Sóng vỗ mạn đời
Đọc thơ PHAN NHƯ:
Làm sao mà người ta lớn lên bên một dòng sông ngát xanh màu áo tím đó với những tiếng chuông chùa lung linh trên mặt nước lờ lững đó mà có thể không làm thơ? Cho nên như những chàng trai xứ Huế khác, Phan Như đã làm thơ. Mà có lẽ anh cũng đã làm thơ từ rất lâu lắm rồi, nhưng mãi đến bây giờ mới chia sẻ cùng chúng ta.
Xin một lần giữa dòng Hương ngát
Tắm tràn truồng giỡn với nước mây
(Cùng với nước mây)
Hiển nhiên là anh đã tắm trần truồng nhiều lần trong dòng sông đó, những ngày còn thơ. Nhưng đến bây giờ ở tuổi “gió heo may đã về”, anh vẫn còn thèm tắm một lần hay nhiều lần nữa cũng trần truồng như thế giữa một đêm sáng trăng hoặc một chiều nhạt nắng. Người của Huế yêu Huế không cần phải nói nhiều hơn.
Dằng dặc khôn nguôi
(Đọc “Lời Ca Cỏ Non” của Từ Thế Mộng)
Cái bài thơ có vẻ ít thơ nhất trong tập Lời Ca Cỏ Non của anh lại là bài làm cho tôi xao xuyến nhất. Không chỉ một lần mà hai lần rồi ba lần, mỗi lần đọc lại tôi đều thấy rưng rưng. Đó là bài “Như hai giọt nước”. Tôi bảo nó không phải thơ nhất chỉ vì nó có vẻ như một câu chuyện kể bình thường, những lời lẽ đời thường, giản dị, chân chất… về một chuyện trong gia đình – giữa thời buổi mà người ta đang cố làm mới thơ với những hình thức cầu kỳ, câu chữ bí hiểm thì bài thơ của anh có gì đó xa lạ với “thơ hôm nay”, thơ “hậu hiện đại”:
Cuộc đời vẫn đẹp sao!
Có một quyển sách dành cho những người trẻ và những người lớn tuổi. Người lớn tuổi nghiền ngẫm thấy mình chưa già. Người trẻ xem qua thấy ông bà, cha mẹ hãy còn quá trẻ, trẻ đến lạ lùng. Như tác giả đã ví von: “Không có cái gọi là già, bởi vì khi 20 – 30 người ta hãy còn quá trẻ, 30 – 40 đang trẻ, 40 – 50 hãy còn trẻ, 50 – 60 trẻ không ngờ, 60 – 70 trẻ lạ lùng và trên 70 là trẻ vĩnh viễn!”.
Thấy trên blog của NA viết về cuốn “Nghĩ Từ Trái Tim”
“…Trước giờ mình là một đứa vô thần. Hồi còn bé, mình không thích Phật giáo, không hiểu lý do vì răng. Nếu không kể những gì được học ở trường Đại học thì cuốn Nghĩ từ trái tim của Đỗ Hồng Ngọc là cuốn đầu tiên về Phật giáo mình đọc được. Lúc đầu mình không biết là ông viết về Tâm kinh Bát Nhã, tìm đọc chỉ vì thích Đỗ Hồng Ngọc.Đây là cuốn mình đọc đi đọc lại nhiều nhất, tới bảy tám lần. Cũng là cuốn mình mua nhiều nhất, mua cho và mua tặng, cũng khoảng bảy tám lần.
“Những người muôn năm cũ…”
Cao Sơn Lưu Thủy Ngộ Tri Âm là tập Tản mạn của Trần Đình Sơn, một người khá quen thụôc trong giới sưu tầm cổ vật, say mê cổ ngọan, yêu thích thơ văn Hán Nôm trên gốm sứ cổ Việt Nam. Ông tâm sự: “Thỉnh thỏang gặp giữa chợ đời một vài vật phẩm đối với người khác không đáng dùng cho mèo ăn, nhưng tôi thì chết mê chết mệt!” Vì sao? “Chỉ vì trên đó còn lưu lại một chút tâm sự của người xưa…” Cũng tại cái chết mê chết mệt đó mà ông còn lắm nỗi… gian truân! Phú Xuân là một quán ăn Huế nổi tiếng ở Đakao Tp.HCM, mà chủ nhân của nó chính là Hòang Anh, chuyên gia ẩm thực, phu nhân của Trần Đình Sơn. Cho nên ngoài những giờ “chết mê” ngoài đường, Trần Đình Sơn về “trụ trì” cái quán của mình cũng đủ… “chết mệt”!
