Lời ngỏ của tác giả
Trái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Và thực vậy, bệnh tâm thần ngày càng phát triển, tự tử, ma túy, stress… ngày càng gia tăng trong một xã hội mà người ta luôn bị quay cuồng, luôn phải chạy đua với tốc độ, tuổi trẻ, nhan sắc, thành đạt…
Có lẽ đã đến lúc thử nghe tiếng nói của trái tim. Một hôm, có chàng thi sĩ đi ngang qua vườn rào kia, giật mình thấy một bông bụp đỏ ở bờ giậu, cái bông bụp rất tầm thường như hàng ngày chàng vẫn thấy khi qua lại chốn này, bỗng nhiên như nở một nụ cười mầu nhiệm, rồi không chỉ cười, nó hát, và chàng thi sĩ chỉ còn biết sụp lạy, cúi đầu. Vâng, chàng đã nghe. Nghe không phải từ bông hoa kia mà từ trong trái tim mình. Và chàng sửng sốt. Mọi thứ như khác hẳn. Đã thoát ra, đã vượt ra, vượt qua… Người ta có thể nghĩ chàng thi sĩ chắc điên, có điều chàng biết rất rõ chàng đã nghe, đã thấy một điều kỳ lạ. Một thứ mật ngữ. Như anh chàng chèo đò của Herman Hesse, ngày ngày vẫn chèo đò đưa người qua sông, cho đến một hôm bong nghe được tiếng nói của dòng sông và từ đó chàng đã tự đưa mình qua sông, và đã vượt ra, vượt qua.
Chúng ta bây giờ hình như có quá ít thì giờ để nghe tiếng nói của trái tim mình, dù chỉ cần nhấp con chuột trên vi tính thì đã nối trọn vòng trái đất, vậy mà người ta có ve ngày càng xa nhau hơn, xa với người và xa cà với mình. Một thi sĩ đã phải kêu lên: “…Không có thì giờ! Chim lấy đâu mà về tổ. Tôi lấy đâu mà làm thơ. Em lấy đâu mà học những ai thơ tôi sắp viết?…”. Tôi cũng không có thì giờ. Quần quật. Tối tăm mặt mũi vì “trăm công ngàn việc”. Cho đến một hôm, hình như, có lẽ, một lần kia có một lúc hình như tôi cũng chợt nghe. Hình như thôi không chắc không dám. Ngẫm nghĩ ra cho khói quên, đế lâu lâu còn coi lại một mình. Ba năm nghiền ngẫm, sáu tháng viết và hơn hai năm ngại ngần, thỉnh thoảng đọc và sửa, nhờ vài bạn thâm giao chỉ thêm cho, rồi tìm tòi, tham khảo, loay hoay…
Tôi không phải là thi sĩ, không phải là tu sĩ, tôi chỉ là một bác sĩ, một người thầy thuốc, nên đi khi phải hành nghề, phải giúp đỡ bạn bè, hàng xóm, kẻ nhức đầu, người đau lưng… và trước hết là phải chữa bệnh cho chính mình. Có những lúc thuốc men chỉ chữa được cái đau mà không chưa được cái khổ, chữa được “triệu chứng” bên ngoài mà không chữa được “căn nguyên” sâu xa, tầng tầng, lớp lớp bên trong. Tôi đành chia sẻ những điêu tôi nghĩ, tôi cảm, tôi nghe. Có thể đúng. Có thể sai. Có thể không đúng không sai. Có khi hiệu quả, có khi không. Có người hợp mà không có dị ứng. Vậy nên nếu tình cờ mà đọc được những dòng này thì xin hiểu cho mà đừng trách. Nếu muốn, có thể tủm tỉm cười một mình. Cũng chẳng khoái ru?
