Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Thư gởi bạn xa xôi (1.2021)

25/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi 

Những ngày gần Tết

Bạn biết đó, gần Tết thì mình cũng thường lu bu. Thứ tư 20.1.2021 thay vì Nhóm Học Phật của bọn mình có buổi học kinh Lăng Già như thường lệ thì mình đề nghị đi thăm Tu viện Khánh An của Thầy Trí Chơn ở quận 12. Các bạn “OK” ngay.

Xin gởi vài hình ảnh như thường lệ thôi nhe.

Tu viện Khánh An, Quận 12. (ảnh Internet)

 

Đây là ngôi chùa mình đã có dịp đến trò chuyện với quý vị Phật tử vài lần. Một lần về Thiền và Thở dưới góc độ khoa học, một lần về Ăn và Chay trong “Một ngày sống tỉnh thức” được tổ chức hàng tháng tại Tu viện. Các đề tài này đã được quay video clip đưa lên youtube để chia sẻ rộng rãi đến bà con.

 

Thầy Trí Chơn tiếp mọi người ở nhà Thanh Lương, và mọi người đã có một buổi trà đàm thân mật nhân có thầy Mãn Pháp từ Hà Nội vào.

 

Ngoài Nhóm Học Phật còn có các bạn trẻ của Lớp Phật học & Đời sống cùng nhóm của Phật tử Lệ Mai (đệ tử thầy Trí Chơn) tham dự.

 

Mình đưa các bạn đi thăm Ao sen rất đẹp của Tu viện. Đã có lần Thầy Trí Chơn đích thân chèo thuyền cho mình đi dạo trên hồ sen…

 

…Và một cung đường thiền hành quanh hồ ngập hoa vàng… mùa Tết.

 

Một tấm hình kỷ niệm chuyến về Khánh An  (20.1.2021).

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(25.1.2021)

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Gì đẹp bằng sen?

PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

25/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Lớp Phật Học và Đời Sống chùa Xá Lợi, 

Buổi học cuối năm, ngày 16.1.2021.

Buổi học cuối năm dành để trao đổi, rút kinh nghiệm những được, chưa được trong năm học vừa qua. Đây đã là năm thứ 3 của lớp Phật học và Đời sống tại chùa Phật học Xá Lợi này.

Năm thứ nhất đã có được 51 video clips, do Nguyễn Văn Quyền thực hiện và đã đưa lên youtube, được bạn bè khắp nơi theo dõi. Cuối năm đầu đã có một buổi “tổng kết” rất thú vị ở An Lạc Trang, Củ Chi. Năm thứ hai cũng có một buổi họp mặt thân mật ở Hồ Kỳ Hòa quận 10. Năm nay, do dịch Covid đã phải nghỉ vài tháng nhưng sau đó, lớp vẫn duy trì đều đặn nhờ anh Tô Văn Thiện “chủ xị”, anh Minh Ngọc thì bận với các lớp Hán văn Phật học, vì thế cũng thường vắng, tôi thì “già cả ốm yếu” vài ba tuần mới đến lớp một buổi. Lớp học do đó cũng “lõng lẽo” dần, nhưng các anh chị em vẫn tham dự tương đối đều đặn. Năm nay, phần “Phật học”, chủ yếu dựa vào cuốn Phật học phổ thông của thầy Thích Thiện Hoa (rất căn bản, nhưng đã viết từ 60 năm trước!) với một ít kinh sách khác (Tâm kinh, Pháp hoa…), nhưng  phần “Đời sống” quả là không dễ! Có những trao đổi khá “căng thẳng”, nhưng đó là phương cách của lớp đã đề ra từ đầu, với thảo luận, tranh luận, phản biện… để thấy phải “tùy duyên” “thuận pháp” thế nào cho đúng…

Mong rằng sắp tới, Năm Mới (vào năm thứ tư) các buổi học tập, chia sẻ sẽ mang nhiều hiệu quả thiết thực hơn.

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Lớp Phật học và Đời sống, Buổi học cuối năm (ngày 16.1.2021)

 

 

từ trái: anh Tô Văn Thiện, anh Sơn, Thanh (Đào), Ngô, Thanh, Trí… hàng sau: Quyên, sau đó thêm Trung, Thủy, Trúc

 

 

từ trái: chị Ngọc, Loan, Hà, anh Vinh, Quyền, Thân, Linh…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………………………………………………………………………

 

Minh Trí, lớp PHĐS gởi một câu hỏi:

Tu là gì?

Trả lời: Tu là “sửa”. Sửa cái gì? Cái gì hư thì sửa. Sửa mình gọi là “tu thân” nhớ không? Tu thân, tề gia, trị quốc… người xưa nói vậy. Xe mà hỏng quá thì ta “đại tu”… hoặc quăng đi, mua xe mới!

Tu theo Phật là “chuyển đổi”. Khổ đau thành an lạc. Phiền não thành Bồ đề. Dĩ nhiên muốn vậy cũng phải quăng bỏ mấy thứ lăng nhăng nó quấy ta. Cho nên trong “lục độ” (sáu cách tu tập) thì Bố thí dẫn đầu. Bố thí là quăng đi, bỏ đi. Thôi kệ đi!

Nguyên nhân của hư là do Tham Sân và Si. Tham là muốn. Muốn đủ thứ. “… lòng muốn còn nhiều đập gương xưa tìm bóng” (Đoàn Chuẩn). Muốn không được thì nổi điên lên, đó là sân, sân hận, tức tối, đỏ mặt tía tai, bầm gan tím ruột, nuôi hận trong lòng “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”, “thù trả chưa xong đầu đã bạc”… Tất cả chỉ vì cái gốc là vô minh, là Si, là ngu muội, không thấy biết cái sự thật sờ sờ ra đó.

Cái sự thật sờ sờ ra đó là cái “vô thường”. Trăng rồi khuyết, hoa rồi tàn. Bóng câu qua cửa sổ. Đời người chỉ là một hơi thở, một nhúm bụi tro…

Nhưng Tu với ai? Tu ở đâu? Tu cách nào…?

Có gì đâu. Bệnh thì có thuôc chữa. Có thầy giỏi thì tốt. Nhưng “bác sĩ tốt nhất là chính mình”. Cho nên Phật dạy “hãy quay về nương tựa chính mình”. Kêu “quay về” là vì lâu nay ta có khuynh hướng “quay ra” tìm kiếm bên ngoài đâu đâu. Nhớ rằng Bác sĩ cũng không thể thở giùm ta, ho giùm ta, đau bụng giùm ta được.

Để chữa Tham thì dùng “Giới” (ngũ giới). Chữa Sân thì dùng “Định”, chữa Si thì dùng Huệ (Trí huệ, trí tuệ). Ba thứ thuốc đó có khi trộn lẫn nhau, có khi dùng riêng tùy triệu chứng biểu hiện của mỗi “bệnh nhân”.

Cho nên có khi phải nhờ đến thầy. Thầy giỏi mới được, chớ gặp “lang băm” thì tiêu.

Tu ở đâu? Ở đâu cũng được. Có người tu ở chùa. Có người tu ở nhà. Có người tu ngoài chợ. “Thứ nhứt là tu tại gia. Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Ý nói tu tại gia là khó nhứt vì bao thứ chằng chịt quấn quít chung quanh.

Phật dạy “Văn, Tư, Tu”. Phải học, phải nghe, phải gần gũi Thiện tri thức. Rồi phải ngẫm ngợi, suy tư, tìm hiểu cho thấu đáo, chớ vội tin, chớ vội nghe, dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”. Sau cùng là phải Tu, nghĩa là thực hành. Tu luôn đi với Hành (tu hành) là vậy! Nhớ câu này không? “Tu mà không học là Tu mù. Học mà không tu là cái đãy sách”.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

 

 

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Thư gởi bạn xa xôi (1.2021)

23/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (1.1.2021)

Năm nào cũng vậy, Tết (tây) là mình đi một vòng, lang thang đây đó một chút để “thay đổi không khí”, mặc dù bây giờ ở cái tuổi này thì… ngày nào cũng là Tết.

Như bạn đã căn dặn, làm biếng viết thì cũng nên chia sẻ mấy tấm hình coi cho vui. Vậy nha.

Trưa 1.1.2021 về đến Lagi. Cafe với các bạn văn thân thiết quê nhà…

 

Nhà thơ Trần Kim Trung, 91 tuổi, vài ba năm gần đây, năm nào cũng in vài tập thơ. Anh nói, nhờ có thơ mà anh sống… dai và vui khỏe vầy!

 

 

 

 

Rồi ký tặng sách cho nhà thơ Cao Hoàng Trầm…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Và Thái Anh, Dũng Nguyên, Đỗ Ái Liên…

Gặp Huỳnh Thục Oanh, tác giả bài “Thăm Nước Nhỉ, nhớ Nguien Ngu I, một cây viết trẻ đầy tiềm năng của quê nhà.

Phan Chính đang ở Nha Trang. Lê Ngọc Trác bận đi đâu đó… Cùng nhắc La Thụy, Ngô Văn Tuấn, Nguyễn Huỳnh Sa, Đỗ Hồng Sa, Nguyễn Văn Mỹ v.v…  Từ xa xưa, xứ Lagi vốn đã có Lagi thi xã tiếng tăm với nhiều nhà thơ lớp trước.

Đi đường dọc biển để ghé thăm khu vực Nước Nhỉ có giếng Nguồn Chung ngày xưa (1944).

Nơi đây, xưa um tùm dứa dại. Nước ngọt nhỉ từ trong động cát ứa ra. Khách bộ hành đi giữa bãi biển trưa gắt nắng mà có ngụm nước mát dưới mấy bụi dứa chẳng khác đi trong sa mạc gặp ốc đảo. Người đi đường thường lấy mấy mảnh vỏ sò to hoặc gáo dừa làm muỗng múc nước uống. Một nhóm thanh niên Lagi, Tam Tân, Hiệp Nghĩa… đã chung tay xây một cái giếng gạch, đặt tên là giếng Nguồn Chung, theo gợi ý của Nguien Ngu Í. (Năm 1960, Cậu Ngu Í và Mợ Thoại Dung cùng ĐHN ghé thăm thì chỉ còn là đống gạch vụn…)

 

Hóa ra nước dã nhỉ từ những hồ nước sau đồi cát. Tưởng gần, ai dè đến vài ba trăm mét qua đụn cát trắng mênh mông này… 

 

Buổi tối, không gì ngon hơn ngồi lề đường ăn bánh xèo làng quê… để nhớ những ngày thơ ấu!

 

 

Và sáng sớm thì lang thang bên bờ biển vắng Mũi Né…

bãi Mũi Né… và những bé thơ (ảnh Do Hong Ngoc, Mũi Né 2.1.2021)

 

Chúc vui, và An lành luôn nhé!

Hẹn thư sau,

Do Hong Ngoc.

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Thăm Nước Nhỉ, nhớ Nguiễn Ngu Í

23/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thăm Nước Nhỉ, nhớ Nguiễn Ngu Í

Huỳnh Thục Oanh

 

Khi tôi nói, La Gi có địa điểm mang tên Nước Nhỉ, cô dạy cùng trường lắc đầu, nói: “Làm gì? Nhà chị ở đây bao năm có nghe ai nói tới Nước Nhỉ đâu!”. Còn ông giáo dạy ở một trường miền núi, lâu nay cứ hay chọn giờ khuya gọi tôi, cá biệt có  hôm, sau khi uống thuốc liều còn hẹn gặp hàn huyên tâm sự, à ôm: “ Nước Nhỉ, anh biết ở dưới chân núi Nhọn quê em. Chỉ gần núi, có nước mới nhỉ ra gọi là Nước Nhỉ. Đường đến đó thế nào cũng cúc dại ( sơn cúc, cúc núi) mọc dày hai bên đường, rất đẹp để làm mấy Pô ảnh. Anh tình nguyện chở em đi”.

Anh ta còn bảo thêm sẳn sàng phi đến chỗ tôi ngay lập tức.Tôi cười he he trong điện thoại rồi thêm: “Có ma le mới đi với ông” và cúp máy.

 

Sau những câu chuyện ấy, tôi vẫn không mảy may thay đổi ý định đi tìm Nước Nhỉ vì ba tôi, một người bảy mươi tuổi, siêng đọc sách hay nói: “ Nước Nhỉ,cái tên hay hay. Ba chưa đến, nhưng biết nó nằm trên cung đường biển La Gi đi Ngãnh Tam Tân. Thử đến đó một lần đi con. Một khi cố gắng tìm, con lại thêm hiểu biết”.  Ba tôi đọc sách tìm niềm vui, nhưng khi phát hiện điều gì cần thiết cho con, cho cháu, ông đều mong bọn trẻ thực hiện,  bởi ông nói:  “Cái sàn khôn mỗi con người có nhiều con đường tích luỹ… Đi cũng là một phương cách!”

Tôi đã nhiều ngày tìm hiểu Nước Nhỉ cho đến khi tôi gặp vợ chồng chú Hai Nhàn, sống trong căn nhà có phần biệt lập, cách nơi tôi dạy học không xa.

Vợ chồng ngoài 60,nom khoẻ mạnh. Riêng chú Hai tựa cây lim già tuổi, rắn rỏi, không  hề có bụng, đi lại  nhanh nhẹn.

Chú Hai Nhàn chỉ nơi Nước Nhỉ, giếng Nguồn Chung ngày xưa (ảnh HTO)

Chú Hai Nhàn nói: “Thời trẻ vợ chồng tui  sống bằng nghề kéo lưới rùng. Biển La Gi này đoạn nào vợ chồng tui không tới. Nước Nhỉ cách đây vài cây số.Có thể tới đó bằng hai con đường. Một, từ bãi biển Bàu Dòi (Hiệp An) đi ngược về Nam. Hai, từ chỗ công ty du lịch mới mở, có con đường chạy thẳng ra biển, từ đó đi ngược lên”.

Khi tôi nói  đã xác định được Nước Nhỉ, ba rất vui. Hai cha con  hẹn với chú Hai Nhàn sang nhà, nhờ dẫn đường.

Chúng tôi khởi hành từ chỗ con đường chạy ra biển của công ty du lịch, rồi men theo bãi đi lên, cho tới khi một triền đất lài lài hiện  ra. Chú Hai bảo đó là Nước Nhỉ. Điểm nhận biết  là  cái triền đất chạy lan ra sát bãi biển.