Chuyện kể về một bài thơ…
Chuyện chẳng có đáng kể nếu tôi không có dịp gặp và làm việc với ba vị bác sĩ, là giáo viên của Trường Trung học Y tế tỉnh Phú Thọ, lần đầu tiên vào TP. Hồ Chí Minh và miền Nam. Sau những ngày làm việc vất vả, chúng tôi đưa ba bạn đồng nghiệp đi thăm thành phố Vũng tàu cho biết “biển phương Nam”. Trong lúc chuyện trò, bác sĩ Phạm Hữu Trí, Phó Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu ( nay đã về hưu) tình cờ nhắc lại bài thơ “Thư cho bé sơ sinh” của tôi thời sinh viên thì thầy Nguyễn Hồng Hải, một trong ba bác sĩ Phú Thọ bỗng chồm lên, ôm lấy tôi, mừng rỡ: “Thế ra anh chính là tác giả bài thơ đó ư?”. Rồi thầy đọc liền một mạch. Thầy nói gần 20 năm, năm nào dạy lớp nữ hộ sinh ở Trường Trung học Y tế Phú Thọ, thầy đều đọc cho họ nghe bài thơ mà thầy không biết tác giả là ai, chỉ nói “khuyết danh” thôi.
Kẻ Rong Chơi
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Thương những giọt nắng
Yêu những cơn mưa
Biết nghe lời tự tình của từng ngôi tháp cổ
Đau nỗi đau hòn sỏi lăn trầm…
Thấy vô thường là đóa hoa rực rỡ
Phúc âm là nỗi buồn
Khi Chúa, Phật đi xa…
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Với em thơ
Chàng thị hiện bông hồng
Với tình nhân
Chàng hoá nguồn suối ngọt
Với gió heo may
Chàng trở thành bóng mát
Thênh thang giữa cõi đi về…
Trong một nhà giữ lão ở Montréal
Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông
Đàn bà
Không nhìn
Không nói
Họ ngồi đó
Gục đầu
Nín lặng
Ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân
Đâu có phải tự nhiên
Đâu có phải tự nhiên anh mơ mộng hão huyền
Trước bệnh viện có con sông đào thẳng tắp
Nước thì xanh mà trời thì trong vắt
Nên anh mới mơ thả một con thuyền.
Đâu có phải tự nhiên anh mơ mộng hão huyền
Chắc có em thì em cũng vậy
Cũng ước cùng anh thả con thuyền xuôi chảy
Đôi mái chèo khuấy ánh trăng khuya.
Mũi Né
Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như gió bấc lùa trong Tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.
Em có về thăm Mũi Né không?
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.
Vơ vẩn cùng Mây
Trong ba nhà thơ bạn tôi ở Phan Thiết đó thì Nguyễn Như Mây mới là nhà thơ… ly kỳ nhất, “hấp dẫn” nhất! Không phải chỉ vì anh trẻ tuổi nhất trong nhóm mà còn bởi vì anh “sung sức” nhất. Anh mới gần 60 – nhưng với vẻ khắc khổ và mái tóc lưa thưa trơn bóng làm anh trông có vẻ già hơn tuổi khá nhiều, khiến nhiều người không đoán nổi tuổi thật của anh. Năm rồi anh mua một chiếc xe đạp cổ thời Pháp, đạp… từ Phan Thiết ra Hội An, Đà Nẵng thăm quê nội. Tôi bái phục, hỏi anh đạp xe vượt cà đèo Cả ư ? Không, thảy xe đạp lên xe đò chứ! Cũng như Từ Thế Mộng, Nguyễn Như Mây sống và lớn lên ở Phan Thiết nên mê Phan Thiết chết đi được, có điều anh không mê biển như Từ Thế Mộng mà mê sông, sông Mường Mán:
Màu hoa thắm
Nhắc Nguyễn Tường Bách người ta dễ nhớ ngay đến những tác phẩm biên dịch đặc sắc của anh từ Govinda, Krishnamurti, Herrigel, Capra… mà dễ quên đi một Nguyễn Tường Bách của tuỳ bút, của ký sự rất sâu lắng, rất hàm súc. Đọc anh, nhiều khi thấy nao nao. Có khi là một nỗi ngậm ngùi. Có khi là một niềm tiếc nhớ.
