Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

10/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Ghi chú: Bác sĩ Hồ Đắc Đằng là người bạn cùng khóa với tôi tại Y khoa Đại học đường Saigon (1962-1969) vừa có loạt bài viết rất thú vị về chuyện “Vô Kỵ Học Võ” đã được post trên trang này và được rất nhiều bạn bè chia sẻ. Anh tiếp tục có bài Vô Kỵ Học Lái Xe cũng rất độc đáo. Và hôm nay là bài “Vô Kỵ học bắn cung” với Đứng, Nắm, Nhắm, Buông… rất tuyệt vời.

Xin chia sẻ cùng các bạn.

Cảm ơn Hồ Đắc Đằng.

Đỗ Hồng Ngọc

PS Đa tạ Đèn Biển (Võ Quang), người đã chịu khó gõ Word từ bản viết tay “chữ bác sĩ” đọc không ra của Hồ Đắc Đằng.

……………………………………………………………….

Vô Kỵ học bắn cung

Hồ Đắc Đằng

Vô Kỵ đánh võ thì giỏi, tánh tình thì điềm đạm mà cái gì có dính dáng đến võ khí là nó sợ nhất. Nó không còn có một tâm thức nào làm người khác, vật khác đau nữa, nói chi là bắn với giết. Vì vậy khi hắn nghe thầy bảo thầy sẽ dạy nó bắn cung, hắn từ chối ngay tức khắc.

– Vô Kỵ nầy. Cái tư tưởng không bao giờ làm người khác đau của con quí báu vô cùng. Còn cái nghệ thuật bắn cung của thầy dạy đây chẳng những không bao giờ làm ai đau mà lại, nếu con thực hành đúng, nó sẽ làm cho mọi người vui.

Trước hết, con phải thấm nhuần vài nguyên tắc căn bản của cái nghệ thuật nầy. Hai nguyên tắc chánh:

1/ Thứ nhất: Bắn để đúng, không phải để được.

Người đời thường hiểu lầm cái nầy. Bắn cái gì là để được cái đó. Bắn con nai thì muốn con nai ngã xuống để lấy về ăn nhậu, khoe khoang. Bắn cho được là lấy vô. Bắn cho đúng là cho ra. Ai đi săn tìm hạnh phúc cho mình sẽ chỉ lấy vô được khoái lạc (excitement). Ai đi săn tìm hạnh phúc cho người sẽ tạo ra, cho ra hạnh phúc cả mình lẫn người.

– Thầy nói có lý, con có đọc đâu đó một tác giả Mỹ nói cái chi đó tương tự như vậy “In life, happiness is not a goal. Happiness is a by-product”, “The more you are looking for ít, the farther away it will evade you.”

– Con giỏi thật, đọc mà nhớ được mấy cái lặt vặt nầy. Thầy khen con đấy. Đó là phu nhân của một cựu tổng thống Mỹ, bà Eleanor Roosevelt.

2/ Thứ hai: Tâm thức khi bắn cung. Tâm thức của thân hữu, không bao giờ của thù nghịch.

Với 2 nguyên tắc nầy, thầy mới có thể dạy con cái nghệ thuật gần như thất truyền nầy. Người ta bây giờ cũng hay học bắn, bắn súng. Súng đạn không bao giờ ứng dụng được 2 nguyên tắc nầy của cung tiễn.

Vô Kỵ bắt đầu tò mò hơn. Từ khinh thường cung tiễn vì ý tưởng của bạo lực, vũ khí đến cái tò mò của tâm thức trong bắn cung.

Đứng

– Nầy Vô Kỵ. Đứng ở đây có 2 khía cạnh: Tư thế đứng cho vững của thân thể, con giỏi rồi, như lúc học võ, đứng lại như ngũ giới, có 5 cái không làm. Một khía cạnh khác là dừng lại. Tâm con chậm lại, dừng lại. Con còn nhớ một tâm nhanh là một tâm bệnh ; một tâm chậm là một tâm khỏe mạnh ; một tâm dừng lại là một tâm ngộ.

Hiện tại thầy đang dạy con ở cái chặng thứ hai nầy: chậm lại. Dừng hẳn lại là Ngộ đó con.

– Chừng nào mới Ngộ thưa thầy? – Vô Kỵ tò mò nhiều nên thiếu kiên nhẫn.

– Vô Kỵ con, đừng có nóng lòng, mong đợi một cái gì hết. Ngay cả mong đợi giác ngộ. Để yên cái giác ngộ đó. Chẳng có ai tranh đua đến trước, giữ chỗ sắp hàng như tụi Mỹ sắp hàng từ 3 giờ sáng để chờ bán hạ giá sau lễ Tạ ơn tháng nầy (After Thanksgiving sale).

Nắm

– Vô Kỵ. Cái nắm nầy là cái thứ 2 của 4 tác động của bắn cung: Đứng, Nắm, Ngắm và Buông.

Luôn luôn phải nắm cung bằng tay trái. Thầy biết con thuận tay trái. Sẽ dễ cho con tập. Sẽ dễ cho thầy dạy.

“Quái lạ, ai thuận tay nào, nắm tay ấy, sao lại phải nắm bằng tay trái nhỉ?” Vô Kỵ tự hỏi. Thầy nó biết ý, mới giải thích:

– Vô Kỵ nầy. Não bộ của người có 2 bán cầu não. Một phải, một trái. Hai cái làm việc hỗ trợ nhau nhưng luôn luôn có một bên mạnh hơn (dominant). Người thuận tay trái, bán cầu não bên phải mạnh hơn. Người nào thuận tay phải thì bán cầu não bên trái mạnh hơn.. Hơn nữa Vô Kỵ con phải biết, còn có vấn đề tâm lý nữa.

“Não trái, não phải mà dính đáng đến tâm lý mình?” Nó lại càng tò mò hơn nữa.

– Thần kinh học sau nầy khám phá ra cái nầy. Bán cầu trái thì thiên về phân tách, đo lường, lý luận và thắng với thua. Bán cầu phải thì lại khác, nó thiên về cảm nhận, tổng hợp, bao dung và từ bi! Đại khái như kiểu Nam tả, Nữ hữu của Á đông mình. Đừng có lộn với câu Tả trọng, Hữu khinh nhé, Vô Kỵ. Cái Tả trọng, Hữu kinh nầy là do người đặt ra, không phải thiên nhiên khoa học. Thầy chỉ dạy con cái thiên nhiên thôi. Chỉ cần nhớ bán cầu và tâm lý của mỗi bán cầu não.

– Làm sao họ khám phá ra mấy cái nầy, thưa thầy?

– Từ bệnh. Mấy thầy thuốc họ theo dõi tâm lý của mấy bệnh nhân trước và sau khi bị TBMMN (tai biến mạch máu não). Chính thầy đã nhận xét và thấy cái chuyện nầy có thật. Mấy ông bị bại xuội bên trái, tức là bị nhũn não bên bán cầu não phải. Trời đất ơi, mấy ổng trước bệnh khó một, sau khi bị TBMMN, khó gấp 3 lần. Cãi vã, kèn cựa, cãi chầy cãi cối. Mấy bà vợ chịu không nổi, Trái lại mấy người bị bại bên phải thì hiền lại hẳn. Hết cãi cọ, lý luận, trách móc như trước khi bệnh. Hiền hẳn lại, Người nhà ai cũng nhận thấy. Tại sao? Bán cầu não bên trái của mấy người nầy bị nhũn. Mà bên trái là tranh luận đó! Mấy bác sĩ hospitalist (chỉ làm việc trong bệnh viện thôi, không theo dõi bệnh nhân như PCP (Primacy Care Physician) nên họ không để ý mấy cái vụ tâm lý thay đổi nầy. Họ không biết bệnh nhân trước khi mấy bệnh nhân nầy nhập viện. Ra viện, họ cũng không theo dõi lâu dài. Giao lại cho PCP.

– À ra vậy – Vô Kỵ vỡ lẽ nhưng vẫn còn thắc mắc – Tại sao mấy cái khái niệm trái phải của bán cầu não lại liên hệ với nắm cung tay nào?

– Bao dung và từ bi. Đó là lý do để nắm cung tay nào. Cái tay hướng cung về đâu. Cái tay đó phải được điều khiển bởi cái tâm bao dung và từ bi. Cái tâm của bán cầu não phải.

Vô Kỵ ngẫm nghĩ, trầm tư. Nó đâu có ngờ tay nào cầm cung có tầm quan trọng như vậy. Chỉ nhắm. À ra vậy. Nhắm với lòng từ bi, bao dung, ôn hòa mới gọi là nhắm đúng. Không phải bắn trúng thôi là đủ.

Nhắm

– Cái nầy mới là cái chủ chốt đấy Vô Kỵ. Nhắm một cái đích. Một mục tiêu.

– Còn xa gần thì ra sao, thưa thầy?

– Giỏi, hỏi như vậy. Không phải gần mà dễ. Thiên hạ chỉ quan tâm đến mấy mục tiêu xa, khó thấy, mà quên mấy cái mục tiêu gần. Nhìn xa mà quên nhìn gần là lọt xuống ổ gà không hay đó con. Đời sống mỗi bước chân trước mặt là quan trọng hơn cái mục tiêu xa vời. Con vô trường học để ra trường kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ là đã được định rồi. Mỗi ngày đến lớp, đến bệnh viện để học là một công chuyện dài và lặn lội. Mục tiêu xa lâu lâu nhìn một cái là đủ. Mục tiêu gần phải nhìn hằng phút giây. Tỉnh thức trong mỗi bước đi: nhìn gần.

Mục tiêu di động

– Mục tiêu nó di động thì sao, thưa thầy?

– Mục tiêu nào cũng di động hết. Nghệ thuật bắn cung trong đời là mấy cái “di động” nầy. Cái ý muốn mục tiêu luôn đứng một chỗ là làm cho xạ thủ luôn luôn thất vọng. Mục tiêu trong đời sống là di động, là vô thường. Con phải biết hòa hợp cái nhắm của con vô cái di động nầy để hòa hợp với vũ trụ. Hòa hợp, harmony là một cái chung của một xạ thủ tài giỏi và một nhạc sĩ điêu luyện. Một lời nói, một tiếng nhạc mà hòa hợp nó sẽ làm lành lòng người. Súng đạn cũng bắn, tụi nó không được cái nầy. Súng đạn cũng cần nhắm nhưng không bao giờ hàn gắn cái gì cả. Chỉ tăng hận thù.

Nhắm cung và nhắm mắt.

– Trời đất, thưa thầy. Thầy giỡn sao chứ? Mở mắt, đèn sáng đây còn bắn không trúng, nói gì nhắm mắt – Vô Kỵ kinh ngạc.

– Vô Kỵ con. Cái nầy mới là cái tuyệt vời của cái nghệ thuật nầy. Mục tiêu ở bên ngoài mà người đời thường nhắm thì con không cần học thầy. Ai cũng dạy con được. Đó là nhắm vào sự được thua, thắng bại, là đời. Cái thầy dạy là nhắm vào bên trong. Mà khi cái nhắm nhìn nầy mà chánh rồi thì cái mục tiêu của con nó đã ở trên đầu mũi tên của con rồi, trước khi con giương cung.

Buông

– Thưa thầy, thầy chưa dạy giương cung – Vô Kỵ nhắc thầy nó.

– Cái nầy không cần dạy. Với sức lực dẻo dai mạnh mẽ của cánh tay mặt của con, con dư sức giương cung. Bây giờ con nhắm cung đã thuần thục, nhắm vào nội tâm; đứng đã điêu luyện, đứng trên tư thế của huynh đệ, từ bi, chỉ còn có cái cuối cùng là buông tên nầy.

– Thưa thầy, buông tên dễ ợt, kéo mới khó chứ – Vô Kỵ cãi lý với thầy nó.

– Vô Kỵ nầy. Cái nầy là cái khó nhất đấy con. Ai mà đứng đúng rồi, nhắm đúng rồi, mục tiêu đã ở rõ trong nhìn đúng thì đã đến trình độ thực hành cái tác phong cuối cùng nầy: buông tên. Buông tên là buông xả. Mũi tên đã đến đích trước khi rời tay con. Nhắm mắt, mục tiêu di động mà con đã bắn trúng hồng tâm là vì vậy.  Thân an tịnh, tâm từ bi, tự tại, nhắm mắt nhìn vào atrong thì tên tự nó bay đến hồng tâm, con thì buông xả. Có đích, có tên mà không có xạ thủ là vậy.

Vô Kỵ hân hoan đảnh lễ thầy.

HĐĐ

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Phật học & Đời sống

Mời tham dự buổi Nói chuyện “Úc Du…” của Đỗ Hồng Ngọc

07/11/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Tg các bạn,

Vào 9h sáng ngày Thứ bảy 9.11.2019, tôi có buổi “tường trình” về chuyến đi Úc tại Chùa Phật học Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Q3, Tp HCM do Ban Phật học tổ chức.

Đề tài:

Kể chuyện thăm Úc châu

và các buổi chia sẻ về Thiền và Sức khỏe

tại Chùa Quang Minh, Melbourne (Australia, 10.2019). 

 

Địa diểm: Hội trường tầng 2.

Nếu rỗi rảnh, mời bạn đến chơi vui nhé.

“Vào cửa tự do”

Thân mến,

Do Hong Ngoc

……………………………………….

