Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Hồ thị Hoàng Anh: “Bà mẹ nuôi con khỏe”

21/05/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú: Loạt bài Mỹ nhân xứ Huế của Thái Lộc trên báo Tuổi Trẻ kỳ 5 viết về Hồ thị Hoàng Anh…

Một người bạn gởi lại tôi bài viết “Bà Mẹ nuôi con khỏe” này của Hồ thị Hoàng Anh đã đăng trên www.dohongngoc.com, nhân buổi Hội ngộ – Tâm tình về cuốn Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng do HQCBM tổ chức tại nhà GS Trần Văn Khê (2012).

Xin chia sẻ.

Thân mến,

ĐHN

 

“Bà mẹ nuôi con khỏe”

Hồ thị Hoàng Anh

 

Mấy ngày nay Hoàng Anh đang ở Mỹ, sáng nay lang thang vào trang web của Việt Nam tình cờ thấy bài của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc “ Vài chuyện kể về cuốn sách viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng”. Đọc đến đoạn cuối bs Đỗ Hồng Ngọc có nhắc về cuộc thi  “Bà mẹ nuôi con khỏe” cấp thành phố năm 1985 tại hội trường bệnh viện Từ Dủ. Mà lần đó Hoàng Anh cùng con trai là Nguyên-Giáp dự thi rồi được giải nhất. Thật là một kỷ niệm vui.
Ở gần chùa nên khi nào rảnh là Hoàng Anh xin vào thư viện chùa để đọc sách , mới biết rất nhiều tập san Phật Giáo Việt Nam ở đây có đăng bài của bs Đỗ Hồng Ngọc. Đặc biệt trong số báo Phật đản xuất bản cách đây mấy ngày có đăng bài “ Nói không được”.
Mấy năm trước khi qua làm việc ở Nhật Bổn thì thấy sách của bs Đỗ Hồng Ngọc dịch ra tiếng Nhật được nhiều độc giả người Nhật đón nhận . Rồi đến khi Hoàng Anh đến Mỹ thì thấy sách bs Đỗ Hồng Ngọc xuất hiện nhiều trong các thư viện của người Việt ở đây. Chứng tỏ có nhiều thế hệ độc giả người Việt ái mộ tác giả vừa là bác sĩ vừa là nhà văn tài hoa này…
Khi nào nghĩ về cuộc thi “bà mẹ nuôi con khỏe” lần đó Hoàng Anh cũng hân hoan, rồi cũng có chút chút “ngưỡng mộ” về mình : là tại sao hồi đó mình còn rất trẻ mà đã rành rọt biết cách chăm sóc con đến vậy?
Thật ra “ bí mật” để làm được điều kỳ diệu đó chỉ vì Hoàng Anh là độc giả lâu đời của tác giả Đỗ Hồng Ngọc! Là con gái Huế chính tông,  Kể từ khi bắt đầu “nứt vỏ” để lớn lên bên giòng sông Hương núi Ngự trở thành o thiếu nữ là tâm hồn đã biết rung cảm với ca từ và giai điệu của âm nhạc Trịnh Công Sơn, cũng là lúc Hoàng Anh biết bắt đầu say sưa với cuốn “ Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò”. Khi đến tuổi lập gia đình có con thì nghiền ngẫm “ Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng”. Khi con lớn vào đai học rồi thì nhâm nhi “ Gió heo may đã về”. Bây giờ con tốt nghiệp đại học rồi, có thời gian hơn thì thong thả với “ Như thị”, với” Nghĩ từ trái tim” bs Đỗ Hồng Ngọc viết về Bát Nhã Tâm Kinh…
Cuộc thi “ Bà mẹ nuôi con khỏe” lần đầu hồi đó vào những năm đất nước còn khó khăn, xã hội ít tổ chức những sự kiện văn hóa lớn. Nên cuộc thi” Bà mẹ nuôi con khỏe” cấp thành phố hồi đó là một trong những sự kiện sôi nổi .
Nhìn lại những tấm hình trong cuộc thi. Hoàng Anh thấy mình hồi đó còn rất trẻ mà cũng hơi xinh xinh. Đã 26 tuổi và là mẹ của hai đứa con rồi mà vẫn còn vương nét sinh viên, rất khỏe khoắn trong trang phục quần jean xanh- áo sơ-mi vải màu trắng, dưới chân thì giản dị đeo đôi guốc mộc, trên đầu là một mái tóc dài xanh ngời bối thành củ tỏi vắt sau ót .
Khi Hoàng Anh vác trên vai đứa bé trai bụ bẩm khóc oe oe lên nhận giải trên sân khấu, hình ảnh đó làm cả hội trường cười òa. Phóng viên thì tha hồ tác nghiệp phỏng vấn bà mẹ và quay phim chụp hình em bé đọat giải.
Vì là bà mẹ thi được điểm cao nhất nên Hoàng Anh hân hạnh được người thầy thuốc mẫu mực là Viện sĩ,Tiến sĩ Dương Quang Trung trao giải thưởng tận tay. Rồi trong thùng quà thưởng to tướng, bên cạnh nhiều vật dụng xinh đep dùng cho trẻ em thì có card viết tay chúc mừng của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa hồi đó làm giám đốc Trung tâm Nhi thành phố. Khi được phỏng vấn “làm sao trả lời giỏi vậy?” Hoàng Anh nói “là nhờ đọc sách của bs Đỗ Hồng Ngọc đó”.

Bà mẹ Hoàng Anh, Bs ĐHN và "bé" Nguyên Giáp trong buổi Hội ngộ, Tâm tình về cuốn VCCBMSCĐL do HQCBM tổ chức tại nhà GS Trần Văn Khê (2012).

Bà mẹ Hoàng Anh, Bs Đỗ Hồng Ngọc và “bé” Nguyên Giáp trong buổi Hội ngộ, Tâm tình về cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” do Hội quán Các Bà Mẹ tổ chức tại nhà GS Trần Văn Khê (2012).

 

Em bé Nguyên-Giáp bụ bẫm ngày nào, nay đang rất bận rộn với công việc của một cậu sinh viên trường Y năm cuối. Là tất bật với bài vở,với những môn thi, với những đêm thực tập thức trắng ở bệnh viện…
Cuộc thi “ Bà mẹ nuôi con khỏe” năm nào, chớp mắt thôi đã 1/4 thế kỹ! Cũng mới thôi!

 

(03/06/2010)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Thương nhớ đòn roi… 

20/07/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thương nhớ đòn roi… 

tặng Khuất Đẩu

Đỗ Hồng Ngọc

Nguồn: Internet

Tôi thường tự hỏi không hiểu vì sao ngày xưa trẻ con thuờng bị đòn roi mà nên người còn bây giờ cha mẹ… sợ con, lúc nào cũng ngọt ngào, tử tế với con mà con dễ bị hư? Dĩ nhiên là không vơ đũa cả nắm! Câu trả lời có thể là vì ngày xưa con người còn được thong dong, có nhiều thì giờ để gần gũi nhau, tình mẫu tử, tình phụ tử nhờ đó mà nẩy nở, phát triển toàn vẹn. Cha mẹ theo dõi con từng cử chỉ, lời ăn tiếngnói, để kịp thời uốn nắn. Nói cách khác là có sự quan tâm, dạy dỗ con từng li từng tí theo lứa tuổi. Dĩ nhiên dạy con không thể không có những lúc nổi nóng, đánh vài roi. Có khi đánh thiệt, có khi chỉ dọa. Con biết ngay là cha mẹ thương mình. Đánh xong, cha mẹ còn bật khóc, vì hối hận, vì đau lòng. Lúc đó có khi chính con là người ôm lấy cha mẹ, vỗ về, an ủi, hứa từ nay “không dám vậy nữa”! Tình cha mẹ con cái sau đó càng trở nên khắn khít, đằm thắm, như hiểu nhau hơn, như quý nhau hơn. Cha biết rằng con đang mang trong mình hạt giống của cha mẹ, giống dòng, đánh con vài roi là đánh vào chính mình, đánh vào tương lai mình. Mẹ ít đánh con hơn mà tình thương thì trải rộng, chan hòa trong từng cử chỉ, lời nói. Đau xót khi con bị đánh, nhưng mẹ thường bình tĩnh, dịu dàng giải thích cho con thấy rõ lỗi, có khi mẹ còn bảo đánh thêm cho nó chừa – tức là không bênh con – nhưng nếu biết con bị oan thì can ngăn lằn roi của cha, đem thân mình ra mà đỡ, ôm chặt con vào lòng, bày tỏ với con sự trìu mến, dịu ngọt, dỗ dành. Dạy và dỗ như vậy luôn đi đôi với nhau. Cha dạy. Mẹ dỗ. Cha nghiêm đường. Mẹ từ mẫu. Cũng có khi ngược lại. Như là có một sự phân công của tự nhiên. Chuyện xưa kể có người con đã lớn bị cha đánh đòn đã bưng mặt khóc nức nở, người cha kinh ngạc hỏi, tại sao ngày xưa tao quất mày túi bụi, mày không khóc, bây giờ quất mấy roi mà mày lại khóc nức nở vậy hở con? Con nói rằng cha đánh con ngày càng yếu đi chứng tỏ cha đã ngày một già thêm… nên con khóc! Những chuyện như vậy bây giờ ít được nghe kể nữa, chỉ nghe người ta kể nhiều về chuyện con cái gọi cảnh sát đến bắt cha mẹ… bỏ “bót”!

Đòn roi ngày xưa rõ ràng chỉ là một trong những cách dạy dỗ con – (Có người như mẹ Mạnh Tử đã phải dời nhà ba lần để con có môi trường tốt mà học tập). Mỗi lần đánh con thì người đau là cha mẹ. Con ý thức rõ điều này hơn ai hết. Cha thường lựa chỗ mông thịt của con mà đánh cho nó đỡ đau, chỉ làm nó biết lỗi mà sửa. Mẹ luôn hợp tác cùng cha, dặn dò cặn kẻ, chỉ dạy thêm cho. Không có chuyện cha mẹ đấu với nhau… để “ngư ông đắc lợi”! Không hề có chuyện đòn roi vì thù hằn, vì trút giận. Cha mà giận, lạnh lùng không nói một tiếng mới thật là đáng sợ! Cha mà giận, mở tung cửa, bỏ nhà ra đi mới thật là đáng sợ! Con hoảng hốt chỉ mong cha đánh mình mấy roi, nói rõ lỗi của mình để sau đó cha con cùng nhẹ lòng, cùng vui vẻ, gia đình đầm ấm như xưa.

Nguồn: Internet

“Đòn roi” bây giờ khác hẳn rồi chăng? Cha mẹ đã quá mệt mỏi, đã quá đuối sức vì những chuyện bên ngoài, đi sớm về khuya, gặp con nhiều khi chỉ còn là những lời hỏi thăm qua loa, hời hợt, rồi là trách cứ, hạch hỏi, điều tra, rồi là ngờ vực, hăm dọa, đôi khi chế nhạo, làm nhục… như nhiều trẻ đã lên tiếng. Có trẻ chỉ muốn bỏ nhà ra đi, có trẻ muốn “chết quách cho khỏe”! Nếu có đòn roi, thì lúc đó đòn roi sẽ là những “vết thù trên lưng ngựa hoang”! Con thấy cha mẹ bỏ bê mình, không hiểu mình, không thương mình. Trong khi cha mẹ có thể đã thương con cách khác, mong muốn để lại cho con một gia tài sự nghiệp lo cho tương lai của con. Đứa trẻ ngược lại chỉ mong được ngửi… mùi mồ hôi mẹ, được tựa vào bờ vai cha trong cảnh sống giản đơn mà hạnh phúc, trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Gia đình là một tổ ấm, một chốn nương thân cả thể xác lẫn tâm hồn chứ không phải là một chiến trường mang từ cuộc sống xô bồ bên ngoài về! Những cuộc đụng độ của cha mẹ, những cuộc tranh hơn thua của cha mẹ thấm vào trẻ còn đau hơn cả đòn roi! Ngay cả những ngọt ngào, giả lả, bù đắp, trẻ cũng nhận ra không phải là thứ tình thương của chân thành và thấu cảm.

Dĩ nhiên, “Thương nhớ… đòn roi” không có ý tái lập chuyện này trong gia đình, chỉ muốn nói rằng có những cái không phải là đòn roi mà còn đau hơn đòn roi đối với trẻ em vậy.

