩ… nên có những ý tưởng rất tuyệt vời, nên đi với anh thích quá! Có lẽ, ở tuổi này anh cần có một “thị giả”. Mình cười, còn em thì đã có một “thị thiệt” rồi đó thôi!

Nhiều nhóm Tu sĩ và Phật tử thập phương đang chiêm bái Vườn thiêng Lâm-tì-ni quanh Cột đá Vua Ashoka. Họ đọc kinh, tụng niệm vô cùng thành kính.  Nhóm nhiễu quanh trụ đá, nhóm kinh hành quanh hồ nước thiêng, nhóm tụ tập dưới táng cây Bồ đề… Mọi người lần lượt xếp hàng vào viếng đền Mayadevi (cấm chụp hình). Mình vẫn lang thang một mình, quan sát, dòm ngó, ngơ ngác… Thực lòng, chỉ thấy một sự… náo nhiệt mà chưa thấy “động tâm” chi. Chỉ đến khi bắt gặp một chiếc lá bồ đề rơi lẻ loi trên đụn gạch xưa cũ vốn là những nấm mồ vài ngàn năm trước của các đệ tử Phật mình mới thấy xúc động. Kts Tất nói, bê tông cốt thép anh ạ, cũng chỉ chịu đựng vài trăm năm vì bị oxyd hóa, còn gạch đất thì vài ngàn năm vẫn vững bền. Phải. Chỉ có đất mới là đất.

Tháp Hòa bình (Chùa Nhật)

 

Buổi chiều, đoàn đi thăm Kapilavastu (Ca-tì-la-vệ) cách đó khoảng 30 cây số. Đường xấu, đang sửa chữa, bụi khói mù mịt. Thỉnh thoảng thấy một vài cánh đồng… khô khốc… Thầy HD cho biết, mùa nóng sắp tới, ở đây 49-50 độ C là bình thường!

Đây rồi. Ca-tì-la-vệ. Kinh thành trù phú ngày xưa của Tịnh Phạn Vương, dòng dõi Sakya uy dũng, phụ vương của thái tử Tất Đạt Đa. Bây giờ chỉ còn là một khu vườn hoang vắng, trơ trụi dưới nắng hanh. Quanh co là những cổ thụ sừng sững, dáng uy nghi đường bệ… Có cái gì đó nhói lòng nơi đây. Chính là sự “động tâm” rất lớn của riêng mình. Chính nơi đây, thái tử Tất Đạt Đa đã nhận ra nỗi khổ đau của kiếp người … Chính nơi đây, thái tử Tất Đạt Đa đã vượt rào thoát ra khỏi cổng thành giữa đêm khuya, từ biệt vương quyền, từ biệt phú quý vinh hoa… quyết tâm tìm “đạo sáng cứu chúng sanh”… Phải, chính nơi đây, mình mới bắt gặp sự “động tâm” thực sự trong không khí yên ắng của buổi trưa hè ngay trên đất Phật. Chỉ còn những đống gạch. Này là chỗ ăn ở, giếng nước, ao sen…Mình cứ lang thang và lắng nghe một mình. Nhặt được một cánh hoa lửa. Đặt vào lòng bàn tay. Như ngọn lửa tam muội. Rồi nhìn cái gốc cổ thụ có hình dáng như một apsara đang múa.

 

 

Người ta chỉ cho mình chỗ cổng thành thái tử Tất Đạt Đa đã “trốn” đi, hiện chỉ còn hai cây cổ thụ. Bên ngoài còn có gò mộ của con ngựa đã đưa thái tử đi quanh thành, nhất định không chịu về lại chuồng cũ.

Thầy cô đưa các đoàn học sinh đến viếng Ca-tì-la-vệ

Từ thành Ca-tỳ-la-vệ về, đoàn ghé thăm Kundan nơi Phật khi thành đạo đã trở về thăm Vua cha và độ cho Vua cha, hoàng hậu cùng vợ con. Lúc này La-hầu-la đã lên 7 tuổi và xin xuất gia theo Phật. Hiện vẫn còn các ngôi tháp mộ của Vua Tịnh Phạn và hoàng hậu.

Buổi tối đó, như đã hứa với Liz và Vaz cùng mọi người từ hôm còn ở Dhunlikhel, sau bữa cơm chay, mình đặt 3 câu hỏi với thầy HD: 1. Vì sao thầy luôn nhắc đến lòng tri ân với vị thầy đầu tiên? 2. Chương trình sinh hoạt một ngày của thầy? 3. Tại sao thầy chọn pháp hành là lạy từng chữ Kinh Pháp Hoa như một “mật pháp”?

Buổi trao đổi cùng Thầy Huyền Diệu tại Việt Nam Phật quốc tự, Lâm-tì-ni, Nepal 9.3.2019

Dịp này mình trình bày với thầy HD và các đệ tử về kinh Pháp Hoa dưới góc nhìn khác. Mình nói kinh có nhiều ẩn dụ, ẩn nghĩa cần được hiểu. Pháp Hoa là kinh tối thượng thừa vì là Phật thừa, không còn chia chẽ gì nữa. Kinh dạy các hạnh bồ tát như Tôn trọng (Thường Bất Khinh), Chân thành (Dược Vương), Thấu cảm (Quán Thế Âm) và những bài học tuyệt với khác mà nếu học được thì đã có một đời sống an lạc, tự tại, đem lại hạnh phúc cho mình cho người trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào… Thầy HD nói bác sĩ là nhà khoa học, nhưng cũng cần phần tín ngưỡng…

Mình lý giải về hiệu quả của pháp hành này, thì một khi có Tín tâm sẽ có Niệm rồi Định, Huệ. Ở góc độ sinh học thì khi lạy (đúng cách) một lúc, cơ thể sẽ tiết ra endorphine, một thứ morphine nội sinh cho cảm giác sảng khoái, dễ chịu; và một khi liên tục niệm một câu, một chữ nào đó (trong Kinh) thì  tạp niệm không thể xen vào vỏ não, nhờ đó mà dễ “nhất tâm bất loạn”… Cuối buổi trao đổi, MH nói cảm ơn anh Ngọc, bây giờ thì em đã được mở rộng tầm khi học và hành kinh Pháp Hoa!

