Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông
Đàn bà
Không nhìn
Không nói
Họ ngồi đó
Gục đầu
Nín lặng
Ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân
Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông
Đàn bà
Không nhìn
Không nói
Họ ngồi đó
Gục đầu
Nín lặng
Ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân
Đâu có phải tự nhiên anh mơ mộng hão huyền
Trước bệnh viện có con sông đào thẳng tắp
Nước thì xanh mà trời thì trong vắt
Nên anh mới mơ thả một con thuyền.
Đâu có phải tự nhiên anh mơ mộng hão huyền
Chắc có em thì em cũng vậy
Cũng ước cùng anh thả con thuyền xuôi chảy
Đôi mái chèo khuấy ánh trăng khuya.
Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như gió bấc lùa trong Tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.
Em có về thăm Mũi Né không?
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.
Như thị – nghĩa là “Thấy vậy là vậy”
Cái tên “Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc” đã quá quen thuộc với tôi trong vai trò… bác sĩ (dĩ nhiên!). Mà là bác sĩ “đủ thứ khoa”, chứ không phải “đa khoa”. Nào là tư vấn tâm – sinh lý cho mấy em thiếu niên. Nào là bác sĩ lão khoa. Nào là chuyên gia dinh dưỡng. Rồi giáo sư thiền học. Nhà thơ. Nhà văn. Những chức danh ấy, có cái là người đời gọi ông, có cái do bạn bè gọi ông, có cái là tôi vừa đặt ra để gọi ông. Bởi lẽ, nếu chỉ gọi Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ, thì thấy vậy mà không phải vậy.
xem tiếp …
Trong ba nhà thơ bạn tôi ở Phan Thiết đó thì Nguyễn Như Mây mới là nhà thơ… ly kỳ nhất, “hấp dẫn” nhất! Không phải chỉ vì anh trẻ tuổi nhất trong nhóm mà còn bởi vì anh “sung sức” nhất. Anh mới gần 60 – nhưng với vẻ khắc khổ và mái tóc lưa thưa trơn bóng làm anh trông có vẻ già hơn tuổi khá nhiều, khiến nhiều người không đoán nổi tuổi thật của anh. Năm rồi anh mua một chiếc xe đạp cổ thời Pháp, đạp… từ Phan Thiết ra Hội An, Đà Nẵng thăm quê nội. Tôi bái phục, hỏi anh đạp xe vượt cà đèo Cả ư ? Không, thảy xe đạp lên xe đò chứ! Cũng như Từ Thế Mộng, Nguyễn Như Mây sống và lớn lên ở Phan Thiết nên mê Phan Thiết chết đi được, có điều anh không mê biển như Từ Thế Mộng mà mê sông, sông Mường Mán:
Nguyễn Khắc Viện là một bác sĩ, sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phồi nặng, điều trị ở bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. Thời đó bệnh lao chưa có thuốc chữa như bây giờ. Từ năm 1943 đến năm 1948 ông phải chịu mổ 7 lần, cắt bỏ 8 cái xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống chừng hai năm nữa thôi. Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra một phương pháp… thở để tự chữa bệnh cho mình, và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới chết (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa, họat động tích cực, năng nổ trong nhiều lãnh vực! Chuyện khó tin nhưng có thật!
Nhắc Nguyễn Tường Bách người ta dễ nhớ ngay đến những tác phẩm biên dịch đặc sắc của anh từ Govinda, Krishnamurti, Herrigel, Capra… mà dễ quên đi một Nguyễn Tường Bách của tuỳ bút, của ký sự rất sâu lắng, rất hàm súc. Đọc anh, nhiều khi thấy nao nao. Có khi là một nỗi ngậm ngùi. Có khi là một niềm tiếc nhớ.
Mộng đời bất tuyệt là tác phẩm mới nhất của Nguyễn Tường Bách sau Mùi trầm hương , Lưới trời ai dệt… có cái tựa nghe chút gì xưa cũ, như những thành quách rêu phong của một Huế xưa, quê hương anh, nơi “dòng người bất tận” vẫn từ thế hệ này sang thế hệ khác đi về ngôi “chùa nhà” nho nhỏ của mình, nơi vị sư già nối tiếp những vị sư già có có không không.
xem tiếp …
Phương pháp thở bụng để chữa bệnh phải chăng là “đưa hơi xuống huyệt đan điền” như người xưa thường nói, thấy trong luyện nội công, trong kiếm hiệp?
tt.huynh@ yahoo.com.
