Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Dông dài cùng thơ ngắn Đỗ Nghê

25/02/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Dông dài cùng thơ ngắn Đỗ Nghê

(Tuổi Trẻ 22.02.2018)

Lam Điền

 Thật ra, cái duyên của thơ Đỗ Nghê (một bút danh bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc) chính là ở chỗ ngắn. Sau 5 tập thơ trình làng trong hơn nửa thế kỷ qua, đến nay, ông tự gọi tên tập thơ mới nhất của mình là “thơ ngắn”, dù hai chữ ấy kỳ thực không gây chú ý bằng cái tên “Đỗ Nghê” một lần nữa xuất hiện trong cộng đồng yêu thơ với nhan đề Thơ Ngắn Đỗ Nghê. Bởi từ những tác phẩm đầu tiên trình làng hồi thập niên 1960-1970, Đỗ Nghê đã có một kiểu duyên ngầm trong những bài thơ tượng thành từ sự bùng phát của cảm xúc hay ông tự chưng cất những suy tư đến cái độ mà Chu Hy xưa kia từng gọi rằng: như không thôi đi được.

Và nay, bạn yêu thơ dần dần nhận ra ý vị trong thơ ông cũng chính ở chỗ ngắn gọn của câu từ đã đẩy người đọc đến những hành trình dông dài của tâm sự và cảm nhận. Giở tập thơ mới in, thấy dấu vết “thơ ngắn” từng gắn bó trong hành trình thơ Đỗ Nghê từ mấy chục năm trước. Có những bài thật ngắn, trước sau chỉ có 6 từ: Giữa đêm/ thức giấc/ giữa ngày. Nhưng rồi cái “ý tại ngôn ngoại” của thơ ông lại nằm ở thông tin thuộc về… lạc khoản: Bài thơ ông làm trong chuyến đi Boston, cái không gian nửa vòng trái đất được đo bằng một giấc ngủ rồi vo lại trong 6 chữ kia, cũng là một “ca” thú vị về chuyện thơ được sinh ra như thế nào.

Ấy nhưng chỗ thú vị của thơ Đỗ Nghê lại nằm ở những dông dài. Làm sao dông dài cho được trong khi ngôn từ ngắn gọn vắn tắt thế kia? Thì như vậy mới là thơ, mới là thơ đáng đọc. Đỗ Nghê có thủ pháp kéo dài thơ bằng âm thanh chứ không phải bằng số chữ, hãy nghe ông tả cơn mưa trên Đông Hồ – Hà Tiên: Mưa trên Đông Hồ mưa mênh mông/ Tô Châu nghiêng mình nghe mưa giăng… Thủ pháp dùng đơn thanh cho thơ từ dạo “Ô hay buồn vương cây ngô đồng” của Bích Khê đến nay không còn mới nữa, nhưng dùng thủ pháp ấy để kéo dài câu thơ cho một cơn mưa dai, thì nghệ thuật đơn âm của thơ Đỗ Nghê lạ hẳn. Và rồi khách yêu thơ sẽ thấy mình bị cuốn vào những dông dài dễ thương trong thơ Đỗ Nghê tự bao giờ. Gạt qua những thủ pháp câu chữ, mới thấy tứ thơ và cảm xúc của Đỗ Nghê thật miên man bất tận. Ông viết về Hội An sớm, rồi lại viết Hội An đêm, ý tứ nào cũng đặc biệt: “mái chùa ôm vầng trăng” thuộc về Hội An sớm, mà “những linh hồn thức dậy” lại thuộc Hội An đêm. Rồi miên man nối những suy nghiệm cuộc đời: Đi giữa Sài Gòn/ phố nhà cao ngất/ hoa nở rực vàng/ mà không thấy tết…, nối những ý đạo bất ngờ như hoát ngộ: Tham chẳng còn/ sân cũng hết/ si đã tuyệt/ Niết Bàn/ tịch diệt/ để làm chi… Nhưng dông dài đáng kể của thơ chính ở chỗ thơ tình. Cái tình trong thơ Đỗ Nghê làm cách đây bốn mươi tám năm (1970) vẫn tươi nguyên bốc khói như không khoảng cách với thời nay: Và trong mắt nàng thời gian bốc khói/ Ta giật mình nghe ta đã ba mươi/ Ba mươi năm khà khà ba mươi tuổi/ Ta làm sao mà lòng ta chưa nguôi…

Có lẽ Đỗ Nghê và khách đồng điệu thơ ông cũng vậy: làm sao mà nguôi được!

(Lam Điền)

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Gío heo may đã về ...., Góc nhìn - nhận định

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Vài ngày về thăm Lagi, Phan Thiết…
  • Ngày của Cha – Happy Father’s Day
  • Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022
  • Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…
  • Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Đinh Hà Duy Linh trong Giới thiệu
  • Hồng trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email