Bs Đỗ Hồng Ngọc và Thầy Huệ Sơn (Thông Lý) tại Việt Nam Phật quốc tự, Lâm-tì-ni 10.3.2019

Có một chuyện khá vui. Chiều  9.3.2019,  Việt Nam Phật quốc tự tiếp đoàn tu sĩ và Phật tử 18 người Việt từ Bồ đề đạo tràng Ấn Độ qua Lâm-tì-ni do thầy Huệ Sơn dẫn đầu. Đoàn có người từ Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Lagi… Nghe có Lagi, quê nhà, mình hỏi thăm. Hóa ra thầy Huệ Sơn trụ trì chùa Phước Bình ở Lagi, vốn là một người bà con, cháu ngoại của chú hai Nốt, Tân Long. Xét vai vế thì mình là… anh của chú hai Nốt, và do vậy mà thầy Huệ Sơn phải gọi mình bằng… “ông ngoại cậu”! ối Trời, không phải thấy “thầy tu” bắt quàng làm họ đâu nghen! Thầy Huệ Sơn xin chụp với… “ông ngoại cậu” một tấm hình… kỷ niệm tại Việt Nam Phật quốc tự Lâm-tì-ni này đó vậy.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(còn tiếp 1 kỳ).

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal (tiếp theo)

18/03/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

 

Thư gởi bạn xa xôi, tháng 3.2019 (tiếp theo)

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal.

 

Mình suýt quên kể một chuyện quan trọng. Buổi sáng lúc cafe với thầy Huyền Diệu (HD) ở Terrace khu resort Himalayan Happiness không ngờ gặp một người khách mới đến tối qua: Kiến trúc sư Nguyễn Văn Tất và vợ, nhà báo Phương Thảo. Cả hai là đệ tử “ruột” của thầy HD. NVTất pháp danh là Minh Tất và PThảo là Diệu Hoàn. Đệ tử thầy HD, nam thì Minh, nữ thì Diệu. Thầy HD nói: gặp hai người này thì việc gì cũng “Hoàn Tất”! Thì ra vậy!

KTS Nguyễn Văn Tất và Bs Đỗ Hồng Ngọc (Nepal, 4.3.2019)

(nói nhỏ thôi nghe: Tất suy bì nghề Kiến trúc với nghề Thầy thuốc, nói bác sĩ mà cho toa thuốc, không ai dám cãi y lệnh, còn Kts thì… khổ dài dài! Đầu tư thiết kế công phu xong, ông “chủ đầu tư” – người chi tiền – góp ý đủ thứ, nhiều khi xóa sạch ý tưởng đầy sáng tạo của mình!).

Kts Tất không xa lạ với mình. Quen biết đã từ lâu, nhưng ít có dịp gặp, không ngờ nay lại gặp ở… Hy-mã-lạp-sơn không hẹn trước! Tất là một Kts giỏi, đã xây dựng nhiều công trình, trong đó có Resort Mõm Đá Chim ở Ngãnh, Lagi quê mình. Đây là một resort mình rất ưa thích. Cạnh resort có ngôi mộ của cậu Ngư (ông Nguiễn Ngu Í). Tất ngày xưa học ở Ngô Quyền Biên Hòa nên rất quen biết  Duyên, Tùng… Anh chính là người solo trong vai Lữ khách trong chương trình Trường ca Con đường Cái quan của Pham Duy do Đỗ Thanh Tùng làm “chef d’orchestre”, và anh cũng là người từng làm “nègre” cho Tùng ở trường Kiến Trúc ngày nào. Thì ra trái đất tròn thiệt!

NVTất không chỉ là một Kts giỏi, anh còn là một nhà văn, người viết tùy bút, anh nói khái niệm “holistic medicine” rất gần với lãnh vực kiến trúc của anh. Kiến trúc không phải là gạch ngói gỗ đá bê tông cốt thép mà là đời sống con người, tâm hồn con người gắn kết với môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội một cách toàn diện, hài hòa… Mình hỏi thăm Tất về hiệu quả thực hành pháp môn của thầy HD, ý nghĩa của nó, rồi chia sẻ với anh về kinh Kim Cang, Pháp Hoa…

từ trái: Bs Đỗ Hồng Ngọc, Kts Nguyễn Văn Tất, thầy Huyền Diệu. Himalayan Happiness Resort (4.3.2019)

Buổi sáng hôm sau (5.3.2019), trời lạnh như cắt, dưới 7 độ C. Mình hỏi thầy HD mượn thêm cái áo ấm. Thầy liền chạy vội về phòng, mang xuống cho mình một cái áo ấm mới tinh khôi, chưa cắt chỉ, bảo là của Minh Tất và Diệu Hoàn vừa mang lên tặng thầy tối qua mà thầy không định sử dụng, nguyện trong lòng sẽ tặng cho ai đó có tâm đức, “xứng đáng”. Hóa ra người đó là… mình! (Dĩ nhiên là thầy rất chân thành). Tất bảo áo này có thể chịu lạnh đến 5 độ! Mình cảm ơn mọi người và bảo nhờ… Trời đó thôi, vì hôm nay trời lạnh bất thường mà!