(ĐHN, 17.7.2020)

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

VU LAN: Về bài thơ “Bông Hồng Cho Mẹ”

10/08/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

 

Về bài thơ “Bông Hồng Cho Mẹ”
Đỗ Hồng Ngọc

(https://tranthinguyetmai.wordpress.com/2019/08/10/ve-bai-tho-bong-hong-cho-me/)

Mùa Vu Lan.  Thật may mắn cho những ai được cài đóa hồng trên ngực áo. Bởi họ còn Mẹ. Tôi thì cài bông trắng. Nhưng điều tôi tin chắc là mẹ tôi đã gặp… bà Ngoại, và vì thế, mẹ đã có thể gài lên ngực một đóa hồng thật tươi từ đó…

Bông hồng cho Mẹ

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…

Đỗ Hồng Ngọc
(Vu Lan 2012)

Võ Tá Hân, người nhạc sĩ đã có đến hơn 30 CD nhạc Phật giáo và hằng trăm khúc tình ca nổi tiếng, một hôm tình cờ đọc được bài thơ ngắn ngủn này đã cảm xúc viết nên khúc hát Vu Lan thật thiết tha dành cho những người con… không còn Mẹ.
Và tiếng hát da diết của ca sĩ Thu Vàng thấy trên youtube:

 

 

Rồi Bội Hoàng, từ Cần Thơ đã cảm tác :

Tình yêu còn mãi

Đọc bài thơ mà mắt lệ đoanh tròng
Ai thấu hiểu một tình yêu đã mất
Ai tự hào cài hoa hồng lên ngực
Dù đã qua cái tuổi cổ lai hy!

Con chỉ muốn luôn được cài hoa đỏ
Dù tuổi đời Má đã rất mong manh,
Dù con Má đã con cháu vây quanh,
Vẫn muốn được mỗi ngày chăm sóc Má.

Được bón cơm, được đút cháo, châm trà
Được tắm rửa, được thay quần áo mới
Được ngồi bên nghe những lời Má nói
Mà dậy lên niềm thương cảm riêng tư

Má bỏ con năm Má chín mươi tư
Rời cõi tạm, Má lên đường thanh thản
Con cài hoa cho màu áo Má đỏ
Để Má về gặp Ngoại vui đoàn viên

(Bội Hoàng, 2014)

Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh từ Santa Ana, mùa Vu Lan 2016 viết trong bài “Ngoại Chờ Bên Kia Sông”:

“Lại đến mùa Vu Lan. Những đóa hồng đỏ hạnh phúc bung nở vành môi vẽ một vòng xum vầy thỏ thẻ Mẹ Ơi. Những đóa hồng trắng ngân đọng nước mắt lung linh đôi bờ xa vắng âm vang tiếng gọi Mẹ Ơi. Trong niềm, vừa hân hoan vừa cảm động, tôi nhớ đến bài thơ về Mẹ mà khi đọc nhịp tim tôi như bị nghẹn,

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông

(Bông Hồng Cho Mẹ, Đỗ Hồng Ngọc)

Thử xem. Đọc. Nghe. Rồi hít vào một hơi thở sâu, im vắng, thì mình như nghe được tiếng nước mắt đang vỡ ra… Vỡ bung như ngọn sóng xanh lấp lánh biển pha lê. Vỡ tung như ngọn pháo hoa rơi vô vàn sợi ánh sáng trong đêm. Những cái vỡ, không tan mà thăng hoa, phải chăng đó là tận cùng của Đẹp? Như hạt nước mắt này, nó bung bung. Ánh lên bóng của Ngoại đang đứng bên kia sông, bên kia là bên của miên viễn không còn sinh tử? Và Mẹ, Mẹ đang từ cõi chết đi vào cõi sống ấy để lọt vào vòng ôm ấm áp của Ngoại. Mẹ đi từ nụ hồng đỏ nở duyên trùng phùng Ngoại. Ý thơ mầu nhiệm làm sao.

Tôi thấy không nói nên lời được để tả cho chính xác cảm giác của mình về sự mênh mang “ý tại ngôn ngoại” trong sâu thẳm bài thơ này. Về cái rất không nghĩa của Mất Còn. Đến với tôi là ý niệm con đường sinh tử đang xóa đi dưới cảm xúc của đứa con, -là Đỗ Hồng Ngọc đây-, người chiêm nghiệm sống chết thật là như không, đóa hồng trắng người đang đeo là một thực tại, đóa hồng đỏ đang rưng rưng trên áo Mẹ kia, là áo nghĩa của thực. Tất cả đều ở thì đang, không còn hôm qua ngày mai phút tàn giây tới. Sinh mệnh không khởi đi và chấm hết bằng hai đầu tiếng khóc nữa. Là Đây. Là Đang. Một thực tại sống động xóa hết biên giới không gian và thời gian. Hình dung Mẹ, trong hơi thở hắt ra bỗng trong suốt nhẹ nhàng đứng lên, trong ngày hội tưng bừng của Tình Mẫu Tử, cúi nhìn bàn tay đứa con run run cài lên ngực áo mình một đóa hồng đỏ, và Mẹ phất phới đi trong nôn nao cho kịp giờ hẹn với Ngoại. Ôi ta mất mẹ và ôi Mẹ vừa có Ngoại. Vô biên lâng lâng nỗi Còn Mất… Huyễn ảo vô cùng khiến những giây tơ vi tế nhất trong cảm xúc ta bị đánh động.

Ngoại Chờ Bên Kia Sông, tôi viết hoa vì mỗi mỗi chữ của câu thơ này là khởi đề dẫn đến chiêm nghiệm ảo hóa về sinh tử. Và toàn bài thơ là tấm tình trong vắt ban sơ của người con, rất nhỏ, mà cũng đã rất già. Bởi rất nhỏ thì mới yêu thương Mẹ được hồn nhiên như thế. Và phải chăng, rất già mới có thể biến yêu thương ngây thơ thành một tình yêu vượt qua được đau đớn của chia lìa sinh tử, như thế.

Cảm ơn Nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc, cho tôi biết thêm một nhịp đập thương yêu nữa của Hiếu Tử, cho tôi từ bây giờ đã có thể chấp nhận một cách nhẹ nhàng khi nghĩ đến một lúc nào đó phải xa Mẹ. Không phải là một cái xa hẳn rồi, mất hẳn rồi như tôi vẫn thường nghĩ nữa. Trong hạt nước mắt rơi lại thấp thoáng nụ cười, nhìn Mẹ của ta lại cài hoa hồng đỏ về bên Ngoại. Ôi! Cái không nói của Ngoại Chờ Bên Kia Sông đã lấp đầy cảm xúc và ý nghĩ của tôi đến thế!

Và lúc này đây, còn được thấy mẹ ra vào thì hãy thỏ thẻ bên vai mẹ rằng,

… mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng… (thơ Đỗ Trung Quân)

Trong hoan hỷ địa mẫu tử, tôi đọc thầm cho riêng mình, gửi đến các con tôi,

… tận cùng hạt lệ mẹ
là nước mắt con rơi
tận cùng tiếng cười mẹ
là nụ cười con vừa mở
và con ơi
tận cùng hư vô mẹ
sẽ một ánh nhìn theo con. trở lại

(thơ NTKM)

Thưa có phải cũng có chút gặp gỡ giữa “sẽ một ánh nhìn theo con. trở lại” và “Ngoại Chờ Bên Kia Sông”?

NTKM
Santa Ana, Mùa Vu Lan

 

mà nhà phê bình Tô Thẩm Huy cảm thán:

“Bài thơ ngắn, vỏn vẹn 20 chữ, mà thâm thúy, ảo diệu vô cùng. Đọc lên điếng cả hồn.

Phải chép lại ra đây.

Con cài bông hoa trắng
Dành cho Mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực,
Ngoại chờ bên kia sông

Rõ ràng Nguyễn Thị Khánh Minh đã cảm bài thơ đến vô cùng, đến “tận cùng của đẹp”, tận cùng của ý nghĩa sinh tử kiếp người, không khởi đầu, không chấm dứt. Thời gian tan biến mất. Thơ tuyệt, mà người cảm thơ cũng quá tuyệt. Thật là may mắn có được người đồng điệu như thế.

Bài phổ nhạc hay, hai giai điệu khác nhau mà hòa hợp, hỗ tương lẫn nhau. Tuy thế, cảm xúc khi đọc bài thơ nó đến ào ạt, như cùng một lúc nó trào dâng, bủa vây tứ phía, làm bàng hoàng, run rẩy khắp cả châu thân. Cảm xúc từ bài nhạc nó đến khoan thai, từ tốn, êm đềm”.

Lê Uyển Văn từ Trà Vinh viết: Bài viết tuyệt vời được khơi nguồn từ bài thơ đẹp. May mắn cho chúng ta được thưởng thức những tuyệt phẩm này. Xin đa tạ!

Còn Trieu Minh (Úc) ghi cảm nhận khi nghe bài hát từ giọng ca Thu Vàng: “ Doc va nghe Nhac, nghe Nghen o nguc, nuoc tu lan tren Ma”.

ton  t  comment: “Nghe nhức xương, thấm tới tủy”;

chrslam thì ghi: Đã nghe đi nghe lại cả chục lần bài hát này. “…Mẹ nhớ gài lên ngực. Ngoại chờ bên kia sông…” Một cảm giác khó tả. Cám ơn thi sĩ và nhạc sĩ.

Và E-Temple ghi nhận: “ Chỉ có 4 câu ngắn ngủn thôi mà thành lời ca, và hát mãi không muốn dừng.  Con dập đầu lạy Phật, xin Mẹ được vãng sinh ‘ Nam mô Đại Từ Đại Bi A-Di-Đà Phật….’”

Nhà phê bình văn học Nguyễn Thị Tịnh Thy từ Huế viết trong “Yếu tố bất ngờ trong bài thơ bông hồng cho mẹ”:

“Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ – thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người… Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn bốn câu, hai mươi chữ nhưng đủ để khiến người đọc có nhiều phức cảm buồn vui, thấu đạt lẽ sinh tử, cảm ngộ điều được mất… để có thể tỉnh thức, an nhiên trước sự nghiệt ngã của quy luật sinh ly tử biệt.

(…)

Viết về cái chết, về nỗi đau tử biệt nhẹ nhàng như thế, nhà thơ đã thấm nhuần triết lý của nhà Phật. “Vô thường”, “sắc không”, “tứ khổ”, “diệt khổ”, “từ ái”… được chất chứa trong từng câu chữ giản dị tưởng chừng như không còn là thơ, không phải là thơ.  Mặc dù bài thơ đậm chất triết lý, nhưng chất triết lý ấy đến một cách đơn giản, không trau chuốt gọt giũa, không cao đàm khoát luận. Mọi cảm xúc, tình cảm trong bài thơ vừa như có, vừa như không; vừa rất nặng, vừa rất nhẹ; vừa hiện thực, vừa kỳ ảo. Tất cả đều tùy thuộc vào cách mà mỗi người cảm nhận về cái chết, về tình mẫu tử, về lẽ tử sinh. Sâu sắc và đa nghĩa như thế, Bông hồng cho Mẹ là cả một chân trời nghệ thuật mà ở đó, mọi đường nét nghệ thuật dường như tan biến trong tình cảm sâu nặng của người con đối với mẹ, để rồi lan tỏa đến người đọc. Khiến cho người đang nằm có thể bước đi, khiến cõi chết trở thành cõi sống, khiến âm dương cách biệt trở nên gần lại, đậm chất nghệ thuật nhưng không thấy dấu hiệu của nghệ thuật…”

(đặc san Liễu Quán, số 12, Vu Lan 2017).

Mùa Vu Lan này, xin gởi bạn đôi dòng về bài thơ Bông Hồng Cho Mẹ như một lời chúc mừng đến bạn, người đã rất sướng vui, tự hào, khi còn được cài một bông hồng đỏ thắm trên ngực áo của mình! “Rồi một chiều nào đó anh về, nhìn Mẹ yêu, nhìn thật lâu… rồi nói nói với Mẹ rằng… Mẹ ơi, Mẹ ơi, Mẹ có biết hay không?…” (Phạm Thế Mỹ).

Đỗ Hồng Ngọc

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Giả sử

15/09/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Giả sử

gởi Gvan

giả sử sóng thần ập vào Nha Trang
ập vào Mũi Né
anh chỉ kịp quẳng em lên một chiếc thuyền thúng
vút qua những ngọn dừa
những đồi cát trắng

 

em nhớ mang theo đôi quả trứng
vài nắm cơm
vài hạt giống
đừng quên mấy trái ớt xanh…

 

biết đâu mai này
ta làm An Tiêm
trở về làng cũ
nơi này ta sẽ gọi là Nha Trang
nơi kia gọi là Mũi Né…

 

cho nên
sao chẳng sớm mà thương nhau hơn?

