Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Tôi thấy tôi thương những chuyến phà

24/07/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Tôi thấy tôi thương những chuyến phà

Đỗ Hồng Ngọc

 

Tôi thấy tôi thương những chuyến phà

 Ngàn đời không đủ sức đi xa…

Không phải thơ của tôi đâu! Nhại thơ Tế Hanh đó. Từ những năm 40 của thế kỷ trước, Tế Hanh viết:

Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu

 Ngàn đời không đủ sức đi mau

 Có chi vướng víu trong hơi máy

 Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau…

(Những ngày nghỉ học. Tế Hanh).

 

Thật ra mấy chiếc toa tàu chẳng nặng khổ đau gì đâu, khổ đau chẳng qua là do “lòng của người đi với kẻ về” kìa! Nhưng Tế Hanh quả cũng không thể ngờ rằng chẳng bao lâu sau đó, những chiếc xe lửa đầu đạn chạy nhanh như gió với tốc độ 300 km/giờ và nay đã lên đến 500 km/giờ!

Phà ở quê mình thì khác. Hằng trăm năm nay vẫn ì ạch nối đôi bờ. Thế rồi một hôm bỗng bị người ta vứt lên cạn. Xẻ thịt. Bán ve chai… Không ai còn cần tới nữa! Người ta nay đã có cầu. Những chiếc cầu ngạo nghễ, nghênh ngang vươn giữa dòng sông.

Nhưng, hãy đợi đấy! Với tình hình hiện nay, đến một lúc khi mà “sông kia rày đã nên đồng” thì những cây cầu cũng sẽ bị xẻ thịt, bán ve chai… “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”, là cuốn sách của bạn tôi, bác sĩ, nhà văn Ngô Thế Vinh báo động gần hai mươi năm trước, nay gần như đã hiện thực. Gần đây, Ngô Thế Vinh còn có loạt bài nêu vấn đề phải chăng cần làm đê ngăn nước mặn tràn bờ và làm những hồ chứa nước ngọt ở U Minh Đồng Tháp, một khi nước ngọt sắp trở thành một thứ “vàng xanh”!

 

mênh mông sông nước miền Tây
(Nguồn: Internet)

 

Những ngày cuối năm, tôi vội vã đi một vòng qua những chuyến phà. Hết rồi phà Rạch Miễu. Hết rồi phà Cần Thơ, phà Mỹ Thuận. Hết cả phà Hàm Luông. May còn Cổ Chiên. Cổ Chiên thiệt ngộ. Ngay cái tên nghe cũng khoái rồi. Cổ Chiên khác Cần Thơ, Rạch Miễu. Nó dài và rộng hơn, và đặc biệt, nó gần biển hơn nên lắc lư với sóng và gió biển, đến nỗi tưởng mình đang vượt biển trong khi những phà khác chỉ vươn qua một dòng sông! Đi trên phà Cổ Chiên… sắp dẹp, đã nghe có cái gì khang khác: không còn ung dung, thư thả, mà hấp tấp vội vàng. Ai nấy như bực bội, cáu gắt hơn, kể cả những nhân viên phục vụ. Họ sẵn sàng quát tháo, to tiếng. Không một tiếng rao. Không một tiếng đàn, tiếng hát… Rời Cổ Chiên, tôi qua Đình Khao rồi Vàm Cống, An Hòa, Cao Lãnh, Mỹ Lợi… Không kể phà Cát Lái, Bình Khánh, Thủ Thiêm vốn gần gũi thân quen.

Đi cho hết phà. Bởi vì rồi đây phà sẽ vắng dần rồi tắt ngủm. Như những cây cầu khỉ và áo dài trắng nữ sinh. Và, như những dòng sông…

Phà đúng là ngàn đời không đủ sức đi xa! Chỉ bờ này bến nọ. Nối những niềm vui, những nỗi buồn, những đợi chờ… “Em đi mau kẻo trễ chuyến phà đêm… qua bến bắc Cần Thơ”(Chiếc áo bà ba, Trần Thiện Thanh)… Hồi đó trong Nam phà gọi là “bac” – tiếng Pháp- chạy có giờ. Ban đêm phà nghỉ. Trễ một chuyến phà là trễ biết bao nhiêu!
Phà chẳng những không đủ sức đi xa mà còn không đủ sức đi mau. Nó ì ạch một cách dễ thương. Ai vội vã mặc ai. Nó cứ ì ạch, khệnh khạng, làm như không nỡ rời bến, không nỡ cặp bờ… Há mõm thật to bên này nuốt gọn dòng người dòng xe rồi há mõm thật to bên kia nhả dòng người dòng xe ra cứ như một con quái vật hiền lành.
Và những chuyến phà trăng. Nó ì ạch chở trăng đi. Nó nhích từng bước như sợ trăng tan. Lòng người cũng nhẹ tênh, dãi cùng trăng sáng. Bỗng nhớ

Có ai về miền tây/ lúa mùa thơm, thơm mãi/ dừa xanh nghiêng chênh chếch/ cá ngược dòng sông đầy… Có ai về miền tây/ mái nghèo nhưng mà đẹp/ má gầy nhưng mà xinh…(Y Vân).

 

Phà Cổ Chiên về Trà Vinh
(nguồn: Internet)

 

Có những cuộc tình phà. Làm như khi người ta lên phà, rời bến, người ta sống một cách khác rồi. Lòng rộng mở cùng sông nước, chập chùng cùng bãi bờ. Người ta bỗng dễ thương chi lạ. Nếu không, đâu có L’Amant (Người tình) của Marguerite Duras thuở nào…
Một ông bạn “đào hoa” của tôi nói, qua phà, một cơ hội tốt để làm quen, đế tán tỉnh… Ai cũng đẹp ra, thảnh thơi ra, mở lòng ra. Người ta hình như đã bỏ đi trên bờ kia bao nhiêu nhọc nhằn, bao nhiêu khổ lụy. Chỉ có ở trên phà, người ta mới dễ mời mọc xâu nem, bịch bánh tráng, mía, bắp, trái cây các thứ. Chỉ có ở trên phà, người ta mới dễ nhũn lòng với tiếng hát tiếng rao. Sau những giờ cá hộp nhọc nhằn, sau những giờ chờ đợi mướt mồ hôi, người ta uống vội trái dừa tươi hay ly trà đá để kịp chen chúc xuống phà. Nhẹ nhõm, sảng khoái, lâng lâng. Phà vì thế mà.. rất phà!

Tôi còn có một kỷ niệm với Phà Rừng, một đêm trăng. Đó là năm 1978, lần đầu tiên ra miền Bắc. Phà Rừng. Phà qua sông Bạch Đằng. Không thể cầm lòng mà không thử nhúng chân xuống nước, để nghe rờn rợn lời của dòng sông “…Bạch Đằng giang sông hùng dũng của nòi giống tiên rồng, giống Lạc Hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung…” …

(ĐHN)

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn (5.7.2020)

08/07/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn (5.7.2020)

“Ra mắt” ĐỂ LÀM GÌ để làm gì?

Mình không có ý định “Ra Mắt” cuốn ĐỂ LÀM GÌ để làm gì, vì vốn nó chỉ là một Tạp tuyển những bài viết ngắn ưng ý như một kỷ niệm trong buổi “về thu xếp lại” này thôi, nhưng truyền thống của các Nhà xuất bản nói chung cũng hay: Ra mắt là dip để “giao lưu” giữa tác giả và người đọc, và quan trọng không kém là để quảng bá, giới thiệu tác phẩm mới đến bạn đọc, nếu không, sách “ế” cũng nguy, nhất là trong thời Cô-Vi này. Sách mình xưa này không đến nổi ế, tuy chưa “best seller” như cuốn Gió heo may đã về dạo nọ, nhưng các nhà xuất bản đều gọi là loại “long seller” mà!

Sau cùng mình chọn làm buổi “gọi là ra mắt” nho nhỏ, kín đáo một chút, riêng tư một chút, thân mật, gần gũi ở ngay trong Nhà xuất bản thay vì làm “hoành tráng” ở Đường Sách đông đúc nhộn nhịp.

Chỉ khoảng 40-50 bạn tham dự, cũng ngộ là thấy có lớp trẻ cũng khá đông. Mình gởi bạn vài hình ảnh và mấy lời phát biểu của các “trưởng lão” được một bạn ghi lại vậy nhe.

MC Xuân Huy dặn bác Ngọc phải ngồi hàng dưới kia, chờ con giới thiệu xong sẽ lên “giao lưu” nhé. Mình nói không. Ở đây ai cũng quen biết nhau cả mà. Không cần phải bày đặt, hình thức làm chi!

Chủ nhật 5.7.2020
tại Nhà xuất bản Tổng hợp Tp.HCM

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Lệ Uyên đến sớm nhất, Hoàng Kim Oanh ôm theo một bó hoa cúc vàng, Nguyên Cẩn, Ngô Tiến Nhân, Nhật Chiêu rồi Huỳnh Ngọc Chiến, Trần Đình Sơn, Hoàng Anh, Trần Quang Hiếu, Hồng Vân… và khá đông các bạn trẻ.

Hoàng Kim Oanh, tiến sĩ văn chương, nói về lối viết… “văn nói” của ĐHN

 

Nhà văn Nhật Chiêu nói đọc ĐHN có lúc thì cười tủm tỉm có lúc thì cười ha hả…

 

Nhà nghiên cứu Phật học, Huỳnh Ngọc Chiến (tác giả “Lai rai chén rượu giang hồ” ngày trước, nay đang viết “Lai rai câu kệ Lăng Già”) phát biểu về cách viết của Đỗ Hồng Ngọc trong lãnh vực nghiên cứu Phật học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngô Tiến Nhân: “Không làm gì mà làm tất cả. Làm tất cả mà cũng không làm gì”… Nguyên Cẩn (áo xanh): ĐHN viết như bông lơn mà càng đọc càng thấm…

 

 

 

 

Hoàng Anh nhắc lại chuyện xưa, với cuốn “Viết cho các bà mẹ…” của ĐHN và về cậu con trai nay đã là một vị bác sĩ.

 

 

 

 

 

 

 

 

… và Trần Đình Sơn, Nhà NC Phật học…

 

Bất ngờ có một cô bé, tự giới thiệu mình tên là Đỗ Hồng Ngọc Uyên, quê Quảng Nam, xin chụp với bác Ngọc tấm hình để gởi về cho Cha ( Cha cô là người đã đặt tên cho cô), vì ông là độc giả của ĐHN từ lâu…

 

 

 

Rồi ký tên cho bè bạn thân quen…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Tư Tường Minh, thay mặt NXB gởi một bó hoa đẹp.

 

 

 

 

 

 

 

Dưới đây là một vài phát biểu:

Nhà văn Nguyên Cẩn

Anh Ngọc với tôi là bậc thầy về y học , đàn anh về Phật pháp và văn chương . Lối viết của anh đáng học hỏi : viết nhẹ nhàng tưởng chừng không có gì như bông lơn nhưng càng đọc càng thấm. Về cuốn Để Làm Gì , tôi mới cầm sáng nay nên chỉ đọc phớt qua phần đầu anh viết về An lạc. Qua đó anh phân biệt rõ hạnh phúc (happiness) không phải là an lạc (well- being) ví như cô hoa hậu đăng quang hôm trước , hôm sau đã bị vây quanh với bao âu lo hay như một người trúng Vietlott phải đối phó phiền muộn từ những người thân ngay sau đó.  An lạc là một phẩm tính đến từ tâm tĩnh tại và quan trọng là phải có tuệ giác mới lĩnh hội được. Cũng rất tình cờ tôi lật những trang cuối sách thấy bài viết về Ngọn lửa, từ ngọn lửa của Phật mà có người hỏi nếu có nhiều người chia lửa, liệu có hao hụt đi không? Nhưng câu trả lời đã rõ : càng nhiều người thì ánh sáng càng lan toả chứ chẳng hề hao hụt. Tác giả liên tưởng tới ông thầy: nếu chỉ truyền trao kiến thức một cách lạnh lùng trong thời buổi Google có thể trả lời mọi thứ thì có nhất thiết phải có thầy không? Ông thầy theo DHN là người truyền lửa , phải thổi niềm đam mê tri thức hay sự yêu thích nghiên cứu cho học trò, thậm chí sự dấn thân vào đời trong tâm thế tích cực cũng đến từ người thầy, nếu không làm được thì vai trò người thầy hết sức mờ nhạt. Phải chăng ông thầy bs DHN cũng đã từng là người truyền lửa cho bao thế hệ bác sĩ. Tôi cũng là một thầy giáo nên rất thấu hiểu điều này. Đấy là những điều tâm đắc tôi cảm nhận khi cầm sách đọc thoáng qua sáng nay. Chắc là còn bao điều lý thú nữa dang chờ người đọc khám phá nơi cuốn sách hấp dẫn trên 400 trang này .

 

Nhà văn Nhật Chiêu:

Để làm gì nghĩa là chẳng làm gì theo quan điểm vô vi như hình bìa, một chữ “Không” khép lại. Cái hay của DHN là viết có vẻ không nghiêm túc mà vẫn chuyển tải điều cần chuyển tải. Đọc anh lúc thì tôi cười tủm tỉm, lúc thì cười ha hả! Ai đọc Sến Già Nam cũng thích…! Nói một cách nào đó ĐHN trở về tâm thức trẻ thơ mà trong triết học đó là trạng thái trở về sau khi người ta ngao du trong bể kiến thức rồi cuối cùng tìm về như một đứa trẻ nhìn cuộc đời và ĐHN đạt được cảnh giới đó . Khi nói ĐHN viết ko nghiêm túc cũng nằm trong ý đó, viết giản dị nhất có thể mà vẫn khiến người ta hiểu và cảm điều mình cần nói, ko cần khoa trương , triết luận chi nhiều. Người viết nào cũng mong như thế

 

Ngô Tiến Nhân:

Đỗ Hồng Ngọc là ai, khó mà định danh. Là bác sĩ, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu Phật học?… Theo tôi, anh là một thi sĩ. Có chất thơ trong văn anh, trong các bài viết tản mạn, trong các ký họa của anh. Lãng đãng nhưng chăm sóc rất kỹ, trau chuốt nhưng không làm dáng, lững thững, cà rỡn mà sâu sắc. Anh có cái hồn nhiên ngay cả trong học Phật, đạt một tâm thái vô vi, tự tại của một người… vô sự! Không làm gì mà làm tất cả. Làm tất cả mà cũng không làm gì. Để Làm Gì là vậy.

