Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Trâm Anh: Có một buổi “khám bệnh” như thế

28/11/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Có một buổi “khám bệnh” như thế

(Trâm Anh kính gửi tặng bác Đỗ Hồng Ngọc)

Sau 30 phút trò chuyện, hỏi han ân cần như một người bạn với một người bạn, Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc kết lại với Ba tôi, một bệnh nhân 84 tuổi – từ Buôn Ma Thuột xuống chữa bệnh 2 tháng nay tại TP.HCM (cho Ba, Mẹ tôi và cả tôi cùng nghe) như vầy:

“Với một người ở tuổi 84-85 và cũng không sợ chết như anh nói, thuốc men chỉ có tác dụng chữa trị bệnh một phần thôi. Sức khỏe của anh xét ở mọi góc độ, tôi chấm là 8,5 điểm đó, còn ngon lắm đó, không hề tệ đâu! Giờ anh chịu khó tập những động tác cho cơ, xương, khớp như tôi hướng dẫn để giúp máu lưu thông. Ăn uống khá lên. Ngủ nghỉ đầy đủ. Phần quan trọng còn lại là bồi bổ cho ‘sức khỏe tinh thần’.
Tinh thần cần gì? Cần kết nối với bên ngoài thay vì thu mình vô trong. Cần đưa mình ra khỏi chiếc vỏ ốc cô độc và buồn phiền, chỉ nghĩ đến cái đau và cái bệnh của mình. Cần gặp gỡ bạn bè ‘tán dóc’ chuyện xưa chuyện nay (dù số bạn bè thân thiết cùng trang lứa chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, hay xa cách cả đại dương không biết có lần nào gặp lại nữa không!)… Đó chính là thuốc của lứa tuổi này, của tụi mình, anh à!
Anh còn xem tivi, còn đọc sách báo hàng ngày là tốt rồi, nhưng còn sở thích gì khác không? Văn nghệ, làm thơ? Mấy cô bạn gái cũ giờ còn liên lạc ai không (cười khà khà)…”
Nghe bác sĩ Ngọc hỏi về bạn bè, sở thích, World Cup này nọ, hỏi Ba có sợ chết không, Ba trả lời lần lượt, và cười. Một nụ cười thoải mái hiếm hoi lắm tôi mới thấy lại từ khi Ba đau. Trong khi trước đây Ba tôi vốn là một ông già cởi mở, có khiếu hài hước và hay cười.
Hơn hai tháng nay khi đưa Ba đi khám bệnh, gặp nhiều bác sĩ với tuổi đời và học vị khác nhau, từ bệnh viện này qua bệnh viện khác, hết khoa nọ khoa kia, tôi mong mỏi “gặp thầy gặp thuốc” nào đó giúp Ba giảm đau nhức-tê chân, giúp Ba ngủ được; thậm chí chỉ mong bác sĩ nào đó nói chuyện “tào lao” với Ba nhiều xíu trong lúc khám để ông phấn chấn, lạc quan hơn. Nhưng hầu như ai cũng khám cho Ba như bệnh-nhân-nhiều-tuổi chứ không phải một người già đang bất lực vì cái đau bệnh già. Bản thân Ba cũng thấy hụt hẫng vì có khi chờ đợi cả tiếng để đến lượt khám mà bác sĩ không nhìn tới chân đau của Ba, chỉ hỏi và kê toa 😞 .
Mấy tuần trước, trong lúc chính tôi cũng “tuột mood” vì không giúp gì được hơn cho Ba, tôi liều nhắn tin cho bác Ngọc, hỏi thăm ông liệu có cách gì cho Ba đỡ đau, cải thiện tình trạng sa sút tinh thần và thể chất của Ba. Gọi là “đánh liều” vì tôi và Ba Mẹ là độc giả sách của BS Đỗ Hồng Ngọc hơn 20 năm nhưng chỉ mới được gặp gỡ trực tiếp và trò chuyện với ông một lần trong buổi giao lưu của ông tại Hội quán Các bà mẹ mấy tháng trước mà thôi.
Bác Ngọc cho tôi vài lời khuyên và bất ngờ gọi lại cách đây mấy hôm, hỏi về tình trạng của Ba và hỏi tôi có thể đưa Ba tới Hội quán để ông thăm bệnh giúp không? Ông còn nói đùa là ông chỉ “khám chui” vì đã không khám phòng mạch tư mười năm rồi.
Thật sự, cho đến giờ Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ duy nhất hỏi đủ thứ và nói với Ba tôi những điều không nằm trong chỉ số xét nghiệm máu và trong toa thuốc. Từ thuốc bổ không nằm trong toa đến chế độ ăn, từ thuốc huyết áp đến vấn đề tiêu hóa. Đúng hơn là một cuộc “tư vấn tinh thần” của một bác sĩ về hưu đã từng viết rất nhiều sách tâm lý cho tuổi già. Mà ông bác sĩ hiền từ này chỉ thua bệnh nhân là Ba tôi 2 tuổi thôi.
7 giờ sáng nay (28.11.2022) tôi nhận tin nhắn bác Ngọc: “Nhờ con để ý coi Ba con có vui hơn, có “thoải mái” hơn sau buổi gặp Bác không nhé”.
“Dạ, con sẽ để ý và chia sẻ cho Bác ạ“. Tôi gửi tin nhắn đi với lòng biết ơn tràn ngập. Tôi biết toa thuốc tinh thần chính là một ưu ái mà vị bác sĩ nổi tiếng – tác giả sách đáng kính đã dành cho Ba mình.
Hôm qua khi tôi chia sẻ hình và video bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thăm khám Ba cho anh chị ngoài quê xem, anh trai tôi đã nói vui: “Ông đúng là Idol của Ba!”.
Cảm ơn chị Thanh Thúy – HQCBM đã hỗ trợ mối duyên này!
SG, 28/11/22
Ngô Thị Trâm Anh
                                                     

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Vài đoạn hồi ký

Tâm Nhiên: TIÊU DAO ĐỖ HỒNG NGỌC

26/11/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

TIÊU DAO ĐỖ HỒNG NGỌC

Tâm Nhiên

Nghĩ từ trái tim* nhiệm mầu quá
Ba nghìn thế giới ở đây thôi
Thì ra tất cả do tâm tạo
Bản lai diện mục vốn sẵn rồi
              Gươm báu trao tay* cầm Bát Nhã
              Tuệ kiếm Kim Cang chém sạch làu
              Ưng vô sở trụ cười Buông* xả
              Dứt liền điên đảo tuyệt khổ đau
Cõi Phật đâu xa* ngoài vũ trụ
Mà ngay sinh hoạt giữa đời thường
Bước chân Bất nhị Duy Ma Cật
Nhập diệu vô lường với yêu thương
Tâm Nhiên
Vô Trú Am, hòn Sơn Rái, Kiên Giang
Tác giả: Diệu Tâm Ca, Thanh Tịnh Ca, Thiên Thu Ca, Vô Trú Ca, Lang Thang Sĩ…
(*) tác phẩm viết về Phật học của Đỗ Hồng Ngọc.
…………………………………………………………..
Trò chuyện với Đỗ Hồng Ngọc trong quán cà phê Phố Cổ ở La Gi,
Hàm Tân, Bình Thuận, sáng 19. 11. 2022 :

Tâm Nhiên và Đỗ Hồng Ngọc tại La-Gi, 19.11.2022

– Trong mấy chục tác phẩm của anh, nổi bật lên là tập Tôi học Phật. Vậy anh có thể cho biết anh học Phật như thế nào ?
– Tôi đến với Phật rất trễ. Lại đến một mình. Lúc trẻ đọc Tâm kinh, Tứ diệu đế, Suzuki, Krishnamurti…nhưng đọc chỉ để mà đọc.
Đến năm tuổi gần 60, sau một cơn bệnh thập tử nhất sinh, tôi thấy mọi sự khác hẳn đi.
Tôi đọc Tâm kinh thấy không khó nữa. Như vỡ ra – Và với Tâm kinh tôi thấy chỉ cần học một chữ thôi : Chữ Không.
Từ đó mà vô trụ, vô trí, vô đắc…Nó trả lời câu hỏi tại sao ? Rồi bằng cách nào thì câu trả lời ở kinh Kim Cang : Vô ngã và Thiền định.
Ở Pháp Hoa học Vô tướng, Thực tướng, gặp Như Lai Đa Bảo của mình như luôn tủm tỉm cười, chọc quê mình.
Rồi ở Duy Ma Cật, học Bất nhị để thấy biết Như Lai, tập sống với Như Lai…
Rồi nào với Lăng Nghiêm, Viên Giác, Lặng Già…
Dĩ nhiên không thể không học những bước căn cơ, bởi gốc rễ có vững chắc thì cành lá mới sum suê…
– Là một bác sỹ, anh áp dụng những điều Phật học, Thiền học vào cuộc sống hằng ngày ra sao ?
– Nhờ học Phật, học Thiền mà tôi thấy rõ hơn vai trò của người thầy thuốc, cứu chữa bệnh nhân.
Những vị Bồ tát Thường Bất Khinh, Dược Vương, Diệu Âm, Quán Thế Âm đã cho tôi một thái độ sống khiêm hạ và phát khởi lòng yêu thương rộng lớn hơn…
– Ngoài công việc bác sỹ, anh còn mần thơ, viết văn nữa. Về thơ, anh xuất bản mấy tập rồi ?
– Sáu tập thơ : Tình người (1967) Thơ Đỗ Nghê (1974) Giữa hoàng hôn xưa (1993) Vòng quanh (1997) Thư cho bé sơ sinh và những bài thơ khác (2010) Thơ ngắn Đỗ Nghê (2017).
– Thơ anh có vài nhạc sỹ phổ nhạc, rất tuyệt. Còn về văn ?
– Về văn thì có những tập : Gió heo may đã về (1997) Già ơi…Chào bạn (1999) Những người trẻ lạ lùng (2001) Nghĩ từ trái tim (2003) Như ngàn thang thuốc bổ (2004) Cành mai sân trước (2005) Thư gởi người bận rộn (2005) Như thị (2007) Gươm báu trao tay, Cõi Phật đâu xa, Thấp thoáng lời kinh, vân vân…
Nói chung, kể cả thơ văn cũng gần 60 tác phẩm tôi đã xuất bản lâu nay…
– Dường như anh có vẽ tranh nữa ?
– Ờ, vẽ theo cảm hứng bất chợt cho vui thôi.
– Có lần anh đến thăm thầy Tuệ Sỹ, thầy nói anh là cư sỹ Duy Ma Cật thời hiện đại phải không ?
– À à…thầy Tuệ Sỹ nói với một nụ cười hoan hỷ. Khi ký tặng tác phẩm Huyền thoại Du Ma Cật, thầy viết : “Quý tặng Duy ma Cư sỹ Đỗ Hồng Ngọc. Đông 2016”
Tâm Nhiên

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Thư gởi bạn xa xôi (9/2022)

06/09/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (9/2022)

Lúc này làm gì?

Lúc này làm gì ư?

Cảm ơn bạn đã đặt cho mình câu hỏi này. Tưởng khó trả lời mà thiệt ra rất dễ: Làm Biếng!

Có người tuổi mình bị con cháu kêu “Chả biết gì!” (chỉ biết già!). Cứ loay hoay với cái điện thoại quá thông mình cũng đủ mệt. AI lúc này tung hoành quá, cứ như ép buộc mình phải làm theo nó, nghĩ theo nó! Mà tay bắt đầu run, mắt nhìn không rõ, vì chữ quá nhỏ, cứ bấm chữ này ra chữ kia… gây hiểu lầm không ít. Thỉnh thoảng phone cho ai đó, định nòi gì thì quên!

Nhớ lần đến thăm bác sĩ-họa sĩ Dương Cẩm Chương lúc cụ 90 tuổi, hỏi lúc này chú làm gì? Ông nói làm biếng! Ngày chú ngủ mấy tiếng? 9 tiếng. Giựt mình chớ. Cứ tưởng càng già càng ít ngủ. Không phải. Ít ngủ, cơ thể không đủ sức tái tạo, không còn sáng suốt, thường uể oải, hay quên. Già như pin xài lâu, chai, sạc khó.

