Trả lời chung các bạn hỏi thăm về các buổi “Trò chuyện, Giao lưu”:
Cảm ơn các bạn đã gởi email hoặc gọi điện hỏi thăm “Lịch” của tôi về các buổi “Trò chuyện, Giao lưu”để tham dự cho vui. Thực ra lúc này tôi ít tham gia các buổi “Trò chuyện, Giao lưu…” như trước, do sức khỏe và cũng do tuổi tác, nhưng trong tháng 4/2015 này cũng có vài buổi “tào lao” xin thông báo để tùy hỷ:
1) Thứ Bảy 04/4/2015 lúc 16h, tại Chùa Xá Lợi, đề tài: “Thân tâm thường An lạc”. Đầu năm, người ta hay chúc nhau “Thân tâm thường An lạc” nên Ban Phật học chùa Xá Lợi mời tôi có buổi trò chuyện, giao lưu về đề tài này. Đối tượng mời rộng rãi.
2) Thứ Tư 22/4/2015 Báo Phụ Nữ Tp. HCM trong dịp khánh thành Trung tâm Bồi dưỡng Kiến thức Phụ Nữ tại 20 Nguyễn Đăng Giai, Phường Thảo Điền, quận 2, Tp.HCM, mời tôi có buổi trò chuyện, giao lưu với độc giả vào lúc 9h sáng. MC hôm đó là nhà thơ Lê Minh Quốc, anh nói “Đề tài bí mật”, tùy nghi và tùy hỷ. Tôi cũng hồi hộp xem nhà thơ đặt vấn đề gì đây để “chiếu bí” mình.
3) Chủ Nhật, 26/4/2015, từ 8-10h, Cô Đàm Lê Đức, hiệu trưởng Trường Đức Trí mời trò chuyện với các bậc phụ huynh về chuyện học hành thi cử, sức khỏe mùa thi cho con em. Địa chỉ: Trường Đức Trí, 742/10 Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, Tp.HCM.
Xin cứ tùy nghi và tùy hỷ.
Trân trọng,
BS Đỗ Hồng Ngọc.
Ôi em ở xa Bác sỹ quá nên chịu nhiều thiệt thòi, cũng may là Bác có trang web này để em học hỏi và nghiên cứu cũng như tìm hiểu để trang bị kiến thức cho hai con gái đang chuẩn bị lớn.
Em cám ơn Bác sỹ rất nhiều và kính chúc Bác sỹ luôn mạnh khỏe để ngày phát hành nhiều tác phẩm hay, bổ ích cho tất cả các thế hệ.
Trân trọng.
BS ơi, có lịch tháng 6,7 chưa ạ?
Em muốn có dịp được đi nghe.
Rất cảm ơn BS. Chúc BS dồi dào sức khỏe và niềm vui mỗi ngày.
Quý mến,
HKO
Cảm ơn hoangkimoanh. Làm biếng nên không có thông báo lịch tiếp đó thôi.
Chào bác. Con có đọc quyển thiền và sức khỏe của bác có nói tới phương pháp tập thở bụng mọi lúc mọi nơi nhưng thưa bác là sau khi ăn xong bụng còn no ta có phải thở bằng bụng không hay ta thở bình thường ạ. Xin bác chỉ giúp con , chào bác
Thở bụng chính là thở bình thường đó chứ! Lúc ăn quá no, có thể khó thở bụng, nhưng cơ hoành vẫn phải “thụt lên thụt xuống” để đưa hơi vào chứ? Thở bụng không nên ráng. Cứ tự nhiên.
Cám ơn bác.
Cháu chào bác Ngọc, bác cho cháu xin email của bác được không ạ, cháu muốn hỏi bác ebook của cuốn ” Khi Người Ta Lớn ” ạ, cháu tìm chỉ thấy toàn sách thôi ạ
Cuốn “Khi người ta lớn” do Nhà xuất bản TRẺ ấn hành, có dưới dạng ebook thì phải. Cháu gởi email đến NXB Trẻ để hỏi trực tiếp nhé. Cảm ơn cháu.
