Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

TẠP GHI (Lõm Bõm)

21/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Tạp Ghi

(Lõm bõm)

Tới tuổi 80 tôi mới thấy mình già thiệt. Trước đó chỉ là già giả. Giả bộ già.

Dấu hiệu đầu tiên (triệu chứng) của già thiệt là Quên. Quên khủng khiếp. Quên kỳ cục.

Dấu hiệu đầu tiên của Già thiệt là Nhớ. Nhớ khủng khiếp. Nhớ kỳ cục.

Cho nên, tôi nghĩ phải ghi chép lõm bõm, lai rai một chút những bấy nay ngẫm nghĩ, học hành về Phật pháp cho chính mình, và nếu có thể thì chia sẻ cùng bè bạn thân thiết.

Vậy nha,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Chúng sanh

Một vị Bồ Tát có lời nguyện: “Ngày nào còn một chúng sanh tôi nguyện không thành Phật?”

Vậy chẳng lẽ ông chế bom khinh khí, bom nguyên tử, bom vi trùng… tiêu diệt hết mọi loài để chỉ còn một mình mình trên thế gian này ư?

Vấn đề do đó phải hiểu “chúng sanh” là gì? “Chúng” là nhiều, “sanh” là sanh ra.

Cái gì do nhiều yếu tố (chúng) duyên hợp với nhau mà thành (sanh) thì gọi là… “chúng sanh”. Bản thân ta do ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thì đó là một… chúng sanh.

Nhưng những ý tưởng trong đầu não ta cũng là những chúng sanh. Một niệm khởi lên là một chúng sanh. Ta bị cuốn hút vào đó, “phan duyên” mải miết không dừng được, không thoát được. Cho nên “diệt độ chúng sanh” là khi không còn khởi niệm. “Vô niệm”.

Ta mất ngủ, ta lo lắng, ta âu sầu, dằn vặt… khổ đau vì trăm mối tơ vò, là bởi “chúng” “sanh” ra nhiều quá đó!

Phải chăng thực hiện được lời nguyện dễ thương này của vị Bồ Tát thì sẽ được ngủ yên, bớt lo lắng, trầm cảm… vì không còn “chúng sanh” nào cựa quậy trong tâm ta nữa. Chẳng cũng khoái ru?

 

Bố thí thân mạng

“Bố thí thân mạng mỗi ngày nhiều như cát sông Hằng” được không?

Được. Nhưng thân mạng đâu mà nhiều thế?

Bố thí là xả, buông. Mỗi hơi thở vào ra của ta là một kiếp sống. Một “thân mạng”.

Mà ta có cả 3 “thân”: Báo thân, Ứng thân và Pháp thân.

Báo thân là cái thân xác của ta, hình thành từ muôn ngàn tỷ tế bào. Mỗi tế bào vốn là một sinh vật, cũng ăn cũng thở, cũng tạo năng lượng để sinh tồn, hoạt động, cũng tự hủy diệt và thay mới. Ta không muốn thay cũng không được. Nó quá date, nó hết xài, nó tự thay.

Ứng thân thì tùy cơ ứng biến, như Tôn Hành Giả nhổ sợi lông thổi phù một cái ra trăm ngàn Tôn Hành Giả múa may quay cuồng.

Pháp thân thì… thực chất là năng lượng, không chỉ là sóng là hạt…, mà phải vượt qua bờ bên kia (gate, gate, paragate…) để thấy “bổn lai vô nhất vật”…

Chừng ấy “thân mạng” không nhiều như cát sông Hằng ư?

Chỉ trong chánh định (samadhi) mới thấy cái sự bố thí, buông xả mênh mông đó.

 

Diệt tận định

“Diệt thọ tưởng định” còn gọi là “Diệt tận định” (cửu thiền, thiền thứ 9) là một thứ định có thể “diệt tận” cái thọ và cái tưởng. Sao phải vậy? Vì cái thọ, cái tưởng làm ta khổ. Muốn “diệt khổ”  thì phải diệt cho hết cái thọ cái tưởng đó.

Thọ và tưởng là hai yếu tố của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại thành thân và tâm ta.

Không còn thọ tưởng thì cũng không còn hành thức.

Chỉ còn sắc, Vairocana (Đại Nhật Như Lai).

Trong “Tứ niệm xứ”: Thân thọ tâm pháp thì Thân sinh thọ mà Tâm sinh pháp (tưởng).

Diệt thọ tưởng định là thiền thứ chín (cửu thiền), vượt qua tám thứ thiền sắc và  vô sắc giới.

Từ tứ thiền “xả niệm thanh tịnh” thì có thể đi thẳng vào Diệt tận định. Vì “phi tưởng phi phi tưởng” vẫn còn có tưởng. Diệt thọ tưởng định coi như “đã hết”, chỉ còn hơi thở như sợi chỉ mong manh hoặc gần như ngưng hẳn. Cơ thể quen dần sống trong tình trạng yếm khí (thiếu oxygen), trở thành một “bào tử”.

 

Phật pháp

Pháp không phải do Phật làm ra, dù gọi là Phật pháp, hay như thường nói “Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” (Tất cả các pháp đều là pháp Phật).

Pháp có sẵn đó. Không có Phật thì cũng có pháp. Nó vậy đó. Nhưng ta mờ mịt không nhận ra.  Phật nhờ có cái “thấy biết” (tri kiến Phật) nên được giải thoát, không còn khổ đau và Phật chỉ dạy lại ta con đường (Đạo) giải thoát đó!

Là sao? Là Phật thấy mọi sự vật hiện tượng không phải như cái trình hiện của nó vậy. Cái trình hiện kia chỉ là “giả tạm”. Giả và tạm. Nó không thiệt. Bởi nó do nhiều thứ hợp lại mà thành. Nó có đó mà không phải có đó. Nói khác đi, nó chỉ là cái “tướng” giả (giả tướng)- chớ không phải thực tướng. Thực tướng thì… “vô tướng”.

Vì biết là giả nên nó ra sao kệ nó. Việc gì ta phải buồn lo, sợ hãi. Chẳng những giả, nó còn là “tạm”, nó thay đổi không ngừng. Sanh trụ dị diệt. Không có lúc nào đứng yên. Hãy đợi đấy. Nó sẽ diễn biến, sẽ tiêu vong, như đã lập trình sẵn. Thấy như vậy, Biết như vậy mới gọi là cái thấy biết “như thật” thấy biết chân chánh. Mọi thứ do duyên khởi, duyên sinh.

Chẳng phải lỗi ta, chẳng phải vì ta, cớ sao còn vật vã khổ đau?

Đỗ Hồng Ngọc

21.2.2021

(còn tiếp)

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

12/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Quên nhau là chuyện khó

Truyện ngắn Phan Tấn Hải

 

Lần đó gặp lại cũng lạ. Có vẻ như những gì gặp gỡ và chia tay đều là tiền định. Lúc đó là khoảng năm 1999, hay 2000; nhiều người lên cơn sốt thiên niên kỷ gì đó, kiểu như sắp tận thế hay trời long đất lở gì đó. Tôi dự buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở thành phố Pasadena, thuộc quận Los Angeles, và gặp lại cô nàng.
Nói cho đúng, chính cô nàng gặp lại tôi, vì trong đám đông nhiều ngàn người lúc rời hội trường, Mai đã gọi tên tôi và đưa tay lên thật cao để vẫy, ra dấu. Cũng lạ, làm thế nào sau nhiều thập niên xa nhau, tưởng như biệt tăm và cách mấy bờ đại dương, người ta lại có thể nhận ra nhau trong một đám đông nhiều ngàn người.
Tôi không nghĩ ra nổi; sau đó, tôi thú thật với cô nàng rằng tôi không thể nhận ra nàng trong đám đông như thế, tuy rằng nàng rất là độc đáo. Lúc đó, tôi nói với Mai, độc đáo nghĩa là em đẹp tuyệt vời, chỉ nhìn em thế này, anh quên hết những lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma mới nói hai tiếng đồng hồ vừa qua.
Từ Pháp hội Pasadena tới khi tôi viết những dòng này cũng đã mười mấy năm rồi, nhưng hình ảnh nàng vẫn đôi khi thoang thoảng hiện trong mơ, trong trí nhớ tôi mơ hồ như khói, phả lên một cặp môi son không đầy đặn, và đôi mắt nàng đầy các nỗi xao xuyến về cuộc đời. Cặp môi son và đôi mắt. Vâng, đúng vậy. Sau này tôi nghĩ, trong phim cũng không thể đẹp như hình ảnh tôi nhìn nàng sau Pháp hội đó.
Tôi lúc đó nói, có lẽ vì hôm đó tôi mặc một chiếc áo cũ kỹ, như dường sờn vai và khuỷu tay, nên dễ được nhận ra giữa những người chung quanh hầu hết mặc thứ trang phục để chụp hình – cần nói rằng, thời điểm đó, không có nhiều buổi thuyết pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Những năm đó, Internet còn thô sơ, chậm rì, không nhiều trang mạng, cho nên tới dự thuyết pháp của Ngài cũng là cơ hội để viết những bản tin riêng.
Mai nhìn vào mắt tôi. Lúc đó, hai đứa rủ nhau vào một tiệm kem nơi lối ra phố chính Pasadena. Tôi nhận ra những nếp nhăn bên viền mắt nàng. Mai nói, trời ạ, anh phải biết rằng Mai ngó anh là nhận ra liền chứ, cho dù có đứng thật xa, có đứng nhìn anh xuyên qua trăm sông nghìn núi. Sau này, tôi chôm bốn chữ này của nàng, đưa vào thơ, chỉ làm cho khác một chút. Nhưng tôi biết, không thể đưa đôi mắt và cặp môi son này vào thơ nổi; có lần tôi nói, nếu đưa hình ảnh của em vào thơ được, chữ tới một lúc nào đó sẽ ngún lửa và thiêu rụi các tiệm sách. Xong rồi, tôi nói, giỡn mà.
Tôi thích kiểu nói “trăm sông nghìn núi” của nàng, kiểu chữ “nghìn” thay vì chữ “ngàn,” cho dù hai đứa đều sinh ra ở Sài Gòn. Giọng Bắc của cô nàng không đổi, nhưng tôi biết, giọng Sài Gòn của tôi là pha đủ thứ rồi.
Từ lâu rồi, tôi không thể nhìn xa, đúng ra là đã tập thói quen là không bao giờ bận tâm tới những chuyện chung quanh ở ngoài sự chú tâm của mình. Gọi đó là thiền cũng được; hay chỉ nên gọi đơn giản là thấy nghe hay biết cái quanh mình, và chỉ để ý trong một tầm nhìn rất ngắn thôi, và chỉ nghe cái gì cần nghe thôi. Ngoài ra là chẳng bận tâm làm chi, vì cuộc đời có đủ thứ chuyện, hơi đâu mà nghĩ ngợi, dòm ngó, nghe ngóng chuyện khác cho mệt.

*

Đó cũng là lần đầu tiên tôi lên Pasadena, cách nơi tôi ở khoảng một giờ đồng hồ lái xe. Nhưng chuyện phải đi thì đi; thêm nữa, có tấm vé tham dự đặc biệt từ một người đàn chị trong nghề báo tặng, bảo phải tham dự rồi về viết bài tường thuật buổi thuyết pháp của vị lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng. Có vẻ như ai cũng mong đợi rằng tôi phải viết cái gì cho tử tế.
Tôi kể cho Mai nghe chuyện tôi có tấm vé mời đặc biệt, từ người đàn chị cũng là một học trò siêng năng của ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng ở Long Beach. Thế là có cơ duyên gặp lại Mai. Cô nàng mặc váy xanh, phủ dài tới qua đầu gối. Tôi nghĩ thầm, thế là già hết rồi; hình ảnh của tôi về Mai trước đó là áo dài trắng học trò, đi xe đạp.
Tôi nói trong khi chồm người qua nửa cái bàn mặt kính của tiệm Dairy Queen, trên đó có sơn đủ thứ hình gì đó để hấp dẫn bọn con nít, như dường nói thầm với nàng rằng người ta mong đợi anh phải viết cái gì cho tử tế đấy, hay là anh làm thơ tặng Mai nhé.
Cô nàng cười, lộ một chút răng khểnh ra, nói lái xe từ San Diego lên Pasadena, nghe anh nói một câu như thế là bay biến hết mệt nhọc rồi.
Tôi nói, Mai đã phạm một điều không nên trong Pháp hội này của ngài Đạt Lai Lạt Ma.
Cô nàng chau môi lại, như dường suy nghĩ, và nói là dự Pháp hội với tâm mình thành kính là tốt rồi, mà có gì là không nên đâu.
Tôi nói, có chớ. Đi dự Pháp hội, mà tô môi son là không nên nhé. Nói xong, tôi nghiêng người ra khỏi bàn, ngó cặp chân của nàng rồi nói thêm, để xem Mai mang giày cao gót cỡ nào, xin nhớ rằng ngày xưa Đức Phật cấm ngồi, cấm nằm giường cao, nghĩa bây giờ là cấm mang giày cao gót nhé. Thực ra, hễ nghĩ tới Mai, tôi vẫn tự nhiên nhớ mơ hồ rằng hồi nhỏ, từ khi còn rất nhỏ, nàng đã ưa đi chân trần. Ngó bàn chân trần của cô bé nhảy cò cò ngoài sân cát là hay chớ. Sau này, tôi cứ lo mãi, hình ảnh đẹp của đời này tràn ngập trong trí nhớ của mình, làm sao tu giải thoát nổi.
Nàng cười. Như dường chưa có ai nói chuyện Đức Phật cấm các cô mang giày cao gót.
Tôi nói thêm, bước ra Pháp hội, không chịu suy nghĩ về lời dạy của Ngài, lại cứ ngó chung quanh để thấy là có một người bạn xưa này. Cũng hỏng nhé.
Nàng nói, Mai biết chắc là anh sẽ tới đây.
Lòng tôi vui kể gì. Thực ra, lúc mới đầu tới là thấy trở ngại rồi. Khi xếp hàng tới lúc vào cổng vào hội trường, nhân viên nơi đây bắt phải gửi máy ảnh, vì không cho ai mang máy ảnh vào hội trường. Hẳn là cảnh sát Mỹ sợ mấy anh gián điệp Hoa Lục ám sát ngài Đạt Lai Lạt Ma, tôi đoán thế. Tôi gửi máy ảnh vào một phòng đặc biệt ngoài hội trường. Sau Pháp hội, mới được lấy máy ảnh ra.
Thời đó, cũng cần nói rằng, chưa hề có smartphone gì cả, cho nên mọi thứ bấy giờ đều đơn giản như cổ tích. Đúng vậy, chuyện y hệt như cổ tích: hình ảnh cô nàng ngồi với tôi trong một tiệm kem ở Pasadena, vào buổi chiều vừa nghe Pháp từ ngài Đạt Lai Lạt Ma. Tôi nghĩ, chỉ thiếu lá vàng rơi thôi, là thành một cuốn phim lãng mạn.
Tôi hỏi chuyện đời riêng. Mai nói rằng nàng bây giờ độc thân, vì cuộc hôn nhân đầu tiên đã tan vỡ, khi chưa kịp có con, vì tính tình dị biệt quá.
Tôi nói, tôi là một nhà báo độc thân, vì tính cũng dị thường, chẳng gần ai được. Tuy nói thế, nhưng trong đầu tôi mơ hồ nghĩ là, phải chi nàng về với tôi cho tới ngày cùng nhau rời cõi trần gian này. Nhung rồi tôi tự cười mình, sao nghĩ mãi linh tinh.
Tôi chợt thấy một sợi tóc bạc bên viền tai bên trái của nàng. Tóc nàng cắt ngắn, nên đâu có giấu nổi. Hóa ra, hai đứa đều vào tuổi ngũ thập cả rồi. Tôi thảng thốt muốn nói lên, rằng ngũ thập tri thiên mệnh rồi đấy, nhưng lại thôi.

*

Vâng, phải kể cho câu chuyện có đầu đuôi một chút.
Mai kém tôi một tuổi. Hai đứa ở cùng xóm, nơi đầu cổng đề-pô đường Nguyễn Thông. Ba tôi và ba của nàng cùng làm cho Sở Hỏa Xa. Ba tôi là trưởng tàu, nên đi theo xe lửa gần như hàng ngày. Còn ba của Mai làm gì đó ở ngay nơi ga Hòa Hưng, nơi có nhiều đầu máy xe lửa đậu lại, có lẽ để sửa chữa hay nghỉ ngơi, nhiều bãi đất trống với cỏ tranh mọc lưa thưa.
Trong trí nhớ ngổn ngang của tôi, vẫn là hình ảnh những cột gỗ dài và những đà sắt nằm nhiều nơi trong khu đất rộng thênh thang, từ cổng đề-pô Nguyễn Thông chạy suốt tới ga Hòa Hưng, rồi tới khu để đầu máy xe lửa bên kia lối ra đường Lê Văn Duyệt, đường này bây giờ đổi tên rồi.
Bình thường đi học về, bọn nhóc cả xóm chúng tôi đi bộ từ ga Hòa Hưng băng đi xuyên qua các ngõ hẻm trong xóm để tới rạp hát Thanh Vân, rồi từ đây băng qua đường là tới trường tiểu học Chí Hòa. Bọn con gái ưa đi riêng với nhau, con trai cũng thế. Đó là một thời đi bộ mệt nghỉ, mang cặp, chứ chưa có kiểu ba-lô như bọn trẻ bây giờ.
Nhà tôi kế bên nhà Mai. Ba của Mai lần đó vắng mặt nhiều ngày, và trông Mai và mẹ rất là lo lắng. Ba tôi nói nhỏ với má tôi, tình cờ tôi nghe được, rằng cảnh sát bắt ông Côn, ba của Mai, vì nghi ngờ là ông rời bỏ Việt Minh nhưng vẫn bí mật hoạt động cho miền Bắc, nên giữ để điều tra. Đó là thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vài tháng sau, ba của Mai được cho về đời thường, nhưng không làm việc ở ngành xe lửa nữa.
Mỗi buổi trưa đi học về, tôi đi ngang nhà Mai, lại thấy bác Côn ngồi nơi chiếc ghế, loại ghế lắc lư, chờ Mai. Lần nào cũng thế, tôi khoanh tay chào bác Côn, rồi mới băng qua để về nhà. Bác chỉ gật đầu trầm ngâm, tay lúc nào cũng không rời điếu thuốc lá Jade, phà khói liên tục; nhả khói ra cả mũi và miệng. Tóc bác hớt ngắn, hoa râm rồi. Tay bác gân guốc, trong khi điếu thuốc cầm ngắn ngủn làm lộ hẳn bàn tay quá khổ.
Phải nói rằng tôi lúc nào từ trường về nhà cũng đi nhanh, không có chuyện đi về tà tà như Mai và bọn con gái, cũng không kiểu la cà qua các xóm như bọn con trai khác. Bởi vì, tôi mê đọc kinh khủng, và má tôi tôi một tủ sách đủ thứ, từ Phong Thần, Tam Quốc Chí… cho tới Tự Lực Văn Đoàn. Lại nữa, vì ba tôi thường đi theo xe lửa, nên má tôi không muốn tôi đi học về trễ, cứ cho tôi đọc sách thoải mái; thường là má nói, có bài gì ở trường thì làm trước đi, rồi sau đó là bỏ mặc cho tôi ngồi với những cuốn sách trên gác. Do vậy, ngay từ thời lớp ba, lớp tư… tôi đã mang tiếng là khù khờ, vì không ưa la cà, hễ rời trường là thẳng một mạch về nhà.

