Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

22/03/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Mười Hạnh Phổ Hiền

(tiếp theo)

 

6. Thỉnh Phật chuyển pháp luân (To request the Buddhas to continue teaching).

Pháp luân là “Bánh xe pháp”. Bánh xe pháp vẫn phải luôn chuyển không ngừng bởi đời sống như dòng sông vẫn trôi chảy. Cũng vẫn Tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến đó thôi, cũng vẫn thất tình lục dục đó thôi, nhưng đã mỗi thời mỗi khác. Xưa cung tên giáo mác nay hỏa tiễn hạt nhân… Xưa bệnh tật khu trú từng vùng, nay lan tràn trong nháy mắt… Thế giới trong lòng bàn tay. Trái đất nóng lên. Môi trường chết ngạt. Thức ăn đầy độc chất. Tin tức đầy fake news, deepfake… Xưa, lên núi cao tìm thầy, vào hang sâu tìm kinh sách, chỉ một câu một chữ thôi đủ ngộ. Nay bấm cái nút, thiên kinh vạn quyển, tẩu hỏa nhập ma. Sinh học tạo  con người từ ADN, công nghệ gắn thêm AI (trí thông mình nhân tạo), robot điều khiển con người từ xa…

Duy-ma-cật nói: Phải nắm bắt thật đúng đối tượng thì “thuyết pháp” mới có hiệu quả. Phật dạy “Ta chẳng có pháp gì để thuyết cả!”.  Vì “Pháp thuận với không, tùy theo vô tướng, ứng với vô tác. Pháp lìa khỏi tốt và xấu, thêm và bớt, sinh và diệt… há thuyết diễn được sao?”.

Lục tổ Huệ Năng nói: “Thiện tri thức, đạo cần phải linh động, chớ nên làm cho ngăn trệ. Tâm chẳng trụ pháp thì đạo được linh động, tâm nếu trụ pháp, gọi là tự trói”.

Cho nên vẫn phải Thỉnh Phật chuyển pháp luân thôi.

7. Thỉnh Phật trụ thế (To request the Buddhas to remain in the world).

Người có “chứng ngộ” thường dễ thấy “phạm hạnh đã tròn đầy”, muốn “đặt gánh nặng xuống, bước vào cõi vô sanh, niết bàn tịch diệt…”. Nhưng, thế thì còn ai để lặn lội trong cõi Ta-bà đầy ô trược này mà “hóa độ” chúng sanh? Cho nên phải thỉnh Phật trụ thế.

Bồ-tát thì phải “bất tận hữu vi, bất trụ vô vi”. Hữu vi thì vô thường, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ như điện, giả tạm, hư vọng, dẫn đến nhàm chán, buông bỏ. Nhưng Bồ-tát thì không. Phải chịu khó ở lại giúp đời giúp người “hộ trì chánh pháp”. “Vào sinh tử luân hồi như vào vườn cảnh, đức tánh vô niệm, trí huệ thực tướng, nhưng chẳng bỏ pháp thế gian. Từ bi hỷ xả mà không phóng dật, tu học lẽ Không mà không chấp không, quán vô thường mà không chán cội lành, quán  phiền não mà không đoạn phiền não”.

Trí bất đắc hữu vô/ Nhi hưng đại bi tâm.    

8. Thường tùy Phật học (To follow the teachings of the Buddhas at all times).

Phật không dạy nhiều và thậm chí còn nói “Ta chẳng có pháp gì để thuyết cả”! Nhưng chư Phật đều nhắc nhở Chư ác mạc tác/ Chúng thiện phụng hành/ Tự tịnh kỳ ý (thị chư Phật giáo).  Nghĩa là việc ác đừng làm, việc thiện thì làm. Quan trọng nhất là phải “tự tịnh kỳ ý”. Cái mới khó! Thanh tịnh bổn nhiên/ Tùy chúng sanh tâm/ Chu biến pháp giới, ấy chẳng qua vì nghiệp mà thấy vậy, ra vậy. Phải làm cho tâm được trở về với cái “thanh tịnh bổn nhiên” ấy của mình vốn sẵn. Cái khó ở chỗ phải tự mình làm, tự mình “tịnh cái ý” của mình chớ không thể nhờ ai giúp được. Chỉ có thể quay về nương tựa chính mình thôi. Tuệ giác, Insight, là cái thấy bên trong. Tìm kiếm đâu xa.  Gia trung hữu bảo hưu tầm mích. Tóm lại, thường tùy Phật học là học chính mình, quay về bên trong mình. Luôn tự hỏi mình đang tham đó ư? đang sân (giận) rồi sao? mê muội đến vậy hả? Thôi nhé.