Dạ thưa Thầy con có gửi mail vào email Thầy nhưng con không biết Thầy có nhận được không, con rất mong thư Thầy. Chúc Thầy ngày mới nhiều sức khỏe
KG BS DHNgoc
O xa qua nen rat tiec khong the tham du nhung buoi hoi thao cua ong duoc, Rat may toi biet duoc WEB cua BS nen cung hoc hoi duoc chut it qua sach va nhung bai viet ve ton giao, suc khoe va doi song cua nhung nguoi sap sua buoc vao cai goi la That thap co lai hy nhu toi.
Xin cam on va kinh chuc ong & gia dinh nhieu suc khoe va tam than an lac.
Kinh thu
Mai Nguyen
Cam on Mai Nguyen.
Kính gửi Bác sỹ,
Em bên Báo Khoeplus.vn muốn được mời Bác tham gia trao đổi trong 1 buổi trò chuyện thân mật với chủ đề ” ăn gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình?”do Báo và CLB phụ nữ hiện đại tổ chức vào lúc 10h00, sáng chủ nhật 28.08.2016.
Mong nhận được hồi âm của Bác.
Trân trọng,
Cảm ơn em, Hồng Nguyễn. Tôi đâu có biết gì về đề tài “ăn gì để bảo vệ hạnh phúc gia đình” mà đến tham gia? Em nên mời một bác sĩ ở Trung tâm Dinh dưỡng thì đúng hơn nhé.
Con chào Bác Ngọc ạ.
Con là một người trẻ ở Đà nẵng, đọc quyển đầu tiên của bác là Thư gửi người bận rộn, thấy ôi sao như viết cho mình vậy. Vậy là con truy lùng sách của Bác để về đọc, cảm ơn Bác đã viết về những vấn đề y khoa một cách rất gần gũi và đời thường.
Trước giờ con và các bạn cùng tuổi có một vấn đề rất băn khoăn, là với phụ nữ trước khi lập gia đình có nên tiêm chủng HPV không ạ. Có những nguồn tin là việc tiêm chủng này chỉ đang thử nghiệm ở VIệt nam, có thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ làm tui con cũng hoang mang. Là một người trong ngành, Bác có thể cho tụi con một lời khuyên không ạ.
Con cảm ơn bác rất nhiều và chúc bác sức khỏe.
Rất cảm ơn Linh. Mừng con chịu khó đọc sách. Có vẻ con cũng là một người rất ”bận rổn” phải không?
Về HPV, theo Viên Pasteur Tp.HCM thì nên tiêm ở tuổi 9-26 tuổi, tiêm 3 mủi. Mủi thứ hai cách mủi thứ nhất 1 tháng, mủi thứ 3 cách mủi thứ hai 6 tháng. Các chi tiết khác như chất lượng thuốc, hiệu quả, chỉ định và chống chỉ định… nên hỏi trực tiếp ở Viện Pasteur thì tốt hơn con ạ.
Bác sĩ kính mến!
Con là một độc giả rất trẻ được biết đến bác sĩ qua một người cô. Qua lời giới thiệu cũng như tâm sự của cô, con có một số thắc mắc về bệnh giun sán rất mong được bác sĩ chỉ bảo.
Do điều kiện sinh sống cũng như thời tiết nơi con sinh sống khá ẩm thấp. Trẻ con rất thích chơi ngoài trời. Nên con lo là nguy cơ nhiễm bệnh giun sán sẽ cao hơn.
Rất mong bác sĩ cho ời khuyên đẻ giúp con phòng tránh cũng như hiểu hơn về bệnh “không cũ nhưng luôn mới này”.
Chân thành cảm ơn bác sĩ!
Vấn đề chính là phải giữ vệ sinh cho trẻ. Mang dép, guốc, không đi chân trần (tránh lãi móc). Rửa sạch tay trước khi ăn. “Ăn chín uống sôi”. Rau luộc thì tốt vì trứng lại bám vào rau sống. Tuyệt đối không dùng phân tươi tưới rau. Theo đúng Chương trình nhà trường cho trẻ tẩy giun sán (xổ lãi) từng đợt. Ngoài ra có thể chữa bằng ăn hột bí (ngô). Có thể ăn sống hoặc rang ăn cũng được.
Cháu chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc!
Cháu đã biết bác qua sách và youtube đã vài năm. Hơn năm nay cháu không vào lại trang nhà của bác. Hôm nay cháu có việc nhờ bác tư vấn dùm về sức khỏe trẻ sơ sinh dùm cháu với ạ.