*

Tôi cũng có một bí mật, nhưng không kể cho Mai biết làm chi. Những ngày cuối tuần, cô bé phải ra sân xi-măng phía sau nhà để giặt đồ, nấu cơm… Thời đó, con gái đã phải làm chuyện nhà đủ thứ, từ tuổi rất nhỏ. Tôi ngồi đọc sách từ trên căn gác, thỉnh thoảng ngó nghiêng xuống sân sau nhà nàng. Chẳng để làm gì cả, tôi cũng chẳng hiểu sao. Thực ra, lúc đó, tôi chỉ là tên nhóc tỳ, ưa ngồi đọc sách, ngó sang sau nhà một nhỏ bạn chỉ là vì cầm lòng chẳng đặng, nên phải ngó thôi.
Cũng trên căn gác gỗ này, một lần tôi bắt gặp ba tôi khóc. Đúng ra, chỉ là ứa nước mắt thôi. Trong những ngày nghỉ, không theo xe lửa, ba ưa ngồi trên căn gác này, vặn tới vặn lui chiếc radio hiệu Philips để nghe các đài BBC, VOA. Giờ phát thanh của các đài này thường là rạng sáng hay chập tối. Những lúc đó, ba ngồi nghiêng tai nghe chiếc radio đặt trên bàn, vặn âm thanh nho nhỏ thôi. Lúc đó tôi nghĩ, có lẽ chính phủ không cấm nghe đài nước ngoài, nhưng hẳn là ba không muốn bị hiểu nhầm như bác Côn hàng xóm. Đất nước chia đôi, nhiều chuyện cho người lớn bận tâm.
Ba tôi gốc người Hà Tĩnh, làm việc trên xe lửa, tới Nha Trang, gặp má tôi, cưới xong là đưa vào Sài Gòn ở. Đó là nhân duyên tôi sinh ra ở Sài Gòn. Thời đó, thỉnh thoảng tôi lại thấy ba nhận các tấm bưu thiếp. Đôi khi ba ứa nước mắt khi đọc bưu thiếp, và đôi khi ngồi nghe radio lại cảm động, nói tôi làm giùm ba ly nước trà; rồi ba chỉnh lại đôi mắt kính, ngó vào mặt số máy radio, dò tìm các làn sóng quốc tế. Có khi thời tiết khí hậu làm khó bắt sóng sao đó, ba lại đẩy chiếc radio hiệu Philips vào góc bàn, rồi lấy chiếc radio hiệu Sony ra dò làn sóng. Tôi chỉ cần nghe giọng ba bùi ngùi là biết đất nước đang có chuyển động gì đó.
Nhiều thập niên sau, sang Hoa Kỳ, tôi mới thấy mình cũng lây tính ưa cảm động đó. Tuy nhiên, chẳng có ai bắt gặp tôi trong các giây phút cảm động tương tự cả, phần vì tôi có mặt ngoài tỉnh táo trong mọi hoàn cảnh – nhà báo là phải thế; có lẽ, chỉ trừ khi đọc tin về Biển Đông mới lộ ra bực mình thôi.
Suýt nữa là quên nói bí mật này: tôi thích nhất là nhìn thấy hình ảnh “con bé Mai” khi làm xong các thứ, là đứng dậy nơi sàn xi-măng, nghiêng người, một tay túm nơi đầu gối hai ống quần, và tay kia cầm chiếc thau nhỏ múc nước tưới vào hai bàn chân rồi chà hai bàn chân vào nhau cho sạch cát đất.
Tôi không hiểu tại sao tôi ưa thích nhìn hình ảnh này. Không phải chuyện hư hỏng tầm bậy gì đâu. Tôi chỉ mơ hồ thấy rằng hình ảnh đó rất đẹp, mà không hiểu tại sao. Không phải vì hai bàn chân xương xẩu của nhỏ Mai; đứng từ gác cao nhìn xuống, làm gì thấy bàn chân xương xẩu được nhỉ. Cũng không phải vì nhỏ Mai nghiêng người để lộ ra cái gì đâu; trời ạ, đã nói là không có chuyện hư hỏng gì mà.
Về sau, nhìn tranh các danh họa thế giới, tôi nhận ra nhiều họa sĩ thích vẽ người phụ nữ đứng nghiêng người. Dĩ nhiên, một vài họa sĩ vẽ người phụ nữ khỏa thân nghiêng người, nhưng đó là chuyện khác. Tôi nghĩ, phải chăng mình cũng có khiếu về hội họa và ưa thích cái bố cục như thế. Chẳng biết.
Sau này đọc Kinh Phật, tôi nghĩ ra rằng chuyện mình ưa ngó hình ảnh nhỏ Mai nghiêng người rửa chân được sách gọi là “tùy phiền não” – nghĩa là, niệm cứ khởi đi, khởi lại về một thứ gì đó. Những khi nhớ ra như thế, tôi lại như mỉm cười, khi nghĩ rằng, có thể, và có lẽ, nếu một hôm nào đó, tôi đưa tay nắm lấy bàn chân của nàng, và khi tay nhận ra bàn chân nàng đầy xương xẩu gầy gò, hẳn là sẽ không bao giờ khởi lên các thứ hình ảnh như thế nữa. Cũng chẳng biết nữa.
Thế rồi bác Côn chết. Lúc đó, Mai học lớp tư, tôi học lớp năm, nghĩa là đều còn nhỏ, chẳng hiểu gì về tử vong ly biệt.
Ba tôi nói là bác Côn chết vì lao phổi, hút thuốc nhiều quá mà. Má tôi nói với ba, không phải đâu, bác Côn hồi ở tù bị đánh dữ quá, chắc mang bệnh hậu. Má của Mai thỉnh một vị sư từ ngôi chùa trong xóm tới làm tang lễ. Ai hỏi, bác gái cũng chỉ bùi ngùi nói là bệnh rồi chết. Câu nói này hẳn là đúng muôn đời cho hầu hết các trường hợp, bệnh thì chết chớ.
Điều tôi nhớ nhất những ngày đó là hình ảnh nhỏ Mai mang khăn tang, tự nhiên đẹp ra hẳn, tự nhiên như thành người lớn, trang nghiêm. Mai không khóc nhiều, nhưng khi nói gì, tự nhiên giọng nghẹn ngào. Cũng lạ, có lúc trên đường đi học, tôi hỏi sao Mai không khóc sụt sùi khi đưa tang ba nhỉ? Mai nói, chỉ vì thấy mọi chuyện như không có thật, giống như mọi chuyện chỉ là giả bộ thôi, giống như trong phim, hay như trong truyện.
Mai cũng kể, tự nhiên rồi thuộc câu thần chú vãng sanh để cầu nguyện cho ba Mai. Cái gì như “Nam mô a di đa bà dạ…”
Tôi nói như an ủi cô bé, nhìn Mai mặc áo tang, mang khăn tang thấy tức cười quá. Tôi ngu dễ sợ, sao lại nói chuyện gì như thế. Đúng ra, tôi không dám nói rằng, cô bé trong bộ tang phục trông đẹp tuyệt vời. Nhưng xin nhớ, chúng tôi lúc đó chỉ là nhóc tỳ, mà thời đó trai gái còn xa nhau kinh khủng: tôi và Mai hệt như các nhân vật trong cuốn truyện cổ tích nằm ở các trang cách biệt, khi trang sách này mở ra, là trang sách kia khép lại. Vậy đó, chúng tôi là hàng xóm, là bạn cùng trường, là bạn ngó xuống từ gác gỗ vườn sau… nhưng vẫn là “bạn trăm sông nghìn núi” – đúng chữ cô nàng ưa nói.
Trời Pasadena sẫm tối. Hai đứa chúng tôi rủ nhau đi bộ, lấy cớ ngồi nghe pháp xong, lại ngồi ăn kem, nên cần đi bộ. Tôi không nhớ là ai rủ ai đi bộ, nhưng dặn nhau là chớ đi xa, chỉ đi vài phút thôi, vì quay lại tìm xe sẽ mệt. Chúng tôi đi dọc trên đường E. Colorado Blvd. về hướng đường Wilson Ave. Cũng chẳng hiểu tại sao lại phải đi trên hướng này. Tôi vẫn nhớ tên đường, vì lúc đó chỉ sợ khi quay lại để lấy xe, mà quên tên đường là hỏng.
Tôi đi bên nàng, bóng ngả dài trên các vuông gạch hè phố. Gió hơi lạnh lạnh. Bất giác, tôi nghĩ, tại sao mình không ôm nàng nhỉ. Có lúc vai tôi chạm vào vai nàng. Tôi nghĩ, phải chi đứng dưới đèn đường, ôm hôn nàng là tuyệt vời nhỉ. Nhiều kiếp sau cũng không quên nổi. Tôi nghĩ, có lẽ vị hộ pháp hộ giới ngăn trở, vì lý do gì đó. Tôi nắm tay nàng, kéo vào nhà sách Barnes & Noble, nói để mua tặng Mai một cuốn sách nhé.
Giữa những hàng kệ sách, Mai nhìn lên các bìa sách. Có khi cầm ra một cuốn, lật vài trang nhìn.
Tôi nói với Mai, tôi muốn tìm tập thơ “Twenty Poems of Love and a Song of Despair” của Pablo Neruda để tặng nàng. Thơ Neruda hay, và bản dịch Anh ngữ của W.S. Merwin đẹp tuyệt vời.
Tôi nhìn vào mắt nàng, nói như thì thầm rằng đây là thơ Neruda nhé, “Tình yêu thì quá ngắn, quên nhau lại quá dài… Love is so short, forgetting is so long.”
Mai nói, anh nhìn thẳng vào mắt Mai nhé, chúng mình chưa từng yêu nhau thì phải.
Tôi lại thấy vài sợi tóc bạc trên đầu Mai. Tôi tự thắc mắc, không lẽ chỉ trong vài phút, tóc bạc mọc nhanh như thế; hay hồi nãy, mình nhìn nàng không kỹ…

*

Mai bước tới khu để thiệp của nhà sách, nhấc lên một tấm thiệp từ ngăn kệ.
Tấm thiệp chỉ có hình một dòng sông, và chiếc ghe không người đang neo nơi bờ.
Tôi nói, thiệp này không có chữ, sao Mai không tìm thiệp có chữ để đỡ mất công viết, mà tặng ai đấy.
Mai nói, thiệp này để tặng anh đấy.
Tôi nhìn dòng sông mở ra trên tay nàng.
Mai đưa tấm thiệp lên môi nàng, in làn son trên môi vào trang trắng trong thiệp, rồi đưa cho tôi.
Tôi cầm thiệp, chưa kịp nhìn kỹ, đã thấy nàng quay lưng, bước vội ra ngoài cửa tiệm sách. Tôi nói vói theo, để anh tìm tập thơ cho Mai đã… nhưng nàng đã mất hút ngoài cửa.
Tôi cầm tấm thiệp có vết môi son, tới xếp hàng nơi quầy, chờ trả tiền. Khi bước ra, nàng đã như biến vào hư vô.
Tôi lái xe từ Pasadena về nhà. Căn phòng đã vắng, như dường vắng thêm. Sách để đầy các góc nhà, đầu tủ, đầu giường, xếp cả bên giường tựa vào vách, nhưng như dường tất cả các cuốn sách đang thì thầm chế giễu tôi, một tên khù khờ, không nắm tay được cô nào trong đời quá một phút đồng hồ. Vào nhà xong, tôi mới nhớ ra là quên máy ảnh nơi tiệm Dairy Queen rồi.
Tôi đặt tấm thiệp môi son, dựng đứng trên bàn, nhìn thấy vết môi son mở ra. Gió từ phố Bolsa tạt từ cửa sổ vào. Người tôi run rẩy, cái lạnh này còn hơn là cái lạnh trăm sông nghìn núi, tôi nghĩ.
Bệnh rồi, tôi nằm trùm mền, ngủ vùi, ngập trong hình ảnh của nàng, mái tóc ngắn với vài sợi bạc, tay xương xẩu, bờ vai nhỏ, tà áo xanh, và vết môi son trên tấm thiệp. Tôi tự nhủ, trước khi thiếp vào giấc ngủ, hóa ra đời mình chưa từng ôm hôn một ai.

*

Hai hôm sau, một bình hoa giao tới tòa soạn, đề tên tôi. Người gửi là Mai, từ San Diego.
Kẹp giữa mấy cành hoa hồng vàng là tấm thiệp nhỏ, với dòng chữ viết tay:
“Cảm ơn anh. Ngày mai em về Việt Nam, xuất gia. Mai.”
Không có địa chỉ nào để tôi trả lời hay tìm tới. Tự nhiên, hình ảnh cô bé năm xưa mang khăn tang hiện ra trong trí nhớ tôi, rồi âm vang tiếng mõ, tiếng kinh tụng, rồi âm đọc giọng Miền Trung của vị sư già, “Nam mô a di đa bà dạ…”
Hình ảnh cô bé chân trần nhảy cò cò ngoài sân cũng hiện lên trong đầu tôi. Tôi tự nhủ, có lẽ, người ta không cần tới thuyền để qua dòng sông sinh tử đâu, cứ mãi nhảy cò cò trong chiếc sân cát tuổi thơ cũng sẽ qua bờ. Tôi nghĩ thế, nhưng không chắc là Phật pháp có ý nào như thế. Chỉ có điều khó hiểu, vì sao những bước nhảy cò cò cứ mãi in sâu trong hồn mình như thế.
Tôi hiểu điều này, và có lẽ kinh cũng nói nơi nào đó: khi đi bộ với nàng trên phố Pasadena, tôi không ôm nàng, không hôn nàng vì ngờ ngợ như có ai ngăn cản, hẳn đó là vị hộ pháp hộ giới. Vì với người phát tâm xuất gia như nàng, có khi chỉ một nụ hôn cũng có thể kéo nàng đi chệch thêm nhiều kiếp sau. Tôi chỉ đoán thôi, về giáo lý thì tôi mù mờ. Ánh đèn trên phố Pasadena vẫn hắt mãi trên trí nhớ của tôi, sau pháp hội của ngài Đạt Lai Lạt Ma.
Nhiều năm sau, khi làm một bài thơ Thiền Ca cho anh bạn Trần Chí Phúc phổ nhạc, tôi có viết câu:
… chờ em, chờ em son nhạt môi, ta lạnh buốt bên sông…
Hình ảnh nàng hiện lên trong dòng chữ đó. Hiện lên trên vết son môi nàng để lại trên tấm thiệp, trên đó chiếc thuyền không người lặng lẽ bên sông. Và để lại trong hồn tôi. Ngày và đêm.
Tôi không nhận được tin gì về nàng nữa, từ đó. Tôi vẫn cầu nguyện cho nàng khi bắt đầu các buổi thiền tập hàng ngày. Và biết rằng, sẽ rất lâu, sẽ còn rất lâu, hình ảnh nàng mới nhạt đi trong tâm mình. Kể cả vết son.

Phan Tấn Hải

(trích từ tập truyện Thiếu nữ trong ngôi nhà bệnh)

(Nguồn: tranthinguyetmai.wordpress.com)

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

11/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Mấy hôm nay nhận được rất nhiều lời CHÚC TẾT của bạn bè anh em, nơi gần nơi xa với nhiều hình ảnh, thơ ca, tranh vẽ rực rỡ, đẹp tươi… cho một NĂM MỚI TÂN SỬU 2021.

Đỗ Hồng Ngọc cũng bắt chước chúc Tết anh chị em nè.
Kính chúc tất cả mọi người Năm Mới Tân Sửu 2021 

An Vui, Hạnh Phúc,

Và xin kèm tấm hình “chăn trâu” của Thằng Bờm mình, vốn treo trước cửa phòng  như một lời nhắc nhở:

“Không, chăn trâu sướng lắm chứ!” (QVGKT)

Do Hong Ngoc.
(Chiều 30 Tết, 11.2.2021)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Mũi Né

07/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

MŨI NÉ

Đỗ Hồng Ngọc

(http://phovanblog.blogspot.com/2021/02/mui-ne.html)

 

Em có về thăm Mũi Né không?

Hình như trời đã sắp vào xuân

Hình như  gió bấc lùa trong Tết

Những chuyến xe đò giục bước chân.

 

Em có về thăm Mũi Né không?

Mùa xuân thương nhớ má em hồng

Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng

Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.

 

Em có về thăm Mũi Né xưa?

Con đường sỏi đá vẫn quanh co

Hoàng hôn sóng vỗ bên trời biếc

Sóng vỗ trong hồn ta ngẩn ngơ.

 

Em có về thăm Mũi Né yêu?

Mười năm như một thoáng mây chiều

Mười năm vườn cũ chim bay mỏi

Áo trắng chân mềm em hắt hiu.

 

Mũi Né ơi, người xưa đã xa

Mùa ơi gió bấc nhớ không ngờ

Năm nay người có về ăn Tết

Có ngậm ngùi nghe chút ấu thơ?

 

ĐỖ HỒNG NGỌC

1970

Xin vào Link này nghe Thu Vàng hát

Filed Under: Nghĩ từ trái tim

Bs Phạm Nguyên Quý: “Dược tính” trong tâm

03/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“Dược tính” trong tâm

Bs Phạm Nguyên Quý (*)

 

Tôi từng khóc thầm vì bài học mà bệnh nhân của tôi đã vô tình dạy bác sĩ.

Tôi vẫn nhớ như in lần khám với bà, bệnh nhân 70 tuổi không may mắc ung thư tụy di căn phổi. Bà có nhiều dịch tích trong ngực, còn gọi là tràn dịch màng phổi, và cần chăm sóc giảm nhẹ. Bốn tháng trước, bà còn bị thêm di căn da – thành ngực, liên quan tới thủ thuật đặt ống thông để giảm dịch ngực ở một bệnh viện khác. Vì đau ở thành ngực, bà cũng đã được xạ trị vào khối u. Cơn đau được khống chế một thời gian, khi bị đau lại, bà được giới thiệu tới bệnh viện của tôi bởi gần nhà.

Chúng tôi nói chuyện thăm hỏi ban đầu khá vui vẻ, nhưng khi tôi sờ vào cục u trên da để thăm khám, bà đột nhiên bật khóc. Tôi hơi hoảng, liền hỏi ngay tại sao.

“Bàn tay bác sĩ ấm làm tôi dễ chịu quá”, bà nói. Bà thật tình kể tiếp một chuyện bất ngờ hơn. Đi khám ở các bệnh viện bốn tháng qua, bà không được ai chạm tới chỗ đau đó. Ở đâu, người ta cũng chỉ hỏi bệnh, kê đơn thuốc giảm đau, xem hình chụp CT rồi chỉ cho bà cục u trên màn hình máy tính.

Tôi vừa nghe chuyện vừa nghĩ tới cách giải thích để bênh vực cho những đồng nghiệp bận rộn của mình. Rằng khối u đã quá rõ ràng trên hình ảnh nên bác sĩ nghĩ rằng không cần phải chạm tới, hay bác sĩ bận rộn quá không thể chờ người bệnh kéo áo lên xem. Việc chạm vào cục u thường không thay đổi “chiến lược điều trị”, và có thể bác sĩ cũng đã không có thời gian nghĩ tới cảm xúc của bệnh nhân.