Vài hình ảnh buổi Trao đổi tại Chùa Xá Lợi về chuyến “Úc du”… Thứ bảy 9.11.2019 (Ảnh Sĩ Trung).

Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, trưởng Ban Phật học chùa Xá Lợi giới thiệu “diễn giả” ĐHN

Đỗ Hồng Ngọc trình bày bằng slides

 

 

Thảo luận sôi nổi

Dịp này, nvquyen có ghi hình, hy vọng nay mai sẽ có clip video để các bạn ở xa có thể… chia sẻ.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

(9.11.2019)

Filed Under: Ghi chép lang thang, Phật học & Đời sống

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

25/10/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Vô Kỵ Học Lái Xe

Hồ Đắc Đằng

Ghi chú: Bác sĩ Hồ Đắc Đằng là người bạn cùng khóa với tôi tại Y khoa Đại học đường Saigon (1962-1969) vừa có bài viết rất thú vị về chuyện “Vô Kỵ Học Võ” đã được post trên trang này và được rất nhiều bạn bè chia sẻ. Hôm nay anh gởi thêm bài Vô Kỵ Học Lái Xe cũng rất độc đáo.

Xin chia sẻ cùng các bạn.

Cảm ơn Hồ Đắc Đằng.

Đỗ Hồng Ngọc

PS Đa tạ Đèn Biển (Võ Quang), người đã chịu khó gõ Word từ bản viết tay “chữ bác sĩ” đọc không ra của Hồ Đắc Đằng.

………………………………………………………..

 

Vô Kỵ bây giờ đã trưởng thành, quyền cước điêu luyện, tâm thần sảng khoái, tánh tình khoan thai, điềm đạm. Hai thầy trò ngoài chuyện võ nghệ còn hay ngồi thiền với nhau. Vui nhiều. Một hôm thầy nó gọi nó vào.

– Vô Kỵ này. Ở đời không chỉ có đánh võ và tham thiền. Nếu đánh võ mà không có tham thiền thì cả 2 bên dễ bị gãy sườn, dập lách lắm. Ngoài đời dập lách nhiều lắm. Con phải xuống núi để dạy cho người ta vừa đánh võ vừa đỡ địch thủ kiểu múa Tango thì ai ai cũng vui, không còn ai thắng ai bại nữa. Ngoài đời thì rộng, chân con thì ngắn, đi bộ thì không biết bao giờ mới đến người ta được. Phật hồi xưa, ổng làm gì có xe. Ổng tà tà đi bộ, đôi khi đến chỗ người cần ổng giúp thì người đó đã chết mất rồi. Bây giờ mình có xe, mình đi được để đến giúp người khác. Con phải biết lái xe.

– Thưa thầy – Vô Kỵ nói – Con thấy lái xe dễ ợt. Con thấy mấy đứa con nít, mấy bữa trước còn mang tã, ngậm núm vú, mấy bữa sau tuyên bố với mẹ nó là nó 16 tuổi rồi nó muốn lái xe. Thế là bà mẹ phải bứt đầu, bứt tai đi mua cho nó một chiếc xe nhỏ cho nó lái, nó chạy phăng phăng, dễ ợt thưa thầy.

– Nầy Vô Kỵ. Chạy phăng phăng không hẳn là dễ. Chạy phăng phăng rồi vô phòng cấp cứu, đôi khi vô thẳng nhà xác là thường đó con. Chạy phăng phăng mà an toàn trên xa lộ mới là cái nghệ thuật của lái xe. An toàn cho mình và an toàn cho người mới là cái khó. Một kiểu Tango đó Vô Kỵ ạ. Lái nhường, lái nhịn là lái Tango. Con phải nhớ cái nầy.

Vô Kỵ: Thưa thầy, con thì thích cái gì nhanh. Đối với thầy, gió thổi nhè nhẹ trên mặt thầy là thầy đủ vui rồi. Con thì gió phải thổi bay tóc ra sau như khi con chạy xuống dốc núi thì con mới khoái. Lái xe mà cứ lái 5 dặm/giờ thì ai mà chịu được thưa thầy.

– Vô Kỵ này. Thầy không bảo là con phải chạy chậm luôn luôn. Đức Phật, ngồi yên một chỗ, chẳng nhúc nhích gì hết mà ổng cũng đủ vui rồi. Con còn ở đời. Con phải lái xe. Lái nhanh cũng được, lái chậm cũng được. Tùy lúc. Lái nhanh chẳng sao cả. Với một điều kiện.

– Điều kiện? Điều kiện gì thưa thầy? Đường phải không có ổ gà? Trời phải không có bão có tuyết? Phải không có sương mù khói phủ? Con sẽ rất cẩn thận.

– Vô Kỵ ơi. Con còn nông cạn quá. Mắt con sáng, phản xạ con nhanh, thời tiết tụi nó báo con biết trước từ 3–4 ngày trước thế mà tai nạn chết người vẫn xảy ra hằng ngày đó thôi. Tại sao con biết không?

– Xin thầy chỉ giáo.

– Tại vì không có cái thắng (phanh) tốt. Vậy đó con, người đời, xe của họ cái gì cũng tốt hết: máy mạnh, chạy nhanh ; đèn sáng, thấy rõ ; cảnh đẹp, mùi thơm 2 bên đường thì nhiều ; vui nhộn không thiếu ; chỉ thiếu có một cái thắng (phanh) tốt.

Con người ta có “3” cái xe: xe Thân, xe Khẩu (miệng) và xe Ý.

Cái thắng (phanh) của “xe Ý” là cái yếu nhất của người đời. Nếu con chưa thông thạo võ nghệ của thầy dạy thì con phải kiểm tra cái thắng nầy thật kỹ đấy. Một ý nghĩ bất thiện nảy ra là phải có đèn đỏ chớp lên trên dashboard của con.

Kế đến, là cái thắng của “xe Thân”. Cái nầy con đã thuần thục với kinh nghiệm học võ vừa qua. Con không còn có thể làm cho người khác, vật khác đau được nữa. Tụi Mỹ nó gọi “Do no harm to others and to yourself”. Con đã đạt đến cái thắng này qua học võ.

Kế đến là cái thắng của “xe Khẩu”. Cái thắng này ít người để ý lắm! Nó không có đèn đỏ trên dashboard. Thắng này nếu nó không ăn, không chạy thì cũng ít ai hay biết. Nó (Khẩu) xuất “ra” đều đều, làm ai cũng đau, ai cũng giận mà mình vẫn không hay. Con nhớ trong Bát chánh đạo có một cái gọi là Chánh ngữ. Cái miệng của người ta ngộ lắm Vô Kỵ ạ. Miệng người ta có 2 chức năng: một là để Ăn, hai là để Nói. Ăn thì ai cũng biết. Vô Kỵ, con có nhớ lúc thầy dạy võ cho con những năm đầu, thầy đã dạy con ăn không?

– Vâng thưa thầy. Con còn nhớ là con muốn ăn chay vì con thương tất cả thú vật. Con không muốn tụi nó phải chết để con được sống. Chính thầy đã dạy con phải biết ăn trong Chánh niệm,  và biết ăn trong một tâm thức biết ơn. Eating in mindfulness and gratitude.

– Vô Kỵ, con giỏi lắm. Đó chỉ mới có một chức năng của miệng thôi: Ăn. Còn cái chức năng kia là Nói. Con có biết là thầy trước khi học võ, thầy làm nghề gì không?

– Thưa thầy, con thấy thầy hay dạy con về tinh bột, đường, mỡ, chất đạm (protein), có vẻ thầy là một nhà khoa học sinh vật học?

– Thầy thuốc, Vô Kỵ ạ. Thầy là một thầy thuốc. Thầy chỉ dạy cho bệnh nhân về dinh dưỡng là mấy cái thức ăn này. Đức Phật là một thầy thuốc (y vương), dạy người đời về cái chức năng thứ hai  của cái miệng, là cái xuất “ra”: Lời Nói. Cái “vô” là đồ ăn, cái ra là “lời nói”. Mấy cái ra này mới là cái ngộ nhất đấy. Cái “vô” mà sai quấy, nó chỉ hại cho một người thôi, người ăn. Cái “ra” mà lạng quạng là nó hại người khác không kể xiết được. Nhiều khi đại chiến xảy ra cũng chỉ vì mấy cái xe không có thắng này.

– Làm sao có một cái thắng tốt thưa thầy?

– Thắng tốt cho Ý: tham thiền. Thiền định là con quán chiếu cái ý của con, từng giây phút. Bông hoa thơm con cũng hay mà như cứt bò con cũng biết. Tùy con, nếu con thấy cứt bò là thơm thì con cứ theo, chẳng ai cản con được cả. Làm sao con biết cái ý nào của con là cứt bò?

– Xin thầy chỉ dẫn. Nhiều khi con cũng khoái cứt bò. Ra chợ mua Cow manure về bón hoa, tốt đáo để.

– Cứt bò kiểu đó không sao cả. Cũng tốt thôi vì hoa của con nở, người khác cũng được thơm lây. Cái cứt bò “ý” là khi nào con thấy ai cũng là cứt bò hết thì chính con là cứt bò đấy. Con nhớ chuyện Tô Đông Pha và sư cụ tham thiền với nhau thầy kể con khi xưa?

– Làm sao thắng cái Khẩu (miệng) này, thưa thầy? Con đọc Chánh ngữ trong Bát chánh đạo dài dài mà sao lâu lâu con cũng còn nói mấy cái mà con không được hài lòng lắm…

– Chẳng hạn?

– Thưa thầy, nói láo thì con không còn nói láo được nữa rồi. Nhưng mà đôi khi trong một cuộc nói chuyện với nhiều bạn khác, khi có người nào đó nói về một vấn đề gì đó thì con cũng hào hứng chen vào với những mẩu chuyện tương tợ để kể cho cả nhóm nghe! Nghĩ lại mà mắc cỡ. Tại sao mình lại cũng “quơ đũa cả nắm” theo họ cho vui vậy nhỉ. Vui cái giống nhau. Vui mình cũng giống bạn mình, cùng nghề, cùng sở thích, cùng xã hội. Con cứ ngẫm nghĩ rồi mắc cỡ cho cái miệng hay nói theo của mình. Con thấy con không phải là con nữa. Một mình thì con là con mà vô một nhóm “phe ta” thì con lại mất con. Mất mình. Làm sao bỏ được tật nầy, thưa thầy?

– Giỏi, giỏi lắm, Vô Kỵ con. Con biết mắc cỡ sau khi con nói mấy cái đó là con giỏi lắm đó. Nhiều người khác không thấy, không biết mấy cái mắc cỡ đó và tiếp tục cái tật “nói theo” này suốt đời họ. Muốn còn đi lại với mấy người như vậy, con phải tập cái tâm con cho nó mạnh. Dĩ nhiên, con phải có một cái thắng thứ thiệt, đạp một cái là đứng lại, là dừng lại ngay. Dừng lời nói.

– Tập cái thắng? Cái thắng nầy tập được? – Vô Kỵ tò mò hỏi thầy.

– Dĩ nhiên, cái gì trên đời nầy cũng tập được hết. Không có ai sanh ra, 2 tuổi vừa mới biết đi đã biết cưỡi xe đạp 1 bánh, 2 tay cầm 8 cây dùi cui quăng lên trên trời mà không cây nào rơi xuống đất, miệng lại thổi kèn harmonica. Đó là tập thân. Tham thiền là tập ý. Tập nói là tập thắng.

– Xin thầy dạy con tập Nói.

– Có 3 người giữ cửa. Miệng của con có 3 anh chàng giữ cửa: 1) Có thật không? (Is that true?). 2) Có tử tế không? (Is that kind?) và 3) Có cần thiết không? (Is that necessary?)

Nếu sau khi duyệt xét 3 cửa đó mà thoát hết thì cái lưỡi của con nó nói được. Đó là Chánh ngữ.

Vô Kỵ con, có nhiều người cho rằng lời nói là một cái huyền diệu mà Thượng đế ban bố cho loài người. Con phải cẩn thận. Huyền diệu thì cũng có thật mà tai hại thì cũng không thiếu. Lời nói là một công cụ (tool). Nó có thể làm một vết thương lành lại mà nó cũng có thể làm cho người khác đau thêm. Mà con thì đã qua cái ngưỡng cửa không còn muốn làm cho bất cứ ai hay vật nào đau nữa. Do vậy cái Khẩu (miệng) xuất “ra” của con, con phải có một cái thắng thật tốt.

Khi mà thắng con tốt rồi, thì chạy nhanh, chạy chậm không thành vấn đề. Dĩ nhiên, chạy chậm dễ dừng, chạy nhanh phải thấy xa. Nghe thầy nói nãy giờ, con học được cái gì về lái xe?

– Thưa thầy, xe con có 3 cái thắng mà cái thắng con phải dùng nhiều nhất là cái thắng của Miệng (Khẩu): Đó là lời nói. Nói sao cho người vui, nói sao cho người thanh thoát.

– Đúng vậy Vô Kỵ. Để thầy kể cho con nghe chuyện Mẹ của thầy dạy thầy thế nào nhé. “Nầy con, hễ có nói thì nói Pháp. Còn không thì tốt nhất là đừng nói”.

HĐĐ.