Chú Hai Nhàn kể: “Nước Nhỉ ngày trước um tùm cây bụi. Sau dứa dại là dương già. Trên dương là cát trắng, còn có tên gọi là Động Trâu. Ở về phía bên kia động, hướng ra đường cái có bàu sen rộng, cá nhiều. Ngày trước,  nơi này, quanh năm nước ngọt từ trong động cát nhỉ ra. Chỉ cần dùng tay đào một hố rộng, chờvài phút, nước đã đầy.

Từ lúc chú Hai xác định đến Nước Nhỉ, ba tôi như người đang phiêu du với điều riêng tư nào đó. Hết quay mặt ra biển, lại nhìn vào triền cát. Triền cát vào tháng năm này, sau khi rừng bị phá, chỉ còn mấy cây dương nhỏ, xơ xác gió biển ngày đêm thổi…

Không hề có dấu tích nước ngầm trong cát, thay vào đó đầy rác biển.

Nếu không có người dẫn đường, bạn sẽ không  hình dung  nơi nầy những người kéo lưới rùng từng lấy nước ngọt nấu cơm ăn, nước uống, trong thời gian hành nghề. Tôi đang định nói: “ ba lên chỗ cây dương cho đỡ nắng” thì ba bất ngờ ngồi bệt xuống cát.

Tôi nói sẽ rất nắng nhưng ông chẳng hề để ý điều đó. Ông nói: “Khi Ba theo bà nội con vào La Gi, đất này lắm rừng.  Cọp beo có đủ. Có con đường chạy xuyên qua rừng đến tận Núi Cú, nhưng không mấy người đi lại. Nếu đi, phải đông người. Trước 1945, người ở  làng Tam Tân(nay thuộc xã Tân Tiến),  và Hiệp Nghĩa (nay thuộc Hàm Thuận Nam), đi La Gi thường chọn đường biển. Hôm nay cha con mình biết: Nước Nhỉ chỉ cách bãi biển Đồi Dương,Tân Bình khoảng 6 km, nhưng với người đi giữa nắng trời, tay xách, nách mang, gánh nặng, mũi bàn chân cứ phải lao về phía trước nhằm lấy đà thì quả là xa, cần giải lao dưỡng sức. Đường dài, bên biển, bên đồi cát, tìm thấy một nơi có nước ngọt quả là tuyệt vời.

Năm 1944, một nhóm thanh niên Lagi, Tam Tân, mang vật liệu tới Nước Nhỉ, xây cái giếng gạch đặt tên là Nguồn Chung dành cho người đi đường. Giếng sau này đi vào thơ ca và một trong số người  có công ấy là ông Nguyễn Hữu Ngư, nhà văn, nhà báo, nhà thơ  với bút danh: Nguiễn Ngu Í. Ngoài bút danh ấy, ông còn ký: Trinh Nguiên, Tân Fong Hiêb, Phạm Hoàng Mĩ, Nghê Bá Lí, Lưu Nguiễn …”(1)

Mấy năm trước ba tôi có đọc lại cuốn sách cũ cho biết: thân sinh nhà văn là cụ Nguyễn Hữu Hoàn, còn có tên Nguyễn Hữu Sanh, Nguyễn Văn Hợi, sinh năm 1887 ở xã Phụng Hoàng (Hà Tĩnh), thi Hương một kỳ rồi bỏ hẳn khoa cử. Cụ Hoàn tham dự phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, và Duy Tân. Trên đường vào Nam , cụ dừng bước ở làng Tam Tân khi ấy thuộc tổng Phong Điền (Bình Thuận). Thân mẫu nhà văn là cụ bà : Nghê Thị Mĩ, người Tam Tân. Nhà văn sinh năm 1921 và như ông  kể trong bài viết trên tạp chí Bách khoa số xuân năm 1965: Năm 7 tuổi phải rời  thầy mẹ đi học xa. Từ đó đến năm 24 tuổi, mỗi năm về thăm cha mẹ một tháng.

Nguyễn Hữu Ngư có tài thơ văn. Bắt đầu tham gia làng văn năm 1939 trong loại sách Ngày Xanh dành cho thiếu nhi miền Nam Việt Nam . Nhà văn có một số năm tham gia cách mạng tại quê hương và cả khi ra Bắc, vô Trung. Từng làm thư ký đầu tiên UBND  cách mạng xã  nhà năm 1945.

Những năm sau này, do thần kinh không ổn định, có lúc ông phải dưỡng bệnh… nhưng  vì là người của công việc, tạm hết bệnh, ông lại lao vào viết, dạy học. Trong hầu hết  tác phẩm của nhà văn như: “Lịch sử Việt Nam”, “Hồ Thơm- Nguyễn Huệ- Quang Trung”, “Sống và viết với…”, “Suối bùn reo”, “Qê hương”… Tình yêu đất nước, tinh thần sống có trách nhiệm với quốc gia dân tộc, thương yêu đồng bào ruột thịt, yêu thương người thân… hiện ra  một cách đằm thắm trong nhiều trang sách.

Đúng vào lúc  ba kể chuyện, chú Hai Nhàn cũng ngồi xuống bên cạnh. Họ nói với nhau về con đường rừng La Gi- Tam Tân, và nhân đó ba đọc bài thơ “Về quê ai tết đầu sau khi ngưng chiến (1955)”của Nguiễn Ngu Í cũng in trong số xuân  Bách khoa.

 

“Gần đến nơi rồi em thấy chưa?

Đường đi lúc lắc, nắng lưa thưa

Có gì man rợ trong cây, đá

Em sợ  giờ đây, ngĩ cũng vừa….( 2)”

 

Ba nói với chú Hai: “Trong bài thơ này tác giả đi đường rừng. Song cũng có lúc tác giả đi đường biển. Trong một bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cháu gọi nhà văn bằng cậu, cho hay: Năm 1960, nhà văn và vợ cùng ông đi đường biển về quê. Đến Nước Nhỉ, ông dừng lại.  Sau một lúc trầm tư, ông cảm tác bài thơ có những câu:

 

“Nằm đây mà ngó lên trời

Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa

Nằm đây mà nhớ mơ hồ

Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu?”…

 

Giọng thơ buồn man mác, nỗi buồn của nhớ nhung, luyến tiếc và có phần bất lực. Đây là đoạn thơ nhiều người nhớ.

Ba  tôi lại quay sang chú Hai Nhàn : Anh à, cuộc đời này, mọi cái đều không đứng yên, bất dịch. Con đường biển ngày xưa, giờ mình đang ngồi nhìn ra đây, nói với chúng ta về một thời gian khổ đã qua. Và nhờ đó mà nhiều người trưởng thành.Con đường này và  Nước Nhỉ gắn với tên tuổi Nguiễn Ngu Í vì ông từng tham gia xây giếng Nguồn Chung, cũng như đi lại trên đường. Thời gian sẽ phủ mờ tất cả. Thế hệ tương lai có dịp đi lại trên con đường ven biển La Gi- Tam Tân, nếu không ai nhắc, chắc gì biết đến Nước Nhỉ ? … Vì vậy, nếu dựng một tấm  bia ghi: “Nơi đây-  Nước Nhỉ, giếng Nguồn Chung- một thờï là điểm cung cấp nước ngọt cho người đi lại ven biển và tàu thuyền…” chắc chắn  sẽ có người tìm hiểu, trở thành câu chuyện về tình người.

Không dừng đó, Ba tôi đọc hai câu mà ông bảo mang nhiều tâm sự của nhà văn, nhà thơ, nhà báo quê La Gi:

“Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi

Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi”. 

Chuyện của hai người lớn làm tôi thầm nhủ :Nước Nhỉ là câu chuyện sinh động về lịch sử, địa lý quê hương. Một hôm nào đó có thể đưa học trò mình đến Nước Nhỉ trong giờ lịch sử văn hóa địa phương?

(HTO)

 

—————————————————————————

Ghi chú: ( 1, 2): Trong bài có một số chữ giữ nguyên cách viết của nhà văn.

…………………………………………

Đọc thêm:

Đỗ Hồng Ngọc trả lời câu hỏi của một độc giả trên dutule.com (2013)

(nguồn www.dohongngoc.com)

Mẹ tôi và ông Nguyễn Hữu Ngư (Nguiễn Ngu Í, 1921-1979) là chị em Cô cậu ruột. Mẹ ông họ Nghê nên ông còn có bút hiệu là Ngê Bá Lí, với cách viết “đặc biệt” của ông. Tôi gọi ông bằng cậu, gần gũi và thân thiết. (…)

Ông viết văn, làm báo, có nhiều bút hiệu: Trinh Nguiên, Tân Fong Hiệb ( ghép điạ danh quê nhà Tam Tân, Phong Điền, Hiệp Nghĩa), Ngê Bá Lí, Trần Hồng Hừng, Ki Gob Jó Cì, Fạm Hoàn Mĩ… Bút danh Nguiễn Ngu Í được nhiều người biết đến, nổi tiếng là một ký giả chuyên phỏng vấn các vấn đề văn học nghệ thuật cho tạp chí Bách Khoa thập niên 60 tại Sài gòn.

Ông có lối viết tiếng Việt rất đặc biệt, rất riêng, gây ít nhiều tranh cãi, ít nhiều khó chịu cho người đọc, nhưng vẫn có cái lý riêng của ông. Thí dụ ông thấy không hợp lý khi ta viết NGA, nhưng lại NGHE (ông sửa lại NGE), GA nhưng GHE (ông sửa lại GE…).

Ông có một vài tác phẩm về sử, đặc biệt về Quang Trung và về Hồ Quý Ly trong thời gian dạy sử ở vài trường trung học, ký Fạm Hoàn Mĩ; ông cũng có vài cuốn tiểu thuyết như “Suối Bùn Reo”, “Khi người chết có mặt” v.v… Nhưng tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Sống và Viết với …”, do Ngèi xanh xuất bản (1966), tập hợp các bài phỏng vấn trên báo Bách Khoa với các nhà văn nổi tiếng đương thời Nhất Linh, Đông Hồ, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường, Sơn Nam, Doãn Quốc Sĩ….(sau này Xuân Thu in lại ở nước ngoài). Ông cũng chuẩn bị ra mắt các cuốn “Sống và Vẽ với…” phỏng vấn các hoạ sĩ, và “Sống và Đàn với…” phỏng vấn các nhạc sĩ. Tiếc thay ý nguyện chưa tròn. Ngoài ra ông còn có một tập thơ “Có những bài thơ”, do Trí Đăng xuất bản, 1973.

Trong thời gian nằm ở Dưỡng trí viện Biên Hòa vì bệnh thần kinh, ông cùng các “bạn điên” có ra một tập thơ, lấy tên là “Thơ điên thứ thiệt” rất thú vị, do ông làm chủ biên. (có mấy bài của Bùi Giáng). Thời đó, ngoài thuốc men, các bác sĩ ở Dưỡng trí viện Biên Hòa còn khuyến khích bệnh nhân làm thơ, vẽ tranh, đánh cờ, lao động tay chân v.v… như một liệu pháp chữa trị tâm bệnh. Khi được hỏi vì sao gọi là “Thơ điên thứ thiệt”, thì ông cười bảo vì lúc này có nhiều người làm thơ giả điên quá!

Ông thường xuyên ra vào các nhà thương điên Biên Hòa và Chợ Quán:

Cũng tưởng một đi không trở lại

Nào ngờ duyên nợ lại dằng dai

Bỗng nhiên sực tỉnh nằm trong “khám”

Khám của lòng ai, ai của ai…

(Bài thơ tái ngộ Dưỡng trí viện, 1966)

 

Trong một bài thơ khác, ông viết:

 

Ta đi lang thang

Ta nói tàng tàng

Ta cười nghinh ngang

Ta chửi đàng hoàng

…

(Bài thơ tự giết, 1966)

”Chửi đàng hoàng” quả không phải là chuyện dễ, nhưng với ông thì ông làm được. Hỏi chửi ai? Ông nói: ”Chửi cả và thiên hạ, trong đó có mình”!

 

Ông có nhiều bài thơ hay. Bài thơ viết cho Mẹ rất cảm động:
“Má ơi con má điên rồi
Má còn trông đứng đợi ngồi mà chi…”

Năm 1960, tôi có dịp đi với ông trên bãi biển từ Lagi về Ngãnh Tam Tân (Bình Thuận) đến Nước Nhỉ, ông dừng chân nghỉ và nằm lim dim trên đống cát gạch vụn, dưới bóng mát của các bụi dứa gai um tùm nhìn lên trời mây… Một lúc ông gọi tôi đến và đọc cho nghe bài thơ vừa làm xong. Tôi còn nhớ mấy câu:

Nằm đây mà ngó lên trời

Lá cây dứa đã mấy đời đong đưa

Nằm đây mà nhớ mơ hồ

Những xanh tóc ấy bây giờ về đâu…

 

Thì ra ông nhớ mấy người bạn cũ, trong đó có Ba tôi (Đỗ Đơn Trì, các cậu tôi là Nghê Nhã Ý, Nghê Cộng Hòa, Trần Minh Di…) đã cùng nhau xây cái giếng Nguồn Chung ở Nước Nhỉ này cho khách bộ hành qua đường nghỉ ngơi, uống bụm nước ngọt, nhỉ ra từ động cát, giữa trưa nắng gắt trên đường dọc biển mênh mông đầy nắng và gió.

Cuộc đời ông nhiều truân chuyên, tài hoa nhưng mắc bệnh không thể chữa được. Tuổi lớn, cơn điên ngày càng nhặt. Có lần ông nằm giữa xa lộ Biên Hòa cho xe Mỹ cán, nhưng họ kịp dừng, chở thẳng vào nhà thương điên. Có lần ông trốn viện, bắt đom đóm làm đèn đi trong giờ giới nghiêm cũng bị bắt lại…

Trước đó, hình như ông biết trước cái chết của mình, viết một bức thư như là một di chúc cho bà. Ông ước ao được thả trôi trên một chiếc thuyền nhỏ, đục thủng đáy, nhét nút lại, rồi để thuyền trôi lênh đênh trên biển Thái Bình Dương, để được nhìn trời mây nước cho thoả thích, rồi rút nút cho thuyền chìm dần và chết trong bụng cá, cho “Ngư về với Cá”. Thế nhưng ông chết với lửa. Ông được hoả táng ở An dưỡng địa Phú Lâm và đưa về đặt kề ông bà và dì Nga ở Ngãnh Tam Tân.

Tôi vẫn nhớ hai câu thơ từ lâu của ông:

Bao nhiêu chí trẻ rồi tro bụi
Một thoáng tình xa cũng ngậm ngùi.