May thay, bà không khóc vì giận bác sĩ mà vì cơn đau dai dẳng tự nhiên mất đi không ngờ. Bà không biết rằng tôi cũng đã khóc thầm sau khi gặp bà, từ bài học mà bà đã vô tình dạy cho bác sĩ. Tôi khóc vì hóa ra bàn tay vụng về của mình lại có thể ý nghĩa đến vậy với một ai đó.

Mấy tháng sau, một bệnh nhân khác nói với tôi rằng cô cũng cảm thấy dễ chịu khi được bác sĩ thăm khám. Tôi thầm cảm ơn cô vì đã giúp các bác sĩ trẻ như tôi thêm động lực. Bệnh nhân vừa là người thầy của bác sĩ, vừa làm nghề thầy thuốc trở nên ý nghĩa.

Hầu hết bệnh nhân thật ra kỳ vọng khá lớn vào việc được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Hầu hết họ vẫn nghĩ rằng bác sĩ phải sờ – nhìn – gõ – nghe hoặc ít nhất “sờ vào người” thì mới gọi là “đi khám”. Cho dù các chỉ số như huyết áp, nhịp tim đã có y tá lấy bằng máy hoặc đo tự động, nhiều bệnh nhân ở Nhật nói với tôi rằng họ vẫn muốn được bác sĩ bắt mạch “truyền thống” dù chỉ vài giây. Trong bối cảnh phòng khám bận rộn, nhu cầu “kinh điển” này có thể khó thực hiện, nhưng tôi luôn tự nhắc mình để không làm bệnh nhân buồn lòng.

Lần khác, tôi có duyên gặp một bệnh nhân bị khó thở vì ung thư phổi kèm tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ trước đó đã nói với bà rằng khó thở vì “phổi đã ngập nước”. Sau khi gõ và nghe tiếng phổi của bà, tôi cười, nói với bà rằng dịch chỉ chiếm 1/3 ngực và 2/3 còn lại “vẫn chạy tốt”. Bà bớt khó thở ngay chiều hôm đó.

Thật khó tin, một bệnh nhân vẫn than khó thở với thuốc an thần, morphine liều tối ưu lại khỏe hơn chỉ nhờ một câu nói. Khó tin hơn, bà cũng đã là người nhận dự đoán “có lẽ chỉ còn sống tầm sáu tháng”, nhưng rốt cuộc sống lâu gấp bốn lần.

“Chính bác sĩ còn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra với họ vào ngày mai, sao có thể dự đoán chính xác thời gian sống của bà?”, bệnh nhân cười phá lên gật gù khi tôi nói tiếu lâm như vậy.

Bằng việc vực dậy niềm tin, tinh thần của bà đã cải thiện rõ rệt. Với một số biện pháp khác như thay đổi tư thế nằm, ngồi cho dễ chịu hơn, dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để bà tập trung vào hiện thực và tiếp tục sở thích đan len, chúng tôi đã giúp bà đã sống thêm một thời gian ý nghĩa.

Nói chuyện với bệnh nhân, nhất là người mắc ung thư giai đoạn cuối, là cả một nghệ thuật. Nhiều người hỏi rằng như vậy có gọi là nói dối bệnh nhân hay không?

Khi ly nước chỉ còn 1/3, tuyên bố “mất hết 2/3 rồi” hay “vẫn còn 1/3 đấy” không thay đổi sự thật phũ phàng, nhưng có thể thay đổi nhận thức về cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân không chỉ đau khổ vì sự thật, mà còn đau khổ vì cách diễn giải sự thật đó. Đôi khi, đau khổ là do chính người bệnh hoặc người thân tự ám thị, tự liên tưởng mà bác sĩ phải là người nhận ra và giải quyết những khúc mắc thầm kín đó.

Một bác sĩ đàn anh nói với tôi rằng điều này đã được viết trong Kinh Dược sư từ mấy nghìn năm trước. Người thầy thuốc cần uốn lưỡi bảy lần khi nói chuyện, với tâm thanh tịnh cầu nguyện sự tốt lành cho bệnh nhân. Nghe thật mơ hồ, nhưng những điều Đức Phật dạy không phải không có lý.

Nhiều bệnh nhân ở Việt Nam nói với tôi rằng, cũng là loại thuốc đó nhưng khi gặp được bác sĩ ân cần quan tâm, giao tiếp bằng thân, khẩu, ý tốt đẹp thì họ thường tự tin hơn vào kết quả điều trị.

Đức Bồ tát Phổ Hiền từng nói với đồ đệ rằng: “hãy vào rừng, tìm những loại cỏ cây không phải là thuốc mang về đây cho ta”, ngụ ý rằng cái gì cũng là thuốc mà cũng không phải là thuốc. Tất cả phụ thuộc cách dùng và hiệu quả còn phụ thuộc vào “dược tính” trong tâm mỗi người. Ai cũng có khả năng trở thành Phật dược, chính là bởi dược tính trong tâm mình.

Tôi viết những dòng này khi thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh. Trong thời buổi vật chất được ưu ái, thông tin lan tràn trên mạng, nhiều bệnh nhân dễ bị lung lạc bởi các “bài thuốc” hay “điều trị tiên tiến” qua Youtube, Facebook, Google hoặc nghĩ rằng phải chụp chiếu bằng máy móc hiện đại mới yên tâm. Lời nói của bác sĩ nhiều khi không được xem trọng. Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng sẽ có lúc người ta nhận ra, không gì thay thế được giá trị của “dược tính” trong mỗi người thầy thuốc.

“Tiền bạc, danh vọng có thể là mục tiêu mà nhiều người hướng đến trong thời gian ngắn, nhưng nuôi dưỡng được dược tính mới là yếu tố giúp bình an lâu dài”, thầy tôi, một người Nhật, nói với chúng tôi như vậy.

Phạm Nguyên Quý

(*) Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyên Quý hiện là bác sĩ điều trị tại Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren; nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Kyoto.

(Nguồn: https://vnexpress.net/tac-gia/pham-nguyen-quy-1356.html)

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Thầy thuốc và bệnh nhân

“Album THU VÀNG hát Thơ Đỗ Hồng Ngọc”

26/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Giới thiệu “Album Thu Vàng hát Thơ Đỗ Hồng Ngọc”

Ghi chú:

Có nhiều bài thơ của Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) từng được phổ nhạc bởi các nhạc sĩ Miên Đức Thắng (Lời Ru, 1967); Phạm Trọng Cầu (Thư cho bé sơ sinh, 1973); Trương Thìn (Mai sau dù có bao giờ, 1978); Hoàng Hiệp (Viết tên lên cát, 1978); Khúc Dương Đặng Ngọc Phú Hòa (Nước- Kể chuyện trăng tàn,1998); Vĩnh Điện (Mới hôm qua thôi, 2014); Hoàng Quốc Bảo (Mũi Né,  Có Không); Võ Tá Hân (Bông Hồng Cho Mẹ, Thư cho bé sơ sinh, Mới hôm qua thôi, Đồng hương); Thuần Nhiên Nguyễn Đức Vinh (Sông Ơi Cứ Chảy); Nguyễn Thanh Cảnh (Phan Thiết-Trên sông khói sóng); v.v…

Riêng giọng ca Thu Vàng đã thể hiện 4 nhạc bản phổ thơ Đỗ Hồng Ngọc dưới đây, xin trân trọng giới thiệu cùng bè bạn thân quen… (nhân dịp Sinh nhật Thu Vàng –  tranthinguyetmai.wordpress.com).

Mũi Né, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo;

Bông hồng cho Mẹ, nhạc sĩ Võ Tá Hân;

Sông ơi cứ chảy, nhạc sĩ Thuần Nhiên Nguyễn Đức Vinh;

Có Không, nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo.

Album “Thu Vàng hát thơ Đỗ Hồng Ngọc” được thực hiện bởi Nguyễn Văn Quyền, 1.2021

Do Hong Ngoc.

 

Tu viện Khánh An (ảnh ĐHN 1.2021)

 

 

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

25/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

Lớp Phật Học và Đời Sống chùa Xá Lợi, 

Buổi học cuối năm, ngày 16.1.2021.

Buổi học cuối năm dành để trao đổi, rút kinh nghiệm những được, chưa được trong năm học vừa qua. Đây đã là năm thứ 3 của lớp Phật học và Đời sống tại chùa Phật học Xá Lợi này.

Năm thứ nhất đã có được 51 video clips, do Nguyễn Văn Quyền thực hiện và đã đưa lên youtube, được bạn bè khắp nơi theo dõi. Cuối năm đầu đã có một buổi “tổng kết” rất thú vị ở An Lạc Trang, Củ Chi. Năm thứ hai cũng có một buổi họp mặt thân mật ở Hồ Kỳ Hòa quận 10. Năm nay, do dịch Covid đã phải nghỉ vài tháng nhưng sau đó, lớp vẫn duy trì đều đặn nhờ anh Tô Văn Thiện “chủ xị”, anh Minh Ngọc thì bận với các lớp Hán văn Phật học, vì thế cũng thường vắng, tôi thì “già cả ốm yếu” vài ba tuần mới đến lớp một buổi. Lớp học do đó cũng “lõng lẽo” dần, nhưng các anh chị em vẫn tham dự tương đối đều đặn. Năm nay, phần “Phật học”, chủ yếu dựa vào cuốn Phật học phổ thông của thầy Thích Thiện Hoa (rất căn bản, nhưng đã viết từ 60 năm trước!) với một ít kinh sách khác (Tâm kinh, Pháp hoa…), nhưng  phần “Đời sống” quả là không dễ! Có những trao đổi khá “căng thẳng”, nhưng đó là phương cách của lớp đã đề ra từ đầu, với thảo luận, tranh luận, phản biện… để thấy phải “tùy duyên” “thuận pháp” thế nào cho đúng…

Mong rằng sắp tới, Năm Mới (vào năm thứ tư) các buổi học tập, chia sẻ sẽ mang nhiều hiệu quả thiết thực hơn.

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Lớp Phật học và Đời sống, Buổi học cuối năm (ngày 16.1.2021)

 

 

từ trái: anh Tô Văn Thiện, anh Sơn, Thanh (Đào), Ngô, Thanh, Trí… hàng sau: Quyên, sau đó thêm Trung, Thủy, Trúc

 

 

từ trái: chị Ngọc, Loan, Hà, anh Vinh, Quyền, Thân, Linh…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………………………………………………………………………

 

Minh Trí, lớp PHĐS gởi một câu hỏi:

Tu là gì?

Trả lời: Tu là “sửa”. Sửa cái gì? Cái gì hư thì sửa. Sửa mình gọi là “tu thân” nhớ không? Tu thân, tề gia, trị quốc… người xưa nói vậy. Xe mà hỏng quá thì ta “đại tu”… hoặc quăng đi, mua xe mới!

Tu theo Phật là “chuyển đổi”. Khổ đau thành an lạc. Phiền não thành Bồ đề. Dĩ nhiên muốn vậy cũng phải quăng bỏ mấy thứ lăng nhăng nó quấy ta. Cho nên trong “lục độ” (sáu cách tu tập) thì Bố thí dẫn đầu. Bố thí là quăng đi, bỏ đi. Thôi kệ đi!

Nguyên nhân của hư là do Tham Sân và Si. Tham là muốn. Muốn đủ thứ. “… lòng muốn còn nhiều đập gương xưa tìm bóng” (Đoàn Chuẩn). Muốn không được thì nổi điên lên, đó là sân, sân hận, tức tối, đỏ mặt tía tai, bầm gan tím ruột, nuôi hận trong lòng “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”, “thù trả chưa xong đầu đã bạc”… Tất cả chỉ vì cái gốc là vô minh, là Si, là ngu muội, không thấy biết cái sự thật sờ sờ ra đó.

Cái sự thật sờ sờ ra đó là cái “vô thường”. Trăng rồi khuyết, hoa rồi tàn. Bóng câu qua cửa sổ. Đời người chỉ là một hơi thở, một nhúm bụi tro…

Nhưng Tu với ai? Tu ở đâu? Tu cách nào…?

Có gì đâu. Bệnh thì có thuôc chữa. Có thầy giỏi thì tốt. Nhưng “bác sĩ tốt nhất là chính mình”. Cho nên Phật dạy “hãy quay về nương tựa chính mình”. Kêu “quay về” là vì lâu nay ta có khuynh hướng “quay ra” tìm kiếm bên ngoài đâu đâu. Nhớ rằng Bác sĩ cũng không thể thở giùm ta, ho giùm ta, đau bụng giùm ta được.

Để chữa Tham thì dùng “Giới” (ngũ giới). Chữa Sân thì dùng “Định”, chữa Si thì dùng Huệ (Trí huệ, trí tuệ). Ba thứ thuốc đó có khi trộn lẫn nhau, có khi dùng riêng tùy triệu chứng biểu hiện của mỗi “bệnh nhân”.

Cho nên có khi phải nhờ đến thầy. Thầy giỏi mới được, chớ gặp “lang băm” thì tiêu.

Tu ở đâu? Ở đâu cũng được. Có người tu ở chùa. Có người tu ở nhà. Có người tu ngoài chợ. “Thứ nhứt là tu tại gia. Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Ý nói tu tại gia là khó nhứt vì bao thứ chằng chịt quấn quít chung quanh.

Phật dạy “Văn, Tư, Tu”. Phải học, phải nghe, phải gần gũi Thiện tri thức. Rồi phải ngẫm ngợi, suy tư, tìm hiểu cho thấu đáo, chớ vội tin, chớ vội nghe, dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”. Sau cùng là phải Tu, nghĩa là thực hành. Tu luôn đi với Hành (tu hành) là vậy! Nhớ câu này không? “Tu mà không học là Tu mù. Học mà không tu là cái đãy sách”.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

 

 

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Thư gởi bạn xa xôi (1.2021)

23/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (1.1.2021)

Năm nào cũng vậy, Tết (tây) là mình đi một vòng, lang thang đây đó một chút để “thay đổi không khí”, mặc dù bây giờ ở cái tuổi này thì… ngày nào cũng là Tết.

Như bạn đã căn dặn, làm biếng viết thì cũng nên chia sẻ mấy tấm hình coi cho vui. Vậy nha.

Trưa 1.1.2021 về đến Lagi. Cafe với các bạn văn thân thiết quê nhà…

 

Nhà thơ Trần Kim Trung, 91 tuổi, vài ba năm gần đây, năm nào cũng in vài tập thơ. Anh nói, nhờ có thơ mà anh sống… dai và vui khỏe vầy!

 

 

 

 

Rồi ký tặng sách cho nhà thơ Cao Hoàng Trầm…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Và Thái Anh, Dũng Nguyên, Đỗ Ái Liên…

Gặp Huỳnh Thục Oanh, tác giả bài “Thăm Nước Nhỉ, nhớ Nguien Ngu I, một cây viết trẻ đầy tiềm năng của quê nhà.

Phan Chính đang ở Nha Trang. Lê Ngọc Trác bận đi đâu đó… Cùng nhắc La Thụy, Ngô Văn Tuấn, Nguyễn Huỳnh Sa, Đỗ Hồng Sa, Nguyễn Văn Mỹ v.v…  Từ xa xưa, xứ Lagi vốn đã có Lagi thi xã tiếng tăm với nhiều nhà thơ lớp trước.

Đi đường dọc biển để ghé thăm khu vực Nước Nhỉ có giếng Nguồn Chung ngày xưa (1944).

Nơi đây, xưa um tùm dứa dại. Nước ngọt nhỉ từ trong động cát ứa ra. Khách bộ hành đi giữa bãi biển trưa gắt nắng mà có ngụm nước mát dưới mấy bụi dứa chẳng khác đi trong sa mạc gặp ốc đảo. Người đi đường thường lấy mấy mảnh vỏ sò to hoặc gáo dừa làm muỗng múc nước uống. Một nhóm thanh niên Lagi, Tam Tân, Hiệp Nghĩa… đã chung tay xây một cái giếng gạch, đặt tên là giếng Nguồn Chung, theo gợi ý của Nguien Ngu Í. (Năm 1960, Cậu Ngu Í và Mợ Thoại Dung cùng ĐHN ghé thăm thì chỉ còn là đống gạch vụn…)

 

Hóa ra nước dã nhỉ từ những hồ nước sau đồi cát. Tưởng gần, ai dè đến vài ba trăm mét qua đụn cát trắng mênh mông này… 

 

Buổi tối, không gì ngon hơn ngồi lề đường ăn bánh xèo làng quê… để nhớ những ngày thơ ấu!

 

 

Và sáng sớm thì lang thang bên bờ biển vắng Mũi Né…

bãi Mũi Né… và những bé thơ (ảnh Do Hong Ngoc, Mũi Né 2.1.2021)

 

Chúc vui, và An lành luôn nhé!

Hẹn thư sau,

Do Hong Ngoc.

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Thăm Nước Nhỉ, nhớ Nguiễn Ngu Í

23/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thăm Nước Nhỉ, nhớ Nguiễn Ngu Í

Huỳnh Thục Oanh

 

Khi tôi nói, La Gi có địa điểm mang tên Nước Nhỉ, cô dạy cùng trường lắc đầu, nói: “Làm gì? Nhà chị ở đây bao năm có nghe ai nói tới Nước Nhỉ đâu!”. Còn ông giáo dạy ở một trường miền núi, lâu nay cứ hay chọn giờ khuya gọi tôi, cá biệt có  hôm, sau khi uống thuốc liều còn hẹn gặp hàn huyên tâm sự, à ôm: “ Nước Nhỉ, anh biết ở dưới chân núi Nhọn quê em. Chỉ gần núi, có nước mới nhỉ ra gọi là Nước Nhỉ. Đường đến đó thế nào cũng cúc dại ( sơn cúc, cúc núi) mọc dày hai bên đường, rất đẹp để làm mấy Pô ảnh. Anh tình nguyện chở em đi”.

Anh ta còn bảo thêm sẳn sàng phi đến chỗ tôi ngay lập tức.Tôi cười he he trong điện thoại rồi thêm: “Có ma le mới đi với ông” và cúp máy.

 

Sau những câu chuyện ấy, tôi vẫn không mảy may thay đổi ý định đi tìm Nước Nhỉ vì ba tôi, một người bảy mươi tuổi, siêng đọc sách hay nói: “ Nước Nhỉ,cái tên hay hay. Ba chưa đến, nhưng biết nó nằm trên cung đường biển La Gi đi Ngãnh Tam Tân. Thử đến đó một lần đi con. Một khi cố gắng tìm, con lại thêm hiểu biết”.  Ba tôi đọc sách tìm niềm vui, nhưng khi phát hiện điều gì cần thiết cho con, cho cháu, ông đều mong bọn trẻ thực hiện,  bởi ông nói:  “Cái sàn khôn mỗi con người có nhiều con đường tích luỹ… Đi cũng là một phương cách!”

Tôi đã nhiều ngày tìm hiểu Nước Nhỉ cho đến khi tôi gặp vợ chồng chú Hai Nhàn, sống trong căn nhà có phần biệt lập, cách nơi tôi dạy học không xa.

Vợ chồng ngoài 60,nom khoẻ mạnh. Riêng chú Hai tựa cây lim già tuổi, rắn rỏi, không  hề có bụng, đi lại  nhanh nhẹn.