Trong lúc trò chuyện với thầy HD, mình nói các vị Sư thầy bây giờ có nhiều đệ tử luôn kính mến, tuân phục, vái lạy, không dám góp ý, thường cúng dường toàn món bổ dưỡng, ăn bị béo phì, mắc đủ thứ bệnh, lại bị ca tụng nhiều quá khiến sinh thêm bệnh ngã mạn… Riêng mình công nhận thầy có rất nhiều ý tưởng tốt, dám nghĩ dám làm, rất năng động, thực tiễn. Theo thầy “Tu Phật phải thành thật, không lật đật, và không bị trật”. Tu đúng là từ khổ thành lạc, từ tham sân si hết tham sân si, từ nghèo đến… giàu! Tu trật là ngược lại v.v… Tình thực, thấy thầy nhiều ý tưởng to lớn quá, mình cũng ngại cho thầy. Nào Resort trở thành một Trung tâm hội nghị hòa bình quốc tế, rồi lập một loại Giải thưởng gì đó, rồi mua đất xây dựng Trung tâm hòa bình bên Đức… Mình nhắc thầy bây giờ mới 74 tuổi, hãy còn trẻ, còn nhiều năng lượng, nhưng từ 75 trở đi sẽ cảm nhận một thứ… rất khác rồi đó. Có lúc mình nghe thầy than, mệt quá, khổ quá, không có thì giờ để tu nữa vì khách khứa nhiều quá, chỉ chụp hình thôi đủ mệt! Rồi thầy sẵn sàng thao thao thuyết giảng bất cứ lúc nào, ở đâu… Có lúc thầy lại muốn “nhập thất”, trốn ở đâu đó để không ai biết. Có lúc còn muốn mang bộ râu giả để ngụy trang… Tóm lại. Khá vất vả. Nhưng thôi. Như thị tướng, Như thị tánh, Như thị thể, Như thị lực…

Rồi thầy HD khoe với mình thầy có một phòng ngủ… chỉ rộng 1,2 mét vuông (m2), ngay trong resort này, là chỗ thầy tụng kinh, niệm Phật, trì chú, thiền định… mỗi ngày. Mình đề nghị ghé thăm. Các “bạn trẻ” lục tục đi theo, vì mấy khi thầy chịu mở cửa! Cửa đóng nhiều lớp như một mật thất. Có nhà bếp, thầy tự nấu ăn, giặt giũ, có kệ sách, kệ thuốc… và một căn gác cao, cheo leo giấu kín bên trong. Mình chui lên thăm. Đúng, bề ngang 70cm, bề dài 170cm. Tính ra 1,2 m2. Có một cửa sổ nhìn xuống thung lũng. Khi mình leo xuống, thầy chờ sẵn, hỏi bác sĩ cafe hay trà? Cafe. Thầy pha ngay cho mình một ly cafe ngon. Các đệ tử thầy bấy giờ muốn nghe mình cho “cảm nghĩ”.  Mình nói, 1. để thầy leo lên xuống mỗi ngày tập thể dục, tránh béo phì; và 2. nó là một cái “tomb”, để thầy chiêm nghiệm và sống với. Mình thấy thầy có vẻ… giật mình. Sao có kẻ hiểu mình đến vậy nhỉ?

Chỗ ngủ rộng 1,2m2 của thầy HD tại Himalayan Happiness Resort (photo ĐHN 5.3.2019)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thầy Huyền Diệu mời Đỗ Hồng Ngọc ly cafe, sau khi “tham quan” mật-thất của thầy.

Từ Kathmandu đến Lumbini (Lâm-tì-ni) chỉ dài 320km mà đường bộ đi mất khoảng 16-20 tiếng đồng hồ. Đường đèo núi xuyên Himalaya rất khó đi. Buổi sáng ngày 6.3.2019 đoàn mình rời Dhunlikhel để về Lumbini. Thầy HD cho biết đường đi rất gian nan, nguy hiểm. Thầy hướng dẫn mọi người đọc kinh cầu nguyện trước khi lên đường và suốt một đoạn đường đi. Đây là quãng đường đèo nguy hiểm nhất.

 

Đoàn nghỉ một đêm ở Bandipur, một điểm du lịch nổi tiếng, trên con đường Tơ Lụa ngày xưa từ thế kỷ XIV, vẫn còn dấu tích những căn nhà cổ, bằng đất và đá. Khung cảnh rất đẹp. Một khu phố cổ trông giống như Hội An của mình, với nhiều quán cafe… nhà nghỉ, cửa hàng và khá nhiều du khách phương Tây đang thưởng thức cảnh thanh nhàn. Nhóm mình ghé quán, mua Sim Nepal, uống cafe… Loay hoay thế nào mình cho nhầm mấy muỗng muối trắng tinh vào cafe! NVTất phải đổi ngay cho một ly khác!