 

Thân mến,

Hẹn thư sau,

Đỗ Hồng Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

Giao lưu tác phẩm ĐỂ LÀM GÌ của Đỗ Hồng Ngọc

30/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

N.Q.Chơn đọc “Để làm gì” của Đỗ Hồng Ngọc

28/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“Để làm gì” của Đỗ Hồng Ngọc

Nguyễn Quang Chơn (Đà Nẵng)

Tập sách của anh Đỗ Hồng Ngọc gởi bằng bưu điện, đến với mình vào đúng trưa mồng năm tháng năm âm lịch, ngày giỗ ông Khuất Nguyên. Sách được anh bọc cẩn thận trong một bao gương sạch, đẹp, với “người gởi”, “người nhận” rõ ràng, trang trọng.
Tập sách này đã được thấy, đã được nghe, trên trang nhà dohongngoc.com của anh rồi. Mình đã từng tìm trong hiệu sách mà không thấy. Giờ nhận quà từ tác giả qua bưu điện, thấy cuốn sách đẹp hơn, giá trị hơn và…nặng ký hơn!…
Đó là cuốn “Để làm gì” của anh mới in tháng 5/2020. “Để làm gì” không hỏi, chấm, làm người ta dễ đặt câu hỏi: ông đặt tựa như vậy để làm gì?
“Để làm gì” thì thường ở thể nghi vấn, còn được dùng ở thể khẳng định nữa. Nên phải đi kèm với dấu hỏi hoặc dấu than. Còn ở đây không có dấu gì, dạng “trung tính”, thì phải xem trong đó ông ấy viết gì!…
Đọc lời mở. Đã thấy sơ sơ ý của tác giả. Lật trang kế tiếp, đã thấy bài quen quen. Tiếp tục cũng quen quen. Vậy ra anh chọn lọc những bài ký, bài tản mạn…đã in rải rác đâu đó trên nhiều ấn bản để làm thành một selection kỷ niệm tuổi 80, cái tuổi mà anh hay nói với tôi là “già tới nóc”. Bộ già tới nóc là hết già rồi sao? Già thêm một tí nữa thì sẽ lọt qua cái nóc, rớt cái bịch không chừng. Có lẽ bởi thấy mình tới nóc. Nên anh dừng…già lại, giở mấy cuốn sách cũ ra xem. Hứng, nên chọn. Vui, nên gom lại một tập. Rồi anh lại nghĩ. Mình viết nhiều, in nhiều, nhiều thể loại. Từ thơ, văn, đến nghiên cứu, khảo luận, và nhất là Phật pháp. Rồi anh hỏi. Mình viết nhiều vậy “để làm gì?” Biết đâu có ai đó đọc xong rồi tặc lưỡi, viết mấy cái này chi, chẳng “để làm gì!” Hoặc, một người lững thững, “để làm gì….”…
Nên chi, thôi thì tập hợp lại mấy bài viết hồi hườm hườm, hồi già già, hồi già tới nóc, mà chỉ là những tản mạn, những ký. Dạng văn này thì nó không làm nhọc lòng ai, người đọc không nghĩ ngợi chi nhiều, không đi sâu vô một cái gì, nó vui vui, nó chẳng làm gì…., và, vì vậy, anh lấy một cái tựa “Để làm gì” để dành cho độc giả ghi tiếp thêm, sau khi đã đọc. Người thắc mắc thì thêm dấu hỏi (?). Người không ưa thì thêm dấu than (!). Và người trầm tư hơn thì thêm ba chấm (…)…
Nhưng tuyệt vời nhất là ông hoạ sĩ Mai Quế Vũ, ông trình bày cái bìa với một nét cọ mực xạ hình tròn phóng túng ôm cái tựa “Để làm gì” của tác giả. Cái vòng tròn mang “tánh không” đó là đủ bao trùm cả dấu hỏi, dấu than, dấu chấm, dấu gì gì đó nữa hết rồi. Bởi dấu nào cũng rứa, cũng là không! Cái ánh sáng màu trắng tinh khôi không sắc màu kia chẳng phải đã mang đủ trong nó cả đỏ xanh vàng lục lam chàm tím…đó ư?
Nên chăng, “để làm gì” của ĐHN đã có đủ các dấu trong đó rồi. Đọc đi, rồi nghĩ gì thì nghĩ, để làm gì cũng được!…
Nguyễn Quang Chơn
Tối thứ bảy, 27/6/20

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

Ngãnh Tam Tân (LaGi)

28/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn,

Ngãnh Tam Tân (LaGi)

 

Bài viết La-Gi Du Ký rất thú vị của nhà văn Nguyễn Lệ Uyên khiến có bạn hỏi thêm mình về địa danh “Ngãnh” khá lạ lùng ở vùng này.

Xưa, từ Lagi quê nội của mình về quê ngoại ở Phong Điền, Hiệp Nghĩa chỉ cách chừng 15-16km, nhưng toàn phải đi đường biển, ngang qua Nước Nhỉ (giếng Nguồn Chung) rồi đến Ngãnh Tam Tân (nay là Tân Hải), vượt thêm đoạn đường dốc, rừng rậm… đến Cầu Cui, cầu Quan qua sông Đợt mới về đến ngoại, gần chân núi Tà Cú. Vùng này thời đó còn có cọp lộng hành, ra bắt người ăn thịt.

Làng chài Tam Tân ngay sát Ngãnh khá trù phú, là quê của cậu Nguiễn Ngu-Í (Nguyễn Hữu Ngư), nơi đây ngày nay còn ngôi mộ của ông và gia đình.

Lúc nhỏ, đi qua Ngãnh mình sợ lắm. Rừng mênh mông, âm u, có một hồ nước đen ngòm chảy tràn ra biển, có khi rộng đến vài chục mét, sâu đến bụng (cậu bé là mình). Nghe Má kể lúc đám cưới Má, phải cưỡi ngựa để đi qua dòng nước ở Ngãnh, có lẽ do mặc đồ cưới không thể lội nước, chớ bình thường bà vẫn gánh cau trầu đi bộ dọc biển xuống tận chợ Lagi bán, do vây mà gặp Ba mình. Bà thì giỏi, tảo tần, lo buôn bán, làm ăn, trong khi ông thì… công tử ở Chợ, chơi violon, đóng kịch, thỉnh thoảng còn mời bạn bè là ca sĩ ở Saigon ra Lagi hát hò! Chuyện sẽ kể sau khi có dịp.

Từ “Ngãnh” không thấy có trong Tự điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1988. Chỉ có “Ngoảnh”…

Phan Chính, tác giả địa phương chí viết nhiều sách báo về văn hóa, địa danh của vùng đất cực Nam trung bộ là Hàm Tân, Lagi (tỉnh Bình Tuy…) này, tuy có nhiều tài liệu phong phú nhưng cũng khá lúng túng. Trong bài Nghĩ về địa danh Ngảnh Tam Tân đăng trên báo Bình Thuận, anh viết:

BT- Đó là một đoạn bờ biển có cảnh quan đẹp. Cách xa bờ khoảng 50m nổi lên một cụm đá lô nhô như đang khỏa mình với những làn sóng êm ả không ngớt dội vào. Ngảnh Tam Tân thuộc xã Tân Tiến cách trung tâm thị xã La Gi khoảng 12 km. Đây cũng là địa danh nổi tiếng gắn liền với khu di tích Dinh Thầy Thím huyền thoại và nay đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng.

Không những với khách xa đến mà kể cả người địa phương vẫn đặt ra những câu hỏi về địa danh Ngảnh Tam Tân? Với người dân bản địa thì đã trở thành quen thuộc nhưng khi gợi lại mới thấy thật sự bồi hồi tưởng chừng đang trở về với vùng đất “địa linh” của người xưa thuở còn hoang sơ. Từ “ngảnh” ở đây là chỉ về một địa hình thiên nhiên rất đặc trưng. Nhưng với ngữ âm thường gặp khi nói về địa hình dọc dài vùng biển từ miền Bắc vào Nam chưa ở đâu có từ “ngảnh”. Địa hình ghềnh, gành, mỏm, mỏ, mũi… là phần đất có đá từ bờ nhô ra sông, biển thì có nhưng “ngảnh” thì lại không… (Phan Chính).

May thay, mình tìm thấy từ Ngãnh (dấu ngã) trong Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức-Lê Ngọc Trụ 1970 tại Saigon (Nxb Khai Trí):

 

—  https://ia800603.us.archive.org/26/items/viet-nam-tu-dien-khai-tri-1970/viet-nam-tu-dien-khai-tri-1970.pdf

Viêt Nam Tự Điển Khai Trí- 1970, trang 1013

Ngãnh: Phần đất đột ngột nhô ra biển, không lớn không dài, thường có những gộp đá.

***

Lần này đi với Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Kim Quy, Nguyễn Lệ Uyên về quê nhà LaGi, Tam Tân (nay là Tân Hải), mình tìm thăm nhà bà con cũ ở Tam Tân, gần như không còn ai, hỏi những người cao tuổi… thì đều đã qua đời. Nhà Bà Năm, Má cậu Năm Chi, có cái giếng nước ngọt nổi tiếng cả vùng, nay con cháu đã bán đất, lấp giếng…

Tam Tân, một vùng chài lưới đầy những rặng dừa xanh mát bỗng chốc… bê tông hóa gần hết. Không buồn sao được! May rồi cũng gặp được vài người trẻ, thế hệ thứ hai thứ ba gì đó… hỏi ra chỉ ngậm ngùi như… Từ Thức bơ vơ. Mới 70-80 năm chớ có xa xôi chi lắm đâu!

Xin gởi vài tấm hình bạn coi thôi vậy nhé.

Internet
Ngãnh Lagi, Bình Thuận

 

nhớ Má (Nghê Thị Như và cậu Nguyễn Ngu Í, tức Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiệb, theo cách viết của ông)

 

 

 

Dòng nước đổ ra biển ở Ngãnh giờ cũng mênh mông! Nay đã là khu chợ cá biển, ghe thuyền về tấp nập, cách Dinh Thầy Thím chỉ vài cây số. (Ảnh ĐHN 21.6.2020)

 

Ngãnh Tam Tân LaGi. Hòn Bà xa xa… (ảnh ĐHN, 21.6.2020)

 

Do Hong Ngoc ngồi “thiền” trên gộp đá Ngãnh (ảnh NLU)

Nhóm bạn đến Ngãnh Tam Tân (6.2020).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐHN lang thang một mình ở Ngãnh Tam Tâm (ảnh MTriết, 21.6.2020)

Hẹn thư sau,

Thân mến.

Đỗ Hồng Ngọc

(Saigon 28.6.2020)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Nguyễn Lệ Uyên: La-Gi Du Ký

26/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

LA-GI DU KÝ

Nguyễn Lệ Uyên

 

Khi không hai ông “bạn trẻ” đốc tờ gọi, một ông lúc chiều tối, ông nọ lúc giữa trưa, cách nhau chừng 10 tiếng, hỏi “có muốn rong chơi không?”. Dĩ nhiên nhận lời ngay, nhưng bụng dạ thì cứ sôi rồn rột. Vì các chàng đều là dân “bảnh tỏn” trong khi mình lại là tay kiết xác mà ham vui!

Tôi cũng biết tỏng từ lâu, hai ông đốc tờ cộng với ông họa sĩ thì chưa chắc “chân cứng đá mềm” bằng phía trái không thuận của anh chàng nông dân xứ xương rồng trong chuyện leo trèo chạy nhảy; cho nên có giang hồ cùng trời cuối đất thế nào cũng chấp cả “cơm sôi” với “nhớ nhà”.

Xe đón ở ngả tư Hàng Xanh. Dòm vào đã thấy có hai trợ lý, một cho ông bác sĩ, một cho họa sĩ. Kể ra như vậy là khá an toàn.

Từ trái: Nguyễn Lệ Uyên, Đỗ Hồng Ngọc, Lê Ký Thương, Thân Trọng Minh.
(Đập Đá Dựng, Lagi 20.6.2020)

Nơi đến là nơi tôi đã từng đến, đã bỏ lại trong phút chốc nhà cao tầng chen chúc, xe cộ nối đuôi, ồn ào, khói bụi xập xình… Giờ thì đang băng qua những con đường quanh co; lúc thì chìm lút vào giữa rừng cây thưa, khi lòi ra giữa cánh đồng vắng có đàn cừu, vài con cò trắng bên cạnh đàn bò thong thả gặm cỏ. Yên bình đến lạ.


Internet.
Đập Đá Dựng (tình Bình Tuy, Hàm Tân, LaGi 1957)

Xe qua chân núi Chứa Chan, rẽ vào Hàm Tân và dừng ở La Gi, quê hương của Đỗ Hồng Ngọc, đúng 10 giờ sáng, uống cà phê sát bờ sông Dinh, bên đập Đá Dựng.  Anh giới thiệu con đập này được TT Ngô Đình Diệm cho xây dựng vào năm 1957 (tỉnh Bình Tuy) để dẫn nước tưới cho cánh đồng phía trên. Thuở nhỏ, anh và bạn bè thường cởi truồng đứng trên thân đập lao xuống, ngoi ngót giữa trưa nắng. Đập không rộng, không có dáng hùng vĩ như Đồng Cam, nhưng hai bờ cây rừng chen khít, tầng lá xanh che kín, thỉnh thoảng nhô lên mái ngói đỏ, những cây phượng vỹ chói rực bên bờ tây, gần hơn chút, ngày xưa là chùa một cột đứng thoi loi bên mé sông (đã sụp đổ lâu rồi). Giá như không có phiên bản này, tôi nghĩ, dòng sông Dinh sẽ thơ mộng hơn, hoang dã như nó đã từng trước đó. Cũng may, chủ nhân quán này còn biết tôn trọng thiên nhiên, cứ để những cây rừng đứng chung với bàn ghế trong sân: những cây duối, cây bàng lẻ, thao lao và dây leo quấn quanh.