Chú Hai Nhàn chỉ nơi Nước Nhỉ, giếng Nguồn Chung ngày xưa (ảnh HTO)

Chú Hai Nhàn nói: “Thời trẻ vợ chồng tui  sống bằng nghề kéo lưới rùng. Biển La Gi này đoạn nào vợ chồng tui không tới. Nước Nhỉ cách đây vài cây số.Có thể tới đó bằng hai con đường. Một, từ bãi biển Bàu Dòi (Hiệp An) đi ngược về Nam. Hai, từ chỗ công ty du lịch mới mở, có con đường chạy thẳng ra biển, từ đó đi ngược lên”.

Khi tôi nói  đã xác định được Nước Nhỉ, ba rất vui. Hai cha con  hẹn với chú Hai Nhàn sang nhà, nhờ dẫn đường.

Chúng tôi khởi hành từ chỗ con đường chạy ra biển của công ty du lịch, rồi men theo bãi đi lên, cho tới khi một triền đất lài lài hiện  ra. Chú Hai bảo đó là Nước Nhỉ. Điểm nhận biết  là  cái triền đất chạy lan ra sát bãi biển.

Chú Hai Nhàn kể: “Nước Nhỉ ngày trước um tùm cây bụi. Sau dứa dại là dương già. Trên dương là cát trắng, còn có tên gọi là Động Trâu. Ở về phía bên kia động, hướng ra đường cái có bàu sen rộng, cá nhiều. Ngày trước,  nơi này, quanh năm nước ngọt từ trong động cát nhỉ ra. Chỉ cần dùng tay đào một hố rộng, chờvài phút, nước đã đầy.

Từ lúc chú Hai xác định đến Nước Nhỉ, ba tôi như người đang phiêu du với điều riêng tư nào đó. Hết quay mặt ra biển, lại nhìn vào triền cát. Triền cát vào tháng năm này, sau khi rừng bị phá, chỉ còn mấy cây dương nhỏ, xơ xác gió biển ngày đêm thổi…

Không hề có dấu tích nước ngầm trong cát, thay vào đó đầy rác biển.

Nếu không có người dẫn đường, bạn sẽ không  hình dung  nơi nầy những người kéo lưới rùng từng lấy nước ngọt nấu cơm ăn, nước uống, trong thời gian hành nghề. Tôi đang định nói: “ ba lên chỗ cây dương cho đỡ nắng” thì ba bất ngờ ngồi bệt xuống cát.

Tôi nói sẽ rất nắng nhưng ông chẳng hề để ý điều đó. Ông nói: “Khi Ba theo bà nội con vào La Gi, đất này lắm rừng.  Cọp beo có đủ. Có con đường chạy xuyên qua rừng đến tận Núi Cú, nhưng không mấy người đi lại. Nếu đi, phải đông người. Trước 1945, người ở  làng Tam Tân(nay thuộc xã Tân Tiến),  và Hiệp Nghĩa (nay thuộc Hàm Thuận Nam), đi La Gi thường chọn đường biển. Hôm nay cha con mình biết: Nước Nhỉ chỉ cách bãi biển Đồi Dương,Tân Bình khoảng 6 km, nhưng với người đi giữa nắng trời, tay xách, nách mang, gánh nặng, mũi bàn chân cứ phải lao về phía trước nhằm lấy đà thì quả là xa, cần giải lao dưỡng sức. Đường dài, bên biển, bên đồi cát, tìm thấy một nơi có nước ngọt quả là tuyệt vời.

Năm 1944, một nhóm thanh niên Lagi, Tam Tân, mang vật liệu tới Nước Nhỉ, xây cái giếng gạch đặt tên là Nguồn Chung dành cho người đi đường. Giếng sau này đi vào thơ ca và một trong số người  có công ấy là ông Nguyễn Hữu Ngư, nhà văn, nhà báo, nhà thơ  với bút danh: Nguiễn Ngu Í. Ngoài bút danh ấy, ông còn ký: Trinh Nguiên, Tân Fong Hiêb, Phạm Hoàng Mĩ, Nghê Bá Lí, Lưu Nguiễn …”(1)

Mấy năm trước ba tôi có đọc lại cuốn sách cũ cho biết: thân sinh nhà văn là cụ Nguyễn Hữu Hoàn, còn có tên Nguyễn Hữu Sanh, Nguyễn Văn Hợi, sinh năm 1887 ở xã Phụng Hoàng (Hà Tĩnh), thi Hương một kỳ rồi bỏ hẳn khoa cử. Cụ Hoàn tham dự phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, và Duy Tân. Trên đường vào Nam , cụ dừng bước ở làng Tam Tân khi ấy thuộc tổng Phong Điền (Bình Thuận). Thân mẫu nhà văn là cụ bà : Nghê Thị Mĩ, người Tam Tân. Nhà văn sinh năm 1921 và như ông  kể trong bài viết trên tạp chí Bách khoa số xuân năm 1965: Năm 7 tuổi phải rời  thầy mẹ đi học xa. Từ đó đến năm 24 tuổi, mỗi năm về thăm cha mẹ một tháng.

Nguyễn Hữu Ngư có tài thơ văn. Bắt đầu tham gia làng văn năm 1939 trong loại sách Ngày Xanh dành cho thiếu nhi miền Nam Việt Nam . Nhà văn có một số năm tham gia cách mạng tại quê hương và cả khi ra Bắc, vô Trung. Từng làm thư ký đầu tiên UBND  cách mạng xã  nhà năm 1945.

Những năm sau này, do thần kinh không ổn định, có lúc ông phải dưỡng bệnh… nhưng  vì là người của công việc, tạm hết bệnh, ông lại lao vào viết, dạy học. Trong hầu hết  tác phẩm của nhà văn như: “Lịch sử Việt Nam”, “Hồ Thơm- Nguyễn Huệ- Quang Trung”, “Sống và viết với…”, “Suối bùn reo”, “Qê hương”… Tình yêu đất nước, tinh thần sống có trách nhiệm với quốc gia dân tộc, thương yêu đồng bào ruột thịt, yêu thương người thân… hiện ra  một cách đằm thắm trong nhiều trang sách.

Đúng vào lúc  ba kể chuyện, chú Hai Nhàn cũng ngồi xuống bên cạnh. Họ nói với nhau về con đường rừng La Gi- Tam Tân, và nhân đó ba đọc bài thơ “Về quê ai tết đầu sau khi ngưng chiến (1955)”của Nguiễn Ngu Í cũng in trong số xuân  Bách khoa.

 

“Gần đến nơi rồi em thấy chưa?

Đường đi lúc lắc, nắng lưa thưa

Có gì man rợ trong cây, đá

Em sợ  giờ đây, ngĩ cũng vừa….( 2)”

 

Ba nói với chú Hai: “Trong bài thơ này tác giả đi đường rừng. Song cũng có lúc tác giả đi đường biển. Trong một bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cháu gọi nhà văn bằng cậu, cho hay: Năm 1960, nhà văn và vợ cùng ông đi đường biển về quê. Đến Nước Nhỉ, ông dừng lại.  Sau một lúc trầm tư, ông cảm tác bài thơ có những câu:

 

“Nằm đây mà ngó lên trời

Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa

Nằm đây mà nhớ mơ hồ

Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu?”…

 

Giọng thơ buồn man mác, nỗi buồn của nhớ nhung, luyến tiếc và có phần bất lực. Đây là đoạn thơ nhiều người nhớ.

Ba  tôi lại quay sang chú Hai Nhàn : Anh à, cuộc đời này, mọi cái đều không đứng yên, bất dịch. Con đường biển ngày xưa, giờ mình đang ngồi nhìn ra đây, nói với chúng ta về một thời gian khổ đã qua. Và nhờ đó mà nhiều người trưởng thành.Con đường này và  Nước Nhỉ gắn với tên tuổi Nguiễn Ngu Í vì ông từng tham gia xây giếng Nguồn Chung, cũng như đi lại trên đường. Thời gian sẽ phủ mờ tất cả. Thế hệ tương lai có dịp đi lại trên con đường ven biển La Gi- Tam Tân, nếu không ai nhắc, chắc gì biết đến Nước Nhỉ ? … Vì vậy, nếu dựng một tấm  bia ghi: “Nơi đây-  Nước Nhỉ, giếng Nguồn Chung- một thờï là điểm cung cấp nước ngọt cho người đi lại ven biển và tàu thuyền…” chắc chắn  sẽ có người tìm hiểu, trở thành câu chuyện về tình người.

Không dừng đó, Ba tôi đọc hai câu mà ông bảo mang nhiều tâm sự của nhà văn, nhà thơ, nhà báo quê La Gi:

“Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi

Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi”. 

Chuyện của hai người lớn làm tôi thầm nhủ :Nước Nhỉ là câu chuyện sinh động về lịch sử, địa lý quê hương. Một hôm nào đó có thể đưa học trò mình đến Nước Nhỉ trong giờ lịch sử văn hóa địa phương?

(HTO)

 

—————————————————————————

Ghi chú: ( 1, 2): Trong bài có một số chữ giữ nguyên cách viết của nhà văn.

…………………………………………

Đọc thêm:

Đỗ Hồng Ngọc trả lời câu hỏi của một độc giả trên dutule.com (2013)

(nguồn www.dohongngoc.com)

Mẹ tôi và ông Nguyễn Hữu Ngư (Nguiễn Ngu Í, 1921-1979) là chị em Cô cậu ruột. Mẹ ông họ Nghê nên ông còn có bút hiệu là Ngê Bá Lí, với cách viết “đặc biệt” của ông. Tôi gọi ông bằng cậu, gần gũi và thân thiết. (…)

Ông viết văn, làm báo, có nhiều bút hiệu: Trinh Nguiên, Tân Fong Hiệb ( ghép điạ danh quê nhà Tam Tân, Phong Điền, Hiệp Nghĩa), Ngê Bá Lí, Trần Hồng Hừng, Ki Gob Jó Cì, Fạm Hoàn Mĩ… Bút danh Nguiễn Ngu Í được nhiều người biết đến, nổi tiếng là một ký giả chuyên phỏng vấn các vấn đề văn học nghệ thuật cho tạp chí Bách Khoa thập niên 60 tại Sài gòn.

Ông có lối viết tiếng Việt rất đặc biệt, rất riêng, gây ít nhiều tranh cãi, ít nhiều khó chịu cho người đọc, nhưng vẫn có cái lý riêng của ông. Thí dụ ông thấy không hợp lý khi ta viết NGA, nhưng lại NGHE (ông sửa lại NGE), GA nhưng GHE (ông sửa lại GE…).

Ông có một vài tác phẩm về sử, đặc biệt về Quang Trung và về Hồ Quý Ly trong thời gian dạy sử ở vài trường trung học, ký Fạm Hoàn Mĩ; ông cũng có vài cuốn tiểu thuyết như “Suối Bùn Reo”, “Khi người chết có mặt” v.v… Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Sống và Viết với …”, do Ngèi xanh xuất bản (1966), tập hợp các bài phỏng vấn trên báo Bách Khoa với các nhà văn nổi tiếng đương thời Nhất Linh, Đông Hồ, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường, Sơn Nam, Doãn Quốc Sĩ….(sau này Xuân Thu in lại ở nước ngoài). Ông cũng chuẩn bị ra mắt các cuốn “Sống và Vẽ với…” phỏng vấn các hoạ sĩ, và “Sống và Đàn với…” phỏng vấn các nhạc sĩ. Tiếc thay ý nguyện chưa tròn. Ngoài ra ông còn có một tập thơ “Có những bài thơ”, do Trí Đăng xuất bản, 1973.

Trong thời gian nằm ở Dưỡng trí viện Biên Hòa vì bệnh thần kinh, ông cùng các “bạn điên” có ra một tập thơ, lấy tên là “Thơ điên thứ thiệt” rất thú vị, do ông làm chủ biên. (có mấy bài của Bùi Giáng). Thời đó, ngoài thuốc men, các bác sĩ ở Dưỡng trí viện Biên Hòa còn khuyến khích bệnh nhân làm thơ, vẽ tranh, đánh cờ, lao động tay chân v.v… như một liệu pháp chữa trị tâm bệnh. Khi được hỏi vì sao gọi là “Thơ điên thứ thiệt”, thì ông cười bảo vì lúc này có nhiều người làm thơ giả điên quá!

Ông thường xuyên ra vào các nhà thương điên Biên Hòa và Chợ Quán:

Cũng tưởng một đi không trở lại

Nào ngờ duyên nợ lại dằng dai

Bỗng nhiên sực tỉnh nằm trong “khám”

Khám của lòng ai, ai của ai…

(Bài thơ tái ngộ Dưỡng trí viện, 1966)

 

Trong một bài thơ khác, ông viết:

 

Ta đi lang thang

Ta nói tàng tàng

Ta cười nghinh ngang

Ta chửi đàng hoàng

…

(Bài thơ tự giết, 1966)

”Chửi đàng hoàng” quả không phải là chuyện dễ, nhưng với ông thì ông làm được. Hỏi chửi ai? Ông nói: ”Chửi cả và thiên hạ, trong đó có mình”!

 

Ông có nhiều bài thơ hay. Bài thơ viết cho Mẹ rất cảm động:
“Má ơi con má điên rồi
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi…”

Năm 1960, tôi có dịp đi với ông trên bãi biển từ Lagi về Ngãnh Tam Tân (Bình Thuận) đến Nước Nhỉ, ông dừng chân nghỉ và nằm lim dim trên đống cát gạch vụn, dưới bóng mát của các bụi dứa gai um tùm nhìn lên trời mây… Một lúc ông gọi tôi đến và đọc cho nghe bài thơ vừa làm xong. Tôi còn nhớ mấy câu:

Nằm đây mà ngó lên trời

Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa

Nằm đây mà nhớ mơ hồ

Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu…

 

Thì ra ông nhớ mấy người bạn cũ, trong đó có Ba tôi (Đỗ Đơn Trì, các cậu tôi là Nghê Nhã Ý, Nghê Cộng Hòa, Trần Minh Di…) đã cùng nhau xây cái giếng Nguồn Chung ở Nước Nhỉ này cho khách bộ hành qua đường nghỉ ngơi, uống bụm nước ngọt, nhỉ ra từ động cát, giữa trưa nắng gắt trên đường dọc biển mênh mông đầy nắng và gió.

Cuộc đời ông nhiều truân chuyên, tài hoa nhưng mắc bệnh không thể chữa được. Tuổi lớn, cơn điên ngày càng nhặt. Có lần ông nằm giữa xa lộ Biên Hòa cho xe Mỹ cán, nhưng họ kịp dừng, chở thẳng vào nhà thương điên. Có lần ông trốn viện, bắt đom đóm làm đèn đi trong giờ giới nghiêm cũng bị bắt lại…

Trước đó, hình như ông biết trước cái chết của mình, viết một bức thư như là một di chúc cho bà. Ông ước ao được thả trôi trên một chiếc thuyền nhỏ, đục thủng đáy, nhét nút lại, rồi để thuyền trôi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương, để được nhìn trời mây nước cho thoả thích, rồi rút nút cho thuyền chìm dần và chết trong bụng cá, cho “Ngư về với Cá”. Thế nhưng ông chết với lửa. Ông được hoả táng ở An dưỡng địa Phú Lâm và đưa về đặt kề ông bà và dì Nga ở Ngãnh Tam Tân.

Tôi vẫn nhớ hai câu thơ từ lâu của ông:

Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi
Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi.

Ông là bạn cùng lớp, cùng trường Pétrus Ký với Trần văn Khê, Lưu Hữu Phước… Gia đình có làm một tập tư liệu về ông: Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư, qua ký ức người thân, do mợ tôi, bà Nguyễn Thị Thoại Dung thực hiện (1996), gồm các bài viết của Bà Tùng Long, Trần Văn Khê, Lê Ngộ Châu, Lê Phương Chi, Phan Chính, Hoàng Hương Trang, Hồ Trường An, Trần Huiền Ân, Tô Dương Hiệp, Đỗ Đơn Chiếu, Phan Khắc Khoan, Đỗ Hồng Ngọc…

Sau này (1990), khi về Lagi-Tam Tân, tôi có một bài thơ viết cho ông:

Đêm trên biển Lagi

( tặng cậu tôi, Nguiễn Ngu Í )

Sóng cuốn từng luồng trăng lại trăng
Đêm Hòn Bà dỗ giấc ai nồng
Phẳng lì bãi cát buồn hiu ngóng
Cao vút hàng dương quạnh quẽ trông
Đá cũ mòn rêu hoài đá Ngãnh
Nguồn xưa cạn nước vẫn Nguồn Chung
Về đâu mái tóc xanh ngày ấy
Câu hỏi ngàn năm có chạnh lòng…

                                   Đỗ Hồng Ngọc

                                                 (1990)

……………………

Dưới đây là nguyên văn bài thơ Nguiễn-Ngu-Í (NGÊ-BÁ-LÍ) viết về “giếng Nguồn Chung” với chú thích về “sự tích” hình thành giếng Nguồn chung năm 1944 ở Nước Nhỉ, Lagi. (Bài thơ viết năm 1960, in trong cuốn …”QÊ HƯƠNG”…, 1969 – chữ QÊ, kiểu viết NNI) với Lời giới thiệu của Nguyễn Hiến Lê. Trong cuốn sách mà Nguyễn Hiến Lê gọi là “kỳ thư” này, tôi viết bài “dẫn nhập” tựa Viết về Bình Tuy, với bút hiệu Giang Hồng Vân.

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 24.1.2021)

(Nguồn: …”Qê Hương”… Nguiễn-Ngu-Í, Saigon 1969)

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: NHỚ ĐINH CƯỜNG

12/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

NHỚ ĐINH CƯỜNG

tranh Đinh Cường

 

 

NHỚ XANH TRONG TRANH NGƯỜI

Những đàn cây gầy ốm
Đang rủ nhau đi
Cùng ánh mắt chiều muộn
Như mùa đông vừa phết lên giấc mơ
Người thiếu nữ cổ cao. Áo dài đen. Thánh thiện*
Nóc nhà thờ ứa lệ
Rơi xuống tiếng chuông xanh
Mùa của tình yêu

Nhà thờ như cây nến cô đơn. Lung linh dãy phố
Nửa vầng trăng kéo đêm xanh
Chia cô đơn cùng ánh đèn khuya dưới mái nhà im lặng**
Thời của bạn hữu
Thơ Prévert. Cà phê nhòa nâu. Bức tranh buồn
Người phết mạnh bạo một vệt dài màu đỏ
Những đốm đỏ khắc khoải suốt thời binh lửa
Tiếng bom nào rơi trong hồn tôi
đêm nay
đêm hãi hùng như loài thú dữ
 (Đinh Cường)
Một thời người đã đi qua…

Nỗi hoài hương rưng rức xanh
Người và những hàng cây hồi ức
Soi mình dòng Potomac
Lạc lâm. Mùa xanh xưa***
Một thời người đã xa
Một tiếng thở dài
Một ngụm khói tan…

Như tôi vừa nghe. Giấc mơ nào thời trẻ
Đêm nay khóc cùng vệt mầu dở dang nơi phòng tối
Có tiếng gào
Ưng ức bầy tranh
Khóc nhớ…

Ngày 7.1.2021
(Nhớ Họa Sĩ Đinh Cường, ra đi ngày 7 tháng 1, 2016)

*tranh: Chân Dung T.NH. Để Nhớ Đà Lạt
**tranh: Phố Đêm
*** Những bức tranh: Lạc Lâm- Nhà Bên Sông Potomac- Đà Lạt Nostalgia


MỘT LINH HỒN TRONG SUỐT ĐANG BAY*

– Tưởng niệm họa sĩ Đinh Cường, ra đi ngày 7.1.2016

Thử gạch một đường xem tới đâu**
Xa như cuối trời vừa đóng lại
Vắng như đêm vừa mở giấc mơ bay

Bay cuối dòng gặp bạn ngồi trông
Tiếng đàn rung gợn lòng chín suối
Những mảng mầu thơ dại trổ bông

Bông vỡ tiếng cười rền rền sương khói
Người nghe chút nhớ tuyết mùa xưa
Con đường ấy đã một lần đứng lại

Cột dây giày, ngó mông trời ly viễn
Thở hơi ra ngụm khói tàn mau**
Con chim hót giọng khan ngày nhuốm bệnh

Ngó lên trời hạt nước mắt ai bay
Hương cố xứ thơm mùi cọ mới
Có mùa đông khóc tiễn trong mây

Ngó xuống ngày vàng xao xác lạnh
Mơ ai cào lá ngoài sân đêm**
Bay bay lên những linh hồn lá mỏng

Con chim đỏ hót mầu tuyết bỏng
Tôi bưng mặt. Mùa đông qua lồng lộng
Nghe đất trời vừa gần lại, hôm nay…

9.1.2016

* Linh hồn trong suốt, chữ của nhà văn Khuất Đẩu.
** Thơ Đinh Cường. Cào Lá Ngoài Sân Đêm, tên một thi họa phẩm của họa sĩ Đinh Cường.