Thời gian không nhiều nên chỉ nghỉ lại một đêm. Sáng hôm sau, mọi người lại leo núi ngắm… mặt trời lên! Lạ, cứ hết ngắm mặt trời lên rồi ngắm mặt trời lặn. Mình nói với hai bạn trẻ, Liz và Vaz, mặt trời lặn cũng chính là mặt trời mọc đó thôi. Nơi này gọi là lặn thì nơi kia gọi là mọc. Mấy cháu hiểu ngay.

Mình và hai cụ… già ở nhà. Có một nhóm đang tu tập Raja Yoga. Trưa đoàn rời Bandipur để về Lumbini. Mình thử đếm có bao nhiêu đoạn quanh cùi chỏ khi xe lên xuống ngọn núi này (không kể những đoạn quanh không gắt). Trời ạ, 67 khúc quanh “cùi chỏ”! Hèn chi mà nghe người ta nói đi đoạn đường này chỉ có việc… tụng kinh và nhắm mắt!

Đã bắt đầu thấy có những dòng sông, cánh đồng lúa mì, bắp bên triền núi. Xe thỉnh thoảng dừng giữa đường cho khách buông xả! Mình không thấy có chút khó khăn trở ngại gì cho chuyến đường xa vất vả này, trừ kiểu lái xe bên trái thấy ớn!

Lumbini đã khá chiều. Hai con hạc vung cánh như múa và quang quác kêu lên như mừng rỡ đón thầy HD và khách đến thăm Việt Nam Phật quốc tự. Chùa có vẻ trang nghiêm, nhưng không được chăm sóc tốt lắm.  Có mấy chú khỉ nhảy nhót. Đêm nghe tiếng chó sói (?) tru. Nghe nói giáo sư Yves Durant đã hỗ trợ cho chùa cất hai dãy nhà có đến 108 phòng dành cho khách hành hương.

Trời vẫn còn lạnh, nhất là về đêm, 12-13 độ C.  Muốn tắm phải xách nước nóng từ nhà bếp lên lầu, khá xa. Mình đã ba ngày không tắm rồi. Khi nói với sư chú MN ở chùa như một lời… xin lỗi thì chú nói ở đây bảy ngày không tắm là thường đó bác ạ.  Các bữa cơm đều self-service, chay trường, cũng rất ngon. Đêm ngủ khá nhiều muỗi đến thăm.

 

 

 

 

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc 

(còn tiếp)

 

 

 

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal.

17/03/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi, tháng 3.2019

Chuyến về thăm đất Phật, Nepal.

Bạn nghĩ coi, một ông già 80 tuổi, cả chục năm nay chưa hề đi đâu xa khỏi nhà… bỗng nhiên bay vèo đến Himalaya (Hi mã lạp sơn) ngắm núi tuyết rồi kêu lên núi tưởng là mây, mây tưởng là núi; sau có người chỉ cho rằng núi thì đứng yên một chỗ, còn mây thì lang thang bên dưới, núi thì có bờ có cạnh, còn mây thì bập bềnh…ngộ thiệt ha! Thế giới có 10 đỉnh núi cao nhất thì Nepal đã có đến 8, kể cả Everest, 8848m.

Chỗ mình ở nằm trong rặng Himalaya nhưng chỉ cao có hơn 2500m thôi, nghĩa là lùn tẹt, so với Everest nhưng cũng còn cao hơn Đà Lạt mình cả ngàn thước! Vậy mà đã lạnh buốt đầu tháng 3 này đối với mình rồi. Đêm 7-8 độ C, ngày 13-14 độ C. May mà có cái máy… sưởi. Đồi núi trùng trùng điệp điệp. Không khí đã nghe loãng. Thở nhẹ như bay bay.

Chuyến đi Nepal này khá bất ngờ với mình. Năm ngoái, hai vợ chồng bác sĩ Thủy và Phẩm – học trò cũ của mình – đang sống ở Úc mời thầy đi Nepal một chuyến cho biết “vì thầy là con Phật, cần về thăm xứ Phật một lần”. Cả hai, nay pháp danh là Diệu Thủy và Minh Sơn, đệ tử của thầy Huyền Diệu (HD), một vị thầy nổi tiếng đã xây dựng ngôi chùa Việt Nam Phật quốc tự đầu tiên ở Lumbini (Lâm Tì Ni), Nepal, nơi Phật đản sanh, Đến nay thì đã có 36 ngôi chùa của các quốc gia khác, kể cả Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Áo, Thụy sĩ… bên cạnh các chùa Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào, Kampuchia, Nhật bản… hình thành một khu vực chùa… Liên Hiệp Quốc! Thầy HD thì mình không lạ. Đã gặp đôi lần thoáng qua ở Saigon, dù chưa có dịp tiếp xúc nhiều.

Mình cảm ơn lòng tốt của các em, nhưng vẫn từ chối không đi. Nghe Himalaya đã ớn. Sợ độ cao. Sợ lạnh. Già yếu rồi. “Sức khỏe không cho phép”. Chưa kể thỉnh thoảng còn bị cơn Gút hành. Mang giày cũng khó. Làm sao leo trèo! Nhưng các em vẫn kiên trì mời mọc, nói là các em cùng một vài bạn đã… “tậu” được một cái Resort có tên là “Hạnh phúc” khá đẹp ở Himalaya, muốn khoe với thầy! Rồi lại có thư mời (viết tay) của thầy Huyền Diệu, gởi cho thầy Thích Tấn Tuệ mang về, mời bác sĩ ĐHN qua Nepal, Lumbini một chuyến. Sau cùng thì Diệu Thủy & Minh Sơn thuyết phục bảo thầy đừng lo, kỳ này có cả Ba Má em cùng đi, cả con gái và rể – một cậu trai Ấn độ, sanh ở Úc- cùng đi. Nghe có lý. Ba Má Thủy còn lớn tuổi hơn mình, đều chống gậy đàng hoàng cả rồi mà còn đi được kia mà. Dù gì cũng có bạn già. Thì đi vậy.