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Phật học & Đời sống

Nguyên Giác: KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

01/09/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

LỜI GIỚI THIỆU

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

Nguyên Giác Phan Tấn Hải

Trong các bản Kinh Pháp Cú, phổ biến nhất hiện nay là Kinh Pháp Cú Nam Truyền, tức là Kinh Pháp Cú dịch theo Tạng Pali. Phổ biến nhiều thứ nhì là Kinh Pháp Cú Hán Tạng. Duy ít nghe tới là Kinh Pháp Cú Tây Tạng (Tibetan Dharmapada), còn tên khác là Udanavarga; hiện chưa có bản Việt dịch nào.

Kinh Pháp Cú Nam Truyền, từ Tạng Pali, gồm 26 phẩm, 423 bài kệ — đã nhiều bản Việt dịch, trong đó bản phổ biến nhất là của Hòa Thượng Thích Minh Châu.

Kinh Pháp Cú Bắc Truyền, còn gọi là Kinh Pháp Cú Hán Tạng, gồm 39 phẩm, 759 bài kệ. Bản do Thiền sư Nhất Hạnh dịch còn lấy tên là “Kết một tràng hoa.” Bản Việt dịch gần nhất được xuất bản năm 2019, của hai dịch giả Thích Nguyên Hùng và Thích Đồng Ngộ.

Kinh Pháp Cú Tây Tạng, thường gọi là Kinh Udanavarga, gồm 33 phẩm, 1,100 bài kệ. Bản gốc từ tiếng Sanskrit, được dịch sang tiếng Tây Tạng, và hiện nay có ba bản Anh dịch. Chưa có bản Việt dịch nào trước đây.

Bản Việt dịch này dựa vào ba bản Anh dịch sau.

– Udanavarga: A Collection of Verses from the Buddhist Canon (ấn bản 1883). Dịch giả là William Woodville Rockhill (1854-1914). Rockhill là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, cũng là người Mỹ đầu tiên học tiếng Tây Tạng.

— The Tibetan Dhammapada (ấn bản 1983). Dịch giả là Gareth Sparham, có Lời Giới Thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14. Sparham sinh tại Anh quốc, xuất gia và tu học khoảng 20 năm theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại Dharamsala, Ấn Độ.

— The Dhammapada with the Udananvarga (ấn bản 1986). Dịch giả là Raghavan Iyer (1930-1995). Iyer sinh tại Ấn Độ, tốt nghiệp Tiến sĩ năm 1962, dạy tại University of California, Santa Barbara từ 1965 cho tới khi về hưu năm 1986. Iyer từ trần ở Santa Barbara năm 1995.

Theo ngài Long Thọ (https://en.wikipedia.org/wiki/Udanavarga) sách Udanavarga (tức là Pháp Cú Tây Tạng) do các tu sĩ kết tập ngay khi Đức Phật nhập Niết Bàn.

Như thế, các Kinh Pháp Cú thuộc các nhóm kinh kết tập xưa cổ nhất, tính kể từ khi Đức Phật nhập diệt, và khi các nhóm tu sĩ đi phân tán ra các hướng khác nhau, dần dà mới có dị biệt.

Theo truyền thuyết, Kinh Pháp Cú Tây Tạng do Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn, kết tập; nhiều học giả ngờ vực rằng có thể có nhiều vị kết tập qua nhiều thời kỳ.

Bản Việt dịch này được thực hiện với nhiều đối chiếu. Khi thấy các bản Anh dịch có một số câu dị biệt, tất cả các dị biệt đó đều được dịch ra đầy đủ, không dám bỏ sót ý nào.

Nhìn chung, Pháp Cú Tây Tạng khuyến tấn nhận ra Tứ Diệu Đế, sống ly tham, trì giới, quán vô thường, biết đủ, giữ hạnh cô tịch, phòng hộ sáu căn, hành thiền, dạy tránh danh vọng, khuyên chớ coi thường những người học kém, vì vẫn có nhiều người học kém nhưng kiên tâm trì giới, sống theo chánh pháp đã đắc được Tam Minh. Và rất nhiều lời dạy quan trọng khác.

Đặc biệt, tư tưởng Thiền Tông, hay Thiền Đốn Ngộ (tại Việt Nam là Thiền Trúc Lâm) lặp đi lặp lại ở nhiều bài kệ. Nơi đó, tâm sẽ tức khắc không thấy tham, sân, si là khi:

— Tâm vô sở trụ, không dính mắc, không chấp thủ, dù là dính vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.

— Tâm buông bỏ những gì ở quá khứ, chớ mơ tưởng gì nơi tương lai, và không tơ vương gì với hiện tại.

— Tâm để cái được thấy nghe hay biết chỉ là cái được thấy nghe hay biết, và sống với các pháp như thị.

— Tâm đón nhận vô thường trôi chảy, nơi đó là rỗng rang, không lời, không gì để thêm, không gì để bớt.

— Tâm xa lìa cả bờ này và bờ kia, xa lìa cả thiện và ác.

— Tâm lắng nghe cái tịch lặng, nơi ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt – nơi lời nói dứt bặt, tâm bất động như núi.

— Tâm thấy tất cả các pháp đều là như huyễn, đều là rỗng rang không tự tánh.

Nơi các lời đó, khi tâm ly tham sân si, là tức khắc Niết bàn.

Tất cả những dòng chữ nơi đây được trân trọng viết để cúng dường Tam Bảo và phụng sự chúng sinh. Tất cả các bất toàn, người biên dịch xin chân thành sám hối.

(PTH)

(2019)

Filed Under: Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống

LÕM BÕM HỌC PHẬT

31/08/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

Lõm Bõm Học Phật

Đỗ Hồng Ngọc

Kinh sách khuyên học Phật dù một câu một chữ cũng… quý!
Lục tổ Huệ Năng lúc còn gánh cũi trên rừng chỉ nghe người ta tụng câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà hoát nhiên đại ngộ. Lại nhớ chuyện một thiền sư cho đệ tử mỗi một chữ “Vô” để làm “thoại đầu” mà thiền tập…
Các bậc tôn túc tự xưa đã đúc kết những câu những chữ chẳng đáng cho ta ngẫm ngợi đó sao?
Chẳng hạn “trà Tào Khê”, “cơm Hương Tích”, “thuyền Bát Nhã”, “ trăng Lăng Già” !

 

Trà Tào Khê

Huệ Năng từ phương Nam lặn lội đến Huỳnh Mai bái Ngũ tổ Hoàng Nhẫn. Tổ hỏi: “Ngươi từ phương nào đến, muốn cầu vật chi ?” Huệ Năng đáp: “Đệ tử là dân Lãnh Nam, từ xa đến lễ Thầy, chỉ cầu làm Phật, không cầu gì khác !” Tổ bảo: “Ông người Lãnh Nam quê mùa, ít chữ, làm sao kham làm Phật ?” Huệ Năng đáp: “Người có Bắc Nam chớ Phật tánh đâu có Nam Bắc. Kẻ quê mùa này cùng với Hòa thượng chẳng đồng, nhưng Phật tánh đâu có sai khác!” Hoàng Nhẫn giật mình. Cho xuống bếp… bửa củi, nấu cơm, giã gạo!

Không lâu sau đó, Ngũ Tổ gọi riêng truyền dạy cho, rồi trao y bát, lẻn đưa Huệ Năng xuống thuyền trốn về phương Nam xa xôi nơi có dòng suối mát Tào Khê tu tập. Huệ Năng trở thành Lục Tổ từ đó, ngày ngày uống ngụm trà Tào Khê, bắt đầu truyền thụ dòng Thiền “đốn ngộ”. Tâm truyền tâm. Bất lập văn tự. Kiến tánh thành Phật. Lấy Vô niệm làm tông, Vô tướng làm thể, Vô trụ làm gốc.

Huệ Năng dạy học trò nghiêm khắc. Đệ tử từ xa tìm đến tham vấn, xin ấn chứng mà chưa tỏ ngộ, chưa thấy “bổn lai vô nhất vật”, chưa nhận ra “Thức tự tâm chúng sanh/ Kiến tự tâm Phật tánh”, còn loay hoay dính mắc mãi những đâu đâu thì thường bị quở phạt, trách mắng, cảnh tỉnh.

Một hôm có người học trò Vĩnh Gia Huyền Giác đến Tào Khê. Huyền Giác xuất gia từ nhỏ, tinh thâm Thiên Thai tông, nhờ xem Duy Ma Cật Sở Thuyết mà tâm địa bừng ngộ.
Gặp Huệ Năng, ông đi quanh ba vòng rồi chống tích trượng đứng yên.
Huệ Năng trách :
– Phàm làm Sa môn phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Đại đức từ đâu đến mà lớn lối ngạo mạn vậy?
Huyền Giác trả lời: Sinh tử sự đại/ Vô thường tấn tốc (sinh tử việc lớn, vô thường mau chóng, lễ nghĩa làm chi!).
Huệ Năng đáp :
Sao không nhận cái lý (thể) “Vô sinh” và thấu rõ (liễu) cái nghĩa “không chóng”.
Huyền Giác đáp: “Thể” tức vô sinh, “liễu” vốn không chóng.
Huệ Năng khen: Đúng vậy! Đúng vậy!
Thế rồi Huệ Năng cùng Huyền Giác đối đáp, càng lúc càng sôi nổi.
Đoạn, Huyền Giác xin kiếu về, Huệ Năng hỏi.
Về chóng thế sao?
Rồi, mời Huyền Giác ở lại Tào Khê với mình một đêm để cùng uống trà… mà đàm đạo!
Về sau, Huyền Giác viết Chứng đạo ca:
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân,
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân ?
Vô minh thực tánh tức Phật tánh,
Ảo hoá không thân tức Pháp thân.
(…)

 

Cơm Hương Tích

Hôm đó Duy Ma Cật tiếp Bảo Tích và năm trăm vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà viên ngoại- là những Bồ-tát tại gia tương lai- tại cái thất trống trơn của ông ở thành Tỳ-da-ly.
Giữa lúc mọi người đang sôi nổi hào hứng bàn những chuyện cao xa như hữu lậu với vô lậu, hữu vi và vô vi, sinh tử và niết bàn… thì Xá-lợi-phất, vị đệ tử trí tuệ bậc nhất của Phật, lên tiếng đưa mọi người về “mặt đất”: “Sắp đến giờ ăn rồi. Các vị Bồ Tát này sẽ ăn thức gì đây?”.
Duy-ma-cật: “ Xin đợi cho giây lát, tôi sẽ khiến quý vị được thứ thức ăn chưa từng có”.
Thức ăn chưa từng có ư? Với các vị vương tôn công tử, thiếu gia, con nhà trưởng giả này thì cao lương mỹ vị có gì là lạ, tổ yến hồng sâm, nem công chả phượng có gì là lạ.
Họ háo hức chờ đợi Duy-ma-cật mang đến thứ thức ăn “chưa từng có”!

Thì ra… Duy-ma-cật mang đến một mùi hương! Một mùi hương thơm. Thứ “thức ăn” xin được từ cõi Chúng Hương của Phật Hương Tích! Đó là một thứ “thức ăn” chưa từng có.
Duy-ma-cật liền nhập vào Tam-muội, dùng sức thần thông khiến cho đại chúng nhìn thấy về hướng trên, cách đây nhiều cõi Phật liên tiếp nhau như số cát của bốn mươi hai con sông Hằng, có một cõi nước tên là Chúng Hương, hiện có đức Phật hiệu là Hương Tích ngự tại đó. Nước ấy có mùi thơm bậc nhất đối với các mùi thơm của người ta và chư thiên ở các thế giới chư Phật mười phương. Khắp cõi ấy, mùi thơm tạo ra lầu gác. Người ta đi trên đất bằng mùi thơm. Các cảnh hoa viên và vườn tược đều bằng mùi thơm. Từ nơi thức ăn, mùi thơm bay tỏa ra khắp vô lượng thế giới mười phương.
Duy-ma-cật chỉ xin “chút xíu thức ăn thừa” của Phật Hương Tích để đãi các vương tôn công tử tại Tỳ-da-ly hôm ấy. Chỉ một chút xíu thức ăn thừa thôi nhé. Một chút thức ăn thừa thôi cũng đã là quá đủ, bởi thứ « thức ăn chưa từng có” đó là một thứ « vô tận hương » đến từ bên trong của người có giới đức. Chính là hương giới đức. Một thứ hương có thể “bay cao, bay xa, bay ngược chiều gió”!

Hương thơm giới đức không thể có trong một ngày một buổi. “Hương” thơm đó phải được “Tích” chứa từ từ mới đầy dần lên được, mới sung mãn, mới tràn trề… mới “ngát hương”!

Nhờ giới đức, cõi Chúng hương đó của Phật Hương Tích chẳng cần phải thuyết pháp bằng văn tự mà chỉ dùng các mùi hương là đủ. Mọi chúng sanh nhờ hương giới đức mà đắc nhập luật hạnh. Bồ-tát ở cõi đó mỗi vị đều ngồi nơi cội cây thơm, nghe mùi thơm vi diệu kia mà thành tựu hết thảy các phép Tam-muội Đức tạng. Chẳng cần phải nói năng cho phiền hà, gây tranh cãi, hí luận. Bởi Giới là gốc. Có Giới thì có Định, có Huệ đó vậy.