 

Tù trái: MTriet, Do Hong Ngoc, Nguyen Le Uyen, Le Ky Thuong, Kim Quy, Than Trong Minh (Lagi, Đập Đá Dựng 20.6.2020) 

 

La Gi rộng, nhưng không sầm uất, như một cô gái quê đội nón lá, mặc áo mới, chân đi guốc lên phố chợ. Vẻ mộc mạc, chơn chất vẫn còn ở những con đường quanh co, còn biết nhớ đến các bậc danh nhân để đặt tên đường. Tôi thực sự xúc động khi vòng qua đường Trương Vĩnh Ký, uốn lượn, vòng vèo như đang đi trong đường làng… Mấy nơi được như chốn này?

Xe đi tiếp xuống Ngãnh Tam Tân nay còn có tên Mỏm Đá Chim thuộc xã Tân Hải, chừng 12 cây số. Hai bên đường là vườn cây thanh long héo rũ, gãy đổ. Tôi hiểu thân phận của các “ông vua” hơi hám du lịch biển dẫn đến “tra tấn” thiên nhiên là chuyện thường tình ở xứ sở sặc mùi kim tiền, thiếu vắng niềm ân ái hòa đồng với đất trời.Và, tôi hiểu vì sao, khi kể chuyện Hàm Thuận, Hàm Tân, La Gi từng là nơi bò rừng, mển, cọp, beo… quần tụ dưới tầng cây cao thấp đã bị xóa sạch vết chân, anh Ngọc kể với giọng ngậm ngùi. Đâu chỉ riêng quê anh vắng tiếng gầm cọp beo, mất hút những tiếng “tác, tác” của mển, cheo, tiếng gà rừng gáy trưa… cả đất nước này, cả thế giới đều lâm vào thảm trạng não nề đó.

12 giờ trưa tới Dốc Trâu, những động cát trắng phau, cao ngút nối dài tới gần Ngãnh. Đứng dưới phải hất mặt lên mới đụng ngọn. Vẻ hoang sơ của nó đang bị tô vẽ bộ mặt mới. Những cọc bê tông cắm xuống, hàng rào lưới quây nhốt gà vịt, vài nhà cao tầng chen ngang… Nhìn ngang, ngó dọc, Thân Trọng Minh kêu lên, Dốc Trâu đẹp quá, có khi còn đẹp hơn Dốc Lết! Không rõ, nếu Huyền Chiêu Khuất Đẩu mà nghe “phát ngôn” này có dậy lòng tự ái hay không?

 

Dốc Trâu. Bãi biển đầy thuyền thúng. Xa xa là Hòn Bà, Lagi

 

Bữa trưa đúng phong vị biển, bởi nơi quán tiếp với biển với những thuyền thúng câu mực, thả lưới bắt cua ghẹ đang thả mình trên bãi sau một đêm dài lên đênh trên ngọn sóng. Nếu như các cụ Tản Đà, Vũ Bằng có sống lại và ngồi đây, lúc này, hẳn cũng không thể lắc đầu, bởi sự chọn lựa món ăn từ một người sành ăn như anh Minh thì không ai chê nổi. Trước đó mấy phút, các vệ binh của Long hải Diêm vương còn vươn vòi, ngo ngoe càng, giương vây bơi lội quanh hồ nhỏ, giờ đã đổi màu nằm im trên dĩa: mực luộc, tôm hấp, cua biển rang me, cháo cá mú… khiến tôi có cảm giác như chiếc bàn ăn sắp bị lún sâu xuống nền cát vài phân!

 

Mùi gió biển, mùi tôm cua, sóng biển vỗ rì rào, chân trần chạm trên nền cát ướt và những chàng thanh niên U 80 như đang ở một thế giới khu biệt với cái ồn ào “dzô, dzô…” rất kém vệ sinh trong thành phố.

Trong bữa ăn đầu tiên (của chuyến “đi bụi”), chỉ quan sát lần đầu, tôi đã khám phá ra điều thú vị: Trời sinh ra cha con Thân Trọng Minh và Triết là một cặp đôi hoàn hảo, là hai người bạn nâng đỡ và chia sẻ cùng nhau. Không có hai người thì món ăn kém hương vị, ly rượu mất chất ngọt ngào, khói thuốc không còn những vòng trắng mơ mòng khiến sóng biển thôi vỗ vào bờ và nước biển cũng nhạt đôi phần?

Nhưng với chàng họa sĩ Cóc thì ngược lại. Chừng mực như một vị chân tu. Ăn nói nhẹ nhàng, bước chân rón rén… Vì vậy tôi mới rõ vì sao anh bị “cà lăm” với mối tình đầu và mãi mãi cà lăm với những mối tình không tên tuổi, khiến anh trút hết tinh lực vào những đường nét, màu sắc trên những bức tranh của anh lúc nào cũng mang phong thái của tuổi dậy thì, khiến chị Kim Quy phải lòng, khiến những bức tranh anh tặng (Bến đỗ), tôi luôn treo ngược lên vách: doi đất hay thuyền câu giữa dòng sông, hai bờ cây cong xuống điệu đà xanh mướt tôi lật chổng lên cho mặt trời thành mặt trăng ngâm mình giữa dòng nước lạnh băng của Lý Bạch?

Riêng ông bác sĩ, nhà thơ, du sỹ, thiền sỹ, cư sỹ… thì phong thái đời và đạo trộn lại làm một. Từ cái ăn, cái ngủ chí cách đi đứng nói cười…tôi có cảm giác thiệt và giỡn nơi anh chính là giỡn và thiệt. Anh thở mà không thở, ăn như không ăn mà ăn! Đáo bỉ ngạn rồi chăng? Đêm ngủ cùng phòng, anh cho ếch kêu vang dậy, lúc ồm ộp, khi nỉ non ai oán như mùa chúng động dục, đến nỗi tôi phải vác chăn ra hành lang nằm, phải thêm vài ba ly rượu để ngủ vùi. Nhưng khi ngâm mình dưới nước biển, tôi mới “ngộ” ra: ếch kêu là ếch không kêu. Những tối tiếp theo, tôi đánh một giấc dài không mộng mị chiêm bao. Anh xem, tôi cũng mon men tới chỗ “đạo khả đạo phi thường đạo” rồi đó chăng?

Đỗ Hồng Ngọc (Ngãnh Tam Tân, Mõm Đá Chim 21.6.2020, ảnh NLU)

 

Đây là lần thứ hai tôi đến Ngãnh, mỏm Đá Chim, Tân Hải – La Gi. Nhưng nếu có lần thứ ba, thứ tư… tôi vẫn. Bởi đây là vùng biển còn hoang sơ, chưa bị nền văn- minh-công-nghiệp-không-khói tra tấn.

 

 

Bãi nông, cát trắng phau, dấu chân người và rác thải vẫn còn mắc cỡ. Bến cá thu nhỏ một góc rất sạch sẽ. Người dân thì hiền và chơn chất như thời cọp beo đông hơn người xứ này. Rổi bờ chào mời các loại hải sản nhưng không chèn ép, thách giá… khác xa với cái táp nham của biển Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn… Nhưng liệu nó còn trụ vững tới bao lâu khi mà nước biển mát lạnh giữa mùa hè, sóng lăn tăn không ồn ào dữ dội. Không ai đoán được. Vì những cọc bê tông đang thọc sâu xuống nền đất, rải rác quanh đây. Thôi thì cứ theo phép thắng lợi tinh thần giỡn là thiệt, ếch kêu là ếch không kêu, tha hồ ngâm mình vẫy vùng một góc hẹp ở biển, hít thở khí trời trong veo chót Mỏm Chim, vùi trong nắng và gió ở Ngãnh phủi gọn mọi triền phược đeo bám quanh người.

 

Nhóm bạn “giang hồ vặt”
20.6.2020

 

 

Khu mộ Nguyễn Hữu Ngư (Nguiễn Ngu-Í) tại Ngãnh Tam Tân (ảnh ĐHN, 2020).

 

 

 

 

 

 

 

Ngay tại Ngãnh Tam Tân này còn có ngôi mộ của nhà văn Nguiễn Ngu Í và song thân.  Tôi nghĩ cụ Nguiễn Ngu Í đã chọn mảnh đất tuyệt đẹp này làm nơi an nghỉ cuối đời là hoàn toàn đúng đắn. Lắm người ao ước mà biết có được chăng?

Hôm sau, anh Đỗ Hồng Ngọc lại hướng dẫn ra Phan Thiết theo con đường sát biển để ngắm nhìn nước biển trong xanh, trời xanh mây trắng, nhìn bãi Đá Nhảy từng hòn chồng lên nhau, làm tôi nhớ mấy câu thơ của Nguyễn Đức Sơn:

“Trên biển vắng bánh xe đời lóc cóc

Anh thật tình mát mẻ giữa hư vô”

(Dặn dò một mai, NĐS)

Bãi Đá Nhảy (Kê Gà, ảnh NLU)

 

Đây là vùng Mũi Kê Gà nổi tiếng với Hải đăng trên trăm năm. Cuối bãi Đá Nhảy có thể nhìn thấy Mũi Né xa xa, định vị được lầu Ông Hoàng. Trước khi ăn món cơm gà đặc sản Phan Thiết, anh đưa chúng tôi đi thăm Thanh Minh Tự, xem cây me trên 200 tuổi giữa trưa nắng chan chan. Ngôi chùa nhỏ, ngói tường, rường, cột kèo xiên trính từ xa xưa còn sót lại lẻ loi, lạc lõng giữa những căn biệt thự, nhà, phố sầm uất, thênh thang…Không quên ghé thưởng thức món chè Mộng Cầm thiệt ngon.

 

Thanh MInh Tự, Phan Thiết

Đoạn trở lại Mỏm Đá Chim, không theo đường cũ mà vòng qua núi Tà Cú, tôi mới chợt nhớ quê hương của Đỗ Hồng Ngọc còn có một ông nhà văn Nguyễn Hiệp, nhà dưới chân Tà Cú, với truyện Dưa huyết đọc rất ấn tượng, rồi lại lai rai nhớ ra xứ Phan Thiết Bình Thuận có rất nhiều người tài hoa, lớp trước lớp sau kể không hết: Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Nguyễn Bắc Sơn, Phạm Văn Nhàn, Nguyễn Hiệp, Nguyễn Như Mây, Đồng Chuông Tử, Hồ Việt Khuê, Liên Tâm… Hèn chi mà mọi người dân già trẻ gái trai đều biết đến anh, nhớ đến ông BS ra tay chữa bệnh cho em bé không cần thuốc (em bé nay đã là thiếu nữ 20 tuổi). Tình cờ đọc được tạp bút của Bạch Vân Nhi trên giai phẩm Hoa Biển (tháng 4-2020 chi hội VHNT La Gi), có đoạn ngắn nhưng vô cùng trang trọng: “Mình cũng luôn tự hào rằng quê mình có những người giỏi giang như bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc… nhớ Lê Quý  Đôn viết trong Vân Đài Loại Ngữ: Người ơ vùng biển thì giàu trí tuệ, người ở vùng núi thì giàu nhân nghĩa…”.

Ôi chào, đọc tới đoạn này tôi sướng rơn, thơm lây vì được là bạn là em của ông giỏi giang, sướng ngất trời mây trắng bay!

Ba ngày ở biển La Gi chỉ để đầm mình trong nước mặn, hít thở khí trời; có những nơi biết rồi không đến (Dinh Thầy Thím, chùa Phật Quang…), có nơi chỉ ngang qua nhìn (bến cá sông Dinh, tượng Phật nằm trên Tà Cú), rồi quay về chốn bụi bặm phù sinh.

Thiền viện Viên Chiếu

Nhưng còn cố níu kéo, thanh tẩy bợn cặn sần sùi, sân si, … trong người, bèn kéo nhau viếng Thiền viện Viên Chiếu, diện kiến các sư nữ Như Đức, Viên Thể… các bậc chân tu theo đúng nghĩa, ăn trái cây, hưởng lộc Phật và đứng trước cây rơm vừa vi vu đất trời mang mang vừa nhớ lại tuổi ấu thơ chăn bò, gánh rơm, đốt đồng, nướng khoai nhổ trộm… Quá 70, một chút trẻ con may mắn còn sót lại.

Nếu có ai lỡ miệng hỏi, có muốn đi nữa không? Đi. Chỉ trong một sát na trả lời. Đi. Để được ngồi giữa rừng cây vên vên ở Bưng Riềng, đi để được ăn bánh xèo nức tiếng Tân Hải mà không ăn, để được cầm miếng chả lụi quấn vào bánh tráng rau thơm, ăn chè Mộng Cầm, gối đầu lên cát nghe biển thì thào bên tai như người tình hát ru thời trai trẻ…

 

(NgLu, 26.6.2020)

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Vài đoạn hồi ký

“Để Làm Gì”… để làm gì

13/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

 

ĐỂ LÀM GÌ để làm gì?

 

Lê Ký Thương

Bạn “hú” đi uống cà phê và tặng sách mới phát hành: ĐỂ LÀM GÌ (không có dấu hỏi) – như một công án Thiền.

Cà phê xong, bạn mời đi ăn cơm chay. Trong bữa ăn bạn kể có một lần cũng trong nhà hàng này, bạn cùng đi với những người bạn, ăn xong ra quầy tính tiền, thì cô thu ngân cho biết bàn khác đã thanh toán rồi!

Đặc biệt cô thu ngân (đại diên chủ quán) đã đãi một chén cơm “phiếu mẫu” – (cơm khoai lang) và ấm trà với mứt gừng.