Không có chương trình kế hoạch gì cho nghiêm túc được. Tùy hứng là chính. “Thả tùy duyên”: đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ. Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Người xưa có câu đáng nhớ: Năm năm, sáu tháng, bảy ngày. Ở lứa tuổi 50 thì nên có kế hoạch năm, lứa 60 thì nên có kế hoạch tháng, còn lứa 70 thì chỉ nên làm kế hoạch ngày… Tuổi mình thì kế hoạch… giờ là phải rồi đó bạn!

Vậy cho nên mình thong dong…

Chỉ xin gởi bạn vài hình ảnh coi chơi thôi nhe.

Tháng này có một buổi trao đổi với Lớp Phật học & Đời sống ở chùa Xá Lợi. Mấy năm trước, mình sinh hoạt mỗi tuần, nay lâu lâu… tái xuất giang hồ một chút vì cũng thấy nhớ bạn bè. Nghe các bạn kêu sao Lớp mình bây giờ ngày càng có vẻ nặng về “Phật học” mà nhẹ về “Đời sống”? Mình bèn đề nghị một đề tài: Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Sôi động ngay. Có một câu hỏi đặt ra: Một con mèo, tập trung nín thở trước cửa hang chuột, chờ chuột ló ra thì chụp… có phải con mèo đã thực hành “chánh niệm” đó không? Ai cũng thấy là không. Đó phải gọi là “Tà Niệm”. Chánh niệm không phải là tập trung. Chánh niệm là để có Chánh định, Chánh kiến… Chánh niệm phải có Giới!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rồi mình có một buổi đi thăm chùa Huê Nghiêm, định mang vài cuốn sách mới đến tặng Thầy Trí Quảng nhưng không được gặp. Đành lang thang chụp mấy tấm hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiều cà-phê với nhóm bạn trẻ (cũng đã trên dưới 50) trên con thuyền “có bến”, vì cũ nát nằm một chỗ, gia chủ biến thành quán cà-phê cũng ngộ.

Hôm sau đi Đường Sách, chụp vài tấm hình sinh hoạt đường phố Saigon dịp nghỉ lễ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trò chuyện với TS tâm lý Lê Nguyên Phương thú vị, không ngờ ông là đệ tử thầy Viên Minh! Buổi cơm chay cùng với nhà báo Ngân Hà và Thanh Thúy, hội quán Cbm.

Ngày hôm sau 4/9, ghé thăm Lê Ký Thương. Anh đã phải đi xe lăn rồi. Mới thôi.

 

Hẹn thư sau,

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Vài đoạn hồi ký

Vài ngày về thăm Lagi, Phan Thiết…

19/06/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Thư gởi bạn xa xôi (tháng 6.2022)

Gần vậy mà cũng không dễ về! Đợi con rỗi rảnh chở cho đi mới đi được. Ai cũng chân thấp chân cao… Nhớ biển, nhớ núi, nhớ rừng, nhớ những con đường và nhớ cả bánh căn… Đặc biệt, nhớ cây me vài trăm tuổi ngày nào ở chùa mình vẫn dựa gốc me hoặc leo lên nhánh cây ngồi học…

Tìm được một nơi còn giữ cái phong cách, cái cảnh tình… chốn quê xưa bây giờ không phải là dễ. Một nơi có chuối, có cau, có dừa, có xe bò, có thúng chai (thuyền thúng), có lưới cá… không phải là dễ!

Cho nên về Lagi thì ở vài ngày nơi Lagi Farmstay mới thấy quen thuộc, có canh chua lá me, có cá đục kho keo, có tôm rim mặn… Biển thì ra Cocobeach camp gần đó, có xe bò… Từ bải đá Cam Bình nhìn lên Hòn Bà tuyệt đẹp dưới nắng chiều…

Rồi Đập Đá Dựng, rồi Hồ Núi Đất, Dinh Thầy Thím, Dốc Trâu, Ngãnh Tam Tân… đặc biệt là khu vực Giếng Nguồn Chung ngày xưa…

Đúng là dấu hiệu của tuổi già. Thích nhắc chuyện xưa. Tìm chốn cũ. Nhớ những ngày sống ở Láng Găng, Bưng Riềng, nay vẫn còn khu rừng nguyên sinh đó, quán Dênh Dênh (Vên Vên), Hồ Cốc, Hồ Tràm, Láng Hàng mênh mông…. Suối Nước Nóng Bình Châu… Thắng Bình, Hồ Tôm, rồi Bàu Lời… Nhưng mọi thứ nay đang đổi thay đến chóng mặt. Những resorts cao cấp, những biệt thự lộng lẫy dần hiện ra, ngày càng xa lạ. Thấy không phải dành cho mình. Không phải của mình. Cũng chẳng còn bao người để cùng nhắc chuyện xưa mà ngậm ngùi…

Gởi bạn vài hình ảnh thôi nhé.

 

Khu rừng Nguyên sinh Bưng Riềng (16.6.2022)

Quán Dênh Dênh (Vên Vên)… huyền bí!

ở Lagi Farmstay (16-18/6/2022)

Lagi Farmstay Cam Bình

Cocobeach Camp

Hòn Bà Lagi nhìn từ phía Cam Bình tuyệt đẹp!

 

 

Đập Đá Dựng 

Nơi chốn xưa là Giếng Nguồn Chung.

 

Những gốc me già xưa nhớ quá/ Những con đường nhỏ rất quen thân… Ơi những con đường ta đã đi/ Gia Long Đồng Khánh mượt xuân thì/ Chân run rẩy cát bờ Thương Chánh/ Gió ở đâu về thơm bước khuya… (Đỗ Nghê- trên sông khói sóng, Phan Thiết 1970)

 

 

Hẹn thư sau nhé,

Đỗ Hồng Ngọc

(19.6.2022)

 

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Ngày của Cha – Happy Father’s Day

19/06/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Ngày của Cha – Happy Father’s Day

 

 

Filed Under: Chẳng cũng khoái ru?, Thư gởi người bận rộn

Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ

20/05/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

GIÀ KHÚ ĐẾ

Song Thao

Bạn bè tôi, bỏ rẻ cũng đã tám chục niên kỷ. Người đời bảo già rồi. Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chơi ác hơn. Trong bài viết “Già Khú…Đế”, ông luận như ri: “Già khú là giai đoạn một, thêm một bước nữa thì gọi là “già khú đế”. Khú, từ điển tiếng Việt bảo là “để thâm lại và có mùi hôi”, thí dụ dưa khú, tức là một thứ dưa để lâu quá, sắp hư. “Khú đế” là “vua” của khú, hơn hẳn các khú”.

Tám chịch hay hơn nữa có phải là già khú đế không, hình như không ai trong chúng tôi nghĩ như vậy tuy mỗi lần tụ họp với nhau là một kịch bản khác. Gần như toàn thể chúng tôi đều là những vận động viên môn thể dục dụng cụ. Ông thì chơi gậy thường, ông gậy bốn chấu, ông chơi môn đẩy cái walker, có ông chơi nguyên chiếc xe lăn. Kềnh càng như vậy nhưng vẫn vui vì còn được nhìn thấy nhau. Già đâu mà già! Tuổi chỉ là những con số!

Theo phép lịch sự đương đại, người ta không nên hỏi tuổi một phụ nữ. Tôi muốn thêm vào một chút: người ta cũng không nên hỏi tuổi một người cao tuổi. Phiền phức cho các bậc quân tử lắm. Ngày xưa ngài Nguyễn Công Trứ khi bị gái nhí hỏi tuổi đã lách: ngũ thập niên tiền nhị thập tam. Năm chục năm trước tớ hăm ba!

Bậc con cháu của Uy Viễn Tướng Công ngày nay là ông Hoàng Lộc còn tổ cha hơn tiền nhân:

cứ muốn chơi ngon hơn ngài Nguyễn Công Trứ

bảy ba tuổi lập thiếp mà kể vô

ta tám mươi còn lăm le cưới vợ

một đời tròn vẫn ngạo nghễ trượng phu

Già khú đế mà vẫn em chã bởi vì ta cứ nhất định vẫn còn giơn. Già là chuyện của…tha nhân, ta vẫn không suy xuyển. Cái mặt ta ngày nào không soi gương, có già chi mô. Ông bạn xưa, trong thời covid giãn cách, hai ba năm mới nhìn thấy, ôi sao mà ông lại xuống cấp như dzậy? Trong mắt ta, chỉ có người khác già, ta không già, nói chi tới già khú đế. Ông bác sĩ họ Đỗ thiệt thà quá độ. Ông nói huỵch toẹt : “Già nó xồng xộc trên trời rơi xuống, dưới đất vọt lên. Không những xồng xộc nó còn gia tốc, tàn bạo như cơn sóng vỗ vào bờ đá, vội vã để mau chóng nhập vào dòng nước cuồn cuộn đuổi theo sau. Nó mạnh mẽ và tàn nhẫn tung tóe, tan tác, lắng chìm, không một chút xót thương. Nó lãnh đạm bởi nhiệm vụ nó phải thế. Nó thú vị bởi nó không phân biệt.Giàu nghèo sang hèn, da trắng da đen…Còn ta, ta chần chờ, chểnh mảng, làm ngơ. Hãy đợi đấy. Đi đâu mà vội. Không đâu! Một hôm già bỗng chuyển hệ sang già…khú, rồi khú đế đột ngột làm đảo lộn mọi tính toán…Già đến đột ngột và tàn bạo. Như một cơn động đất, không cần phải hỏi han, không cần báo trước. Như một cơn bão dữ, thổi ào qua, cuốn tất cả không thương tiếc. Khi nó khú đế, nó sẵn sàng làm ta trở nên lố bịch, buồn cười, ngớ ngẩn, đáng thương. Khi nhìn quanh những người già khú đế mà còn khỏe, ta nghĩ ta chắc cũng sẽ như họ. Còn lâu! Số người như vậy rất hiếm!”.

Già thời xưa khác thời nay. Tuổi tác nơi các cụ là cái túi kinh nghiệm sống mà người trẻ phải học hỏi để sống với đời. Ngày nay, thế giới thay đổi tàn bạo, cứ vài năm nó lại mang bộ mặt khác, kinh nghiệm là thứ không có chỗ xài, con người phải hối hả chạy theo để thích nghi. Già chỉ còn là mớ tuổi nặng chình chịch đè trên vai. Anh già, nhất là già khú đế, bị đá ra bên lề cuộc sống, chẳng còn là một con ốc trong bộ máy, chẳng còn chút giá trị kinh tế. Đành tiếc nuối tuổi trẻ. Ông Quan Dương vớt vát:

Trước khi anh trở thành già

Đương nhiên cũng trẻ như là em thôi

Trước khi bết bát quá trời

Suy ra anh cũng một thời trai tơ

Thế gian biến đổi đâu ngờ

Đang ba hoa bỗng dại khờ không hay

Đang ma giáo cỡ như vầy

Trở thành cục bột trong tay em cầm

Hỏi sao kỳ lạ thế em

Anh mà biết được chết liền một khi.

Tôi đọc được một câu “danh ngôn”, không biết của ai. “Ai cũng có tuổi trẻ nhưng không phải ai cũng có tuổi già”. Phải có phúc có phần mới được già. Vậy mà dân già vẫn có mặc cảm là ăn hại đái nát, chẳng ra cái chi chi. Chỉ được cái sản xuất ra hơi là tài. Không biết sao mà anh già nào cũng cứ nổ bôm bốp một cách dễ dàng. Chẳng thua chi bò. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ đích danh loài bò thải khí nhiều gây hại cho môi trường. Họ chữa bệnh…thải bằng cách cho bò ăn những thực phẩm khiến không tạo ra khí. Chưa thấy các nhà khoa học nghiên cứu về sự tum tủm liên tu bất tận của các cụ già khú đế. Tuy cho nổ, khi thì bùm bụp lúc tỉ tê ai oán, nhưng cái sự nổ của anh già rất vô duyên. Chẳng mùi mẽ gì! Có lẽ vì người già, cũng như chai nước hoa, càng để lâu càng phai mùi.