Cu nhà cháu mới sinh hơn 1 tháng, lúc sinh ra có lấy máu gót chân đi xét nghiệm cho kết quả men G6PD là 2.3U/g Hg, tiêu chuẩn là phải >4.4 U/g Hg. Hiện cu nhà cháu ngủ rất ít, chỉ đc hơn 10 phút là hay giật mình tỉnh dậy. Từ trước giờ cháu chưa nghe men này như thế nào nên cũng thấy lo. Cháu ở Quảng Ngãi nên không bít khám ở đâu. Mà đi xa thì cháu còn nhỏ quá. Mong bác tư vấn cho cháu với ạ!
Có thể do bé bị vàng da lúc sanh nên bác sĩ cho làm xét nghiệm này. Không có gì đáng lo. Nên thăm khám ở bác sĩ sản khoa đã chăm sóc bé và bà mẹ từ lúc mới sanh. Nên cho bú mẹ.
Cháu nên tìm đọc cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” để nuôi bé cho tốt.
Dạ, cháu chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc !
Cháu là đọc giả của quyển Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng ạ. Nhờ quyển sách của bác mà cháu chăm bé đầu rất tốt , và k hoang mang lo lắng nhiều khi lần đầu làm mẹ. Cháu đã tặng quyển sách cho người bạn , hiện tại bé nhà cháu đã 26 tháng.Có 1 vấn đề , cháu đang rất lo lắng , may phước sau cháu tìm thấy được trang này của Bác. Cháu xin phép hỏi Bác này ạ !
Bé nhà cháu 26 tháng , bé phát triển bình thường , những móc lẫy , bò , đi , mọc răng bé đều đúng tuổi , k muộn.Từ nhỏ bé rất ít ốm vặt, rất lanh lợi và nói hát rất sỏi rồi ạ.
Nhưng đến hiện tại thóp của bé vẫn chưa kín hết , vẫn còn khoảng đầu ngón tay.Thóp bé lúc mới sinh cũng to ạ.Cháu đã đo vòng đầu cho bé là 47,8 ạ. Không biết bé nó như vậy có sao k ạ.Cháu cố gắng nhớ trong sách Bác viết đã nói như thế nào nhưng k nhớ ra được ,có thể lúc đó chưa gặp phải nên cháu chưa đọc tới, hay trong sách k có , cháu k nhớ rõ ạ.Cháu có hỏi nhiều người, ai cũng kêu con khỏe , k còi xương thì từ từ liền .Cháu thực sự lo lắng quá. Mong Bác tư vấn giúp cháu ạ.Cháu cảm ơn Bác rất nhiều .Cháu chúc Bác thật nhiều sức khỏe ạ !
Bình thường. Không có gì đáng lo.
Chao bac si Do Hong Ngoc.
Chau rat nguong mo bac si. Chau xin phep bac si co the cho chau email de chau hoi them ve buoc 3 trong phuong phap thien ( quan niem). Chau da nghe qua bai giang cua bac si ma van khong hieu lam. Chau cam on bac si va kinh chuc bac si tat nhieu suc khoe.
Cảm ơn Đoan Trang. Cháu nên tìm cuốn “Thiền và Sức khỏe” đọc để rõ hơn. Ngoài ra nên tham khảo thêm các bài “Ai có thể thở giùm ai?” và “Thả lòng toàn thân thả lỏng chưa?” trên http://www.dohongngoc.com/web/ nhé. Thân mến.
Kính chào Bác sĩ,
Cháu thật ái ngại khi muốn nhờ Bs. giúp cho cháu một việc ngoài chuyên môn về nhi của Bs. Nhưng vì gia đình cháu gồm các anh chị em trong nhà rất ngưỡng mộ Bs. về kiến thức chuyên môn đặc biệt là tâm huyết của Bs. trong việc ứng dụng Phật pháp vào Đời sống – Sức khỏe, nên xin Bs. từ bi đọc ít dòng chia sẻ của cháu sau đây Bs. nhé.