 

 

Ngày 2.3.2019 lên đường. Ngủ lại Bangkok một đêm khá vất vả vì khách sạn đón bê bối quá. Sáng 3.3 bay đi Nepal. Phi trường Kathmandu, thủ đô Nepal là một Mandala giữa thung lũng bao bọc bởi núi là núi. Bụi khói mịt mù. Xe cộ nhớn nhác- vì lái bên trái- làm mình cứ giật mình đánh thót. Người Nepal lắc đầu là OK. Gật đầu là từ chối. Chủ nhật là ngày làm việc. Thứ hai mới là ngày nghỉ. Giao dịch, ăn uống bằng tay phải. Tay trái để…. vệ sinh. Đàn ông có uy tín lớn trong nhà. Ban ngày đi làm gì không biết, nhưng chiều về, vợ mang nước rửa chân cho… Giữa phố thị có khu vực… dành làm nơi thiêu xác lộ thiên. Có nhiều tiếng quạ quang quác. Nepal có 26 triệu dân, gồm 100 dân tộc và 123 ngôn ngữ, ngôn ngữ chính là Nepali. Đồng tiền là Rupee. Một USD bằng hơn trăm rupee. Năm 2015 Nepal bị một trận động đất chết đến 8000 người, bị thương 20.000 và hằng trăm ngàn ngôi nhà bị chôn vùi. Khu vực resort mình đến ở – Himalayan Happiness Resort- thuộc vùng Dhulikhel, cách Kathmandu hơn 30 km, theo lời thầy HD thì trận động đất năm đó, núi lở, đè chết cả ngàn người!

Mình chỉ mang một cái túi xách, đựng mấy chiếc áo lạnh cho gọn nhẹ, để khỏi phải gởi hành lý lôi thôi. Làm visa ngay tại sân bay Kathmandu. Đóng 25 đô nếu đi dưới 10 ngày. Kèm một tấm hình chân dung mới chụp. Trước khi đi, mình cũng đã o bế chụp một tấm hình để làm visa, xấu quắc!

Xuống phi trường Kathmandu đã thấy có người đón. Anh Minh Phước Hòa và chú Minh Duyên cùng các nhân viên người Nepal khuân vác hành lý đợi sẵn. Bs Thủy và Phẩm từ Úc đã mang theo dụng cụ và thuốc men để khám chữa bệnh cho bà con dịp này. Minh Phước Hòa hiện là người quản lý resort, kiêm… đầu bếp, nấu cơm chay rất ngon. Mấy vị khách quý được choàng một chiếc khăn quàng vàng óng, nói là của Sư phụ gởi. Trịnh trọng ghê nơi! Phước Hòa cho biết từ sân bay về chỗ nghỉ ở Dhulikhel 36km, có khi phải đi 2 tiếng đồng hồ mới tới vì kẹt xe và đường đèo núi.  Nơi đây chỉ còn cách Tây Tạng ba chục cây số! Thầy HD đã đợi sẵn. Thầy nói thầy đã đi 27 tiếng đồng hồ bằng xe bus từ Bồ Đề đạo tràng (Bodh Gaya) về đây chờ mọi người. Bữa cơm chay chiều rôm rả. Resort khá đẹp, màu cam sặc sở, nhưng có lẽ vùng núi non này người ta phải vậy.  Chưa chi đã thử sức leo gần hai trăm bậc thang để về phòng nghỉ. Mình được ưu tiên ở một phòng… đẹp nhất, để nhìn quang cảnh thung lũng và núi tuyết của Himalaya xa xa.

 

Khí hậu, độ cao, với không khí khá loãng nhưng mình thấy dễ chịu, có lẽ nhờ khung cảnh trời đất bao la quá đẹp và nhờ thực hành thiền tập. Sáng sớm, sau giờ ngồi thiền và thể dục thường lệ , mình mở màn cửa ra thì ôi chao, một cảnh sắc tuyệt vời, mê mẩn. Mặt trời sắp ló dạng, tươm một màu tim tím rồi vàng hườm rồi hồng đượm… ở chân trời, cắt từng nét bởi đồi núi chập chùng và những ngọn cây chới với… Đã có tiếng thầy HD đến tận phòng thăm hỏi và mời đi uống trà, cafe sáng, ngắm… mặt trời lên!

Mình nhờ Minh Sơn và Varun chụp cho vài tấm hình kỷ niệm với thầy HD. Về tuổi đời thầy HD còn nhỏ hơn mình đến 6 tuổi, trông… đẹp trai, cao ráo, năng động, tháo vát, rất nhiệt tâm và có đường lối tu tập riêng, gọi là “mật pháp” đầy huyền bí với những “mầu nhiệm” “phép lạ” dựa trên kinh Pháp Hoa… “bất khả tư nghì”. Kinh Pháp Hoa không lạ với mình, vì đã nhiều năm nghiền ngẫm và viết cuốn “Ngàn cánh sen xanh biếc” nhưng cách thực hành của thầy HD thì cần phải tìm hiểu và lý giải thêm. Dĩ nhiên mình vẫn luôn tôn trọng và “kính nhi viễn chi” các cách thực hành pháp môn riêng của quý thầy.