Tôi có trong tay một số sách của nhà…già học Đỗ Hồng Ngọc: “Gió Heo May Đã Về…”, “Già Ơi… Chào Bạn”, “Những Người Trẻ Lạ Lùng”. Tập nào cũng mỏng, mỏng như những ngày còn lại của người già. Nhưng không thấy ông bác sĩ này lý giải về sự tự do tút tít này của mấy anh già (Tôi chỉ nói tới mấy anh già vì phép lịch sự, các chị già chắc cũng tỉ tê như ai). Có lẽ vì ông chuyên ngành nhi khoa! Trước năm 1975 tôi đã từng đưa con tới phòng mạch của ông nhiều lần. Bệnh nhi đông nghẹt, la khóc điếc tai. Ông là một bác sĩ chữa bệnh trẻ em rất mát tay. Có lẽ vì vậy ông làm lơ với sự tưng bừng ồn ào của mấy anh già. Từ đâu mà ông nhảy phóc từ trẻ tới già, ông đổ tội cho tôi và đồng bọn, những người mang con cháu tới phòng mạch của ông. “Tôi đo tuổi mình qua cách xưng hô của các bà mẹ bế con đến khám bệnh. Trước đây họ gọi tôi bằng anh, sau gọi bằng chú, rồi bằng bác, và rồi mới đây thôi, một chị hãy còn rất trẻ đưa bé đến khám bệnh, lúc bé la khóc, chị dỗ nín đi cho ông ngoại khám con, thì tôi mới biết mình lên đến ông ngoại rồi mà không hay”. Khi bác sĩ đã thành “ông ngoại”, chúng ta mới được đọc những bài viết về tuổi già đặc sắc của ông. Ông gọi là tuổi “hườm hườm”. Tôi yêu chữ “hườm hườm” này quá! Nghe như trái còn bám víu trên cành.

Một trong những người hườm hườm là ông Khai Trí, một nhân vật mà người Sài Gòn xưa ai cũng biết. Ông chủ trương quên tuổi, nhất định không có cái gọi là tuổi già. Theo ông chủ nhà sách và nhà xuất bản nằm trên đường Lê Lợi này thì hồi 20 – 30 tuổi người ta còn quá trẻ, 30 – 40 thì đang trẻ, 40 – 50 hãy còn trẻ, 50 – 60 trẻ không ngờ, 60 – 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viễn!

Khỏe re! Nhưng mấy người nghĩ được như vậy. Thường khi chúng ta ở độ tuổi 60 trở lên, độ tuổi theo Liên Hiệp Quốc là già, chúng ta thường quay đầu lại, tiếc cho 60 năm trước đã trôi đi mất. Tuổi hườm hườm là một khúc quanh quan trọng của đời người. Không phải mọi người tới tuổi 60 đều cảm thấy như nhau.

Trước hết, nam nữ cảm thấy khác nhau. Chuyện này ai cũng đoán ra. Đang xí xọn, ăn diện bỗng thấy mình xuống cấp. Da dẻ nhăn nheo, mắt bớt…bồ câu, thân thể hết mượt mà, đời còn chi vui. Đức ông chồng cũng dzậy, ngớ nga ngớ ngẩn, râu tóc bạc trắng, nói năng lỗ mỗ, chẳng còn chút phong lưu rất mực của những năm xưa. Vậy là cãi nhau tía lia. Dưới mắt đức ông chồng, bóng hồng thướt tha năm xưa giờ đã hết hồng, lại thêm chút đanh đá khó ưa khiến gai mắt. Cãi không lại, im đi cho nó lành khiến trầm cảm, bực bội. Nghĩ tới thời trai trẻ huy hoàng, lịch lãm một cây mà ứa nước mắt tiếc nuối. Vậy là stress cả hai!

Lại phải tham vấn ông bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Ông viết: “Có ít nhất bốn loại stress thường gặp ở tuổi chớm già, ấy là stress về sinh lý, do những dấu hiệu hiển nhiên của tuổi tác mà dù ta tìm mọi cách để chối bỏ nó vẫn cứ lù lù xuất hiện, như tóc cứ bạc, răng cứ lung lay, lưng cứ nhức mỏi. Stress về văn hóa do cách xã hội đánh giá vai trò của người già, bởi vì người già không phải ai cũng đạt nhân như Nguyễn Công Trứ: “gót tiên đeo đủng đỉnh một đôi dì / bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”. Stress về kinh tế cũng không phải là không đáng kể, đặc biệt ở vào tuổi chớm già mà một số người công ăn việc làm không ổn định hoặc bị thất nghiệp. Và cuối cùng là stress về tâm lý, cảm thấy mình bị hẫng, bị mất đi tuổi trẻ, chỉ còn  trống vắng, chỉ còn nhàm chán”.

Chúng ta đang ăn nhờ ở đậu nơi xứ người. Khác phong tục tập quán, khác văn hóa, khác lối sống nên chuyện stress càng thêm trầm trọng. Thế hệ chúng ta, nửa đời trước sống trong nước, nửa đời sau sống nơi nước người, chúng ta dễ chơi vơi. Chơi vơi dẫn tới chới với. Đang sống trong một xã hội mà câu “kính lão đắc thọ” được mọi người tôn trọng, chúng ta bị bỏ vào một xã hội mà sự bình đẳng là kim chỉ nam của cộng đồng. Cái già của chúng ta mất giá trị trong nền văn hóa mới. Trong nước, tuổi tác được kính trọng, chúng ta tự hào với tuổi tác. Tuổi tác tỷ lệ thuận với sự kính trọng. Chúng ta tự hào khi khoe tuổi với cộng đồng. Có khi còn ăn gian, thêm một tuổi mà ta gọi là tuổi ta.

Người già bản xứ khác hẳn. Đừng hỏi tuổi họ, cả đàn ông lẫn đàn bà. Họ giấu tuổi, thứ chỉ dấu…già. Họ làm mọi cách để níu tuổi trẻ: ăn mặc đúng mốt, nước hoa ngào ngạt, đi đứng thẳng thớm, cười nói lịch lãm. Họ làm trẻ trong khi chúng ta cố làm cho già hơn. Già rồi, ăn mặc sao cũng được nhưng nói năng phải giữ ý tứ, điệu bộ phải đường bệ, thỉnh thoảng ho lên một tiếng cho oai.

Giới già chúng ta bị ném vào một môi trường sống khác biệt với môi trường đáng lẽ chúng ta phải sống. Chênh vênh thiệt chênh vênh. Chuyện nhức nhối nhất trong mỗi gia đình người Việt chúng ta nơi nước người là chuyện đưa cha mẹ vào nhà già. Người già bản xứ coi chuyện vào nhà già là chuyện dĩ nhiên. Tiện cho cả cha mẹ lẫn con cháu. Nhưng phần lớn các ông bà già người Việt lại khác. Họ thất vọng tràn trề khi con cái đề nghị đưa vào nhà già. Họ có cảm tưởng bị bỏ bê. Họ nghĩ con cái bất hiếu khi vứt các đấng sinh thành vào nơi lạ hoắc, không ai thân thuộc, không ai sáng tối vấn an. Chỗ sống của họ phải là trong gia đình, giữa con cháu, cơm bưng nước rót, được hầu hạ tới bến. Họ không cần biết tới hoàn cảnh của con cái: vợ chồng đi làm từ sáng tới tối, cháu chít đi học suốt ngày không có thời giờ hầu hạ ông bà cha mẹ như cuộc sống trong nước.

Có người cố chấp, không chịu hiểu cho con cháu. Nhưng cũng có người hiểu và chấp nhận. Trong bài “Câu Chuyện Của Một Người Già Nhưng Dành Cho Những Người Chưa Già”, tác giả Tuệ Tâm đã chấp nhận. “Ngày mai, tôi phải đi viện dưỡng lão…Không phải bất đắc dĩ, thì tôi cũng không muốn đi viện dưỡng lão đâu. Nhưng mà từ khi sinh hoạt hàng ngày không còn có thể tự xoay xở, mà con gái vừa làm việc bận rộn vừa phải chăm sóc cháu trai, không rảnh để quan tâm mình, đây dường như là sự lựa chọn duy nhất đối với tôi. Điều kiện sống ở viện dưỡng lão không tệ: một mình một gian phòng sạch sẽ, được lắp các đồ điện đơn giản thực dụng, đầy đủ các loại phương tiện giải trí; đồ ăn cũng ngon miệng; phục vụ rất chu đáo, bày trí xung quanh cũng rất đẹp. Sống trong nhà, kim chỉ cái gì cũng không thiếu, rương hòm, ngăn tủ, ngăn kéo đều đầy ắp các loại đồ dùng. Quần áo bốn mùa, đồ dùng bốn mùa, chồng chất như núi; tôi thích sưu tầm, tem sưu tầm đã thành từng chồng lớn, ấm tử sa cũng đã hơn mười cái. Còn có rất nhiều vật linh tinh cất giấu, nào là ngọc bích, hạt óc chó, vật trang sức. Đặc biệt là sách, cả một mặt tường là giá sách, chật kín đầy ắp; rượu ngon thì Mao Đài, Ngũ Lương, rượu Tây cũng phải mấy bình. Viện dưỡng lão chỉ có một gian phòng, một cái tủ, một cái bàn, một giường, một ghế sô pha, một tủ lạnh, một máy giặt, một TV, một bếp điện từ, một lò vi ba, căn bản không có chỗ để lưu giữ của cải mà mình tích lũy. Trong chớp mắt, tôi đột nhiên cảm giác được: những của cải này đều là dư thừa, chúng cũng không thuộc về mình”.

Tác giả đã cắn răng bỏ lại tất cả nhưng không tiếc nuối. Của cải trần gian là của trần gian, khi cần buông thì phải buông. Một đời tích lũy, tưởng những thứ đó là ruột thịt không bao giờ rời được nay bỗng ngộ ra những gì tưởng là của mình đều không phải là của mình. Khi sống với chúng, mình quấn quít với chúng, nhưng khi phải rời chúng, mình cũng phải chấp nhận buông.

Buông là một hành động không dễ gì thực hiện nhưng là một hành động phải làm của người biết lẽ vô thường, biết sống thuận theo lẽ trời.

Thế hệ chúng tôi, như đã nói ở trên, bỏ rẻ ra cũng tám chịch có hơn, kể như đã hưởng đủ lộc trời. Con số đó nằm trên cáo phó có thể được coi là con số đã trọn vẹn. Chúng tôi chừ như những mục tiêu bắn tỉa của anh thần cầm lưỡi hái. Nay anh tỉa người này, mai anh tỉa người khác. Trước sau cũng một ngày nào đó. Ừ thì một ngày nào đó!

SONG THAO

Tháng 5.2022

Nguồn: http://www.phamcaohoang.com/2022/05/2436-song-thao-gia-khu-e.html

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định

Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN

29/04/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Tình bạn

Trần Thị Trúc Hạ (Đà Nẵng)
Buổi sáng Sàigòn trời trong veo, chị đón tôi trước cổng chung cư với nụ cười thật hiền rồi đưa tôi lên một căn hộ có phòng khách rộng rãi, thoáng mát. Cậu Cóc LKT ngồi bên cửa sổ nhìn ra như đang ngóng chờ. Tôi chạy đến và ôm choàng cậu như ôm một người anh ruột thịt.
Từ bao giờ tôi đã quên mất từng gặp anh chị ở đâu để rồi yêu quí anh chị như ruột thịt.
Hình như cũng bắt đầu từ những chuyến đi từ nam ra bắc, rồi anh tự nguyện thiết kế bìa sách cho tác phẩm đầu tay của tôi.Anh tỉ mỉ chăm chút từng công đoạn để cho ra một trang bìa thật ấn tượng hơn cả những gì tôi mong đợi.
Từng người bạn của anh hiện ra nơi khung cửa.
Anh LK (TTM) trang trọng, kiêu bạc, anh CVT hiền lành, chuẩn mực và cuối cùng là anh ĐHN với nụ cười đôn hậu, dí dỏm làm rộn rã cả căn phòng.
Họ trêu ghẹo chọc phá nhau như những cậu bé tinh nghịch. Họ đã đi cùng nhau suốt cả thời trai trẻ cho đến tận bây giờ, tóc đã bạc, mắt đã nhoè, chân tay đã run và tai cũng không còn nghe hết những gì cần nghe. Họ còn có một người bạn đang thao thức bên kia đại dương gọi về vì nhớ bạn.
Vậy đó họ ngồi bên nhau từ sáng đến chiều với những món ăn dân dã chỉ có khoai lang, đâụ phụng, trái cây…Không bia rượu thịt thà mà dường như với họ đã quá đủ đầy.
Cậu Cóc mệt, ngồi với bạn vài phút rồi rón rén vào phòng nằm, rồi lại háo hức ngồi dậy đi ra. Một mình cậu mà có tới hai ông bác sĩ chăm nom.
Tình bạn của họ sao mà đẹp quá !
Chiều, họ chia tay ra về, chị Quy gói những thức quà cho sở thích của từng người. Tôi ở lại với anh chị thêm chút nữa. Tôi hỏi chị sao các anh ai cũng gần gũi và quí mến chị nhiều như thế, chị cười nói không hiểu vì sao chuyện vui buồn gì các anh cũng kể cho chị nghe, chị như cái kho cất giữ bí mật của các anh.
Tôi hiểu đó chính là cái hạnh biết lắng nghe bằng sự thấu cảm và yêu thương. Vẫn biết rằng “Biết lắng nghe” dù chỉ là những khoảng lặng, ta vẫn sẽ là một người may mắn bởi chính nó sẽ mang tới cuộc sống của mình những món quà bất ngờ kì diệu nhưng không mấy ai làm được điều đơn giản này. Chị đã làm được từ sự dịu dàng và ấm áp lạ thường. Dường như chị chỉ biết lắng nghe mà không biết phán xét. Nằm bên chị một lát, nói với chị vài chuyện vui buồn và nghe chị dỗ dành an ủi mà cảm thấy lòng mình nhẹ tênh.
Sống bây giờ thật khó với những đa đoan, thị phi, hơn thua, ganh ghét…Nhưng họ đã sống thật hạnh phúc và dễ dàng bởi vì họ đã có một tình bạn đẹp. Tôi chỉ là kẻ đứng bên lề đường quan sát họ với ánh nhìn ngưỡng mộ và trân quý. Mong cho họ cứ vui đùa an nhiên bên nhau mãi mãi như thế để tôi còn có một niềm tin.
Trúc Hạ
(Saigon, 26.04.2022)

