Sau 2 entry sặc mùi “khiêu khích” của kwan, bác sĩ đỗ hồng ngọc đành nhảy khỏi “tòa sen” thiền định tại gia, phất tay áo vào chợ đo đo. hình ảnh rất ư quan vân trường qua giang đông “đơn đao phó hội”. nhưng thiền sư bs không mang theo đao chỉ mang theo hai ống tay áo phất phơ ung dung kéo ghế vào bàn nhậu, điềm đạm khui chai label và dõng dạc gọi to “hê! cho tại hạ một ly… sâm lạnh!”.
Giữa Hoàng Hôn Xưa
Có một chàng thi sĩ một hôm vì lẽ gì đó bỏ đi làm thầy thuốc. Mười năm… hai mươi năm… anh cặm cụi chăm sóc, chữa lành, làm dịu nỗi đau của trẻ thơ; anh buồn vui cùng nỗi buồn vui của những người làm cha mẹ.
Đời sống trôi đi trong bận rộn thường ngày. Nhưng những hoàng hôn tím biếc ngày xưa vẫn còn loang mãi trong sâu thẳm riêng mình. Những sân ga ngày xưa vẫn còn nguyên vẹn bóng hai người không đi cùng chuyến tàu hạnh phúc. Sợi tóc ngày xưa vẫn thương hoài ngàn năm trong ký ức. Không có ai ngoài chính mình, người thầy thuốc ấy lại tự an ủi, tự băng bó bằng tiếng thì thầm của chàng thi sĩ buồn bã. Thơ – thứ không cần thiết cho người này nhưng cần thiết cho người khác.
Như sông vào biển
Trời ạ! Cuộc cãi nhau này làm sao cho cùng? Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nói không, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc nói có, nói chớm.
Ở phương diện y học, tôi đương nhiên tin bác sĩ, nhưng Đỗ Hồng Ngọc đâu chỉ đơn thuần là bác sĩ, anh còn làm thơ từ hồi còn là sinh viên, đã có tác phẩm xuất bản hẳn hoi với bút danh Đỗ Nghê (họ cha, họ mẹ ghép lại): Tình Người (1967), Thơ Đỗ Nghê (1973), rồi Giữa hoàng hôn xưa (1993), Vòng Quanh 1997)…. Chàng sinh viên mà học giả Nguyễn Hiến Lê thường nhắc tên trong hồi ký của ông. Rồi gần đây là Đỗ Hồng Ngọc tên thật trên trang thơ Tuổi Trẻ Chủ Nhật 1994 với những bài “haiku” rất hay viết từ Boston, Mỹ.
Kể Thơ Trên Xe Lửa
Buổi tối, chúng tôi ngồi xe lửa từ Baltimore về Washington D.C. Cô bạn Mỹ Susan Barnes nhỏ nhắn và lanh lẹ hướng dẫn tôi cứ coi tôi như một em bé, sợ tôi lạc giữa đám đông. Tôi bổng lo sợ vẩn vơ. Đọc báo cứ thấy lâu lâu ở Mỹ có người nổi hứng leo lên xe lửa ria một loạt đạn vào mọi người rồi… lạnh lùng bước đi. Tôi nhìn quanh quất hỏi có chắc xe này về D.C không, cô cũng không biết rõ nữa, phải hỏi lại người soát vé mới sure. Cả buổi chiều đi thăm bệnh viện Johns Hopkins, phòng xét nghiệm, khoa điều trị, tiếp xúc với bác sĩ, bệnh nhân, tôi đã thấy thấm mệt, muốn mau mau về nghỉ. Xe lửa lắc lư chậm chạp đi trong đêm.