Ông là bạn cùng lớp, cùng trường Pétrus Ký với Trần văn Khê, Lưu Hữu Phước… Gia đình có làm một tập tư liệu về ông: Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư, qua ký ức người thân, do mợ tôi, bà Nguyễn Thị Thoại Dung thực hiện (1996), gồm các bài viết của Bà Tùng Long, Trần Văn Khê, Lê Ngộ Châu, Lê Phương Chi, Phan Chính, Hoàng Hương Trang, Hồ Trường An, Trần Huiền Ân, Tô Dương Hiệp, Đỗ Đơn Chiếu, Phan Khắc Khoan, Đỗ Hồng Ngọc…

Sau này (1990), khi về Lagi-Tam Tân, tôi có một bài thơ viết cho ông:

Đêm trên biển Lagi

( tặng cậu tôi, Nguiễn Ngu Í )

Sóng cuốn từng luồng trăng lại trăng
Đêm Hòn Bà dỗ giấc ai nồng
Phẳng lì bãi cát buồn hiu ngóng
Cao vút hàng dương quạnh quẽ trông
Đá cũ mòn rêu hoài đá Ngãnh
Nguồn xưa cạn nước vẫn Nguồn Chung
Về đâu mái tóc xanh ngày ấy
Câu hỏi ngàn năm có chạnh lòng…

                                   Đỗ Hồng Ngọc

                                                 (1990)

……………………

Dưới đây là nguyên văn bài thơ Nguiễn-Ngu-Í (NGÊ-BÁ-LÍ) viết về “giếng Nguồn Chung” với chú thích về “sự tích” hình thành giếng Nguồn chung năm 1944 ở Nước Nhỉ, Lagi. (Bài thơ viết năm 1960, in trong cuốn …”QÊ HƯƠNG”…, 1969 – chữ QÊ, kiểu viết NNI) với Lời giới thiệu của Nguyễn Hiến Lê. Trong cuốn sách mà Nguyễn Hiến Lê gọi là “kỳ thư” này, tôi viết bài “dẫn nhập” tựa Viết về Bình Tuy, với bút hiệu Giang Hồng Vân.

Đỗ Hồng Ngọc.

(Saigon, 24.1.2021)

(Nguồn: …”Qê Hương”… Nguiễn-Ngu-Í, Saigon 1969)

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

“Trò chuyện” với Cao Huy Thuần vài điều về cuốn SEN THƠM…

17/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“Trò chuyện” với Cao Huy Thuần vài điều về cuốn SEN THƠM…

Anh Cao ơi,
Tôi đang đọc “mê man” cuốn sách mới của anh đây. Người đưa đò quá hay. Nhất là “mong manh” “tro bụi” và phần ngoại truyện. Tôi có hơi tiếc một chút: giá mà anh dịch theo giọng xưa của 20 thế kỷ trước thì càng thấm thía. Anh nói anh cố dịch sát, nhưng giọng mới quá, thành tưởng… của anh viết? Hay ông Lucien de Samosate… là Cao Huy Thuần giả bộ gạt độc giả là tui? Hy vọng Sharon sẽ được chở nhẹ một phen!

Lúc này đọc anh không biết đâu mà rờ, y như hai Tôn hành giả đánh nhau giữa thời buổi “Tin giả này mới là tin giả thật”.

DHN

(14.01.2021)

–…………………………………………………………………………..

Anh Đỗ ơi,

Ôi, vui biết bao khi đọc thư anh, biết anh “mê man” bài “Người đưa đò”. Đó là bài mà tôi lo nhất, sợ độc giả không theo dõi được một (bi) hài kịch.

Đi vào chi tiết một chút để trả lời thư anh:

– Tôi dịch rất sát nguyên văn. Khó nhất là phải lột cho được cái giọng tếu thú vị, nếu không thì chẳng còn gì hấp dẫn.

– Nhưng khó hơn nữa là phải sát, phải tếu, nhưng phải là giọng văn của thời đại này, chớ nếu cổ lổ sĩ thì khó mà lôi kéo độc giả đi theo. Rất may là giọng văn của nguyên văn rất hợp với giọng văn (tếu) của CHT. Anh nói không biết thật giả là CHT rất khoái.  Rất thật đấy nhưng cũng rất CHT.

– Nguyên văn của câu chuyện là dựa trên thơ của Homère, do đó trong nguyên văn không cần phải giải thích bao nhiêu là chi tiết thần thoại. Tôi phải giải thích như thử là tác giả viết. Do đó, phần giải thích ấy là phần thêm của tôi, nhưng thêm mà không phản với nội dung và văn khí. Thêm thế nào cho trơn tru như nước chảy xuôi dòng, không vướng ngại.

– Nói tóm lại, anh không phân biệt thật giả là tôi mừng. Rất thật vì tôi không phóng tác. Nhưng rất “tôi”.

– Cho nên “tôi” là “tôi” trong ngoại truyện. Thật chăm phần chăm.

Cám ơn ĐHN.

CHT.

(14 Jan 2021)

………………………………………………………………………………..

Anh Cao ơi,

Tôi thấy cần nói rõ với anh thêm: thí dụ Nguyễn Du mà “dịch” theo văn bây giờ sẽ hết hay! Kim Dung mà dịch huynh với muội thành anh với em cũng hết hay. Cho nên trừ phi anh cố tình “lộng giả thành chơn” thì dịch một tác già 20 thế kỷ trươc băng văn phong hiện đại cái đau mới quá, chưa mưng mủ, chưa thấm thía, giá mà cái đau đó nó đã 2000 năm thì thú vị hơn, đau hơn cho kiếp người…!  —

À anh đã đọc “Sách ở trên đường” viết về Đường Sách của tôi chưa?

ĐHN

(15.01.2021)

………………………………………………………………………………..

Anh Đỗ ơi,

Tất nhiên là tôi đã đọc “Sách ở trên đường” viết về Đường Sách của ĐHN rồi chớ! Tuy rằng mắt đã dở lắm rồi. Đánh máy mail cho bạn phải đọc lui đọc tới mỗi câu kẻo sai bét.

“Đường sách” còn thiếu nét họa của ĐHN tuy rằng nhìn photo vẫn mê quá. Có lẽ cũng thiếu một bài thơ. Nó nằm nhớ thơ ĐHN đó.

CHT

(15 Jan 2021)

……………………………………………………………………………………

 

Anh Cao ơi,

Đọc bài Thì thầm của anh, tôi phục lắm. Nói chuyên “Bát Nhã”, chuyện “Bát bất”, chuyện “Có Không” như vậy là… rạch ròi và thuyết phục. Lăng Già chỉ gút một câu:

Trí bất đắc Hữu Vô

Nhi hưng đại bi tâm. 

Tôi nhớ Vũ Khắc Khoan trong cuốn Đọc Kinh có nhắc một bài thơ cổ, không biết ai là tác giả:

Chàng như mây mùa thu

Thiếp như khói trong lò

Cao thấp tuy có khác

Một thả cũng tuyệt mù…

Dĩ nhiên anh và tôi không phải “chàng” với “thiếp”, nhưng một thả là vậy!

Vì anh nhắc thơ ĐHN, nên gởi anh bài này nghe chơi (mắt kém thì tai thính?):

CÓ KHÔNG, thơ Do Hong Ngoc, nhạc Hoàng Quốc Bảo, tiếng ca Thu Vàng.

Những hình minh họa là do tôi chụp trong chuyến đi Nepal 2018:  Hy-Mã-Lạp-Sơn, Lâm-Tì-Ni và Ca-Tỳ-La-Vệ…

 https://www.youtube.com/watch?v=I–qslaDEUM&feature=youtu.be

ĐHN

(SG 17.01.2021)

………………………………………………………………………………….

Reply của CHT

Tôi không biết câu trong Lăng Già, như vậy là học được từ anh, anh trích là đúng quá, tất cả nằm trong đó.

Mấy câu thơ, tôi cũng đã đọc, không biết từ đâu, vẫn tưởng là thơ cổ vì có “chàng” và “thiếp”, và vẫn tưởng là thơ Đường dịch ra. vì có chữ “thả” hơi ép, nhưng “một thả” thì lại mới và hay.

Thơ của ĐHN rất hay, giọng hát của Thu Vàng hợp quá, vì hay và vì chắc là thấm bài thơ. Ít khi tôi nghe phổ nhạc 4 câu mà đạt như vậy. Mà lại là nhạc đạo – vừa đạo vừa mới. Giọng hát bay lên, đúng là “một thả cũng tuyệt mù”.

Viết mà có “nữ thần Tiếng Dội” vọng lại từ ĐHN, hạnh phúc quá.

CHT

(17 Jan 2021)

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Vài đoạn hồi ký

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: NHỚ ĐINH CƯỜNG

12/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

NHỚ ĐINH CƯỜNG

tranh Đinh Cường

 

 

NHỚ XANH TRONG TRANH NGƯỜI

Những đàn cây gầy ốm
Đang rủ nhau đi
Cùng ánh mắt chiều muộn
Như mùa đông vừa phết lên giấc mơ
Người thiếu nữ cổ cao. Áo dài đen. Thánh thiện*
Nóc nhà thờ ứa lệ
Rơi xuống tiếng chuông xanh
Mùa của tình yêu

Nhà thờ như cây nến cô đơn. Lung linh dãy phố
Nửa vầng trăng kéo đêm xanh
Chia cô đơn cùng ánh đèn khuya dưới mái nhà im lặng**
Thời của bạn hữu
Thơ Prévert. Cà phê nhòa nâu. Bức tranh buồn
Người phết mạnh bạo một vệt dài màu đỏ
Những đốm đỏ khắc khoải suốt thời binh lửa
Tiếng bom nào rơi trong hồn tôi
đêm nay
đêm hãi hùng như loài thú dữ
 (Đinh Cường)
Một thời người đã đi qua…

Nỗi hoài hương rưng rức xanh
Người và những hàng cây hồi ức
Soi mình dòng Potomac
Lạc lâm. Mùa xanh xưa***
Một thời người đã xa
Một tiếng thở dài
Một ngụm khói tan…

Như tôi vừa nghe. Giấc mơ nào thời trẻ
Đêm nay khóc cùng vệt mầu dở dang nơi phòng tối
Có tiếng gào
Ưng ức bầy tranh
Khóc nhớ…

Ngày 7.1.2021
(Nhớ Họa Sĩ Đinh Cường, ra đi ngày 7 tháng 1, 2016)

*tranh: Chân Dung T.NH. Để Nhớ Đà Lạt
**tranh: Phố Đêm
*** Những bức tranh: Lạc Lâm- Nhà Bên Sông Potomac- Đà Lạt Nostalgia


MỘT LINH HỒN TRONG SUỐT ĐANG BAY*

– Tưởng niệm họa sĩ Đinh Cường, ra đi ngày 7.1.2016

Thử gạch một đường xem tới đâu**
Xa như cuối trời vừa đóng lại
Vắng như đêm vừa mở giấc mơ bay

Bay cuối dòng gặp bạn ngồi trông
Tiếng đàn rung gợn lòng chín suối
Những mảng mầu thơ dại trổ bông

Bông vỡ tiếng cười rền rền sương khói
Người nghe chút nhớ tuyết mùa xưa
Con đường ấy đã một lần đứng lại

Cột dây giày, ngó mông trời ly viễn
Thở hơi ra ngụm khói tàn mau**
Con chim hót giọng khan ngày nhuốm bệnh

Ngó lên trời hạt nước mắt ai bay
Hương cố xứ thơm mùi cọ mới
Có mùa đông khóc tiễn trong mây

Ngó xuống ngày vàng xao xác lạnh
Mơ ai cào lá ngoài sân đêm**
Bay bay lên những linh hồn lá mỏng

Con chim đỏ hót mầu tuyết bỏng
Tôi bưng mặt. Mùa đông qua lồng lộng
Nghe đất trời vừa gần lại, hôm nay…

9.1.2016

* Linh hồn trong suốt, chữ của nhà văn Khuất Đẩu.
** Thơ Đinh Cường. Cào Lá Ngoài Sân Đêm, tên một thi họa phẩm của họa sĩ Đinh Cường.

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Sách Ở Trên Đường

08/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

9.1. 2021

Kỷ Niệm 5 Năm Đường Sách Sài Gòn

 

(“Nhà Dài”, Đường Sách Saigon, ảnh ĐHN 2021)

 

Sách ở trên Đường

tặng Mây Hồng

 

Tôi mê Sách ở trên Đường nên sau này mê cả Đường Sách.

Tuần nào gần như tôi cũng có mặt ở Đường Sách.

Làm gì ư? Không làm gì cả. Chỉ để dòm, để ngửi, để nghe, để ngóng…

Và… để nhớ. Nhớ gì? Nhớ những ngày mới lên mười, sống trong một ngôi chùa nhỏ với Cô tôi ở Phan Thiết. Cô tôi bị thương tật gãy cả hai chân vì tai nạn xe lửa trong thời chiến tranh. Hàng ngày tôi có nhiệm vụ đi qua đò mượn sách bên kia sông Cà Ty hoặc đến một nhà cho mướn sách nào đó ngoài phố. Cô cấm tôi đọc sách vì con nít mê sách sẽ làm biếng học. Tôi đành vừa đi vừa đọc trên đường, hoặc ngồi dưới bóng me, góc chùa, đọc hết cả cuốn mới về đến nhà…

Tôi lại nợ Sách trên Đường. Một lần về Saigon, lang thang trên đường Trần Hưng Đạo, trước rạp hát Eden, ai đó bày ra cả một… đường sách mênh mông, tôi vớ phải cuốn  Kim Chỉ Nam Của Học Sinh (Nguyễn Hiến Lê, 1956), để rồi từ một cậu bé thất học, tôi… bơi vào bể học.

Tôi biết ơn sách và đặc biệt biết ơn Sách ở trên Đường. Tôi quen Quách Tĩnh với Hoàng Dung, Vô Kỵ Triệu Minh… trên đường Cao Thắng, Lê Văn Duyệt… Tôi biết Cửu âm bạch cốt trảo với Giáng long thập bát chưởng, Lăng ba vi bộ, Vô chiêu thắng hữu chiêu… từ ngày còn là một sinh viên trường thuốc.

Rồi sau 1975, đường sách cũ Đặng Thị Nhu là nơi tôi loanh quanh không mỏi mỗi chiều, vì nơi đó, ngoài sách, tôi còn được gặp biết bao bạn bè thân thiết, nào họa sĩ Cù Nguyễn, nào nhà thơ Trần Yên Thảo, nào… nào…

Khi viết sách lai rai, tôi nghiệm rằng sách vốn là… thuốc, viết sách là bào chế thuốc, bán sách là bán thuốc, đọc sách là uống thuốc, không phải  chuyện chơi nhưng vẫn nhớ mãi sách trên đường…

Nên không thể không mê Đường Sách.