 

Thuyền Bát Nhã

“Bát Nhã” lúc nào cũng phải có… “thuyền”! Nhưng có lúc “bè” cũng được… Có lần Phật bảo các đệ tử: Qua sông rồi còn vát bè theo chi cho nặng!
Quán Tự tại Bồ tát hành thâm Bát Nhã ba-la-mật-đa (Prajna Paramita) thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Bát Nhã luôn là Bát Nhã “Ba-la-mật”. Prajna paramita. Para: bờ kia, bên kia. Mita: đến. Paramita: là đến bờ kia, là “đáo bỉ ngạn”. Từ bờ mê qua bến giác.
Qua bờ kia thì “Độ nhất thiết khổ ách” được ư? Được. Với điều kiện hành thâm Bát Nhã. Thấy rõ năm uẩn đều Không. Chẳng những vậy, khi đã thấy không tướng, thực tướng vô tướng, đã sống với Bát Nhã, sống trong Bát Nhã thì… cái núi Tu Di to đùng kia có thể nhét vào hột cải, nước bốn biển mênh mông nọ có thể cho vào một lỗ chân lông… !
Một khi lý đã vô ngại thì sự vô ngại. Lý sự đã vô ngại thì sự sự vô ngại…

Nhưng, thuyền có đi thì có về, có qua thì có lại. Các vị Bồ-tát theo nguyện vì người mà nấn ná cõi Ta-bà, qua qua lại lại giữa đôi bờ. Thuyền thong dong qua lại mà cũng chỉ quanh quẩn ở lòng ta, tâm ta.

Con thuyền vẫn đi có khi trên dòng nước xuôi, có khi trên dòng nước ngược. Phải chèo phải chống. Không dễ mà lõng buông tay lái. Bố thí. Trì giới. Nhẫn nhục. Tinh tấn. Thiền định. Trí huệ.

Bát Nhã, Prajna, là cái Biết trước cái Biết. Pra là trước, Jna là biết. Cái biết trước cái biết là cái biết hiện tiền, biết “như thực”, không qua suy luận, phê phán, biện biệt. Cho nên nó đã là Trí chớ không còn là Thức nữa. Hay nói cách khác Thức đã chuyển thành Trí.

 

Trăng Lăng Già

Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…” giữa đêm trăng Lăng Già cùng với chúa đảo Ravana và thần dân của ông, với sự có mặt của hàng ngàn Bồ tát.
Ấy bởi Phật đã thuyết giảng chân lý giúp cho mọi người chuyển hóa tâm thức, vượt ngoài tri thức lý luận, vượt cả tam-ma-địa thông thường để mà an trú trong Bất động địa, Thiện tuệ địa, Pháp vân địa, cảnh giới cao nhất, nhập vào Như lai tạng, bằng tự chứng tự nội…

Giữa đỉnh núi ở trên đảo Lăng Già khi nhìn những ánh trăng bập bềnh trên sóng nước, vỡ tan, vỡ tan theo từng con sóng, Phật đã cất tiếng cười to. Ánh trăng vỡ tan và gom tụ lại. Rồi vỡ tan, rồi gom tụ lại. Hoa đốm hư không. Dấu chân chim ngang trời. Bức tranh vân cẩu. Nó vậy đó. Thế giới muôn hồng ngàn tía cũng chỉ do tâm thức tạo ra. Nó như huyễn, nó như mộng, như bào ảnh, như sương mai, như ánh chớp… Bên dưới đó, là Như Lai tạng, là A-lai-da vẫn im ả, “như như bất động”. Chỉ có cái thức tâm phân biệt của ta quậy phá chính ta. Cái tâm thanh tịnh bổn nhiên kia vẫn im ắng. Không lay động. Vẫn bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Vì thức khởi mà sự sinh. Thế giới chỉ là tâm thức của chính mình. Chúng sanh là ảo vật do ảo thuật gia là ta vẽ bày để rồi tự mình phan duyên, dính mắc, khổ đau…

Bồ tát thấy biết như vậy, thấy biết nhứt thiết duy tâm tạo, thấy chúng sanh là ảo vật do chính mình tạo ra rồi thức tâm phân biệt, chấp trước mà khổ đau bèn nói thẳng cho mọi người cùng biết. Nói thẳng ra như thế mới là “lòng từ chân thật”, không giấu giếm, che đậy, không hù dọa, gạt gẫm nhau chi! Vì như huyễn, mà có lòng Từ. “Trí chẳng đắc có không/ Mà hưng tâm đại bi”.

Tâm bất sinh thì vô sinh. Vô sinh thì vô sự. Dứt mọi phân biệt của thức tâm thì không bị quậy phá nữa. Ở đó là Như Lai tạng. Nhất thiết chủng trí. Đại viên cảnh trí.
Thấy biết Như Lai, thì sống với Như Lai, sống trong Như Lai, sống cùng Như lai vậy.

(ĐHN)
(6.2019)
………………………..

Ghi chú: các hình trong bài này từ Internet. 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC VÕ

21/08/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

VÔ KỴ HỌC VÕ

Ghi chú: Bác sĩ Hồ Đắc Đằng là người bạn cùng khóa với tôi tại Y khoa Đại học đường Saigon (1962-1969) vừa có bài viết rất thú vị về chuyện “Vô Kỵ Học Võ” mà anh có vài lời “phi lộ” như sau: “Tự nhiên, nổi hứng, viết cho tất cả các bạn cùng lớp của tụi mình. Tôi có một câu chuyện kể các bạn xem cho vui. Nửa bịa đặt, nửa thật. Tên thì bịa đặt, nơi chốn thì thật, phương cách dạy, quyền cước thì nửa thật, nửa tượng trưng (symbolic), kết quả thì thật…”.

Xin chia sẻ cùng các bạn.

Cảm ơn Hồ Đắc Đằng.

ĐHN

……………………………………………………………………..

VÔ KỴ HỌC VÕ

 

Vô Kỵ

Vô Kỵ là một thằng bé 11 tuổi, ở Tích Lan (Srilanca), người thì không có gì mạnh mẽ, nhanh nhẹn. Nó thì hiền lành nhưng tự nhiên lại nổi hứng muốn học đánh võ. Nó tìm được một ông thầy dạy võ già, nổi tiếng là võ nghệ cao cường, kiến thức uyên bác, đạo hạnh nghiêm túc. Bố mẹ nó cũng không vui lắm vì muốn nó trở thành một người thường, làm ăn lương thiện, thành công và cưới vợ, đẻ con như tất cả mọi người. Bố nó giận nó, nói dỗi:

–          Mầy có muốn học võ thì mầy đi ở luôn với ông thầy dạy võ đó đi. Đừng có về nhà nữa.

Thế là nó làm thật. Nó ở luôn với ông thầy võ đó. Thế mới đổ nợ cho bố nó, bị vợ ổng (mẹ nó) mắng cho một trận:

–          Tại ông đó, nó mới bỏ nhà đi như vậy. Phải ông để tôi dùng lời nhỏ nhẹ, tôi đã có thể giữ nó lại nhà làm người tốt như ông tính.

Bài học: Muốn cái gì thì cứ thong thả, từ từ; thẳng thừng là nó làm thật đấy.

Dạy ăn

Nó đòi học võ, ông thầy chẳng chịu dạy gì cả:

–          Vô Kỵ, trước khi học võ, phải học ăn trước. Thân thể gầy ốm thế này thì đấm với đá cái gì. Phải nuôi cho nó lớn, mạnh lên. Con thích ăn cái gì?

–          Thưa sư phụ, con thích ăn balanced diet. Mấy người thầy thuốc dặn ăn balanced diet, tinh bột, thịt mỡ, con biết hết. Nhưng con nhất định ăn chay tại con thương thú vật. Con không muốn bất cứ một con gì phải  bi chết để con được sống và học võ.

–          Nầy Vô Kỵ, nếu con nhất định như vậy thì sư phụ sẽ không còn ai để dạy nữa.

–          Sao vậy sư phụ? Có biết bao protein thực vật mà mình đâu có cần giết con gì đâu?

–          Vô ích, Vô Kỵ ạ. Con có biết một bát cơm con ăn là do biết bao triệu sâu bọ đã bị giết để con còn có lúa trên đồng không? Nếu không có mấy cái xịt thuốc rầy, thì tụi nó đã ăn hết lúa, hết hoa quả của con. Con sống được là nhờ tụi nó chết. Con hãy mang ơn tụi nó khi con nhai cơm, ăn táo trong miệng con. Đó là đời sống đó con. Xác thân con sống được như vậy là do công ơn của muôn vạn sanh linh, từ người đến thú. Đó là chưa kể đến những vật vô tri giác như nước, không khí và ánh sáng. Kết luận? Thầy sẽ cho con ăn cái gì thầy có. Lòng từ bi, thầy cũng có như con. Thầy dạy con ăn, không phải cái gì con nên ăn, mà thầy dạy con ăn trong tâm thức nào: tâm thức mang ơn.

–          Con xin nhận lãnh những lời giáo hóa nầy. Vô Kỵ cúi đầu. Hắn hiểu.

Dạy đi

Dạy ăn rồi mà vẫn chưa xong với ông thầy dạy võ nầy. Vô Kỵ nóng nảy muốn học võ mà cả năm qua, chẳng thấy thầy dạy động tác nào trước, bước đá nào sau. Nội cái đi tới đi lui trong sân mà thầy hắn cứ phải nhắc đi chậm lại. Trời đất, đi học đánh võ mà cái gì cũng phải chậm. Hắn cứ muốn học sao cho nhảy cao, đá mạnh. Vô ích, ông thầy dạy:

–          Vô Kỵ, nghe cho kỹ, cái võ thuật thầy dạy không nằm trong cái vận tốc và lượng (mass) mà là nội công của cái tĩnh lặng tuyệt đối. Nhớ 3 điều nầy:

. Một cái tâm nhanh là tâm bệnh

. Một cái tâm chậm là tâm mạnh

. Một cái tâm yên lặng là tâm thánh thần

(A mind which is fast is sick

A mind which is slow is sane

A mind which is still is divine)

Dạy thở

Ba năm đã qua mà Vô Kỵ vẫn chưa được dạy một miếng võ nào. Hắn ăn cái gì thầy hắn cho. Thật ra mấy người trong làng hắn cho thầy hắn rồi thầy trò ăn với nhau. Khi ăn thì không nói. Chỉ biết ăn là ăn cái gì, nghe mùi vị trong mũi, trên lưỡi của nó và đầy lòng biết ơn.

–          Thở mà cần gì phải dạy, thưa thầy. Con biết thở từ lúc mới sanh.

–          Con nuốt thức ăn xuống dạ dày không có nghĩa là con biết ăn. Ăn trong im lặng, ăn trong lòng mang ơn mới gọi là biết ăn. Đi cũng vậy, đặt chân xuống đất và bước đi trong cả đường dài không có nghĩa là con biết đi. Con đi từng bước chậm rãi, chú ý, quan tâm tới cái mầu nhiệm của mỗi cái ngã mà con tránh được của mỗi bước. Đó mới là con biết đi đấy.

Còn thở cũng vậy. Mũi con thở mà tâm con nóng lòng học võ để con có võ nghệ cao cường là con chưa biết thở. Con hãy buông bỏ hết tất cả ý tưởng bay nhảy, suy luận và chỉ đắm mình trong một cái thở ra, một cái thở vô nhịp nhàng, không cố gắng, không ham muốn. Một cái thở bao dung, hòa đồng, không ranh giới, trao đổi dưỡng khí với trọn thế giới quanh con. Không còn hơi thở nào là của con hay là của bạn con xung quanh. Hơi thở dịu dàng, nhịp nhàng, không ranh giới, vô tận. Đó mới thật là biết thở. Dĩ nhiên Vô Kỵ con, con không thể nào biết thở kiểu này 24/7. Mỗi ngày 15 đến 45 phút là đủ rồi. Khi nào con cảm thấy mấy cái hơi thở vô, thở ra của con là “đẹp đẽ” thì con khá lắm đó. Nhớ: The beautiful Breath .

–          Thầy có thấy hơi thở đẹp không? Vô Kỵ hỏi.

Ông thầy chỉ cười, không trả lời. Vô Kỵ cũng không có hỏi gạn.

Dạy võ

8 năm qua. Vô Kỵ bây giờ 19 tuổi. Thân thể tráng kiện, mắt sáng, tai thính, bước đi nhẹ nhàng, mỗi một bước chân xuống vững chãi như một cái máy cầy John Deere , nhấc lên nhẹ nhàng như một tai hoa sen. Miệng hắn hiền hòa, điềm đạm, hay cười. Hắn vui lắm.

–          Nầy Vô Kỵ, bao nhiêu kiến thức về võ thuật, tấn thối, ngửa đầu, cúi đầu con đều đã nằm lòng. Bây giờ thầy chỉ nhắc lại con có hai động tác là con phải quán suốt tận tường. Một là xuống tấn; hai là Tango.

Xuống tấn

–          Như kiểu phòng thủ. Chân trái gập nửa gối, phía trước. Tay trái thẳng, hạ thấp một chút. Tay phải xòe, hướng ra trước phía đối thủ, mấy ngón tay khít lại, cả ngón cái. Khuỷu tay co lại một chút. Đấy đấy, được đấy. Sư phụ của hắn vừa dạy vừa ra bộ luôn.