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Sách Ở Trên Đường

08/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

9.1. 2021

Kỷ Niệm 5 Năm Đường Sách Sài Gòn

 

(“Nhà Dài”, Đường Sách Saigon, ảnh ĐHN 2021)

 

Sách ở trên Đường

tặng Mây Hồng

 

Tôi mê Sách ở trên Đường nên sau này mê cả Đường Sách.

Tuần nào gần như tôi cũng có mặt ở Đường Sách.

Làm gì ư? Không làm gì cả. Chỉ để dòm, để ngửi, để nghe, để ngóng…

Và… để nhớ. Nhớ gì? Nhớ những ngày mới lên mười, sống trong một ngôi chùa nhỏ với Cô tôi ở Phan Thiết. Cô tôi bị thương tật gãy cả hai chân vì tai nạn xe lửa trong thời chiến tranh. Hàng ngày tôi có nhiệm vụ đi qua đò mượn sách bên kia sông Cà Ty hoặc đến một nhà cho mướn sách nào đó ngoài phố. Cô cấm tôi đọc sách vì con nít mê sách sẽ làm biếng học. Tôi đành vừa đi vừa đọc trên đường, hoặc ngồi dưới bóng me, góc chùa, đọc hết cả cuốn mới về đến nhà…

Tôi lại nợ Sách trên Đường. Một lần về Saigon, lang thang trên đường Trần Hưng Đạo, trước rạp hát Eden, ai đó bày ra cả một… đường sách mênh mông, tôi vớ phải cuốn  Kim Chỉ Nam Của Học Sinh (Nguyễn Hiến Lê, 1956), để rồi từ một cậu bé thất học, tôi… bơi vào bể học.

Tôi biết ơn sách và đặc biệt biết ơn Sách ở trên Đường. Tôi quen Quách Tĩnh với Hoàng Dung, Vô Kỵ Triệu Minh… trên đường Cao Thắng, Lê Văn Duyệt… Tôi biết Cửu âm bạch cốt trảo với Giáng long thập bát chưởng, Lăng ba vi bộ, Vô chiêu thắng hữu chiêu… từ ngày còn là một sinh viên trường thuốc.

Rồi sau 1975, đường sách cũ Đặng Thị Nhu là nơi tôi loanh quanh không mỏi mỗi chiều, vì nơi đó, ngoài sách, tôi còn được gặp biết bao bạn bè thân thiết, nào họa sĩ Cù Nguyễn, nào nhà thơ Trần Yên Thảo, nào… nào…

Khi viết sách lai rai, tôi nghiệm rằng sách vốn là… thuốc, viết sách là bào chế thuốc, bán sách là bán thuốc, đọc sách là uống thuốc, không phải  chuyện chơi nhưng vẫn nhớ mãi sách trên đường…

Nên không thể không mê Đường Sách.

Năm năm nay có một cái Đường Sách rất dễ thương ở Sai Gòn. Nó dễ thương vì nó nhỏ xíu, nó làm cho mọi thứ trở nên thân mật và ấm cúng. Tôi luôn coi nó là một cái Nhà Dài nơi xứ Thượng, lợp bằng lá me, gia đình  toàn là những người kỳ cục, nam phụ lão ấu đều như bị một thứ bùa mê… qua lại có khi va vào nhau, không cần xin lỗi vì mắt mũi cứ dòm ngó đâu đâu!

Thỉnh thoảng có những dây con nít được mấy cô mẫu giáo xinh đẹp dẫn đi cho ngửi mùi sách làm quen, có những bà đầm hở rún dắt ông tây bụng bự, có những  người đẹp trình diễn xuyên thấu…, có cụ già trên chín chục, xách laptop ra gõ những dòng thơ tình đắm đuối, có những bạn bè phương xa, vừa xuống máy bay đã kéo lê cả vali túi xách chạy về Nhà Dài cho đúng hẹn…

Còn có những buổi trò chuyện ngoài trời ở Nhà Dài cho ông đi qua bà đi lại lõm bõm nghe. Có nhà văn trẻ ký tên tặng sách mỏi cả tay, năn nỉ xin nghỉ vài phút để vào restroom…!

Nhà Dài theo tôi còn có vẻ nghiêm trang quá, bày biện trang trí kiểu cọ quá, thiếu chút bừa bãi dễ thương như Sách ở trên Đường ngày xưa, hay như dãy nhà dài dọc sông Seine ở Paris. Đặc biệt Nhà Dài thiếu các tủ kính bày chân dung cùng trang sách viết tay, bản sửa morasse ngoằn ngoèo… của những nhà văn, nhà thơ, triết gia, thi sĩ… Và còn thiếu những giỏ cần-xé to đùng đựng đầy sách… biếu tặng, mặc ai muốn lấy cuốn nào thì lấy…

Nhắp một ly capuchino ở một quán café Book quen thuộc nơi Nhà Dài, lặng nhìn từng cánh lá me bay bay và ngó những người bị “quỷ ám” lang thang, khệ nệ ôm một túi sách trên tay đủ để hạnh phúc cho một ngày ở Đường Sách hôm nay đó vậy.

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Sách cũ bên bờ sông Seine, Pháp (ảnh Internet)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hàng sách cũ Đặng Thị Nhu, Saigon (ảnh Internet)

 

 

 

 

Sách Đỗ Hồng Ngọc cũng có mặt ở quày sách cũ trên Đường Sách… hôm nay.

……………………………………………………………………..

Đọc bài “Sách Ở Trên Đường” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Hai Trầu Lương Thư Trung (Houston, 8 Jan 2021)

Không biết sao, khi tôi đọc “Tôi mê Sách ở trên Đường nên sau này mê cả Đường Sách.”, tôi nghe như đó là điệp khúc của một bản nhạc, “sách ở trên đường” rồi “đường sách” nó hòa vào nhau thành một, rồi nó trườn lên nhau như đợt sóng này trườn mình lên đợt sóng khác nơi bãi biển Nha Trang cách nay hơn nửa thế kỷ mà có lần tôi đã ngồi bên hàng dương với cát trắng mịn dưới chân, nhìn biển chập chùng…

Rồi tác giả lại viết: “Tôi lại nợ Sách trên Đường. Một lần về Saigon, lang thang trên đường Trần Hưng Đạo, trước rạp hát Eden, ai đó bày ra cả một… đường sách mênh mông, tôi vớ phải cuốn  Kim Chỉ Nam Của Học Sinh (Nguyễn Hiến Lê, 1956), để rồi từ một cậu bé thất học, tôi… bơi vào bể học.”

(…)

Đặc biệt khi tác giả viết:

“Tôi biết ơn sách và đặc biệt biết ơn Sách ở trên Đường.”

Cảm động quá! Là một người nhà quê già và cũng có chút chút mê sách trên đường vì hồi đó sách bán trên đường gọi là sách bán “son” (solde) giá rất rẻ nên hợp túi tiền con nhà nghèo, nên tôi cũng lang thang qua những đường sách và cũng để dòm dòm ngó ngó coi chơi cho vui chớ đâu có tiền để mua dù sách giá rất rẻ ấy.

Với tác giả, một người già giặn, lão luyện trường đời đã nhận ra sách không chỉ là sách trong các nhà sách lớn khang trang trùng trùng điệp điệp như nhà sách Khai Trí, nhà sách Tự Lực trên đại lộ Lê Lợi, hay nhà sách Xuân Thu trong thương xá Eden (Sài Gòn) …, mà còn là sách trên đường với giá rẻ mà vẫn quý và từ đó, tác giả nghiệm ra rằng:

“Khi viết sách lai rai, tôi nghiệm rằng sách vốn là… thuốc, viết sách là bào chế thuốc, bán sách là bán thuốc, đọc sách là uống thuốc, không phải chuyện chơi nhưng vẫn nhớ mãi sách trên đường…

Nên không thể không mê Đường Sách.”

Với đường sách Sài Gòn, tác giả dí dỏm ví nó như nhà Dài của người Thượng vùng cao nguyên dù nó đang nằm giữa chốn đô thành:

“Tôi luôn coi nó là một cái Nhà Dài nơi xứ Thượng, lợp bằng lá me, gia đình  toàn là những người kỳ cục, nam phụ lão ấu đều như bị một thứ bùa mê… qua lại có khi va vào nhau, không cần xin lỗi vì mắt mũi cứ dòm ngó đâu đâu!”

Tâm trạng này thì tôi có cái cảm được qua hai lần ghé ngang qua đường sách Sài Gòn mà anh gọi là Nhà Dài lợp bằng lá me nhỏ xíu ấy, nó rất đẹp và lãng mạn…

Lần đầu, vợ chồng tôi ghé ngang đường sách này với mục đích duy nhứt là để hy vọng tìm lại được chút gì về cái chất Sài Gòn xưa nó nằm trên những quầy “sách cũ”, ở đó có tuổi trẻ của tụi tôi hồi mới quen nhau rồi mãi tới những ngày dạo phố Sài Gòn vào những ngày cuối tuần hoặc chợ hoa giáp Tết cách nay hơn năm chục năm! Lần thứ hai, tôi trở lại đường Sách Sài Gòn qua hẹn gặp tác giả để ngồi nhăm nhi ly cà phê, như anh đã viết:

“Nhắp một ly capuchino ở một quán café Book quen thuộc nơi Nhà Dài, lặng nhìn từng cánh lá me bay bay và ngó những người bị “quỷ ám” lang thang, khệ nệ ôm một túi sách trên tay đủ để hạnh phúc cho một ngày ở Đường Sách hôm nay đó vậy.”

Vâng, đọc bài “Sách ở trên đường” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hôm nay (Saigon, 9.01.2021), tôi đã thấy được cái vui trong đôi mắt của tác giả mà cũng là dịp mình bắt gặp lại chính mình có một thời cũng mê tìm sách cũ, sách xưa và “sách ở trên đường” để biết mình cũng có một thời biết mê những con đường bán sách “son” (solde) ngày cũ nữa!

 

Hai Trầu Lương Thư Trung

Houston, ngày 08.1.2021

…………………………………………………………………

Cảm “Sách ở trên đường”

Minh Lê (Suối Tiên, Nha Trang)

10.1.2021

Đọc bài “Sách ở trên đường” của Anh Đỗ Hồng Ngọc, rồi bài cảm nghĩ của Anh Hai Trầu Lương Thư Trung, tôi thấy tôi bị “cảm” mất rồi. Ấy, “cảm” đây không phải cảm cúm của Covid-19, mà là đồng cảm và cảm kích.

Anh Ngọc mê Sách, nợ Sách, biết ơn Sách và trân trọng Sách, rõ ràng Anh coi Sách là người tri kỷ. Mỗi cảm xúc sâu nặng với Sách còn được “chứng minh” ngắn, rõ, sinh động, tiết tấu nhịp nhàng như một bài thơ. Anh còn nhấn mạnh “Sách ở trên đường”, vậy Sách-ở-trên-đường khác Sách-ở-trong-tiệm chỗ nào? Tôi cảm thấy sách ở trên đường gần gũi hơn, tự do hơn, lại thêm cái cảm giác “đãi cát tìm vàng”. Ai mê sách mà không từng có một thời hàn vi “vẫy vùng” trong những chồng sách cũ, kiếm ra được một cuốn mình thích thì mừng tới mức…khỏi ăn cơm? Nên dù kỷ niệm khác nhau, cảm nhận với Sách vẫn tương đồng.

Anh Ngọc mê “Sách ở trên đường”, nên mê luôn… “Đường Sách”. Tới đây phải cảm ơn Anh Hai Trầu Lương Thư Trung, hình dung của Anh về sự hòa lẫn của hai cụm từ này “như đợt sóng này trườn mình lên đợt sóng khác nơi bãi biển Nha Trang” rất sinh động và chính xác. Cũng bởi tôi là dân Nha Trang nên càng “cảm nặng” hơn một chút. Và vì Anh Ngọc mê Đường Sách, nên mới có mấy góp ý thiệt đáng giá cho Đường Sách. Tôi không ở Sài Gòn nên chỉ được ghé qua Đường Sách vài lần, vẫn thấy thiếu thiếu chút gì, giờ đọc xong liền thấy trúng ý quá. Nhứt là cái đề nghị “bày chân dung cùng trang sách viết tay, bản sửa morasse ngoằn ngoèo… của những nhà văn, nhà thơ, triết gia, thi sĩ…” và “chút bừa bãi dễ thương” trong việc trang trí và sắp xếp. Hai việc này, một gợi cho người ta nhớ tới người “mang nặng đẻ đau” ra Sách, một giúp tạo không khí thân mật và thoải mái trong Đường Sách để người ta càng lưu luyến. Nếu Sách là tri kỷ, thì Anh Ngọc ước mong Đường Sách sẽ thành chốn tri âm cho những người yêu sách.

Cuối cùng, ngoài bài viết rất “Đỗ Hồng Ngọc”, tôi còn khoái mấy bức hình minh họa, nhứt là hình chụp bộ sách của Anh Ngọc ở quầy sách cũ, mà bên dưới là cuốn sách lộ ra hai chữ “bụi đời”. “Cảm” thêm lần nữa! Giữa cõi trần ai mịt mù, mỗi lần đọc sách Anh Ngọc là một lần thấy lòng nhẹ nhàng, “bụi đời” dường như rơi xuống, lắng lại, để tâm thanh tịnh hơn. Hèn chi, Sách là thuốc, mà cái bịnh từ “bụi đời” mà ra này, chắc cũng chỉ có thuốc là Sách thôi.

Cám ơn Anh Đỗ Hồng Ngọc và Anh Hai Trầu Lương Thư Trung! Trời Suối Tiên (Khánh Hòa) giờ đang rất lạnh, nhưng có hề gì, bởi đã có nắng ấm từ lòng người “thiên lý hữu duyên”.

(ML)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Ngô Nguyên Nghiễm: Đọc “TỬ SINH CA” của Trần Yên Thảo

08/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Đọc TỬ SINH CA của Trần Yên Thảo

Ngô Nguyên Nghiễm

 

Ghi chú: Trần Yên Thảo (Trần Ngọc Minh) là người bạn thiết từ thuở thiếu thời của tôi ở Hàm Tân, Lagi, lúc chúng tôi mới lên 7 lên 8, cùng sống trong vùng tản cư Cù Mi, Láng Găng, Giếng Ngự, Láng Hàng, Bàu Mưa, Rừng Khỉ… cùng sốt rét rừng, cùng suy dinh dưỡng, và thiệt ngộ: cùng viết lách, thơ thẩn… sau này.

Trần Yên Thảo “chuyên trị” lục bát từ những ngày chúng tôi có những tập thơ chép tay truyền nhau. Anh sống như một Ông đạo, râu tóc lênh đênh như vừa ở Núi tuyết Hymalaya về.

Tử Sinh Ca là tập thơ mới của anh, gồm 351 bài thơ lục bát 4 câu, theo tôi là rất “đáng nể”.

Và bài viết của Ngô Nguyên Nghiễm cũng thiệt hay!

Xin đa tạ.

Đỗ Hồng Ngọc.

(7.1.2021)

 

 

Trần Yên Thảo
TỬ SINH CA
Nxb Thanh Niên, 2020

 

Đọc TỬ SINH CA của TRẦN YÊN THẢO

*Ngô Nguyên Nghiễm

 

        Trên lộ vắng, bước di hành vòng quanh mịt mịt trên một không-thời gian hiu quạnh của một kiếp người. Dù muốn thoát thai trở về một bản ngã sáng láng trong một vòng tròn luân hồi, hành giả chắc chắn phải hiểu rằng: Bước đi đốn ngộ chỉ dành cho một bừng ngộ mà a tăng tỳ kiếp mới hạnh ngộ một lần trong sác na đạo pháp.

Thiện căn của thi tập Tử Sinh Ca cũng hy vọng khai hóa, không thể gọi là cơ bản thiền hành cho một căn cơ đạo hạnh, vì tâm thức cũng chỉ còn vướng víu trong hữu vi. Điều chắc chắn, hành giả có ý niệm rải từng đóa hoa vô ưu trên dọc lộ trình đã bước qua, hy vọng như ngọn mộc đăng le lói trong khu rừng tịch mịch, mà người đi sau có lối bước về.

Chính vậy, khách quen chỉ muốn vén màn trên một quan điểm cổ sơ, về ý niệm Sinh Ca và Tử Ca, trong 12 nhân duyên hẹn gặp, dù không biết đến bao giờ thoát được vòng luân chuyển hằng sa?

Khao khát trên lộ trình bước lên bản ngã, hành trang là yếu tính của người lữ hành trong giai đoạn cập nhập vào hướng đạo. Giai đoạn chập chững nhập thân trong những bước sơ khai, tâm trí còn mờ mịt chưa định tâm nhớ quên, thất lạc mảnh trăng cổ đại một thời hữu vi còn không trong rừng già nẻo quê !

Vô tình lạc đến phố hoa, chân còn vướng mê muội giữa thánh phàm, mong một tiếng gọi chân thành từ quá khứ, nhưng bước đường thưa dần, làm sao trở bước lui chân. Hóa ra:

Cầm canh nhịp mõ đều đều

          ban mai nắng đón về chiều gió đưa 

Khiến cho trăm cõi sơ khai còn loạn mù sương khói, nên bước đi của kẻ lữ hành giữa đất trời quang lạnh, phải hiểu vì:

Đèn le lói suốt canh khuya

         xới tung kinh kệ còn chưa vỡ lòng 

       Lẫn trong tiếng gió đêm thâu, mà từ vô thủy đến hiện tại, lão tiều vẫn còn ngẩn ngơ dưới núi. Lạc lỏng giữa đêm về, khách thầm tự nghĩ đã đành Phật chẳng nói gì/ xưa nay báo nghiệp có trì hoãn đâu ( ?).

Chính vậy, chỉ vì cần ao ước giọt nước trên đồng khô, hành giả chợt hiểu và bước đi:

Sơn chưa tận thủy chưa cùng

         giấc Nam Kha đã cháy bùng ruột gan. 