 

Đỗ Nghê
(2011)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Cần biết về bệnh Sốt Xuất Huyết (Dengue)

02/08/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

Cần biết về bệnh Sốt Xuất Huyết (Dengue)

Bs Đỗ Hồng Ngọc

 

Khi nào thì phải “nghĩ đến’’ Sốt xuất huyết?

 Trong mùa có dịch Sốt xuất huyết Dengue (SXH) như hiện nay, khi có sốt cao thì phải nghĩ ngay đến Sốt Xuất Huyết. Thà “nghĩ đến” mà không phải còn hơn là chủ quan, để bệnh trở nặng trở tay không kịp!

Vì sao? Vì SXH là một thứ bệnh diễn biến rất khó lường! Cho đến nay, SXH vẫn là thứ bệnh chưa có thuốc đặc trị, chưa có thuốc chủng ngừa. Ở những vùng sâu vùng xa, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao, nhất là ở trẻ em! Bệnh diễn biến rất bất ngờ. Mới thấy trẻ chỉ sốt suông, có vẻ khỏe, bỗng rơi vào sốc, trụy tim mạch, rối lọan đông máu, co giật, lúc đó thì đã nặng!

Một trẻ bị sốt cao liên tục 3, 4  ngày liền (sốt trên 39 độ C), khó làm hạ sốt ( uống thuốc hạ sốt không hiệu quả), thường chỉ sốt suông ( không kèm với ho, ỉa chảy như các lần trước…) thì … “chắc” là SXH rồi, nên đưa ngay đến bệnh viện để được thăm khám.

Bệnh nguy hiểm nhất xảy ra vào ngày thứ ba đến ngày thứ sáu, đó là thời điểm dễ rơi vào “sốc”, đặc biệt lúc vừa giảm sốt, chưa kịp mừng thì bệnh đã trở nặng! Năm xưa, một đứa cháu của một nhà văn nổi tiếng ở miền Trung bi sốt cao ba ngày liền, đưa đi khám bác sĩ, bác sĩ bảo viêm họng, không phải sốt xuất huyết, còn thề thốt nếu cháu mà bị SXH thì ông sẽ … từ chức, bỏ nghề! Kết quả, đứa bé… tử vong vì SXH!

Làm sao biết SXH “chuyển độ” từ nhẹ sang nặng?

Vấn đề là làm sao biết lúc nào thì bệnh chuyển từ độ nhẹ sang có dấu hiệu cảnh báo và sang độ nặng nguy hiểm để can thiệp kịp thời? Có một số dấu hiệu giúp phát hiện sớm sự chuyển độ này với điều kiện bệnh nhân phải được theo dõi thật sát. Ai theo dõi ? Chính phụ huynh, người nhà của trẻ bệnh chớ không phải ai khác. Vì trong mùa dịch, bệnh viện tràn ngập, các bác sĩ, điều dưỡng đều đầu tắt mặt tối, không thể theo dõi kỹ trên từng bệnh nhân như người nhà được! Vả lại việc theo dõi các dấu hiệu này cũng dễ, ai cũng làm được nếu biết. Dấu hiệu chuyển độ, từ nhẹ sang nặng là đột nhiên trẻ kêu đau bụng (đau nhiều hơn, đau vùng hông phải), bứt rứt, lăn lộn, kêu khát nước, da đổi sắc ( bầm bầm, tím tái), tay chân lạnh, mạch nhanh và nhẹ… Phải báo động ngay cho bác sĩ.

 Tóm lại, khi trẻ sốt cao đột ngột, sốt suông ( sốt khơi khơi, không kèm ho, sổ mũi gì cả!), khó làm hạ sốt, vài ngày sau nếu có dấu xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu nướu răng (lợi), nổi vết bầm chỗ chích, cắt, lể… thì đã gần chắc là SXH. Khi bệnh trở nặng thì có thêm đau bụng, và dấu hiệu sốc: lạnh tay chân, mạch yếu và nhanh…

Trong khi theo dõi, đặc biệt từ ngày thứ ba trở đi, khi sốt cao đã giảm, chớ vội mừng, nếu thấy bệnh nhân có một vài dấu hiệu dưới đây thì phải báo động ngay cho bác sĩ:

1.Bứt rứt, lăn lộn, vật vả hoặc li bì, lừ đừ…một cách bất thường .
2.Đau bụng, đau nhiều hơn, đau vùng hông phải (vùng gan)
3.Chảy máu cam, chảy máu nướu răng (lợi), đi phân lợn cợn đen, ói có máu…
4.Tay chân lạnh giá, da đổi sắc, bầm bầm, tím tái…
5.Tiểu ít, khát nứơc nhiều.

SXH ở người lớn?

Những năm gần đây, tỷ lệ SXH ở người lớn ngày càng tăng. Các dấu hiệu SXH Dengue có nhiều điểm khác biệt ở người lớn và trẻ em. Ngoài sốt cao, người lớn thường kèm theo lạnh run, nhức đầu (Sốt Dengue, giống như cảm cúm, có thể tự khỏi, có thể chuyển độ nặng). Thời gian sốt kéo dài hơn (từ 5-7 ngày, dễ nhầm với các bệnh khác) trong khi ở trẻ em chỉ sốt 3-4 ngày. Sốt thường kèm ói mửa, tiêu chảy, đau bụng.

Những trường hợp nặng có dấu hiệu xuất huyết  (xuất huyết da, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết âm đạo, chảy máu răng, chảy máu cam, xuất huyết kết mạc…). Có báo cáo cho thấy có một số biểu hiện nặng khác  như viêm cơ tim, xuất huyết não…, suy gan, hôn mê, co giật. Tóm lại, SXH ngày nay không chỉ gặp ở trẻ con mà còn gặp ngày càng nhiều ở người lớn với bệnh cảnh phức tạp hơn và nặng nề hơn. Cho nên phải hết sức cảnh giác.

Theo dõi diễn biến bệnh?

Việc theo dõi diễn biến của bệnh vì thế rất quan trọng, ở cả người lớn và trẻ em trong mùa có dịch. Không chủ quan bảo “không phải SXH” hoặc ‘’không sao đâu!’’.  Bệnh viện dễ bị tràn ngập, lúng túng, căng thẳng. Do vậy cần tổ chức phòng lưu, phòng theo dõi SXH riêng. Tập huấn cho thân nhân biết cách theo dõi các dấu hiệu trở nặng. Công tác truyền thông – giáo dục sức khỏe đặc biệt quan trọng (Truyền thông đại chúng qua Radio, TV, Điện thoại…, bích chương, tờ rơi; Truyền thông nhóm, truyền thông cá nhân qua hướng dẫn trực tiếp). Tận dụng lưc lượng sinh viên y khoa, điều dưỡng… tham gia, tình nguyện giúp đỡ người nhà bệnh nhân trong theo dõi, giám sát tại bệnh viện. Dĩ nhiên cũng phải được tập huấn kỹ trước.

Phòng chống SXH?

Câu hỏi đặt ra tại sao bệnh SXH thấy nhiều ở các Thành phố lớn? Vì ở đó có quá nhiều công trường xây dựng, cao ốc mọc lên như nấm, nhiều ngóc ngách bê tông chứa đầy nước trong vắt… làm chỗ tốt cho muỗi vằn (Aedes Aegypti) đẻ! Các khoảng đất trống chung quanh công trường thì hộp xốp, lavabô bể, vỏ xe hư, thùng nước bỏ ngoài trời, bao bịch ny lông các thứ… đọng nước mưa trong vắt! Ai cũng biết muỗi truyền SXH là muỗi vằn, muỗi đốm, có khoan đen trắng ở lưng và chân, sống trong nhà và đẻ ở chỗ nước trong. Y tế phun thuốc diệt muỗi chỉ diệt được một số muỗi trưởng thành chớ không diệt được…lăng quăng!  Nhớ rằng “không có lăng quăng thì không có SXH”. Và Y tế một mình thì ba đầu sáu tay cũng không làm hết lăng quăng!


Ở Singapore, phòng chống SXH là chuyện của Tổ chức Môi trường Quốc gia ( National Environment Agency-NEA). NEA tổ chức tiếp cận nhà dân để tuyên truyền, giáo dục sức khỏe để người dân cùng tham gia phòng chống SXH, ngay tại nhà mình. NEA điều tra và liệt kê hằng trăm điểm nóng có nguy cơ làm chỗ cho muỗi đẻ, đưa lên mạng để cảnh báo, rồi tổ chức tiếp xúc với từng hộ gia đình, kêu gọi mọi người hợp tác phòng chống dịch. Hằng năm NEA kiểm tra các hộ gia đình, giúp tiêu diệt ổ sinh muỗi – chậu cây cảnh, thùng chứa nước và các vũng nước đọng…NEA còn đưa chương trình vận động hướng đạo sinh, học sinh tiểu học từ 9-12 tuổi tham gia chương trình phòng chống SXH.

(2.8.2017)

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc, Thầy thuốc và bệnh nhân, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Dạy con thời hiện đại

18/05/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc 4 Comments

TRÒ CHUYỆN VỚI CÁC BÀ MẸ (Ngày của Mẹ 14.5.17)

Dạy con thời hiện đại

Do SEAMEO Retrac và Hội quán Các Bà Mẹ tổ chức.

Bạn thân,

Tôi được mời làm “diễn giả” cho buổi hôm nay. Xin ghi lại đây vài ý chính trong buổi giao lưu với các vị phụ huynh về “Dạy con thời hiện đại” mà tôi đã trình bày và trao đổi với các bậc cha mẹ.

Phần Giáo dục giới tính sẽ trình bày vào một dịp khác nếu cần, dù trong buổi đó cũng đã có trao đổi.

Buổi Trò chuyện thân mật này đã có vài nhà báo ghi lại, Như Lịch báo Thanh Niên và Thái Thảo, báo Thế giới Tiếp thị.

 

 Ngoài ra, còn có Vincent Ngô, đạo diễn, đã quay một số đoạn ngắn, phát ngay tại chỗ trên Facebook cho các bạn ở xa có thể theo dõi. Và sau đó, anh đã chịu khó “nối” lại thành một clip đưa lên youtube, cũng xin gởi ở đây cho bạn tùy nghi. Tôi không rành công nghệ hiện đại, thay đổi từng ngày, nay video, mai livestream, mốt iMovie gì gì đó…tùm lum, lúc rõ lúc không, lúc cà giựt, ngắt quãng…

Thôi kệ. Nó vậy là nó vậy.

Thân mến

Đỗ Hồng Ngọc.

1. Thời hiện đại là thời gì?

Một con và Con một (hiện tượng).

Con cầu tự và con thụ tinh nhân tạo.

Thế giới phẳng, nhưng con người ngày càng xa cách.

Bệnh thời đại: Stress, Anxiety, Depression (SAD). Cả cha mẹ và con cái.

2. Cải thiện quan hệ, giao tiếp:

Từ bi hỷ xả. Tôn trọng/ Chân thành/ Thấu cảm/ Lắng nghe

Đáp ứng nhu cầu (tháp Maslow): Sinh lý/ An toàn/ Tình cảm/ Xã hội/ Tâm linh

3. Các lỗi thường gặp:

Không có thì giờ

Công nghệ điện tử

Dùng vật chất để bù đắp

Mong muốn con trở thành thiên tài

4. Rèn luyện kỹ năng cho trẻ:

Tự bảo vệ mình (thân và tâm)

Tự chủ/ Tự tin/ Tự trách nhiệm (khi trưởng thành dần).

Đọc sách/ Tự học/

Kiểm soát cảm xúc tiêu cực: Thở bụng/ Thở chánh niệm…

………………………………………………………………………………………………………………

 

Đừng ép trẻ thành thiên tài!

08:02 AM – 18/05/2017 Thanh Niên

(http://thanhnien.vn/giao-duc/dung-ep-tre-thanh-thien-tai-836232.html)

NHƯ LỊCH

Hiện nay, có những chương trình, phương pháp mới dạy trẻ 6 – 12 tháng biết đọc chữ, biết nói tiếng Anh, biết làm toán… Đó là một sự ‘cưỡng bức’’, làm cho não của trẻ phát triển lệch lạc.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe TP.HCM, hiện là cố vấn Bộ môn Y đức – Khoa học hành vi Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, đã cảnh báo như vậy trong buổi trò chuyện với phụ huynh về chủ đề “Giao tiếp với con trong thời hiện đại” do Hội quán Các bà mẹ và Trung tâm Seameo Retrac tổ chức vào cuối tuần qua.