Ghi chú lai rai (ĐHN):

Lê Ký Thương là người trẻ nhứt trong bọn, năm nay mới 74 tuổi tây, là một họa sĩ, tự xưng mình là hạ sĩ, biệt danh Cóc, trời gầm không nhả. Khi anh viết “Cóc thích” thì biết là Cóc thích, khi viết “cóc thích” thì có nghĩa là… cóc thích!

Câu chuyện trên bạn viết chưa hết ý… Số là hôm đó mời cả bọn đi ăn chay vì tưởng bở, sẽ có bàn nào… đó có người không quen thanh toán giùm cho, ai dè thời buổi này, quán chay toàn bạn trẻ…

May thay chủ quán nói: hồi con mang bầu em bé, đọc cuốn Viết cho các bà mẹ sanh con đầu lòng… Bây giờ con của con 17 tuổi, con mới tặng nó cuốn Khi người ta lớn của bác.

Thì ra vậy mà có cơm khoai, bình trà đẹp và mứt gừng ngon!

Ở quán chay: Từ trái LKT, TTMinh, ĐHN… hôm ra mắt “để làm gì”

LKT vốn mê hút thuốc lá, nay quyết bỏ. Vì thế gởi tặng chàng hình “Cóc bỏ thuốc lá”,chụp hôm về Lagi, ghé Đập Đá Dựng. Cóc bảo Cóc thích. Cám ơn.

“Cóc bỏ thuốc lá” (photo ĐHN)

 

 

 

 

 

 

 

 

Diệu Trong:

Đối với em Để Làm Gì là một tâm thái tiêu cực. Em định làm gì đó, đi đâu đó, gặp ai đó nhưng rồi tự nhủ để làm gì, thế rồi cho quá luôn, già rồi hay vậy, sống thụ động, Thầy hay bảo là làm biếng tổ đó.

Để làm gì của Thầy thì khác phải ko ? Gom góp, lựa chọn, thu xếp, suy tư, hồi tưởng, rồi thương nhớ, rồi khóc cười… làm đủ thứ, cảm xúc dâng trào, rồi… buông xả hết phải ko ? Một tâm như như mà không bất động ? Làm mà như không làm ? có tạo tác nhưng ko chấp chặt, không dính mắc, không sa đà ?

Muốn được cái tâm Như này thật ko phải dễ.

Em thì đụng đâu dính đó, vì vậy khổ dài dài .

Hy vọng sau Để làm gì chắc Thầy sẽ làm gì nữa chứ ạ ? Chưa bỏ cuộc chơi phải ko Thầy ? vì các độc giả ái mộ vẫn luôn trông chờ.

Chúc Thầy luôn vui khỏe.

Ghi chú ĐHN:

Cảm ơn em. Một tâm như như mà không bất động ? Làm mà như không làm ? có tạo tác nhưng ko chấp chặt, không dính mắc, không sa đà ?

Em nhắc làm thầy giựt mình. Còn lâu em ơi! Còn lâu mới như như. Còn lâu mới bất động. 

Để làm gì… sẽ như một dalani, để luôn nhắc nhở mình đó thôi!

 

Cao Kim

Chưa cần biết nội dung thế nào, nhưng tôi rất thích bìa sách và tựa sách! Đơn giản mà hoàn toàn không đơn giản. Người ta phải sống bao nhiêu năm, lọc biết bao nhiêu tạp chất của đời, của mình rồi mới ra được cái đơn giản ấy. Một cái tựa ngắn gọn, tùy theo người đọc mà giọng bổng giọng trầm, thêm dấu hỏi, dấu chấm than, hoặc như chính tác giả, sau tám mươi năm trải nghiệm, đã … hết cần đến dấu!

Một ngày, thay vì đi, (có khi là chạy, có lúc ta không chạy mà phải hối hả lao tới để đạt cho được một mục tiêu đã đặt ra) ta ngồi xuống, nhấm nháp thật chậm tách cà phê thơm lựng mùi… cà phê , thong thả nhìn sâu vào lòng mình và tự hỏi chính ta:”để làm gì, sau tất cả những hối hả tất bật ấy?”.

Để làm gì? Chẳng để làm gì!

Ghi chú ĐHN:

Cám ơn Cao Kim. Để làm gì để làm gì?

Dòm kỹ cái hình bìa của họa sĩ MQV đi nhé: hình như họa sĩ cố ý nhắc ĐHN: “Trời cao đất rộng… Một mình tôi đi… Một mình tôi đi… ” để làm gì “Đời như vô tận. Một mình tôi về. Một mình tôi về…” (TCS) để làm gì.

Cho nên họa sĩ chỉ cần vẽ một cái vòng tròn… trớt quớt!

Chẳng để làm gì như Cao Kim nói đó vậy.

Sg 13.6.2020

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn (5.6.2020): “ĐỂ LÀM GÌ”

06/06/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn (5.6.2020)

“ĐỂ LÀM GÌ”

 

Để Làm Gì không phải là để làm gì mà là để làm gì.

Chẳng phải là một câu hỏi. Cũng chẳng là một thở dài, một cảm thán… Không. Nó chỉ Để Làm Gì vậy thôi.

 

 

Sách về đã ba bốn hôm, mình cứ băn khoăn có nên viết đôi dòng về cuốn “Tạp văn” mới mà không mới này gởi đến bạn bè thân thiết không? Nhớ ông cậu Nguiễn Ngu Í của mình ngày xưa, có ý định in một cuốn sách có tựa là Tạb Nhạb (theo kiểu viết của ông) mà đến cuối đời, ý nguyện vẫn chưa thành: “bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi/ một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi” (thơ Ngu Í).

Mình đang buổi “về thu xếp lại” mà, nên cứ loay hoay thu thu xếp xếp, khiến người bạn trẻ mới tuổi năm mươi nơi xa kia trách sao anh nói thu xếp gì đâu mà cứ thấy bày biện ra thêm… Ơ hay. Thì cũng phải bày biện ra rồi mới gom góp, chọn lọc, chắt mót, lượm nhặt, thu thu xếp xếp được chứ!

Như trong “lời ngỏ” tập này, mình đã viết:

…………

Rồi một hôm, trong buổi “về thu xếp lại”, tôi gom góp một số bài tùy duyên, tùy hứng, tùy nghi, tùy hỷ … bấy lâu mình thích mà làm thành một “Tập”, mà tôi gọi là Tạp bút như một món quà lưu niệm dành riêng đọc vui một mình, rồi biết đâu cũng có người “đồng điệu”, cũng “nòi tình” mà cùng sẻ chia trong chốn thân quen…

Không ngờ mà khi thu xếp, gom góp lai rai như vậy, tôi đã không cầm được nước mắt khi đọc lại “nỗi cô đơn uy nghi” của Võ Hồng, “người ta ở bển” của Trần Vấn Lệ, “gọi chiều nước lên” của Trần Hoài Thư, và “lắm nỗi không đành” của Võ Tấn Khanh…

Rồi cũng không thể không cười một mình với “làm mới thơ”, với “vơ vẩn cùng Mây” với “hỏi không đáp, bèn…”

Rồi lại cũng không thể không trầm ngâm ngẫm ngợi với “để làm gì”, với “sáng, trưa, chiều, tối”…

Mít ướt. Nó vậy đó. Biết sao.

 

Người đầu tiên tận tụy giúp tôi “thu xếp” là bạn 5 Hiền, tức Nguyễn Hiền-Đức đã viết mấy dòng thiệt dễ thương như vầy:

Đọc kỹ Để Làm Gì, Hiền thấy nó rất “mới”, rất “lạ”. Lâu nay bạn đọc vẫn quen với mảng sách y học, rồi Phật học, chứ chưa đọc được thể loại tạp bút Đỗ Hồng Ngọc. Tập tạp bút này sẽ khiến người đọc tò mò, thú vị hơn “Nhớ Đến Một Người”, lại sâu lắng, chắt lọc hơn “Ghi Chép Lang Thang” lại vừa bàng bạc những nỗi niềm của “Thư Gửi Bạn Xa Xôi”. Vì thế Hiền rất muốn, sau khi sửa chữa, bổ sung Thầy nên, rất nên cho xuất bản tạp bút này nhe.

Rồi anh Hai Trầu Lương Thư Trung cũng khuyến khích:

Xin đa tạ Bác sĩ đã gởi cho đọc tạp bút này; mà thực sự đây là những bài “tùy bút” rất hấp dẫn, chẳng những bác sĩ nắm tay dẫn người đọc đi thăm khắp các miền với cảnh với người xưa cùng thăm luôn đời sống của cư dân xưa qua mỗi bước chân đời của bác sĩ nữa nên đọc hoài hổng biết ngán!

Làm sao mà không mê những dòng cảm xúc khi tác giả nhớ đến những chuyến phà Vàm Cống, An Hòa của cả vùng sông nước quen thân mà tôi biết bao lần chờ Bắc chờ đò để qua sông qua biết bao mùa mưa nắng ấy!

Làm sao mà không mê những cảm xúc khi một bác sĩ với kiến thức uyên bác cùng kinh nghiệm già giặn mấy chục năm vậy mà khi bắt gặp “những mùa màng ngày cũ” như bắt gặp lại chính mình ở vùng quê Phong Điền ngày nào của tuổi ấu thơ qua bài “Còn thương rau đắng”?

Làm sao mà không nôn nao trong lòng đôi lúc muốn rụng rời khi nghe câu hỏi “Năm nay người có về ăn Tết?”

Còn nhiều và nhiều lắm những trang sách rất chân tình và đầy cảm xúc như thế, nhiều lắm không làm sao kể cho hết qua vài hàng xúc cảm bồi hồi khi mở ra đọc liền lúc vừa nhận được sách còn nóng hổi này vậy!

Tôi có một điều ước là “phải chi sắp tới có sách in trên giấy thiệt” thì chắc đọc còn mê hơn nữa!

Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên gởi mấy dòng:

“…Đọc hết rồi, đọc trên máy. Mở chữ lớn ra mà đọc muốn bay 2 tròng kính!

Đọc xong thấy cái đầu nhẹ, như thể chữ nghĩa trong tạp bút Đỗ Hồng Ngọc là bàn tay em Cô-Vy 19 mát xa!

Có điều anh hơi “thiên vị” khi “dồn lại” những gì gọi là tinh túy cho xứ Phan Thiết tài hoa của anh thì phải?

Vui nghen.

NLU

… Vậy đó, cho nên mình đánh bạo đưa cho Nhà xuất bản Tổng hợp xem sao.

Một người bạn trẻ của Nhà xuất bản đọc bản thảo, viết môt cảm nhận bất ngờ:

Lững thững, dễ thương, hóm hỉnh. Mỗi bài viết mỗi góc cạnh mới.

Vừa đọc vừa hồi hộp, vừa vui sướng kiểu như đợi từng con chữ hiện ra.

Không biết tác giả đang đưa mình đi đâu đây. Nên cứ thế mà trôi. Trôi rồi cũng có lúc neo mình lại để suy nghĩ, để ngẫm ngợi.

Và thấy hình như mình có thấy mình trong đó. Nhận ra mình cần chậm lại, để nghe trái tim lên tiếng, để cảm nhận những chuyển biến, dù là nhỏ nhất xung quanh mình, trong bản thân mình.

Rồi những bùi ngùi, hụt hẫng khi có những chuyện xưa. Một thời ta sống cùng nó, nay đã không còn như vậy nữa…

Đọc “Để làm gì” không phải để tìm thấy câu trả lời mà rốt cuộc chỉ để nhận ra mình cần sống tỉnh thức trong hiện tại, với những cảm xúc thực của mình: vui, buồn, thương, nhớ, thảng thốt, mến yêu… Biết để sống, biết để thương, với tấm lòng nhạy cảm, rưng rưng với mỗi sự thay đổi quanh mình.

Với những ai đã ở cái tuổi trải nghiệm nhiều, “bùi nhùi” đã sẵn, thì nên cẩn  thận, bởi từng trang sách như từng hơi thở, sẽ sẵn sàng làm bùng lên những cảm xúc sâu thẳm nhất của con người: tình bạn, tình quê, tình đời, tình người… tình nhân gian…

***

Hôm qua, bèn mời hai người bạn già thân thiết gần 60 năm qua – mà người trẻ nhất nay đã 75, ra nhâm nhi cà-phê Đường Sách làm cái gọi là “ra mắt” Để Làm Gì vậy:

 

Từ trái: Đỗ Hồng Ngọc, Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương (Đường Sách Saigon, 5.6.2020).

Mấy ngày trước đó, Lê Ký Thương cũng vừa in tập Dịu Ngọt Lời Quê, gom góp một số bài viết ngắn “dịu ngọt” của mình làm kỷ niệm. Khuất Đẩu còn in hẳn một tập hoành tráng: Tám Mươi Năm Soi Bóng Mình, trong khi Thân Trọng Minh tự ‘xuất bản” cuốn Lữ Kiều Thân Trọng Minh và Những người bạn, do Nguyễn Hiền Đức thực hiện… Lại nghe Nguyên Minh  sắp in một tập 800 trang khổ 16 x 24cm! Thiệt vui.

 

Từ trái : Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Khuất Đẩu, Nguyễn Lệ Uyên, Đỗ Hồng Ngọc…

 

 

Thì ra, mình chẳng đơn độc tí nào!

“Vui thôi mà”, Bùi Giáng nói vậy phải không?

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, ngày 06.6.2020)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Những người trẻ lạ lùng

Nguyễn Quang Chơn: Ngày sách ngày xưa…

14/05/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ngày sách ngày xưa,

Nguyễn Quang Chơn

Ngày này cách đây 3 năm
Anh Đỗ Hồng Ngọc về thăm Đà thành
Ở Riverside đường Bạch Đằng
Phương Nam hội sách, anh trong mọi người
Có bạn trẻ tận xa xôi
Chạy xe máy đến nghe thôi, rồi về
Có mấy cô rất say mê
Hỏi thăm anh những lối về bình an…

Ngày sau nói chuyện Hội An
Thân an tâm lạc cõi trần là chi
Thị trấn nhỏ rất nhu mì
Mà sao ấm áp lạ kỳ bữa nay!…

Về Tam kỳ phố mê say
Với Nhân với Chức, một ngày Chơn Tâm
Tam Thanh rồi lại Phú Ninh
Không quên ghé Thạch Trúc Viên thăm người…(*)

Ba năm với những bồi hồi
Những dâu những bể những người năm xưa
Cô-Vi nghe tiếng đò đưa (**)
Bạch Đằng phố vắng người chưa chịu về!….