Từ trái: Châu Văn Thuận, Trúc Hạ, Lê Ký Thương, Đỗ Hồng Ngọc, Lữ Kiều (Thân Trọng Minh).
Nhà LKT 26.04.2022 (ảnh Kim Quy)

 

Bữa cơm gia đình.
Từ trái: Kim Quy, Lê Ký thương, Châu Văn Thuận, Trúc Hạ, ĐHN, Lữ Kiều (TTM) 26.04.2022

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Uncategorized, Vài đoạn hồi ký

LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

17/04/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG
Cao Kim Quy
Không biết cái duyên, định mệnh nào đã gắn kết tôi và Lê Ký Thương, để từ đó gắn kết tôi với họ, những người bạn thiết của chúng tôi. Nhiều lần ngồi ngắm những cành hoa phượng đỏ là đà bên kia mặt hồ rong rêu giờ đã tràn ngập sen, tôi nhấm nháp cà phê một mình, và tự hỏi. Tôi ngồi đó, nhớ về họ, những kẻ đang ở rất gần và những kẻ còn cách xa, những kẻ đã bay cùng gió mây và những kẻ đang còn có thể nắm lấy tay nhau mà vui ngày họp mặt.
Tôi và LKT có nhiều điểm tương đồng trong “số phận”. Cả hai đều có một người bạn rất thân thời trung học, dự phần vào đời nhau theo một kiểu rất…tương tự. Cả hai lại cùng có một mối tình tuổi học trò âm thầm lãng mạn đủ để vương vấn với thời gian cho đên khi… hết làm học trò. Nhưng quan trọng nhất là chúng tôi gắn bó nhau đúng nghĩa những người bạn đời (liệu tôi có chủ quan không?), có thể san sẻ với nhau mọi điều trong yêu thương, tin cậy và tôn trọng. Có phải vì thế mà LKT đã thoải mái chuyển giao tình bạn và luôn cả những người bạn của anh cho tôi?
Bạn anh, xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau nhưng có chung những nỗi niềm của một thế hệ thanh niên trí thức thời loạn, chung cả sở thích dùng văn chương để bày tỏ với đời. Người trẻ nhất trong nhóm Ý Thức xưa cũng đã lớn hơn tôi đến 6,7 tuổi. Vậy mà lạ, đến một ngày, tôi chợt nhận ra mình đã trở thành bạn của những bậc đàn anh khác giới, khác tuổi tác ấy tự lúc nào.
Tôi vốn yêu thế giới văn chương, và LKT là một phần của thế giới ấy. Nhưng tôi không xem mình là một người trong số họ. Tôi chỉ đứng bên kia đường mà ngắm nhìn họ, buồn vui theo cảm xúc của họ, và tôi đã yêu mến biết bao, cái tình bạn lặng thầm mà thật thắm thiết (đôi khi cũng nhiều sóng gió) của những người bạn văn chương  này, trải dài suốt 40, 50 năm.
Sau 1975 cho đến những năm cuối 80, chúng tôi vẫn còn lận đận với cơm áo gạo tiền trong thành phố nhỏ. Bạn cũ tứ tán. Kẻ chân trời người góc biển, có kẻ cũng như LKT, quay về quê gốc của mình làm đủ thứ nghề chỉ cốt mưu sinh. Cuộc hành trình chung của chúng tôi khá nhọc nhằn nhưng nhớ lại vẫn đầy thi vị vì bên cạnh chúng tôi luôn có những người bạn.
Đặc biệt là với nhóm Ý Thức. Nhóm nhỏ này xuất hiện khá ngắn ngủi trong đời sống văn học miền Nam (từ 1970 – 1972) nhưng khá nổi tiếng vì những sáng tác mang đầy tính dấn thân của nhiều cây bút tài năng và nhiệt huyết. Tất nhiên, họ gắn bó với nhau rất sớm trước khi tôi và LKT gặp nhau lần đầu, nhưng giờ đây tôi thuộc nằm lòng lai lịch từng người nhờ những kỷ niệm “chung lưng đấu cật” được kể lại lúc nào cũng đầy hào hứng của LKT hay từ bạn anh.
Sau 1991, chúng tôi vào Sài Gòn, những người bạn năm xưa lại có cơ hội kề cận nhau. Đời sống chung đã phần nào dễ thở để họ lại có thể nghĩ đến sự cần thiết của món ăn tinh thần. Tôi nhớ những ngày đầu cùng LKT đến thăm Nguyên Minh trong ngôi nhà mới thuê ở quận Gò Vấp. Con người này hình như bao giờ cũng chia hai cuộc đời mình, rạch ròi giữa mộng và thực (rạch ròi như cách anh phân biệt vợ với…“người tình”!!!). NM đặc biệt mê việc in ấn nên anh đã bắt đầu lại bằng nghề in lụa để kiếm sống (một vợ năm con không phải là cái gánh nhẹ nhàng). Nửa kia của anh vẫn đầy ắp mộng văn chương, mà hình như giấc mộng ấy luôn ẩn hiện một cái tên T chấm truyền cảm xúc. Tôi nhớ năm 1998, sau cuộc triển lãm chung đầu tiên của LKT và Lữ Kiều (Thân Trọng Minh) được tổ chức tại phòng tranh Tự Do (Sài Gòn), chúng tôi cùng nhau dong ruỗi Đà Lạt để … ”mừng triển lãm thành công tốt đẹp”. Ngoài hai cặp vợ chồng TTM và LKT còn có thêm Nguyên Minh. Một buổi sáng, tôi nhìn thấy cái dáng nhỏ bé của  NM ngồi ở bực cửa trên căn gác gỗ của Thân Trọng điền trang, cắm cúi viết. Những tia nắng vàng trong vắt của cao nguyên đang chiếu xéo lên trang văn của anh. Hình như đó là lần đầu tiên anh thực sự cầm bút trở lại từ sau 1975. Ngôi nhà gỗ nhỏ màu xanh rêu có khung cửa mở ra một mảnh vườn đầy hoa trước thềm nhà, bên kia thung lũng là xanh thẳm núi đồi. Hệt một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Có khi chính khung cảnh đó đã thúc đẩy NM sống lại mộng văn chương? Kể từ ngày ấy, tôi hân hạnh trở thành người mà anh dễ dàng bộc bạch những cảm xúc rất thật của lòng mình về những người bạn, về cuộc tình đã xuất hiện từ mấy mươi năm trước nhưng lúc nào được kể lại cũng dạt dào như chỉ mới hôm qua.
Thời ấy, khi những người bạn gắn bó của “tòa soạn Ý Thức” cũ chưa ly tán dần vì sức khỏe, hoàn cảnh… những cuộc gặp mặt cứ lặp lại hầu như hàng tuần, thường là trên sân thượng nhiều gió, và có lẽ cả sao đêm, nhà Lữ Kiều. Đôi khi chúng tôi dời địa điểm vào căn phòng làm việc ở tầng ba của anh, quanh ngọn đèn vàng ấm cúng nhưng có chút gì bùi ngùi. Không hiểu tại sao, nói chuyện hay đọc văn Lữ Kiều, lúc nào tôi cũng có cảm giác bùi ngùi. Khác với vẻ ngoài lịch thiệp, quá hoạt bát của anh, tôi chỉ nhìn thấy một Lữ Kiều lăng lẽ đăm chiêu trong bóng đêm, một Lữ Kiều lạc lõng cô đơn giữa đám đông đang ồn ào nhốn nháo. Tôi luôn nhìn thấy anh như kẻ lữ hành cô độc dù chung quanh anh bao giờ cũng đông bạn bè. Chưa kể anh còn có phu nhân trẻ đẹp tài hoa là nữ họa sĩ Thanh Hằng., với những bức tranh hoa đầy nữ tính, có tài nấu nướng thật tuyệt vời khiến chúng tôi cứ phải tấm tắc mỗi lần được thưởng thức.
Nhà Lữ Kiều luôn sẵn rượu. Đủ loại. Tôi ngồi giữa bọn họ, yên lặng nghe họ trò chuyện, và ngắm màu rượu quyến rũ được rót từ những chai Chivas, Hennessy, Johnny Walker… vào những chiếc ly thủy tinh trong suốt lóng lánh những viên nước đá có hình trái tim. Luôn luôn là những gương mặt quen thuộc ấy, Lữ Kiều, Lữ Quỳnh, Nguyên Minh, Châu Văn Thuận, Hồ Thanh Ngạn, Lê Ký Thương, thêm “phu nhân” của các vị, đôi khi vài thân hữu của Ý Thức.. Những chai rượu đầy cứ vơi dần theo đêm. Họ uống với nhau đằm thắm. Nhưng có lúc cãi nhau cũng rất ghê. Rồi tuần sau, tháng sau, họ lai gặp nhau, lại tranh luận. Những cuộc tranh luận có thể gay gắt nhưng phát xuất từ tình cảm quá thiết tha gắn bó dành cho nhau. Họ cãi nhau chỉ vì mong muốn bạn mình hoàn thiện hơn, có lúc “hùng hổ” như NM, không cam lòng thấy bạn “bỏ cuộc chơi” khi sức chưa thật tàn, lực chưa phải đã kiệt. Anh đang mơ trên quãng đường ngắn ngủi còn lại, bọn họ phải quàng vai nhau bước song hàng như đã từng cùng nhau trải qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn của thời cuộc.
Có phải do những “cú hích” của NM mà Lữ Quỳnh sau một thời gian khá dài im lặng, xuất đầu lộ diện trở lại với nhiều tác phẩm văn, thơ mới? Nhưng lúc ấy anh đã không còn ở cạnh chúng tôi. Anh đã cách chúng tôi cả một đại dương mênh mông không thấy đâu là bờ bến. Tôi thấy NM thật trong sáng, đáng quý làm sao mỗi khi nhìn anh cười hào hứng, khoe với tôi tác phẩm mới in của bạn bè. Anh xem thành công của bạn như thành công của chính mình. LQ thì đằng đẵng phương xa, mà mỗi email ngắn gọn đều hàm chứa nỗi khát khao âm ỉ được quay về ngồi giữa bạn cũ bên ly cà phê vỉa hè. Nhớ năm 2013 từ Mỹ về, LQ cùng chúng tôi lên Đà Lạt dự buổi triển lãm tranh các họa sĩ Đinh Cường, Thân Trọng Minh và  Phan Ngọc Minh, cũng đúng vào dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 70 của Lữ Kiều, người bạn gắn bó với anh từ thuở thiếu thời ở xứ Huế thơ mộng. Tướng tá vẫn cao lớn dềnh dàng nhưng sức khỏe anh đã có phần suy giảm, vừa xuống xe anh đã bị choáng, không đứng vững. Thương cái dáng liêu xiêu của anh đang cố giữ cho thăng bằng giữa hai người bạn ốm o là Châu Văn Thuận và Lê Ký Thương. Người xách hộ bạn chiếc túi du lịch không mấy nặng, kẻ vịn hờ tay bạn phòng khi cần đỡ đần. Những chàng trai tráng mười bảy tuổi năm xưa giờ đã ngoài bảy mươi cả, và họ vẫn còn lững thững đi bên nhau dưới nắng chiều, làm sao không thương cho được!