Giống mà không giống. Một đằng là luyện nội công để trở thành thiên hạ vô địch, còn một đằng chỉ là tập thở ra thở vào để chữa bệnh cho mình, cốt sao vui khỏe, ít ốm đau bệnh họan, đỡ tốn tiền tốn bạc, tốn thì giờ chạy chữa khắp nơi, từ bác sĩ đến… lang băm!
* Tôi đọc tờ báo phụ nữ thứ sáu ra ngày 13-3-2009 của bà xả, bài “Không có bệnh, chỉ có người bệnh”.Bài viết của bác sĩ rất hay và vui.Nhưng có câu vè HA, tôi có thắc mắc “HA của người cao tuổi có thể thay đổi trong ngày từ 110/60 đến 180/110, nghĩa là có một quãng rất rộng cho sự thay đổi, trong giới hạn bình thường “ Nếu tôi không nhầm HA trong giới hạn chỉ đến 140/90, không lẽ ngừoi già được ưu tiên? namvang…@yahoo.
* Bác sĩ ơi, tại sao bây giờ người ta không gọi là bệnh Cao Huyết Áp như xưa nữa mà gọi là Tăng Huyết Áp, đã vậy lại không chịu cho thuốc dứt điểm? thangtiet…@gmail.com.
Hơn bốn mươi năm cầm bút, chàng “nho sinh” kia vẫn chỉ có mỗi một việc để làm , miệt mài, không mệt mỏi, ấy là thử bút. Chàng nắn nót, nâng niu, đưa ngọn bút lông lên ngang tầm mắt, ngắm nghía từng sợi nhỏ, xoay tới xoay lui đôi ba bận một cách thuần thục mà ngập ngùng, rồi thè lưỡi liếm nhanh mấy cái như vót cho các sợi lông bút quấn quít vào nhau, cho nhọn hoắc lại như gom nội lực vào nhất điểm; rồi thận trọng, nhẹ nhàng chàng nhúng bút sâu vào nghiêng mực đã mài sẵn, ngập đến tận cán, rút nhanh ra rồi chắt vào thành nghiên, ấn ấn xoay xoay lúc nặng lúc nhẹ cho mực túa ra nức nở, ào ạt rồi thưa dần, đến lúc sắc nhọn vừa ý, chàng phết nhẹ một nét lên tờ giấy đợi chờ, như để đo độ đậm nhạt, hít một luồng chân khí, định thần, lim dim, phóng bút…Chàng “nho sinh” mỉm cười khoái trá, trút đi gánh nặng ngàn cân, kiệt sức, nhanh tay nhúng bút vào lọ nước trong… Những giọt mực thừa rơi lả tả…
Thử bút, không phải tùy bút, không phải tản mạn, không phải tạp văn… Nó ùa ra, nó túa ra, nó lan ra, có lúc tòe loe, có khi hụt hẫng, những cảm hứng, những ngẫu hứng, những xúc động bất chợt, như không kềm chế được. .
Với tôi, Phan Thiết không chỉ dễ thương với Mũi Né, Tà Dôn, Tà Cú…mà còn đặc biệt dễ thương với ba nhà thơ bạn mình, đó là Từ Thế Mộng, Nguyễn Bắc Sơn và Nguyễn Như Mây.