NQC
21.4.20
Anh Ngọc nhớ không?
(*) TT Viên của nhà thơ Đinh Trầm Ca
(**) ý thơ Trần Tế Xương

…………..

Và, một vài hình ảnh ngày xưa đó Chơn ơi:

Buổi trò chuyện với bạn đọc tại Hội sách Phương Nam ở Đà Nẵng, 4. 2017.

Với nhóm bạn Hội An. Chơn &ang và Tâm

Và với bè bạn gần xa trong một bầu không khí thân mật, ấm áp nơi chốn quê nhà…
(Nguyễn Quang Chơn-Tâm ngồi bên cửa sổ)

 

… với các bạn nhỏ Hội An

 

 

 

 

 

 

Vẫn còn như tiếp tục… ở Càphe Tuấn

 

Đỗ Hồng Ngọc và Khiếu Thị Hoài cùng với tiếng hát Thu Vàng… ở Hội An hôm đó. (Bác sĩ Huynh Kim Sơn trốn đâu rồi?)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn (12.5.2020)

12/05/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

 

Thư gởi bạn (12.5.2020)

Đúng là có vài cái mới bạn ạ.

1. Lớp Phật học và Đời sống ở Chùa Xá Lợi đã học lại buổi đầu tiên vào ngày thứ bảy 9.5 vừa rồi sau hơn 2 tháng tạm nghỉ vì dịch bệnh. Buổi học này “tập trung” vào chuyện Cô-Vi mà thôi. Nói chung, anh chị em thấy nhờ… Cô-Vi mà có thời gian “nhìn lại mình…”, có thời gian học Phật kỹ hơn, nghiền ngẫm nhiều về Tứ diệu đế, về Vô thường…

Dĩ nhiên dịp này mình cũng nhắc lại về vi sinh vật, về mối quan hệ giữa con người và vi khuẩn, virus, nấm mốc…; giữa con người và thiên nhiên, môi trường sống, thực phẩm, không khí… Và trả lời những câu hỏi về các “trường phái” (biện pháp) đang thực hiện trên thế giới để ngăn chặn đại dịch như tạo “miễn dịch cộng đồng” hoặc “cách ly xã hội” hoặc kết hợp cả hai trong khi chờ đợi có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Đồng thời cũng giải thích về 2 thứ Xét nghiệm (Test): một về Kháng nguyên (Antigen) và một về Kháng thể (Antibody). Thử Kháng nguyên là để biết có ĐANG BỊ mắc bệnh hay không, còn thử Kháng thể là để biết ĐÃ TỪNG mắc bệnh chưa? Về Dịch tễ học thì cứ 100 người mắc bệnh trong cộng đồng thì có khoảng 80 người (80%) mắc bệnh nhẹ, không triệu chứng, tự khỏi, nhờ sức đề kháng tốt, và cơ thể từ đó đã có kháng thể để chống bệnh; khoảng 20 người (20%) bệnh có triệu chứng, phải theo dõi, chăm sóc tại bệnh viện và trong đó chừng 5 người có thể bị nặng, nguy hiểm. Người mắc bệnh nhẹ không triệu chứng, nhưng vẫn có thể lây bệnh cho người khác rồi, gọi là “người lành mang mầm bệnh”, do đó vẫn rất nên mang khẩu trang, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách theo hướng dẫn của y tế.

2.  Lớp sáng Thứ Tư của Nhóm Học Phật bọn mình ( chỉ gồm 9, 10 anh chị em) tại chùa Xá Lợi Tp.HCM cũng đã học lại vào ngày thứ tư 6.5 vừa qua. Tiếp tục học Kinh Lăng Già.  Vẫn học với phương pháp “giáo dục chủ động”, tranh luận sôi nổi… Đến nay Lớp sáng thứ Tư hằng tuần này cũng đã được 7 năm!

Nhóm Học Phật, chùa Xá Lợi, Tp.HCM, ngày thứ Tư 6.5.2020. Tứ trái: Thanh Nguyên, Trần Phi Hùng, Ngô Tiến Nhân, Đỗ Hồng Ngọc, Trần Đức Hạ, Minh Ngọc, Diệu Châu, Diệu Thúy (ảnh: Tô Văn Thiện)

3. Về cuốn Tạp bút ĐỂ LÀM GÌ của mình cũng đã xong phần ruột. Và đây là Bìa 1, vừa được họa sĩ Mai Quế Vũ chuyển đến. Tựa Để Làm Gì không có dấu hỏi (?) nhé. Bởi nó không phải là một câu hỏi, không có vấn đề nào đặt ra và cũng không có sự trả lời… nào ở đây cả!

 

 

Hẹn thư sau,

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Hai Trầu: Nghề Nuôi Vịt Hãng

05/05/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Nghề Nuôi Vịt Hãng

 

Ghi chú: Anh Hai Trầu – Lương Thư Trung- năm nay tuổi cũng bộn, gần tám chục, hay ngồi buồn nhớ chuyện xưa, vừa gởi tôi “Lá thơ gởi anh Năm Hiền” kể chuyện một thời anh làm ruộng, giăng câu, chăn vịt đẻ… ở Mặc Cần Dung, Kinh Xáng Bốn Tổng… miệt Long Xuyên Sa Đéc rất thú vị.

Lương Thư Trung là tác giả nhiều sách viết về đời sống Nam bộ hơn nửa thế kỷ trước, trong đó cuốn Mùa Màng Ngày Cũ rất được bạn đọc ưa chuộng. Anh nói sẽ bổ sung thêm bài “Nghề nuôi vịt hãng” này… khi tái bản.

Tuy là “Lá Thơ Gởi Anh Năm Hiền”, thiệt ra, anh Hai Trầu cũng muốn gởi tới anh em bạn bè thân quen.

Vậy nên, xin chia sẻ chút tình nơi đây.

Đỗ Hồng Ngọc

(5.5.2020)

……………………………………………….

Lá Thơ Gởi Anh Năm Hiền

(Nhơn những ngày không đi ra đường vì Covid-19)

 Nghề Nuôi Vịt Hãng

 

Houston ngày 28 tháng 4 năm 2020

 

Nói về nghề nuôi vịt ở các vùng Mặc Cần Dưng, Cần Đăng,  Kinh Xáng Bốn Tổng… thuộc Long Xuyên hoặc Mỹ Hội Đông, Mỹ An Hưng, Gia Vàm… thuộc  Lấp Vò tỉnh Sa Đéc, người ta nuôi vịt dọc đường thì mỗi nơi nuôi mỗi khác nhưng có chung một bắt đầu là đi đặt vịt con và hốt vịt cùng một mùa.

Thập niên 1950-1960, ở Mặc Cần Dưng lúc bấy giờ còn làm lúa mùa, tới mùa lúa chín rồi người ta cắt gặt, trâu bò kéo lúa vô sân gom thành cà lang cao vòi vọi, xong đâu đấy nhà nông mới bắt đầu ra bã và rồi đem bò trâu ra đạp lúa; lúc bấy giờ đồng trống chỉ còn trơ gốc rạ và lung vũng nhiều chỗ còn nước đọng lại và những người nuôi vịt mới lùa vịt lên đồng cho vịt mò cua ốc và ăn lúa đổ, lúa rụng. Hôm nay cho vịt ăn miếng ruộng này, ngày mai họ lại lùa vịt cho ăn miếng ruộng khác; và như vậy cho tới khi nào đồng khô hết lúa thì thôi! Nhưng hồi đó cũng chưa có ai gọi nuôi vịt như vậy là “nuôi vịt chạy đồng”  hoặc nuôi vịt hãng. Sở dĩ gọi vịt hãng vì vịt này do các lò, các hãng ấp trứng vịt sản xuất vịt con hằng trăm hằng ngàn con nở cùng một lượt nên mới có cái tên như vậy.

 

Internet

 

Anh Năm chắc thắc mắc sao gọi là “hốt vịt” chứ gì? Tại vì dân quê ưa dùng chữ nào tượng hình và đơn giản, dễ hiểu! Thí dụ gặp cái gì nhiều quá mà mình muốn lấy cho mau thì hốt, còn lượm thì lượm như mót lúa sót thì lượm từ bông từ bông biết bao giờ mới đầy bồ? Ở đây cũng vậy, tới hãng ấp vịt đâu có lựa vịt tốt vịt xấu gì vì con nào cũng giống như con nào cứ lấy thúng giạ rồi đếm năm trăm, bảy trăm hoặc một ngàn con cho mau lẹ đặng còn đem vịt về lo nuôi nữa nên người ta gọi “hốt vịt” là do vậy!

Nói làm chuồng nghe cho vui vậy thôi anh Năm; chứ thiệt ra là người ta lựa chỗ nào bằng phẳng cặp mé mương hoặc mé ao rồi lấy lưới hoặc đăng ven xung quanh một nửa nằm trên đất, một nửa nằm dưới nước và thả vịt vô đó cho nó ở. Lúc đầu mới về vịt con còn mệt, người ta chưa cho nó ăn, qua ngày hôm sau thì lấy tấm mẳn cho vịt ăn, dần dần vịt quen cái quen nước rồi mình mới cho vịt ăn gạo lứt, rồi dần dần vịt lớn chút nữa bắt đầu cho vịt con ăn tép, ăn cua, ăn lúa hột. Vào mùa này là mùa nước cũng sắp lên rồi, có thể người ta thả vịt ra đồng cho vịt mò cua mò cá tép; hoặc người ta độn mô xúc lùm bắt cua tép cho vịt ăn cũng tiện…

Nuôi vịt đúng ba tháng là tới giai đoạn lựa vịt trống đem ra chợ bán, chỉ chừa lại vịt mái nuôi tiếp để cho chúng đẻ. Giai đoạn lựa vịt trống đem ra chợ như vậy người nhà quê gọi là “vịt tuyển cồ”. Thường thường mỗi một trăm con vịt mái người nuôi chỉ giữ lại chừng năm ba con vịt trống thôi, không để vịt trống nhiều vì nuôi vịt trống nhiều quá chúng giành nhau đạp mái nên khi vịt đẻ trứng, trứng ít có trống; vả lại vịt trống nhiều quá chúng ăn hao lúa mà trứng không có trống thì khi mình bán trứng vịt cho lò người ta lại mua giá rẻ mạt hà!

Làm sao biết trứng nào có trống, trứng nào không chứ gì? Cầm cái trứng vịt đưa lên chỗ ánh sáng, lấy bàn tay che lại một chút, sẽ thấy ở đỉnh đầu của trứng vịt có một vết bằng đầu đũa hơi sậm hơn các vùng xung quanh thì trứng vịt này có trống; còn bằng như mình hổng thấy chỗ nào đậm ấy chắc chắn  trứng này hổng có trống; trường hợp này mình để riêng ra để bán cho các bạn hàng ở chợ và gọi loại hột vịt này là hột vịt lạt đối lại với hột vịt muối mà mình ưa ăn với cháo trắng ở nhà lồng chợ Long Xuyên là hết sẩy!

Sao phải sau ba tháng kể từ ngày bắt đầu nuôi vịt con rồi mới tuyển cồ? Sở dĩ phải đợi tới ba tháng như vậy vì lúc bấy giờ vịt bắt đầu lớn bộn rồi, phân biệt được con nào là vịt trống và con nào là vịt mái rồi. Theo đó thì vịt mái hổng có gì thay đổi, còn vịt trống ở chỗ lông đuôi có những chiếc lông nó cong lên và người lựa những con vịt có lông đuôi quéo lên như vậy đem bán cho người ta mua về ăn thịt, ít khi nào bị lầm giữa trống và mái lắm!

Người nào nuôi vịt giỏi thì sáu tháng có thể vịt đẻ. Khi vịt đẻ như vậy người nhà quê gọi là “vịt rớt hột”. Khi vịt đẻ nhiều thì người ta gọi là “vịt đẻ rộ”, và ngày nào vịt cũng đẻ nhiều như nhau dân quê gọi là “vịt đẻ đều”. Khi vịt trong bầy đẻ hết rồi mà khi lùa vịt lên đồng cho chúng ăn lại có con chưa đẻ kịp, và chúng đẻ dọc đường người nhà quê gọi “vịt đẻ rớt”.

 

Internet

 

Thường thường mấy người nuôi vịt đẻ cắt lá chuối khô buộc lại thành từng chùm, từng chùm lớn bằng cái thúng giạ đựng lúa rồi treo ở một góc trong chuồng vịt. Tùy theo số vịt nuôi nhiều hoặc nuôi ít mà người ta làm lùm lá chuối cho đủ chỗ để chúng thay phiên nhau vào đó để đẻ. Nếu vịt ăn uống đầy đủ thì khoảng từ ba giờ sáng vịt bắt đầu đẻ cho dĩ chí tới năm giờ hoặc sáu giờ sáng là vịt đã đẻ xong. Chúng vui lắm, con nào tới cử đẻ thì chun vô mấy cái lùm lá chuối là đẻ, đẻ trứng xong là chun ra, rồi con khác lại chui vô và đẻ tiếp; cứ liên tiếp như vậy, sáng ra người nuôi vịt cứ vén mấy chum lá chuối lên là lượm trứng. Tùy theo vịt nuôi nhiều hoặc ít mà trứng nhiều trứng ít; nhưng trung bình một bầy vịt mà nuôi cho nó ăn đủ sức thì thường thường khoảng 100 con có tới 90 con đẻ trứng, nếu như nó đẻ ít hơn là nuôi vịt hổng có lời.

