Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Nhớ Tiếng Thu giữa Boston

08/06/2009 By support2 1 Comment

bostonTôi đi giữa Boston. Cả một mùa thu. Trọn một mùa thu. Nhớ tới Xuân Diệu với “Lá không vàng, lá không rụng, lá lại thêm xanh, ấy là mùa thu đã về, mùa thu mới về, yểu điệu thục nữ…”. Thực ra, lá như ráng níu lại chút xanh, và vì níu lại nên có vẻ chặt hơn, xanh hơn lên mà thôi. Bởi vì rất nhanh, lá bỗng vàng rượm, vàng rực, vàng tía, vàng buốt… và bầu trời rộng ra, thênh thang, yểu điệu kỳ cục. Mới mấy ngày thôi mà cây cứ tô dần tô dần cái màu vàng buốt, óng ả, rực rỡ chen lẫn với xanh đậm, xanh lợt mong manh đó… và sáng hôm sau, rơi từng lá từng lá tràn ngập các lối đi.

Thu ở Boston hình như lạ hơn thu ở những nơi khác trên nước Mỹ, nên hàng năm cả nước Mỹ hành hương về Boston giữa mùa thu vàng. Họ không gọi Autumn – mùa Thu, mà gọi Fall – mùa Rụng, bởi vì chỉ có lúc lá rụng bời bời như vậy người ta mới thấy hết được nỗi vui mừng, nỗi xót xa, nỗi buốt nhớ… không rõ vì đâu. Và vì Fall, người ta dễ “fall in love” có phải, vì vậy mà người qua đường như cũng đẹp thêm ra, luộm thuộm thêm ra với lụa là gấm vóc, không còn nhếch nhác mùa hè mà cũng chưa cục mịch mùa đông. Tôi chưa có lần nào được sống thu như vậy, hoặc là chỉ là sống với mùa thu trong sách vở, tưởng tượng ra cái mùa thu không có thật giữa miền Nam mưa nắng hai mùa nên tôi cứ lang thang, lang thang mà dòm cho hết cái thu của Boston. Và tôi bỗng nghe. Vâng, lúc đầu tôi chỉ định dòm thôi nhưng tôi bỗng nghe, không phải là tiếng quạ kêu quang quác thảng thốt, cũng không phải tiếng chim cu gù rúc rúc quyến rũ mà là một thứ tiếng lạ, tôi chưa từng nghe bao giờ, tiếng thu. Và tôi giật mình nhớ Lưu Trọng Lư. Chính Lưu Trọng Lư chứ không phải ai khác. Em không nghe mùa thu. Rõ ràng thu không phải để dòm, để ngó, để ngắm, để nghía… mà chỉ có thể để nghe. Mà cũng không phải để nghe tiếng, dù là tiếng lá rụng mà để nghe mùa. Cái tiếng mùa đi, mùa về, cái tiếng đời của mỗi chúng ta. Nó ở trong không gian dằng dặc, đùng đục thênh thang kia, và ở cả trong thời gian hun hút, héo hon rơi rụng nọ, một thứ “tiếng động nào gõ nhịp không hay” (TCS) đó chăng. Tôi bước đi từng bước nhẹ dưới những vòm cây và nghe cho hết tiếng thu về. Dưới chân mình là từng lớp lá rụng, bước chân bỗng như hẫng đi và tôi chợt ngơ ngác. Thấy mình như không còn là mình nữa. Hay mình là nai? Có thể chứ? Con nai vàng ngơ ngác của Lưu Trọng Lư? Và… Ơ hay… Có lẽ nào… Hay cũng chính là… Cũng có thể là… không hề có một con nai nào cả, mà nhà thơ, chính nhà thơ là nai! Thôi rồi, đừng có hòng mà giấu giếm gì nữa nhà thơ ơi! Chính nhà thơ là con nai vàng đang bước đi từng bước huyễn hoặc ngơ ngác đó thôi, sau lâu nay cứ làm cho người ta tưởng là có một con nai thiệt , đến nỗi trong một bài dịch thơ sang tiếng Mỹ, người ta cứ dịch con nai là con nai, có tội nghiệp không chứ! Phải rồi chính nhà thơ mới là con nai, một con nai ngơ ngác, nghe tiếng mùa yêu và fall in love. Với ai, vì sao nên nỗi? Có phải cái tiếng thổn thức, cái tiếng rạo rực của ai kia đã một hôm thu làm cho chàng thi sĩ trẻ tuổi trở thành một con nai, lang thang dẫm ngập lá vàng, hẫng bước đi mà chẳng biết về đâu, vì sao…

Đỗ Hồng Ngọc

(Thu 1993, Massachusetts)

Comment của Goldfish, Thư viện Book

Bài: NHỚ TIẾNG THU GIỮA BOSTON

Tuyệt vời. Thật tuyệt vời. Viết về mùa Thu như thế thì quả là tuyệt bút!

Bác Ngọc ơi, hình như là… Rất có thể là… Không… Rõ ràng là… Đích thị là… “đừng giấu giếm gì nữa” bác ơi! Chính bác, chính bác sĩ, chính nhà văn, nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc “là con nai, một con nai ngơ ngác, nghe tiếng mùa yêu và fall in love. Với ai, vì sao nên nỗi?”… Và cũng như con nai Lưu Trọng Lư, con nai Đỗ Hồng Ngọc cũng “lang thang dẫm ngập lá vàng, hẫng bước đi mà chẳng biết về đâu, vì sao…” Goldfish.

Ghi chú của Đỗ Hồng Ngọc: Bài tùy bút này tôi viết giữa những ngày tháng sống ở Boston. Khi đăng lần đầu trên báo Kiến thức ngày nay, nhà báo Lưu Trọng Văn (con trai nhà thơ Lưu Trọng Lư) bảo tôi Mẹ anh đã có đọc và cho rằng đây là một bài viết rất hay về Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư. Tôi nghĩ rằng Cụ Bà là người hiểu nhà thơ hơn ai hết đó vậy!

Filed Under: Góc nhìn - nhận định Tagged With: boston, Do Hong Ngoc, Nhớ Tiếng Thu giữa Boston, Nho Tieng Thu giua Boston, tiếng thu, tieng thu, Đỗ Hồng Ngọc

Comments

  1. hoanvu88 says

    11/06/2009 at 3:36 sáng

    11/06/09 Goldfish da viet tuyet voi..that tuyet voi..tuyet but….con toi con chu gi de viet, thoi thi TUYET CU MEO nha! Cam on BS DHN da dien ta cai ngo ngac, noi thon thuc, rao ruc cua con nai dam buoc tren la vang thu; Toi cung da tung co cai cam giac xao xuyen boi hoi nhu the moi khi dam buoc tren la vang kho va nhin la chuyen mau tren hang cay trong san, nhung lai khong the dien ta ra loi nhu VAN THI SI DHN, mac du da trai qua 27 mua THU.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

Đỗ Hồng Ngọc: Đi & Học

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

Mời tham dự buổi Nói chuyện “Úc Du…” của Đỗ Hồng Ngọc

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

Nguyên Giác: KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

LÕM BÕM HỌC PHẬT

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Biết ơn mình để có nếp sống mạnh khỏe hơn
  • Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Có một buổi Giao lưu về “Biết Ơn Mình”
  • Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019
  • Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Lê BìnhLB trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Lê Thị Cẩm trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • Diêu Trong (Kim Cúc) trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • le tran trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • duc.vu trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Quốc Hoàng trong Giới thiệu

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email