Buổi uống trà, cafe trên terrace của resort Hạnh phúc sáng nay được thầy giới thiệu “phép lạ” của Minh Phước Hòa, người “quản lý” đang ngồi đối diện mình. Hòa là kỹ sư xây dựng, giám đốc vài công ty đang ăn nên làm ra rồi bị… lừa đảo thế nào mà đến nỗi đã treo thòng lọng để chui vào thắt cổ tự tử thì may mắn xem được bài giảng của thầy HD. Anh trở thành đệ tử “ruột” của thầy và hôm nay đang ngồi đây. Rồi thầy kể chuyên hi hữu các đệ tử đã nghe lời khuyên của thầy mà “mua” được cái resort này giá rất rẻ lúc vừa động đất… Như đã nói, thầy có cách kể chuyện hấp dẫn, ly kỳ… đầy huyền bí, mầu nhiệm, với tha lực từ các “Ngài” chung quanh hỗ trợ.  Mình nghĩ ở mức nào đó, thì có thể là một “tín ngưỡng” đáng quý (vì Tín tâm thì sẽ dẫn đến Niệm, Định, Huệ), nhưng vượt mức nào đó, dễ thành mê tín. Mình nói với thầy lâu nay các đệ tử thường tôn kính thầy không dám tỏ bày, tranh biện. Mình đề nghị có một buổi bàn về chủ đề này và đã thực hiện tại Lumbini, sau giờ cơm tối cùng với thầy và các đệ tử. Tại Resort hôm nay, mình trình bày về nền Y học hiện đại đang gặp những khó khăn gì, tại sao hướng về một thứ Y học toàn diện (Holistic Medicine) mà hai bác sĩ Diệu Thủy, Minh Sơn đang theo đuổi, đồng thời mình cũng nhắc về thứ bệnh thời đại S.A.D (Stress, Anxiety, Depression) mà phải chữa bằng Meditation, kể cả 21 bài học cho Thế kỷ 21 gần đây của Yuval Noah Harari theo đó, hai vấn đề nổi cộm: Công nghệ sinh học và AI (Artificial Intelligence= trí thông minh nhân tạo). Phải chăng, rồi đây công nghệ sinh học sẽ tạo ra phần “sắc”, còn AI sẽ tạo ra “thọ, tưởng, hành, thức” để có một chủng loại người với “ngũ uẩn” mới? Và Phật giáo sẽ làm gì trước vấn nạn này?

Sáng 4.3.2019, mình đề nghị thầy HD cho đi thăm làng, thăm vài nhà dân cho “biết sự tình”, bởi cái máu làm sức khỏe cộng đồng, y tế công cộng vẫn còn nặng lắm. Vui thay, Liz (Trúc), con của bác sĩ Thủy là một người đang làm trong lãnh vực này. Tiếng Việt cháu không rành lắm, lại sống với người chồng Ấn độ (sanh tại Úc) nên mình có dịp… ôn tiếng Anh lõm bõm của mình. Nào Community Involvement (tham gia cộng đồng), nào Intersectoral Cooperation (phối hợp liên ngành), nào Appropriate Technology (kỹ thuật học thích hợp)… Các bạn trẻ coi bộ khoái lắm và… bất ngờ về ông thầy của Mom mình ngày xưa!

Đến thăm một gia đình theo đạo Phật, rồi tiếp xúc với Hiệu trưởng một trường Tiểu học để chuẩn bị cho buổi khám sức khỏe cho bà con ngày hôm sau. Trên đường về, có một quán nước ven đường. Mình tạt vào cùng 2 bạn trẻ: Minh Tất và Minh Sơn. Cô hàng nước rất xinh, nói tiếng Anh lưu loát. Có cafe không? Chỉ có trà. OK. Xin đợi cho 5 phút. Cô gái Nepali 21 tuổi, đang học năm cuối Cử nhân quản trị kinh doanh.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(còn tiếp)

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

“Cân bằng cuộc sống” cách nào?

04/01/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

 

“Cân bằng cuộc sống” cách nào?

Đỗ Hồng Ngọc

(Tạp chí Văn hóa Phật Giáo, số 312, Ngày 1.1.2019)

 

(Internet)

 

“Cuộc sống” bây giờ rất lạ. Hồi xưa còn có ngày và đêm, còn có làm việc 8 tiếng ở cơ quan , sở làm, còn lại là thì giờ “của mình” để “tùy nghi”. Xưa hơn nữa – thời con trâu đi trước cái cày theo sau- thì người “trai cày” dậy sớm, ăn no rồi vác cày dẫn trâu ra ruộng, hết buổi cày, phe phẩy quạt mo quay về hoặc ngủ thẳng cẳng dưới bóng mát cây đa…!