Mong thiên tài, hóa ra… tâm thần

Theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, một trong những cái lỗi cha mẹ thường gặp trong giáo dục con cái hiện nay là muốn con trở thành thiên tài. Ông cho rằng mong muốn này cũng được xem là một nhu cầu của phụ huynh. Tuy nhiên, nếu kỳ vọng quá sẽ hóa sai, bởi khi không đạt được mục đích, phụ huynh sẽ đau khổ và càng gây áp lực lên đứa trẻ.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói: “Các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ và rất có lý khi chỉ ra rằng trẻ 6 tuổi mới nên cho học lớp 1, cho học piano và học này nọ. Còn bây giờ mình lại muốn con mình 2 tuổi đã thành thiên tài. Những ca đó cũng có thể thành “thiên tài” trong vòng 10 – 12 năm đầu, nhưng rồi về sau thường có vấn đề tâm lý, tâm thần… nên phải hết sức thận trọng”.

Tham dự chương trình, một số phụ huynh cho biết đang ráo riết chuẩn bị cho con vào một trường chuyên rất nổi tiếng tại TP.HCM, nên họ muốn nghe những chia sẻ của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc để giúp con giảm căng thẳng trong học hành.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thẳng thắn đặt ngược vấn đề: Bố mẹ bây giờ đang bị nhiều stress trong cuộc sống. Con cái mình cũng đang bị stress. Tại sao mình lại bắt con học theo mình, bắt con phải vào trường chuyên? Ông chia sẻ: “Theo tôi, việc học chính là tự học. Thông thường những em thi đỗ thủ khoa đại học là những em ở nông thôn, miền núi không học thêm gì cả thì mới có khả năng tập trung để học những bài ở lớp và đọc sách thêm. Nhờ đó, các em mở mang kiến thức nên khi thi đạt điểm cao. Còn những em học thêm triền miên, rước thầy về nhà dạy nhưng có khi thi rớt bởi không có thời gian tập trung học, không tự học”.

Với những trẻ hay căng thẳng, lo âu vì lúc nào cũng bị cha mẹ thúc đẩy phải học, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc lưu ý: “Có tình trạng như vậy mình phải để ý và thông cảm với con em mình. Về mặt sinh học, nếu trẻ bị ép quá, stress quá thì hoóc môn tăng trưởng không sản sinh được. Trẻ khó ngủ, ngủ không đủ giờ, hoóc môn tăng trưởng cũng không có đủ nên dễ bị thấp”.

Hãy đặt mình vào vị trí của trẻ

Một bà mẹ trẻ “kể tội” đứa con: “Con tôi đang học lớp 8, nó rất hiếu thắng. Nó được 9,5 điểm rồi nhưng lại rất cay cú với đứa bạn được 10 điểm. Tôi nói một đằng, nó làm một nẻo khiến quan hệ mẹ con rất căng thẳng. Nói thật, nhiều khi ngồi nhìn mặt nó là tôi nổi nóng lên”.

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ôn tồn: “Trước hết, mình phải tìm hiểu xem có ai trong nhà mình cũng có tính hiếu thắng vậy không, sau đó mới can thiệp. Cần nhờ đến một trung gian, người mà cháu thương mến như dì, cô giáo… trò chuyện với cháu”. Theo ông, trẻ trong độ tuổi dậy thì muốn thể hiện sự tự lập, trong khi người lớn hay áp đặt nên nảy sinh căng thẳng. Mặt khác, với trẻ đã đạt điểm rất cao mà còn ghen tỵ với bạn thì có thể đó là do lỗi của phụ huynh đã gây áp lực cho trẻ khi từng so sánh, đề cao người này người kia hoặc chạy theo điểm số, thành tích.

Ngoài xu hướng biến con thành thiên tài nói trên, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn chỉ ra một số lỗi khác thường gặp trong việc nuôi dạy con. Ông cho rằng nhiều phụ huynh thời nay ít tiếp xúc với con nên giao những thiết bị công nghệ để con chơi điện tử. Chính vì không có thời gian gần gũi nên họ dễ bị gãy đổ trong truyền thông giao tiếp với con. Bên cạnh đó, có những cha mẹ khá giả muốn bù đắp cho con bằng vật chất, nhất là những người luôn nhớ về thời khốn khó của mình. Họ quên đi những nhu cầu cơ bản khác mà bất cứ ai cũng cần có, đó là tình cảm, an toàn, quan hệ xã hội, chuyện sinh hoạt thiết thân hằng ngày…

Để cải thiện tình trạng trên, theo bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cha mẹ cần chú ý những nguyên tắc khi dạy con: quan tâm, tôn trọng, chân thành, thấu cảm, biết lắng nghe trẻ. Ông nhắn nhủ: “Hãy đặt mình vào vị trí của con để thấy rằng ngày xưa chúng ta cũng từng có lúc hư hỏng, từng có lúc học dở, thất bại. Từ đó, mới có sự thấu cảm và chia sẻ thật sự với con”.

(NL)

 

Chịu nghe lời con nói

Đúc kết từ những nghiên cứu và các lời khuyên của các chuyên gia giáo dục, tâm lý, xã hội về việc nuôi dạy con được suôn sẻ và trở thành niềm hạnh phúc của cha mẹ, chỉ cần một nguyên tắc: chịu lắng nghe lời con nói hơn là bắt con nghe theo ý mình.

cho tre choi o ngoai troi 2- photo Tran Hoai Thu

Cho con ra ngoài với thiên nhiên là cách để con giao tiếp tốt nhất với cộng đồng sau bốn bức tường của trường học, gia đình với máy tính. Ảnh: Trần Hoài Thu.

Câu chuyện làm thế nào để giao tiếp với con thời hiện đại được BS Đỗ Hồng Ngọc chia sẻ trong một buổi sáng cuối tuần tại trung tâm Anh ngữ Seameo (TPHCM). Các phụ huynh đến dự khá đông, điều này cho thấy, con cái vẫn là mối quan tâm lớn nhất của chúng ta và rõ ràng là việc giao tiếp với con thời nay thật khó khăn, thậm chí là khó khăn hơn những gì chúng ta tưởng.

Con giận dữ với cha mẹ

Xin kể câu chuyện. Minh, 15 tuổi, đang học thi, mẹ cậu đề nghị Minh phụ giúp nấu cơm, cậu bỏ đi lên lầu, không nói gì cả, ba cậu gọi xuống nhưng cậu vẫn lên. Một lát sau, ba cậu lên nói chuyện: con có thấy là mình đã sống ích kỷ không. Con nghĩ rằng mọi người đều phải phục vụ con vì chuyện học. Con có biết rằng, dù con học giỏi đến mấy mà con trở thành kẻ ích kỷ như thế này thì cũng là vô nghĩa. Con học cho tương lai của chính mình mà, tại sao con lại cho mình có quyền nhận được sự phục vụ của tất cả mọi người vì con? Nếu con học thật nhiều mà trở thành người như thế này thì ba mẹ không cần.

Một lát sau, Minh quay xuống, cậu nói: con xin lỗi ba mẹ, tại con bị căng thẳng quá, không muốn nói chuyện với ai, trong đầu con chỉ toàn là công thức, mắt con thì cay và mỏi vì nhìn máy tính nhiều. Con mệt nên đã không biết mình đang hành động gì. Con hiểu rồi, mẹ cần gì con sẽ giúp.

BS Đỗ Hồng Ngọc đặt câu hỏi: Thời hiện đại là thời gì? – Thời nào cũng là thời hiện đại. Ông tự trả lời, nhưng quả thực thời hôm nay khác thời xưa lắm. Có một khoảng cách không gian kỳ lạ đang được thiết lập với con người trong kỷ nguyên internet ngày nay. Chúng ta có thể kết nối với người bạn ở nửa vòng trái đất chỉ trong một cái chạm, nhưng chúng ta lại bỏ người thân của mình ra xa dù họ đang ngồi ngay cạnh mình cũng chỉ vì thói quen “chạm”. Chúng ta có thể nói đủ chuyện trên trời dưới đất với người cách xa nửa vòng trái đất qua smartphone, nhưng chúng ta lại không giao tiếp gì với người ngồi bên cạnh chúng ta bằng lời nói thông thường, mà có khi cũng bằng smartphone. Hai người yêu nhau ngồi bấm điện thoại, hỏi ra mới biết họ gởi tin nhắn cho nhau. Điều này thật kỳ lạ.

Đứa trẻ ngày xưa sáu tháng đang tập bò và nhận biết thế giới chung quanh qua những vật nó cầm, nắm, lượm, nhặt được… đứa trẻ ngày nay sáu tháng đã biết “chạm” màn hình, hai tuổi đã biết nói, sử dụng điện thoại rất lành nghề. Đến khi chúng lớn, những người trò chuyện với chúng, chủ yếu qua màn hình, còn người thân của chúng, đôi khi hò hét thật khản cổ, đỏ họng chúng còn chẳng buồn ơi.

Thời đại phát triển, một đứa trẻ sinh ra bình thường cũng sẽ không còn bình thường nữa, thay vào đó là những đứa trẻ được thụ tinh nhân tạo. Người ta có thể chọn trứng, tinh trùng, màu mắt, màu tóc, dáng người bằng cách chọn từ gen và làm tử cung nhân tạo cho cả đàn ông mang bầu… khoa học để phục vụ con người, tốt thôi. Nhưng robot thì không thể thay thế con người vì không có loài nào có chỉ số thông minh và cảm xúc cao bằng con người, bắt nguồn từ trí não, về cơ bản, chính là sự sinh sản thuận theo tự nhiên bấy lâu. Phá vỡ sự cân bằng này, có thể có cái ta muốn nhưng sẽ trả giá bằng cái mất mát khó đoán định được.

bs do hong ngoc

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc tại buổi nói chuyện.

Những căn bệnh thời đại

SAD là viết tắt của ba chữ: Stress, Anxiety, Depression, nghĩa là Căng thẳng, Lo âu và Trầm cảm. Đây là căn bệnh của thời nay, với người lớn có nguồn gốc từ công việc, với trẻ em có nguồn gốc từ học hành và từ sự đòi hỏi của cha mẹ đối với chúng. Dù câu chuyện trên, ông bố rất hợp lý khi giải thích về thái độ của con là sai với cha mẹ, nhưng nguyên nhân của điều này thì ông không nói. Có bao giờ ông nghĩ đến chuyện chính vì áp lực của điểm số và thi cử khiến con ông bị căng thẳng, lo âu dẫn đến trầm cảm nên có cư xử thô lỗ, cộc cằn vì chính bản thân cậu bé đang bị dằn vặt. Có nhiều cha mẹ từ thuở nhỏ học không giỏi, khi sinh con ra thì muốn con học thật giỏi và phải theo nghề mà mình mong muốn để “phục thù”. Sai lầm lớn nhất nằm ở chỗ chỉ mong cho con mình làm theo đúng ý mình và lần hồi, cho rằng ý mình mới là đúng và bắt con phải xem ý muốn của mình là chân lý. Sự tôn trọng quyền làm người được là chính mình là điều thiết yếu nhất để giải toả căng thẳng trong mối quan hệ này.

Ngoài ra, việc dạy con theo “ông Google” cũng là một quan niệm sai lầm mà hầu hết các bố mẹ trẻ hiện nay đều mắc phải. “Cái gì không biết thì tra Google”, một câu dân gian mới của thời nay. Nhưng với hàng triệu kết quả cho mỗi câu hỏi của mình thì mình sẽ chọn câu hỏi nào, hay bắt đầu rối loạn trí nhớ, và cuối cùng chọn đại một cách để áp lên con mình thay vì lắng nghe chính con, là điều đầu tiên để “chẩn đoán” để có cách giao tiếp.

Một bà mẹ hỏi vì sao con của bà luôn chống lại bà và là người rất thích tranh đua, nếu thua bạn chỉ 0,1 điểm số, nó sẽ đau khổ mãi. “Vậy bà hãy coi lại chồng mình, có thể ông ấy là người thành đạt kiêu ngạo và cũng cổ vũ cho sự tranh đua chăng?”. Trẻ em là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Ở lứa tuổi dậy thì, đòi hỏi về được “một mình”, được “tự lập” đã khiến cho đứa trẻ không còn quen với sự áp đặt của bố mẹ nữa, vì vậy thay vì căng thẳng với con, hãy hỏi: “Con có muốn gì không, mẹ sẽ nghe lời con”. Ngoài ra có thể nhờ cô dì chú bác hoặc bạn thân gợi chuyện và tuyệt đối tôn trọng con. Nếu bản thân cha mẹ bị căng thẳng mà nói chuyện với con trong tình trạng đó thì ngay lập tức sẽ nhận được phản ứng mạnh hơn từ con. Mặt khác việc so sánh con với những đứa trẻ khác sẽ phần nào khiến chúng có tính ganh đua, hơn thua và cay cú. Để nói chuyện với con, cha mẹ cần có đức tính quý báu là chân thành. Sự chân thành mới gợi mở được câu chuyện. Sau đó mới là sự thấu cảm, đặt mình vào vị trí của con để chia sẻ. Cuối cùng là không bao giờ được làm nhục con trước mặt người khác bằng cách chê bai, tỏ ra khinh thường con.