Năm năm nay có một cái Đường Sách rất dễ thương ở Sai Gòn. Nó dễ thương vì nó nhỏ xíu, nó làm cho mọi thứ trở nên thân mật và ấm cúng. Tôi luôn coi nó là một cái Nhà Dài nơi xứ Thượng, lợp bằng lá me, gia đình  toàn là những người kỳ cục, nam phụ lão ấu đều như bị một thứ bùa mê… qua lại có khi va vào nhau, không cần xin lỗi vì mắt mũi cứ dòm ngó đâu đâu!

Thỉnh thoảng có những dây con nít được mấy cô mẫu giáo xinh đẹp dẫn đi cho ngửi mùi sách làm quen, có những bà đầm hở rún dắt ông tây bụng bự, có những  người đẹp trình diễn xuyên thấu…, có cụ già trên chín chục, xách laptop ra gõ những dòng thơ tình đắm đuối, có những bạn bè phương xa, vừa xuống máy bay đã kéo lê cả vali túi xách chạy về Nhà Dài cho đúng hẹn…

Còn có những buổi trò chuyện ngoài trời ở Nhà Dài cho ông đi qua bà đi lại lõm bõm nghe. Có nhà văn trẻ ký tên tặng sách mỏi cả tay, năn nỉ xin nghỉ vài phút để vào restroom…!

Nhà Dài theo tôi còn có vẻ nghiêm trang quá, bày biện trang trí kiểu cọ quá, thiếu chút bừa bãi dễ thương như Sách ở trên Đường ngày xưa, hay như dãy nhà dài dọc sông Seine ở Paris. Đặc biệt Nhà Dài thiếu các tủ kính bày chân dung cùng trang sách viết tay, bản sửa morasse ngoằn ngoèo… của những nhà văn, nhà thơ, triết gia, thi sĩ… Và còn thiếu những giỏ cần-xé to đùng đựng đầy sách… biếu tặng, mặc ai muốn lấy cuốn nào thì lấy…

Nhắp một ly capuchino ở một quán café Book quen thuộc nơi Nhà Dài, lặng nhìn từng cánh lá me bay bay và ngó những người bị “quỷ ám” lang thang, khệ nệ ôm một túi sách trên tay đủ để hạnh phúc cho một ngày ở Đường Sách hôm nay đó vậy.

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Sách cũ bên bờ sông Seine, Pháp (ảnh Internet)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hàng sách cũ Đặng Thị Nhu, Saigon (ảnh Internet)

 

 

 

 

Sách Đỗ Hồng Ngọc cũng có mặt ở quày sách cũ trên Đường Sách… hôm nay.

……………………………………………………………………..

Đọc bài “Sách Ở Trên Đường” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Hai Trầu Lương Thư Trung (Houston, 8 Jan 2021)

Không biết sao, khi tôi đọc “Tôi mê Sách ở trên Đường nên sau này mê cả Đường Sách.”, tôi nghe như đó là điệp khúc của một bản nhạc, “sách ở trên đường” rồi “đường sách” nó hòa vào nhau thành một, rồi nó trườn lên nhau như đợt sóng này trườn mình lên đợt sóng khác nơi bãi biển Nha Trang cách nay hơn nửa thế kỷ mà có lần tôi đã ngồi bên hàng dương với cát trắng mịn dưới chân, nhìn biển chập chùng…

Rồi tác giả lại viết: “Tôi lại nợ Sách trên Đường. Một lần về Saigon, lang thang trên đường Trần Hưng Đạo, trước rạp hát Eden, ai đó bày ra cả một… đường sách mênh mông, tôi vớ phải cuốn  Kim Chỉ Nam Của Học Sinh (Nguyễn Hiến Lê, 1956), để rồi từ một cậu bé thất học, tôi… bơi vào bể học.”

(…)

Đặc biệt khi tác giả viết:

“Tôi biết ơn sách và đặc biệt biết ơn Sách ở trên Đường.”

Cảm động quá! Là một người nhà quê già và cũng có chút chút mê sách trên đường vì hồi đó sách bán trên đường gọi là sách bán “son” (solde) giá rất rẻ nên hợp túi tiền con nhà nghèo, nên tôi cũng lang thang qua những đường sách và cũng để dòm dòm ngó ngó coi chơi cho vui chớ đâu có tiền để mua dù sách giá rất rẻ ấy.

Với tác giả, một người già giặn, lão luyện trường đời đã nhận ra sách không chỉ là sách trong các nhà sách lớn khang trang trùng trùng điệp điệp như nhà sách Khai Trí, nhà sách Tự Lực trên đại lộ Lê Lợi, hay nhà sách Xuân Thu trong thương xá Eden (Sài Gòn) …, mà còn là sách trên đường với giá rẻ mà vẫn quý và từ đó, tác giả nghiệm ra rằng:

“Khi viết sách lai rai, tôi nghiệm rằng sách vốn là… thuốc, viết sách là bào chế thuốc, bán sách là bán thuốc, đọc sách là uống thuốc, không phải chuyện chơi nhưng vẫn nhớ mãi sách trên đường…

Nên không thể không mê Đường Sách.”

Với đường sách Sài Gòn, tác giả dí dỏm ví nó như nhà Dài của người Thượng vùng cao nguyên dù nó đang nằm giữa chốn đô thành:

“Tôi luôn coi nó là một cái Nhà Dài nơi xứ Thượng, lợp bằng lá me, gia đình  toàn là những người kỳ cục, nam phụ lão ấu đều như bị một thứ bùa mê… qua lại có khi va vào nhau, không cần xin lỗi vì mắt mũi cứ dòm ngó đâu đâu!”

Tâm trạng này thì tôi có cái cảm được qua hai lần ghé ngang qua đường sách Sài Gòn mà anh gọi là Nhà Dài lợp bằng lá me nhỏ xíu ấy, nó rất đẹp và lãng mạn…

Lần đầu, vợ chồng tôi ghé ngang đường sách này với mục đích duy nhứt là để hy vọng tìm lại được chút gì về cái chất Sài Gòn xưa nó nằm trên những quầy “sách cũ”, ở đó có tuổi trẻ của tụi tôi hồi mới quen nhau rồi mãi tới những ngày dạo phố Sài Gòn vào những ngày cuối tuần hoặc chợ hoa giáp Tết cách nay hơn năm chục năm! Lần thứ hai, tôi trở lại đường Sách Sài Gòn qua hẹn gặp tác giả để ngồi nhăm nhi ly cà phê, như anh đã viết:

“Nhắp một ly capuchino ở một quán café Book quen thuộc nơi Nhà Dài, lặng nhìn từng cánh lá me bay bay và ngó những người bị “quỷ ám” lang thang, khệ nệ ôm một túi sách trên tay đủ để hạnh phúc cho một ngày ở Đường Sách hôm nay đó vậy.”

Vâng, đọc bài “Sách ở trên đường” của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc hôm nay (Saigon, 9.01.2021), tôi đã thấy được cái vui trong đôi mắt của tác giả mà cũng là dịp mình bắt gặp lại chính mình có một thời cũng mê tìm sách cũ, sách xưa và “sách ở trên đường” để biết mình cũng có một thời biết mê những con đường bán sách “son” (solde) ngày cũ nữa!

 

Hai Trầu Lương Thư Trung

Houston, ngày 08.1.2021

…………………………………………………………………

Cảm “Sách ở trên đường”

Minh Lê (Suối Tiên, Nha Trang)

10.1.2021

Đọc bài “Sách ở trên đường” của Anh Đỗ Hồng Ngọc, rồi bài cảm nghĩ của Anh Hai Trầu Lương Thư Trung, tôi thấy tôi bị “cảm” mất rồi. Ấy, “cảm” đây không phải cảm cúm của Covid-19, mà là đồng cảm và cảm kích.

Anh Ngọc mê Sách, nợ Sách, biết ơn Sách và trân trọng Sách, rõ ràng Anh coi Sách là người tri kỷ. Mỗi cảm xúc sâu nặng với Sách còn được “chứng minh” ngắn, rõ, sinh động, tiết tấu nhịp nhàng như một bài thơ. Anh còn nhấn mạnh “Sách ở trên đường”, vậy Sách-ở-trên-đường khác Sách-ở-trong-tiệm chỗ nào? Tôi cảm thấy sách ở trên đường gần gũi hơn, tự do hơn, lại thêm cái cảm giác “đãi cát tìm vàng”. Ai mê sách mà không từng có một thời hàn vi “vẫy vùng” trong những chồng sách cũ, kiếm ra được một cuốn mình thích thì mừng tới mức…khỏi ăn cơm? Nên dù kỷ niệm khác nhau, cảm nhận với Sách vẫn tương đồng.

Anh Ngọc mê “Sách ở trên đường”, nên mê luôn… “Đường Sách”. Tới đây phải cảm ơn Anh Hai Trầu Lương Thư Trung, hình dung của Anh về sự hòa lẫn của hai cụm từ này “như đợt sóng này trườn mình lên đợt sóng khác nơi bãi biển Nha Trang” rất sinh động và chính xác. Cũng bởi tôi là dân Nha Trang nên càng “cảm nặng” hơn một chút. Và vì Anh Ngọc mê Đường Sách, nên mới có mấy góp ý thiệt đáng giá cho Đường Sách. Tôi không ở Sài Gòn nên chỉ được ghé qua Đường Sách vài lần, vẫn thấy thiếu thiếu chút gì, giờ đọc xong liền thấy trúng ý quá. Nhứt là cái đề nghị “bày chân dung cùng trang sách viết tay, bản sửa morasse ngoằn ngoèo… của những nhà văn, nhà thơ, triết gia, thi sĩ…” và “chút bừa bãi dễ thương” trong việc trang trí và sắp xếp. Hai việc này, một gợi cho người ta nhớ tới người “mang nặng đẻ đau” ra Sách, một giúp tạo không khí thân mật và thoải mái trong Đường Sách để người ta càng lưu luyến. Nếu Sách là tri kỷ, thì Anh Ngọc ước mong Đường Sách sẽ thành chốn tri âm cho những người yêu sách.

Cuối cùng, ngoài bài viết rất “Đỗ Hồng Ngọc”, tôi còn khoái mấy bức hình minh họa, nhứt là hình chụp bộ sách của Anh Ngọc ở quầy sách cũ, mà bên dưới là cuốn sách lộ ra hai chữ “bụi đời”. “Cảm” thêm lần nữa! Giữa cõi trần ai mịt mù, mỗi lần đọc sách Anh Ngọc là một lần thấy lòng nhẹ nhàng, “bụi đời” dường như rơi xuống, lắng lại, để tâm thanh tịnh hơn. Hèn chi, Sách là thuốc, mà cái bịnh từ “bụi đời” mà ra này, chắc cũng chỉ có thuốc là Sách thôi.

Cám ơn Anh Đỗ Hồng Ngọc và Anh Hai Trầu Lương Thư Trung! Trời Suối Tiên (Khánh Hòa) giờ đang rất lạnh, nhưng có hề gì, bởi đã có nắng ấm từ lòng người “thiên lý hữu duyên”.

(ML)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Ngô Nguyên Nghiễm: Đọc “TỬ SINH CA” của Trần Yên Thảo

08/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Đọc TỬ SINH CA của Trần Yên Thảo

Ngô Nguyên Nghiễm

 

Ghi chú: Trần Yên Thảo (Trần Ngọc Minh) là người bạn thiết từ thuở thiếu thời của tôi ở Hàm Tân, Lagi, lúc chúng tôi mới lên 7 lên 8, cùng sống trong vùng tản cư Cù Mi, Láng Găng, Giếng Ngự, Láng Hàng, Bàu Mưa, Rừng Khỉ… cùng sốt rét rừng, cùng suy dinh dưỡng, và thiệt ngộ: cùng viết lách, thơ thẩn… sau này.

Trần Yên Thảo “chuyên trị” lục bát từ những ngày chúng tôi có những tập thơ chép tay truyền nhau. Anh sống như một Ông đạo, râu tóc lênh đênh như vừa ở Núi tuyết Hymalaya về.

Tử Sinh Ca là tập thơ mới của anh, gồm 351 bài thơ lục bát 4 câu, theo tôi là rất “đáng nể”.

Và bài viết của Ngô Nguyên Nghiễm cũng thiệt hay!

Xin đa tạ.

Đỗ Hồng Ngọc.

(7.1.2021)

 

 

Trần Yên Thảo
TỬ SINH CA
Nxb Thanh Niên, 2020

 

Đọc TỬ SINH CA của TRẦN YÊN THẢO

*Ngô Nguyên Nghiễm

 

        Trên lộ vắng, bước di hành vòng quanh mịt mịt trên một không-thời gian hiu quạnh của một kiếp người. Dù muốn thoát thai trở về một bản ngã sáng láng trong một vòng tròn luân hồi, hành giả chắc chắn phải hiểu rằng: Bước đi đốn ngộ chỉ dành cho một bừng ngộ mà a tăng tỳ kiếp mới hạnh ngộ một lần trong sác na đạo pháp.

Thiện căn của thi tập Tử Sinh Ca cũng hy vọng khai hóa, không thể gọi là cơ bản thiền hành cho một căn cơ đạo hạnh, vì tâm thức cũng chỉ còn vướng víu trong hữu vi. Điều chắc chắn, hành giả có ý niệm rải từng đóa hoa vô ưu trên dọc lộ trình đã bước qua, hy vọng như ngọn mộc đăng le lói trong khu rừng tịch mịch, mà người đi sau có lối bước về.

Chính vậy, khách quen chỉ muốn vén màn trên một quan điểm cổ sơ, về ý niệm Sinh Ca và Tử Ca, trong 12 nhân duyên hẹn gặp, dù không biết đến bao giờ thoát được vòng luân chuyển hằng sa?

Khao khát trên lộ trình bước lên bản ngã, hành trang là yếu tính của người lữ hành trong giai đoạn cập nhập vào hướng đạo. Giai đoạn chập chững nhập thân trong những bước sơ khai, tâm trí còn mờ mịt chưa định tâm nhớ quên, thất lạc mảnh trăng cổ đại một thời hữu vi còn không trong rừng già nẻo quê !