Lẽ ra trong bàn tròn Ý Thức những đêm khuya ấy còn có mặt Đỗ Nghê (Đỗ Hồng Ngọc) nếu anh không có thói quen ngủ sớm và… kỵ rượu. Đỗ Nghê ngày xưa cũng trong nhóm biên tập của Ý Thức và nay luôn sát cánh với bạn bè trừ lúc… “ăn nhậu”. Anh lại là bạn y khoa cùng với Lữ Kiều, Trương Thìn, cùng làm báo với nhau nhiều năm.  Xét về mức độ ”tai tiếng” (chúng tôi thích chọc ghẹo anh bằng từ ngữ này thay cho từ “nổi tiếng” những lúc ngồi cà kê với nhau), Đỗ Nghê thuộc loại “chói sáng” nhất nhóm Ý Thức cũ. Anh là vị thầy khả kính của bao nhiêu sinh viên y khoa, mà nhiều lứa học trò sau này cũng đã trở thành thầy của các thế hệ kế tiếp. Anh thường được mời nói chuyện về những đề tài Phật giáo dưới góc nhìn khoa học ở những chốn trang nghiêm như các trường Phật học hay các chùa lớn nhỏ rải rác khắp các tỉnh thành. Sách anh viết dù về Phật học hay y khoa đều thuộc hàng best seller của các nhà xuất bản và tên tuổi anh thì đã không còn xa lạ với trí thức Việt khắp nơi… Vậy mà anh không bao giờ khiến tôi nhớ ra vị thế “đình đám” đó mỗi khi chúng tôi ngồi uống cà phê cùng nhau. Chỉ bởi vì anh quá bình dị và hồn nhiên. Trước mặt tôi không có một ĐHN “nổi tiếng như cồn” trên nhiều phương diện. Chỉ có một “lão ngoan đồng” thích trêu đùa. Mỗi khi anh nheo nheo đôi mắt sau cặp kính cận, thì thầm vào tai người kề bên điều gì “bí mật” rồi cười hỉ hả, tôi chỉ nhìn thấy một cậu thiếu niên láu lĩnh chưa chịu xa rời tuổi thơ của mình. (Cơ khổ, tiếng là “thì thầm” nhưng do tai anh đã hơi lãng – tám mươi rồi còn gì – nên người được “thì thầm” lúc nào cũng canh cánh nỗi sợ bị “phát hiện” thì… quê!)
Tôi gọi ĐHN là “người-viết-tản-văn-giáo-khoa-thư” vì, bạn có nhận ra chăng? Đọc “Ghi chép lang thang” của ĐHN ta dễ liên tưởng đến những bài văn giản dị luôn ẩn chứa tính giáo dục thật nhẹ nhàng trong Quốc Văn giáo khoa thư ngày trước. Không áp đặt, không “đao to búa lớn”, nó nhè nhẹ khơi gợi cho ta tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu quê hương dù cho quê hương ấy có bình dị nghèo nàn thế nào.
Bên cạnh ĐHN “thiền sư”, còn có một Đỗ Nghê thi sĩ. Người ta quen nhìn thấy một nhà nghiên cứu Phật học nghiêm túc mà có thể quên anh từng là, và có thể vẫn đang là, một thi sĩ không thiếu lãng mạn với cuộc đời (không lãng mạn thì làm sao có thể thành…thi sĩ!). Chỉ có điều sự lãng mạn ấy cũng bàng bạc nhẹ nhàng như bản tính của anh khiến độc giả khó thể nhận ra nếu không đọc kỹ. Tôi không trích ra đây câu nào trong những tập thơ anh đã xuất bản. Khám phá là quyền của người đọc thơ. Chẳng phải mỗi phát hiện sẽ đem lại cho ta những cảm xúc thú vị?
Ngoài những người bạn vẫn sống trong nước, LKT còn có những người bạn bên kia bờ đại dương, không kém phần thân ái. Năm LKT gặp tai ương lớn trong đời (2010), tôi nhớ người đầu tiên gọi điện cho chúng tôi là anh Phạm Văn Nhàn, từ Houston, Hoa Kỳ, chỉ một, hai tiếng sau khi tôi đưa LKT nhập viện ở Nha Trang. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa biết ai là người đã báo tin cho anh sớm đến thế, chỉ nhớ nghe giọng anh đầy lo lắng hỏi thăm, tôi không khỏi xúc động. Phạm Văn Nhàn là người đều đặn gởi những số báo Thư quán bản thảo cho chúng tôi hàng kỳ, qua đường hàng không. Nhớ lần anh về VN, chúng tôi đã có được buổi chuyện trò nồng ấm đủ để hiểu không phải cứ xa mặt là sẽ cách lòng.
Khi chúng tôi có dịp đến Mỹ, tuy không gặp được bạn cũ Trần Hoài Thư vì thời gian và khoảng cách, nhưng anh cũng đã kịp thời bỏ công in vội và gởi phát nhanh tặng chúng tôi bộ sách đồ sộ Văn Miền Nam và Thơ miền Nam (trước 75). Ít liên lạc, chúng tôi vẫn âm thầm theo dõi hoạt động của Trần Hoài Thư. Thương qúy biết bao cái tình anh đối với bạn bè. Càng quý hơn cái tình của anh đối với người vợ yêu đang lâm bạo bệnh. Tôi hình dung một Trần Hoài Thư suốt đời sống với ám ảnh quá khứ hào hùng, âm thầm làm việc dưới basement nhà anh những buổi khuya vắng lặng lạnh lẽo, âm thầm đi về Nursing home chăm sóc vợ hiền trên những con đường trơn trượt trắng xóa tuyết mùa đông, trong khi chính bản thân anh cũng đang mang nhiều bệnh của tuổi già. Hình ảnh cô độc của anh gây cho tôi nỗi xót xa quá dỗi mỗi lần nghĩ đến.
Mà chưa hết. Hóa ra LKT vẫn còn nhiều bạn lắm. Những buổi cà phê vỉa hè với Vũ Trọng Quang, Trần Hữu Dũng, Trần Nhật Vy, Lê Văn Duy.… Những buổi “cụng ly” với Huỳnh Phan Anh, Phù Hư, Nguyễn Thái Dương, Từ Nguyên Thạch… (Đó là khi LKT còn uống được vài lon với bạn). Những chuyến lang thang lên Pleiku, tìm đến Trần Duy Phiên (nhà văn này mỗi lần trò chuyện không thể dưới 4 tiếng vì anh có biết bao nhiêu là điều muốn chia sẻ), xuống Ninh Hòa gặp Khuất Đẩu-Huyền Chiêu, ra Tuy Hòa thăm Nguyễn Lệ Uyên, Trần Huiền Ân, tạt qua Quy Nhơn là Nguyễn Thanh Mừng,  ghé Đà Nẵng cà phê với Nguyễn Nhã Tiên, chạy vào bv cho kịp siết tay Phạm Ngọc Lư trước khi anh vĩnh viễn chia tay bè bạn…
Nhắc đến sự chia lìa, lại nhớ đến nhiều bạn đã bỏ chúng tôi mà đi trước. Thế Vũ chẳng hạn. Tôi nhớ kỷ niệm những ngày hiếm hoi khi anh từ bệnh viện được về nhà tĩnh dưỡng một thời gian. Muốn bạn đổi không khí, chúng tôi rũ  anh đi uống cà phê, nhưng LKT bận đột xuất, mình tôi đích thân chở T.V. đến quán Thềm xưa, một chỗ ngồi yên tĩnh thích hợp cho những người không còn trẻ. TDọc đường, trời đổ mưa bất ngờ. Tôi lật đật tấp xe vào lề, chỉ sợ anh mắc mưa lại lên cơn khó thở. Mượn tạm chiếc ghế cho anh ngồi nghỉ dưới mái hiên nhà ai mà lòng hồi hộp, sợ anh bỏ cuộc. Thế mà anh vẫn đến được quán giữa những nhịp thở dốc khó khăn. Trong câu chuyện, tôi hiểu anh đang rất băn khoăn khi biết mình sắp ra đi mà con gái đầu “chưa kịp lớn”. Anh lo thế thôi, chứ P.A, con gái anh, đã vững vàng ngay khi bước vào nghề làm báo theo nghiệp cha, chẳng bao lâu sau ngày anh mất. Tôi nhớ hình ảnh chị Hà, người vợ hiền của anh, lăn lóc dưới gầm cầu thang bao nhiêu đêm vì bệnh viện quá tải, trong khi anh dây nhợ đầy người thiêm thiếp trong phòng chăm sóc đặc biệt kề bên.
Lại nhớ Chu Trầm Nguyên Minh, người bạn văn nghệ hiền lành, nhiệt tình tham gia sinh hoạt với Quán Văn cho đến những ngày tháng cuối. Họ – Nguyên Minh, Lữ Kiều, Sâm Thương, Lê Ký Thương và Chu Trầm Nguyên Minh – cũng đã kịp làm một chuyến về Phan Rang cùng nhau trên chuyến tàu đêm xập xình, chẳng bao lâu trước khi CTNM về với đất mẹ. Phan Rang là nơi CTNM từng dạy học, cũng là địa điểm xuất phát của tờ Ý Thức thời ây.
Những người bạn ấy của chúng tôi, tất nhiên không có ai là hoàn hảo. Đôi khi còn làm buồn lòng nhau. Nhưng, nếu một tình bạn có thể kéo dài chừng ấy năm, thì ắt là bạn thật rồi.
Đối với cả hai chúng tôi, hạnh phúc thật sự của một đời người không thể thiếu một trong hai yếu tố, tình yêu-tình bạn. Đó là lý do vì sao tôi dễ dàng gật đầu trước bài thơ cầu hôn của LKT năm xưa. Tôi mong trong mái nhà này/cùng em san sẻ đắng cay ngọt bùi/ con mèo khe khẽ ngoắc đuôi/vờn quanh những quyển sách đời tôi mê/và tình bạn suốt bốn mùa/thiếu bao thứ ấy hóa thừa đời tôi. (LKT phỏng dịch từ bài thơ “Le chat” của nhà thơ Pháp Appolinaire).
(CKQ)

Tại nhà Lê Ký Thương: Saigon, 01.04.2022
Từ trái: Đỗ Hồng Ngoc, Thân Thị Huế, Cao Kim Quy, Thanh Hằng, Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Châu Vân Thuận.

Nhóm bạn Ý Thức cũ: Đỗ Nghê (ĐHNgọc), Lữ Kiều (TTMinh), Lê Ký Thương, Châu Văn Thuận (01.04.2022).

ReplyReply allForward

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Tiếng hát Ngọc Vân: Mới Hôm Qua Thôi (nhạc Vĩnh Điện, thơ Đỗ Hồng Ngọc)

10/04/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Ghi chú:

Nguyễn Thị Ngọc Vân là một Dược sĩ, tốt nghiệp Đại học Dược khoa Saigon năm 1974. Ngọc Vân đã hát bài Mới Hôm Qua Thôi (thơ Đỗ Hồng Ngọc, nhạc Vĩnh Điện) bằng một giọng đầy xúc động, nghẹn ngào…

Xin phép Ngọc Vân post lên www.dohongngoc.com để sẻ chia cùng bè bạn thân quen.

Cảm ơn Nhạc sĩ Vĩnh Điện, cảm ơn Ngọc Vân.

ĐHN

 

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim

“Xả”… stress !

25/03/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

 

“Xả”… stress !

Bs Đỗ Hồng Ngọc

stresnilstresspicture

Internet

Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.

Stress là một phản ứng bảo vệ, khi cơ thể bị một mối đe dọa, mối nguy hiểm xảy đến cho nó. Người ta gọi nó là phản ứng (hay đáp ứng) “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (fight or flight response), nghĩa là trong tình huống đó, chỉ có hai cách để chọn lựa: chiến đấu để sinh tồn hoặc bỏ chạy để… sinh tồn!