Một trong những điều cha mẹ cần chú trọng trong thời nay, chính là đưa con ra ngoài với thiên nhiên để con tránh bốn bức tường giam hãm mình ở nhà trường, gia đình với máy tính. Dẫu sao, một ngôi trường mở cửa vẫn tốt hơn là đóng cả ngày cách ly con với thế giới bên ngoài. Một ngôi nhà mở cửa cho con đi chơi chính là mở ra những con đường cho con đến với tương lai.

bài, ảnh Thái Thảo
Theo TGTT

http://tiepthithegioi.vn/loi-song/gia-dinh/chiu-nghe-loi-con-noi/

Clip từ SEAMEO RETRACT (nghe đầy đủ buổi Nói chuyện với các bà mẹ Ngày 14.5.2017)

 

 

Clip của Vincent Ngô

 

Filed Under: Các bài trả lời phỏng vấn, Góc nhìn - nhận định, Hỏi-đáp, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Nguyễn V. Tuấn: Calcium trong lúc mang thai và … Đức Phật

17/05/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Calcium trong lúc mang thai và … Đức Phật

Nguyễn V. Tuấn, May 14 at 3:29am ·

Sáng nay có dịp đàm đạo với anh bạn về chuyện Ngày Lễ Mẹ (Mother’s Day), và làm cho tôi có cảm hứng quay lại chủ đề về calcium trong lúc mang thai. Tựa đề của cái note này có vẻ hơi lạ lùng, nhưng tôi có lí do để liên tưởng đến Phật khi bàn về nhu cầu calcium trong lúc mang thai. Tôi phát hiện rằng ngày xưa Phật cũng quan tâm đến xương …

Lần đầu tiên tôi tiếp cận kiến thức của Phật về xương hình như là cỡ 20 năm trước. Dạo đó, tôi chở bà nhạc đi chùa, và cũng tham gia với các Phật tử khác tụng Kinh Báo hiếu. Có lẽ hơi khác với các Phật tử đang thả hồn vào lời kinh, tôi chú ý đến đoạn Đức Phật giảng về xương, mà theo kiến thức của y học hiện đại ngày nay là chính xác.

Trong một chuyến đi hoằng pháp của Đức Phật, Ngài và đoàn tuỳ tùng đi ngang qua một đống xương khô cao như núi. Đức Phật quì xuống lạy đống xương. Vị tôn giả tên là A-Nan ngạc nhiên hỏi sao Phật làm như thế, và Ngài giải thích rằng Ngài lạy ông, bà, cha, mẹ, hay nói chung là những bậc tiền nhân. Đức Phật bèn bảo A-Nan nên sắp xếp đống xương cho thứ tự, nam nữ để riêng ra, chứ hỗn độn như thế thì rất không phải. Tôn giả A-Nan hỏi làm sao biết xương nào là của nam giới, và xương nào là của nữ giới. Đức Phật giải thích rằng việc phân biệt cũng không khó vì trọng lượng xương của nam cao hơn nữ. Ngài còn suy luận rằng sở dĩ trọng lượng xương của nữ thấp hơn nam là vì người nữ phải sinh nặng đẻ đau, mất máu, và mất sữa cho con bú. Nguyên văn những câu kinh liên quan là như sau:

Phật mới bảo: A Nan nên biết
Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Ðàn ông xương trắng nặng hoằng
Ðàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn.

Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?
Bởi đàn bà sanh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc, bốn đấu sữa hòa nuôi con.

Nên nhớ rằng những suy luận này (chẳng biết tôi dùng chữ “suy luận” có đúng không nữa) đã được phát biểu từ hơn 2500 năm trước. Ở thời điểm đó thì chắc chắn không có thiết bị y khoa để đo lường xương mà so sánh nặng hay nhẹ. Vậy chúng ta thử “kiểm định” xem những gì Đức Phật suy luận có đúng với thực tế hay không.

Nhưng để bàn về suy luận của Đức Phật, chúng ta cần phải hiểu một chút về một hormone rất quan trọng ở nữ giới (và nam giới nữa). Đó là estrogen. Estrogen là một hormone đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết qui trình chuyển hoá xương. Qui trình này rất phức tạp, nhưng với sự “tham gia” của hai nhóm tế bào tạo xương (osteoblasts) và huỷ xương (osteoclast). (Vài năm gần đây còn khám phá ra tế bào osteocytes nữa, nhưng đây là câu chuyện dài khác). Khi các tế bào tạo xương hoạt động tích cực hơn các tế bào huỷ xương, chất khoáng trong xương được tạo ra; ngược lại, khi các tế bào hủy xương hoạt động tích cực hơn tế bào tạo xương thì chất khoáng trong xương bị suy giảm.

Nồng độ estrogen trong cơ thể có chức năng ức chế các tế bào huỷ xương bằng cách ngăn chận một enzyme có tên là caspase-3. Do đó, ở nữ giới, người có nồng độ estrogen cao thường thường là những người có mật độ xương tốt. Có 3 loại estrogen chính là estradiol, estrone, và estriol. Nhưng estradiol có ý nghĩa lâm sàng hơn hai loại kia. Ở nữ, estradiol chủ yếu được sản sinh từ buồng trứng; ở nam, estradiol được chuyển hóa từ testosterone (chú ý rằng testosterone là hormone nam tính). Do đó, nồng độ estrogen có thể đo từ máu, và từ kết quả xét nghiệm có thể biết được một cá nhân thiếu hay đủ estrogen.

Ngoài estrogen ra, còn có vài yếu tố khác liên quan đến quá trình sinh sản cũng làm cho xương của phụ nữ suy giảm. Sự suy giảm xương của người mẹ xảy ra ngay trong thời gian mang thai. Trong thời gian này, nhất là 3 tháng đầu mang thai, bào thai cần calcium để phát triển bộ xương, và nguồn calcium phải đến từ người mẹ. Mặc dù trong thời gian mang thai, nồng độ estradiol tăng cao, nhưng mật độ xương của người mẹ vẫn bị suy giảm, một phần là do chuyển calcium từ mẹ sang con.

Trong thời gian bà mẹ cho con bú (sữa mẹ) thì mật độ xương cũng suy giảm. Một số nghiên cứu trên những bà mẹ ở nước ngoài cho thấy trong thời kì này, mật độ xương của mẹ giảm khoảng 3 đến 9%, đặc biệt là xương cột sống và xương đùi. Cho con bú sữa mẹ cũng có nghĩa là chia sẻ calcium (một chất khoáng quan trọng trong xương) cho đứa con. Tuy nhiên, sau đó thì mật độ xương có vẻ “khôi phục” bình thường lại. Do đó, thường thường (không phải tất cả) những bà mẹ có nhiều con cũng là những người có mật độ xương suy giảm.

Điểm qua những sự thật trên, chúng ta thấy nữ giới có mật độ xương thấp (hay nói theo ngôn ngữ của Phật là trọng lượng xương thấp) hơn nam là do 3 yếu tố chính: suy giảm estradiol trong máu, chuyển calcium cho bào thai trong lúc mang thai, và chuyển calcium cho con khi cho con bú sữa. Như vậy, suy luận của Đức Phật về sự mất máu và sinh sản dẫn đến suy giảm trọng lượng xương ở nữ cũng hoàn toàn đúng.

Một trong những giai đoạn quan trọng nhất của người phụ nữ là lúc mang thai. Câu hỏi đặt ra là trong thời gian mang thai, bà mẹ tương lai cần phải “tiếp thu” bao nhiêu lượng calcium mỗi ngày? Theo khuyến cáo của các hiệp hội nghiên cứu loãng xương và nội tiết học, câu trả lời là khoảng 1200 mg mỗi ngày, nhưng WHO thì khuyến cáo cao hơn, từ 1500 đến 2000 mg/ngày (1). Nói cách khác, nhu cầu calcium trong lúc mang thai cao hơn lúc không mang thai.

Tại sao phụ nữ mang thai cần nhiều calcium hơn lúc không mang thai? Lí do đơn giản là để chuyển cho thai nhi. Khoảng 80% lượng calcium trong bộ xương của thai nhi là được trích ra từ “ngân hàng calcium” của bà mẹ. Khi mang thai, các hormone như 1,25D hoạt động nhiều hơn để hấp thu calcium trong ruột.

Một nghiên cứu hết sức thú vị mới công bố vào tuần vừa qua về mối liên hệ giữa mẹ và con sơ sinh. Nhóm nghiên cứu UCLA ở Mĩ phân tích hệ microbiome của 107 cặp mẹ – con, và họ phát hiện rằng gần 1/3 các “vi khuẩn hiền” trong ruột của trẻ em là từ sữa mẹ, 10% là từ da của vú mẹ. Khi trẻ em bú sữa mẹ, họ được “thừa hưởng” những vi khuẩn hiền của mẹ. Nên nhớ rằng microbiome hay microbiota, có thể hiểu là hệ sinh thái trong ruột, có đến 3.3 triệu gen (so với con người chỉ có 23 ngàn gen). Do đó, thừa hưởng 30% con số 3.3. triệu này là rất lớn.

Cũng qua đó mà chúng ta thấy câu “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình” là quả rất phù hợp.

====

Ghi chú: Cảm ơn Bs Minh Trang đã gởi bài viết này của GS Nguyễn Văn Tuấn về cho thầy Ngọc nhân Ngày của Mẹ (CN 14/5). Đúng là thầy có quen biết với GS Nguyễn Văn Tuấn, và rất mến phục ông.

Xin phép Nguyễn Văn Tuấn cho chia sẻ bài này trên www.dohongngoc.com/web/ nhé. Thân mến. DHN

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Thầy thuốc và bệnh nhân, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Ngày Hội Ngộ Gia đình Nữ Hộ Sinh Việt Nam

12/04/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Đôi lời phát biểu trong Ngày Hội Ngộ

Gia đình Nữ Hộ Sinh Việt Nam

 

Icon Illustration Featuring a Doctor Cradling a Newborn

 Ghi chú: Hằng năm, cứ vào sáng ngày Chủ nhật đầu tháng 12 là Ngày Hội Ngộ Gia đình Nữ Hộ Sinh được tổ chức tại Bệnh viện Từ Dũ Saigon (Tp HCM). Năm 2017, lại là năm kỷ niệm 70 năm Ngày Thành lập Trường Nữ Hộ sinh Quốc gia, tôi xin post lại đây bài phát biểu của tôi ngày 4.12.2016 vừa qua, đã được các bạn Nữ hộ sinh thu âm và phiên tả, và có nhã ý gởi tôi như một kỷ niệm.

Xin cám ơn Phan Thị Ngọc Mai và các bạn.

(ĐHN)

 

BS ĐỖ HỒNG NGỌC

Tôi đã đến đây dự buổi họp mặt Gia đình Nữ Hộ Sinh nhiều năm, cũng đã 5 – 6 năm rồi, mỗi năm cảm nhận có sự rơi rụng. Chẳng hạng trước đây có Bs Nguyễn Văn Truyền, Bs Nguyễn Lân Đính là những người Thầy đã cùng với tôi giúp cho Trường NHSQG hồi xưa, bây giờ các anh cũng đã đi xa hết, và một số các chị cũng vắng dần. Chuyện đời “ sinh bệnh lão tử”  là vậy. Nhưng hôm nay đến đây tôi thấy không khí mới lạ hơn những năm trước. Không khí sôi động hơn, văn nghệ hơn, trẻ trung hơn… Không ngờ được nghe chị Thúy Lan ( K7 Huế ) hát, còn hay hơn ca sĩ chuyên nghiệp nữa, rồi hai cô vừa hát bài Về Miền Trung cũng thật bất ngờ dù không “chuyên nghiệp’’ như chị Thúy Lan, nhưng hát với tinh thần rất phấn khởi, vui vẻ, nhiệt tình đáng quý.