Vô tình lạc đến phố hoa, chân còn vướng mê muội giữa thánh phàm, mong một tiếng gọi chân thành từ quá khứ, nhưng bước đường thưa dần, làm sao trở bước lui chân. Hóa ra:

Cầm canh nhịp mõ đều đều

          ban mai nắng đón về chiều gió đưa 

Khiến cho trăm cõi sơ khai còn loạn mù sương khói, nên bước đi của kẻ lữ hành giữa đất trời quang lạnh, phải hiểu vì:

Đèn le lói suốt canh khuya

         xới tung kinh kệ còn chưa vỡ lòng 

       Lẫn trong tiếng gió đêm thâu, mà từ vô thủy đến hiện tại, lão tiều vẫn còn ngẩn ngơ dưới núi. Lạc lỏng giữa đêm về, khách thầm tự nghĩ đã đành Phật chẳng nói gì/ xưa nay báo nghiệp có trì hoãn đâu ( ?).

Chính vậy, chỉ vì cần ao ước giọt nước trên đồng khô, hành giả chợt hiểu và bước đi:

Sơn chưa tận thủy chưa cùng

         giấc Nam Kha đã cháy bùng ruột gan. 

        Lối về không tìm thấy, chân hoang bất chợt mất dấu cội nguồn, nhân dạng thay đổi theo từng bước đi. Thì thôi:

Bèo duyên mấy kiếp lạc bờ

        gậy tre bình bát nương nhờ thập phương

        ngựa về tháo bỏ yên cương

        trên mê lộ hãy còn vương lụy phiền 

Bao nhiêu kiếp nạn vấn vương từ bên kia tả ngạn, nên hành nhân còn ngơ ngác trong mịt mùng bốn phương. Bởi vì, tâm hoang còn lãng đãng trên đường cố lý. Muốn vô tình quên bẵng không màng vướng bận hữu thể, cho quang niên soi rọi được đường đi lối về:

Trăm sông xé nát mạch nguồn

        ………

         Trải đời bất kể gai chông

         thịnh suy chưa tỏ hưng vong chưa tường

        ……..

         Lê la áo rách giày mòn

         tới đây lụy những mối hờn con con

         khi về rủ áo đầu non

         ngoảnh trông dưới núi phấn son dập dìu 

     Mê lộ cuộc tình trần của hành giả, còn trong giai thể ba vá của một tiều tăng. Trên bước hội nhập làm sao sàng lọc tình và lý, khiến cuộc nhập thể đường trường còn nhiều phân vân trước hữu thể:

Long đong mấy bận nổi chìm

         Hết ham bước tới chẳng hiềm bước lui        

Vì rằng, trong cơn ảo giác của người ban sơ bước giữa đạo tràng :

         Phụ phàng đâu phải chơi ngông

         đóa hoa vô sắc nở trong vườn trần      

        Lành thay, chỉ là cơn mơ ảo diệu làm rối tung tâm thức khách du phương, vì hoa vô sắc cũng đâu bằng vô hoa. Nên, hành trình không thể là thi khúc tơ vương lộn mối, nên tử sinh thuyền đã ghé bờ/ hành nhân nấn ná còn chờ tiễn đưa. Tại sao vậy? Thế giới hằng sa, kẻ sơ đạo sao cứ ngoãnh lại nhìn về chân trời sau lưng. Khiến kỷ niệm vẫn là ảo giác hiện thực đã có, nhưng xòe tay ra xem, trong tay còn vướng đọng hình thể gì không? Nên ngồi chưa ấm chiếu vội vàng bỏ đi/ rạch ròi từng sợi lông mi/ cũng chưa thấu được lẽ nghi ngờ nầy. Chính vì vậy, hiễn dụ rõ rằng:

         Mất còn có cũng như không

         nên chi trời đất uổng công hẹn hò

         từ vô lượng kiếp đến giờ

         vượt sinh tử cũng tới bờ tử sinh 

         Trong chương Gót Tục bước vào những thi khúc: 

         Lang thang khắp cõi luân hồi 

         giữa cơn bĩ cực thấy đời đẹp hơn

         đâu cần lánh  ngụy tìm chơn

         thoát ly sinh tử nào hơn kém gì

         ………..

         Cầm bằng công lực kỳ khu

         thách ai ép được lá thu đừng vàng

        ………..

         Quanh đây chiếu lạnh gương mờ

         chuyến đò hóa nghiệp còn chờ đưa ai 

        Ranh giới cõi tục, khiến miếu thiêng quạnh quẽ, quỷ thần đứng dưới mưa mà khóc òa. Sự hoang dại địa giới thổ cư của quỷ thần, lô nhô sắc đá, rơi nhào từng viên gạch rụng giữa  thiên thu. Thì khác gì, mê trận đang bao quanh con người trong trận đồ đầy rẫy gót chân tục lụy còn quanh quẩn nhiều.

       Gót chân sơ thiền như những bước chân sơ khai của trẻ mới lớn, chập chững bước đi tự tại trên từng vuông đất vô tâm, trên từng phiến đá vô tri… Người sơ đạo vẫn còn chập chờn trên gót tục. Từ giáp vòng cũng lộn về đây/dù xưa chẳng hẹn đến nay chẳng hò/ tử sinh cùng đốt một lò/ chòm ong lũ kiến dẹp trò quỉ ma. Quanh quẩn trong tư niệm, nên kẻ còn dạo gót tục trên một không gian tục lụy, ảo giác cho tư tưởng Vốn từ phiến đá vô tri/ dầy công điểm nhãn có khi nhập thần/chẳng qua nhân sự bày đàng/ đẫm mùi nhang khói dần dần hóa thiêng. Chính vì sơ hoang trên gót tục, nên người đi đối mặt kẻ về/ ngu ngơ thiện ác vụng bề cương nhu/ gót phàm lê lết cõi tu/ cần đâu tách bạch xuân thu hai mùa. Còn vương vấn trên bước du hành chưa tròn thiện ý, làm sao chẳng trầm tư hướng tới:

       Đôi lần chùn bước tay du

       phân thân hành giả muốn thu gậy về

       trời tây hối đã gần kề

       nặng vai công đức khó bề thối lui

Chắc chắn là vậy, không thể dừng bước hay phải tìm phương hướng để hoàn tu qua núi khác:

       Một giây chểnh mảng ơ thờ

       đò qua bến khác có chờ ai đâu

       ai còn tưởng vọng bến sau

       khó hơn núi dựng sông sâu mấy trùng. 

Chuyển bước trong chương Những Vì Sao Bỏ Ngôi, bước qua thời dù đã xa bờ người khách lữ dù rằng âm thanh đời trước bây giờ còn nghe, khiến rách y sờn bát hình như mươi năm kinh sách đã trở thành hư vọng:

Cam lòng nhện đứt dây tơ

      từ niên thiếu đã bạc phơ mái đầu

     ……….

      Ta nằm chờ đá đơm bông

      chờ cơn gió núi cảm thông mây trời

    ………..

      Nãn lòng tiếng vạc kêu sương

      còn đôi ba khách hành hương lạc loài

      trăng thì soi suốt dặm dài

      hiềm vì khách đã đi ngoài ánh trăng

     ………..

      Chập chờn bóng quế hồn ma

      lẫn trong tiếng khóc vài ba giọng cười

      miếu thiêng quạnh quẽ lâu rồi

      thần linh chừng cũng kén người khói nhang 

Bước đi thầm lặng trên bến đời, khác gì con thuyền dộc mộc tiền kiếp, vật vã di hành qua các nẻo không gian nhiều thế hệ. Bước tới thế hệ, là bước tới miền tương lai, có một cuộc sống chưa biết rõ. Bước lùi về quá khứ, là trở về với bản lai, thành tụ hoại diệt đã trải qua như một tiền kiếp. Vậy, có thay đổi được gì trong quá khứ hay thành đạt được gì ở vị lai? Vì vậy, những vì sao bỏ ngôi chung quy phải tan biến thế nào vào lỗ đen vũ trụ, để quá khứ vị lai là một thế giới không ngày tháng, cho người hành giả? Vậy là, dễ gì tính sổ ngàn năm/ nợ từ bao kiếp đã thâm hụt nhiều/ chợ tan còn quán với lều/ đời tan, vắng cả cánh bèo trôi sông. Hay là, ước chừng cách chẳng bao xa/ tới khi rạc gót, thì ra ngàn trùng. Nợ từ bao kiếp (quá khứ), rạc gót thì ra ngàn trùng (vị lai)… Tất cả, thời-không bất biến trong cái tụ-thành-hư-hoại có ý nghĩa gì với vô vi. Chính vậy, hành giả có vội gì vượt núi qua đồi/ dựng cao vách đá tạc lời vô ngôn: 

          Nghiêng vai trút gánh quan hoài

          bỏ nơi mắt thấy bỏ ngoài tai nghe 

          đội trời bỏ lớp khăn che 

          bỏ luôn tích trượng bên khe hữu tình 

Để lắng nghe, có muộn gì trăm năm:

        Ngại gì tóc trắng hơn xưa 

        trong vườn diệu pháp mai chưa kịp vàng 

        trăm năm đâu đã muộn màng 

        còn kiên gan đợi đến ngàn năm sau. 

Hành trình bước sang giai đoạn mặc cho sức ngựa đường trường/ cổ lai vạn vật có thường hằng đâu/ bạt ngàn đồng thấp nương cao/ chừng nghe đất dậy lao xao sóng dồn. Chương Lớp Lớp Sóng Đùa, tất cả đều động và người sơ đạo chớp nhoáng nhìn ra cảnh tượng biến dịch trong cuộc sống:

Từng bước lạ giữa đường quen

      trần ai trót đã mấy phen lỗi thề

      vai bao tay gậy cặp kề

      chuyến đò cuối bến biết về nơi đâu

      ……….

      Miệng đời khó tỏ nông sâu

      vần xoay ác thiện lấy đâu nghĩ bàn

      ác nhân trừ kẻ bạo tàn

      thiện nhân cứu kẻ lăng loàn nhớp nhơ   

      ……….

      Suối còn róc rách qua khe

      có ngờ đâu núi đã xê dịch rồi

      chuông khua động dấu chân người

      hồn tu mấy kiếp đã rời đất tu 

     Người du phương bỗng dưng tâm thức hiển hiện, trùng trùng những hình bóng của bản ngã cổ sơ. Một giai đoạn còn khai nguồn trong ý niệm, qua đò trong tiếng réo gọi của thiện nghiệp.Vì vậy, làm sao thoát ra khỏi vòng vây của hữu vi, nên mọi phán đoán thể hiện một thường hằng của thế sự. Ý niệm chơn phương của bước sơ khởi còn mong manh giữa lối đi nẻo về, nên mọi tư hướng còn vắt trên vai một vùng sương muối thế nhân. Phán đoán mặc cho sức ngựa đường trường/ cổ lai vạn vật có thường hằng đâu. Có chứ, nhưng đồng hóa vạn vật hữu vi và vạn vật vô vi, cũng như phân biệt hai thái cực hoàn toàn khác biệt, nhưng cũng chìm đắm trong vạn vật đồng nhất thể. Sự ngổn ngang thế sự nghiêng bầu với ai, hoặc cung tên bỏ mặc bên bờ / mải mê nhác khỉ với trò rung cây. Thì bản lai không còn diện mục, mà thuyền giác đang xoay vòng trong vùng nước xoáy đa mang. Thì ra, một kiếp người du sĩ giữa cánh hạc chân mây trùng trùng bóng núi, tưởng chừng lạ hoắc chưa hề đi qua …

Thoáng đó, ảo giác vẫn bám bụi trần trên gót chân du phương. Trăm bề chụp xuống dầy đặc che kín không gian của kẻ đang đối bóng với vạch mây tìm lửa chân như….Xác xơ trong cuộc nổi chìm / sóng trùng khơi quét sạch niềm riêng tư.

      Cơn nổi chìm xơ xác như thế, có phải chăng ý niệm cho cơn sóng quy hồi:

Lũng sâu giờ đã thành đồi

         tận cùng qui hợp tới hồi phân ly

         dù sung mãn lúc ra đi

         chớ hoang sức ngựa phòng khi trở về

       Dù vậy, chương Nước Động Bóng Rung có lời thầy dặn, lấy nhiêu khê làm thường.Khổ hạnh của  khách du phương, trong thế sự trăm đường oan nghiệt nên ý và lời nhiều khi đùa cợt lẫn nhau: lên non được ý quên lời  / kể gì khổ hạnh một đời chơn tu…

     Một hòn đá cuội đánh võng trên mặt nước dòng sông, từng vòng chu luân hiện lên dầy đặc, rồi từng vòng tròn như luân xa dần dần tan biến trong từng khoảnh khắc hư vô. Chính vậy,

quanh năm thờ thẩn đi tìm / bóng hình tại chỗ sao nhìn không ra/ càng mỏi mắt tận phương xa / thì càng không thấy trong ta có mình. Câu hỏi nghiệm thể từ những tưởng như bất thường trong cuộc đời, thực chất vẫn còn sắp lớp như một thực thể bất biến mà người vô tình không thấy rõ:

Người người nương tựa bóng nhau 

        chen chân lối cỏ vượt bao núi đồi

        đâu đây tiếng vọng không lời

        pháp âm chuyển động lòng người thập phương 

Và như vậy, là:

        Dăm đăm vào cõi không hư

        cố hình dung lại chỗ Như Lai ngồi 

        tòa sen bỏ trống lâu rồi 

        trang kinh còn hiện rõ thời lập ngôn 

    Du sĩ bước vào chánh pháp, mọi tư hướng vật thể buông xã một cách không thương tiếc. Tất cả vay mượn như là chiếc bóng lung linh giữa thiên thu, chập chờn theo ngọn lửa phù hư.

có-không trong nghiệp chứng, là nước động bóng rung hằng sa ảo giác. Vì vậy, đâu còn rào giậu cách ngăn / chẳng còn thiện-ác không phân chánh-tà / khoanh tay đứng giữa ta bà / thản nhiên như cụm tre già bên sông.

Nhìn lại, quả nhiên tất cả hình dáng, âm thanh huyền hoặc giữa không gian cũng thể hiện lòng người, từ tâm ẩn hiện. Chính thế, kẻ du hành trong sơ nguyện cũng có nhiều khi ngơ ngẩn giữa thực hư:

Đắm nhìn trăng nước vu vơ

        lạc trong giấc ngủ bâng quơ đầu hè

        sáng ra chợt thấy e dè

        hình như mới bị bóng đè hôm qua

Ngôn từ phát khởi, cũng là tư hướng của tâm niệm duyên khởi ôn cố từ chương Góp Nhặt Lời Quê:      

         Khắc ghi lời tổ trong tâm

         trước giờ rũ áo về thăm cõi người

         cần đâu mắt biếc môi cười

         cái duyên thầm lặng chết người như chơi

Chắc phải như thế:

        Lá rơi vào cõi vô tình  

        thì đâu cần biết phận mình nông sâu 

        người về hỏi lá phương nao  

        lá không nghe được làm sao đáp lời

        .. ……………

        Vòng sinh tử khéo bông đùa

        hết cơn nắng hạ tới mùa mưa ngâu

        trải từng cội thóc nương dâu 

        lời quê góp nhặt dám đâu dông dài. 

