Thư gởi bạn xa xôi (tháng 12.2023)
BÀY ĐẶT VẼ… VỜI
Bạn hỏi đang làm gì ư? Thì làm biếng chớ làm gi nữa! Nhiều bạn cùng lứa U90 kêu giờ chả biết gì, chỉ biết già! Vậy mà có anh Hai Trầu, ít hơn mình vài tuổi vẫn tự hào cái sự “già khú đế” của anh. Già khú đế gì mà một lúc vừa tung cuốn Người đọc & Người viết IV, liền quảng cáo tiếp cuốn V, VI… sắp ra nữa, rồi còn hẹn tái bản một lô một lốc sách xưa nay của anh nữa trời ạ!
Mình lúc này hay đi về quê ở Lagi, cách Saigon chừng 160km, nay có cao tốc đi vài giờ thôi. Về ăn bánh căn, tắm biển, đi xe bò… rồi nằm võng đu đưa dưới bóng dừa cũng hay.
Cao hứng, bày đặt vẽ… vời nữa chớ! Mua hộp sơn dầu (thứ của trẻ con), rồi lấy ngón tay quẹt quẹt, bôi bôi, trét trét một lúc là xong một bức tranh… “trời ơi” ngay! Các bạn hoạ sĩ thứ thiệt của mình đừng la rầy chi nhe.
À, mà thú vị. Cũng là một cách “chánh niệm tỉnh giác” rất Thiền đó nhe. Chừng một lúc đã vào… Tứ thiền hổng hay đó chớ chẳng chơi!
Không dám cho ai coi. Vừa rồi, một nhà “phê bình” tình cờ xem, đã kêu lên: “Anh có một cái bàn vẽ thật đẹp!”. Vậy đó. Thôi kệ.
Kỷ niệm chuyến đi về Cao nguyên Đá ở Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc đó nhe.
Gởi bạn vài bức coi vui,
Thân mến,
Đỗ Hồng Ngọc.
hai trầu viết
Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Dà, rất vui được anh Ngọc nhắc trong Thư gởi bạn xa xôi vừa rồi. Xin đa tạ bác sĩ nhiều lắm!
Thật tình là bây giờ ở tuổi ngoài 80 này thì cái gì cũng ngán hết bác sĩ ơi! Thấy cục đá chắn ngang lối đi cũng sợ vấp té! Thấy cái cây đang cần nước phải tưới gấp vậy mà muốn lấy cặp gàu gánh nước dưới mương để tưới vài gàu cho cây chống chọi với nắng gắt năm ba ngày mà cũng ngán, làm hổng nổi!
Còn ba cái vụ sách vở lại càng ngán ngẩm dữ lắm nữa vì tuổi già mắt kém, tai điếc, nên đọc sách nhiều lúc đọc bên này chữ chạy qua bên kia, ít khi còn nhớ mình đọc gì nhưng nhờ có cái vui là hối đó tới giờ, tôi có thói quen đọc sách là ngồi xuống ghi lại cảm tưởng của mình hoặc có cây viết trên tay rồi chỗ nào hay là mình gạch đít để dành có khi mình sẽ đọc lại, có khi lâu ngày mình ngồi xuống chép lai và nhờ vậy mà mấy chục năm nay có được bộ sách NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI VIẾT bốn cuốn I, II, III và IV như Bác sĩ nhắc bên trên.
Bộ sách đó chỉ là những cảm nghĩ vụn vặt khi đọc sách, ở đó không phải là văn chương mà là những cảm tưởng rất thực tình của một người đọc nhà quê già khú đế mê đọc sách từ hồi còn trẻ tới giờ mà cũng là cái thú vui của tuổi già khú đế này khi mấy đứa con giúp ba của các cháu in được thành sách để dành kỷ niệm trong gia đình.
Ngoài ra, tôi cũng có ghi chép một số cảnh vật cùng đời sống dân quê tôi qua những mùa màng rồi gom góp lại in được đâu cũng chừng bảy tám cuốn và có lần mới đây tôi có ghi lại “Thử nhìn lại các tựa sách của mình” trong đó có đoạn:
“Hôm nay ngồi nhìn lại các cuốn sách có trước mặt (mà tôi không dám gọi đó là những tác phẩm vì thực ra đó chỉ là những trang viết lan man chơi thôi chứ không có dụng ý làm văn làm sách gì nên hổng dám nhận là tác phẩm là do vậy); thiệt tình đó là món quà vô cùng quý báu mà mình không ngờ thực sự nó đã có trước mặt mình như vậy!
Việc đánh giá sách hay hoặc sách dở, sách có giá trị hay không có giá trị là do ở người đọc; còn riêng tôi, tôi không biết nó hay hoặc dở thế nào, nhưng chắc chắn ở trong mỗi trang sách ấy dường như là mỗi trang đời mà mình có lúc hít thở cùng nhịp sống chẳng những mình đang sống với chính những gì mình đã ngồi chép lại mà nó còn là những kỷ niệm, những trang đời mà có lúc mình đã sống qua với chính nó; ở đó chắc chắn là những chất liệu sống rất thật, không màu mè, không tô vẽ, không thêm thắt, không trau chuốt để cho các trang sách ấy thành văn, thành sách mà cốt chỉ như một thú vui, một cách trị bịnh mau quên khi tuổi già cứ theo thời gian vùn vụt ùa lên tóc mỗi ngày, mỗi ngày… không kịp thở vậy! Có lẽ chính vì thế mà các trang sách vừa gom góp lại được này, cách nào đó nó rất hợp với cái chất hiền hòa, chất phác của mình mà cũng hợp với những tình cảm nhớ nhung, những suy nghĩ từ một người nhà quê già như mình có lúc đã sống và đã suy nghĩ như vậy.”