“Có bốn thứ ma, tám vạn bốn ngàn thứ phiền não làm cho chúng sanh nhọc nhằn, mỏi mệt, chư Phật dùng chính những thứ ấy mà làm Phật sự” (kinh Duy-ma-cật).

Học Phật được vậy thì “sự sự vô ngại”.

Thiện Tài đồng tử trải qua 53 “cửa ải”, ở đâu cũng học, cũng hành đúng pháp, sau cùng thì mới “thõng tay vào chợ” được vậy!

9. Hằng thuận chúng sanh (To accommodate and benefit all living beings).

Chúng sanh bệnh thì mình cũng bệnh như Duy-ma-cật. Đồng bệnh tương lân, mới thấu cảm nhau. Bồ-đề-đạt-ma đã vội xua đuổi, bỏ rơi Lương Võ Đế cũng đáng tiếc.

Huệ Năng khi đã giác ngộ: “Bổn lai vô nhất vật” rồi, đã thấy pháp thân rồi mà cũng mất 15 năm theo cùng nhóm thợ săn, săn thú, uống rượu, bán buôn… Hay là … ông cố tình xâm nhập để quan sát, học hỏi, tu tập? Nghe nói tuy sống chung với nhóm thợ săn 15 năm như vậy, ông chưa từng săn thú, ăn thịt, uống rượu?  Biết đâu ông cũng đã “độ” được năm ba. Huệ Năng nói: “Ngoài không dính mắc là thiền, trong không lay động là định…”.

Chúng sanh nào thì Bồ tát đó. Chúng sanh ở trong Bồ tát, Bồ tát ở trong chúng sanh. “Đồng nhi bất hòa”. Quán Thế Âm có 32 ứng hóa thân để biến hiện tùy cơ. Gặp vua quan thì vua quan. Gặp ốm đau bệnh hoạn thì ốm đau bệnh hoạn…  Mà bên trong vẫn là Bồ-tát Quán Thế Âm như như bất động, với bình cam lồ, với nhành dương liễu, với “vô úy thí”…

Tham vấn viên trong công tác xã hội ngày nay đóng vai kẻ mại dâm, người nghiện ma túy để hòa nhập với đối tượng, giúp họ giải thoát, bằng kỹ năng tham vấn với  tôn trọng, chân thành, thấu cảm, lắng nghe…

10. Phổ giai hồi hướng (To transfer all merits and virtues to benefit all beings).

“Hồi hướng” là chia sẻ. “Phổ” là cùng khắp, rộng lớn . Chia sẻ cái gì? Cái công đức. Phước đức cũng chia sẻ được, nhưng phước đức thì hữu lậu, như Lương Võ Đế đúc chuông lớn, xây chùa to, nuôi tăng đoàn… cũng chẳng có tí “công đức” nào bị Bồ-đề-đạt-ma quở. Có thể ông vua còn vênh váo, tự mãn, với cái ngã to đùng của mình thì càng đáng trách, trong khi công đức là cái tu bên trong, để có tuệ giác và vô ngã.  “Tu tánh” là công. “Tu thân” là đức.  Huệ Năng nói “chánh niệm không gián đoạn là công, tâm bình đẳng, chánh trực là đức”.

Có người hỏi Phật vậy chia sẻ cái phước có làm giảm bớt phước của mình đi không? Phật nói không. Phước như ngọn đuốc, càng “mồi” cho trăm ngàn ngọn đuốc khác để cùng sáng lên vẫn không làm tổn hao ngọn lửa của đuốc.

Công đức cũng vậy. Càng hồi hướng càng thêm công đức.

(Internet)

“Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo”.

 

Đỗ Hồng Ngọc

(21.03.2021)

 

………………………………………..

Ghi chú: Lời dịch “10 Hạnh nguyện Phổ Hiền” tiếng Anh dựa theo en.wikipedia.org/wiki/Samantabhadra

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Hai Lấp Vò trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email