Tư hướng của kẻ du sinh trên bước đường dài hoàn chỉnh bản thể, nhiều lúc cũng thấy thấp thoáng mở rộng vài chiêu thức rao truyền.Trong ngôn ngữ lập thể của mấy ngàn ký tự, dù thế nào cũng chỉ hóa hợp với thiện căn của từng bộ lạc có duyên phần. Vì vậy, ở mỗi không phận đạo pháp chỉ hành xử huyền đạo theo căn cơ phong thổ và tâm linh. Vượt thoát ra ngoại vi đó, chắc chắn là bóng ma ngày trước rập rình / hình như có vạn bóng hình trong ta / vẫy chào ngày tháng đi qua / thản nhiên như một bông hoa lìa cành.

     Thấy gì và nghĩ gì, cũng phiêu du trong vòng hữu hạn có sẵn giữa trời đất cũng thân tứ đại như mình vậy thôi.

Cái hữu hạn của chính bản ngã đã đưa hành giả bước vào vòng quay rao truyền một cách hoang sơ, tưởng tượng hình thái đầy mê tưởng sẵn có giăng đầy ngập trong giả tướng chung quanh. Dĩ nhiên, cái thực vẫn chồng lấp trong cái hư, khiến tâm thức u hoài trông ngóng vô minh:

Có nhà sư trẻ ngẩn ngơ

       tay vin tích trượng mắt lơ láo nhìn

       phấn son ở cõi nhơn tình

       cũng thân tứ đại như mình vậy thôi 

      Vì vậy, nghiệp vẫn được hồi báo như một bản thể sinh tồn vun quén từ vạn cổ kéo dài hàng ngàn kiếp sẽ tới. Nhắc nhở như tự thầm nhủ chính bản thể, người du sĩ chậm bước lê thầm trên hướng bước về nguồn cội của vô vi, gởi lại vài chiếc lá ngôn từ trong cơn gió lạnh phiêu bạt thiên thu:

       Chim xanh đáp xuống vườn lê

       hót rằng vạn vật còn xê dịch nhiều

       nhắn ai sầu sớm lo chiều

       thuyền vô ngạn cũng có nhiều bến sông 

Cố nhân có hồi báo hay không, chắc cũng phải chờ duyên nghiệp. Căn cơ cội nguồn xuyên suốt kéo dài vô tận, là kết quả của nhân quả của vạn thể sinh ra. Người hành giả mang theo trong hành trang, những ý niệm sơ đẳng, gọn nhẹ vài ký hiệu rao truyền. Từ sơ khởi đó, ngôn ngữ phát huy âm điệu, cho ca khúc tử sinh vời vợi thấm sâu vào tư chất người thừa nghiệp sẽ nắm bắt…Chính vậy, đối nhân lời lẽ chưa cùng / hoang mang cái thị ngại ngùng cái phi / nghi ngờ đến cả lương tri / khiến cho tâm sự  thường khi nặng nề…Chương Nước Tìm Chỗ Thấp nói lên điều tự nhiên hoằng hóa trong vô niệm : Thái sơn rồi cũng lạc loài / ích gì mơ tưởng đến nòi trâm anh / tìm người tri kỷ trong tranh … Muốn thành quả như vậy, người du sĩ cũng phải vạch trước một khung trời hoằng hóa ban đầu là: đến từ thăm thẳm tầng cao / đường vô ngại biết nói sao cạn lời / phất tay biệt cả núi đồi / tìm về chỗ thấp vui đời bể dâu…

      Tạo gióng gánh hành trang bước vội trên lộ trình chiêu hóa, dẫn nhập dung nhan cho tròn thị phi, hòa hợp nơi trở về … Đó là những bước tiến hóa độ trì theo cơ địa phong thổ nhân gian lưu xứ, người du sĩ cũng hiểu thâm sâu rằng:    

       Hóa ra về chẳng phùng thời

       sinh cơ lỡ hội lòng người đa đoan

       ngại đời lem luốc dung nhan

       ta bôi bùn đất tự trang điểm mình

      ………….

       Thuận đường về lại chốn xưa

       bến chưa kịp đón đò chưa kịp mời

       lòng mừng rơm rả với đời

       đất xưa dù đã vắng người ngàn xưa 

Nước tìm chỗ thấp, trở thành một cảnh ngộ trở thành người hôm nay tìm tri độ người hôm qua. Người của tiền kiếp đã bước qua thời gian nên không còn duyên ngộ, thuyền qua tả ngạn lâu rồi / ở đây còn nuối tiếc thời chưa xa. Trần duyên như gió thoảng, chỉ ngoái lại thời gian mà nương dấu về: 

       Lênh đênh lời nổi ý chìm

       khuất mờ nhân diện càng tìm càng xa

       dấu người lạnh ngắt tha ma

       khổ bao năm, tạc chưa ra hình hài

       ………… 

Tạc chưa ra hình hài, có thể đã bước qua hai phong cách. Một, là người xưa huyễn hóa theo duyên ngộ từ sơ khởi của một kiếp người, từ hạt bụi ngàn thu mà phủi qua cõi sống mà vọng tu cõi thiền. Hai, là hoại hóa theo luật thừa trừ của tạo hóa tử sinh.

Chương Trăng Tỏ Đường Về, báo hiệu sự huyển hóa như cây khô trốc gốc bao đời / sớm nay chợt thốt mấy lời an cư…

     Tâm nguyện của khách xưa, bản thể mịt mờ, soi trong trăm ánh đuốc. Giữa truông sâu, bao lần nguyệt khuyết, nguyệt tròn … dò dẫm ngỡ ngàng bên lối mòn hành hương. Giữa cái hư và cái thực mờ nhạt trong khuôn sáo của vô thường. Chốn đến và nơi về cũng mờ nhạt dấu tích, phương nầy mai kia còn tìm lại được chút gì hài cốt xưa?

Phàm trần đến cũng như đi 

       rừng hương dệt gấm sá chi vân đài

       chỉ xin tạc dấu phương nầy

       mai kia tìm lại chút hài cốt xưa

      ………….

       Biết mình lạc giữa truông sâu 

       hoa bao độ nở nguyệt bao lần tròn 

       kẻ đi dấu tích đâu còn  

       phí công dọ dẫm lối mòn hành hương

      ………….

       Khắc giờ đảo lộn tháng năm 

       đêm đi, bóng tối còn xâm lấn ngày 

       núi xưa biến đổi hình hài 

       thềm xưa rêu đã phủ dầy hơn xưa 

Từ cái hữu hạn bỗng nhiên phải thầm bước vào mệnh số. Chính thể vô hạn mênh mông, mọi phương hướng đều trôi lạc, như trở về cái hoang vắng tận cùng.

        Quay theo trời đất quay cuồng 

        thần xiêu phách lạc rẫy ruồng đôi nơi 

        cũng vì mộng mị xa xôi 

        đem thân hữu hạn vào nơi vô cùng

        ………….

        Ngại gì trời đất mênh mông

        sông không cách trở núi không bủa rào

        trớ trêu lòng vẫn héo sầu

        đường trăm ngả biết ngả nào cố hương 

Suốt đoạn đường chính lộ của ngày ra đi, từng ngỏ vắng băng qua, từng vườn hoang đón lối, người du sĩ vẫn bâng khuâng mịt mờ giữa lộ trình hướng tới chân như. Giai đoạn nầy, hình như cũng gieo rắc nhiều nỗi nghi ngờ trong tâm thức của người đang đo phương hướng.

Lối về đích vẫn như ảo giác, mờ mịt vô cùng. Nên dù sao, cũng nhiều phen gầy dựng trong lòng khách xưa, cảm thấy cô độc hoang mang bên hướng tới.

Hồ đồ bất kể tây đông

        rẽ bao lối tắt cũng không thấy gần

        hốt nhiên tâm trí bần thần

…………

Ngón đàn chừng đã mất thần

        hoang vu phách tấu lạc dần cung thương

        trông ra trời đã mù sương

        muốn tìm lại bóng thì gương đã mờ 

Quả thật vậy, thánh phàm khi đã tương thông / cõi viên dung có cần mong đợi gì. Đường về trăng đã tỏ, bước viên thông cũng mở được lối thoát ngàn xưa. Người trí không cần khuếch đại tri thức, mà bản thể cũng phiều phen tương ứng hoạt mở cánh cửa không…

Vì vậy, đâu còn ngỡ ngàng gì khi đã mà phải quanh co khi Bước Qua Cầu Sinh Tử, bởi

Khúc sông eo hẹp đã đành / lòng người eo hẹp mới thành trái ngang:     

        Lang thang một góc trời mờ

        trót ham phiêu lãng bây giờ nhớ nhau

        cựa mình từ giấc chiêm bao

        kịp khi tỉnh thức thì mau quay về 

 

        Giữa dòng gác mái buông câu

        nước- mây tự tại cần đâu cõi bờ

        chẳng mong tìm cõi nương nhờ

        không theo lối tục, phớt lờ nẻo tu 

Bỏ lại tất cả bụi hồng trên khoảnh khắc bước lên cầu sinh tử, là chính du sĩ bất chợt cũng hiểu rõ, tứ đại bất chợt lóe sáng như hư không. Những tạo vật chung quanh lối đi như hằng sa cát đá, lót giữa đường cho thưc-hư hỗn mang tụ thành thế giới ta bà. Chân dung ngày xưa sẽ rơi rớt từng mảng vụn trên nẻo đường hiu quạnh bước qua.

Lối đi đã chạm chân tường    

         thì trăm sự cũng hết đường mưu toan

         nổi chìm trong cuộc bi hoan

         làm sao thấy được dung nhan chính mình

 

         Tắt đèn, gởi lại kinh thư

         đêm vô tận, đã hầu như canh tàn

         hành trang gói ghém lìa ngàn

         câu kinh vô tự tiếng đàn vô âm 

Dù muốn dù không, đã bước lên lộ trình tìm cứu cánh giải thoát, thì cầu sinh tử mờ ảo hoa sắc dị hương. Đã thông thấu, nhìn ra trăm cõi hư phù, hư ảnh phù du dù lung linh réo gọi, người khách lữ hành như đã đạt được chút căn cơ. Căn cơ bồi đấp bằng ánh trăng huyền đạo trên đường giao tiếp giữa vạn vật và hư vô. Chiếc cầu ngũ sắc vắt ngang hai bến bờ hữu hình và vô vi, luôn thông thấu một tìm năng cho kẻ đạo hữu phần.

         Nhờ vào cung bậc tri âm

         cũng còn chỗ gởi chút tâm sự thừa

 

         nắng mưa chẳng đợi giao mùa

         hiềm vì phàm-thánh mãi đùa cợt nhau

 

         Bận lòng chi chút hẹn xưa

         gió đem ly biệt, gió đưa trùng phùng

         từ vô thỉ đến vô cùng

         hóa thân với gió chưa từng hoài nghi 

Tuy bước lên cầu sinh tử,  thiện giả vẫn còn đôi tâm thức bâng khuâng bởi chẳng qua thói tục được đuôi quên đầu nên cõi ngưởi vẫn vấn vương như gió thoảng trên lớp y lam còn vương chút phấn bụi sơ nguyên.Vì vậy, quanh đây gió bãi sương đồng / và ta với một cõi lòng quạnh hiu. Phải chăng, giữa phân thể vật chất hiện hữu vướng nỗi băn khoăn vật lý, là sự cô lẻ trong vũ trụ lưỡng nghi, khiến thiện giả bay phiêu hốt trong chân không hư tưởng? Giây phút trên cầu sinh tử, lành thay chợt thức ngộ được rằng:

       Tử sinh đương lúc cận cùng

       ngọn tây phong thổi qua vùng si mê

       đạp phăng xiềng xích ta đi

       ngoài vòng ngoảnh lại nhiều khi giật mình… 

Trên cầu lặng lẽ ngọn gió tử sinh, phủ đạo cho hàng hàng lớp lớp thiện giả. Dù nước vẫn lưu chảy mãi thế nầy, nhưng vẫn cuốn không trôi khỏi không-thời gian chiếc bóng ảo diệu của phi thường đạo. Chiếc Bóng Ngàn Trùng khơi lại nỗi chiêm nghiệm lặng lẽ trong suốt quá trình trôi nổi trên đường sinh diệt. Vì vậy, thiện giả vẫn băn khoăn trong tư hướng của trần tục chưa diệt thoát nẻo phù sinh:

Đành liều thuyền dạt sóng trôi

        con quay hóa chuyển còn vô số lần

        thác thân chưa phú đã bần

        chưa sinh đã diệt chưa gần đã xa

        ………….

        Quản gì đầu núi chân mây

        đôi bờ phúc-họa từ đây nối liền

        ta ôm một nửa buồn phiền

        nửa kia đem vãi khắp miền vô ưu

       …………..

        Du tăng cất bước qua cầu

        bỗng dưng sực nhớ mái đầu xuân thu

        từ ngày nương bóng chân sư

        tóc xanh chẳng biết phiêu du cõi nào

        ………….

        Tạm thời quán trọ qua đêm

        bầy chim én cũ không đem xuân về

        không hành trang,cũng nặng nề

        biết ai mách lối ta về cõi ta 

  Như thế, tư thế hướng ngoại vẫn còn như sương mù giăng mắc rải rác trong không gian tiềm thức. Chân như dù bàng bạc trên lộ trình đi tìm chân thể, thì sự phân cách khốc liệt giữa bản thể và hiện tượng vẫn giằng co hỗn loạn giữa hữu vi và vô vi. Minh chứng, trước ngưỡng cửa qua cầu sinh tử, thiện giả vẫn nhìn chiếc bóng ngàn trùng, mà rằng:

Chiều nay đứng trước ba đào

        hốt nghe tiếng sóng vỗ vào tâm cang

        ý lòng chưa kịp giải phân

        dư âm ngọn sóng đã tan vào chiều 

Trước dư âm ngọn sóng đã tan vào chiều, dư âm mang nhiều tâm thức rao truyền mà thiện giả phủ dầy đặc trên Tử Sinh Ca. Chương Sóng Lòng Chưa Lặng, kết thúc 12 phân khúc Tử Sinh Ca. Nhìn xem tư hướng cuối cùng của một tư tưởng lặng thầm, đành lòng trút hết cho người đến sau: 

        Sóng xô lớp lớp xa bờ

        còn nghe từng đợt reo hò trong ta

        Sóng trùng dương sóng đi xa

        thanh âm réo gọi thì ra sóng lòng

        …………..