Vài hàng kính gởi san sẻ cùng Bác sĩ và một lần nữa xin chân thành cảm ơn Bác sĩ nhiều lắm là lúc nào cũng nhớ và nhắc người đọc sách nhà quê già khú đế này vậy.
Thân mến,
Hai Trầu
Houston (Lấp Vò), ngày 19/12/2023.
hai trầu viết
hai trầu viết
19/12/2023 lúc 9:18 chiều
Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,
Dà, rất vui được anh Ngọc nhắc trong Thư gởi bạn xa xôi vừa rồi. Xin đa tạ bác sĩ nhiều lắm!
Thật tình là bây giờ ở tuổi ngoài 80 này thì cái gì cũng ngán hết bác sĩ ơi! Thấy cục đá chắn ngang lối đi cũng sợ vấp té! Thấy cái cây đang cần nước phải tưới gấp vậy mà muốn lấy cặp gàu gánh nước dưới mương để tưới vài gàu cho cây chống chọi với nắng gắt năm ba ngày mà cũng ngán, làm hổng nổi!
Còn ba cái vụ sách vở lại càng ngán ngẩm dữ lắm nữa vì tuổi già mắt kém, tai điếc, nên đọc sách nhiều lúc đọc bên này chữ chạy qua bên kia, ít khi còn nhớ mình đọc gì nhưng nhờ có cái vui là hối đó tới giờ, tôi có thói quen đọc sách là ngồi xuống ghi lại cảm tưởng của mình hoặc có cây viết trên tay rồi chỗ nào hay là mình gạch đít để dành có khi mình sẽ đọc lại, có khi lâu ngày mình ngồi xuống chép lai và nhờ vậy mà mấy chục năm nay có được bộ sách NGƯỜI ĐỌC & NGƯỜI VIẾT bốn cuốn I, II, III và IV như Bác sĩ nhắc bên trên.
Bộ sách đó chỉ là những cảm nghĩ vụn vặt khi đọc sách, ở đó không phải là văn chương mà là những cảm tưởng rất thực tình của một người đọc nhà quê già khú đế mê đọc sách từ hồi còn trẻ tới giờ mà cũng là cái thú vui của tuổi già khú đế này khi mấy đứa con giúp ba của các cháu in được thành sách để dành kỷ niệm trong gia đình.
Ngoài ra, tôi cũng có ghi chép một số cảnh vật cùng đời sống dân quê tôi qua những mùa màng rồi gom góp lại in được đâu cũng chừng bảy tám cuốn và có lần mới đây tôi có ghi lại “Thử nhìn lại các tựa sách của mình” trong đó có đoạn:
“Hôm nay ngồi nhìn lại các cuốn sách có trước mặt (mà tôi không dám gọi đó là những tác phẩm vì thực ra đó chỉ là những trang viết lan man chơi thôi chứ không có dụng ý làm văn làm sách gì nên hổng dám nhận là tác phẩm là do vậy); thiệt tình đó là món quà vô cùng quý báu mà mình không ngờ thực sự nó đã có trước mặt mình như vậy!
Việc đánh giá sách hay hoặc sách dở, sách có giá trị hay không có giá trị là do ở người đọc; còn riêng tôi, tôi không biết nó hay hoặc dở thế nào, nhưng chắc chắn ở trong mỗi trang sách ấy dường như là mỗi trang đời mà mình có lúc hít thở cùng nhịp sống chẳng những mình đang sống với chính những gì mình đã ngồi chép lại mà nó còn là những kỷ niệm, những trang đời mà có lúc mình đã sống qua với chính nó; ở đó chắc chắn là những chất liệu sống rất thật, không màu mè, không tô vẽ, không thêm thắt, không trau chuốt để cho các trang sách ấy thành văn, thành sách mà cốt chỉ như một thú vui, một cách trị bịnh mau quên khi tuổi già cứ theo thời gian vùn vụt ùa lên tóc mỗi ngày, mỗi ngày… không kịp thở vậy! Có lẽ chính vì thế mà các trang sách vừa gom góp lại được này, cách nào đó nó rất hợp với cái chất hiền hòa, chất phác của mình mà cũng hợp với những tình cảm nhớ nhung, những suy nghĩ từ một người nhà quê già như mình có lúc đã sống và đã suy nghĩ như vậy.”
Vài hàng kính gởi san sẻ cùng Bác sĩ và một lần nữa xin chân thành cảm ơn Bác sĩ nhiều lắm là lúc nào cũng nhớ và nhắc người đọc sách nhà quê già khú đế này vậy.
Thân mến,
Hai Trầu
Houston (Lấp Vò), ngày 19/12/2023.