        Lối về không tìm thấy, chân hoang bất chợt mất dấu cội nguồn, nhân dạng thay đổi theo từng bước đi. Thì thôi:

Bèo duyên mấy kiếp lạc bờ

        gậy tre bình bát nương nhờ thập phương

        ngựa về tháo bỏ yên cương

        trên mê lộ hãy còn vương lụy phiền 

Bao nhiêu kiếp nạn vấn vương từ bên kia tả ngạn, nên hành nhân còn ngơ ngác trong mịt mùng bốn phương. Bởi vì, tâm hoang còn lãng đãng trên đường cố lý. Muốn vô tình quên bẵng không màng vướng bận hữu thể, cho quang niên soi rọi được đường đi lối về:

Trăm sông xé nát mạch nguồn

        ………

         Trải đời bất kể gai chông

         thịnh suy chưa tỏ hưng vong chưa tường

        ……..

         Lê la áo rách giày mòn

         tới đây lụy những mối hờn con con

         khi về rủ áo đầu non

         ngoảnh trông dưới núi phấn son dập dìu 

     Mê lộ cuộc tình trần của hành giả, còn trong giai thể ba vá của một tiều tăng. Trên bước hội nhập làm sao sàng lọc tình và lý, khiến cuộc nhập thể đường trường còn nhiều phân vân trước hữu thể:

Long đong mấy bận nổi chìm

         Hết ham bước tới chẳng hiềm bước lui        

Vì rằng, trong cơn ảo giác của người ban sơ bước giữa đạo tràng :

         Phụ phàng đâu phải chơi ngông

         đóa hoa vô sắc nở trong vườn trần      

        Lành thay, chỉ là cơn mơ ảo diệu làm rối tung tâm thức khách du phương, vì hoa vô sắc cũng đâu bằng vô hoa. Nên, hành trình không thể là thi khúc tơ vương lộn mối, nên tử sinh thuyền đã ghé bờ/ hành nhân nấn ná còn chờ tiễn đưa. Tại sao vậy? Thế giới hằng sa, kẻ sơ đạo sao cứ ngoãnh lại nhìn về chân trời sau lưng. Khiến kỷ niệm vẫn là ảo giác hiện thực đã có, nhưng xòe tay ra xem, trong tay còn vướng đọng hình thể gì không? Nên ngồi chưa ấm chiếu vội vàng bỏ đi/ rạch ròi từng sợi lông mi/ cũng chưa thấu được lẽ nghi ngờ nầy. Chính vì vậy, hiễn dụ rõ rằng:

         Mất còn có cũng như không

         nên chi trời đất uổng công hẹn hò

         từ vô lượng kiếp đến giờ

         vượt sinh tử cũng tới bờ tử sinh 

         Trong chương Gót Tục bước vào những thi khúc: 

         Lang thang khắp cõi luân hồi 

         giữa cơn bĩ cực thấy đời đẹp hơn

         đâu cần lánh  ngụy tìm chơn

         thoát ly sinh tử nào hơn kém gì

         ………..

         Cầm bằng công lực kỳ khu

         thách ai ép được lá thu đừng vàng

        ………..

         Quanh đây chiếu lạnh gương mờ

         chuyến đò hóa nghiệp còn chờ đưa ai 

        Ranh giới cõi tục, khiến miếu thiêng quạnh quẽ, quỷ thần đứng dưới mưa mà khóc òa. Sự hoang dại địa giới thổ cư của quỷ thần, lô nhô sắc đá, rơi nhào từng viên gạch rụng giữa  thiên thu. Thì khác gì, mê trận đang bao quanh con người trong trận đồ đầy rẫy gót chân tục lụy còn quanh quẩn nhiều.

       Gót chân sơ thiền như những bước chân sơ khai của trẻ mới lớn, chập chững bước đi tự tại trên từng vuông đất vô tâm, trên từng phiến đá vô tri… Người sơ đạo vẫn còn chập chờn trên gót tục. Từ giáp vòng cũng lộn về đây/dù xưa chẳng hẹn đến nay chẳng hò/ tử sinh cùng đốt một lò/ chòm ong lũ kiến dẹp trò quỉ ma. Quanh quẩn trong tư niệm, nên kẻ còn dạo gót tục trên một không gian tục lụy, ảo giác cho tư tưởng Vốn từ phiến đá vô tri/ dầy công điểm nhãn có khi nhập thần/chẳng qua nhân sự bày đàng/ đẫm mùi nhang khói dần dần hóa thiêng. Chính vì sơ hoang trên gót tục, nên người đi đối mặt kẻ về/ ngu ngơ thiện ác vụng bề cương nhu/ gót phàm lê lết cõi tu/ cần đâu tách bạch xuân thu hai mùa. Còn vương vấn trên bước du hành chưa tròn thiện ý, làm sao chẳng trầm tư hướng tới:

       Đôi lần chùn bước tay du

       phân thân hành giả muốn thu gậy về

       trời tây hối đã gần kề

       nặng vai công đức khó bề thối lui

Chắc chắn là vậy, không thể dừng bước hay phải tìm phương hướng để hoàn tu qua núi khác:

       Một giây chểnh mảng ơ thờ

       đò qua bến khác có chờ ai đâu

       ai còn tưởng vọng bến sau

       khó hơn núi dựng sông sâu mấy trùng. 

Chuyển bước trong chương Những Vì Sao Bỏ Ngôi, bước qua thời dù đã xa bờ người khách lữ dù rằng âm thanh đời trước bây giờ còn nghe, khiến rách y sờn bát hình như mươi năm kinh sách đã trở thành hư vọng:

Cam lòng nhện đứt dây tơ

      từ niên thiếu đã bạc phơ mái đầu

     ……….

      Ta nằm chờ đá đơm bông

      chờ cơn gió núi cảm thông mây trời

    ………..

      Nãn lòng tiếng vạc kêu sương

      còn đôi ba khách hành hương lạc loài

      trăng thì soi suốt dặm dài

      hiềm vì khách đã đi ngoài ánh trăng

     ………..

      Chập chờn bóng quế hồn ma

      lẫn trong tiếng khóc vài ba giọng cười

      miếu thiêng quạnh quẽ lâu rồi

      thần linh chừng cũng kén người khói nhang 

Bước đi thầm lặng trên bến đời, khác gì con thuyền dộc mộc tiền kiếp, vật vã di hành qua các nẻo không gian nhiều thế hệ. Bước tới thế hệ, là bước tới miền tương lai, có một cuộc sống chưa biết rõ. Bước lùi về quá khứ, là trở về với bản lai, thành tụ hoại diệt đã trải qua như một tiền kiếp. Vậy, có thay đổi được gì trong quá khứ hay thành đạt được gì ở vị lai? Vì vậy, những vì sao bỏ ngôi chung quy phải tan biến thế nào vào lỗ đen vũ trụ, để quá khứ vị lai là một thế giới không ngày tháng, cho người hành giả? Vậy là, dễ gì tính sổ ngàn năm/ nợ từ bao kiếp đã thâm hụt nhiều/ chợ tan còn quán với lều/ đời tan, vắng cả cánh bèo trôi sông. Hay là, ước chừng cách chẳng bao xa/ tới khi rạc gót, thì ra ngàn trùng. Nợ từ bao kiếp (quá khứ), rạc gót thì ra ngàn trùng (vị lai)… Tất cả, thời-không bất biến trong cái tụ-thành-hư-hoại có ý nghĩa gì với vô vi. Chính vậy, hành giả có vội gì vượt núi qua đồi/ dựng cao vách đá tạc lời vô ngôn: 

          Nghiêng vai trút gánh quan hoài

          bỏ nơi mắt thấy bỏ ngoài tai nghe 

          đội trời bỏ lớp khăn che 

          bỏ luôn tích trượng bên khe hữu tình 

Để lắng nghe, có muộn gì trăm năm:

        Ngại gì tóc trắng hơn xưa 

        trong vườn diệu pháp mai chưa kịp vàng 

        trăm năm đâu đã muộn màng 

        còn kiên gan đợi đến ngàn năm sau. 

Hành trình bước sang giai đoạn mặc cho sức ngựa đường trường/ cổ lai vạn vật có thường hằng đâu/ bạt ngàn đồng thấp nương cao/ chừng nghe đất dậy lao xao sóng dồn. Chương Lớp Lớp Sóng Đùa, tất cả đều động và người sơ đạo chớp nhoáng nhìn ra cảnh tượng biến dịch trong cuộc sống:

Từng bước lạ giữa đường quen

      trần ai trót đã mấy phen lỗi thề

      vai bao tay gậy cặp kề

      chuyến đò cuối bến biết về nơi đâu

      ……….

      Miệng đời khó tỏ nông sâu

      vần xoay ác thiện lấy đâu nghĩ bàn

      ác nhân trừ kẻ bạo tàn

      thiện nhân cứu kẻ lăng loàn nhớp nhơ   

      ……….

      Suối còn róc rách qua khe

      có ngờ đâu núi đã xê dịch rồi

      chuông khua động dấu chân người

      hồn tu mấy kiếp đã rời đất tu 

     Người du phương bỗng dưng tâm thức hiển hiện, trùng trùng những hình bóng của bản ngã cổ sơ. Một giai đoạn còn khai nguồn trong ý niệm, qua đò trong tiếng réo gọi của thiện nghiệp.Vì vậy, làm sao thoát ra khỏi vòng vây của hữu vi, nên mọi phán đoán thể hiện một thường hằng của thế sự. Ý niệm chơn phương của bước sơ khởi còn mong manh giữa lối đi nẻo về, nên mọi tư hướng còn vắt trên vai một vùng sương muối thế nhân. Phán đoán mặc cho sức ngựa đường trường/ cổ lai vạn vật có thường hằng đâu. Có chứ, nhưng đồng hóa vạn vật hữu vi và vạn vật vô vi, cũng như phân biệt hai thái cực hoàn toàn khác biệt, nhưng cũng chìm đắm trong vạn vật đồng nhất thể. Sự ngổn ngang thế sự nghiêng bầu với ai, hoặc cung tên bỏ mặc bên bờ / mải mê nhác khỉ với trò rung cây. Thì bản lai không còn diện mục, mà thuyền giác đang xoay vòng trong vùng nước xoáy đa mang. Thì ra, một kiếp người du sĩ giữa cánh hạc chân mây trùng trùng bóng núi, tưởng chừng lạ hoắc chưa hề đi qua …

Thoáng đó, ảo giác vẫn bám bụi trần trên gót chân du phương. Trăm bề chụp xuống dầy đặc che kín không gian của kẻ đang đối bóng với vạch mây tìm lửa chân như….Xác xơ trong cuộc nổi chìm / sóng trùng khơi quét sạch niềm riêng tư.

      Cơn nổi chìm xơ xác như thế, có phải chăng ý niệm cho cơn sóng quy hồi:

Lũng sâu giờ đã thành đồi

         tận cùng qui hợp tới hồi phân ly

         dù sung mãn lúc ra đi

         chớ hoang sức ngựa phòng khi trở về

       Dù vậy, chương Nước Động Bóng Rung có lời thầy dặn, lấy nhiêu khê làm thường.Khổ hạnh của  khách du phương, trong thế sự trăm đường oan nghiệt nên ý và lời nhiều khi đùa cợt lẫn nhau: lên non được ý quên lời  / kể gì khổ hạnh một đời chơn tu…

     Một hòn đá cuội đánh võng trên mặt nước dòng sông, từng vòng chu luân hiện lên dầy đặc, rồi từng vòng tròn như luân xa dần dần tan biến trong từng khoảnh khắc hư vô. Chính vậy,

quanh năm thờ thẩn đi tìm / bóng hình tại chỗ sao nhìn không ra/ càng mỏi mắt tận phương xa / thì càng không thấy trong ta có mình. Câu hỏi nghiệm thể từ những tưởng như bất thường trong cuộc đời, thực chất vẫn còn sắp lớp như một thực thể bất biến mà người vô tình không thấy rõ:

Người người nương tựa bóng nhau 

        chen chân lối cỏ vượt bao núi đồi

        đâu đây tiếng vọng không lời

        pháp âm chuyển động lòng người thập phương 

Và như vậy, là:

        Dăm đăm vào cõi không hư

        cố hình dung lại chỗ Như Lai ngồi 

        tòa sen bỏ trống lâu rồi 

        trang kinh còn hiện rõ thời lập ngôn 

    Du sĩ bước vào chánh pháp, mọi tư hướng vật thể buông xã một cách không thương tiếc. Tất cả vay mượn như là chiếc bóng lung linh giữa thiên thu, chập chờn theo ngọn lửa phù hư.

có-không trong nghiệp chứng, là nước động bóng rung hằng sa ảo giác. Vì vậy, đâu còn rào giậu cách ngăn / chẳng còn thiện-ác không phân chánh-tà / khoanh tay đứng giữa ta bà / thản nhiên như cụm tre già bên sông.

Nhìn lại, quả nhiên tất cả hình dáng, âm thanh huyền hoặc giữa không gian cũng thể hiện lòng người, từ tâm ẩn hiện. Chính thế, kẻ du hành trong sơ nguyện cũng có nhiều khi ngơ ngẩn giữa thực hư:

Đắm nhìn trăng nước vu vơ

        lạc trong giấc ngủ bâng quơ đầu hè

        sáng ra chợt thấy e dè

        hình như mới bị bóng đè hôm qua

Ngôn từ phát khởi, cũng là tư hướng của tâm niệm duyên khởi ôn cố từ chương Góp Nhặt Lời Quê:      

         Khắc ghi lời tổ trong tâm

         trước giờ rũ áo về thăm cõi người

         cần đâu mắt biếc môi cười

         cái duyên thầm lặng chết người như chơi

Chắc phải như thế:

        Lá rơi vào cõi vô tình  

        thì đâu cần biết phận mình nông sâu 

        người về hỏi lá phương nao  

        lá không nghe được làm sao đáp lời

        .. ……………

        Vòng sinh tử khéo bông đùa

        hết cơn nắng hạ tới mùa mưa ngâu

        trải từng cội thóc nương dâu 

        lời quê góp nhặt dám đâu dông dài. 

Tư hướng của kẻ du sinh trên bước đường dài hoàn chỉnh bản thể, nhiều lúc cũng thấy thấp thoáng mở rộng vài chiêu thức rao truyền.Trong ngôn ngữ lập thể của mấy ngàn ký tự, dù thế nào cũng chỉ hóa hợp với thiện căn của từng bộ lạc có duyên phần. Vì vậy, ở mỗi không phận đạo pháp chỉ hành xử huyền đạo theo căn cơ phong thổ và tâm linh. Vượt thoát ra ngoại vi đó, chắc chắn là bóng ma ngày trước rập rình / hình như có vạn bóng hình trong ta / vẫy chào ngày tháng đi qua / thản nhiên như một bông hoa lìa cành.

     Thấy gì và nghĩ gì, cũng phiêu du trong vòng hữu hạn có sẵn giữa trời đất cũng thân tứ đại như mình vậy thôi.

Cái hữu hạn của chính bản ngã đã đưa hành giả bước vào vòng quay rao truyền một cách hoang sơ, tưởng tượng hình thái đầy mê tưởng sẵn có giăng đầy ngập trong giả tướng chung quanh. Dĩ nhiên, cái thực vẫn chồng lấp trong cái hư, khiến tâm thức u hoài trông ngóng vô minh:

Có nhà sư trẻ ngẩn ngơ

       tay vin tích trượng mắt lơ láo nhìn

       phấn son ở cõi nhơn tình

       cũng thân tứ đại như mình vậy thôi 

      Vì vậy, nghiệp vẫn được hồi báo như một bản thể sinh tồn vun quén từ vạn cổ kéo dài hàng ngàn kiếp sẽ tới. Nhắc nhở như tự thầm nhủ chính bản thể, người du sĩ chậm bước lê thầm trên hướng bước về nguồn cội của vô vi, gởi lại vài chiếc lá ngôn từ trong cơn gió lạnh phiêu bạt thiên thu:

       Chim xanh đáp xuống vườn lê

       hót rằng vạn vật còn xê dịch nhiều

       nhắn ai sầu sớm lo chiều

       thuyền vô ngạn cũng có nhiều bến sông 

Cố nhân có hồi báo hay không, chắc cũng phải chờ duyên nghiệp. Căn cơ cội nguồn xuyên suốt kéo dài vô tận, là kết quả của nhân quả của vạn thể sinh ra. Người hành giả mang theo trong hành trang, những ý niệm sơ đẳng, gọn nhẹ vài ký hiệu rao truyền. Từ sơ khởi đó, ngôn ngữ phát huy âm điệu, cho ca khúc tử sinh vời vợi thấm sâu vào tư chất người thừa nghiệp sẽ nắm bắt…Chính vậy, đối nhân lời lẽ chưa cùng / hoang mang cái thị ngại ngùng cái phi / nghi ngờ đến cả lương tri / khiến cho tâm sự  thường khi nặng nề…Chương Nước Tìm Chỗ Thấp nói lên điều tự nhiên hoằng hóa trong vô niệm : Thái sơn rồi cũng lạc loài / ích gì mơ tưởng đến nòi trâm anh / tìm người tri kỷ trong tranh … Muốn thành quả như vậy, người du sĩ cũng phải vạch trước một khung trời hoằng hóa ban đầu là: đến từ thăm thẳm tầng cao / đường vô ngại biết nói sao cạn lời / phất tay biệt cả núi đồi / tìm về chỗ thấp vui đời bể dâu…

      Tạo gióng gánh hành trang bước vội trên lộ trình chiêu hóa, dẫn nhập dung nhan cho tròn thị phi, hòa hợp nơi trở về … Đó là những bước tiến hóa độ trì theo cơ địa phong thổ nhân gian lưu xứ, người du sĩ cũng hiểu thâm sâu rằng:    

       Hóa ra về chẳng phùng thời

       sinh cơ lỡ hội lòng người đa đoan

       ngại đời lem luốc dung nhan

       ta bôi bùn đất tự trang điểm mình

      ………….

       Thuận đường về lại chốn xưa

       bến chưa kịp đón đò chưa kịp mời

       lòng mừng rơm rả với đời

       đất xưa dù đã vắng người ngàn xưa 

Nước tìm chỗ thấp, trở thành một cảnh ngộ trở thành người hôm nay tìm tri độ người hôm qua. Người của tiền kiếp đã bước qua thời gian nên không còn duyên ngộ, thuyền qua tả ngạn lâu rồi / ở đây còn nuối tiếc thời chưa xa. Trần duyên như gió thoảng, chỉ ngoái lại thời gian mà nương dấu về: 

       Lênh đênh lời nổi ý chìm

       khuất mờ nhân diện càng tìm càng xa

       dấu người lạnh ngắt tha ma

       khổ bao năm, tạc chưa ra hình hài

       ………… 

Tạc chưa ra hình hài, có thể đã bước qua hai phong cách. Một, là người xưa huyễn hóa theo duyên ngộ từ sơ khởi của một kiếp người, từ hạt bụi ngàn thu mà phủi qua cõi sống mà vọng tu cõi thiền. Hai, là hoại hóa theo luật thừa trừ của tạo hóa tử sinh.