        Tình nhà xé nát tim gan

        từ sơ sinh đã lang thang đến giờ

        Tóc xanh rẽ sóng tìm bờ

        bạc đầu còn mãi vật vờ giữa khơi

        ……………

        Về đây mất dấu quê làng

        trải dài cảnh lạ ngút ngàn chân mây

        Nhủ lòng thềm cũ đâu đây

        chẳng qua tâm địa bấy nay lạc loài

        …………….

         Đường trần lắm ngả phân ly

         lòng không an định biết đi hướng nào

         Thác thân nhầm cõi ba đào

         liệu đem sinh tử cấy vào tay ai. 

Trong lớp y quan của thi phẩm Tử Sinh Ca, hình thể lục bát là một tiêu biểu năng lực phù ảo trong thơ của Trần Yên Thảo. Yếu tính phát huy chân tướng thực thể sáng tạo cổ phong, chứa đựng mênh mông bản thể sáng láng huyền nhiệm trong thơ…

 

NGÔ NGUYÊN NGHIỄM

Thư trang Quang Hạnh

Viết xong tháng 6/2019.

……………………………………………………………………………….

*Thi phẩm TỬ SINH CA của Trần Yên Thảo gồm 12 chương:

Giọt Nước Trên Đồng Khô – Du Phương Khúc – Gót Tục – Những Vì Sao Bỏ Ngôi – Lớp Lớp Sóng Đùa – Nước Động Bóng Rung – Góp Nhặt Lời Quê – Nước Tìm Chỗ Thấp – Trăng Tỏ Đường Về – Bước Qua Cầu Sinh Tử – Chiếc Bóng Ngàn Trùng – Sóng Lòng Chưa Lặng.

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Đọc sách

Nguyên Giác (PTH): Thêm một ngày, học vô cùng

06/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

 

Thêm một ngày, học vô cùng
Nguyên Giác
.
Thêm một ngày bạc râu tóc
nhẩm từng chữ gió vô thường
trang sách cũ mỏi gân cốt
nghe thiên cổ lạnh buốt xương.
.
Học vô cùng tâm như nắng
soi khắp cõi chiều rất vàng
đêm Niết bàn vui tịch lặng
ngày Bồ Tát hạnh cưu mang.
.
Thêm một ngày đi rất mỏi
từng bước tâm từng bước thiền
ngồi bên sông, xem mây nổi
thấy không ta, thấy không thuyền.
.
Học vô cùng hạnh như đá
không tham ái, không giận hờn
xây vô lượng cầu huyễn hóa
đưa khắp cõi người qua sông.
.
Thêm một ngày tai mắt yếu
tâm bất hoại sáng như gương
lời Thầy dạy năm xưa hiểu
không một pháp, tâm bình thường.
.
Học vô cùng hạnh như núi
tâm bất động, bão ngàn khơi
tận đỉnh cao khơi dòng suối
chở từ bi tắm muôn người.
.
Thêm một ngày thân cùng tử
muôn kiếp rồi lạc muôn nhà
ngay tâm này Kinh vô tự
Niết bàn tâm chưa từng xa.
.
Học vô cùng hạnh như gió
không từ đâu, không về đâu
nghe sinh diệt từng hơi thở
không hoan hỷ, không ưu sầu.
.
Thêm một ngày nhìn gió nghiệp
nhẫn nhẫn nhẫn tắm vô thường
bạn ghé hỏi chuyện muôn kiếp
có nụ cười, tớ vô ngôn.
.
Học vô cùng tâm chư Phật
trăng đầu núi, hạnh viễn ly
chứng vô ngã, như thị pháp
không một tâm, thế mới kỳ.
.
Nguyên Giác — 1/1/2021

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim

Truyện đọc mùa Noel: DUYÊN PHẬN

27/12/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú: Truyện đọc trong mùa Noel.
Tự nhiên thấy chảy nước mắt.
Đa tạ bạn Nguyễn Cầm yksg1969
Do Hong Ngoc
DUYÊN PHẬN
Tác Giả: Fulton Oursler
Dịch Giả: Nguyễn Hiến Lê
🍀 – Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận.
Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục: vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ.
Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngững đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm.
Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn mặt tiền nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng: hộp đựng tư trang, súng lục cũ không còn dùng được nữa, đồng hồ chuông đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được.
Pierre ngồi ở sau quầy. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc của anh đã hoa râm. Anh ngó cô bé.
Em hỏi:
– Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ?
Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra đưa cho cô bé xem. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của anh. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen:
– Đẹp quá! Xin ông gói lại thành một gói đẹp cho con.
Pierre lạnh lùng ngó em:
– Có ai sai em đi mua hả?
-Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chị đã nuôi nấng con từ khi má mất. Đây là lễ Noel đầu tiên chị em con được ở gần nhau. Con muốn tặng chị một món quà đẹp.
Pierre nghi ngờ hỏi:
– Em có bao nhiêu tiền?
Em mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm bạc xu, bảo:
– Con đã đập con heo của con ra đấy.
Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi anh ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em biết được? Cặp mắt xanh đầy tin tưởng của em gợi cho anh nhớ lại vết thương lòng thời trước.
Quay lưng lại em, anh bảo:
– Em đợi một chút nhé.
Rồi vừa lúi húi làm một việc gì đó, anh vừa quay lại hỏi:
– Em tên gì?
– Thưa, Joan Grace.
Khi quay lại thì trong tay anh đã cầm một gói nhỏ bao bằng giấy lụa đỏ và cột bằng một băng lụa màu xanh lá cây. Anh đưa cho em bé và bảo:
– Này, coi chừng em đừng đánh rơi nhé.
Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Anh nhìn theo, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. Em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của anh. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, anh đã yêu một thiếu nữ cũng có mớ tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc đã tính để tặng nàng.
Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên con đường trơn trợt một đêm mưa đã làm tiêu tan ước mơ.
Từ đó anh sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm. Anh ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, anh thấy đời trống rỗng vô nghĩa một cách khủng khiếp. Lầm lì, không giao thiệp với ai, anh rán quên mà không quên được, nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc.
Cặp mắt xanh của em Joan Grace gợi cho anh hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui làm cho anh càng đau lòng. Khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. 
Đêm Noel đã khuya rồi, khi người khách cuối cùng bước ra, Pierre Richard thở phào nhẹ nhàng. Thôi thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm.
Cửa thình lình mở ra, một thiếu nữ xông vào. Anh thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen nhưng anh không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc cô vàng hoe, mắt xanh thăm thẳm. Cô im lặng lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bao vội vàng một thứ giấy lụa đỏ, lại có cả cái băng lụa màu xanh lá cây đã mở ra rồi. Và những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên bàn:
– Chiếc chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm ông không?
Pierre ngước mắt lên nhìn cô, nhẹ nhàng trả lời:
– Phải.
– Phải ngọc thật không?
– Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đó.
– Ông có nhớ đã bán cho ai không?
– Bán cho một cô bé. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị Hai của em.
– Giá bao nhiêu?
Pierre nghiêm mặt đáp:
– Tôi không khi nào nói giá tiền khách hàng đã trả cho tôi.
– Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này?
Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo:
– Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết.
Hai người làm thinh. Cửa hàng bỗng tĩnh mịch lạ thường. Tiếng chuông từ một giáo đường ở gần đó bắt đầu đổ, văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ và cảm giác hồi sinh kỳ dị dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ.
– Nhưng sao ông lại làm như vậy?
Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời:
– Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé!
Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ mà anh chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người.❤️

 

Filed Under: Nghĩ từ trái tim

Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

14/12/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

Thư gởi bạn xa xôi (12.2020)

Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

 

Bạn biết rồi đó. Bậy giờ sao làm biếng tổ rồi. Ngay cả chỉ muốn chuyển hình cho bạn coi chơi cũng làm biếng.

Giờ thì chọn ít hình ảnh coi vui thôi nhe.

Tạp chí Quán Văn của Nguyên Minh thường tổ chức hằng năm vài chuyến đi tỉnh này tỉnh nọ, giới thiệu sách, báo hoặc một “chân dung văn học” tại địa phương cho vui. Lần này chọn Đa Lạt, mùa lạnh.

Mình thì nhiều lần ngại không đi. Tuổi già sức yếu sợ làm phiền “Ban tổ chức”, mặc dù Mỹ Lệ và Đình An rất giỏi, rất chu đáo. Dù sao mình vẫn là người… già nhứt. Sau đó là Nguyên Minh, “chủ xị”, nhỏ hơn một tuổi. Lần này còn có Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Lê Triều Điển… cũng già bộn rồi. Lại có Hiếu Tân , Nguyên Cẩn… những người từng trải qua những cuộc mổ tim khá … kinh khủng nên chắc đồng bệnh tương lân cả thôi!

Thú vị, lượt đi thì mình được An Bình chuyển cuốn Cảm tạ Văn Chương rất cảm động của Trần Hoài Thư gởi về ĐHN; lượt về thì được Tịnh Thy gởi cuốn Đối thoại giữa Mật giáo và Hiển giáo  do Nguyễn Phố dịch. Dọc đường có sách đọc quên cả đường dài phải không?

À này, bạn nhớ không, cái hình bìa 4 cuốn Cảm tạ văn chương của Trần Hoài Thư là cuộc gặp gỡ giữa “Ngưu Lang Chức Nữ” thời Covid mà mình đã viết mấy câu Cảm đề tặng Thư và Yến từ hôm nọ:

Người đi marchette

Người ngồi xe lăn

Gần nhau gang tấc

Mà như ngàn trùng

Lời lời khấn nghẹn

Sương nhòe mù tăm…

(ĐHN)

 

Phải nói, chuyến về Đalạt lần này (7-10/12/2020) thiệt vui. Có đến gần 50 người chớ ít đâu. Văn nghệ sĩ, cộng tác viên và cả gia đình nên Nguyên Minh gọi là “Gia đình Quán Văn” cũng phải. Có người từ Vũng Tàu, có người từ Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tiền Giang…

Đến Đalạt chiều 7.12, mưa ào ào. Bỏ chuyến tham quan Cầu Đất Farm, cả nhóm vào Cafe Tùng cho đỡ nhớ.

Nhà trọ Sơn Cước nhìn xuống hồ Xuân Hương.

 

 

Nhiếp ảnh gia MPK nổi tiếng của Dalat… nay mới được người ta chụp ảnh cho vui lắm (ảnh ĐHN)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ra mắt Quán Văn: Duyên nợ Đà Lạt khá đông.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất ngờ cả bọn nhận được cú phone từ nơi xa xôi gọi về của Lữ Quỳnh. Cảm ơn Internet. Từ trái: Đỗ Nghê, Lê Ký Thương, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Ban Mai, Kim Quy (đứng).

 

Buổi tối, chương trình “văn nghệ” rất vui: Lần đầu tiên, Nguyên Minh “xuất tướng” hát “Anh còn nợ em” mà… không khóc! Từ trái: Vân thị Dung, Hiếu Tân, Nguyên Minh, Nghĩa (đứng sau), Quách Mạnh Kha, Đình An (nhạc sĩ) và Ban Mai…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy chuong trình dày đặc, mình cũng “tranh thủ” đến Trà đàm một chút với Nhóm Thiền ca Hoa sen Dalat (nhạc sĩ Thuần Nhiên Nguyễn Đưc Vinh, người đã phỏ nhạc bài thơ Sông Ơi Cứ Chảy mình viết cho La Ngà dạo nọ).

 

Chịu khó đi xa xa một chút, Đa Lạt vẫn còn đó những nét quyến rũ riêng.

 

Đập Suối Vàng ANKROET. Nhiều bạn trẻ lang thang dưới chân đập, chắc là có một lời nguyền nào chăng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ trái: Trúc Hạ, Tịnh Thy, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyên Cẩn… cafe Hòa Bình trước khi rời Đà Lạt để người về Huế, người về Đà Nẵng, người về Saigon… Hẹn tái ngộ.

 

Bữa cơm chiều với Thân Trọng Minh, Thanh Hằng, Kim Kê, Hiếu Tân, Lê Ký Thương, Kim Quy, Nguyên Minh, Đỗ Hồng Ngọc… Hai bạn già ngồi hong lửa… Tối còn ghé qua Palace nghe Võ Chí Hiền đàn và Thân Trọng Minh thổi Harmonica!

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(14.12.2020)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

Biết rồi còn hỏi

11/12/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Biết rồi còn hỏi!

 

Tôi ngồi trước tượng Phật

Viết lăng nhăng mỗi ngày

Để khi nào bí thì hỏi

Phật tủm tỉm cười

“Biết rồi còn hỏi!”

 

Sáng ra đường phố

Từng bước như đi dạo

Không thấy nở hoa sen (*)

Ngước mắt nhìn lên

Một tấm biển to chữ đỏ

“Đồ ngu cao cấp”

Cửa hàng Fashion

Rơi dấu hỏi…

 

Đâu cần trốn ra khỏi cổng thành

Xóm nghèo nơi tôi ở

Bên phải là nhà bảo sanh

Bên trái là bệnh viện

Đằng kia lớp dưỡng sinh

Đằng nọ nhà quàn vô lượng thọ…

 

Hằng ngày nghe tiếng khóc trẻ con

Nghe tiếng rên người lớn

Tôi nhắc Phật đừng buồn

Không được quạu quọ, không được cau có

Không được nhăn nhó…

Phật cười

“Phải! Nó vậy đó”

 

Đỗ Hồng Ngọc

(4.12.2020)

 

(Nursing House Q7)

Ghi chú: “Nursing House” (không phải Nursing Home) do tôi tự đặt ra để gọi căn nhà nhỏ… dành riêng để chăm sóc cho người già trong gia đình khi ốm đau cần tĩnh dưỡng…

……………………………….