 

NHS 2

 

Xem hình ảnh trên màn hình tôi ngạc nhiên thấy nhóm GĐNHS sinh hoạt hay quá. Hết lên núi đến xuống biển. Đó là không khí rất đáng mừng cho một hội đoàn , một gia đình mà bây giờ đã mở rộng ra cả nước.

Hôm nay tôi cũng mừng thấy có riêng hẳn một nhóm các bạn NHS Huế. Các bạn văn nghệ giỏi lắm, nếu chúng ta tổ chức được những buổi họp mặt cả nước như vầy thì thật là sôi động, vui tươi.

Hôm nay tôi cũng được gặp mấy em sinh viên NHS chừng mười tám, đôi mươi, giật mình, các em nhỏ hơn mình hơn nửa thế kỷ, không ai biết ai cả, còn với các cô các chị NHS lớn tuổi ở đây thì lại rất thân quen.

 

Tôi may mắn năm 1972 vào dạy Trường NHSQG, môn Nhi Khoa. Lúc đó tôi đang là bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng Saigon. Mỗi năm dạy 40 tiết, không nhiều, nhưng rất thân thiết vì Sản với Nhi đâu có xa cách nhau. Sau năm 1975 tôi được mời tiếp tục dạy cho tới năm 1982 mới nghỉ, nên có sự gắn bó với nhiều thế hệ NHS.

 

Các Thầy Cô và Ban phụ trách GĐ NHS

Các Thầy Cô và Ban phụ trách GĐ NHS

Tôi còn nhớ những buổi hỏi thi vấn đáp cùng với Bs Nguyễn Thị Ngọc Phượng rất vui. Trong lúc hỏi thi vấn đáp các em, chúng tôi vẫn cho cả lớp tham dự để cùng nghe, coi như một cách ôn tập, nâng cao, mang tính thực tế trong lúc hành nghề, chắc nhiều bạn ở đây còn nhớ.

 

Nghề NHS rất lạ, từ hồi chưa có trường đào tạo nghề NHS, người đỡ đẻ được gọi là Cô Mụ. Người ta quý trọng cô Mụ lắm. Nào cô Mụ dạy trẻ cười, cô mụ dạy trẻ khóc, dạy trẻ làm duyên… Chuyện gì cũng đổ cho cô Mụ. Cô Mụ nắn trẻ thành con trai, con gái. Trước đó nữa, trước khi có cô Mụ vườn, người ta cũng biết chạy vô rừng đẻ, ôm gốc cây đẻ, xong rồi bồng đứa nhỏ nhúng xuống nước cho nó khóc thét lên vì lạnh ngắt như bây giờ người ta xịt alcool, đét vào đít cho bé khóc. Khóc càng to càng tốt.

Ở thôn quê bà mẹ mới sanh còn phải nằm lửa. Vì lúc mang thai, kiêng cử quá đáng, sợ con to, đẻ khó, nên trẻ thường bị sanh thiếu ký, do đó cần ủ ấm. Thế nhưng nằm lửa nhiều lại gây tại hại như ta biết. Mà lạ, ăn uống đơn sơ rau lang bí đỏ, đu đủ… mà sữa rất nhiều.

Bây giờ có nhiều loại sữa nhân tạo ngoài hộp ghi chữ “ sữa có chứa chất tạo thông mình”,làm như hồi xưa chúng ta  không có sữa đó để uống thì ai cũng ngu hết trơn vậy!

Có nhiều tập tục về hộ sanh ngày xưa rất hay, như ở thôn quê khi sản phụ đẻ khó, lâu, chậm, người ta bắt ông chồng phải nhảy qua nhảy lại cái mương hoặc quậy cái lu nước như để làm trơn tru cho vợ dễ đẻ; có khi ông chồng phải leo lên mái nhà mở mấy cái nút lạt (xưa nhà tranh, nhà lá, buộc bằng những nút lạt) giống như mở toang cửa nhà cho vợ dễ sanh. Những chuyện đó có vẻ “mê tín dị đoan’’ gì đó, nhưng thật ra nó có ý nghĩa về mặt tâm lý. Bà vợ đang đau đẻ nằm trong nhà đang rên, đang đau, vất vả, khó khăn như vậy mà biết có ông chồng thương yêu mình, đang quậy lu nước, leo mái nhà gỡ nút lạt, nhảy qua nhảy lại cái mương… hẳn là trong lòng rất vui, yên tâm có người chia sẻ khó khăn với mình thì việc sanh đẻ trở nên dễ dàng, cũng như bây giờ người ta cho ông chồng vào phòng sanh, nắm tay sản phụ, nói những lời động viện, khích lệ. Có điều bây giờ có khuynh hướng mổ đẻ, nằm máy lạnh… nên ông chồng đành ngồi quán bia chờ vợ sanh thôi! Hồi xưa khi đẻ xong người ta chôn nhau, giữ lại một phần cuống rún treo trên nóc bếp (hong khô), bây giờ ta ngạc nhiên thấy cuống rún được lưu giữ để tạo tế bào gốc chữa bệnh!

 

Gần đây những tiến bộ của khoa sinh sản ở Thụy Điển rất hay, hay hơn cả Nhật, Mỹ… là nhờ trở lại với thiên nhiên, thí dụ như: Cho bà mẹ sanh đẻ tự nhiên, không phải nằm trên giường sanh, buộc tay buộc chân… Trong lúc đau bụng có thể ngồi, bò, ôm chân bàn mà đẻ cũng được, miễn sao thoải mái tự nhiên nhất; bất đắc dĩ, có bệnh lý mới phải mổ đẻ. Bé sinh ra được cho nút vú mẹ ngay. Nhờ nút mới có phản xạ tiết sữa.

Vì sanh tự nhiên thì có sự co bóp nhồi nắn của cơn co tử cung rất cần thiết giúp trẻ hô hấp được tốt sau này, khi bé ra khỏi lòng mẹ còn chậm cắt rún để máu được truyền thêm qua cho đứa con.

 

Một điều cũng đáng ngạc nhiên nữa là không biết tại sao bây giờ người ta ngày càng khó có con. Cưới nhau xong rồi bị vô sinh ngày càng nhiều. Hồi xưa nghèo khó hơn bây giờ về vật chất, sao người ta đẻ dễ dàng, đầu năm sanh con trai cuối năm sanh con gái. Có lẽ xưa nhà cửa chật chội chỉ có mỗi một cái giường chung cả gia đình, lăn qua đụng lăn lại đụng thành ra đẻ hoài. Bây giờ nhà cao cửa rộng, vợ một nơi chồng một ngã, muốn găp nhau phải điện thoại trước, lên kế hoạch thành ra trứng rụng cũng khó, tinh trùng ngày càng yếu liệt. Đó cũng là những chuyện chúng ta cần phải để ý để làm sao cho con người càng sống gần gũi với thiên nhiên càng tốt phải không?

 

NHS Thu hco bé Tôi có một kỷ niệm nhỏ xin trình bày ở đây nhé. Tôi sẽ đọc một bài thơ tôi đã viết tại bệnh viện Từ Dũ, lúc còn là sinh viên y khoa năm thứ ba, đi thực tập tại đây.  Thời đó mỗi sinh viên y khoa năm thứ ba phải đỡ đẻ tối thiểu 20 cas không bệnh lý.

Đó là năm 1965, cách đây 51 năm, lần đầu tiên tôi nhận một ca, để chuẩn bị đỡ đứa bé tôi đã làm tròn hết công việc cần thiết rồi, nhưng khi tôi đỡ được đứa bé đầu tiên ra đời mẹ tròn con vuông thì tôi rất xúc động.

Thời đó là thời chiến tranh bắt đầu lan tràn ơ nước ta. Đứng ở phòng sanh Từ Dũ nhìn xuống đường bây giờ là Nguyễn Thị Minh Khai, hồi xưa là Hồng Thập Tự thấy người ta đi lại rần rần, hò hét biểu tình…

Tôi viết bài thơ tựa là “Thư Cho Bé Sơ Sinh”. Tôi như là người anh lớn, ra đời trước bây giờ viết cái thư cho em bé sơ sinh mới ra đời. Bài thơ như vầy.

 

Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em!

Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen.

Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ.

Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến!

Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút ấy
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu!

Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng với hoang mang
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em…

Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận…
Con người…

Đỗ Hồng Ngọc
( BV Từ Dũ, Saigon,1965)

 

Câu chuyện về bài thơ này cũng có nhiều thú vị.

Bài thơ được đăng trên các báo Bách Khoa, Tình Thương… thời đó và in trong tập thở đầu tay của tôi, tập Tình Người, năm 1967.

Năm 1973 Bác sĩ Lương Phán xin bài này để đăng trên một tập san y học của ông. Tôi cũng hơi bất ngờ vì lúc đó ông trả nhuận bút cho tôi rất cao, gấp trăm lần các báo khác. Ông bảo tại vì ông thích bài thơ này lắm.

Thú vị là tờ báo y học đó đã lọt vào trong nhà tù. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đang ở tù, đọc được bèn phổ nhạc. Sau năm 1975 ông tìm tôi để tặng tác giả thơ. Ông nói ông định phổ nhạc bài này cho Thái Thanh hát, nhưng bây giờ thời cuộc thay đổi rồi, cất làm kỷ niệm thôi.

Sau này bài thơ đã thấy có người dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp.

Gần đây có ca sĩ Thu Vàng hát lại bài hát đó của Phạm Trọng Câu. Và mới đây nhạc sĩ Võ Tá Hân ở Mỹ, cũng phổ nhạc bài thơ này và ca sĩ Hoàng Quân hát. Có thể tìm thấy trên youtube.

Không ngờ sau này khi tôi làm việc ở Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Sở Y Tế Tp HCM, có 3 vị bác sĩ ở tỉnh Phú Thọ vào làm việc, một vị tình cờ biết tôi là tác giả bài thơ, mừng rỡ ôm chầm lấy tôi và nói là ở ngoài Bắc sau năm 75 có một người lính mang về cho ông bài thơ này chép tay mà không ghi tên tác giả, năm học nào ông cũng đọc cho học trò lớp Nữ hộ sinh Phú Thọ nghe và nói tác giả “khuyết danh”.

 

Đó là những kỷ niệm chung quanh bài thơ đã quá xưa rồi, đã hơn nữa thế kỷ rồi. Nhưng xin được chia sẻ nơi đây và cám ơn các bạn đã lắng nghe.

Xin mời nghe bản nhạc phổ bài thơ Thư cho bé sơ sinh của Võ Tá Hân:

 

(Saigon, ngày 4.12.2016)

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Ở nơi xa thầy thuốc, Thầy thuốc và bệnh nhân, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Họp mặt Gia đình Nữ Hộ Sinh 2016

09/01/2017 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Họp mặt Gia đình Nữ Hộ Sinh 2016

 

Ghi chú: Ngọc Mai, người học trò Nữ Hộ Sinh hơn 30 năm trước, gởi tôi bài phát biểu của tôi trong Ngày Họp mặt thường niên Gia đình Nữ Hộ Sinh năm nay tại Bệnh Viện Từ Dũ vào ngày 4.12.2016 vừa qua để nhờ chỉnh sửa dùng cho Bản tin hàng năm.

Xin chia sẻ nơi đây cùng bè bạn và chân thành cảm ơn Ngọc Mai.

ĐHN.

 

Phát biểu Ngày 4/12/2016 của Thầy ĐỖ HỒNG NGỌC

Tôi đã đến đây dự buổi họp mặt Gia đình Nữ Hộ Sinh nhiều năm, cũng 5 – 6 năm rồi, mỗi năm cảm nhận có sự rơi rụng. Chẳng hạn trước đây thường có mặt Bs Nguyễn Văn Truyền, Bs Nguyễn Lân Đính là những người Thầy đã cùng với tôi giúp cho Trường Nữ Hộ Sinh Quốc Gia hồi xưa, bây giờ các anh cũng đã đi xa hết, và một số các chị cũng vắng dần. Chuyện đời “ sinh bệnh lão tử”  là vậy. Nhưng hôm nay đến đây tôi thấy không khí mới lạ hơn những năm trước. Không khí sôi động hơn, văn nghệ hơn, trẻ trung hơn… Không ngờ được nghe chị Thúy Lan ( K7 Huế ) hát, còn hay hơn ca sĩ chuyên nghiệp nữa, rồi hai cô vừa hát bài Về Miền Trung cũng thật bất ngờ dù không “chuyên nghiệp’’ như chị Thúy Lan, nhưng hát với tinh thần rất phấn khởi, vui vẻ, nhiệt tình đáng quý.