Chương Trăng Tỏ Đường Về, báo hiệu sự huyển hóa như cây khô trốc gốc bao đời / sớm nay chợt thốt mấy lời an cư…

     Tâm nguyện của khách xưa, bản thể mịt mờ, soi trong trăm ánh đuốc. Giữa truông sâu, bao lần nguyệt khuyết, nguyệt tròn … dò dẫm ngỡ ngàng bên lối mòn hành hương. Giữa cái hư và cái thực mờ nhạt trong khuôn sáo của vô thường. Chốn đến và nơi về cũng mờ nhạt dấu tích, phương nầy mai kia còn tìm lại được chút gì hài cốt xưa?

Phàm trần đến cũng như đi 

       rừng hương dệt gấm sá chi vân đài

       chỉ xin tạc dấu phương nầy

       mai kia tìm lại chút hài cốt xưa

      ………….

       Biết mình lạc giữa truông sâu 

       hoa bao độ nở nguyệt bao lần tròn 

       kẻ đi dấu tích đâu còn  

       phí công dọ dẫm lối mòn hành hương

      ………….

       Khắc giờ đảo lộn tháng năm 

       đêm đi, bóng tối còn xâm lấn ngày 

       núi xưa biến đổi hình hài 

       thềm xưa rêu đã phủ dầy hơn xưa 

Từ cái hữu hạn bỗng nhiên phải thầm bước vào mệnh số. Chính thể vô hạn mênh mông, mọi phương hướng đều trôi lạc, như trở về cái hoang vắng tận cùng.

        Quay theo trời đất quay cuồng 

        thần xiêu phách lạc rẫy ruồng đôi nơi 

        cũng vì mộng mị xa xôi 

        đem thân hữu hạn vào nơi vô cùng

        ………….

        Ngại gì trời đất mênh mông

        sông không cách trở núi không bủa rào

        trớ trêu lòng vẫn héo sầu

        đường trăm ngả biết ngả nào cố hương 

Suốt đoạn đường chính lộ của ngày ra đi, từng ngỏ vắng băng qua, từng vườn hoang đón lối, người du sĩ vẫn bâng khuâng mịt mờ giữa lộ trình hướng tới chân như. Giai đoạn nầy, hình như cũng gieo rắc nhiều nỗi nghi ngờ trong tâm thức của người đang đo phương hướng.

Lối về đích vẫn như ảo giác, mờ mịt vô cùng. Nên dù sao, cũng nhiều phen gầy dựng trong lòng khách xưa, cảm thấy cô độc hoang mang bên hướng tới.

Hồ đồ bất kể tây đông

        rẽ bao lối tắt cũng không thấy gần

        hốt nhiên tâm trí bần thần

…………

Ngón đàn chừng đã mất thần

        hoang vu phách tấu lạc dần cung thương

        trông ra trời đã mù sương

        muốn tìm lại bóng thì gương đã mờ 

Quả thật vậy, thánh phàm khi đã tương thông / cõi viên dung có cần mong đợi gì. Đường về trăng đã tỏ, bước viên thông cũng mở được lối thoát ngàn xưa. Người trí không cần khuếch đại tri thức, mà bản thể cũng phiều phen tương ứng hoạt mở cánh cửa không…

Vì vậy, đâu còn ngỡ ngàng gì khi đã mà phải quanh co khi Bước Qua Cầu Sinh Tử, bởi

Khúc sông eo hẹp đã đành / lòng người eo hẹp mới thành trái ngang:     

        Lang thang một góc trời mờ

        trót ham phiêu lãng bây giờ nhớ nhau

        cựa mình từ giấc chiêm bao

        kịp khi tỉnh thức thì mau quay về 

 

        Giữa dòng gác mái buông câu

        nước- mây tự tại cần đâu cõi bờ

        chẳng mong tìm cõi nương nhờ

        không theo lối tục, phớt lờ nẻo tu 

Bỏ lại tất cả bụi hồng trên khoảnh khắc bước lên cầu sinh tử, là chính du sĩ bất chợt cũng hiểu rõ, tứ đại bất chợt lóe sáng như hư không. Những tạo vật chung quanh lối đi như hằng sa cát đá, lót giữa đường cho thưc-hư hỗn mang tụ thành thế giới ta bà. Chân dung ngày xưa sẽ rơi rớt từng mảng vụn trên nẻo đường hiu quạnh bước qua.

Lối đi đã chạm chân tường    

         thì trăm sự cũng hết đường mưu toan

         nổi chìm trong cuộc bi hoan

         làm sao thấy được dung nhan chính mình

 

         Tắt đèn, gởi lại kinh thư

         đêm vô tận, đã hầu như canh tàn

         hành trang gói ghém lìa ngàn

         câu kinh vô tự tiếng đàn vô âm 

Dù muốn dù không, đã bước lên lộ trình tìm cứu cánh giải thoát, thì cầu sinh tử mờ ảo hoa sắc dị hương. Đã thông thấu, nhìn ra trăm cõi hư phù, hư ảnh phù du dù lung linh réo gọi, người khách lữ hành như đã đạt được chút căn cơ. Căn cơ bồi đấp bằng ánh trăng huyền đạo trên đường giao tiếp giữa vạn vật và hư vô. Chiếc cầu ngũ sắc vắt ngang hai bến bờ hữu hình và vô vi, luôn thông thấu một tìm năng cho kẻ đạo hữu phần.

         Nhờ vào cung bậc tri âm

         cũng còn chỗ gởi chút tâm sự thừa

 

         nắng mưa chẳng đợi giao mùa

         hiềm vì phàm-thánh mãi đùa cợt nhau

 

         Bận lòng chi chút hẹn xưa

         gió đem ly biệt, gió đưa trùng phùng

         từ vô thỉ đến vô cùng

         hóa thân với gió chưa từng hoài nghi 

Tuy bước lên cầu sinh tử,  thiện giả vẫn còn đôi tâm thức bâng khuâng bởi chẳng qua thói tục được đuôi quên đầu nên cõi ngưởi vẫn vấn vương như gió thoảng trên lớp y lam còn vương chút phấn bụi sơ nguyên.Vì vậy, quanh đây gió bãi sương đồng / và ta với một cõi lòng quạnh hiu. Phải chăng, giữa phân thể vật chất hiện hữu vướng nỗi băn khoăn vật lý, là sự cô lẻ trong vũ trụ lưỡng nghi, khiến thiện giả bay phiêu hốt trong chân không hư tưởng? Giây phút trên cầu sinh tử, lành thay chợt thức ngộ được rằng:

       Tử sinh đương lúc cận cùng

       ngọn tây phong thổi qua vùng si mê

       đạp phăng xiềng xích ta đi

       ngoài vòng ngoảnh lại nhiều khi giật mình… 

Trên cầu lặng lẽ ngọn gió tử sinh, phủ đạo cho hàng hàng lớp lớp thiện giả. Dù nước vẫn lưu chảy mãi thế nầy, nhưng vẫn cuốn không trôi khỏi không-thời gian chiếc bóng ảo diệu của phi thường đạo. Chiếc Bóng Ngàn Trùng khơi lại nỗi chiêm nghiệm lặng lẽ trong suốt quá trình trôi nổi trên đường sinh diệt. Vì vậy, thiện giả vẫn băn khoăn trong tư hướng của trần tục chưa diệt thoát nẻo phù sinh:

Đành liều thuyền dạt sóng trôi

        con quay hóa chuyển còn vô số lần

        thác thân chưa phú đã bần

        chưa sinh đã diệt chưa gần đã xa

        ………….

        Quản gì đầu núi chân mây

        đôi bờ phúc-họa từ đây nối liền

        ta ôm một nửa buồn phiền

        nửa kia đem vãi khắp miền vô ưu

       …………..

        Du tăng cất bước qua cầu

        bỗng dưng sực nhớ mái đầu xuân thu

        từ ngày nương bóng chân sư

        tóc xanh chẳng biết phiêu du cõi nào

        ………….

        Tạm thời quán trọ qua đêm

        bầy chim én cũ không đem xuân về

        không hành trang,cũng nặng nề

        biết ai mách lối ta về cõi ta 

  Như thế, tư thế hướng ngoại vẫn còn như sương mù giăng mắc rải rác trong không gian tiềm thức. Chân như dù bàng bạc trên lộ trình đi tìm chân thể, thì sự phân cách khốc liệt giữa bản thể và hiện tượng vẫn giằng co hỗn loạn giữa hữu vi và vô vi. Minh chứng, trước ngưỡng cửa qua cầu sinh tử, thiện giả vẫn nhìn chiếc bóng ngàn trùng, mà rằng:

Chiều nay đứng trước ba đào

        hốt nghe tiếng sóng vỗ vào tâm cang

        ý lòng chưa kịp giải phân

        dư âm ngọn sóng đã tan vào chiều 

Trước dư âm ngọn sóng đã tan vào chiều, dư âm mang nhiều tâm thức rao truyền mà thiện giả phủ dầy đặc trên Tử Sinh Ca. Chương Sóng Lòng Chưa Lặng, kết thúc 12 phân khúc Tử Sinh Ca. Nhìn xem tư hướng cuối cùng của một tư tưởng lặng thầm, đành lòng trút hết cho người đến sau: 

        Sóng xô lớp lớp xa bờ

        còn nghe từng đợt reo hò trong ta

        Sóng trùng dương sóng đi xa

        thanh âm réo gọi thì ra sóng lòng

        …………..

        Tình nhà xé nát tim gan

        từ sơ sinh đã lang thang đến giờ

        Tóc xanh rẽ sóng tìm bờ

        bạc đầu còn mãi vật vờ giữa khơi

        ……………

        Về đây mất dấu quê làng

        trải dài cảnh lạ ngút ngàn chân mây

        Nhủ lòng thềm cũ đâu đây

        chẳng qua tâm địa bấy nay lạc loài

        …………….

         Đường trần lắm ngả phân ly

         lòng không an định biết đi hướng nào

         Thác thân nhầm cõi ba đào

         liệu đem sinh tử cấy vào tay ai. 

Trong lớp y quan của thi phẩm Tử Sinh Ca, hình thể lục bát là một tiêu biểu năng lực phù ảo trong thơ của Trần Yên Thảo. Yếu tính phát huy chân tướng thực thể sáng tạo cổ phong, chứa đựng mênh mông bản thể sáng láng huyền nhiệm trong thơ…

 

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM

Thư trang Quang Hạnh

Viết xong tháng 6/2019.

……………………………………………………………………………….

*Thi phẩm TỬ SINH CA của Trần Yên Thảo gồm 12 chương:

Giọt Nước Trên Đồng Khô – Du Phương Khúc – Gót Tục – Những Vì Sao Bỏ Ngôi – Lớp Lớp Sóng Đùa – Nước Động Bóng Rung – Góp Nhặt Lời Quê – Nước Tìm Chỗ Thấp – Trăng Tỏ Đường Về – Bước Qua Cầu Sinh Tử – Chiếc Bóng Ngàn Trùng – Sóng Lòng Chưa Lặng.

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Đọc sách

Nguyên Giác (PTH): Thêm một ngày, học vô cùng

06/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Thêm một ngày, học vô cùng
Nguyên Giác
.
Thêm một ngày bạc râu tóc
nhẩm từng chữ gió vô thường
trang sách cũ mỏi gân cốt
nghe thiên cổ lạnh buốt xương.
.
Học vô cùng tâm như nắng
soi khắp cõi chiều rất vàng
đêm Niết bàn vui tịch lặng
ngày Bồ Tát hạnh cưu mang.
.
Thêm một ngày đi rất mỏi
từng bước tâm từng bước thiền
ngồi bên sông, xem mây nổi
thấy không ta, thấy không thuyền.
.
Học vô cùng hạnh như đá
không tham ái, không giận hờn
xây vô lượng cầu huyễn hóa
đưa khắp cõi người qua sông.
.
Thêm một ngày tai mắt yếu
tâm bất hoại sáng như gương
lời Thầy dạy năm xưa hiểu
không một pháp, tâm bình thường.
.
Học vô cùng hạnh như núi
tâm bất động, bão ngàn khơi
tận đỉnh cao khơi dòng suối
chở từ bi tắm muôn người.
.
Thêm một ngày thân cùng tử
muôn kiếp rồi lạc muôn nhà
ngay tâm này Kinh vô tự
Niết bàn tâm chưa từng xa.
.
Học vô cùng hạnh như gió
không từ đâu, không về đâu
nghe sinh diệt từng hơi thở
không hoan hỷ, không ưu sầu.
.
Thêm một ngày nhìn gió nghiệp
nhẫn nhẫn nhẫn tắm vô thường
bạn ghé hỏi chuyện muôn kiếp
có nụ cười, tớ vô ngôn.
.
Học vô cùng tâm chư Phật
trăng đầu núi, hạnh viễn ly
chứng vô ngã, như thị pháp
không một tâm, thế mới kỳ.
.
Nguyên Giác — 1/1/2021

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim

Truyện đọc mùa Noel: DUYÊN PHẬN

27/12/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú: Truyện đọc trong mùa Noel.
Tự nhiên thấy chảy nước mắt.
Đa tạ bạn Nguyễn Cầm yksg1969
Do Hong Ngoc
DUYÊN PHẬN
Tác Giả: Fulton Oursler
Dịch Giả: Nguyễn Hiến Lê
🍀 – Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận.
Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục: vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ.
Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngững đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm.
Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn mặt tiền nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng: hộp đựng tư trang, súng lục cũ không còn dùng được nữa, đồng hồ chuông đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được.
Pierre ngồi ở sau quầy. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc của anh đã hoa râm. Anh ngó cô bé.
Em hỏi:
– Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ?
Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra đưa cho cô bé xem. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của anh. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen:
– Đẹp quá! Xin ông gói lại thành một gói đẹp cho con.
Pierre lạnh lùng ngó em:
– Có ai sai em đi mua hả?
-Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chị đã nuôi nấng con từ khi má mất. Đây là lễ Noel đầu tiên chị em con được ở gần nhau. Con muốn tặng chị một món quà đẹp.
Pierre nghi ngờ hỏi:
– Em có bao nhiêu tiền?
Em mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm bạc xu, bảo:
– Con đã đập con heo của con ra đấy.
Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi anh ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em biết được? Cặp mắt xanh đầy tin tưởng của em gợi cho anh nhớ lại vết thương lòng thời trước.
Quay lưng lại em, anh bảo:
– Em đợi một chút nhé.
Rồi vừa lúi húi làm một việc gì đó, anh vừa quay lại hỏi:
– Em tên gì?
– Thưa, Joan Grace.
Khi quay lại thì trong tay anh đã cầm một gói nhỏ bao bằng giấy lụa đỏ và cột bằng một băng lụa màu xanh lá cây. Anh đưa cho em bé và bảo:
– Này, coi chừng em đừng đánh rơi nhé.
Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Anh nhìn theo, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. Em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của anh. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, anh đã yêu một thiếu nữ cũng có mớ tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc đã tính để tặng nàng.
Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên con đường trơn trợt một đêm mưa đã làm tiêu tan ước mơ.
Từ đó anh sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm. Anh ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, anh thấy đời trống rỗng vô nghĩa một cách khủng khiếp. Lầm lì, không giao thiệp với ai, anh rán quên mà không quên được, nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc.
Cặp mắt xanh của em Joan Grace gợi cho anh hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui làm cho anh càng đau lòng. Khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. 
Đêm Noel đã khuya rồi, khi người khách cuối cùng bước ra, Pierre Richard thở phào nhẹ nhàng. Thôi thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm.
Cửa thình lình mở ra, một thiếu nữ xông vào. Anh thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen nhưng anh không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc cô vàng hoe, mắt xanh thăm thẳm. Cô im lặng lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bao vội vàng một thứ giấy lụa đỏ, lại có cả cái băng lụa màu xanh lá cây đã mở ra rồi. Và những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên bàn:
– Chiếc chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm ông không?
Pierre ngước mắt lên nhìn cô, nhẹ nhàng trả lời:
– Phải.
– Phải ngọc thật không?
– Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đó.
– Ông có nhớ đã bán cho ai không?
– Bán cho một cô bé. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị Hai của em.
– Giá bao nhiêu?
Pierre nghiêm mặt đáp:
– Tôi không khi nào nói giá tiền khách hàng đã trả cho tôi.
– Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này?
Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo:
– Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết.
Hai người làm thinh. Cửa hàng bỗng tĩnh mịch lạ thường. Tiếng chuông từ một giáo đường ở gần đó bắt đầu đổ, văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ và cảm giác hồi sinh kỳ dị dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ.
– Nhưng sao ông lại làm như vậy?
Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời:
– Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé!
Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ mà anh chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người.❤️

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim

Nguyên Giác: Đọc “NHỮNG BÀI VIẾT VỀ THƠ ĐỖ HỒNG NGỌC…”

09/11/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

ĐỌC TUYỂN TẬP
“NHỮNG BÀI VIẾT VỀ THƠ ĐỖ HỒNG NGỌC…”

Nguyên Giác

 

 

Đó là một tuyển tập nhiều người viết. Tên đầy đủ của tuyển tập này là “Những Bài Viết Về Thơ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê): Như Không Thôi Đi Được…!” Sách phổ biến trong dạng e-book, chủ yếu để tặng.

Các tác giả trong tuyển tập — Ngô Nguyên Nghiễm, Đỗ Trung Quân, Trần Vấn Lệ, Ý Nhi, Lam Điền, Huỳnh Như Phương, Thu Thủy (Võ Phiến), Lữ Kiều Thân Trọng Minh, Nguyễn Thánh Ngã, Phat’s Blog, Đỗ Hồng Ngọc, Hồ Đình Nghiêm, Nguyễn Thị Khánh Minh, Nguyễn Thị Tịnh Thy, Lương Thư Trung, Lê Uyển Văn, Thy Ngọc, Tô Thẩm Huy, Huỳnh Ngọc Chiến, Phan Chính, Lê Ngọc Trác, Du Tử Lê, Elena Pucillo Truong, Phan Tấn Hải, Luân Hoán — đưa ra những ghi nhận về thơ Đỗ Nghê, hay dịch môt số bài thơ của họ Đỗ…

Một cách đa dạng, các nhận định nhiều tác giả đã cho thấy một chân dung đầy đủ hơn về bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cũng là nhà thơ Đỗ Nghê. Trong đó, các nhà phê bình nhìn Đỗ Hồng Ngọc như một người làm thơ và viết văn để hiển lộ ra các tư tưởng Thiền vốn đã ẩn kín trong dòng chảy vô thường của đời sống, nơi người sống phải vật lộn với cái chết trong các bệnh viện, nơi đời sống hé lộ trên chiếc bàn sản khoa, nơi đau khổ không ngưng tiếng khóc nơi các nhà quàn phía sau bệnh viện… và nơi đó, thơ là chiếc thang tựa vào mây để bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc leo từng bước lên trời…

Tuyển tập này thực hiện với hỗ trợ của nhà nghiên cứu Nguyễn Hiền-Đức (thường được bạn hữu thân mật gọi là anh 5 Hiền), và được Đỗ Hồng Ngọc ghi chú là: “’Như Không Thôi Đi Được’ là những bài viết về Thơ Đỗ Hồng Ngọc (Đỗ Nghê) do tôi gom góp như một “Tệp tuyển” (Bản thảo) đọc vui trong những ngày tháng “Về thu xếp lại” này, một kỷ niệm rất riêng tư và chỉ mong được chia sẻ cùng những bạn bè thân thiết…”

Nơi đây, xin phép trích lời các nhà văn trong tuyển tập này.