Hãy nói về Từ Thế Mộng trước. Không phải vì anh là nhà thơ… lớn hơn hai nhà kia nhưng bởi anh có tuổi… lớn hơn hết trong bọn chúng tôi. Năm nay anh đã 70 rồi mà tiếng cười vẫn rổn rảng, sảng khoái và sáng nào anh cũng đạp xe đạp đi tắm biển một mình, chỉ để ngắm ráng đỏ bên trời: Em ngữa mình gối sóng/ Ráng đỏ thoáng bên trời/ Anh rùng mình ngăn lại/ Một tiếng thầm đang rơi. Tôi hỏi tiếng gì thầm, anh im lặng không nói. Chắc phải gởi anh vài thứ thuốc! Anh là tác giả của các tập thơ Lời ca cỏ non, Lẽo đẽo một phương qùy, Trường ca Má thương yêu… và nhiều tùy bút, đoãn văn rất hay trên các báo. Tưởng anh mê biển mà không phải vậy, chẳng qua. Mấy hôm nay biển thở dài/ Mới hay em bệnh đã vài bốn hôm! Nhìn một cô gái đi trong mưa, anh kêu lên: Em về/ trong dịu dàng mưa/ Bước chân lửng thửng/ như chưa ướt gì…Làm ta không khỏi nhớ đến câu ca dao rất dễ thương của vùng Bình Thuận: Trời mưa ướt lá bồn bồn/…. Từ Thế Mộng tên thật là Nguyễn Đình Tư, được mọi người biết dưới tên Tư Đình, để phân biệt với những ông Tư khác ở Phan thiết. Vốn là một thầy giáo dạy văn, gốc Huế nhưng anh đã sống và lớn lên ở Phan Thiết từ thuở mới lên mười, cho nên anh mê Phan Thiết chết đi được.
Nếu như Từ Thế Mộng dễ thương vì thơ anh có sự lãng mạn chập chùng, đắm say lòng người như những đồi cát Mũi Né thì Nguyễn Bắc Sơn dễ thương ở chỗ thơ anh sừng sừng, ngạo nghễ mà cô đơn như …núi Tà Dôn. Nguyễn Bắc Sơn nổi tiếng từ đầu thập niên 70 với những bài thơ xót xa mà thời bọn tôi ít ai không biết, không thuộc lấy một vài bài, vài đoạn trong tập Chiến tranh Việt Nam và tôi (1972) của anh:
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui…
(NBS)
Tôi đã thử tập thở để tự chữa bệnh mình mà sao thấy khó quá! Thường người ta nói “thở vào thở ra”, tại sao ở đây lại nói “thót bụng thở ra” trước rồi mới “phình bụng thở vào” sau ? nguyenvu43@yahoo.com…
Bài vè khuyến khich thở ra trước (xem Phụ Nữ….) vì thở ra quan trọng hơn ta tưởng! Thở ra giúp làm sạch các hốc phổi, đáy phổi, nơi khí dơ dễ đọng lại. Đặc biệt với những người bị suyễn, bị bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính (COPD) càng cần tập luyện thì thở ra.
Để xác định một người nào đó có bị tăng huyết áp (THA) thiệt hay không, các chuyên gia cho biết phải khám cho bệnh nhân ít nhất ba lần, cách nhau một tuần (trừ trường hợp đặc biệt) và mỗi lần khám, phải đo HA 2 lần, cách nhau ít nhất vài ba phút. Tại sao vậy? Tại vì như ta biết, HA thay đổi “xoành xoạch” trong ngày. Chẳng những vậy, một người HA không cao, thấy bác sĩ đo cho mình, HA bèn… cao vọt lên! Cái đó trong y học gọi là “Hội chứng áo choàng trắng”. Ấy là vì lo quá, sợ quá! Không những HA tăng mà miệng còn khô lại, tim đập mạnh, thở nhanh nữa. Khi “khẳng định” người nào đó bị THA thì coi như “kết án” chung thân, nghĩa là họ phải chữa trị suốt đời rồi, nên thầy thuốc phải luôn thận trọng. Chuyện kể một ông đi khám bác sĩ về, mặt mày bí xị, buồn xo, bà vợ lo lắng hỏi tại sao, ông nói bác sĩ bảo anh bị THA, phải chữa suốt đời! “ Thiếu gì người cũng phải chữa suốt đời như anh!”. Bà vợ an ủi. “Nhưng ổng chỉ cho anh có 10 viên thuốc thôi, bảo mỗi ngày một viên!…”! Thực ra, thuốc trị THA có rất nhiều thứ, bác sĩ phải thử nghiệm xem người bệnh “chịu” lọai nào để chọn cho đúng.xem tiếp …
Tôi đọc được những dòng này của một thiếu nữ 15 tuổi trên một tờ báo dành cho tuổi mới lớn. Em viết về mẹ của mình.
“15 tuổi, tôi không còn quá nhỏ để mẹ lúc nào cũng chú ý “chi li” từng việc như: Tôi ăn cơm chưa, tôi… tắm chưa và bạn của tôi là những đứa nào?..