–          Năm ngón tay là 5 giới (Sila). 10 ngón tay cũng được. Tư thế có khác một chút: 2 bàn tay xòe về phía đối thủ như để chặn đứng một cánh cửa đang ập xuống. Đó là 10 Commandments. Cả hai động tác có một ý nghĩa tương tự: Đừng làm mấy cái đó. Vô Kỵ, con hãy chuẩn bị chân con cho vững vì mấy cái lực tấn công con nó rất mạnh. Con đỡ nó mà không vững chân thì nó đánh con ngã đó: Lực mà 5 giới (precepts) và 10 điều răn (commandments) con phải đối phó: Đừng có làm.

Tất cả các đường quyền, đường cước đều phải dựa lên cái xuống tấn phòng thủ nầy để khỏi bị địch thủ đánh ngã.

Tango

–          Vô Kỵ, bên Âu Châu tụi nó có điệu múa, hình như của Tây Ban Nha thì phải, gọi là Tango. Trong khi múa, vũ kiểu nầy, có lúc người đàn bà như bị ngã ngửa ra đằng sau, gần như lưng đụng sàn. Thì tự nhiên một cánh tay của vũ công nam ,uyển chuyển, mềm mại nhưng mạnh khỏe vô cùng đã đợi sẵn ở đó và người phụ nữ không bao giờ bị ngã đau. Đó là Tango.

Con đánh võ cũng vậy. Đánh võ là có ngã. Thầy dạy con đường quyền, đường cước để chân tay khéo léo, mạnh mẽ, không phải để làm cho người ta đau hay ngã xuống.

–          Thưa thầy, nhưng nếu đối thủ không ngã, không đau thì làm sao con thắng được?

–          Thắng? Thắng là cái gì? Con sao tối dạ thế? Vô Kỵ. Con nói con muốn học võ, thầy dạy võ. Thầy có dạy cho con thắng ai đâu? Con đủ sức thắng được, đỡ được cánh cửa nặng của 5 giới, của 10 điều răn, con còn sức đâu để thắng ai nữa. Con chẳng còn mong muốn gì hết, huống là muốn thắng.

Quyền Tango là con đỡ cho địch thủ khỏi đau đó.

Cuộc đấu thực sự

Bây giờ, Vô Kỵ đã 25, thân thể vạm vỡ, bước đi uyển chuyển, dịu dàng, nhịp nhàng, quyền cước thuộc lòng, tâm tính bao dung, trong sáng nhưng vẫn còn một cái muốn: muốn thắng.

Đối thủ có vẻ già giặn, lịch thiệp, có vẻ hơi kiêu ngạo một chút vì hắn học trường rất nổi tiếng trong vùng. Nhiều tiền lắm mới vô học được trường nầy, toàn là người thành công trong đời tranh nhau đưa con đến học, đôi khi phải hối lộ mấy người xét đơn nhập học. Trường võ của Vô Kỵ thì nghèo. Từ bi, rộng lượng nhưng nghèo và không danh tiếng bằng.

Hiệp nhất

Vô Kỵ thua te tua, ngã mấy cái đau điếng. Địch thủ mạnh lắm, Vô Kỵ xin time out vô động đá vấn kế sư phụ. Sư phụ ngồi yên, theo dõi từng quyền, từng cước. Sư phụ dạy: Con đánh rất đúng quy luật thể thức nhưng còn nhớ bài nhiều quá, theo quy luật, giáo điều quá. Quên bớt đi.

Hiệp hai

Vô Kỵ ngồi nghỉ mệt một chút, xem xét mình còn nhớ bài được bao nhiêu. Quên được 75% bài học của thầy. Thầy cho ra đánh tiếp hiệp hai. “Quái lạ, thằng này đánh khá hẳn lên” đối thủ ngạc nhiên, vất vả hơn nhiều nhưng rốt cuộc cũng đánh ngã được Vô Kỵ. Lần nầy ngã nhưng không có đau bằng lần đầu. Xin time out, vô vấn kế sư phụ lại.

Hiệp ba

–          Con còn nhớ bài nhiều quá. Nhớ 25% là quá nhiều. Con phải biết là địch thủ nầy nó rất giỏi về đoán trước động tác của con. Nó thấy được con ở đâu, con là ai, nó tấn công con ở đó. Con phải quên hết bài bản, quên con là ai, con không còn là Vô Kỵ nữa thì con sẽ thấy. Quên hết đi. Buông bỏ hết đi. Con không còn tự nhận định (self-identify) với một đơn vị nào nữa. Không còn là Vô Kỵ nữa. Nghe chưa?

Vô Kỵ làm thinh, tư tưởng trống rỗng, tâm thức trong sáng, lắng đọng, hay biết tất cả.

–          Con xin lãnh giáo.

Hắn chậm rãi trở ra, nhìn thẳng vào địch thủ, nở một nụ cười hiền từ, bao dung, không sợ thua mà cũng không muốn thắng nữa. Hắn múa may không theo bài bản gì cả. Chân hắn như đi trên mây, tay hắn múa may như Tango. Hắn khi thì ở trước địch thủ, khi thì ở sau, ở trên, ở dưới. Địch thủ không thấy một Vô Kỵ mà vố số Vô Kỵ, ở khắp nơi, như gió thổi, như mây bay. Động mà không động, không động mà động. Rốt cuộc địch thủ chịu thua không phải vì Vô Kỵ thắng mà vì địch thủ của Vô Kỵ không còn ai để mà thắng nữa.

Sư phụ cười. Hai địch thủ chậm rãi đến trước vị võ sư già cùng cúi đầu đảnh lễ. Chấm dứt một cuộc đấu võ ngoạn mục và cả hai trở thành võ sĩ tài ba, lỗi lạc mà không có ai thua ai thắng hết.

Footnote: Vô Kỵ bây giờ 62 tuổi ở Woodstock, IL., dạy thiền định thay vì dạy võ. Tôi là một học trò. Học ăn, học đi và học thở rồi. Còn học múa võ thì còn học dài dài. Không, không có Tango. Các bạn nào giỏi Tango, dancing dạy mình múa đi, múa sao cho người vũ viên của mình ít bị ngã, mà có ngã thì cũng khỏi đau.

 

Hồ Đắc Đằng

8/15/2019

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Lõm bõm học Phật, Phật học & Đời sống

Krishnamurti: CÁI  TRỐNG  RỖNG NỘI  TÂM

16/08/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 4 Comments

 

CÁI  TRỐNG  RỖNG (1) NỘI  TÂM

Krishnamurti

Dịch giả: Nguyễn Tường Bách

(Cám ơn dong phan đã gởi. Đang đợi cuốn sách dịch này của NTB).

Cô đội trên đầu một chiếc giỏ to, một tay giữ cho khỏi rơi; cái giỏ hẳn phải nặng lắm nhưng trọng lượng của nó không hề làm lệch bước cô đi. Cô giữ thăng bằng một cách tuyệt vời, cô bước đi nhẹ nhàng và có nhịp. Tay cô mang vòng phát nhẹ tiếng kêu leng keng, chân mang giày xăng – đan đã cũ. Chiếc váy sari của cô đã rách và bẩn vì đã mặc quá nhiều. Thường thì cô có nhiều bạn cùng đi, ai nấy đều đội giỏ cả, nhưng hôm nay cô chỉ một mình trên con đường gập ghềnh. Mặt trời chưa đến nỗi quá nóng và trên bầu trời xanh nhiều con chim kên kên lượn những vòng rộng, cánh không hề vỗ. Dòng sông chảy yên lặng dọc bên đường. Thật là một buổi sáng rất bình an, và cô gái cô đơn với chiếc giỏ trên đầu dường như là tâm điểm của cái đẹp và ân sủng; tất cả mọi sự dường như hướng về cô và nhận cô làm một phần sự tồn tại của chính mình. Cô không phải là một đơn vị tách rời, mà là một phần của bạn và tôi, và của cây me kia. Cô không đi trước mặt tôi mà lại là tôi đang đi với chiếc giỏ trên đầu. Đây không phải là ảo giác, là cái tự nghĩ, cái mong ước và sự tự đồng hóa được bày vẽ ra – nếu có thì thật là xấu hết chỗ nói – mà là một chứng nghiệm tự nhiên và tức thì. Vài bước chân cách ly giữa chúng tôi đã biến mất; thời gian, ký ức và khoảng cách không gian, những điều do tư tưởng sinh ra, đã hoàn toàn biến mất. Chỉ còn một cô gái này chứ không có tôi đang nhìn cô. Và cũng còn một đoạn dài nữa mới đến phố chợ, chỗ mà cô sẽ bán những đồ đựng trong giỏ. Buổi tối cô sẽ về lại dọc theo con đường này, qua cầu tre nhỏ về tới làng, và sáng mai mới ra lại với chiếc giỏ đầy.

Anh rất đứng đắn, độ tuổi trung niên nhưng anh có một nụ cười vui thích và cũng còn rất khỏe mạnh. Ngồi xếp bằng trên sàn, anh nói tiếng Anh một cách ngập ngừng. Anh hơi bẽn lẽn vì đã học đại học và đậu bằng thạc sĩ nhưng đã nhiều năm nay anh không nói tiếng Anh và do đó quên đi cũng nhiều. Anh đọc một số kinh sách bằng tiếng Sanskrit, những từ Sanskrit hay được thốt ra trên môi anh. Anh cho biết tới đây để đặt vài câu hỏi về sự trống rỗng nội tâm, sự trống không của tâm. Rồi anh bắt đầu ca bằng tiếng Sanskrit và căn phòng tức khắc tràn ngập bởi một sự cộng hưởng sâu lắng, thanh tịnh và thấm đượm. Anh tiếp tục hát một hồi và thật là hân hoan khi được nghe anh hát. Khuôn mặt anh ngời sáng lên với ý nghĩa của mỗi từ trong câu hát, anh dò tìm nội dung những từ đó với một tình thương yêu. Anh không có chút giả tạo nào, anh quá đứng đắn đến nỗi không biết làm bộ tịch.

“Tôi rất vui mừng được ca những bài sloka (2) này trước mặt ông. Đối với tôi những bài ca này có ý nghĩa sâu xa và chứa đầy vẻ đẹp; tôi đã thiền định từ nhiều năm nay và những bài ca này là suối nguồn của sự hướng dẫn và sức mạnh. Tôi đã tập mình đừng dễ bị xúc động thế nhưng những bài ca Sloka này làm tôi dâng trào nước mắt. Âm hưởng của từ ngữ với nội dung phong phú của nó tràn đầy tim tôi để tôi thấy cuộc đời không còn vất vả và thống khổ nữa. Cũng như mọi người khác, tôi đã biết khổ; biết đến sinh tử và niềm đau của cuộc sống. Vợ tôi đã chết và sau đó tôi từ bỏ cuộc sống êm ấm của gia đình, và bây giờ tôi hiểu ý nghĩa của thái độ tình nguyện chấp nhận nghèo khổ. Tôi kể để cho ông hiểu thôi. Tôi không bị thất vọng, không cô đơn, hay tương tự như thế. Tâm tôi thấy vui thích trong nhiều thứ, nhưng cha tôi thường kể về các cuộc nói chuyện của ông, và một người quen khuyên tôi nên tìm gặp ông, và vì thế mà tôi đến đây”.
“Tôi muốn nghe ông nói về sự trống rỗng vô lượng”, anh nói tiếp, “tôi có cảm nhận về sự trống rỗng đó, và tôi có cảm giác đã chạm đến biên giới của nó trong những lần đi hành cước và thiền định”. Sau đó anh trích đoạn một bài ca sloka để giải thích chứng nghiệm của mình.

Krishnamurti: Cần phải nói rằng, thẩm quyền của một ai khác, dù to lớn tới mấy, cũng không chứng minh kinh nghiệm của anh là đúng hay sai. Chân lý không cần phải được chứng minh bằng hành động, nó cũng không lệ thuộc vào bất cứ thẩm quyền nào; thế nên hãy dẹp qua một bên tất cả thẩm quyền và truyền thống và hãy tự mình tìm ra chân lý cho chính mình.

“Điều đó thật là khó cho tôi vì tôi bị ngâm trong truyền thống – không phải truyền thống của thế gian mà trong giáo pháp của Gita, của Upanishad (3), vân vân… Có đúng là tôi nên bỏ cả đi hay sao? Tôi sẽ là người vô ơn bạc nghĩa không?”.

K: Trong việc này không hề có vấn đề biết ơn hay vô ơn; chúng ta đang nói về việc khám phá cái đúng hay cái sai của sự trống rỗng mà anh nói đến. Nếu anh đi theo con đường của thẩm quyền và truyền thống, những thứ đó là tri thức, thì anh chỉ chứng nghiệm những gì anh muốn chứng nghiệm, được thẩm quyền và truyền thống hổ trợ. Nó không phải là một sự phát hiện mới mẻ; thứ đó đã được biết tới, như một vật cần được anh nhận biết và chứng nghiệm. Thẩm quyền và truyền thống có thể sai lầm, chúng có thể chỉ là những ảo giác đầy tiện nghi. Muốn khám phá sự trống rỗng nọ là đích thực hay hư vọng, hay liệu nó chỉ là sự bày vẽ của tâm, tâm phải thoát khỏi mạng lưới của thẩm quyền và truyền thống.
“Liệu có lúc nào tâm thoát được khỏi mạng lưới đó không?”