— Ngô Nguyên Nghiễm: Như không thôi đi được…, trích một vấn đáp phỏng vấn:

“Ngô Nguyên Nghiễm: Hình như tản văn viết về y học dưới bút pháp Đỗ Hồng Ngọc lại là những tác phẩm văn chương tuyệt diệu. Anh có xem cả hai như một khối duy nhất? Vì sao?

Đỗ Hồng Ngọc: Hình như trong tôi có sự lẫn lộn nào đó.  Thân và tâm đâu có tách rời. Sắc thọ tưởng hành thức vẫn là một. “Ngũ uẩn giai Không” mà! Tôi không biết cách nào phân biệt rạch ròi hai lãnh vực nầy. Tại cái “tạng” nó vậy. Người đọc thơ tôi bảo “đời thường” quá, không có gì bay bỗng tuyệt vời cả, người đọc tạp văn tôi lại bảo cứ như thơ…” (trang 9)

— Đỗ Trung Quân: Tựa Giữa Hoàng Hôn Xưa…, nơi đây Đỗ Trung Quân nói tới thơ Đỗ Hồng Ngọc thâm cảm về một Khổ Đế bất tận trong trần gian, trích:

“Cái nỗi buồn rực rỡ, nỗi cô đơn tuyệt đẹp ấy của bất cứ ai như anh – Đỗ Hồng Ngọc. Đời sống vốn nhiều bất trắc đã bớt bất trắc hơn. Khổ đau cũng có thể mọc lên những bông hoa đẹp đẽ. Tuyệt vọng bỗng có vẻ đẹp riêng. Và đời sống vẫn vĩnh cửu ở một chiều không gian khác. Như vậy, cuộc đời và nhà thơ – Ai sẽ phải cám ơn ai vậy?” (trang 13)

— Trần Vấn Lệ: Cảm Nhận Về Thơ Đỗ Hồng Ngọc… nhà thơ họ Trần đọc thơ họ Đỗ và cảm nhận thấy những trận gió Bấc quê nhà thổi trên các trang giấy, trích:

“Thơ Đỗ Hồng Ngọc / Đỗ Nghê không rườm rà, không làm duyên làm dáng, không lập dị. Thơ ông là Thơ Hồn Nhiên, Thơ Nhã Nhặn, Thơ Ngọt Ngào.  Tôi đọc thơ ông rồi úp cuốn sách lên ngực nghe ấm… Gió Bấc đang thổi ở quê nhà, ngày Xuân đang đến không riêng ai…” (trang 14)

— Ý Nhi: Đọc Anh,Tôi Chưa Khi Nào Có Cảm Giác Ngờ Vực… Nhà thơ Ý Nhi nói rằng đọc thơ Đỗ Hồng Ngọc là cảm nhận các tình cảm rất mực tin cậy. Trích:

“Thơ Đỗ Hồng Ngọc là thơ của sự  chân thành. Từ những bài thơ tình cảm viết cho cha mẹ, vợ con, bạn bè đến những bài thơ thế sự viết về đất nước, quê hương, từ những chuyện đời thường đến những chuyện cao siêu, những câu hỏi không lời đáp… Đọc anh, tôi chưa khi nào có cảm giác ngờ vực. Sau căn bệnh ngặt nghèo, Đỗ Hồng Ngọc đã viết bài thơ rất hay Xin cảm ơn. Tôi nghĩ, những độc giả của anh cũng cần nói lời cảm ơn anh, bởi chắc chắn, anh đã góp phần giúp chúng ta thanh lọc tâm hồn mình, giữa đời sống nhiều bụi bặm này.” (trang 15)

— Lam Điền: Chu Hy Xưa Kia Từng Gọi Rằng “Như Không Thôi Đi Được”… Nhà phê bình Lam Điền nhìn ngược về chiều dài hơn nửa thế kỷ làm thơ của Đỗ Hồng Ngọc. Trích:

“…từ những tác phẩm đầu tiên trình làng hồi thập niên 1960-1970, Đỗ Nghê đã có một kiểu duyên ngầm trong những bài thơ tượng thành từ sự bùng phát của cảm xúc hay ông tự chưng cất những suy tư đến cái độ mà Chu Hy xưa kia từng gọi rằng: như không thôi đi được.” (trang 16)

— Huỳnh Như Phương: Đỗ Hồng Ngọc: Thơ Ẩn Hiện Giữa Đời… Nhà nghiên cứu văn học họ Huỳnh nhìn thấy tư tưởng Thiền đã nằm sâu trong thơ họ Đỗ, và dẫn ra 4 dòng thơ rất Thiền. Trích:

“…ý hướng thiền học và cảm xúc tâm linh đã ươm mầm trong thơ Đỗ Hồng Ngọc từ rất sớm. Nhưng phải qua những trải nghiệm nào đó về cuộc đời, người ta mới có thể nghĩ sâu về Tâm kinh như tác giả Nghĩ từ trái tim. Cũng như phải đạt đến một sự hòa hợp nào đó giữa “ngã” và “tha”, người ta mới viết được những câu thơ như Đỗ Hồng Ngọc:

Hội An còn ngái ngủ
Mái chùa ôm vầng trăng
Giật mình nghe tiếng chổi
Gà gáy vàng trong sương.” (trang 24)

— Thu Thủy (Võ Phiến): Thơ Đỗ Nghê…  Võ Phiến là một Thái Sơn Bắc Đẩu của văn học, Nơi đây, Võ Phiến nhìn về các trang thơ họ Đỗ, nơi có nhiều hình ảnh bom đạn, chết chóc, nhưng nhà thơ lại có văn phong rất mực từ bi ân cần với cuộc đời. Trích:

“Lời thơ không chút gì cầu kỳ, đọc lên lại nghe có vẻ quen quen như từng gặp ở đâu đó. Thế mà những lời giản dị quen thuộc đó lại làm ta xúc cảm, bâng khuâng. Ấy chính bởi cái vẻ chân thành, cái đôn hậu tỏ từ tấm lòng người thơ. Họ Đỗ nói đến chiến tranh, nói đến bom đạn, đến chết chóc, đủ mọi thứ đáng khiếp đáng hãi; nhưng không một lần nào lời thơ có vẻ ác liệt bạo tàn. Không thể tìm ở đâu ra trên đời này một con người hiền lành hơn.” (trang 29)

— Lữ Kiều Thân Trọng Minh: Vài Dòng Sau Một Tập Thơ… Nhà thơ Lữ Kiều cũng là một bác sĩ, bạn học của nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc. Họ quen từ trường Đại học Y Khoa, cùng viết cho báo trường, cùng chia sẻ các cảm xúc thời quê nhà rất mực sóng gió. Lữ Kiều nói rằng các số báo trong sân đại học khi thiếu thơ họ Đỗ là một trống vắng lạ lùng. Trích:

“Và điều quan trọng là anh làm thơ. Thơ anh cũng giống người anh vậy. Hình như chúng ta chỉ bắt đầu thân nhau, khi cùng làm báo Tình Thương; những bài thơ anh ký Đỗ Nghê xuất hiện trên tờ báo của trường, những bài thơ, thoạt đầu không gây một chú ý nào quan trọng. Nhưng về sau, những số báo thiếu thơ anh, cho tôi cái cảm tưởng trống vắng điều gì đó. Điều gì? Phải chăng là nét đặc thù của thơ anh. Tôi phải diễn đạt thế nào cho đúng?” (trang 31)

— Nguyễn Thánh Ngã: Viết Gửi Những Cụ Già Ở Montreal… Họ Nguyễn viết rằng có những bài thơ của họ Đỗ nghe y hệt kinh, và đặc biệt là bài thơ Đỗ Nghê tặng một em bé sơ sinh nghe tuyệt hảo như một kinh thơ để thai giáo. Trích như sau:

“Đỗ Nghê thi sĩ tên thật là Người Cầm Ống Tiêm. Đối tượng Trẻ Sơ Sinh. Trong cái sát-na rung cảm chàng dám đại diện cho Đời giới thiệu cho “tính bổn thiện” số phận Con người thông qua ngũ uẩn. Bé Sơ Sinh ơi, Ngươi là đứa bé nào ở  không- thời- gian  Từ Dũ-1965 mà diễm phúc vậy. Mới sinh ra liền được nghe Kinh Bát Nhã? Tôi lăn lộn ba đường sáu nẻo giờ mới được nghe lẫn lộn giữa ngộ -mê dày cộp. Sao có thể hiểu được điều gì. Ngươi mới là được nghe cái nghe tuyệt hảo, cái nghe nguyên vẹn gần như là thai giáo- một thứ kinh thơ bất tuyệt giữa chào đời…

Trân trọng chào em
mời em nhập cuộc
chúng mình cùng chung
số phận
con người…” (trang 50)

— Nguyễn Thị Khánh Minh: Đỗ Hồng Ngọc, Lang Thang Nghìn Dặm Trái Tim… Nhà thơ nữ họ Nguyễn nói rằng các trang sách của họ Đỗ không để đọc một lần, vì trong thơ họ Đỗ là Kinh Phật, là Thiền… Trích:

“Và ngay lúc này, khi tuổi đang vào lúc đi xuống đồi ngắm mặt trời hoàng hôn, qua những đớn đau bệnh tật, tôi tập tành tu dưỡng, đến với Thiền Và Sức Khỏe, để học biết được Thiền định qua cách thở. Đến với Nghĩ Từ Trái Tim, xem thiền giả kia lắng nghe mình ra sao sau khi qua đường ranh sống chết, và trái tim đã mở con đường dẫn người đến Tâm Kinh Bát Nhã.  “Ngẫm nghĩ rồi nghe ngóng. Nghiền ngẫm rồi ngập ngừng…”. Tôi hình dung được nỗi miệt mài tìm hiểu nghiêm túc này. Và đó là điều cần để đi vào hành trình gian nan ấy. Cái gian nan tủm tỉm một mình… thiền hành mỗi phút mỗi giây. Cũng như những lúc say đọc Gươm Báu Trao Tay. Viết, luận về kinh với một văn phong như thế thật đã kéo được người đọc ngồi lại với mình để nghe như to nhỏ chuyện trò. Ông dùng hình ảnh trong Chinh Phụ Ngâm, Chín tầng gươm báu trao tay / Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh… ví von thanh gươm báu Kim Cang trao cho người thiện tâm để truyền bá đạo giải thoát chặt đứt mọi khổ nạn kiếp người. Với những sách như thế đâu chỉ đọc một lần.” (trang 75)

— Nguyễn Thị Tịnh Thy: Yếu Tố Bất Ngờ Trong Bài Thơ Bông Hồng Cho Mẹ…. Về một bài thơ hay dị thường, và rất ngắn, chỉ 4 dòng, của họ Đỗ. Trích:

“Bông hồng cho Mẹ của bác sĩ – thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc là một bài thơ hay về mẹ. Hay đến mức nào? Hay đến mức lặng người, lạnh người. Hay đến mức phải gọi đó là tuyệt tác. Và tuyệt tác này xứng đáng được hiện diện trong tang lễ của những bà mẹ. Bởi vì Bông hồng cho Mẹ là một cách viếng mẹ, khóc mẹ vô cùng đặc biệt – đầy uyên áo nhưng rất đỗi giản đơn. Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt ngũ ngôn, chỉ vẻn vẹn bốn câu, hai mươi chữ nhưng đủ để khiến người đọc có nhiều phức cảm buồn vui, thấu đạt lẽ sinh tử, cảm ngộ điều được mất… để có thể tỉnh thức, an nhiên trước sự nghiệt ngã của quy luật sinh ly tử biệt.

“Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…”(trang 85)

— Lê Uyển Văn: Đôi Dòng… nơi đây, nhìn thấy trong thơ họ Đỗ như hoa nở muộn bên trời hanh nắng. Trích:

“Thật sự, không có gì thâm sâu, bí hiểm cả, chỉ là niềm cô đơn thầm kín, nỗi buồn rực rỡ của xưa xa nhưng làm cho đời sống “bớt bất trắc hơn”, “tuyệt vọng bỗng có vẻ đẹp riêng” như bông hoa nở muộn mằn bên trời hanh nắng.” (trang 95)

— Thy Ngọc: Bác Sĩ Nhà Thơ… gọi thơ họ Đỗ là một hồn thơ đích thực. Trích:

“… tôi hiểu sau Giữa hoàng hôn xưa của 1994 này, sau bài Đâu có phải tự nhiên ghi năm 1983 ở cuối tập, sẽ còn những tập thơ tiếp theo, dù chuyên môn của anh đã choán hết ngày, giờ, chỉ mới đọc một tập thơ này đã gặp một tâm hồn thơ đích thực.” (trang 102)

— Hồ Đình Nghiêm: Ngọc Hồng… Nhà văn họ Hồ từ Canada gửi lời ca ngợi thơ họ Đỗ. Trích:

“Và hôm nay, tôi cảm ơn anh Đỗ Hồng Ngọc, ngoài việc “cứu nhân độ thế” với vai trò một y sĩ, thì tay trái của anh (tạm gọi vậy) đã không mỏi mòn viết nên những dòng chữ đẹp.” (trang 104)

— Hai Trầu Lương Thư Trung: Tuổi Già Thử Đọc “Thơ Ngắn Đỗ Nghê”…  nhìn thấy đọc thơ họ Đỗ y hệt được thi sĩ nắm tay đi qua một dòng sông đời. Trích:

“Đọc bài thơ “Mới hôm qua thôi”, tác giả dưới con mắt của một vị thầy thuốc và dưới con mắt của một nhà nghiên cứu về đạo Phật, và dưới con mắt của một người thương người cùng chất lãng mạn của một nghệ sĩ, thi sĩ Đỗ Nghê nắm tay chúng ta và anh đã dắt chúng ta đi qua một dòng sông đời trôi qua mấy mươi năm rồi với biết bao gian truân, vinh nhục, được và mất rồi ra chỉ còn là “mênh mông” với “mênh mông…” thôi!!!. Chẳng còn lại gì! Chẳng còn lại chút gì!” (trang 141)

— Tô Thẩm Huy: Thơ Ngắn Đỗ Nghê… Thơ 5 chữ của ho Đỗ nghe như Kinh Kim Cang… Trích:

“Chỉ năm chữ, mà gói cả tư tưởng của Kim Cang Bát Nhã kinh. Năm chữ hiền lành. An nhiên, tự tại. Năm chữ đã biến cái phù du ngắn ngủi của thân phận con người thành vĩnh cửu. Đã biến Thơ Ngắn Đỗ Nghê thành tiếng thơ dằng dặc đến vô cùng.” (trang 152)

— Huỳnh Ngọc Chiến: Một Chút Lá Rơi… Nhà phê bình họ Huỳnh nói rằng thơ họ Đỗ đầy tâm sự. Trích:

“Anh có làm thơ đâu! Anh đang ngồi tâm sự. Với chính mình, với đứa con gái yêu muôn đời vẫn  “mãi mãi tuổi đôi mươi”! Những vần thơ bình dị, quá đỗi bình dị kia nghe mênh mang một nỗi đau rưng rứt. Dường như chính những điều bình dị nhất của thơ lại dẫn con người đi vào những cảm xúc mênh mông nhất. Nhưng những nỗi đau, những sự mất mát trong đời có khi là cơ duyên để ta hiểu cuộc đời hơn.”(trang 156)

— Phan Chính: Bên Bờ Mây Lãng Đãng… Thơ Đỗ Hồng Ngọc còn mang theo ánh sáng nhà Phật, trích:

“Anh viết “Nhẹ như không có/ Có mà như không…”, hay là “Thực chẳng dễ dàng/ Sống trong cái chết/ Và chết trong cái sống…”. Chỉ có ở người ngộ được cái giá trị cuộc sống nhân sinh theo triết lý Phật giáo trong cõi vô vi tự tại. Những tập sách  Nghĩ từ trái tim, Như thị, Cành mai sân trước, Gió heo may đã về… lại liên tiếp tái bản nhiều lần mà vẫn được đón nhận, là sao? Bởi trong đó không những mang cái tư tưởng Phật học,Thiền học mà sự biểu cảm chân thực của một tâm hồn thơ nên đã dễ dàng chạm đến trái tim của con người. Cũng không thể thoát ly khỏi phiền não trong cuộc sống rộn ràng, Đỗ Nghê bất chợt nhận ra mình “Lá chín vàng/ lá rụng/ về cội/ Em chín vàng/ chắc rụng về anh”. Và cũng không khỏi những vướng bận theo vòng hệ lụy: “Hoa vàng đã rụng đầy sân vắng/ Tình cũng ngùi phai theo tháng năm…”.(trang 160)

— Lê Ngọc Trác: Nắng Vàng Thơm Quê Nhà… Nhà phê bình họ Lê nhìn thấy nắng vàng trên trang giấy họ Đỗ. Trích:

“Chúng tôi nghe “nắng vàng thơm quê nhà” trong thơ Đỗ Hồng Ngọc. Nắng. Gió. Thấm đẫm yêu thương trong cuộc đời này khi mùa xuân đang đến gần với con người và đất trời…” (trang 167)

— Du Tử Lê: Đỗ Hồng Ngọc, Thơ Và Thiền Song Sinh? Có phải thơ họ Đỗ cũng là Thiền:

“Tôi thấy trong Đỗ Nghê không chỉ có một thi sĩ mà, thi sĩ ấy, còn song sinh với một thiền gia nữa. Như thiên/địa, nhật/nguyệt, tuy hai mà, thực ra cũng chỉ là một thôi.” (trang 179)

— Luân Hoán: Đỗ Nghê…  Nhà thơ Luân Hoán từ Canada gửi thơ về tặng nhà thơ Đỗ Nghê, trích 2 đoạn trong bài như sau:

“ông anh mang tên thật
lấp lánh ngọc màu hồng
hẳn ông muốn sống mãi
bên cạnh những mỹ nhân.

về ý nghĩa bút hiệu
tôi nghĩ hoài không ra
Nghê là một linh vật
trên đỉnh thờ trong nhà?” (trang 199)

— Phan Tấn Hải: Dịch thơ “Bông Hồng Cho Mẹ”…  Bài thơ của Đỗ Hồng Ngọc chỉ có 4 dòng, ghi hình ảnh ngày Lễ Vu Lan, và nhà báo họ Phan đã dịch sang tiếng Anh. Bản gốc và bản dịch như sau.

Bông hồng cho Mẹ

Con cài bông hoa trắng
Dành cho mẹ đóa hồng
Mẹ nhớ gài lên ngực
Ngoại chờ bên kia sông…

ENGLISH:

A rose for Mom

I put on myself a white rose
and give Mom a red one
Mom, be sure to put it on a lapel
Grandma is waiting at the other shore of the river…” (trang 191)

……………………………………………………………..

Tất cả các bài trong tuyển tập E-book này đã đăng rải rác trên trang nhà: https://www.dohongngoc.com/ Nơi đây độc giả có thể đọc nhiều hơn, kể cả nhiều bài trong nhiều thể loại.

NG-PTH

.

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to page 4
  • Go to page 5
  • Go to page 6
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 36
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Mười Hạnh Bồ-Tát PHỔ HIỀN
  • Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN
  • Nhớ Nhà Văn VÕ HỒNG với nỗi… “Cô Đơn Uy Nghi”
  • Quán Văn: NHỚ VÕ HỒNG
  • LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Sách mẹ đọc - Thư gởi người bận rộn - Bs. Đỗ Hồng Ngọc - Blog Nuôi Dạy Con trong Chữ “NHÀN”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (4): LỤC BÁT
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Hãy vui với tuổi vàng của mình

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email