Lựa chỗ làm nền chuồng vịt là một trong những yếu tố làm cho vịt đẻ bền. Chỗ rậm rạp hay chỗ đất nhị tì thì chuột bọ dễ làm ổ, làm hang; do vậy nên khi đang lúc vịt ngủ mà mấy con rắn, mấy con chuột này từ các gò mả lùm bụi ấy xuất hiện thì vịt sẽ giựt mình và chúng chạy náo loạn trong chuồng, có khi vì chạy hoảng loạn như vậy sẽ làm chúng bị giập trứng nên nín đẻ luôn là vậy. Còn chỗ nền chuồng ở bờ đất cao thì mỗi khi bầy vịt hì hụt bò về chuồng cũng dễ làm cho vịt bị giập trứng, nên chúng ngưng đẻ dù đang giữa mùa đẻ trứng.

Nuôi vịt đẻ tới mùa chúng cho trứng ham lắm. Mấy năm về quê làm ruộng tôi có nuôi vịt đẻ nên ham lắm nhưng tới mùa vịt hết đẻ thì lại rầu vì vịt ăn dữ lắm, nếu lúc vịt đẻ mà mình hổng cụ bị mua lúa dự trữ để khi vịt thôi đẻ thì coi như bầy vịt của mình khó mập và đẻ đều như lúc chúng ăn uống đầy đủ.Đó là tôi kể là lúc mùa màng thời tiết bình yên, thuận lợi; còn gặp lúc trái gió trở trời thì vịt dễ sinh ra dịch bịnh mặc dù khi bắt vịt con về là người ta đã chích ngừa cho chúng rồi. Bầy vịt bị bịnh, dân nuôi vịt hổng gọi vịt bịnh mà gọi là “vịt bể”hoặc “vịt bị bể”! Hồi đời xưa lúc còn làm lúa mùa, lúc chưa có thuốc chích ngừa, chưa có thuốc trị bịnh cho vịt thì người ta tìm cách dời chuồng vịt đi nơi khác; mấy năm sau này khi có thuốc trị bịnh cho vịt, thì một mặt người ta dời chuồng vịt đến chỗ mới và mặt khác chích thuốc trị cúm cho chúng cũng như có con vịt nào chết vì bị bịnh thì tuyệt đối mình không ăn vịt chết và cách tốt nhứt là lấy rơm đốt mấy con vịt bị chết này cho cháy vàng lên, nếu được ở gần nhà thì thả xuống ao hồ cho cá nuôi dưới đó ăn cũng tiện. Tuy vậy cũng có lúc có nhiều bầy vịt “bị bể” nặng quá thì coi như phủi tay luôn và khăn gói về nhà với hai bàn tay trắng! Bởi vậy ở nhà quê người ta có một câu nói rất quen như một lời khuyên, một lời cảnh giác mà hàm súc: “Muốn giàu nuôi cá, muốn khá nuôi heo, muốn nghèo nuôi vịt”.Và bây giờ sau năm sáu chục năm qua rồi, nay khi tôi ngồi nhẩm tính lại thì tôi thấy lời nói ở cửa miệng nơi nhà quê như tôi vừa nhắc vậy mà nó trúng dữ lắm!

Vài hàng kể chuyện về việc nuôi vịt hãng để anh Năm nghe chơi cho vui. Âu đó cũng là một phần đời mà có bận tôi đã trải qua với những năm tháng tôi sống với nghề làm ruộng, rồi giăng lưới giăng câu, và cả cái nghề nuôi vịt đẻ nữa. Nhớ lại mà bùi ngùi, mình đã có một thời quá lam lũ và cực nhọc đến vậy!

 

Hai Trầu

(Lương Thư Trung)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Góc nhìn - nhận định

thơ Trần Vấn Lệ: Mùa Hạ Tựu Trường

05/05/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Mùa Hạ Tựu Trường

 

TuoiTre online (TTO)

Mùa Hạ tựu trường, em có tin?
…đang mùa hoa phượng đỏ trời xanh
học trò bịt miệng đi vào lớp
chim giật mình bay…bay tứ tung!
       Thế giới không đâu mùa Hạ thế!
       Mùa thơm lưu bút đã ngàn năm
       bây giờ là chiếc khăn che miệng
       là nói gì nghe cũng nói thầm!
Mùa Hạ Thầy, Cô, ông Hiệu Trưởng
gặp nhau ai cũng mắt rưng rưng
Miếng cơm manh áo chia hay sớt?
Bụi gió vô tình một góc sân…
          Chuông Giáo Đường ngân, Chùa cũng đổ
         hồi chuông mừng tủi, tả làm sao?
         Boong boong tỉnh thức đời mê tỉnh
         Cô giáo về hưu lệ bỗng trào…
Mùa Hạ tựu trường…mây trắng trôi
Trôi đâu thì cũng ở trong trời
Trái tim vẫn đập trong lồng ngực
Chỉ nụ cười thì không thấy tươi!
 
Cô giáo soi gương, cô giáo khóc
Rửa tay, rồi phấn lại cầm lên 
Bốn mùa chừ thấy sông trôi ngược
Lòng nhủ lòng mai-mốt-cũng-quen!
Trần Vấn Lệ

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim

Thư gởi bạn xa xôi (26.4)

26/04/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (26.4)

Bạn hỏi hổm rày làm gì phải không? Chẳng làm gì cả. Ở nhà, stay-home, không “go outside” được thì “go inside” như cái hình mình đã gởi bạn trong bài “Độc cư/ Thiền định/ Kham nhẫn/ Tri túc” hôm nọ. Mình phải làm điều mình nói chớ phải không? Đâu phải “thuyết lý” suông được. Không ngờ bạn bè chia sẻ bài đó khá nhiều. Có người nói không cần Cô-Vi gì cả, bình thường cũng cứ nên như vậy thì khỏe rồi.

Internet

Nhưng thú thiệt, nhờ Internet, mình ngồi nhà mà cũng giao lưu được với bạn bè khắp nơi. Sáng sáng, tự làm một ly cafe-yaourt (thay vì cafe sữa!), pha một bình trà “nõn tôm” rồi khề khà lướt web cũng vui ghê!

Rồi cũng lõm bõm học Phật, với “Sáng, Trưa, Chiều, Tối” mà lần trước đã trao đổi với bạn nhớ không? Sáng, trà Tào Khê; Trưa, cơm Hương Tích; Chiều, thuyền Bát Nhã; Tối, trăng Lăng Già.

Ăn đơn giản, mặc thoải mái, chỉ với vài bộ cũ mặc tới rách bươm, tóc tai thì tự hớt lấy… Gởi bạn cái hình tụi nhỏ chụp lén mình, coi riêng, đừng có cười nhe.

Nhưng, bạn biết đó, ở tuổi này mình vẫn loay hoay “Về thu xếp lại” nên thu gom một số bài viết ngắn mình ưa thích bấy nay, sắp xếp lại thành một tập bản thảo lấy tên là ĐỂ LÀM GÌ? đọc vui một mình, rồi thấy cũng hay, bèn chia sẻ với vài bạn bè thân thiết. Thế rồi Nguyễn Hiền Đức (5 Hiền) từ nửa vòng trái đất, bỏ mấy ngày dàn trang cho, rất đẹp, làm thành một “Tệp tuyển” (online); Nguyệt Mai tận tình sửa morasse cho, rồi nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh viết một bài cảm nhận… giữa cơn mưa đầu mùa, một thứ “ghi chép lang thang” sâu sắc bất ngờ…

Nhưng chưa hết, một Nhà xuất bản thân quen muốn in tập Tạp bút này để chia sẻ cho đông đảo bạn đọc. Ừ thì “vui thôi mà!”.

Mình gởi bạn coi cái hình… dự kiến làm bìa 4 cho cuốn Tap bút này để bạn thưởng thức trước và… cho ý kiến nhe.

 

Bìa 4: ĐỂ LÀM GÌ? Tạp bút, Đỗ Hồng Ngọc (ảnh Châu Việt, Phan Thiết, 2019)

 

Rồi, nếu rỗi rảnh, có thể đọc bài viết rất hay của Khánh Minh cho Để Làm Gì nữa nhe:

Thư gởi bạn xa xôi (15.3.2020)

 

Vậy là mình vẫn có chuyện để thu thu xếp xếp rồi đó!

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi (15.3.2020)

15/03/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (15.3.2020)

CÒN CHÚT ĐỂ DÀNH

(Ghi chú của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh khi đọc Bản thảo tạp bút “Để Làm Gì” của ĐHN).

 

“dẫn nhập” của Do Hong Ngoc:

Một người bạn trẻ năm nay mới 50 tuổi ở nơi xa kia trách tôi sao anh nói “Về thu xếp lại” gì đâu chẳng thấy mà chỉ thấy anh bày thêm ra “tùm lum” đủ thứ chuyện vậy?

Oan quá đó nhe. Muốn “thu xếp” thì phải lục tung lên, bày biện ra… rồi mới lai rai “thu” gom mà sắp “xếp” lại được chớ phải không?

Mấy ngày này đúng là stayhome ở homestay nhà mình, đi ra rồi đi vào… không “thu xếp” thì làm gì đây? Thu xếp xong lại tự hỏi “để làm gì?”. Bèn lấy cụm từ này làm Tựa cho một “Tệp tuyển” gồm những bài viết ngắn bấy nay mình yêu thích, để lâu lâu coi lại rồi cười rồi khóc rồi ngẫm ngợi bâng quơ một mình cũng hay. Định gọi nó là Tùy bút, vì nó đã tùy duyên, tùy hứng, tùy nghi, tùy hỷ… mà có, rồi thấy không ổn, gọi nó là Tạp bút thì đúng hơn.

Bởi nhớ ông cậu mình, nhà báo Nguiễn Ngu Í (còn có bút hiệu là Tân Fong Hiệb trên báo Bách Khoa những năm 60 của Thế kỷ trước) từng có ý định in một tập sách lấy tên là “Tạb Nhạb” (theo cách viết của ông) mà không thành, mình quyết định ghi là Tạp bút.

Ai dè thu xếp lăng nhăng vậy mà cũng đến vài trăm trang, lại chèn mấy hình minh họa trời ơi sảng khoái của mình và mấy người bạn nữa. Rồi 5 Hiền Nguyễn Hiền-Đức dàn trang cho, rồi Nguyễn Minh Tiến chuyển PDF giùm, Nguyệt Mai “tình nguyện” sửa morasse. Bèn gởi nhờ con mắt “thẩm định” của nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh bảo em đọc đi, bài nào kêu bỏ thì anh bỏ…

Khánh Minh không kêu bỏ, mà còn “ghi chú ngay cảm nghĩ của mình” lên từng bài viết.

Thôi thì, gởi bạn, đọc lai rai cho vui những ngày tháng này vậy nhe.

Đỗ Hồng Ngọc.

(https://www.dohongngoc.com/web/goc-nhin-nhan-dinh/do-hong-ngoc-tap-but-de-lam-gi/)

…………………………………………

Thư Nguyễn Thị Khánh Minh gởi Đỗ Hồng Ngọc

Việc đầu tiên khi nhận được bản thảo Để Làm Gì là tôi in ra, với ý nghĩ, phải được cầm tập giấy ấy trên tay, nằm trên chiếc ghế mây ở ngoài hiên mà đọc, cùng với tiếng gió thổi lùa qua lối vườn hẹp lao xao giọng lá, cùng tiếng nắng đi khẽ qua thềm, cùng tiếng lòng mình nhẹ như những đám mây dường không tan trên màu xám rất gần kia, phải, mấy hôm nay mưa nên trời rất thấp… !

Và đọc, và đọc, vừa đọc vừa dè xẻn như sợ hết rồi cảm xúc đòi đoạn… Anh Ngọc gọi là tạp bút là tùy bút gì cũng lọt với Để Làm Gì. Vì có những bài đầy chất thơ (thêm, đẫm chất thiền) của tùy bút. Xen kẽ với mọi đề tài viết theo cảm hứng tức thì, rồi những bài cảm nhận về các tác giả, mà loại nào cũng đều được viết dưới bút pháp của thi pháp để chuyển tải những suy nghĩ uyên bác một cách rất thâm trầm nhẹ nhàng. Đó là điểm đặc biệt của bút pháp Đỗ Hồng Ngọc. Lôi cuốn người đọc bằng sự hiểu biết sâu rộng mà không giáo điều, giáo khoa, chỉ là ở đâu đó thì thầm to nhỏ…, như Emily Dickinson từng nói “thi nhân chỉ thắp lên những ngọn đèn, còn chính họ thì bước ra ngoài.” (Sakya Như Bảo dịch)

Khi đọc xong một bài nào tôi thường ghi chú ngay cảm nghĩ của mình, xin chép vào đây những ý nghĩ tản mạn đó, không phải là một bài viết mạch lạc về một tác phẩm, như thể tôi đang ngồi nghe người kể chuyện và tôi được nói ngay ý mình, vậy thôi, chẳng “để làm gì.”

ntkm

santa ana 12.3.2020

……………………………………………….

Và dưới đây là bản “Ghi chú” của Khánh Minh.

Xin sẻ chia trong chỗ bạn bè.

………………………….

CÒN CHÚT ĐỂ DÀNH

Nguyễn Thị khánh Minh

Việc đầu tiên khi nhận được bản thảo Để Làm Gì là tôi in ra, với ý nghĩ, phải được cầm tập giấy ấy trên tay, nằm trên chiếc ghế mây ở ngoài hiên mà đọc, cùng với tiếng gió thổi lùa qua lối vườn hẹp lao xao giọng lá, cùng tiếng nắng đi khẽ qua thềm, cùng tiếng lòng mình im như đám mây dường không tan trong màu xám rất gần kia, phải, mấy hôm nay mưa nên trời như thấp xuống. Vậy mới đủ bộ để cung kính những con chữ trên trang giấy thẳm. Khi có thơ, văn, trên trang giấy thì giấy kia bỗng sâu huyền, sống động lạ lùng. Nó như trời có mây, biển có sóng, suối có những hòn cuội lăn theo, sông có những con đò nhỏ lặng trôi, nó như đôi mắt nhìn mình thăm thẳm… nên chi mình thích lắm, đọc sách in giấy -hoài cổ-, anh Ngọc có nói và cười bình thản, để làm gì, không nhỉ.