K: Tâm không thể nào tự giải phóng mình, vì mỗi cố gắng tự giải phóng của nó chỉ dệt nên một mạng lưới khác mà trong đó nó lại bị ràng buộc. Sự tự tại không phải là cái đối nghịch với bất cứ cái gì, tự do không phải là tự do thoát khỏi một cái gì đó, đó không phải là tình trạng được cởi trói. Chính bản thân niềm mong ước được tự tại nuôi dưỡng cái tù ngục. Tự tại là dạng của sự tồn tại mà dạng đó không phải được sinh ra từước mong được tự tại. Khi tâm thấu hiểu được điều này và thấy cái hư vọng trong thẩm quyền lẫn truyền thống, thì cái hư vọng sẽ tự tan rã.

“Có thể tôi bị xui khiến khi đọc sách, hay khi suy tư về những điều trong sách; ngoài ra thì từ hồi còn nhỏ, tôi đã cảm nhận mơ hồ, như mơ, về một cái trống rỗng. Trong tôi luôn luôn có một sự gợi biết về nó, một cảm nhận bâng khuâng; và khi lớn lên, khi đọc các sách tôn giáo tôi cảm thấy cảm giác này còn mạnh hơn, sinh động hơn, chắc chắn hơn. Tôi cũng bắt đầu thấy những gì ông nói. Hầu như tôi hoàn toàn bị lệ thuộc vào sự miêu tả về những chứng nghiệm của người khác, như được ghi lại trong kinh sách. Tôi có thể từ bỏ sự lệ thuộc này vì thấy cần thiết phải làm, nhưng liệu tôi có thể sống lại được cái cảm nhận độc đáo, thanh tịnh nằm ngoài mọi ngôn từ được không?”.

K: Cái được làm sống lại không phải là cái sinh động, cái mới; đó chỉ là ký ức, một thứ đã chết, và anh không thể thổi sự sống vào trong cái đã chết. Sống lại và sống trong ký ức chỉ là sự nô lệ của sự tự kích thích, và một cái tâm mà lệ thuộc vào sự kích thích, dù ý thức hay không ý thức, thì chắc chắn sẽ cùn nhụt và trở thành vô cảm. Làm sống lại chỉ là kéo dài thêm sự thất vọng. Quay về quá khứ đã chết trong cơn khủng hoảng đang xảy ra là đi tìm một khuôn mẫu để sống, điều này chính là sự hủy hoại. Điều mà anh cảm nhận là tuổi thanh niên, hay chỉ mới ngày hôm qua thôi, điều đó đã qua, đã mất; nếu anh bám giữ vào quá khứ thì anh chỉ ngăn chận sự chứng nghiệm tươi tắn của cái mới mẻ.

“Như ông thấy, tôi thật sự nghiêm túc và đối với tôi có cái thôi thúc phải hiểu ngộ và hòa nhập được vào Tính Không (4) đó. Tôi cần phải làm gì?”.

K: Người ta phải xả bỏ tâm thức của những cái đã biết; tất cả tri thức mà ta đã tích lũy phải dứt bặt thì mới mong nhận được ảnh hưởng của tâm đang sống động. Tri thức luôn nói về quá khứ, nó là một quá trình của quá khứ và tâm phải thoát khỏi quá trình đó. Nhận thức là một giai đoạn của quá trình tri thức, đúng thế không?

“Thế là sao?”

K: Muốn nhận thức một vật, anh phải biết đến nó rồi hay phải kinh nghiệm về nó trước đó và những kinh nghiệm này được tích lũy thành tri thức, thành ký ức. Nhận thức xuất phát từ quá khứ. Có lẽ anh đã một lần chứng nghiệm cái trống không này; và khi đã có, anh khao khát có nữa. Cái chứng nghiệm độc đáo đó đã đến khi anh không truy tìm nó; bây giờ thì anh đang tìm và cái mà anh đang tìm không phải là Tính Không mà làsự tái diễn của một ký ức cũ. Nếu nó phải xảy ra lại lần nữa thì tất cả ký ức về nó, tất cả tri thức về nó, phải biến mất đã. Tất cả mọi sự tầm cầu phải ngưng bặt, vì sự tìm kiếm luôn luôn dựa vào mong ước được chứng nghiệm.

“Thật sự ông muốn nói là tôi không được phép tìm kiếm? Nghe thật là điều khó tin!”.

K: Động cơ của sự tìm kiếm thường đáng biết hơn bản thân sự tìm kiếm. Động cơ thâm nhập, dẫn dắt và hình thành sự tìm kiếm. Động cơ từ lòng sở cầu của anh là mong được chứng nghiệm cái chưa biết, được nhận thức ân sủng và tính chất vô hạn lượng của nó.Tâm sở cầu này sinh ra người chứng nghiệm, kẻ mong ước sự chứng nghiệm (5). Người chứng nghiệm đi tìm sự chứng nghiệm to lớn hơn, bao trùm hơn và quan trọng hơn. Khi tất cả mọi kinh nghiệm khác đã hết hấp dẫn, người chứng nghiệm nóng lòng tìm Tính Không; vì thế mà có người chứng nghiệm một bên và bên kia là vật được chứng nghiệm. Thế nên mối tranh chấp nhị nguyên đã hình thành giữa hai cái, người theo đuổi và vật bị theo đuổi.

“Tôi hiểu rất rõ điều này, vì nó chính là tình trạng hiện nay của tôi. Giờ thì tôi thấy mình đang bị ràng buộc trong một mạng lưới do mình tự tạo”.

K: Đó cũng là tình trạng của mọi kẻ tầm cầu khác thôi, không phải của riêng những ai đi tìm Thượng đế, Tính Không, vân vân… Mỗi ai có tham vọng và khao khát, kẻ đi tìm quyền lực, địa vị, tiếng tăm, mỗi ai yêu lý tưởng, mỗi ai sùng bái sự đạt đạo, mỗi ai xây dựng một vương quốc ảo tưởng – tất cả họ đều bị ràng buộc vào trong cùng một mạng lưới. Thế thì khi anh đã hiểu thấu toàn bộ ý nghĩa của sự tầm cầu, anh còn tiếp tục tìm kiếm Tính Không nữa không?

“Tôi hiểu nội dung sâu kín câu hỏi của ông và tôi cũng đã chấm dứt sự tìm kiếm”.

K: Nếu quả thật như thế thì tình trạng của tâm phi sở cầu như thế nào ?

“Tôi không biết, câu chuyện đối với tôi mới mẻ đến nỗi tôi phải cố tập trung hết sức mình và quan sát. Cho tôi vài phút trước khi tiếp tục”.

Sau khi nghỉ một lát, anh tiếp.

“Tôi nhận ra thật hết sức vi tế, thật khó khăn nếu không cho người chứng nghiệm, người quan sát hiện diện. Hầu như không thể cấm tư tưởng tạo tác ra người tư tưởng; thế nhưng hễ có người tư tưởng, có người chứng nghiệm thì rõ ràng phải có một sự chia cắt với cái được chứng nghiệm và như thế là có tranh chấp với nó. Và bây giờ ông lại hỏi, thế thì trạng thái của tâm vắng bóng tranh chấp nhị nguyên thì như thế nào?”.

K: Tranh chấp nhị nguyên hiện diện khi sự thèm muốn lấy dạng của người chứng nghiệm và theo đuổi cái phải được chứng nghiệm; vì cái phải được chứng nghiệm đó chẳng qua cũng do sự thèm muốn hình thành nên.

“Xin hãy kiên nhẫn với tôi, hãy từ từ để tôi hiểu những gì ông đang nói. Sự thèm muốn không những chỉ tạo nên người chứng nghiệm, người quan sát, mà còn sinh ra những cái phải được chứng nghiệm, vật bị quan sát. Thế nên ái dục là nguyên nhân của sự tách rời giữa người chứng nghiệm và cái được chứng nghiệm; và đó là sự phân biệt ngầm chứa tranh chấp nhị nguyên. Bây giờ ông hỏi trạng thái của tâm phi nhị nguyên, không bị ái dục lôi kéo thì sao? Nhưng làm sao trả lời câu hỏi này nếu bây giờ không có người quan sát chứng nghiệm cái vắng bóng ái dục này?”.

K: Khi anh ý thức về sự khiêm tốn của mình, không phải sự khiêm tốn chấm dứt ư? Có còn đạo đức nữa chăng khi anh cố tình thực hành đạo đức? Kiểu làm như thế chỉ tăng cường cho hoạt động vì tự ngã của mình, nó là kẻ chấm dứt đạo đức. Lúc mà anh ý thức mình đang hạnh phúc, lúc đó anh đã chấm dứt sự hạnh phúc. Tình trạng của tâm thế nào khi nó không bị ràng buộc bởi ái dục? Ý muốn tìm ra nó cũng là một phầncủa ái dục, nó sinh ra người chứng nghiệm và vật bị chứng nghiệm, không phải sao?

“Đúng vậy. Câu hỏi của ông là một cái bẫy cho tôi nhưng tôi cảm ơn ông đã nêu lên. Tôi thấy thêm tính chất vi tế của ái dục”.

K: Đó không phải là cái bẫy mà là câu hỏi tự nhiên và không thể tránh khỏi mà anh đã tự hỏi mình trong lúc nói chuyện. Nếu tâm không hết sức cảnh giác, tỉnh táo, thì nó sớm bị ràng buộc trong mạng lưới ái dục của chính nó.

“Câu hỏi cuối cùng: Tâm có khả năng thật sự thoát khỏi mọi ái dục tìm kiếm chứng nghiệm không, điều mà sẽ xóa bỏ ranh giới giữa người chứng nghiệm và vật được chứng nghiệm? (6 )”.

K: Anh hãy tự mình tìm ra. Nếu tâm hoàn toàn tự tại thoát khỏi mọi cấu trúc của ái dục thì tâm đâu có khác gì Tính Không?

Dịch giả : NGUYỄN TƯỜNG BÁCH

………………………………………………………………………………………………..

Ghi chú của người dịch

(1) Void. Từ này được dịch là “sự trống rỗng” hay “Tính Không” tùy theo nội dung câu chuyện.

(2) Thơ hay kệ bằng tiếng Sanskrit, thường gồm hai câu, mỗi câu 16 âm.

(3) Gita. Viết tắt của Bhagavad-Gita (Chí tôn ca) và Upanishad (Những bài thuyết giảng) là kinh sách then chốt của Ấn Độ giáo.

(4) Kể từ đây từ “Void”được dịch là Tính Không vì đã đi vào nội dung đích thực của triết học Tính Không.

( 5) “Tâm sở cầu sinh ra người chứng nghiệm” chứ không phải “người chứng nghiệm có tâm sở cầu”. Xin độc giả chú ý, đây là chỗ cần hiểu rõ: “Tâm sở cầu” tạo nên trong dòng tâm thức một chủ thể mà ta mệnh danh là “Người chứng nghiệm”. Không có tâm sở cầu thì cũng không có người chứng nghiệm.

(6) Khi ranh giới giữa người chứng nghiệm và vật được chứng nghiệm được xóa bỏ thì sẽ có tình trạng phi thường mà tác giả nói về cô bé đội giỏ trong phần đầu của bài này.

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Phật học & Đời sống

CHỌN NHỮNG NỤ CƯỜI

07/08/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

CHỌN NHỮNG NỤ CƯỜI 
Đỗ Hồng Ngọc

(Văn Hóa Phật Giáo số 322 ngày 01-06-2019

Thư Viện Hoa Sen)

Có câu đúc kết “Năm năm / Sáu tháng / Bảy ngày”, nghĩa là ở tuổi 50, nên có kế hoạch năm; đến tuổi 60 thì chỉ nên làm kế hoạch tháng; còn đến 70 thì tốt nhất nên có kế hoạch… ngày! Cho nên “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui! Chọn những bông hoa và những nụ cười!” (TCS) là phải quá! Vấn đề là ở chỗ chọn lựa. Thiên đàng Địa ngục hai bên… Một cụ già trên trăm tuổi được nhà báo hỏi bí quyết sống lâu, sống khỏe, ông nói có gì đâu, mỗi sáng, thức dậy, tôi tự hỏi hôm nay mình nên ở thiên đàng hay địa ngục đây… rồi tôi chọn thiên đàng.

Có những vùng khí hậu lạ. Một ngày mà có đủ cả bốn mùa: xuân hạ thu đông! Còn muốn gì hơn? Ở một tuổi quá cao nào đó, không phải chỉ cần có kế hoạch ngày mà nhiều khi còn phải có kế hoạch giờ! Sáng khác, trưa khác, chiều khác, tối khác rồi. Làm được gì thì làm ngay. Lát sau mọi thứ sẽ khác. Cần có phương án hai, phương án ba. Cẩm nang để sẵn trong các túi gấm, đến đâu giở ra đến đó!