Mộng đời bất tuyệt là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Tường Bách sau Mùi trầm hương , Lưới trời ai dệt… có cái tựa nghe chút gì xưa cũ, như những thành quách rêu phong của một Huế xưa, quê hương anh, nơi “dòng người bất tận” vẫn từ thế hệ này sang thế hệ khác đi về ngôi “chùa nhà” nho nhỏ của mình, nơi vị sư già nối tiếp những vị sư già có có không không.
xem tiếp …
Tôi cũng tin vậy…
Hơn bốn mươi năm cầm bút, chàng “nho sinh” kia vẫn chỉ có mỗi một việc để làm , miệt mài, không mệt mỏi, ấy là thử bút. Chàng nắn nót, nâng niu, đưa ngọn bút lông lên ngang tầm mắt, ngắm nghía từng sợi nhỏ, xoay tới xoay lui đôi ba bận một cách thuần thục mà ngập ngùng, rồi thè lưỡi liếm nhanh mấy cái như vót cho các sợi lông bút quấn quít vào nhau, cho nhọn hoắc lại như gom nội lực vào nhất điểm; rồi thận trọng, nhẹ nhàng chàng nhúng bút sâu vào nghiêng mực đã mài sẵn, ngập đến tận cán, rút nhanh ra rồi chắt vào thành nghiên, ấn ấn xoay xoay lúc nặng lúc nhẹ cho mực túa ra nức nở, ào ạt rồi thưa dần, đến lúc sắc nhọn vừa ý, chàng phết nhẹ một nét lên tờ giấy đợi chờ, như để đo độ đậm nhạt, hít một luồng chân khí, định thần, lim dim, phóng bút…Chàng “nho sinh” mỉm cười khoái trá, trút đi gánh nặng ngàn cân, kiệt sức, nhanh tay nhúng bút vào lọ nước trong… Những giọt mực thừa rơi lả tả…
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, nó lan ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được. .
Lẽo đẽo phương quỳ
Với tôi, Phan Thiết không chỉ dễ thương với Mũi Né, Tà Dôn, Tà Cú…mà còn đặc biệt dễ thương với ba nhà thơ bạn mình, đó là Từ Thế Mộng, Nguyễn Bắc Sơn và Nguyễn Như Mây.
Hãy nói về Từ Thế Mộng trước. Không phải vì anh là nhà thơ… lớn hơn hai nhà kia nhưng bởi anh có tuổi… lớn hơn hết trong bọn chúng tôi. Năm nay anh đã 70 rồi mà tiếng cười vẫn rổn rảng, sảng khoái và sáng nào anh cũng đạp xe đạp đi tắm biển một mình, chỉ để ngắm ráng đỏ bên trời: Em ngữa mình gối sóng/ Ráng đỏ thoáng bên trời/ Anh rùng mình ngăn lại/ Một tiếng thầm đang rơi. Tôi hỏi tiếng gì thầm, anh im lặng không nói. Chắc phải gởi anh vài thứ thuốc! Anh là tác giả của các tập thơ Lời ca cỏ non, Lẽo đẽo một phương qùy, Trường ca Má thương yêu… và nhiều tùy bút, đoãn văn rất hay trên các báo. Tưởng anh mê biển mà không phải vậy, chẳng qua. Mấy hôm nay biển thở dài/ Mới hay em bệnh đã vài bốn hôm! Nhìn một cô gái đi trong mưa, anh kêu lên: Em về/ trong dịu dàng mưa/ Bước chân lửng thửng/ như chưa ướt gì…Làm ta không khỏi nhớ đến câu ca dao rất dễ thương của vùng Bình Thuận: Trời mưa ướt lá bồn bồn/…. Từ Thế Mộng tên thật là Nguyễn Đình Tư, được mọi người biết dưới tên Tư Đình, để phân biệt với những ông Tư khác ở Phan thiết. Vốn là một thầy giáo dạy văn, gốc Huế nhưng anh đã sống và lớn lên ở Phan Thiết từ thuở mới lên mười, cho nên anh mê Phan Thiết chết đi được.