Bây giờ thì hết. Không thể vậy nữa. Điện thoại thông minh sẵn sàng réo gọi bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Không có sáng trưa chiều tối gì cả. Không có ở nhà ở sở gì cả. Không có nghỉ hè nghỉ lễ gì cả. Thế giới trong lòng tay. Tin thiệt tin giả hằm bà lằng. Đó là thời kỳ “Siêu hiện đại” (Metamodernism) khi đã có cái smatphone, cái laptop bên cạnh. Đêm là ngày. Quán càphê, quán nhậu là chỗ làm việc. Bãi biển là văn phòng… Thế là đầu tắt mặt tối. Thế là đỏ mặt tía tai. Thế là bầm gan tím ruột…

Có dịp qua Nhật, thấy người ta làm việc trối chết. Vợ ở nhà mà thấy chồng về sớm trước 11 giờ đêm tức là chồng kém, phải làm thêm job đến sau 11 giờ mới tốt. Thỉnh thoảng nghe ở Nhật, ở Hàn có một diễn viên xinh đẹp, ca sĩ nổi tiếng, rất giàu có, bỗng nhiên tự vẫn chết chẳng biết vì sao.

Bây giờ không còn là thời của “Buồn nôn” (La Nausée, Jean Paul Sartre) sáng vác ô đi tối vác về nữa, mà quay cuồng, mà chóng mặt, là thời của hậu-hậu hiện đại, siêu hiện đại rồi. Đó là thời của chuyển động không ngừng, của xáo trộn, của nháo nhào (oscillation), giữa giễu nhại và trân trọng, giữa ngây thơ và uyên bác, giữa lạc quan và hoài nghi, giữa mẫu mực và phá cách…, có thể gọi là thời của “đảo điên mộng tưởng”, đưa đến những bệnh thời đại như SAD (stress căng thẳng, anxiety lo âu sợ hãi và depression trầm cảm). Cho nên ta không lạ khi ngày càng có nhiều người rời phố thị tìm về những vùng hoang vắng, sống nơi không wifi, không điện, không máy tính. Cũng không lạ khi du khách nước ngoài đến Hội An chỉ thích cưỡi trâu, đội nón lá, vác cày ra ruộng và phe phẩy quạt mo “nắm xôi bờm cười”!

Gần đây những từ mới như workaholic, nghiện, say mê công việc, workmaniac, điên vì công việc, một dạng tâm thần ngày càng nhiều. Những người mắc chứng này dễ dẫn đến tự tử. Họ có rất nhiều tiền nhưng sẵn sàng tìm cái chết để giải thoát. Từ karoshi ở Nhật – chết khi đang làm việc – đã trở nên phổ biến. Hằng năm có cả chục ngàn ca như vậy.

Tôi vẫn thường nhận được những câu hỏi nhờ tư vấn, nói chỗ làm lương thì cao mà căng thẳng quá, chắc là phải đi tìm chỗ khác, không thể sống như vậy được nữa vì không tìm thấy  niềm vui trong cuộc sống, không có thời gian cho bản thân, cho bạn bè, gia đình; áp lực công việc, áp lực deadline, đối tác… Có người nói thấy đầu óc như đang ở trên mây, không nhớ điều gì cả, trí óc quên đủ thứ và cuộc sống của họ bây giờ nó lôi thôi lắm, như Alzheimer dù tuổi hãy còn rất trẻ!

Lâu nay ta cứ nghĩ mình không có bệnh là mình khỏe nhưng điều đó là sai. Sức khỏe là tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being) về cả ba mặt thể chất, tâm thần và xã hội chớ không chỉ là không có bệnh hay tật. Nhiều khi ta trông thấy một người có thể chất rất chuẩn, đẹp trai, cao ráo nhưng anh ta có thể đang mắc bệnh tâm thần. Sức khỏe về mặt xã hội càng quan trọng: kẹt xe, ngập nước sao khỏe được. Các mối quan hệ xã hội, môi trường sống không an toàn, không an ninh, sao khỏe được.

Khi nghĩ rằng sức khỏe là chuyện của y tế là sai. Y tế chỉ có nghĩa “cứu tế về y khoa”, giúp đỡ những lúc ta ốm đau, bệnh hoạn còn sức khỏe là chuyện khác, sức khỏe là chuyện của mình. Có người nói rất đúng: “bác sĩ tốt nhất là chính mình”.

Một công ty quan tâm đến sức khỏe nhân viên không chỉ mở một phòng y tế, chờ khi nhân viên đau ốm thì vào cấp cứu, thuốc men. Trường học cũng vậy. Nhiều trường học hãnh diện  có một phòng y tế trang bị thuốc men đầy đủ, có bác sĩ cho học sinh mỗi khi đau ốm hay tai nạn, nhưng rất thiếu sót. Bởi sức khỏe của học sinh chủ yếu là tâm sinh lý tuổi mới lớn, tuổi dậy thì, nên vấn đề của y tế học đường là tham vấn sức khỏe, giải quyết xung đột… Ngày nay nhiều trường đã tổ chức các lớp thiền, yoga cho học sinh. Anh quốc còn có chương trình đưa Thiền chánh niệm vào trường học: Mindfulness in School Project (MiSP) có hiệu quả tốt.

 

Internet

Internet

 

Phương pháp đơn giản để “Cân bằng cuộc sống” (Work-Life Balance) là vẽ một biểu đồ phân tích tình trạng sinh hoạt của mình để thấy chỗ nào đang bị lệch lạc như về công việc, tài chánh, học tập, giải trí, gia đình, bạn bè… Theo dõi biểu đồ đó từng thời gian, có thể thấy mình đang bị lệch về hướng nào, cần điều chỉnh ra sao.