Từ trứng và tinh trùng, ta hình thành một cái phôi phải nhìn dưới kính hiển vi mới thấy. Rồi rất nhanh, trở thành một thai nhi loi ngoi trong vũng nước ối, trong bụng mẹ. Không thở. Không ăn. Không ngủ. Dĩ nhiên có tiểu tiện và đại tiện khi các bộ phận thải chất bả này hình thành và hoạt động. Thế rồi chín tháng mười ngày ta bung ra ngoài cứ y như cánh hoa phải xòe nở đúng thời đúng tiết vậy. Việc đầu tiên là… thở. Thở mà không xong thì tiêu đời! Bác sĩ sẽ xịt alcool hoặc đét vào đít cho ta khóc thét lên. Khóc càng to càng tốt. Khóc to có nghĩa là thở mạnh. Mệt mỏi rồi nhé! Từ đó đã phải lệ thuộc vào cái gì đó bên ngoài. Rồi phải bú nữa trời ạ. Bú mẹ còn đỡ, cứ vùi đầu mà nút, chả cần ai chỉ dạy! Nhưng nhiều khi phải níu lấy cái bình bú cứng ngắc, ai đó nhét vào miệng vì không có sữa mẹ. Cứ thế mà chùn chụt để nuôi thân. Rồi biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đứng chựng, biết đi, biết chạy nhảy, leo trèo… Rồi biết nói năng, suy nghĩ. Nhớ, tiếc, giận hờn, giành giựt, đấu đá, ghen tuông, ích kỷ, thất tình lục dục đủ thứ không lúc nào ngưng. Và dĩ nhiên vẫn thở và vẫn ăn. Rồi nam tu nữ nhũ. Rồi chọn lựa. Rồi giao cấu. Rồi đẻ ra một lô một lốc chẳng biết từ đâu ra.

Đến một hôm, ta từ hùng hục chạy, ta… lững thững đi, rồi chập chững đứng, vật vựa, nghiêng ngả, rồi ngồi một chỗ, mắt lờ đờ nhìn xa xăm, rồi lồm cồm, bò lê, bò lết… Từ chùn chụt, ngấu nghiến, ừng ực, dô dô 100%… ta bỏ ăn bỏ uống, thấy cái gì cũng rệu rạo, nhóp nhép vì xệu xạo răng cỏ. Rồi thở cũng cà giật, cà hước… Ta trở lại cái hồi thai nhi trong bụng mẹ, bây giờ là “mẹ Như Lai”, một vòng khép kín. Thì ra, ta đã từ đó mà đến để rồi loay hoay một vòng về lại chốn xưa. Cứ y như đàn cá hồi, cứ bốn năm lại “hồi” về chốn cũ, đẻ xong rồi chết, sau khi đã làm xong nhiệm vụ truyền giống. Con thiêu thân thì nhào vào ánh lửa. Con bọ ngựa giao cấu xong thì chết ngay trên bụng con cái, làm thức ăn cho con… Con bọ hung hùng hục chui vào đống phân, giành giựt đấu đá để vo tròn một cục phân mang về cho bọ hung cái nuôi con. Cá ếch nhái bò sát chim đều vậy. Cây cỏ cũng vậy. Hoa nở chẳng những đẹp mà còn thơm, lôi kéo lũ bướm ong dập dìu lui tới để mang phấn đi muôn phương.

Nhìn suốt cuộc hành trình đó, có cái gì tức cười, vừa tàn nhẫn vừa thương tâm. Cái hiện hữu chỉ là thị hiện, trình hiện chút chơi vậy thôi. Nó giả. Nó tạm. Vậy mà sao ta cứ tưởng thiệt mới đáng thương làm sao. Gieo rắc và sinh sôi. Cứ vậy. Như Lai thọ lượng. Như Lai thần lực. Cứ vậy. Người tỏ ngộ tủm tỉm cười, vui vẻ chui vào tháp báu, gặp Như Lai Đa Bảo của mình ngồi đó, tay bắt mặt mừng. Schopenhauer nói cô con gái liếc mắt đưa tình, tìm kiếm chàng trai râu hùm hàm én mày ngài, oai vũ là để trao thân vì chắc hẳn sẽ là giống tốt; chàng trai thì tìm giai nhân chân dài, đáy thắt lưng ong, ngực nở, mông to để mắn đẻ. Lấy vợ xem tông lấy chồng xem giống là vậy. Con người thông minh hiện đạilàm phiền Như Lai hết sức, vì chỉ muốn tìm vui mà quên nhiệm vụ thiêng liêng!

Đất (Nitrogen) nước (Hydrogen) gió (Oxygen) lửa (Carbon) cùng 62 nguyên tố đồng chì sắt kẽm được vo cục lại, nắn nót, thêm thắt, vẽ bày, hà hơi tiếp sức rồi thảy vào Ta-bà nhộn nhạo theo một cái duyên, cái nghiệp nào đó. Mãi mới nhận ra “bổn lai vô nhất vật”. À há, nó là không, nó là chân không diệu hữu. Nó bày trò, vờ vịt, vớ vẩn, giỡn chơi thôi. Không muốn ngộ rồi cũng ngộ. Không muốn giác rồi cũng giác.

Sanh bệnh lão tử hay sanh lão bệnh tử thì cũng vậy. Lập trình nó vậy rồi. Nhưng “tử” dễ nghe hơn “chết”. Chết khó nghe và thấy sợ. Tại sao sợ? Không biết. Tại vì không biết cho nên sợ. Nhưng lạ, cũng là chết mà có nhiều từ khác nhau để gọi. Vua chết gọi là “băng hà”. Sư chết gọi là “viên tịch”. Phật chết gọi là nhập Niết-bàn. Lính chết gọi là “hy sinh”… Dân chết có khi gọi là “mất” là “qua đời” là “lìa trần”, v.v…

Người ta sợ chết mà không sợ sanh. Vì sanh có biết đâu mà sợ. Nhưng có phải tự nhiên mà sanh ra không? Nếu ba mẹ ta mà không “duyên” với nhau thì có ta không? Nếu ông bà nội ông bà ngoại mà không “duyên” với nhau thì có ta không? Vậy ta từ đâu ra? Có phải chỉ tinh cha huyết mẹ là đủ hay còn cần phải có một điều kiện nào khác? Có cái gì khác đó chui vào, can thiệp vào để có ta chứ? Cái đó gọi là “thức tái sanh” ư? Là “nghiệp” dẫn dắt ư? Chính điều nầy làm ta thấy có trách nhiệm sống, vì sống cũng chỉ là một giai đoạn tạm thời của một hiện tượng tạm thời. Ta có trách nhiệm hơn. Ta có tự do hơn. Để tự chọn lựa.

Một cặp thai song sanh sợ hãi khi sắp tới ngày sanh, muốn ở lại trong thiên đàng lòng mẹ càng lâu càng tốt. Hai cái thai tranh cãi quyết liệt không ai chịu ra đời trước, vì không biết chuyện gì chờ đón họ ngoài kia. Cuối cùng dù giằng co thế nào thì cũng có một cái thai chui ra trước. Hóa ra… đời vui quá! Người ta đón chào rôm rả. Thai kia thấy thế cũng vội vã ra theo. Rồi oa oa chào đời. Rồi hít thở, rồi bú mớm. Rồi lớn như thổi, rồi yêu thương, rồi ganh tỵ, hờn ghen, đấu đá, giành giật… rồi cuối cùng cả hai cùng một lần nữa lại bị kéo ra… khỏi cuộc đời. Cũng lại quyết liệt tranh cãi không chịu, cũng lo lắng, sợ hãi, đòi ở lại càng lâu càng tốt… Không có sự khác biệt giữa cái chết của một vị vua, bỏ lại đằng sau vương quốc của mình, và cái chết của một người ăn mày, bỏ lại cây gậy.

Rồi cùng mà mỉm cười. Nụ cười của Phật. Của Bayon. Của La Joconde…

Đỗ Hồng Ngọc

……………………………………………………………

Ghi chú: Chắc ít ai không biết câu “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui/ Chọn những bông hoa và những nụ cười…” của Trịnh Công Sơn. Trong cuốn “Về Thu Xếp Lại…” tôi có hẳn một chương với câu hát này. Hôm rồi, bạn tôi, anh Trần Tuấn Mẫn, phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa Phật giáo hối thúc gởi bài gấp, tôi đang cảm cúm, đành phải “biên tập” một đoạn trong chương sách của Về Thu Xếp Lại… gởi cho báo với cái tựa là “Chọn Những Nụ Cười”…

Nghĩ lại, làm vậy cũng là không nên. Có lỗi với các bạn đã có trong tay quyển sách. Không ngờ bài “viết lại” này được nhiều bạn đọc ưa thích, có lẽ do nó ngắn gọn, khúc chiết hơn. Thư Viện Hoa Sen cũng đưa ngay lên online và đã có vài ngàn người vào đọc. Thì ra, sách thì ế, bán lai rai, trong khi lên mạng thì dễ đến với độc giả hơn. Sáng nay, một người bạn lại chuyển tôi hình ảnh của một Facebook đăng lại bài này để chia sẻ cùng bè bạn và thấy có cả những “bình luận” rất dễ thương.

Có bạn còn làm mấy câu thơ nữa, thật thú vị. Tôi không có Fb, lâu lâu có bạn gởi cho một “thông tin” thì cảm động lắm, bèn “hào hứng” đưa lên trang nhà này vừa chia sẻ vừa để lưu trữ. Rất mong được thông cảm.

Cảm ơn T.A nhiều nhé.

(ĐHN).

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Vài hình ảnh “Tất niên” Ct PH & ĐS

21/01/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Vài hình ảnh “Tất niên” Ct Phật học & Đời sống,

Chùa Xá Lợi Tp.HCM, ngày 20.1.2019

 

“Lớp Lỏng Lẽo” (Phật học & Đời sống) vốn có “truyền thống” họp mặt Tất niên, không chỉ để anh chị em gặp gỡ cà phê cà pháo chuyện trò thân mật ngày cuối năm mà còn là dịp để đóng góp ý kiến cho Chương trình năm mới Kỷ Hợi 2019.

Cũng như năm ngoái, các “bạn trẻ” được yêu cầu phải tìm một chỗ rất “nhà quê”, thoáng mát, bên cạnh một hồ sen để có không khí thư nhàn một chút, thay vì chui vào phòng máy lạnh với tiếng nhạc ầm ỉ thời hiện đại.

Anh chị em chụp chung một tấm hình kỷ niệm bên cạnh hồ sen:

 

“Lớp Lỏng Lẽo” họp mặt Tất niên ngày 20.1.2019 (Rằm tháng Chạp Mậu Tuất)

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thay mặt nhóm phụ trách phát biểu đôi lời, cảm ơn tất cả anh chị em đã đến họp mặt đông vui dịp này.

 

 

Thầy Trung, thay mặt các “học viên” bất ngờ lấy trong túi áo ra một mảnh giấy đọc một cách trịnh trọng mấy lời đã nắn nót viết sẵn tự hồi nào:

 

“Diễn văn” của thầy Trung, thay mặt anh chị em LLL…

Thầy Minh Ngọc và Tô Văn Thiện (trong nhóm phụ trách) phát biểu cảm ơn anh chị em, qua lớp này, chính thầy cũng đã được học hỏi nhiều từ mọi người.

 

Thầy Minh Ngọc trong nhóm phụ trách phát biểu cảm ơn anh chị em LLL. Trên bàn có chai “sâm banh” của thầy Tuệ Lạc tặng (nước trái đào có gaz).

Em nvquyen, người quay video clip bấy lâu thông báo một ít số liệu: trên trang youtube của nvquyen hiện đã có đến 2300 người đăng ký theo dõi Ct PH & ĐS này. Việt Nam 67%, Mỹ 18%; Úc 2,8%; Canada 2,7%, Đức 1,6% và Pháp, Bỉ, Hàn quốc, Thụy Sĩ… và có người ở tận Phi châu.

Nam giới 57%; Nữ giới 43%. Các buổi trao đổi về “Thiền quán niệm hơi thở dưới góc độ khoa học” được theo dõi nhiều nhất.

Sau đó là phần phát biểu sôi nổi của các anh chị em.

 

Các bạn cùng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về ứng dụng những bài học trong Ct PH & ĐS qua thực tế hằng ngày rất sôi nổi.

Chia tay và hẹn gặp lại nhau sau Tết nhé.

 

(ĐHN ghi)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Đọc TRĂNG VÀNG THUYỀN KHÔNG của Sa môn Thích Giác Toàn

17/01/2019 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Văn Hóa Phật Giáo, Xuân Kỷ Hợi, 2019

 

“Hạt bụi hồng…”

Đọc TRĂNG VÀNG THUYỀN KHÔNG của Sa môn Thích Giác Toàn

Sư Giác Toàn gọi phone cho tôi nói sắp in cuốn Trăng Vàng Thuyền Không, thơ Lục bát về Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục tổ Huệ Năng để kỷ niệm “Bảy mươi năm- hạt bụi hồng/ Chí thành chí kính… tông phong Phật đà” của mình và nhờ tôi viết đôi dòng cảm nhận.

Tôi chẳng ngạc nhiên chút nào vì từ lâu đã thân quen với nhà thơ Trần Quê Hương, một bút danh của Sư Giác Toàn. Tôi cũng chẳng ngạc nhiên về truyền thống của hệ phái Khất sĩ Việt Nam vẫn thường sử dụng thể thơ Lục bát – một thể thơ dân gian ai cũng biết, đặc biệt phù hợp với đồng bào Nam bộ – để truyền đạo pháp xưa nay.   Lạ chăng là lạ ở chỗ Sư “thú thiệt”: khi thấm đẫm Pháp Bảo Đàn Kinh với thơ lục bát Sư đã không ngăn được sự trào dâng của cảm xúc chân thành, những ý tưởng tâm đắc, tự nội, tự thân…

Bảy mươi năm… vạn sắc không

Bảy mươi năm… hạt bụi hồng long lanh!