Gia đình cháu có một cậu em trai 50 tuổi, đang gặp vấn đề lẩn quẩn trong đời sống gia đình, con cái, biết lõm bõm Phật pháp, thiền tập; chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiêu hóa, huyết áp, đau lưng mãn tính… tạm gọi là trầm cảm nhẹ; Cậu ấy năn nỉ xin được gặp và nhờ Bs. tư vấn. Cháu chắc chắn rằng chỉ có tấm lòng và uy tín của Bs. mới chữa trị được cho vấn đề mà cậu ấy đang gặp phải.
Gia đình cháu biết Bs. tuổi cao sức yếu, giờ cần được nghỉ ngơi tĩnh lặng; nhưng lần này phải nhờ đến năng lượng từ bi, hỷ xả của Bs. để lắng tâm cho cậu em cháu hòng kịp thời định hướng chữa thân và tâm bịnh cho cậu ấy. Chúng cháu chỉ mong được gặp và xin vài lời trao đổi với Bs. có lẽ em cháu sẽ bình phục nhanh chóng ạ.
Cháu mong hồi âm của Bs. và cám ơn Bs. đã đọc chút chia sẻ ạ.
Trân trọng,
Cảm ơn Phạm Thu Hồng, nhưng tôi lúc này không trực tiếp giúp gì được cho người em cháu. Tôi đề nghị nên đến gặp Bs Trương Trọng Hoàng và Bs Lê Thành Tân cùng các chuyên viên Tư vấn sức khỏe của… Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch để được chữa trị. Ngoài ra nên tham khảo cuốn “Gió heo may đã về” và cuốn “Thiền và Sức khỏe” rồi thực hành theo đó thì tốt, cũng có thể coi bài “Thở để chữa bệnh” trên trang http://www.dohongngoc.com/web/ và thực tập theo hướng dẫn.
Dạ, gia đình con chân thành cám ơn Bs. đã hồi âm. Tụi con sẽ cố gắng giúp cho cậu em theo hướng dẫn của Bs. Chúng con mong luôn nhận được năng lượng bình an và từ bi từ Bs. ạ.
Kính chúc Bs. mãi vui khỏe giúp đời và trọn thành Phật đạo.
Trân trọng
Phạm Thu Hồng
Chào chào bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ạ,
Cháu tên là: Dương Hà
Cháu đang có việc rất rất quan trọng, liên quan chủ yếu đến người già ở Việt Nam.
Cháu muốn nhờ bác tư vấn và giúp đỡ ạ.
Cháu muốn xin bác một lịch hẹn để gặp trực tiếp được không ạ?
Rất mong sớm nhận được phản hồi của bác qua Email của cháu ạ!
Cháu kính trọng và biết ơn bác nhiều ạ!
Cháu Dương Hà.
Cảm ơn Dương Hà. Rất tiếc, bác không thể giúp gì được.
Chào Bác sĩ Đổ hồng Ngọc,cháu năm nay 60 tuổi Tây mà bị cao huyết áp 160/140 lúc chưa uống thuốc Cháu đi bác sĩ cho uống thuốc đến nay đã 4 tháng huyết áp đo còn 120/90 vậy cháu xin Bác tư vấn cháu có nên tập thở bụng có đỡ cho huyết áp và cách ăn uống như thế nào có lợi cho huyết áp .cháu đã nghe rất nhiều bài giảng của Bác trên YouTube ,cháu biết Bác cũng đã từng bị cao huyết áp mà đến tuổi của Bác bây giờ thấy Bác rất khỏe trẻ hơn tuổi rất nhiều,bài giảng về .Làm thế nào để thân tâm an lạc,thiền với sức khoẻ người có tuổi……Bác giảng rất hay Cháu nghe đi nghe lại nhiều lần,Kính mong Bác chỉ giúp cho cháu,xin cảm ơn Bác,chúc Bác luôn luôn khỏe
1. HA như vậy là cao. Bạn nên tiếp tục chữa trị Tăng HA nơi vị bác sĩ đang điều trị cho bạn. Chữa trị HA phải kiên nhẫn, lâu dài.
2. Kiêng ăn mặn (mắm, muối, khô các thứ v.v…), giảm chất béo, đường, bột.
3. Thở bụng đúng cách sẽ là một phương pháp hỗ trợ tốt. Chú ý: Đừng nóng vội, đừng ráng sức.
4. Chỉ dưới tuổi 40 mới nên xưng con, cháu… Tuổi của bạn, chỉ nên xưng là anh em.
Thân mến,
Bs ĐHN.