BS Đỗ Hồng Ngọc
Sài Gòn 2003
Cuốn sách này của bác sĩ rất hay! Trừ các vị tu sĩ Phật giáo hầu như hiếm người nào làm trong các ngành khoa học (như bác sĩ) bỏ công vào và viết thành sách. Theo cháu thì bác đã đưa ra được rất nhiều điều cốt lõi đức Phật dạy theo cách nhìn rất khoa học. Đã đọc về Phật và Bát Nhã (mặc dù “lõm bõm” như cháu) thì cũng rất cần đọc từ nhiều nguồn (như của HT Thanh Từ http://www.thuvienhoasen.org/batnhatmkinh-00.htm), từ nhiều cách nhìn khác nhau (như “Nghĩ Từ Trái Tim”). Tất cả đều quan trọng như nhau và bổ trợ cho nhau; 1 trong những cái cháu tâm đắc nhất là về vấn đề thực hành mà bác nhấn mạnh. Mong bác khỏe và viết nhiều hơn 🙂 Với trãi nghiệm cuộc sống như bác, các tập sách tương tự ra đời rất có ích cho thế hệ mai sau. Cám ơn bác.
Cam on Do Phan Duy. Toi cung ngac nhien thay ngay cang co nhieu ban tre chiu kho doc, tim hieu nhung loai sach nhu the nay. Mot tin hieu vui. DHN.
Con đã đọc quyển sách này nhiều lần. Có thể nói nhờ đọc nó con đã hiểu được nhiều điều mà xưa nay con không hiểu. Con đã tự chữa bệnh cho mình.
Một người bạn của con cũng rất thích cách bác nói về Tâm kinh. Một người khác lại nói “đạo bất lập tự, Phật không dạy ngôn từ để ghi chép, Người dạy hành pháp”.
Cho nên TU phải HÀNH là vậy (nên mới gọi là Tu hành). Luc tổ Huệ Năng khuyên “…không được bám vào chữ mà cũng không được bỏ sót một chữ”. Hiểu để “tự chữa bệnh” cũng chính là một phép “hành” rồi đó!
Kính gửi : Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc
Cháu được giới thiệu về cuốn sách “Nghĩ từ trái tim” của bác nhưng cháu không tìm thấy ở các nhà sách.
Xin Bác chỉ giúp cháu nhà sách nào còn bán cuốn sách này vì cháu đọc trên trang này của Bác không đọc được hết và chưa thấm được từng câu chữ của Bác.
Xin chân thành cảm ơn Bác.
Chúc Bác nhiều sức khỏe
Cháu đến NXB Thanh phố HCM, số 62, Nguyen Thi Minh Khai, Quan 1 sẽ có.
Xin cám ơn Bác nhiểu.
Kính chúc Bác nhiều sức khỏe
Vi mot nhan duyen tinh co toi vao thu vien doc duoc cuon Cành Mai Sân Trước thich qua tim them thi duoc biet co cai website nay. Hai hom nay nghi o nha doc nhung bai viet cua bac si tham va cam on bac si da cho toi duoc song va cam thay rat hanh phuc, cung nhu hieu biet mot phan nao qua nhung bai viet cua bac si. Toi co nho nguoi goi mua nhung tac pham cua bac si nhung khong biet co cuon nao duoc dich ra Anh ngu chua, cac chau nha toi khong doc duoc chu Viet. Kinh chuc bac si that khoe va that som co mot cuon “Guom bau trao tay” khac nua.
Rất cảm ơn anh Trung. Sách tiếng Việt của tôi thì anh có thể tìm thấy ở các nhà sách tại VN hoặc có thể mua trực tiếp qua mạng (internet). Cho đến nay cũng có vài bạn ở Mỹ, ở Úc, có ý định dịch cuốn NGHI TU TRAI TIM sang Anh ngữ cho giới trẻ đọc, nhưng hình như dịch không dễ nên đành chịu (Vì phải giỏi Anh ngữ về Phật học).
Cũng có người ở đây có khả năng dịch nhưng phải tốn kém khá nhiều, nên cũng đành chịu.
Chúc anh sức khỏe, an lạc.
Vâng, thật ra phiên dịch thì dễ, nhưng biên dịch lại để cho người bản địa khi đọc mà cũng tự nhiên bật cười, hoặc cũng mỉm cười với ngôn ngữ và hiểu sâu về ý nghĩa thâm thúy mà tác giả đã viết trong cuốn sách thì thật là không dễ chút nào!!
Vì ngoài trình độ hiểu biết về Phật học ra, còn phải hiểu thật sâu về các từ ngữ mà dân gian ở nơi ấy thường nói thường dùng nữa, để khi dịch có những từ ngữ ta phải dùng để thay thế cho tương đồng về ý nghĩa chứ không thể dịch từ chữ này qua chữ kia được nữa, mà điều này cần trình độ sống thật ở nơi ấy chứ không phải là chỉ cần trình độ dịch thuật đơn thuần.