Xem hình ảnh trên màn hình tôi ngạc nhiên thấy nhóm GĐNHS sinh hoạt hay quá. Hết lên núi đến xuống biển. Đó là không khí rất đáng mừng cho một hội đoàn , một gia đình mà bây giờ đã mở rộng ra cả nước.

Hôm nay tôi cũng mừng thấy có riêng hẳn một nhóm các bạn NHS Huế. Các bạn văn nghệ giỏi lắm, nếu chúng ta tổ chức được những buổi họp mặt cả nước như vậy thì thật là sôi động, vui tươi.

 

dsc_nhs-4

 

Hôm nay tôi cũng được gặp mấy em sinh viên NHS chừng mười tám, đôi mươi, giật mình, các em nhỏ hơn mình hơn nửa thế kỷ, không ai biết ai cả, còn với các cô các chị NHS lớn tuổi ở đây thì lại rất thân quen.

 

Tôi may mắn năm 1972 vào dạy Trường NHSQG, môn Nhi Khoa. Lúc đó tôi đang là bác sĩ ở bệnh viện Nhi Đồng Saigon. Mỗi năm dạy 40 tiết thôi, không nhiều, nhưng rất thân thiết vì Sản với Nhi đâu có xa cách nhau. Sau năm 1975 tôi được mời tiếp tục dạy cho tới năm 1982 mới nghỉ, nên có sự gắn bó với nhiều thế hệ NHS. Tôi còn nhớ những buổi hỏi thi vấn đáp cùng với Bs Nguyễn Thị Ngọc Phương rất vui. Trong lúc hỏi thi vấn đáp các em, chúng tôi vẫn cho cả lớp tham dự để cùng nghe, coi như một cách ôn tập, nâng cao, mang tính thực tế trong lúc hành nghề, chắc nhiều bạn còn nhớ.

 

Nghề NHS rất lạ, từ hồi chưa có trường đào tạo nghề NHS, người đỡ đẻ được gọi là Cô Mụ. Người ta quý trọng cô Mụ lắm. Nào cô Mụ dạy trẻ cười, cô mụ dạy trẻ khóc, dạy trẻ làm duyên… Chuyện gì cũng đổ cho cô Mụ. Cô Mụ nắn trẻ thành con trai, con gái. Trước đó nữa, trước khi có cô Mụ vườn, người ta cũng biết chạy vô rừng đẻ, ôm gốc cây đẻ, xong rồi bồng đứa nhỏ nhúng xuống nước cho nó khóc thết lên vì lạnh ngắt như bây giờ người ta xịt alcool. Khóc càng to càng tốt.

Ở thôn quê bà mẹ mới sanh còn phải nằm lửa. Vì lúc mang thai, kiêng cử quá đáng, sợ con to, đẻ khó, nên trẻ thường bị sanh thiếu ký, do đó cần ủ ấm. Thế nhưng nằm lửa nhiều lại gây tại hại như ta biết. Mà lạ, ăn uống đơn sơ rau lang bí đỏ, đu đủ… mà sữa rất nhiều.

Bây giờ có nhiều loại sữa nhân tạo ngoài hộp ghi chữ “ sữa có chứa chất tạo thông mình”,làm như hồi xưa chúng ta  không có sữa đó để uống thì ai cũng ngu hết trơn vậy!


dsc_nhs Có nhiều tập tục về hộ sanh ngày xưa rất hay, như ở thôn quê khi sản phụ đẻ khó, lâu, chậm, người ta bắt ông chồng phải nhảy qua nhảy lại cái mương hoặc quậy cái lu nước như để làm trơn tru cho vợ dễ đẻ; có khi ông chồng phải leo lên mái nhà mở mấy cái nút lạt (xưa nhà tranh, nhà lá, buộc bằng những nút lạt) giống như mở toang cửa nhà cho vợ dễ sanh. Những chuyện đó có vẻ “mê tín dị đoan’’ gì đó, nhưng thật ra nó có ý nghĩa về mặt tâm lý. Bà vợ đang đau đẻ nằm trong nhà đang rên, đang đau, vất vả, khó khăn như vậy mà biết có ông chồng thương yêu mình, đang quậy lu nước, leo mái nhà gỡ nút lạt, nhảy qua nhảy lại cái mương… hẳn là trong lòng rất vui, yên tâm có người chia sẻ khó khăn với mình thì việc sanh đẻ trở nên dễ dàng, cũng như bây giờ người ta cho ông chồng vào phòng sanh, nắm tay sản phụ, nói những lời động viện, khích lệ. Có điều bây giờ có khuynh hướng mổ đẻ, nằm máy lạnh… nên ông chồng đành ngồi quán bia chờ vợ sanh thôi! Hồi xưa khi đẻ xong người ta chôn lá nhau, giữ lại một phần cuống rún treo trên nóc bếp (hong khô), bây giờ ta ngạc nhiên thấy cuống rún được lưu giữ để tạo tế bào gốc chữa bệnh!

 

Gần đây những tiến bộ của khoa sinh sản ở Thụy Điển rất hay, hay hơn cả Nhật, Mỹ… là nhờ trở lại với thiên nhiên, thí dụ như: Cho bà mẹ sanh đẻ tự nhiên, không phải nằm trên giường sanh, buộc tay buộc chân… Trong lúc đau bụng có thể ngồi, bò, ôm chân bàn mà đẻ cũng được, miễn sao thoải mái tự nhiên nhất; bất đắc dĩ, có bệnh lý mới phải mổ đẻ. Bé sinh ra được cho nút vú mẹ ngay. Nhờ nút mới có phản xạ tiết sữa.

Vì sanh tự nhiên thì có sự co bóp nhồi nắn của cơn co tử cung rất cần thiết giúp trẻ hô hấp được tốt sau này, khi bé ra khỏi lòng mẹ còn chậm cắt rún để máu được truyền thêm qua cho đứa con.

 

Một điều cũng đáng ngạc nhiên nữa là không biết tại sao bây giờ người ta ngày càng khó có con. Cưới nhau xong rồi bị vô sinh ngày càng nhiều. Hồi xưa nghèo khó hơn bây giờ về vật chất, sao người ta đẻ dễ dàng, đầu năm sanh con trai cuối năm sanh con gái. Có lẽ xưa nhà cửa chật chội chỉ có mỗi một cái giường chung cả gia đình, lăn qua đụng lăn lại đụng thành ra đẻ hoài. Bây giờ nhà cao cửa rộng, vợ một nơi chồng một ngã, muốn găp nhau phải điện thoại trước, lên kế hoạch thành ra trứng rụng cũng khó, tinh trùng ngày càng yếu liệt. Đó cũng là những chuyện chúng ta cần phải để ý để làm sao cho con người càng sống gần gũi với thiên nhiên càng tốt phải không?

 

Tôi có một kỷ niệm nhỏ xin trình bày ở đây nhé. Tôi sẽ đọc một bài thơ tôi đã viết tại bệnh viện Từ Dũ, lúc còn là sinh viên y khoa năm thứ ba, đi thực tập tại đây.  Thời đó mỗi sinh viên y khoa năm thứ ba phải đỡ đẻ tối thiểu 20 cas không bệnh lý.

Đó là năm 1965, cách đây 51 năm, lần đầu tiên tôi nhận một ca, để chuẩn bị đỡ đứa bé tôi đã làm tròn hết công việc cần thiết rồi, nhưng khi tôi đỡ được đứa bé đầu tiên ra đời mẹ tròn con vuông thì tôi rất xúc động.

Thời đó là thời chiến tranh bắt đầu lan tràn ơ nước ta. Đứng ở phòng sanh Từ Dũ nhìn xuống đường bây giờ là Nguyễn Thị Minh Khai, hồi xưa là Hồng Thập Tự thấy người ta đi lại rần rần, hò hét biểu tình…

Tôi viết bài thơ tựa là “Thư Cho Bé Sơ Sinh”. Tôi như là người anh lớn, ra đời trước bây giờ viết cái thư cho em bé sơ sinh mới ra đời. Bài thơ như vầy.

 

Khi em cất tiếng khóc chào đời
Anh đại diện đời chào em bằng nụ cười
Lớn lên nhớ đừng hỏi tại sao có kẻ cười người khóc
Trong cùng một cảnh ngộ nghe em!

Anh nhỏ vào mắt em thứ thuốc màu nâu
Nói là để ngừa đau mắt
Ngay lúc đó em đã không nhìn đời qua mắt thực
Nhớ đừng hỏi vì sao đời tối đen.

Khi anh cắt rún cho em
Anh đã xin lỗi chân thành rồi đó nhé
Vì từ nay em đã phải cô đơn
Em đã phải xa địa đàng lòng mẹ.

Em là gái là trai anh chẳng quan tâm
Nhưng khi em biết thẹn thùng
Sẽ biết thế nào là nước mắt trong đêm
Khi tình yêu tìm đến!

Anh đã không quên buộc étiquette vào tay em
Em được dán nhãn hiệu từ giây phút ấy
Nhớ đừng tự hỏi tôi là ai khi lớn khôn
Cũng đừng ngạc nhiên sao đời nhiều nhãn hiệu!

Khi em mở mắt ngỡ ngàng nhìn anh
Anh cũng ngỡ ngàng nhìn qua khung kính cửa
Một ngày đã thức giấc với vội vàng với hoang mang
Với những danh từ đao to búa lớn
Để bịp lừa để đổ máu đó em…

Thôi trân trọng chào em
Mời em nhập cuộc
Chúng mình cùng chung
Số phận…
Con người…

Đỗ Hồng Ngọc
( BV Từ Dũ, Saigon,1965)

 

Câu chuyện về bài thơ này cũng có nhiều thú vị.

Bài thơ được đăng trên các báo Bách Khoa, Tình Thương… thời đó và in trong tập thở đầu tay của tôi, tập Tình Người, năm 1967. Năm 1973 Bác sĩ Lương Phán xin bài này để đăng trên một tập san y học của ông. Tôi cũng hơi bất ngờ vì lúc đó ông trả nhuận bút cho tôi rất cao, gấp trăm lần các báo khác. Ông bảo tại vì ông thích bài thơ này lắm.

Thú vị là tờ báo y học đó đã lọt vào trong nhà tù. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đang ở tù, đọc được bèn phổ nhạc. Sau năm 1975 ông tìm tôi để tặng tác giả thơ. Ông nói ông định phổ nhạc bài này cho Thái Thanh hát, nhưng bây giờ thời cuộc thay đổi rồi, cất làm kỷ niệm thôi. Sau này đã thấy có người dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp.

Gần đây có cô ca sĩ Thu Vàng hát lại bài hát đó của Phạm trọng Câu. Và mới đây nhạc sĩ Võ Tá Hân ở Mỹ, cũng phổ nhạc và ca sĩ Hoàng Quân hát. Có thể tìm thấy trên youtube.

Không ngờ sau này khi tôi làm việc ở Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe Sở Y Tế Tp HCM, có 3 vị bác sĩ ở tỉnh Phú Thọ vào làm việc, một vị tình cờ biết tôi là tác giả bài thơ, mừng rỡ ôm chầm lấy tôi và nói là ở ngoài Bắc sau năm 75 có một người lính mang về cho ông bài thơ này chép tay mà không ghi tên tác giả, năm học nào ông cũng đọc bài thơ này cho học trò lớp Nữ hộ sinh Phú Thọ nghe và nói tác giả khuyết danh.

 

Đó là những kỷ niệm chung quanh bài thơ đã quá xưa rồi, đã 51 năm. Nhưng nó cũng còn giá trị về thời gian, giá trị về kiếp người, xin chia sẻ và cám ơn các bạn đã lắng nghe./.

Đỗ Hồng Ngọc

(Từ Dũ, 4.12.2016)

Filed Under: Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc, Thầy thuốc và bệnh nhân, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Truyện ngắn Đỗ Nghê: Người Thứ Hai

18/10/2016 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

Người Thứ Hai
Oct18

Lời dẫn trên blog Nguyệt Mai:
Trong một lần trò chuyện trên dutule.com với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (kỳ thứ 23), ông tiết lộ: “Tôi không có khả năng “hư cấu” nên không viết được truyện dài truyện ngắn tiểu thuyết như các bạn mình…” Nhưng gần đây, ông chợt nhớ có một truyện ngắn của ông đã đi trên tạp chí Mai xuất bản tại Saigon năm 1965. Và đây cũng là truyện ngắn duy nhất của ông.