Kính chào Bác Sĩ,
Tôi gần 70 tuổi,kính nhờ BS giải thích về Ykhoa Saigon trước 1975:
1/Có phải Đại học Y khoa Saigòn trước 75 chỉ đào tạo BS Đa khoa(7 năm học)?
2/Thế trước 75 các BS chuyên khoa như BS mắt thì học từ đâu ra.Sao ít thấy BS chuyên khoa sản,bệnh tai mũi họng,xương khớp?…
Kính chúc BS khỏe và lạc quan
Kính chào BS.
Cảm ơn anh Tran Cong Khanh. Trước 75, học Y khoa (Saigon) 7 năm và Sinh viên từ năm thứ 5 có thể thi Nội trú. Các năm cuối, sinh viên tùy năng khiếu, sở thích sẽ chọn đi sâu vào Nội, Ngoại, Sản, Nhi hay các chuyên khoa khác như Ung bướu, Thần kinh, TMH, Mắt, Da liễu… Mỗi chuyên khoa đều có các giáo sư rất giỏi kềm dạy, “truyền nghề”… Sau đó thường được cử đi du học để nâng cao và khi về tham gia vào ban giảng huấn.
Đào tạo “chuyên khoa” mỗi nước, mỗi thời kỳ có thể rất khác nhau. “Bác sĩ gia đình”, “bác sĩ tổng quát”… ngày nay là một chuyên khoa sâu, phối hợp cả khoa học y học lẫn khoa học nhân văn… Y học phát triển ngày càng gần gũi với “con người” toàn diện hơn anh ạ.
Xin cám ơn Bác sĩ
Tôi tên là Phan Văn Hải, sinh năm 1961, do điều kiện ở quá xa (Thừa Thiên Huế) nên tiếp cận các sách, tài liệu của Bác sỹ khá khó khăn, chỉ mới đọc được 2 cuốn, mong bác sỹ có thể giới thiệu cho tôi chỗ nào hoặc cách liên hệ nào hoặc số điện thoại nào để cho tôi có được hoặc mua được các tài liệu và sách của bác sỹ. Cảm ơn bác sỹ (hôm nay, ngày 20/9/2019)
Cảm ơn anh Phan Văn Hải. Ở Huế, anh có thể tìm các sách anh cần tại Nhà sách Fahasa Huế, số 6 đường Trần Hưng Đạo. Nếu sách anh cần không sẵn có, anh có thể đặt hàng, hoặc cũng có thể mua trên online, người ta sẽ giao sách đến tận nhà. Thân mến,DHN
Hi Bác !
Bác khỏe không? Dạo nầy ít thấy Bác nói chuyện trên youtube,
Mong rằng Bác có bài nói về Covid 19 . Nhất là những dự đoán ở VN. Vì ở nước ngoài khá nhiều ý kiến trái chiều…những người ngưỡng mộ Bác muốn có một cái nhìn chung vì tin cậy theo Bac
Chúc bác khỏe ! Cám ơn Bác nhiều
Cám ơn bạn. Coi trên trang http://www.dohongngoc.com này vậy nhé. Thân mến, DHN.
Kính Bác Sĩ !
Thấy ‘ ngu đệ Dũng ở Úc ‘ được bác nhận làm độc đệ ,tôi cũng thấy bực và ghen .. nhưng thôi duyên ai nấy nhận. Thầy Nguyễn Hiến Lê và BS Đỗ Hồng Ngọc , từ lâu là 2 ngọn đuốc mà tôi đã vịn vào để bước (***), như ngày xưa bác được Thầy NHLe trưc tiếp khuyên… và đã thành công, còn tôi vừa bất tài vừa kém may mắn hơn nên trớt hướt …
Chúc BS luôn an lành!