Lúc đó, cơ thể phải huy động toàn lực để đối phó. Não thùy sẽ ra lệnh tiết các kích thích tố cần thiết, nào adrénaline, nào norepinephrine, cortisol…ồ ạt đổ vào máu. Tim đập nhanh để bơm máu về các cơ bắp lớn, phổi hổn hển tăng tốc bơm oxy, đường huyết vọt lên cao nhằm tăng cường khẩn cấp năng lượng, đồng tử mắt nở to để nhìn cho rõ, tai vểnh lên, mũi phồng ra… Tóm lại, mọi thứ đều phải trong tư thế sẵn sàng. Trong lúc các mạch máu lớn chuyển máu đến các bắp cơ thì mạch máu nhỏ ngoại biên co thắt lại, để nếu có bị thương thì máu cũng không bị mất nhiều… Vì thế mà người bị stress thường mặt mày tái ngắt, xanh lè, tay chân đơ cứng!

Stress cấp tính có những phản ứng mạnh hơn ta tưởng. Một người đang đứng trước chuồng cọp, thấy cọp sổng chuồng thì… phân, nước tiểu tóe ra mà không hay, tay chân bủn rủn,  ngất xỉu. Nguy cơ qua đi, hiểm họa chấm dứt thì mọi thứ lại trở về trật tự cũ. Tim đập chậm lại, hơi thở điều hòa, bắp cơ buông xả. Nếu sự đe dọa không mãnh liệt nhưng cứ dồn dập, hết lớp này tới lớp khác, đến một lúc vượt quá mức chịu đựng gọi là “mất bù” thì sẽ tạo ra những hiệu ứng âm thầm gây tác hại không lường được lên thể chất và tâm thần của ta.

Thời đại ngày nay, con người ít có dịp chiến đấu một mất một còn trước thú dữ hay trước “hòn tên mũi đạn” như xưa. Nhưng con người ngày nay lại phải thường xuyên đối đầu với những “hòn tên mũi đạn” còn nguy hiểm hơn, kiểu “bề ngoài thơn thớt nói cười / bề trong nham hiểm giết người không dao”. Stress vượt qua ngưỡng lúc nào không hay và dẫn tới vô số bệnh tật mà bác sĩ cũng phải bó tay, đành gắn cho những cái tên mơ hồ như “rối loạn chức năng”, “mệt mỏi kinh niên”, “rối loạn thần kinh thực vật”… Đại học Y khoa  Harvard ước tính có từ 60%- 90% bệnh nhân (ở Mỹ) tìm đến bác sĩ là do stress. Stress liên quan đến rất nhiều bệnh lý như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, tiểu đường, suyễn, đau nhức kinh niên, mất ngủ, dị ứng, nhức đầu, đau thắt lưng, một số bệnh ngoài da, ung thư, tai nạn thương tích, tự tử, trầm cảm, giảm miễn dịch v.v…  Tóm lại là rất phức tạp. Bác sĩ nếu không quan tâm đúng mức – đau đâu chữa đó – thì chỉ chữa đựơc triệu chứng bên ngoài còn cái gốc sâu thẳm bên trong là stress vẫn không đựơc giải tỏa, bệnh vẫn cứ luẩn quẩn loanh quanh , chuyển từ “bệnh” này qua “bệnh” khác, và do đó, chất lựơng cuộc sống bị giảm sút rõ rệt! Nhiều khi ta tưởng cholesterol xấu tăng cao trong máu là do thức ăn, nhưng không phải, do stress nhiều hơn! Tiểu đường tưởng do ăn nhiều chất ngọt, thực ra do stress nhiều hơn. Ta thấy đời sống càng căng thẳng, bệnh tiểu đường càng phát triển mạnh!. Ở nước ta mới mấy năm trước, tiểu đường chỉ lai rai, bây giờ thì… “năm sau cao hơn năm trước”, lan tràn cả ở thành thị lẫn nông thôn! Các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế, người làm việc ở những  khu vực dễ bị sa thải thì chết vi tim mạch, tai biến mạch máu não cao gấp đôi các khu vực khác…!

Stress thay đổi từ người này sang người khác. Cùng một sự việc, với người này thì nổi điên lên còn với người kia chỉ là một trò cười, với người này là cả một sự sụp đổ, với người kia là một bài học…  Cùng là con ông bà “viên ngoại họ Vương”, cùng “sắm sửa bô hành chơi xuân”, mà Thúy Kiều thì  khóc sướt mướt, thở than, nằm mộng, làm mười khúc đoan trường đầy nước mắt trong khi Thúy Vân ngạc nhiên sao chị mình “kỳ cục” vậy! Hẳn là bên trong Thúy Kiều có cái gì đó khác với Thúy Vân, bởi bên ngoài thì cả hai đều “mười phân vẹn mười” cả!

Internet

Người dễ bị stress là người thường có tính quá lo lắng, cầu toàn, hay tự chỉ trích,  thiếu quyết đoán, hay do dự… Nếu bị thêm sức ép từ bên ngoài thì dễ suy sụp, dễ bị vượt ngưỡng! Nhiều học sinh học giỏi mà thi rớt cho là “học tài thi phận” một phần chính là do stress! Gia đình kỳ vọng nhiều quá, tạo một áp lực vô hình, khiến em không còn là chính mình nữa!

Những dấu hiệu sớm để nhận biết stress là có vấn đề về trí nhớ như hay quên, mất định hướng, thường hoang mang… Về cảm xúc thì dễ dao động, bứt rứt, dễ bị kích động, tâm tính bất thường, hay cáu gắt, lúc nào cũng có cảm giác bị tràn ngập, rất khó tìm được sự thư giãn. Trong lúc nghỉ ngơi mà vẫn cứ lo lắng, thậm chí còn lo lắng nhiều hơn! Các triệu chứng về thể chất dễ nhận ra như nhức đầu, đau lưng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, chóng mặt.. Đặc biệt đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng. Cứ tưởng là loãng xương, là gai cột sống, là thoát vị điã đệm gì gì đó, thực ra gốc ở stress.

Người bị stress dễ bị bệnh vặt, cảm cúm triền miên vì sức đề kháng giảm sút đáng kể, dễ bị mất ngủ, tức ngực, tim đập nhanh và … dễ nổi mụn, nổi chàm trên da. Không có gì ngạc nhiên vì ở trong phôi thai, não và da vốn cùng xuất phát từ một lá mầm ngoai bì (ectoderme). Não mà bất an thì da cũng nhăn nhúm, nổi mụn, nổi chàm, chữa hoài không khỏi, thoa mỹ phẩm đắc tiền cũng vô ích. Não mà an vui thì da cũng tưoi nhuận, hồng hào, sáng láng. Người bị stress còn hay có những hành vi bất thường như tự dưng  thèm ăn, ăn hoài, lên cân đột ngột; hoặc bỗng nhiên bỏ ăn, sụt ký đột ngột… Có người còn đi qua đi lại, đi tới đi lui, cắn móng tay, nhai nhóp nhép. Các huần luyện viện bóng đá, ông nào cũng hay đi qua đi lại, đi tới đi lui, nhai  nhóp nhép “sinh-gom” hoặc phì phèo thuốc lá liên tục giữa lúc hai đội bóng vờn nhau trên sân. Họ bị stress. Nhưng đó là một thứ stress cấp,  coi căng vậy mà hiền, chóng qua, hết trận đấu là xong, lại bắt tay nhau vui vẻ! Còn cái thứ stress nhai nhóp nhép kiểu “gặm một khối căm hờn trong cũi sắt”… mới là thứ stress nặng, mạn tính, triền miên, sinh đủ thứ chuyện.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nguyên tắc là đừng tự đòi hỏi mình phải luôn hoàn hảo, phải luôn luôn đúng! Cũng đừng bao giờ so sánh mình với người khác. Con vịt là con vịt mà con gà là… con gà. Con gà mà dại dột so với con vịt thì sẽ chìm nghỉm trong nước! Lục súc tranh công không thể nào vui đựơc! Một khi đã so sánh thì dù hơn, dù kém, dù ngang bằng cũng đều khổ!

Internet

Nên tránh những kẻ chuyên “phun” nọc độc! Họ  rất sung sướng khi “tiêm” được nọc độc cho kẻ khác. Bói ra ma quét nhà ra rác, dị đoan mê tìn…  làm ta căng thẳng lo lắng vô lối. Một lời nói, một cử chỉ của thầy thuốc cũng có thể gây stress trầm trọng không ngờ. Bác sĩ vừa xem phim X quang vừa lắc lắc cái đầu đủ cho bệnh nhân thót tim, nhưng thưc ra chì vì bác sĩ mỏi cổ do cả đêm thức coi bóng đá. Bác sĩ chỉ cần “phán” một câu mơ hồ như tim hơi lớn, gan hơi yếu, phổi hơi dơ… đủ cho bệnh nhân sống trong hoang mang ám ảnh dài lâu.  Lời nói của bác sĩ không chỉ mang thông tin, mà còn truyền cảm xúc, gây stress, bởi người bệnh luôn ở trong một trạng thái tâm lý rất nhạy cảm khi tiếp xúc với thầy thuốc.

Có nhiều  cách “xả” stress! Nhậu nhẹt, hút thuốc lá, ma túy… cũng là một cách xả stress, nhưng rõ ràng là có hại, “chạy ô mồ mắc ô mả”!  Nhảy múa, ca hát, viết nhật ký, viết blog…. là những cách xả stress tốt.  Nói chuyện tào lao (tám) cũng là một cách xả stress… , miễn là đừng có “chuyển lửa” từ người này qua người khác! Thực ra, nói ra đựơc với ai đó, một bạn thân thiết, một người có khả năng lắng nghe,  một người sẵn sàng làm “thùng rác” cho mình thì mình sẽ cảm thấy nhẹ gánh! Không có bạn bè để tâm sự thì có thể tâm sự cùng tượng đá. Trải lòng ra một lúc,  tượng đá cũng xiêu. “Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”  là vậy! “Chửi chó mắng mèo”, “Giận cá chém thớt”  cũng được. Đập bể mấy cái ly cái dĩa… cũng hay!  Có điều nên chọn trứơc một ít ly tách, chén dĩa mẻ, để dành sẵn, khi nào cần thì đập nghe vừa rôm rã  vừa đỡ tốn kém!  Nguyên tắc chung là phải làm một cái gì đó cho năng lượng bị dồn nén trong stress có chỗ “xì” ra, thoát ra. Ta vẫn thường nói “xả xú bắp”, “xả hơi” đó thôi… Tóm lại, đừng có ngồi đó mà  gậm nhấm, suy nghĩ vẩn vơ. Giặt đồ, nấu ăn, rửa chén, lau nhà gì cũng tốt.  Chạy bộ, đánh đấm, la hét, khóc lóc… cũng đựơc. Đọc sách, xem phim  càng hay, miễn là biết chọn phim, chọn sách!

Thấy người chồng trằn trọc mãi không ngủ được, lăn qua lộn lại cả đêm, người vợ hỏi có chuyện gì vậy anh? “Anh mắc nợ anh John hàng xóm một số tiền, hẹn ngày mai trả mà không có một xu dính túi!”. Người chồng đau khổ nói. Lập tức bà vợ tung mền dậy, chạy ra bờ rào gọi với sang nhà hàng xóm: “Anh John ơi,  ngày mai chồng tôi chưa có tiền trả cho anh đâu nhé!”. Xong, bà quay vào bảo chồng: Anh yên tâm ngủ đi, bây giờ là lúc để cho anh John trằn trọc!  Cô vợ đã rất thông minh! Cô đã “chuyển lửa”  từ chồng mình sang … chồng hàng xóm. Chắc chắn anh John sẽ trằn trọc cho tới sáng, còn ông chồng cô sẽ ngủ ngon!  “Chuyển” như vậy vẫn chỉ là ở bên ngoài. Chuyển bên trong hay hơn.  Chuyện xưa kể bà mẹ già có hai cô con gái, một cô bán dù, một cô bán giày vải. Cô bán dù sống nhờ những ngày mưa, cô bán giày làm ăn khá nhờ những ngày nắng ấm. Bà mẹ lo buồn cho cô bán giày suốt những ngày mưa và đau khổ cho cô bán dù ngày nắng ráo. Có người biết chuyện khuyên bà sao không làm ngược lại,  mừng cho cô bán dù ngày mưa và  mừng cho cô bán giày ngày nắng?