Nguyệt Mai chân thành cám ơn Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc đã cho phép trang blog Trần Thị Nguyệt Mai được post chia sẻ với bạn bè và cám ơn bạn Đèn Biển đã giúp đánh máy trong thời gian sớm nhất.

xem tiếp …

Filed Under: Thầy thuốc và bệnh nhân, Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Bệnh viện Nhi Đồng 60 năm

10/08/2016 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

Kỷ niệm 60 năm BV Nhi Đồng Saigon, nay là BV Nhi Đồng 1, Tp. HCM

Ngày 05.8.2016 vừa qua, Bệnh Viện Nhi Đồng 1 Tp.HCM, tức Bệnh viện Nhi Đồng Saigon trước đây đã kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển.

Tại buổi lễ long trọng này, tôi có dịp tay bắt mặt mừng gặp lại nhiều bạn đồng nghiệp từ trước và sau 75, cùng gắn bó với bệnh viện dành cho trẻ con tại Miền nam qua nhiều giai đoạn lịch sử.xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Thầy thuốc và bệnh nhân, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27.2

27/02/2016 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Thư gởi bạn xa xôi

Cảm ơn bạn đã có lời thăm hỏi và chúc sức khỏe cho “người thầy thuốc” sớm nhất trong ngày. Cảm ơn các thân hữu đã gởi hoa, gởi thiếp, gởi “meo”, nhắn tin, điện thoại… chúc mừng Ngày thầy thuốc Việt Nam 27.2 đến mình suốt những ngày qua…

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Thầy thuốc và bệnh nhân, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Ghi chép lang thang (01.16)

10/01/2016 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

Ghi chép lang thang (01.16)

 

Làm nghề thầy thuốc cũng ngộ. Năm xưa có một bà mẹ từ Mỹ về tìm đến thăm và tặng cho hộp Chocolat nói con tôi hồi 3 tuổi bị viêm màng não nặng, chạy vào cấp cứu bệnh viện Nhi Đồng Saigon may gặp bác sĩ… nay nó đã lấy hai bằng tiến sĩ gì gì rồi đó!

 

Sau buổi Hội thảo ở trường y, một bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp xin chụp với thầy Ngọc một tấm hình để về cho mẹ coi, mẹ con nói hồi đó nuôi con theo cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” của thầy!

 

Bữa đi Gò Công, gặp một ông khoảng 70, nói trước đây tôi bệnh nhiều lắm, nhờ đọc “Già ơi… chào bạn!”  mà hết bệnh. Quả vậy, có một chương trong cuốn sách đó viết về: Bệnh vô duyên. Mà người già thì bệnh vô duyên nhiều lắm. Nghiên cứu cho thấy 1/4 các bệnh của người già là do… thầy thuốc gây ra (iatrogenic) còn lại ¾ là do vấn đề tâm-thể (psycho-somatic)!

 

IMG_2233 Hôm qua đi Đường sách Nguyễn Văn Bình, bên hông Bưu Điện Thành phố, gần Nhà Thờ Đức Bà gặp mấy bà mẹ trẻ xin chụp hình chung, hỏi nói đã nuôi con theo cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng”. Rồi một cô bé rất xinh mừng rỡ kêu bác nhớ con không? Nhớ hổng nổi! Con là cháu bà Ba Tuyết nè, con của ba Dương nè… À à, hóa ra là bé Chuột, con người em họ. Có phải lúc mẹ con mang bầu sắp sanh vào bệnh viện chờ hoài không được bèn xưng là “em của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc” nên được cho khám ngay đó phải không? Dạ, đúng là con đó. Sau đó thì mẹ con hay bồng tới bác khám hoài!…

Giờ cô bé đang làm cho một công ty nước ngoài, mới 28 tuổi!

 

Sáng nay nhận cái email này đành phải khoe với bạn thôi:

 

“ Dien Nguyen”

Ngày: 10-01-2016
Kính  Chào bs Ngọc,
Tôi năm nay 66 tuổi, hoàn cảnh gia đình phức tạp, phiền muộn nên sống hiu quạnh một mình bên Mỹ, vài năm trước bị chấn thương cột sống do té ngã
Nên rất yếu, chán đời quá
May nhờ được nghe, được đọc những bài viết vui, chuyện đạo, chuyện đời,
Của bs. dạy làm sao già mà sướng trên YouTube, email, Internet …nay  sức khỏe đã tốt hơn nhiều
Nhờ ghi danh vào subcribles của bs. Lại thường xuyên nhận được những tạp ghi ngắn mà hữu ích, lời nói nào của bs cũng đem lại lợi lạc, tác dụng tốt
Sự dí dỏm trong mỗi câu nói cũng đem lại nụ cười cho người đọc, giãi toã sự phiền muộn trong lòng
Tạp ghi mới nhất của bs nói về chuyến đi Đàlat, hồi ức thời sinh viên chính trị kinh doanh, những địa danh cafe Tùng, Dran, đập Danhim…. Nhắc nhớ nhiều kỷ niệm của tuổi trẻ
Thật không biết nói bao nhiêu cho đủ lời cám ơn đến Bs
Cầu xin bs luôn luôn mạnh khoẽ, sáng suốt để giúp đời, gieo phước
Vô lượng công đức
Xuân Nguyễn
……………………………………………………………….

Trước nữa, một email khác:

thimot vo

Mon, Nov 23, 2015 at 8:48 PM

 

Cháu chào Chú,

Năm nay cháu đã qua tuổi 50. Năm 1987 khi chị gái mang thai, cháu đã mua quyển sách “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” tặng chị. Quyển sách của Chú truyền sang cho em gái út và sau đó vài năm đến tay cháu khi chuẩn bị sinh con. Lúc ấy, còn nhớ, khi đọc cháu thích ơi là thích! Cháu vẫn còn ấn tượng với chương cuối “Vitamin Y”

Cuộc sống cứ cuốn đi với bao nhiêu thăng trầm nhưng cháu vẫn mong con gái mình một lần được phép gọi Chú là “Ông Ngoại” vì nhờ Chú, cháu biết cách nuôi con những năm đầu đời và dạy con theo Vitamin “Y” thật tuyệt.

Dù muộn màng nhưng cháu xin chân thành cảm ơn Chú.

Võ Thị Mót, Quận 7

 

Nhà báo Ngân Hà bình luận (!):

 

Vitamin Y mà Anh Đỗ Hồng Ngọc đã chỉ cho biết bao bà mẹ, thật ra, ít có người biết, bản thân vị bác sĩ ấy, lúc nào cũng cần.

Vì vậy, các bà mẹ nên tiếp tục chia sẻ “Vitamin Y” cho người thân của mình, trong đó có cả người Thầy, người Anh, người Bác sĩ hồn hậu Đỗ Hồng Ngọc của chúng ta.

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Thầy thuốc và bệnh nhân, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Viết trong mùa Vu Lan: LÒNG MẸ

01/09/2015 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Viết trong mùa VU LAN

 Lòng Mẹ

tặng Các Bà Mẹ

 

Long mẹ (hinh 2)                                                     Tranh Nguyễn Thị Hợp

 

Chào Bác sĩ, con cháu được một tháng tuổi, ngày đi ngoài cả chục lần, phân lỏng,    hoa cà hoa cải và nhầy. Cháu có đưa đi khám và xét nghiệm phân, bác sĩ kết luận phân có hạt mỡ và cho uống thuốc…nhưng vẫn không khỏi.

 

Bác sĩ ơi! Con của em được 6 tháng rồi. Bé bú mẹ và bú bình thêm mà bé đi phân ngày 2 – 3 lần phân có nước, màu vàng có bông cải lợn cợn…

 

Bác sĩ ơi, bé nhà em được hơn 8 tháng, cháu đi phân lỏng lúc thì xanh vàng, lúc xanh đen, đôi lúc có chất nhầy, lợn cợn hoa cà hoa cải. 10 ngày nay cháu lúc phân lỏng lúc phân rắn, có hôm đi tới 5-6 lần, có hôm lại bình thường. Hôm qua đi phân rắn, đến chiều hơi lỏng màu vàng…Phân có lúc mùi thối, lúc chua…

 

Con cháu được ba tuần tuổi rồi. 2 tuần đầu tiên cháu đi tiêu rất đều, phân mềm, tuy nhiên đến tuần thứ ba cu tí có biểu hiện rặn ì ạch khi đi tiêu. cu tí chơi ngoan nhưng hay rặn ì ạch nhất là ban đêm, cứ khi nào bú mẹ cu tí lại có nhu cầu đi tiêu và lại rặn ì ạch rất thương, tuy nhiên phân của cu tí vẫn mềm bác ạ…

 

Con gái cháu được 3 tuần tuổi rồi, mấy ngày nay con thường rặn ị không được, gồng đỏ cả mặt, chân tay khua loạn xạ, nhưng chỉ xì hơi và xón ra được 1 chút xíu phân thôi, cả ngày như vậy rặn ị rất nhiều lần nhưng chỉ ị được khoảng 2 lần, phân vàng, lòng hơn bình thường, hơi có chút nhầy nhầy..?

 

Hiện giờ con cháu được 7 tháng 20 ngày, từ khi được 2 tháng đến nay con cháu bị táo thường xuyên, lúc dưới 6 tháng tuổi cứ khoảng 3 -4 ngày không đi ị được là cháu lại thụt… Giờ lần nào cũng phải thụt, 2 ngày thụt mà phân đã rắn đóng cục, nếu 3 ngày thụt thì đoạn phân đầu tiên rắn cục như phân dê…

 

Bác ơi, con cháu đã 1,5 tháng, gần đây cháu đi ngoài rất khó khăn, cứ hơn hai ngày mới đi một lần. Khi chưa đi ngoài được thì em bé rặn và đánh hơi rất nhiều, khi đánh hơi cũng rất khó khăn, thường phải quặn người, có khi phải hét lên thành tiếng, tuy nhiên phân vẫn rất mềm, màu vàng đẹp bác ạ…

 

Bác ơi cho cháu hỏi, con cháu được 1 tháng 19 ngày thì bị đi ngoài nhiều lần trong ngày, cứ ăn là đi, mỗi ngày hơn chục lần. Cháu cho đi khám bác sĩ cho thuốc bảo 4 ngày ko khỏi thì khám lại, cháu cho uống đến 5 ngày ko khỏi, nên đi khám lại, chẩn đoán rối loạn tiêu hóa…cũng không khỏi. Cháu lo lắm, vì bé ko có dấu hiệu thuyên giảm, nhưng bé ko mệt , vẫn chơi…

 

Con cháu hiện giờ được 7 tháng 5 ngày. Lúc bé 2,5 tháng, bé bị bón 7 ngày sau đó thụt hậu môn thì đi đươc, lại bón tiếp 7 ngày nữa thụt hậu môn lại đi được. Có đi bác sĩ thì bác sĩ nói phải tập cho bé đi mỗi ngày…

 

………

 

Làm nghề thầy thuốc gần nửa thế kỷ nay tôi chưa nhận được bức thư nào của một người con hỏi về phân của Mẹ mình…

 

Thôi thì,

Nước vẫn chảy xuôi…

 

Đỗ Hồng Ngọc

xem tiếp …

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc, Vài đoạn hồi ký, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

Thư gởi bạn xa xôi (8-2015)

02/08/2015 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Thư gởi bạn xa xôi (8-2015)

Cám ơn bạn đã nhắc nhở, nếu không, mình càng ngày càng có vẻ lười ra. Quả thật, “làm biếng” là sướng nhất đời bạn ạ! Hèn chi mà ông Tổ nghề y của mình tự xưng là Hải Thương Lãn Ông: ông già lười ở làng Hải Thượng!

Chuyện “linh tinh” thì nhiều lắm. Ngoài những buổi đi “tào lao” với nhóm này nhóm nọ, nơi này nơi kia, đề tài này đề tài khác, mình sẽ kể bạn nghe vào một dịp khác. Hôm nay có vài chuyện vui vui, mới thôi.

Kể nghe nhe.

Đỗ Hồng Ngọc. 

xem tiếp …

Filed Under: Ghi chép lang thang, Gì đẹp bằng sen?, Gươm báu trao tay, Nghĩ từ trái tim, Thầy thuốc và bệnh nhân, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng

  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Mười Hạnh Bồ-Tát PHỔ HIỀN
  • Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN
  • Nhớ Nhà Văn VÕ HỒNG với nỗi… “Cô Đơn Uy Nghi”
  • Quán Văn: NHỚ VÕ HỒNG
  • LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Sách mẹ đọc - Thư gởi người bận rộn - Bs. Đỗ Hồng Ngọc - Blog Nuôi Dạy Con trong Chữ “NHÀN”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (4): LỤC BÁT
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Hãy vui với tuổi vàng của mình
  • Nguyễn thế Pháp trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Nhuận trong Hãy vui với tuổi vàng của mình

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email