Con chào bác,
Con viết tin nhắn này chỉ để nói lời cảm ơn bác thôi ạ. Con có biết về bác trước đó qua các tập sách như “Già ơi chào bạn” (ba con rất thích quyển sách này) và một số tập sách khác. Tình cờ con có xem được các video “Phật học & Đời sống” bác giảng dạy tại chùa Xá Lợi. Mặc dù các thuật ngữ về phật pháp còn xa lạ và khó hiểu với con nhưng những bài học về đời sống thì hết sức gần gũi, cũng nhờ sự tận tâm giải thích và không khí thân mật mà bác cùng với các cô chú trong chương trình đã tạo nên. Đúng như bác giải thích, Phật học không xa rời thực tế mà chính là mỗi phút, mỗi giây của hiện tại. Chỉ có điều con thấy nghe thì dễ mà hành sao khó quá bác ơi, hihi. Chắc chỉ có cách cố gắng hơn nữa thôi bác nhỉ.
Con chúc bác sĩ nhiều sức khỏe, an yên. Một lần nữa con cảm ơn bác.
Cám ơn Pháp FL. Khỏe vui không? Nếu được, thêm một ít thông tin để có thể quen biết hơn? Thân mến, ĐHN.
Dạ con chào bác. Con đang là sinh viên năm nhất. Ngoại con mất đã lâu. Nhưng dạo này con cứ bị ám ảnh suốt về quá trình già đi và đám tang của ngoại. Lúc ngoại vừa dậy vào ban sớm là ngoại ú ớ mấy câu với cậu là đi luôn ạ. Thọ cao trước đó thì sức khoẻ yếu dần yếu dần. Rồi con liên hệ những sự kiện đó đến mẹ mình rồi bản thân mình. Con đã goole search rất nhiều trong tài liệu các tôn giáo và khoa học thần kinh để tìm hiểu về những mô tả trải nghiệm cận cái chết và cả sau khi chết. Sau cùng đây là những gì trong suy nghĩ của con và con tìm thấy sự đồng quan điểm này trong cuốn “Về sắp xếp lại” của bác. Theo con, bào thai vô tình được tạo ra nhờ tinh trùng gặp trứng từ đó người mẹ bắt đầu ăn uống nhiều hơn nên mới dần tại ra thứ năng lượng đó cho đứa bé. Năng lượng đó tại nên tâm hồn tức theo quan niệm của con là không có đầu thai mà thành. Rồi đứa bé sinh ra ăn và ăn sinh sống và hoạt động nhờ những gì ăn vào ý thứ có được từ những hoạt động trong cuộc sống. Con xem cơ thể con người như một cổ máy. Qua bao tháng năm làm việc thì đến một thời điểm (lúc già đi) thì những phụ tùng bắt đầu rã ra, như những con ốc vít đã lỏng lẻo, bộ máy bị oxi hoá nặng là các chức năng tim gan thận phổi trước hoặc đồng thời các neuron thần kinh tiêu biến dần nên tới một thời điểm như một chiếc quạt cũ con người bị rút ổ cắm rút điện cạn năng lượng và mất đi. Nơron thần kinh là vật chất nên chúng chết đi thì linh hồn cũng biến mất. Năng lượng đã tẩu tán hết. Không có kiếp sau hay gì cả. Nên con nghĩ sống là do mình muốn hay không vì chết chỉ là một khoảnh khắc. Sau khoảnh khắc đó là hư vô. Không đau đớn gì. Những gì con người sợ khóc thương chỉ là cảm quan của người sống. Nên sống thực chất cũng chỉ vì người khác. Như con theo quan điểm của con con sẽ cố gắng vui tươi cho đến lúc mẹ con ra đi. Còn sinh con đẻ cái cũng chỉ một dạng duy trì nòi giống hay sự ích kỉ của người sống sợ cô đơn mà tạo ra một mầm sống khác cùng với mình. Để rồi tất cả cũng biến mất. Con đang rất lẩn quanh khổ sở với những suy nghĩ của mình mong được một lần một lần thôi ạ gặp bác trực tiếp để giải đáp nhiều hơn. Vì như thế nên con cảm thấy không cần phải cố gắng nhiều vì nhà con cũng đủ đầy dù không giàu có phụng sự cho mẹ thật an nhiên tự tại đến lúc ra đi. Có phải con người vì thế mà người mới đi tu ? Thật sự con rất rất cần xin bác cho con được gặp bác một lần ạ :(((
Mong ad duyệt cmt của e sớm ạ :(((((
Lúc này bác đã cao tuổi, hơn 80 rồi, nên không tiếp xúc với ai con ạ. Con còn rất trẻ, cứ từ từ, đừng nóng vội. Trước hết hãy tập trung lo học thiệt giỏi y khoa và y đạo (đức) để giúp gia đình, giúp đời, sau đó, nghiền ngẫm kinh sách để học sâu hơn về tâm học. Tuyệt đối tránh dị đoan mê tín và tránh cả cực đoan. Con có thể theo dõi trên youtube loạt bài về Phật học & Đời sống của bác và các bạn nhé. Phải từng bước, bài 1 trước rồi mới đến bài 2…
Kiên nhẫn nhé. Chúc con vui khỏe,
Thua Bac Si ,tinh co toi duoc nghe co xuong ngon vien Chu Ly doc truyen ngan ” Nguoi se den va nguoi se ve ben kia ( nuoc ? )( chu cuoi cung tui nghe khong duoc ro vi tuoi toi da hon 70 roi nen tai nghen ngan ) , xin hoi Bac si co the gui qua Email cho tui truyen nay duoc khong ? Cam on Bac si that nhieu
“Người sẽ đến và người sẽ về bên kia núi” là một ca từ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn anh ạ.