Internet

Não ta có một đặc điểm lý thú là không thể cùng lúc nghĩ tới hai việc. Đã nghĩ điều này thì quên điều kia. Và người ta đã “lợi dụng” đặc điểm này để dịch chuyển các điểm tập trung trên võ não từ vùng này sang vùng khác.  Chẳng hạn đang giận sôi lên thì… xảy ra động đất hay cháy nhà, lập tức vùng “giận sôi” của vỏ não tắt ngấm để nhường chỗ cho vùng sợ hãi! Ta biết giận dữ hay sợ hãi đều tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Nó có thể làm ta kiệt sức, suy sụp, thở không ra hơi… Có thể chọn cách nào khác chuyển dịch hay hơn,  có lợi cho sức khỏe hơn chăng? Có đó. Đó là cách thở sâu, thở bụng, đưa hơi xuống huyệt… đan điền (dưới rún chừng 4 cm). Nó giúp làm cho ta tĩnh tâm lại, nó chuyển dịch vùng căng thẳng ở vỏ não qua vùng êm ái của … cái rún, với điều kiện là phải để tâm quan sát xem cái hơi thở đó nó vào ra lên xuống ra sao. Khi chú tâm vào hơi thở, lắng nghe hơi thở , quan sát nó, dòm ngó nó, nghiền ngẫm nó… thì ta đã đánh “lạc hứơng” cảm xúc ta rồi! Vỏ não khi đã tập trung vào hơi thở thì “quên” tập trung vào các chuyện linh tinh khác. Cách đơn giản này có khả năng giải stress rất tốt. Tập luyện đúng mức, não thùy sẽ tiết ra một kích thích tố gọi là endorphine, một thứ á-phiện nội sinh, làm cho dịu nhẹ toàn thân, tạo sự sảng khoái, lâng lâng, mà không gây tác dụng phụ. Thiền, yoga, dưỡng sinh, tài chí, khí công… đều là những cách làm cho thân tâm hợp nhất, làm cho ta quay trở lại với chính mình bằng cách  lắng nghe hơi thở của chính mình (có thể kết hợp với động tác hay không cần động tác) đó thôi.  Hiện nay các kỹ thuật này ngày càng được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở các Trung tâm y khoa lớn trên thế giới để trị liệu các bệnh do stress gây ra, các chứng trầm cảm, tâm thần, lo âu, đau nhức…, kể cả nghiện rượu, thuốc lá, ma túy… một cách rất có hiệu quả.

(ĐHN)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Thầy thuốc và bệnh nhân, Thư gởi người bận rộn

Thơ Nguyễn Nam An: LAN NHỎ

17/02/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

LAN NHỎ

Đi đâu người cũng theo ta cả
Mùa xuân cho nhau – này hương hoa
Lan ạ năm nay ngày vui đến
Ta lại đi vô rồi đi ra!

Cũng lâu người đỡ tay ta đó
Một gánh giang hồ một gánh lo
Thì ra năm tháng trôi qua hết
Chỉ có buồn này ngày một to

Nay kệ bơ vơ mùa xuân tới
Ra vườn ta ngắm lan làm vui
Ơn em khi nhớ bùi ngùi đó
Nhưng tận trời cao vói khó rồi

Đi đâu người cũng theo ta cả
Giữa ngày phố lạ hoa như ta
Cuối năm nắng rớt bờ rào mục
Ta rớt đời ta tận đâu xa

Người đâu mùa nắng ta trông lá
Ngữa mặt nhìn cây tìm hoa xưa
Phượng ôn đới tím mùa nay đã
Cúp vội phone nhau những chuyện thừa

Tháng chạp đu đưa ngày xuân tới
Bồi hồi ai gợi những chiêm bao
Sáng ra mở mắt còn trông với
Chập chờn bay ngày cũ… trời ơi!

Đi đâu người cũng như ta đợi
Mùa xuân rồi đơm hoa cho vui
………………………………..

Nguyễn Nam An

Filed Under: Gío heo may đã về ....

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

31/01/2022 By admin Leave a Comment

 

Thư ngỏ:

Năm 2006, cách đây 16 năm, Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn đã in của tôi cuốn Tuyển tập CÀNH MAI SÂN TRƯỚC, Dành Cho Người Có Tuổi. Cuốn sách được tái bản khá nhiều lần, và không ngờ đã “lọt” vào mắt xanh của một người “bạn trẻ” là Nguyễn Hiền-Đức. Anh đã từ 7 năm trước “gò lưng rị mọ” gõ lại từng trang, từng dòng… rồi còn góp nhặt, gom góp nơi này nơi khác những bài viết của tôi cũng như của các tác giả khác trong “khuôn khổ” Dành Cho Người Có Tuổi. Lúc đầu, chắc là anh có ý để dành, lâu lâu đọc lại cho bớt… già, rồi không biết sao hôm nay anh “bung ra” một Tập tuyển (tôi tạm gọi vậy) là cuốn Ebook bạn sắp đọc dưới đây, cũng ngộ, rất đáng quý một tấm lòng.

Năm nay, người “bạn trẻ” Nguyễn Hiền-Đức cũng hãy còn trẻ, mới lên 77 tuổi, bỗng nhiên cảm thấy mình cần chia sẻ với những bạn già chung quanh, ai nấy đều trên dưới 80 đôi điều cảm nhận, gom góp bấy nay của mình… để đọc trong buổi Xuân về, biết đâu có những niềm vui.   

Hãy đọc lời “Tường trình” dưới đây của Nguyễn Hiền-Đức vậy nhé:

(Cảm ơn Phùng Minh Bảo đã giúp chú Ngọc post lên ebook này).

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 29 Tết, sắp đến Giao Thừa Nhâm Dần, 2022)

*   *   *

Nguyễn Hiền-Đức: 

Theo tôi, Cành Mai Sân Trước là một tuyển tập “hoành tráng” và “bề thế” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Gọi vậy vì cuốn sách bìa cứng, giấy trắng loại tốt, được trình bày khá đẹp với rất nhiều hình minh họa của chính tác giả và thân hữu, gần 650 trang khổ 14,5 x 20,5cm.

Sau Lời Ngỏ, tác giả chia thành các tập:

Tập 1: Gió Heo May Đã Về,

Tập 2: Già Ơi… Chào Bạn!,

Tập 3: Nghĩ Từ Trái Tim,

Tập 4: Những Người Trẻ Lạ Lùng,

Tập 5: Thầy Thuốc Và Bệnh Nhân;

Tập 6: Như Ngàn Thang Thuốc Bổ (Chuyện cười sưu tập).

Tôi rất thích tuyển tập này, nên cách đây hơn 7 năm, sau khi chọn lọc được nhiều bài từ các cuốn sách/bài của ông như: Cành Mai Sân Trước, Gió Heo May Đã Về, Gìa Ơi… Chào Bạn!, Những Người Trẻ Lạ Lùng, Thư Gởi Người Bận Rộn, Nghĩ Từ Trài Tim, Gươm Báu Trao Tay, Ghi Chép Lang Thang, Nhớ Đến Một Người, Như Thị, Ăn Vóc Học Hay, Thư Cho Bé Sơ Sinh Và Những Bài Thơ Khác… tôi sắp xếp theo ý thích của mình để hình thành Tập tuyển Cành Mai Sân Trước này.

Tập tuyển có 2 phần chính:

Phần I: NHỮNG BÀI CỦA BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC

+ Tôi đưa vào tập tuyển những bài đã in trong sách của BS Đỗ Hồng Ngọc, đó là

13 bài trong Gió Heo May Đã Về,

10 bài trong Già Ơi… Chào Bạn!

6 bài trong Nghĩ Từ Trái Tim

và nhiều bài trong Nhớ Đến Một Người, Ghi Chép Lang Thang và Thư Cho Bé Sơ Sinh & Những Bài Thơ Khác.

+ Chỉ đưa Lời Ngỏ Những Người Trẻ Lạ Lùng vì những bài trong cuốn này tôi đã đưa rải rác ở các Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc.

+ Tôi không đưa một số bài trong Thầy Thuốc và Bệnh Nhân vì đã có ở Tuyển tập Câu Chuyện Sức Khỏe. Tôi cũng không đưa những chuyện cười trong Như Ngàn Thang Thuốc Bổ vì tôi đã có trong các tuyển tập trước.

Ngoài ra, tôi cũng đưa thêm bài liên quan đến nội dung cuốn sách và những cảm nhận ngắn của một số tác giả về BS Đỗ Hồng Ngọc.

Phần II. NHỮNG BÀI LIÊN QUAN CỦA NHIỀU TÁC GIẢ

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, Cành Mai Sân Trước là một tuyển tập dành cho người có tuổi. Vì vậy, ở phần này tôi đưa nhiều bài viết, bài dịch mà tôi đã cố gắng chọn lọc. Những bài viết này của những danh sĩ, học giả, những văn nghệ sĩ nổi tiếng như Dale Carnegie, Dorothy Carnegie, André Maurois, Lâm Ngữ Đường, David Niven, học giả Nguyễn Hiến Lê, bác sĩ Nguyễn Ý Đức, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và các nhà thơ Bùi Giáng, Tôn Nữ Hỷ Khương, Đỗ Trung Quân. Riêng Thầy Nguyễn Hiến Lê tôi chọn đến 11 bài mà vẫn còn muốn lấy thêm.

Kết hợp với những bài viết dung dị mà sâu sắc, nhỏ nhẹ mà tâm tình, dí dỏm mà từ bi của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc với những bài viết ở phần II Tập tuyển này mong là sẽ mang đến cho những người có tuổi nhiều niềm vui mới, nhiều bông hoa đẹp và những nụ cười tươi.

Tôi xin mượn lời của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và mấy câu thơ của Bùi Giáng, Tôn Nữ Hỷ Khương để cung kính chúc những người gọi là có tuổi:

– “Thật vậy. Vẫn còn đó, nơi sân trước kia, đêm qua, một cành mai vàng rực rỡ đã nở, báo hiệu một sức sống mãnh liệt vẫn dâng trào… Vậy đó, mùa xuân dù đã phai, cành mai sân trước vẫn nở tươi thắm. Nụ cười vẫn lạc quan, cuộc sống vẫn tích cực, chủ động, và sáng tạo không ngừng nếu những người có tuổi được chuẩn bị trước để hiểu rõ sự đổi thay, để chấp nhận, để điều chỉnh, tưới tẩm những niềm vui cho chính bản thân mình, cùng với sự ý thức giúp đỡ của gia đình và xã hội thì sẽ giúp họ có một cuộc sống đầy chất lượng, nhiều hạnh phúc” (Đỗ Hồng Ngọc).

Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai…

(Mãn Giác thiền sư 1052-1096)

 

Xuân ruỗi trăm hoa rụng

Xuân tới trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già tới rồi

Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai…

(Ngô Tất Tố dịch)

Mong rằng, nếu tôi lạc đường, thì cung kính mong BS Đỗ Hồng Ngọc “cười trừ” với tấm lòng rộng mở: “Tứ Vô Lượng Tâm” vậy.

…………………………………………………………………………………

Ghi chú: Tập tuyển này tôi đọc, gõ và dàn trang đã lâu lắm rồi. Nay đọc lại thấy cần phải chỉnh sửa nhiều; nhưng thôi hãy cứ giữ nguyên như vậy; xem như kỷ niệm của “Hồi Đó”. Kính mong Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc cười vui và lượng thứ cho những sai sót.

Santa Ana, California

(4 ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán, Nhâm Dần rồi).

Kính trình,

Nguyễn Hiền-Đức

 

“CÀNH MAI SÂN TRƯỚC”

TUYỂN TẬP

ĐỖ HỒNG NGỌC

DÀNH CHO NGƯỜI CÓ TUỔI

Do Nguyễn Hiền-Đức sưu tập và trình bày.

Please wait while flipbook is loading. For more related info, FAQs and issues please refer to DearFlip WordPress Flipbook Plugin Help documentation.