Nên bác sĩ ơi! thật là không dễ tí nào.
Đúng vậy đó. Rất cảm ơn TTM, người đã “thử dịch” vài chương qua tiếng Trung.
Vâng, M đã dịch và biên dịch vài chương, cũng đã nhờ qua Ni Cô Tâm Châu ở Tân Trúc Đài Loan và Cô Châu Xuân Oanh ở Q5.TPHCM biên dịch lại, M xin gửi vào đây đoạn dịch của chương này. Xin mọi người xem và sửa chữa hộ cho.
Kính
TTM
“Nghĩ từ trái tim”
從心中的思考
杜鴻玉 – Đỗ Hồng Ngọc.
前言 – Lời ngỏ
心不是用來思考,而是用來愛的。當心在思考時,也許與頭腦想的都不同。心有他自己的想法而頭腦有時也無法了解。我們的時代,人們過於動用頭腦,多到使人常處於快“發瘋”的情況中。而真的,在一個人們常被旋轉,常要與速度,青春,姿色,成就競賽的社會中,神經病日益發展,自殺, 吸毒,壓力…… 日益增加.
可能已到了要試聽心中說話的時候了。一天,有一位詩人路過一個花園的圍杆,他驚訝看到一朵紅扶桑花,這朵花就像他平常路過時所看到的花那樣平凡,突然好像露出奇妙的微笑,不單只笑,牠還會唱歌,當時詩人只知道要低頭,頂禮。是的,這位詩人已聽到了,但是他不是從那朵紅扶桑花聽到而是從自己的心中聽到的。他猛地驚覺,一切好像都不同了.他已脫離、超過、超越…也許有人認為這位詩人可能瘋了,不過他很清楚的知道自己已聽到、看到一種很奇妙的東西.一種秘語。像Herman Hess之船夫,每天載人渡河,直至有一天,他突然聽到河裡的聲音,從此他送自己渡河並已超越、超出。
我們現在好像很少有時間來聆聽心中的聲音,盡管只要動到電腦的滑鼠就可以連線到地球上的任何地方。可是人們好像日益疏遠,遠離人群及本身。一位詩人喊道 《 …沒有時間!鳥兒怎能回巢。我拿什麼來作詩。妳怎麼能閱讀我將作的詩?…》。我也一樣,我也沒有時間。忙碌。事情老是做不完。直至一天,好像,可能,有一次好像我也曾聽到,應該是吧!但我不敢肯定。想一想又打聽,思維又猶疑。最後我就作出一個決定,得寫下來以免往後忘記,讓久久自己還可拿出來看。經過三年思考,六個月寫作加上兩年多的疑慮,偶爾看一看又修正,請教幾位深交的朋友,然後探討,擺忙….
我不是詩人,也不是出家者,我只是一位平凡的醫生,一位藥師,因此有時要出手,要幫助朋友,鄰居,有的頭痛、有的腰酸背痛 … 且首先必須給自己治病。有時藥品只能治好人體上的一些病痛而無法治好人的痛苦,能治好外表的〞徵兆〞而無法治好那內在重重,疊疊,深遠的〞根源〞。我惟有與大家分享我的想法、感受和所聽到的。也許是對。也許是錯。也許不對不錯。有時有效,有時無。有人適應故不會過敏。因此如有無意中看到這些篇文章者,請體諒而別見怪。要不然可對自己微笑。不是也快樂嗎?
BS Đỗ Hồng Ngọc 杜鴻玉 醫生
Sài Gòn 2003
Bác sĩ ơi!
Hôm nay vào trang Đạo Phật ngày nay, lại được xem lại quyển sách này của Bác Sĩ ở trang này.
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/tam-tanh/7049-Nghi-tu-trai-tim.html
Cũng cảm thấy vui thay.
TTM
Bác ngọc cho cháu hỏi cháu muốn mua 50 cuốn sách nghĩ từ trái tim thì mua ở đâu
Nhà Xuất bản Tổng hợp Tp.HCM, 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Tp.HCM.