Tôi không biết anh nghe “cô xướng ngôn viên Chu Ly” đọc ở đâu? Không phải truyện đâu anh ạ. Hay là bài viết về tuổi già trong cuốn VỀ THU XẾP LẠI của tôi?
Nếu được, anh cho đường link nhé (nhờ mấy cháu nó gởi).
Hì Bác !
Tôi đã đọc và mê sách bác từ thuở “ bác cố vấn cho tờ Tuổi hoa…” cho đến hôm nay, dù ở đâu, nơi nào cũng vẫn….mà phải đọc trên sách, dù nay ko còn thơm mùi mực như ngày xưa, nhưng phải đọc trên tờ mực in, trong đêm lạnh, có chút tuyết rơi cô tịch, đọc mới thấy thấm, thấy máu.. trong người.
Nhưng!
Đến hôm nay đọc chương” ..chìm dưới sương thu, là một đóa thơm tho..” tu trang 105 đen trang 112 “ mới thấy máu sôi luôn- bỏ hết, bỏ hết những gì bác đã..( tôi nghĩ vậy)
Cám ơn Bác sĩ Đổ hồng Ngọc. Cam ơn Người bác sĩ già khi còn trẻ, và rất trẻ khi già
Mong có dịp được diện kiến Bác dù hơn 50 năm nay đã muốn…
Chúc SK bác.
Tg Anh Nguyen the Phap,
Đạ tạ anh, một người tri kỷ. Chắc anh đang ở phương xa, nơi “đêm lạnh và có chút tuyết rơi cô tịch…”
Rất mong anh viết lại những cảm xúc rất “tuyệt” của anh khi đọc chương “chìm dưới sương thu…” trong cuốn Về Thu Xếp Lại của tôi, chắc nó cũng gợi cho tôi những cảm xúc như vậy khi viết những dòng này…
Thân mến,
Do Hong Ngoc
email: dohongngocbs@gmail.com
“…ác thật! phải để chỗ cho người khác viết về Đổ hồng Ngọc với chứ – NT Khánh Minh ác thật…!”
Bao nhiêu cai hay của ĐHN nt lôi ra hết( Nhưng ko sao -chưa hết đâu, KM chỉ lôi ra cái tài , chứ chưa ra cái “ tật “ của ĐHN- (để đấy tôi sẽ làm việc với cô ta sau)
Cám ơn Bác sĩ đã trả lời thư!
Bác là “ tượng đài” nên cũng ngài ngại khi giao lưu với bác. Mong Bác thông cảm- Chúc Bác khoẻ!
Hẹn duyên!
Thưa Bác( sĩ) !
Bao biến động của hơn hai năm qua; chắc đã ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người, Như tôi, mong được gặp Bác ngoài đời…Mong vậy mà chắc còn chờ duyên-
Mong Bác khỏe và phải khỏe …đặng còn tiếp nhả tơ cho đời ,cho bao thế hệ phía sau còn tin cậy ở Bác nhiều điều.
Chúc Bác và gia đình an lành.