Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

23/02/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

TẠP GHI (kỳ 2)

(Lõm bõm)

 

Hơi thở

Tại sao phải thở? Thở ở đâu ra? Của ta chăng? Là ta chăng? Không. Nó ở ngoài ta. Nó tự động. Không khí, thứ ta hít thở đó ở đâu không biết, không thấy. Ngoài không gian, bao quanh Trái đất, gồm oxygen, nitrogen và một số khí hiếm. Nó tự động ùa vào phổi ta. Lý do: khi áp suất phổi âm (-) nó ùa vào, lấp đầy, rồi khi phổi đầy, áp suất dương (+) nó lại ùa ra. Nó cóc cần ta. Ta muốn hay không muốn thở nó cũng kệ. Nó cứ phình ra xẹp vào tự động vậy. Chỉ khi nào “lập trình” đã được thực hiện xong, nó… bèn từ giã, cuốn gói lên đường. Nhưng ta cần nó để sống. Thiếu nó, không có nó, chừng 4-5 phút ta chết ngắt. Nhưng hồi ở trong bụng mẹ, ta sống mà chẳng cần nó. Mẹ cho ta dưỡng chất sẵn để lớn nhanh như thổi. Vậy phải chăng có thể sống mà không cần hơi thở như ở trong “bào thai Như Lai”? Có loại sinh vật (vi khuẩn kỵ khí, yếm khí chẳng hạn) sống không cần O2. Cây cỏ (thực vật) cũng không cần oxy mà cần CO2. Có loài như vi khuẩn clostridium khi môi trường thiếu oxy thì nó gom tụ lại, vỏ bọc dày lên… “chịu đựng”, chờ khi có đủ oxy lại sống lại như xưa! Cái đó gọi là “bào tử” (spore). Phải chăng các thiền sư vào Samadhi thì “sống” với trạng thái bào tử, thân thể họ không bị hủy diệt, không bị oxyt hóa? Người ta có thể sống như… đang ở trong bụng mẹ không? Không bị oxyt hóa thì không bị hủy hoại?

Có hai điều chú ý về sinh học: 1. Cơ hoành là cơ chính của hô hấp. Hít thở bằng cơ hoành là thở bụng, một phương pháp rất tốt để chữa lành thân và tâm. 2. Trung khu hô hấp nằm ở hành tủy, bên dưới vỏ não. Phật dạy Anapanasati (Quán niệm hơi thở, An-ban thủ ý, Nhập tức xuất tức niệm) chính là một cách giải phóng vỏ não.

 

Thấy “như thật”

Thấy như thật là thấy cái ly là cái ly, cái chén là cái chén… Nhưng “thấy như thật” cũng lại là thấy cái ly không phải là cái ly, cái chén không phải là cái chén. “Tức phi/ thị danh” thôi – vậy mà không phải vậy, chỉ là “giả danh”. Vì cái tướng, cái danh là giả, cho nên phải thấy được “thực tướng” (vô tướng). Thực tướng là Không, là duyên sinh, là không có tự tánh riêng biệt. Chẳng qua do cái tâm ta gán cho nó, vẽ vời cho nó. “Biến kế sở chấp” là sự tưởng tượng của ta vốn vô cùng phong phú, dẫn tới cái tưởng sai lầm. “Y tha khởi” dẫn tới cái ý sai lầm vì cái danh, cái tên gọi nào đó, khiến ta tưởng thiệt, bị dụ, lầm chết. Cho nên “thấy như thực” phải có Chánh trí. Vượt ra. Vượt lên. Có chánh trí thì thấy Như như, thấy như thực. Nhưng như thực không phải chỉ là không, không gì hết. Thấy như thật là thấy nó là nó, không bị thành kiến ngăn che, không bị cái ngã của ta can thiệp, “phân biệt” nọ kia để rồi đấu đá, tranh giành. Thấy như thực còn có nghĩa là thấy trong một tiến trình sinh-trụ-dị-diệt, thành-trụ-hoại-không, cái “giả/tạm”.

Nhưng, Chân Không mà Diệu Hữu.

Đừng quên.

 

Cái thấy cái nghe

Cái thấy chỉ là … cái thấy.

Cái nghe chỉ là… cái nghe.

Trơ trụi vậy thôi. Không cần gì khác nữa.

Nghĩa là không có “cái ta” trong đó. Khi có cái ta (ngã) trong đó thì tức khắc mọi sự sẽ sinh chuyện. “Ta” thấy, ta nghe thì… khác với “nó” thấy nó nghe…! Mười người trăm ý. Bắt đầu chí chóe. Thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Cung tên, giáo mác, hỏa tiễn… hạt nhân từ đó.

Trả cái thấy cái nghe về chính nó, cái sự thấy sự nghe trung tính đó.

Khi cái thấy cái nghe, sự thấy sự nghe trần trụi, được lột hết các lớp vỏ ý niệm khái niệm bọc nhiều tầng lớp quanh nó, nó sẽ tự sáng lên.

Bắt đầu thấy tánh. Tánh nghe. Tánh thấy. Phật đánh một tiếng chuông, hỏi nghe không? Dạ có nghe. Lúc sau, chuông im tiếng. Hỏi nghe không? Dạ không nghe. Lại đánh tiếng chuông lần nữa. Nghe không? Dạ có nghe. Phật cười: Tôi hỏi quý vị có “nghe” không chớ đâu hỏi “có nghe tiếng chuông” không? Lúc không có tiếng chuông các vị vẫn nghe “cái không nghe” đó chớ.

Nói khác đi, cái “tánh nghe” vẫn không… sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt. Còn nếu chỉ chăm chăm lo nghe tiếng chuông thì sẽ khen hay quá, tuyệt quá, linh thiêng quá… (và ngược lại). Ý nghĩ trong đầu mỗi người mà được phát ra tiếng thì… sẽ có một cuộc đấu đá tưng bừng!

Vô ngã là Niết bàn ư? Thực ra cái thấy vẫn là cái ta thấy. Cái nghe vẫn là cái ta nghe. Vấn đề là ta không còn dính mắc, không còn tham ái, chấp thủ. Núi vẫn là núi, sông vẫn là sông đó thôi, dù sau 30 năm tu tập!

Khi Phật giơ cành hoa sen lên, mọi người sẽ phân tích tìm hiểu ý nghĩa của cành hoa sen và của sự giơ lên đó của Phật với bao nhiêu là “biến kế sở chấp” bao nhiêu là “y tha khởi”… trong khi chỉ có một mình Ngài Ca-diếp tủm tỉm cười. Thấy rồi. Nó vậy đó. Phật trao ngay “y bát” cho Ca-diếp.

 

Đỗ Hồng Ngọc

23.2.2021

(còn tiếp)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Mười Hạnh Bồ-Tát PHỔ HIỀN
  • Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN
  • Nhớ Nhà Văn VÕ HỒNG với nỗi… “Cô Đơn Uy Nghi”
  • Quán Văn: NHỚ VÕ HỒNG
  • LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Sách mẹ đọc - Thư gởi người bận rộn - Bs. Đỗ Hồng Ngọc - Blog Nuôi Dạy Con trong Chữ “NHÀN”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (4): LỤC BÁT
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Hãy vui với tuổi vàng của mình
  • Nguyễn thế Pháp trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Nhuận trong Hãy vui với tuổi vàng của mình

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email