Có một vài phương pháp cụ thể hơn để giải stress, ví dụ như  yoga, thiền quán, thở bụng… Phương pháp thở bụng (Diaphragmatic breathing hay Abdominal breathing) đơn giản mà hiệu quả. Các bác sĩ nổi tiếng hiện nay như Dean Ornish hay Deepak Chopra (Mỹ) đang phát triển phương pháp này để chữa bệnh. Họ nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân tim mạch, một nhóm uống thuốc bình thường, nhóm còn lại kết hợp thêm thở bụng thì thấy rõ ràng nhóm có thở bụng đạt kết quả tốt hơn (thống kê y học).

Gần đây Tây phương nghiên cứu nhiều về thiền, ứng dụng thiền vào cuộc sống. Họ mời các nhà sư Tây Tạng tham gia, dùng nhiều kỹ thuật đo đạc hoạt động của não bộ như EEG, fMRI, PET… để xem xét coi có sự chuyển biến trong não bộ thế nào trong lúc hành thiền và đã phát hiện ra nhiều điều lý thú rồi ứng dụng để chữa nhiều bệnh trong đó có bệnh tâm thần, mất ngủ, nghiện, tim mạch… Các phương pháp tâm lý trị liệu như MBSR (Midfulness-Based Stress Reduction) hay MBCT (Midfulness-Based Cognitive Therapy) chủ yếu cũng dựa trên thiền Chánh niệm để giải quyết vấn đề stress, trầm cảm thường gặp trong đời sống hiện đại.

Ta biết khi stress kéo dài thì tuyến Pituitary ở não sẽ không tiết hormone tăng trưởng nên những trẻ bị căng thẳng quá trong học tập sẽ không lớn nổi. Stress làm Tuyến tụy tiết ra Glucagon làm giảm Insulin gây tiểu đường. Tuyến sinh dục cũng không phát triển được, không tiết DHEA bình thường. Đó là lý do tại sao đời sống tình dục ngày càng có vẻ yếu đi, yếu đến nỗi người ta phải dùng thuốc cường dương các thứ …

Một dấu hiệu quan trọng của stress nữa là giảm sút trí nhớ, luôn do dự, khó tập trung, suy nghĩ không logic, phán đoán sai, chỉ thấy mặt tiêu cực, mất định hướng, hoang mang, sợ hãi… hoặc buồn rầu, cô đơn, tâm tính bất thường…

Những dấu hiệu của stress về thể chất như nhức đầu, đau lưng, đau cột sống cổ… Đi bác sĩ đau đâu chích đó, hoặc can thiệp bằng mổ xẻ cũng không dứt hẳn. Vì gốc bệnh là do stress hoặc do tư thế ngồi làm việc, phải điều chỉnh.

Cần có một chế độ để nghỉ ngơi hợp lý. Nghỉ và ngơi là hai từ khác nhau. Ngơi là ngưng, ngưng hẳn. Nhiều khi nghỉ mà không ngơi. Cho nên, cần có nghỉ và ngơi thực sự. Chương trình đưa Thiền chánh niệm vào trường học (MiSP) nói trên có đề ra một công thức khá hay, mà tôi gọi là “Lá Bùa”, có thể dán bất cứ ở đâu để nhắc nhở mình. Đó là (.b).

Chấm (.) có nghĩa là Ngưng, Thôi, Dừng lại. Còn (b) là breath (thở chánh niệm) và hiện diện “ở đây và bây giờ”. Thực hiện được đã là rất tốt.

Nên tìm kiếm niềm vui trong những việc sáng tạo: học múa, học nhảy, ca hát, vẽ vời… Cũng nên có một vài “nghề” tay trái. Nghề “tay trái” nhiều khi mang đến nhiều hạnh phúc cho ta hơn là nghề “tay mặt”, dù ai cũng biết nhất nghệ tinh nhất thân vinh.

Giao tiếp rất quan trọng trong đời sống. Giao tiếp giữa người với người mà thành công sẽ tạo một môi trường lành mạnh cho sự phát triển cảm xúc và trí tuệ. Có 3 nguyên tắc chính: tôn trọng, chân thành và thấu cảm. Trong Bồ-tát thập hạnh, hạnh thứ 6 là “Thiện hiện”, đây chính là sự thấu cảm; hạnh thứ 8 là Tôn trọng và hạnh thứ 10 là chân thực. Nếu thực hành được ba hạnh này thì giao tiếp chắc chắn thành công.

 

 

Để có cuộc sống an lạc, tự tại, thì ta phải “từ bi” với mình, đừng cao vọng đòi hỏi xa xôi quá để bị hút vào, bị cuốn đi. Nhưng như vậy không có nghĩa là không phấn đấu để trở thành người hoàn thiện hơn. Trong thời đại người ta nói nhiều đến Siêu hiện đại như hiện nay, càng thấy rõ lời Phật dạy từ 2600 năm trước: vô thường, khổ, vô ngã… Phải vượt qua ái dục, chấp trước, phải “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”…, “viễn ly điên đảo mộng tưởng” thì mới có được cuộc sống an lạc, hạnh phúc./.

(ĐHN)

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 9
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Mười Hạnh Bồ-Tát PHỔ HIỀN
  • Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN
  • Nhớ Nhà Văn VÕ HỒNG với nỗi… “Cô Đơn Uy Nghi”
  • Quán Văn: NHỚ VÕ HỒNG
  • LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Sách mẹ đọc - Thư gởi người bận rộn - Bs. Đỗ Hồng Ngọc - Blog Nuôi Dạy Con trong Chữ “NHÀN”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (4): LỤC BÁT
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Hãy vui với tuổi vàng của mình

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email