Và như thế bên hiên mỗi sáng có người thiền với chữ, có cái gì đó tự nhiên thành, chả là dịch coronavirus khiến cầm chân mọi người ít dám đi đâu, giờ lại được làm con mọt sách gậm nhấm chữ thơm. Thế chẳng phải là bất chiến mà có được thú vui ngàn xưa trong những ngày đầy lo lắng dịch bệnh này đó sao!

Và đọc, và đọc, vừa đọc vừa dè xẻn như sợ hết, rồi cảm xúc đòi đoạn… Anh Đỗ Hồng Ngọc gọi là tạp bút là tùy bút gì cũng lọt với Để Làm Gì. Vì có những bài đầy chất thơ (thêm, đẫm thiền vị) của tùy bút. Xen kẽ với mọi đề tài viết theo ngẫu hứng, rồi những bài cảm nhận về các tác giả, mà loại nào cũng đều được viết dưới lăng kính thơ mộng để chuyển tải những suy nghĩ uyên bác một cách rất thâm trầm nhẹ nhàng. Đó là điểm đặc biệt của bút pháp Đỗ Hồng Ngọc. Lôi cuốn người đọc bằng sự hiểu biết sâu rộng mà không giáo điều, giáo khoa, chỉ là ở đâu đó thì thầm to nhỏ…, như Emily Dickinson từng nói “thi nhân chỉ thắp lên những ngọn đèn, còn chính họ thì bước ra ngoài.” (Sakya Như Bảo dịch)

Khi tôi đọc đến trang cuối cùng, ngồi yên lặng một mình ngoài hiên với trời đang đổ mưa, cơn mưa đầu mùa báo hiệu mùa xuân đến. Nhìn những bong bóng nước vỡ tôi thấy mình quá thấm thía câu tùm tỉm, để làm gì. Có phải khi người ta bình yên nói để làm gì là lúc người ta buông bỏ mọi mong cầu, là lúc người ta không còn đôn đáo với những mục tiêu mà mới đây thôi đã là điểm cho họ hăm hở bước đến? Và chợt lúc nào đó nhìn hạt lệ mình rơi trên những con chữ một buổi “về thu xếp lại” thì cười một mình, Rồi lại cũng không thể không trầm ngâm ngẫm ngợi với “để làm gì”, với “sáng, trưa, chiều, tối”… (Lời Ngỏ, tr.2), có khóc có cười, có trầm ngâm ngẫm ngợi thì dường như biết để làm gì rồi, thưa anh.

Và có phải, khi hỏi, để làm gì, thì người biết sống đầy đủ từng phút giây, tiếp xúc trọn vẹn những kỳ diệu đang xảy ra chung quanh và trong mình, có phải vậy gọi là chánh niệm? Dường như là những năng lực của nuối tiếc của chờ đợi đều dồn vào năng lực tỉnh thức sống với ở đây và bây giờ nên người đã cảm được triple cái mầu nhiệm phút hiện tiền? Đó là cảm nhận của tôi khi đọc những tình những cảnh, những nhận xét, những chiêm nghiệm, trong tập Để Làm Gì này. Tình thì chân thật, hóm hỉnh. Cảnh thì tâm và người quyến luyến nhau đến nao lòng. Chiêm nghiệm thì sâu lắng, bác học mà giản dị, và lạ thay giọng kể lại bình yên tự tại đến thế! Nhiều khi phải qua cái tuổi nào đó, thấm đẫm một chút cuộc đời, nghe được cái tiếng kêu ‘trần thế’ thì mới nhận ra sự thiết yếu của tự tại. (tr.6)

Khi đọc xong một bài nào tôi thường ghi chú ngay cảm nghĩ của mình, xin chép vào đây những ý nghĩ tản mạn đó, không phải là một bài viết mạch lạc về một tác phẩm, như thể tôi đang ngồi nghe người kể chuyện và tôi được nói ngay ý mình, vậy thôi, chẳng “để làm gì.”

Tôi đặc biệt thích những bài tả những cảnh nơi ông đã đi và đã sống, bạn ơi hãy đọc đi rồi có thấy như tôi, cái gắn bó nhân duyên của tình ấy và cảnh kia, cái “đối cảnh vô tâm” của người thật là ảo diệu, cảnh có làm tâm quyến luyến nhưng lại chẳng thể buộc tâm. Phải chăng đó mới thật là thiền?

Ở đoạn cuối của bài An Lạc, Thử ”chiết tự” từ Hán Việt thì ra An là ‘dưới mái nhà có người con gái’, còn Lạc là ‘ngôi nhà tràn đầy ánh sáng, có vườn cây xanh mát, có tiếng hát, tiếng đàn, tiếng dệt cửi, quay tơ…’. Rồi cùng mà cười. “Em lo gì trời gió/ em lo gì trời mưa…/ em cứ yêu đời đi/ như lúc ta còn thơ/ rồi để anh làm thơ/ và để em dệt tơ…” (Thoi tơ, thơ Nguyễn Bính, nhạc Đức Quỳnh) (tr.7)

Tác giả nối ý nghĩa của An Lạc với những câu thơ khiến tôi vui quá thốt lên, hóa ra thi sĩ chân quê Nguyễn Bính nhà mình đã vẽ một cảnh An Lạc theo câu chúc “Thân Tâm thường an lạc” như nhà Phật rồi, mà chắc chắn là Nguyễn Bính lúc viết câu thơ này chưa học Phật, đúng không?

Cái thú vị khi đọc Đỗ Hồng Ngọc là ở những chỗ kết nối rất thi vị này, như bài Nhớ Tiếng Thu Giữa Boston cũng thế, cùng ông nghe Thu.

Và tôi bỗng nghe. Vâng, lúc đầu tôi chỉ định dòm thôi nhưng tôi bỗng nghe, không phải là tiếng quạ kêu quang quác thảng thốt, cũng không phải tiếng chim cu gù rúc rúc quyến rũ mà là một thứ tiếng lạ, tôi chưa từng nghe bao giờ, tiếng thu.

… Mà cũng không phải để nghe tiếng, dù là tiếng lá rụng mà để nghe mùa. Cái tiếng mùa đi, mùa về, cái tiếng đời của mỗi chúng ta. Nó ở trong không gian dằng dặc, đùng đục thênh thang kia, và ở cả trong thời gian hun hút, héo hon rơi rụng nọ, một thứ “tiếng động nào gõ nhịp không hay” (Trịnh Công Sơn) đó chăng. Tôi bước đi từng bước nhẹ dưới những vòm cây và nghe cho hết tiếng thu về.

Người nghe sống hết cái xao xác của lá vàng để rồi chợt ra, Lưu Trọng Lư! Mới tận tường: Có phải cái tiếng thổn thức, cái tiếng rạo rực của ai kia đã một hôm thu làm cho chàng thi sĩ trẻ tuổi trở thành một con nai, lang thang dẫm ngập lá vàng, hẫng bước đi mà chẳng biết về đâu, vì sao…(tr. 17, 18)

Đường tơ tiếng mùa đi bỗng nối kết hai tâm hồn đồng điệu, hẳn nơi rừng thu kia Chàng Nai Lưu Trọng đang dứng chờ để hifi với chàng thơ họ Đỗ một buổi thiên thu nào đó… Có người đọc cảm mình như mình thế này thì, chẳng là khoái ru, nhà thơ Lưu ơi?

 Ở bài Tôi Cũng Tin Vậy, Đọc bản thảo Thử Bút của bạn, nhớ lời bạn dặn viết gấp mấy dòng mà đắm và sợ. Như ngọn lửa ngún trong một gốc cây to, chỉ cần thổi vài hơi là đủ bùng cháy. Bùi nhùi đâu mà sẵn sàng đến vậy? (tr.34) Người Đọc và Văn như bùi nhùi và lửa, vậy mới đã đời tan nát tri âm! Đây là câu tôi viết dưới bài ngay sau khi đọc. Và không hiểu sao hình ảnh chiếc lá bàng đỏ ở cuối hành lang của một phòng thí nghiệm, làm tôi buồn bã vì nỗi hiu quạnh của phận người đến vậy, mỉm cười mà ánh mắt vời vợi xa xăm. Như một khung cảnh nào Đỗ Hồng Ngọc cũng nắm được cái đoạn trường mà lôi ra. Để Làm Gì.

Có điều này, đối với Đỗ Hồng Ngọc, Nghe cảnh chứ không Nhìn. Cái nghe của tâm hồn mẫn cảm, khiến những nơi chốn ông đi qua, kể lại, nó như mang một hồn vía khác, đem lại cho người đọc một cảm xúc mới lạ về một cảnh mà họ đã biết.

Khi muốn kể cho cô bạn Susan nghe về cái hay của bài thơ Quê Hương của Đỗ Trung Quân, ông bối rối, Làm sao cho cô nghe được mùi hương cau của những đêm trăng tỏ (tr.26), muốn vậy, chắc phải mời Susan về quê mùa hoa cau, cùng nhau, thật yên lặng, dưới trăng tỏ, nói khẽ với Susan, nghe hương cau đi, chắc trong không khí đó Susan sẽ tự biết lắng lòng bắt nhịp được hơi thở của trăng, của thềm quê, thì nghe ra hương cau…, khi Đỗ Hồng Ngọc dùng chữ Nghe, tôi cảm thấy, ông sống bằng cách tan mình vào. Phải chăng là vô ngã?

Lại có cả cái Nghe này, Và để nghe cái Tết tuổi thơ thấm vào trong da thịt, trong nhớ nhung… (Tr.157), thế chẳng phải là tan ra đó sao?

Và tâm thái, kệ nó.

 Máy bay êm như ru, hay tôi êm như ru, không biết. Kệ nó… Thì ra tôi đang bay về phía mặt trời. Thời gian ngắn lại. Tôi vặn đồng hồ thêm hai tiếng theo thông báo. Không cảm thấy mình mất đi hay được thêm. Bởi, làm gì có thời gian? Thời gian chỉ đựơc làm bởi không gian đó thôi. (tr.35)

Đỗ Hồng Ngọc luôn tự tại thong dong bởi cách nhìn mọi điều, nó là như vậy, và dù tâm và cảnh quấn quít nhau (sao lạnh như tiền được!), nhưng không vướng bận, cái sống bây giờ và ở đây của người thiền ở cốt lõi ấy. Tôi rất tâm đắc Không cảm thấy mình mất đi hay được thêm…, vẫn là thời gian ngay lúc này với hít vào, thở ra. Người ghi nhận mọi thứ chung quanh thật tha thiết sâu sắc mà bình thản.

… Một loài hoa lạ. Rực rỡ, choáng ngợp mà lạnh lùng. Chen chúc mà riêng tư. Rộn ràng mà kín đáo. Mong manh. Thanh thoát. Bỗng dưng tôi nhận ra tất cả cái đẹp của vô thường! Hoa có vẻ như không có mùi hương, hay không cần có mùi hương, hay hương rất thoảng vì đã pha trong màu mây, màu nắng, màu gió để rải đều khắp các rặng núi xa kia? (tr.37)

Tha thiết vì đang sống trọn vẹn hết tâm ý với đối tượng, và trọn vẹn nên nhận ra cái đẹp của vô thường. Thế nên, để làm gì là một tâm thái an nhiên, vô ngã. Kệ nó, Để rồi ung dung tự tại cười nụ niết bàn?

Cách sống đón nhận mọi thứ theo tùy duyên của ông cũng là một yếu tố khiến sự đổi thay, không tác động lên tình cảm, ví dụ,

Ôi vô số là thuyến thúng. Trước kia gọi là thúng chai. Nay sơn xanh đỏ coi cũng ngộ… Có thể ghé thăm nhà xưa của ngoại, giờ con cháu toàn trồng thanh long, phá hết cả vườn trầu cau, dừa chuối, bưởi cam… xinh đẹp ngày xưa, lấp cả giếng nước thiệt là quá uổng. Bù lại, giờ đi hái thanh long cũng vui…(tr.139) …Chiều tôi lang thang ra bờ hồ. Xuân Hương giờ đã đẹp. Chút lòe loẹt. Chút diêm dúa. Thôi kệ. Tôi cũng tìm ra được một góc hoang.Thị tại môn tiền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn phải không? (tr.166)

… Buổi tối, nhằm ngày 14 âm lịch, sông Hoài trở nên sống động diệu kỳ với muôn màu sắc hoa đăng đằm thắm rực rỡ, với những chiếc thuyền lang thang xuôi ngược làm ta có cảm giác như được sống trong huyền sử nào xa… Một nhóm thanh niên đàn hát quyên tiền làm từ thiện, một nhóm chơi trò chơi… đập niêu ầm ĩ. Có một cái chợ đêm trời ơi bán đủ thứ trên đời, quà lưu niệm, thức ăn các thứ… hết sức náo nhiệt. (tr.148,149),

Có thấy một Đỗ Hồng Ngọc như thế không, một tâm thái xuề xòa không quan trọng điều chi, phải dùng chữ độ lượng thì đúng hơn, tôi nghĩ có được là do đã trải qua bao kinh nghiệm thăng trầm của cuộc đời. Này thuyền thúng xưa kia là thúng chai, nay quết xanh đỏ, ừ, thì coi cũng ngộ, cái giếng nước ngày xưa để tưới trầu tưới cau bị lấp, thiệt quá uổng, giờ bù lại đi hái thanh long, ừ, thì cũng vui. Hồ Xuân Hương lòe loẹt diêm dúa, ừ thì, thôi kệ. Và hình như chẳng động tâm buồn giận khi bên cạnh cái không khí như huyền sử nào xa là cái chợ đêm huyên náo, làm như người có thể vừa nghe cái ầm ĩ kia lẫn tiếng tơ trầm lặng huyền sử nọ. Mới thấu cái nhìn đơn thuần của kẻ tu thiền, mới hay cái đạt đạo của đối cảnh vô tâm.