Download tại đây

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống, Thiền và Sức khỏe

Thư gởi bạn xa xôi “VỀ THU XẾP LẠI”

31/01/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (3)

“Về Thu Xếp Lại”…

 

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Nhâm Dần 2022. (ảnh ĐHN, 30.01.2022)

 

Nhóm bạn mình cũng có buổi café “tất niên” ở Văn Thánh, để “về thu xếp lại”…

Ngô Tiến Nhân, Nguyễn Văn Thu… đã từng cùng Nguyễn Tường Bách đi Kailash (Tây Tạng); Phan Binh từng tu tập một thời ở Myanma… kẻ Đại thừa người Nguyên Thủy. Bọn mình thỉnh thoảng gặp nhau cùng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của nhau trong việc tu tập Phật pháp.

Nhạc sĩ Trần Văn Quang mang mấy cuốn sách Để Làm Gi, Về Thu Xếp Lại, Biết Ơn Mình… đến nhờ ký tên để kịp gởi về Đà Nẵng cho người bạn thân, không quên ôm theo cây đàn Guitar quen thuộc của anh.

Vậy là có một buổi nghe hát mộc ngoài trời, bên hồ nước, dưới bóng dừa như một chốn quê…

Bỗng nhớ Cao Lập.

Xin chia sẻ vài hình ảnh với các bạn xa xôi vậy.

Thân mến,

ĐHN

 

Từ trái: Ngô Tiến Nhân, Nguyễn Văn Thu, Đỗ Hồng Ngọc, Phan Binh, Trần Văn Quang (Văn Thánh, 25.01.2022)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Cảm ơn nvQuyền nhiều lắm!)

ảnh ĐHN

Filed Under: Ghi chép lang thang, Gì đẹp bằng sen?, Già ơi....chào bạn

Thư gởi bạn xa xôi… GIAO THỪA

31/01/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Thư gởi bạn xa xôi…

Lục bát… GIAO THỪA

 

Nhà thơ Phạm Cao Hoàng nhắn kêu làm bài thơ “Lục bát Giao Thừa” đón Năm Mới với bạn bè anh em cho vui nha.

Và hôm nay trên trang VHNT của Phạm Cao Hoàng vừa thấy có đến 70 bài thơ… Lục bát “Giao Thừa” của 67 tác giả, trong đó có 3 bài của bọn mình đang ngồi café cuối năm ở Đường Sách này, cho nên phải gởi ngay cho bạn coi cho vui chớ phải không?

Đúng như bạn nói, thơ mình thiệt thà quá, có sao nói vậy, không bay bỗng, bay bướm, lãng mạn gì cả. Nhưng cái tạng nó vậy biết sao! Mình “vẽ” cũng vậy, đến nỗi mấy bạn họa sĩ thân tình rầy: vẽ chi mà vẽ thiệt thà quá, người nào ra người đó! Chân dung người này phải vẽ… giống người kia thì mới gọi là… có nghệ thuật chớ.

 

Từ trái: Do Hong Ngoc, Le Ky Thuong, Kim Quy, Lu Kieu (TTM). Đường Sách Saigon, 01.2022

 

ĐỖ HỒNG NGỌC

Tuổi Tôi

 

Nửa đêm thức giấc giao thừa

Đì đùng pháo nổ chẳng ngờ ù tai

Sớm mai mùng một mùng hai

Áo quần tươm tất lai rai quanh nhà

Nêu cao khập khễnh ta bà

Nhìn quanh nhìn quất ta lì xì ta

Mới hay năm tháng phôi pha

Mỗi đêm là mỗi giao thừa… thiệt vui!

 

 

LÊ KÝ THƯƠNG

Lai Rai Ba Điệu

 

Mai kia ta cháy trên đồi

Lửa siêu độ đốt sạch lời ba hoa

E rằng cô quán phải lo

Thiếu người tâm sự ngồi co một mình

 

Hôm nay ta nói hết mình

Rượu bao nhiêu độ say tình bấy nhiêu

Thân nhau nói ít hiểu nhiều

Khi mà thương thiệt mấy đèo cũng băng

 

Tình tang ứ hự tình tang

Cho thêm xị nữa cô hàng chịu chơi!

 

 

LỮ KIỀU

Như Sương

 

Trong ta nỗi nhớ bàng hoàng

Mù con mắt đã ngùi xa bóng người

Với hiên nhà cũ mưa rơi

Như là giọt lệ bên đời héo hon

Với ta trở giấc muộn màng

Dài trong trí nhớ mênh mang nụ cười

Men theo khói thuốc vật vờ

Một khuôn cửa nhỏ, một bờ cây im

Hiu hiu gió nhẹ không nhiều

Trong đôi mắt đã mấy phiên nỗi sầu

Se vai trời lạnh vô hồn

Trong ta em cũng ngập ngừng từ đây

Một bàn tay, một bàn tay

Một vòng khuyên nhỏ có đầy mai sau?

***

Đọc 70 bài thơ lục bát Giao Thừa ở đây:

http://www.phamcaohoang.com/

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim

Thư gởi bạn xa xôi… (01/2022)

21/01/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi… (01/2022)

GHI CHÉP LANG THANG…

Không phải làm biếng chi đâu bạn ơi! Chẳng qua ngán chuyện viết lách quá rồi. Bạn thấy không, báo chí bây giờ cũng toàn hình ảnh, dạng này dạng khác, “nghe nhìn” chớ chẳng còn đọc chi cho mệt nữa…

  1. Sáng nay, 21/01/2022 (19 tháng Chạp rồi), chỉ còn mươi ngày nữa là Tết Nhâm Dần, Cọp thứ thiệt rồi!

Có người hỏi mình có kế hoạch gì… không? Trời ơi! Kế hoạch là gì hả trời? Xưa nay vốn tùy nghi tùy hỷ tùy tiện đã quen… Và, đừng quên có câu rằng “Năm năm sáu tháng bảy ngày”! Nghĩa là ở tuổi 50, ta nên có Kế hoạch “dài hạn” một năm; ở tuổi 60 kế hoạch nên “dài hạn” một tháng và ở tuổi 70, thì chỉ nên “dài hạn” một ngày. Huống chi mình nay đã hơn 80, kế hoạch “dài hạn” từng giờ cũng là quá!
Mấy năm trước đã viết Sáng, Trưa, Chiều, Tối: “Lang thang một cõi Ta-bà/ Lưng cơm Hương Tích nõn trà Tào Khê/ Lõng buông Bát Nhã đi về/  Lăng Già huyễn bóng trăng mờ nẽo xa…” (ĐHN).

Sáng, chưa biết làm gì thì Lê Ký Thương & Kim Quy rủ đi coi Triển lãm gốm của Lê Triều Điển & Hồng Lĩnh, kỷ niệm 50 năm “hạnh phúc”. Mình rất thích cặp nghệ sĩ này. LTĐ thì vẽ mênh mông sông nước miền Tây, Hồng Lĩnh thì tay gốm tuyệt đẹp, nhất là thiền… đủ kiểu đủ dạng. Té ra đi lạc đến nơi cũng triển lãm Gốm của Hội Mỹ thuật TP.HCM     ở đường Pasteur. Họ đang thu dọn, may còn kịp thăm chút xíu.

 

 

Đang xớ rớ dừng ngắm mấy bức phù điêu là lạ thì thấy chủ nhân cũng đang định thu xếp về, giới thiệu cháu trình bày hình ảnh “Cột Điện”. Bèn nói: Có giá trị đây. Nay mai dẹp hết cột điện thì quý lắm. À mà có loa phường không? Có. Đây nè. Quanh khu nhà cháu ở TĐ. Mấy hình ảnh này chừng… trăm năm nữa sẽ rất có giá! Thấy khách nói chuyện vui vui. Cô họa sĩ hỏi: Chú tên gì? tên Ngọc. Cái gì Ngọc? Đỗ Hồng Ngọc. Ủa chú trùng tên với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hả? Chú là Bs ĐHN đây mà. Thiệt không? LKT đứng bên cạnh bèn nói: Ông này trùng tên đó thôi. Nhưng KQ thì thiệt thà hơn: Đúng đó, bs ĐHN. Trời ơi, mừng quá, lâu nay đọc bs ĐHN mà không ngờ gặp ở đây. Sao cháu nghĩ là trùng tên? Cháu không nghĩ sẽ gặp một người nổi tiếng như Bs ở đây, cháu thích sách của chú, chú viết về sức khỏe bằng… văn học. Thấy hình trong sách Bs ĐHN mặt tròn mà hóm hỉnh, còn ở đây thấy chú bình thản, chỉ như một người khách xem tranh bình thường nên nghĩ… trùng tên. Chắc cháu nghĩ bs Ngọc trẻ lắm, bây giờ thấy một ông già! Không, đọc sách cháu cứ tưởng Bs Ngọc phải là một ông già lắm… bây giờ thấy là một ông… trẻ! KQ nói, “sướng nhe!”.

 

Kim Quy, Trương Huyền Mỹ, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Ký Thương (21.01.2022). Chụp hình thì bỏ khẩu trang ra cho đẹp chớ luôn giữ 5K nhé! 

Chuyên vậy mà không khoe với bạn thì uổng quá phải không?

Sau đó, bọn này đi kiếm Càphê… Lang thang gần hết đường Pasteur mới có quán càphe lộ thiên, dưới bóng cây to, mát mẻ. Vừa nhắc Huyền Chiêu, Khuất Đẩu, Thân Trọng Minh… thì một cú phone từ Ninh Hòa của Huyền Chiêu… Ôi đúng là “thần giao cách cảm”!

2. Hôm kia 19/01 nhớ Đường Sách quá, đi xem sao. Tình cờ gặp cô Ts Hồng Cúc và họa sĩ Hà Thảo, đang bàn chuyện làm sách. Hỏi, anh đợi ai à? Không. À có, đợi một người không hẹn. Lát sau, đã thấy có Hải Phương, Kim Thủy của PN xuất hiện. Mọi người đều không hẹn mà gặp. Đường Sách vui vì vậy! Họa sĩ Hà Thảo từng làm cho mình mấy bìa sách thiệt đẹp, nhất là các cuốn Ghi chép lang thang, Nhớ đến một người, Một hôm gặp lại…

Họa sĩ Hà Thảo, Ts Hồng Cúc. Và ĐHN với mái tóc bạc phơ… ở Đường Sách Tp.HCM (19.01.2022)

3.  Tuần trước (9.01) thì ghé thăm Thầy Trí Chơn ở chùa Khánh An. Mình rất thích không khí nơi đây và cũng đã có mấy buổi Trò chuyện cùng bà con Phật tử về Thiền và Thở dưới góc độ khoa học, Ăn và Chay v.v… Cùng đi có  Quyền và Nga, Lệ Mai và Thủy… Thầy Trí Chơn sắp nhập thất 45 ngày trong dịp Tết nên mình “tranh thủ” học hỏi thêm về “nhập thất”… Đúng như bài thơ Nguyên Giác Phan Tấn Hải viết: Thêm một ngày, học vô cùng.

Thầy Trí Chơn, Trụ trì chùa Khánh An, Quận 12.

Dịp này mình cũng tăng thầy Trí Chơn trụ trì cuốn Từ Huyền Thoại Tới Tâm Kinh của Nguyên Giác và cũng tặng cho thầy Quảng Thức một cuốn, cùng với cuốn “Còn Chút Để Dành” của “Khánh Minh đọc Đỗ Hồng Ngọc”.

với Thầy Quảng Thức…

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Một vài hình ảnh chuyến về quê Lagi (1-3/01/2022) thăm bà con nội ngoại, và đặc biệt  thăm dòng sông La Ngà, cầu La Ngâu, Tà Pao, Đami, Đồi sim… Đoạn đường mới Quốc lộ 55b từ Tà Pao về Lagi rất đẹp. Mấy ngày ở Lagi thì ở nơi Farmstay của Trí & Đông…

Nơi ăn chốn ở của Farmstay này rất hạp với mình đó bạn ạ!

Sông La Ngà

Quán Cafe Đồi Sim bên bờ Đami (Bình Thuận)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Farmstay Lagi, ĐHN chèo thuyền chừng 5 phút để chụp cái hình khoe bạn thôi chớ sức mấy!

 

Về Lagi không thể không ghé Đập Đá Dưng của ngày xưa… Và không thể không kiếm Bánh căn, Bánh xèo…

Vậy đó bạn ơi!

Hẹn thư sau,

Chúc Một Mùa Xuân An Lành và Hạnh Phúc Cho Tất Cả Mọi Người!…

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Vài đoạn hồi ký

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 30
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Hai Lấp Vò trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email