(*) Từng bước nở hoa sen, Nhất Hạnh

Filed Under: Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống, Vài đoạn hồi ký

Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa

01/12/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 3 Comments

 

thơ Tuổi Học Trò trên Tạp chí Tuổi Hoa 

của Trần Thị Nguyệt Mai

 

Ghi chú: Nhắc dến Trần Thị Nguyệt Mai, người ta nhớ ngay đến Trang Văn học Nghệ thuật tranthinguyetmai.wordpress.com với tiêu đề “Xin những tình thân ái/ Còn hoài như hôm nay…” khá phổ biến trong giới cầm bút. “Trang chủ” hiền lành, dễ thương, luôn sẵn lòng làm “Cô cò” (correctrice) giúp sửa morasse bản thảo cho bạn bè, nổi tiếng nghiêm túc, chính xác, ai cũng quý mến.

Lần này, nhờ có anh Hai Trầu Lương Thư Trung vừa làm một cuộc “Trò chuyện với Trần Thị Nguyệt Mai, tác giả các bài thơ trên Bán Nguyệt San Tuổi Hoa Saigon những năm 1970-1975”  mới biết Nguyệt Mai còn là một “cây thơ” ở tuổi học trò xa xưa đó. Xin phép giới thiệu nơi đây vài bài thơ tiêu biểu của TTNM. Chân thành cảm tạ anh Lương Thư Trung và anh Vũ Thất.

Trân trọng,

Đỗ Hồng Ngọc.

(1.12.2020)

 

(nguồn: tuoihoand.blogspot.com)

 

KHI MÙA XUÂN ĐẾN

BÊN TRỜI THÁNG GIÊNG

Những cành lộc mới đùa trong gió
Bé đứng bên trời Xuân, tháng giêng
Nghe lòng một chút hương hoa cỏ
Xanh ngát hồn thơ trổ ý hiền.

LẬP XUÂN

Có con chim én về mừng tuổi
Nắng lụa trải đường cho bé đi
Anh thấy trong mây trời buổi sáng
Mắt bé màu xanh ngát lưu ly…

SUỐI NGỌT

Tặng me một đóa cúc vàng
Khi mùa Xuân đến dịu dàng trong con
Tình thương mãi đậm tim non
Me là bóng mát, suối nguồn bao dung.

Trần Thị Nguyệt Mai

(Tạp chí Tuổi Hoa số 231, Tết Ất Mão, 1975)

 

SẦU MƯA THÁNG HẠ

Rồi mùa hạ trở về cùng bóng phượng
Cùng tiếng ve, cùng mưa ướt đầu mùa
Bé nghe lòng bỗng dưng mà xao xuyến
Dội trong hồn vang vọng mấy âm thưa!

Mưa tháng hạ sao hồn mềm quá đỗi
Bé có hay đã tàn hết cuộc vui
Rồi mỗi người một đời sau trôi nổi
Còn lại chăng chút kỷ niệm ngậm ngùi?

Mùa hạ, lỡ tay chào cách biệt
Thì bé ơi mòn mỏi đến bao giờ
Mùa hạ, lỡ gọi người tha thiết
Những cung buồn rụng xuống cõi hồn thơ…

TRẦN THỊ NGUYỆT MAI

(Tạp chí Tuổi Hoa số 224, 1974)

 

CŨNG LÀ MÙA THU

Khi lá ngoài đường rụng đầy ngõ phố
và bầu trời như thấp xuống – nhiều mây –
mùa thu nào me âu yếm nắm tay
dẫn con gái nón nghiêng che đi học

gió heo may len lén hôn lên tóc
em thẹn thùng nép dưới vạt áo dài
cô bé mang chiếc cặp nhỏ trên vai
và chợt nghĩ mình bây giờ đã lớn!

con đường đi vương đầy sương buổi sớm
những bé như em chúng cũng đến trường
cơ hồ như một niềm vui ngát hương
đang ngự ở trong tim em bé bỏng

ồ trường kia nơi em đang mong ngóng
tí nữa đây me sẽ dẫn em vào
chọn cho con ngồi ngay ở bàn đầu
“me muốn con đầu lớp luôn đó nhé!”

rồi trống trường điểm lên ba tiếng nhẹ
cô giáo bước vào với áo hồng tươi
trên môi cô trang điểm những nụ cười
cô bé thấy thương cô làm sao lạ …

oOo

Và bây giờ khi mùa thu rụng lá
vẫn đến trường lòng vương chút bâng khuâng
cố ngăn đi giòng nước mắt bao lần
em vào lớp, ngôi vị chừ thay đổi

vẫn bảng đen, vẫn phấn còn hương mới
nhưng bàn thầy – chỗ ngồi của em đây
mi mắt sao bỗng dưng lại cay cay
khi nhìn xuống bàn học trò xưa đó

những em bé trước mặt là tập vở
còn thơm mùi giấy trắng thuở ban đầu
nắn nót từng hàng và viết từng câu
bài học mới cô giáo vừa giảng dạy

những gương mặt ban đầu còn ái ngại
len lén nhìn xem cô giáo dữ hiền
(hành động xưa được lặp lại y nguyên)
em bỗng nhớ ngày vàng son thơ ấu …

Trần Thị Nguyệt Mai

(Bán nguyệt san Tuổi Hoa số 208, 1973)

 

HƯƠNG MÙA ĐÔNG 

  • EM, ĐÊM THÁNG CHẠP

    tiếng chuông xa đổ vang rền
    kinh cầu nào nguyện giữa đêm vô cùng
    thấy mùa đông đến bao dung
    em chiên ngoan nhỏ ngập ngừng lễ đêm.
  • ● HÔM QUA

    sương khuya rơi ướt áo vàng
    mùa đông đã đến bàng hoàng tim em
    hôm qua ai bước qua thềm
    thổi vào hồn ngọn gió đêm lạnh lùng.

    ● MƯA ĐÔNG


    cơ hồ ngày tháng vây quanh
    nhớ chi đến thuở lâm hành quan san
    mimosa đã nở vàng
    mưa rơi đủ nhỏ cho hàng lệ sa.
  • ● HOAN CA NGÀY VỀ

    đường khuya gió lạnh buốt vai
    xin lời thánh sủng mãi đầy trong tim
    chim bay về đêm giáng sinh
    cất cao tiếng hót giữa thinh không buồn.

    Trần Thị Nguyệt Mai
    (Tạp chí Tuổi Hoa số 229, 1974)

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

Minh Lê: Đọc “VÒNG QUANH” – Thơ Đỗ Hồng Ngọc.

28/11/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Đọc “Vòng quanh” – Thơ Đỗ Hồng Ngọc

 

Một ngày rất xưa, cách đây đã hơn 20 năm, tôi đứng trong hiệu sách Nguyễn Huệ với cuốn sách thật mỏng trên tay có tựa: “Đỗ Hồng Ngọc – Vòng quanh – Thơ” (nhà xuất bản Trẻ 1997). Phải nói ngay rằng tôi không có duyên, cũng không có nợ với… thơ. Cầm sách lên chỉ vì tò mò, bởi tôi rất thích văn Đỗ Hồng Ngọc. Đọc xong vài bài, tôi quyết định khiêng về nhà để đọc cho kỹ. Đọc xong rồi, mỗi lần đọc lại, vẫn tủm tỉm cười.

Như bài Affiche (trang 16) tả cô gái tuyệt trần trên bảng quảng cáo trong hành lang xe điện ngầm ở Paris:

“Có kẻ nào táy máy vẽ chơi

Bôi đen chiếc răng làm cô sún

Có kẻ trời ơi vẽ vời lên rún

Làm cô cựa mình…”

Từ đó về sau, mỗi lần thấy quảng cáo có cô gái đẹp, là tôi lại nhớ tới đoạn thơ này. Một cô gái đẹp răng…sún, lại đang cười mím chi vì…nhột, chà chà, dễ thương tới mức đó làm sao quên được! Bài “Ở bảo tàng sáp Grevin” (trang 60) có chuyện còn ngộ hơn:

“Tưởng người thiệt

Chào, không nói

Tưởng người sáp

Sờ một cái!”

Vỏn vẹn 12 từ, còn ngắn hơn một bài haiku của Nhật, vậy mà thành nguyên một câu chuyện, thậm chí như một bộ phim. Trước mắt tôi có một thi sĩ tha thẩn trong viện bảo tàng, nhìn ngắm tượng và người. Không biết do tượng qúa giống người, hay do người giống…tượng, mà thi sĩ nhìn tượng thành người, nhìn người thành tượng? Suy thêm tí nữa, tượng và người khác nhau ở chỗ có… hồn, cho nên thi sĩ nhìn nhầm như vậy, kể cũng…đúng! Bởi đâu có thiếu tượng có hồn, người lại không có? Thiệt dí dỏm, duyên dáng mà sâu sắc, từ tuy ít mà ý ở ngoài lời.

Bài “Ở Montmartre” (trang 48) tả phố nghệ sĩ ở Paris, nơi nghệ thuật thấm đẫm trong không khí và những con đường lát đá nhấp nhô:

“Con đường là một dòng sông,

Sóng lăn tăn gợn vỗ quanh ghế ngồi…

Ta nhìn xuôi ngược ơ hay

Những làn gạch sóng lắt lay cõi người…”

Có lẽ phải một lần đã tới Montmartre, nhìn các họa sĩ say mê vẽ tranh, nghĩ tới Picasso, Renoir và Van Gogh từng ở đây, rồi nhìn lên nhà thờ Sacré-Cœur hình trái tim trắng muốt ở trên cao, mới cảm được ý tưởng về “sông” và “sóng” của thi sĩ. Cuộc đời như một dòng sông nhiều sóng, sóng to sóng nhỏ, rồi cũng chảy về biển. Dù khó so sánh, nhưng nếu cho tôi chọn, tôi thích hình ảnh dòng sông này hơn là hình ảnh “hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi” của nhạc sĩ Trịnh.

Nhân nói tới nhạc, thơ Đỗ Hồng Ngọc có nhạc, họa, lại có văn:

“Ngõ cũ

Ao xưa

Vầng trăng bạc

 

Lầu văn

Gác tía

Bước chân son.”

(Văn Miếu, trang 42)

Nhạc nằm trong tiết tấu 2-2-3, trong thanh điệu trắc trắc – bằng bằng- bằng bằng trắc của đoạn 1 đối xứng với bằng bằng – trắc trắc – trắc bằng bằng của đoạn 2. Họa tới từ những nét bút rất thoáng vẽ nên cảnh vật, từ bối cảnh bên ngoài “ngõ, ao, trăng” đến mảng hình chính “lầu văn, gác tía” và tâm điểm “bước chân son”. Văn nằm trong ý tưởng ở trong và ở ngoài từ ngữ, người đọc tự thấm và… tự hiểu. Cũng có bài, thi sĩ nói thẳng tưng, kèm theo một nụ cười tinh nghịch:

“Chiều thu

Nghe tiếng quạ

 

Giật mình

Nỗi xa nhà

 

Nhớ sao

Mà nhớ

 

Quá!”

(Thu, trang 34)

Quạ – quá, vần cũng chỉnh mà nghĩa cũng chỉnh. Sao các nhà soạn sách của chúng ta không đem bài thơ này vào chương trình lớp 1 cải cách nhỉ, khỏi phải khổ sở sửa tới sửa lui truyện của người khác cho mệt óc?

Ngày xưa, Phật giơ cành sen lên, ngài Ca Diếp mỉm cười vì ngài đã ngộ. Tôi, vốn rất không có duyên nợ với thơ, nhờ cành sen “thơ Đỗ Hồng Ngọc” mà ngộ ra một chút về thơ. Mà cũng cùng những bài thơ đó, cái “ngộ” của tôi bây giờ đã khác 20 năm trước. Xin cám ơn thi sĩ Đỗ Hồng Ngọc!

 

Minh Lê (Suối Tiên 11/2020)

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Vài đoạn hồi ký

Thư gởi bạn xa xôi (11.2020)

22/11/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (11.2020)

Lâu quá chẳng thư từ gì cả, bạn  trách là phải. Bây giờ chỉ biết xin tạ lỗi bằng cách lai rai kể vài ba chuyện cho vui thôi nha.

  1. Ở Việt Nam có Ngày Nhà Giáo 20.11. Cũng hay. Nhờ có ngày này mà mình có dịp gặp lại mấy em học trò cũ, có dịp hàn huyên với nhau. Nhiều khi cũng chẳng nhớ em nào với em nào, vừa giới thiệu tên tuổi xong đã quên ngay. Thì ra tuổi 80 cũng sắp vào tuổi alzheimer rồi thì phải. Dù sao cũng rất vui gặp các em hiện là đồng nghiệp trẻ, cùng Bộ môn ngày xưa do mình phụ trách ở ĐHYK PNT. Có thầy Trương Trọng Hoàng, các em Lê Thành Tân, Kiều Chinh…  Rồi gặp cả một đồng nghiệp trẻ, mới hơn 70 là GS Võ Văn Thành bàn bên chạy đến bắt tay chúc mừng “đàn anh” cũng thật cảm động.

 

 

2. Rồi có em hỏi thầy muốn đi thăm đâu nữa không, em đưa đi. Mình nói thầy nhớ… Bình Quới quá, nhớ Đỗ Trung Quân, nhớ Cao Lập và nhất là nhớ Quán Hội Ngộ của Trịnh Công Sơn… không biết giờ ra sao.

Bình Quới đây rồi! Nét đồng quê Nam bộ còn đó, còn có tiếng hát tiếng hò, còn có bến thuyền, cầu khỉ… nhưng mọi thứ đã xuống cấp trầm trọng, lưa thưa du khách , hình như cả khu vực Bình Quới ngày nào sắp… vươn vai phù đổng thành những khu đất vàng với những building ngất ngưỡng. Đặc biệt Quán Hội Ngộ của Trịnh Công Sơn thì hoang phế ngậm ngùi… .

Chỉ xin ghi lại một vài hình ảnh.

 

Hẹn thư sau.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

Filed Under: Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to page 4
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 102
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Biết rồi còn hỏi

Ba tầng của tâm thức – Vô Kỵ ở tầng nào?

“An cư kiết hạ” trong mùa Covi

Thư gởi bạn (2.4.2020)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Trần Hoài Thư: Thư Tết gửi bạn thơ Đỗ Nghê ở SG.
  • Trần Doãn Nho: Lạnh lùng Texas!
  • Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)
  • TẠP GHI (Lõm Bõm)
  • Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  • Diêu Trong trong CHÚC MỪNG NĂM MỚI
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sách Ở Trên Đường
  • Su Su Do trong Sách Ở Trên Đường
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tĩnh lặng
  • Tịnh Phan trong Tĩnh lặng
  • Phan Minh Tịnh trong Tĩnh lặng
  • Trần Vạn Lợi trong Chuyện kể đêm Giáng Sinh
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email