Trở lại Chỉ Ngần Ấy Thôi, đoạn tả hoa đào ở bài này rất tuyệt, chỉ muốn trích hết ra đây…, nhưng tôi muốn nhấn một ý như đã nói ở trên, Nghe, Nghe tiếng thì thầm nhựa chảy trong cây,

Rồi từ đồi hoa xa lạ ấy lại bỗng gần gũi thơ Phạm Thiên Thư, Đỗ Hồng Ngọc thuộc nhiều thơ và kinh Phật, bất cứ một cảnh, một tình huống nào cũng được gắn kết với Thơ, với Kinh, và cảm nhận qua trung gian của cảm xúc Thơ, nên văn đẹp, siêu thực, và nội dung chứa nhiều ẩn dụ sâu sắc.

Đường chim bay hay đường đèo dốc, đường có ánh trăng trong lòng đá hay đường có nắng hoa đào?… Trên bãi nắng sân trường, cỏ xanh mượt, những cô sinh viên Nhật nhỏ nhắn xinh đẹp ngồi nép từng cụm dưới hoa, vừa sưởi nắng vừa ăn trưa. Có tiếng chim ríu rít rụt rè đâu đó. Cầm lòng không đậu, tôi cũng ngả lưng vào một cội đào để nghe cho hết tiếng thì thầm. Rằng xưa có gã từ quan. Lên non tìm động hoa vàng ngủ say (Phạm Thiên Thư). Tôi không phải là gã từ quan, cũng không tìm động để ngủ. Tôi thức, thao láo thức. Tôi thử nâng một chùm hoa đào trên lòng bàn tay. Hoa tíu tít bám vào từng kẽ ngón. Hoa bám rất chặt, như níu lấy khiến tôi cũng giựt mình.  Bỗng dưng từng cánh hoa run rẩy. Càng lúc run càng mạnh. Ô hay, chẳng lẽ? À, mà không, gió! Xin chứng giám, gió! (tr.38) Tủm tỉm mà cười với tác giả, cái gì đó rất người mà gió làm cho nó thơ mộng quá trời!

Cũng trong trang này có câu, Rụng là để rụng vậy thôi như nở là để nở vậy thôi. Trong lúc nói chuyện qua viber, anh em chúng tôi có bàn, hoa có bao giờ hỏi nở để làm gì không, tôi trả lời hoa nở không để làm gì, ai đó cứ việc tận hưởng phút giây ngắm, và anh bảo, vô tác vô nguyện. thanh tịnh bổn nhiên/ tùy chúng sinh tâm/ chu biến pháp giới/ tòng nghiệp phát hiện…

Chỉ Ngần Ấy Thôi là một trong những bài tôi thích nhất.

Trong không khí Trà Đạo Nhật (tr.47), người sống hết Một hồn Nhật lâng lâng của những kawabata, akutagawa… xa lắc xa lơ, để rồi thấp thoáng ảo diệu lời kinh Ly tướng thì thấy…

Khi nâng chén ngang mày, nghe thoáng mùi hương trà xanh tỏa ngát. Nếm. Không chát đắng. Tan loãng. Nghe ngóng. Ngập ngừng. Bàn tay nâng niu, bàn tay che chở. Bàn tay nào của Đức Phật mà Tôn Ngộ Không cân đẩu vân ngàn lần không thể vượt qua? Chậm rãi, từ tốn, cẩn trọng. Để nghe cho hết từng tác động thân hành. Nghi thức chỉ là tướng. Ly tướng thì thấy. Thấy gì? Thấp thoáng bóng Trương Chi dưới đáy ngọc hay Duy Ma Cật giữa trùng vây?

Ở Lời Ngỏ,

Không ngờ mà khi thu xếp, gom góp lai rai như vậy, tôi đã không cầm được nước mắt khi đọc lại “nỗi cô đơn uy nghi” của Võ Hồng, “người ta ở bển” của Trần Vấn Lệ, “gọi chiều nước lên” của Trần Hoài Thư, và“lắm nỗi không đành” của Võ Tấn Khanh…

Rồi cũng không thể không cười một mình với “làm mới thơ”, với “vơ vẩn cùng Mây” với “hỏi không đáp, bèn…”

Rồi lại cũng không thể không trầm ngâm ngẫm ngợi với “để làm gì”, với “sáng, trưa, chiều, tối”… (tr.2)

Tôi cũng rưng nghẹn khi đọc, “Bụi chuối nhà ai bên đường đã mọc/ Chuối mẹ chuối con, trời hỡi quê nhà!” … Hai tiếng “trời hỡi” mới “cải lương” làm sao! Nhưng nó đã làm tôi muốn rơi nước mắt! Cải lương thật tuyệt vời! (tr.64) Nó đập vào tâm can mình khiến giờ nhìn bụi chuối, vẫn hàng ngày đứng bên kia đường, thấy nó như có gì khang khác, nó như ấm áp hơn, mẹ hiền hơn với những tán lá như cánh tay xòe ra ôm tiếng kêu tha thiết trời hỡi quê nhà của đứa con xa xứ. Cảm ơn Nhà thơ Trần Hoài Thư. Người bạn anh đã nhắc … gió bấc đã hiu hiu rồi đó Thư ơi!

Và cả nỗi cô đơn uy nghi kia, cụm từ này diễm lệ quá, nó gợi một cách chính xác hình ảnh lẫn nếp sống của nhà văn nổi tiếng Võ Hồng, ông đã sống và sáng tác trong cô độc, một sự cô độc bận rộn như ai đó đã nói, nên cô độc mà không cô đơn, bởi, Vẫn căn gác nhỏ với một phòng chừng hơn chục mét vuông, vừa là chỗ ăn chỗ ngủ, chỗ làm việc, tiếp khách… lổn nhổn những sách vở, thư từ, bản thảo… tràn lan trên bàn, trên nệm, dưới gầm. (tr.72) từ đó mà bao áng văn chương cống hiến cho đời. Nên hiểu vì sao là cô đơn uy nghi. Người ở đó nhìn vào nỗi cô đơn của mình, nhìn vào những con chữ vây quanh mình, và uy nghi nhất, đó là không gian và thời gian người trở về với mình, cõi tâm thanh tịnh bao la, và tôi hiểu phút giây không cầm được nước mắt của Đỗ Hồng Ngọc khi về thu xếp lại, có lẽ lúc ấy ông đã chạm vào cái tơ mành uy nghi thiên thu của Võ Hồng,

Cả cái không thời gian không gian của hai chàng trai trẻ Đỗ Hồng Ngọc và Trần Vấn Lệ, cảm động đến ngây thơ, (hay ngược lại?), có lẽ nước mắt này là mừng cho cảm xúc mãi thanh tân của nhau chăng? … có một cô răng khểnh,/ bẻ gãy sừng trâu,/ rất xinh/ đúng là người xưa của bạn/ nàng nhìn ta/ đôi mắt long lanh/ khi ta nhắc tên,/ nàng ôm chầm lấy ta rồi kêu to/ ngoại ơi ngoại ơi…/ trần vấn lệ/ ổng dìa nè! (tr.99), có nghĩa là người ở bển cũng mãi hoài cố nhân! Thương hết biết…

Chẳng khác là bao tâm trạng, Có một bài thơ không ngày tháng của Lữ Quỳnh như một nỗi hồi sinh, một lần cứu rỗi:… Tóc trắng mây bay lòng mới lớn/ Từ em anh chợt tuổi hai mươi (thơ Lữ Quỳnh) (tr.102), làm tôi nhớ Quang Dũng, em mãi là hai mươi tuổi/ ta mãi là mùa xanh xưa… Những tình nhân đời đời hai mươi tuổi ơi, Tình yêu vô hiệu hóa Thời Gian đó chăng.

Rồi Lắm Nỗi Không Đành kia khiến, thưa người lệ chẳng đặng đừng nên rơi… (NTKM), vậy đừng cho mình là mít ướt nữa nhe thiền huynh.

Tôi nghe trên những con đường trẻ trung mà những người bạn này đã đi qua, giờ này nó đang, Đường nhớ chân từng lớp cuội rang sầu (thơ Võ Tấn Khanh) (tr.113)…, Còn mấy ai trở về để được bâng khuâng tâm trạng, hoa đào năm ngoái…?

Phải nói là những trang viết về bằng hữu của Đỗ Hồng Ngọc, vừa được đọc những thơ hay, vừa cho thấy được một tình đáng quý ở đời, mà người xưa gọi là đạo, Mây phản chiếu ánh sáng mặt trời mà thành ráng, suối treo vào bờ đá mà thành thác. Cũng là một vật nhưng nương vào vật khác thì tên gọi cũng nhân đó mà khác đi. Đạo bạn bè sở dĩ quý là vì vậy. (Trương Trào, Huỳnh Ngọc Chiến dịch)

Và. Đồng điệu làm sao:

Nhiều người sợ rằng đến một lúc nào đó người ta sẽ không còn ai đọc sách in trên giấy nữa, vì đã có CDRom, Ebook… tiện lợi hơn nhiều!

Thực ra, với những người yêu sách, mê sách, thì không có lý do gì để phải…hoảng sợ! Bởi vì sách không chỉ để đọc mà còn để nhìn, để ngắm, để ngửi, để nghe…(tr.40)

Ngay đầu bài tôi đã nói rồi, việc đầu tiên tôi nhận bản thảo là in nó ra để đọc, để nhìn chữ trên giấy. Và cũng giống nhau (có khác chút xíu, bút chì tôi gọt nhọn, không dắt mép tai).

… khi đọc, thường có cây viết chì cùn, dắt ở mép tai, thỉnh thoảng đánh dấu chỗ này chỗ nọ, ghi chú điều này điều khác. Tóm lại, người mê sách đã biến cuốn sách đâu đâu thành thân quen, gần gũi, riêng tư của mình… Vài chục năm sau, một hôm dọn dẹp nhà cửa, tình cờ đọc lại những dòng xưa, nét xưa… không khỏi ngậm ngùi!

 Nên tôi đang rất mong cầm được tập sách Để Làm Gì thơm mùi giấy xưa để nhìn, để ngắm, để ngửi, để nghe.  Để làm gì, tôi e rằng mình cũng sẽ như vậy, để còn sống được chút ngậm ngùi khi một buổi, một mình thu xếp lại, gặp bạn sách xưa mà rơi lệ…

 

Santa Ana, ngày mưa đầu mùa xuân, 12.3.2020

Ntkm

………………………………………………………..

Nói thêm: Khi đọc bản thảo tôi thấy có nhiều lỗi chính tả và typo, có hỏi anh để sửa, anh trả lời, “anh đã đến tuổi không cầu toàn nữa, lấy cái vui làm gốc,” nghe vậy thì lấy làm sáng tỏ thêm về những tiêu chuẩn xưa nay ở đời, tôi nhớ ba tôi khi xưa, lúc in tập thơ đầu tiên không vừa ý thấy tôi buồn ba tôi bảo, cái gì có khiếm khuyết chút mới hay, như ai đó nói, tuyệt đối là kẻ thù của cái đẹp, con nhớ đó…(ntkm)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Thư gởi bạn xa xôi: Chợ quê NgàyTết

21/01/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi

Chợ quê NgàyTết

Bạn biết rồi đó. Giữa Saigon “hoa lệ” này mà tìm được một góc Chợ quê Ngày Tết không phải dễ đâu nhe! Hôm nay đã là 25 Tết Canh Tý 2020 rồi đó.

Vây mà có một góc phố chật hẹp đủ cho một cây đa cổ thụ um tùm, đã có các bà mẹ, em thơ áo dài xanh đỏ lại qua, có người xúm xít “tranh thủ” mua sắm rau củ quả, bánh trái các thứ cho ngày Tết… có kẻ xì xụp mấy món nóng hổi nào cháo lòng, bánh canh, bún bò huế rồi gỏi bò khô, rồi bánh cam, bánh ú, rồi chuối chiên, bánh thuẩn… không thiếu thứ gì. Toàn “nhà làm” mới quý chớ phải không? Có nhóm bày trò chơi cho trẻ thơ để các mẹ an tâm đi “chợ”… Đặc biệt có nhóm đang gói bánh chưng cho các  bệnh nhi đang nằm bệnh viện…

Coi mấy tấm hình cho vui thôi nhe. Làm biếng tổ rồi.

 

nhóm gói bánh chưng cho các bệnh nhi

 

nhóm “tranh thủ” mua sắm chút rau trái

 

nhóm xì xụp mấy món ăn nóng hổi

 

trẻ thơ xúm xít nghe kể chuyện hình

 

Có một… ông lão ngồi bán rỗ khoai… ế!  

 

Rồi bèn bày trò: một ông (ĐHN) thì coi bói, coi chỉ tay; còn một ông (LKT) thì lắc Bầu Cua Cá Cọp… Vậy mà chẳng mấy chốc khách tụ lại rất đông!

Thân mến,

ĐHN

(Cảm ơn Hội quán Các Bà Mẹ).

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to page 4
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 35
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Biết rồi còn hỏi

Ba tầng của tâm thức – Vô Kỵ ở tầng nào?

“An cư kiết hạ” trong mùa Covi

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3
  • Trần Hoài Thư: Thư Tết gửi bạn thơ Đỗ Nghê ở SG.
  • Trần Doãn Nho: Lạnh lùng Texas!
  • Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)
  • TẠP GHI (Lõm Bõm)

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Diêu Trong trong TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  • Diêu Trong trong CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sách Ở Trên Đường
  • Su Su Do trong Sách Ở Trên Đường
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tĩnh lặng
  • Tịnh Phan trong Tĩnh lặng
  • Phan Minh Tịnh trong Tĩnh lặng
  • Trần Vạn Lợi trong Chuyện kể đêm Giáng Sinh
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email