(Trần Quê Hương, 2018)

Bảy mươi năm, vẫn là hạt bụi hồng “vạn sắc không” đó thôi nhưng đã là hạt bụi hồng… long lanh! Chân không mà diệu hữu là vậy!

Nhận định về Pháp Bảo Đàn Kinh, Sư viết: “Lục tổ Huệ Năng đã mở đầu môt truyền thống sinh hoạt , tu tập, giảng pháp mới mẻ và sinh động (…), ở Pháp Bảo Đàn Kinh ta thấy một giáo pháp khi thì nhẹ nhàng, chân chất, khi thì hóc hiểm, kỳ khu… thâm nhập trực tiếp vào tâm người học (…)”

(Trăng Vàng Thuyền Không)

“Tôi không ngăn được sự trào dâng của cảm xúc”, Sư nói như một lời sám hối rất chân thành. Không ngăn được cảm xúc? Phải, đó là điều mà Chu Hy, hơn tám trăm năm trước khi đề tựa cho tác phẩm của mình Thi kinh tập truyện, đặt câu hỏi: Thơ, tại sao mà làm ra? Và trả lời: Ấy là vì không ngăn được cảm xúc trào dâng…

Cho nên, vừa cố gắng giữ trọn ý nghĩa của văn bản Pháp Bảo Đàn Kinh vừa “không ra sức ngăn cản cảm xúc của chính mình khi chuyển thành Luc bát” quả là không dễ dàng.

“Đá mòn nhưng dạ không mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ”.

Và quả thật, Sư Giác Toàn đã làm được.

 

Ý nghĩa của Pháp Bảo Đàn Kinh vẫn được tôn trọng chính xác. Từ Tự thuật đến Bát Nhã, Đinh Huệ, Đốn Tiệm… được diễn dịch đầy đủ, dễ hiểu, từng ý từng lời.

Ngồi, nằm, đi, đứng… an nhiên

“Nhất tướng tam muội” diệu huyền thanh trong

Rồi “Nhất hạnh tam muội” hiện tiền đài sen khi:

Một tâm ngay thẳng thuyền không

Đạo tràng bất động gia phong cảnh thiền…

 

Lục tổ Huệ Năng nhắc đi nhắc lại trong Pháp Bảo Đàn Kinh để người người không mất công tìm kiếm đâu xa: Tự tâm đó thôi. Phật ở đó mà chúng sanh cũng ở đó. Chúng sanh là cõi Phật của Bồ-tát mà!

“Thức tự tâm chúng sanh

 Kiến tự tâm Phật tánh”

(Pháp Bảo Đàn Kinh)

Nhà thơ Trần Quê Hương chuyển thành lục bát:

Chúng sanh tự tâm lung linh

Tức thì Phật tánh tự tình long lanh

Muốn tìm thấy Phật cao thanh

Chỉ cần tỏ rõ chúng sanh của mình

“Tỏ rõ”, ấy là Thức. “Thức tự tâm”. Chúng sanh chẳng đâu xa. Chúng sanh ngay trong “tự tâm” mình đó thôi. Chính cái tự tâm mình bày đặt, vẽ vời ra vô số vô lượng vô biên chúng sanh để tự mình phiền não, tự mình khổ đau! Nếu tự mình “chiếu kiến ngũ uẩn giai không” thì đã “độ nhứt thiết khổ ách”!

Gia trung hữu bảo hưu tầm mích  (Trần Nhân Tông).

Rồi nhà thơ viết:

Chúng sanh tự tâm lung linh

Tức thì Phật tánh tự tình long lanh

Cái “tự tâm lung linh” kia bày vẻ đủ trò, chỉ cần có “tri kiến Phật” để thấy biết. Thấy biết Phật tánh ngay trong tự tâm mình, thì đã “Tức thì” (đốn ngộ) rồi đó vậy.

Từ cái “lung linh” hay sanh sự kia đã trở thành cái “long lanh” Phật tánh nọ. Tưởng dễ mà chẳng dễ chút nào.  Phật Thích Ca cũng đã  mất 6 năm chặng đường gian khổ để thấy Trung đạo, Duyên sanh…

 

Nhưng thú vị nhất là những đoạn đầy kịch tính trong Pháp Bảo Đàn Kinh đã được chuyển thành lục bát sôi động, như lúc Huệ Năng đối đáp với Ngũ tổ Hoàng Nhẫn:

“Tổ rằng: Ngươi kẻ man di

Quê miền biên địa, sao bì Phật gia!

Năng rằng: Nam Bắc chánh tà

Thế gian câu nệ thiền gia đâu cần

Thân đệ tử dẫu tiện nhân

Phật tâm Phật tánh … há phân nghèo giàu

Tứ đại huyễn ảo chiêm bao

Hòa thượng, đệ tử… một màu sắc không”.

Hoàng Nhẫn giựt mình là phải.

Phật dạy: không thể coi khinh người mới học.

 

Rồi cảnh Thần Tú bứt rứt khi làm kệ, nhà thơ viết:

Thần Tú đi ra đi vào

Trước phòng Ngũ tổ lao xao nỗi niềm

Tự mình run sợ bâng khuâng

Toát mô hôi lạnh âm thầm dầm tuôn

 

Và khi Huệ Năng nhờ người viết mấy câu kệ  “Bổn lai vô nhất vật” thì:

Kệ viết xong chúng hãi hùng

Mọi người kinh ngạc tần ngần

Rồi sau đó:

Năng liễu ngộ, đắc tâm linh

Canh ba hầu tổ hữu tình chứng tri

Thầy trò truyền đạt huyền vi…

Đúng là một đoạn đầy kịch tính:

“Thầy trò truyền thọ nghiêm trang

Nửa đêm tĩnh lặng ánh vàng lung linh”

Rồi sau đó, Huệ Năng chạy thoát về phương Nam:

Đêm nay canh ba xuất thần/ Thọ nhận y bát nhanh chân vượt ngàn.

Tiễn đưa Lục tổ lên thuyền sang sông

 Cửu giang lồng lộng tông phong…

Lúc đó, cả một đoàn người đèn đuốc sáng choang rầm rập rượt đuổi Huệ Năng. Thượng tọa Huệ Minh, xưa là một quan tướng, dẫn đầu đoàn người sắp bắt được Huê Năng. Huệ Năng bảo: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bổn lại diện mục của thượng tọa Huệ Minh?” Chỉ với một câu đó thôi, Huệ Minh bừng tỉnh, sụp lạy, cúi đầu.

Đừng quên trước đó đã có một câu quan trọng hơn: “Dứt bặt duyên trần, chớ sanh một niệm, không nghĩ thiện, không nghĩ ác…”.

Vô niệm từ đó.

Vô tướng từ đó.

 

Rồi những hoạt cảnh sinh động khác qua vần thơ lục bát, lúc Huệ Năng gặp Pháp Hải, Pháp Đạt, Trí Thông, Trí Thường…

Và đặc biệt, lúc gặp Vĩnh Gia Huyền Giác:

Tổ chứng: Ngươi đã nhập tông

Một đêm tương hội bên dòng thiền quang

“Một đêm giác ngộ” hương vàng

“Bài ca chứng đạo” huy hoàng nhân gian

Vừa trách Pháp Đạt đã không kính lễ đúng mực, đến lúc gặp Huyền Giác, mọi sự đã khác.

“Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân

Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân

Vô minh thực tánh tức Phật tánh

Ảo hóa không thân tức pháp thân”…

(Chúng đạo ca. Vĩnh Gia Huyền Giác)

 

Đọc Trăng Vàng Thuyền Không, diễn dịch Pháp Bảo Đàn Kinh bằng thơ Lục bát của Sa môn Thích Giác Toàn, cũng là nhà thơ Trần Quê Hương hôm nay, vừa giữ được nguyên tinh thần bản kinh, vừa bay bỗng với những câu thơ Luc bát đặc trưng Nam bộ đầy thăng hoa, ta không khỏi khâm phục, cảm mến một nhà sư thi sĩ đã có công đem đạo vào đời như thế.

Cảm ơn Sư  Giác Toàn, cảm ơn nhà thơ Trần Quê Hương.

Cảm ơn “Hạt bụi hồng… long lanh!”.

 

Đỗ Hồng Ngọc

(Văn hóa Phật Giáo, Xuân Kỷ Hợi, 2019)

 

 

 

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Kỳ 50: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

29/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 4 Comments

Kỳ 50: Phật học & Đời sống

Chủ đề : Ngũ Minh… trong thời hiện đại (tiếp theo):

             Thanh minh- Công xảo minh- Y phương minh

Chùa Phật học Xá Lợi Tp HCM, ngày 22.12.2018

Sau buổi học này, Chương trình Phật học & Đời sống sẽ tạm nghỉ… Tết Tây và Tết Ta dài dài để mọi người “ôn tập” và thực hành, trải nghiệm…

Xin lưu ý: Họp mặt Tất niên “Phật học & Đời sống” lúc 9h sáng, ngày 20.1.2019 (tức Rằm tháng Chạp) tại Cafe Đông Hồ, 197 Cao Thắng nối dài, Q10. Thân mời các bạn tham dự.

Trong thời gian từ 29.12.2018 đến 23.2.2019 Chùa Xá Lơi có nhiều sinh hoạt Tất niên và Đón mừng Năm Mới. Các lớp được tiếp tục ngày Thứ bảy 23.2.2019 (tức 19 tháng giêng Kỷ Hợi).

Rất cảm ơn nvquyen đã gởi clip Tất niên rất đẹp (kỳ 50).

 

 

Dưới đây là bài viết của Gs Lê Tự Hỷ:

VỀ MỘT SỐ TỪ KHÓ HIỂU TRONG KINH NIỆM XỨ
(satipaṭṭhānasutta) 

Lê Tự Hỷ

 

Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ(Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán, đã được nhiều bậc thầy đạo cao đức trong dịch từ nguyên văn Pāli ra Việt văn. Một trong những bậc thầy là Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Phật học, nguyên Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh trước 1975, nguyên Trù trì Thiền viện Vạn Hảnh, Tp Hồ Chí Minh cho đến khi viên tịch cách đây vài năm.
Cách đây vài tháng một vị thầy có nói với tôi rằng thầy nghi các bậc thầy dịch thành câu “quán thân trên thân” là dịch từ bản Anh ngữ chứ không phải dịch từ bản Pāli, và hỏi tôi có rành Pāli không và xem lại thử sao. Tôi thưa chỉ biết chút chữ Phạn chứ Pāli thì biết sơ sơ. Nhưng tôi vẫn ghi nhớ lời thầy. Nay tôi xin trình bày ý kiến như sau.
Ngài Minh Châu đã dịch từ Pāli ra Việt bốn câu ứng với bốn phép quán:

(1) “kāye kāyānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán thân trên thân

(2) “vedanāsu vedanānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán thọ trên các thọ

(3) “citte cittānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán tâm trên tâm
(4) “dhammesu dhammānupassī viharati” = (vị Tỷ-kheo) sống quán pháp trên các pháp [1]
Một số vị khác đã thay chữ “trên” trong bản dịch của Hòa thượng Minh Châu bằng chữ “trong” hay “như”. Vậy chúng ta có 3 câu:
Sống quán thân trên thân, Sống quán thân trong thân, Sống quán thân như thân

Mặc dầu đoạn kế tiếp của bài kinh giải thích chi tiết khá dài thế nào là “sống quán thân trên (/trong/như) thân”, nhưng về mặt ngữ nghĩa của tiếng Việt thì câu “sống quán thân trên (/trong/như) thân” cũng như  “thân trên (/trong/như) thân” chứa hai chữ “thân” hai bên chữ “trên /trong/như” là một cấu trúc “lạ”, không tạo  cho người đọc một ý nghĩa rõ ràng, xác định nào cả, có vẻ mơ hồ, nên gây hoang mang …

Trong nhiều bản dịch ra Anh ngữ thì câu tương ứng cũng có biến đổi như:

(i) A monk dwells contemplating (the nature of) the body in the body = một vị tăng sống đang quán (bản chất của) thân trong thân [2]
(ii) The monk contemplates the body as body = Vị tăng quán thân như thân [3]
(iii) He dwells contemplating his/the body = Vị tăng sống đang quán thân của mình [4]
(iv) He dwells as a body-contemplator in relation to the body = Vị tăng sống như một người quán thân đối với thân [5]
(v) A monk remains focused on the body in and of itself = Vị tăng liên tục chú tâm trên thân trong và của chính thân [6]

Như vậy tất cả những câu Anh ngữ trên đây cũng có vẻ xa lạ với Anh ngữ thông thường và không rõ nghĩa, không cho người đọc một ý nghĩa rõ ràng, xác định nào cả.
Bây giờ chúng ta xem nguyên văn Pāli của câu này để thử coi có ý nghĩa gì sáng tỏhơn các câu Việt dịch và Anh dịch trên đây không. Câu Pāli là:  “kāye kāyānupassī viharati” .
Về mặc cú pháp, chúng ta nhận ra:
(a) kāye là Locative (Vị trí cách) số ít của kāya (m) [danh từ giống đưc] = thân (body)
(b) kāyānupassī là Nominative (Chủ cách) số giống đực của kāya-anupassin, bổ nghĩa cho chủ từ của viharati [là vị tăng]; anupassin (a) [tính từ] = đang nhìn, đang quan sát thấu đáo (look thoughtfully for a long time at) , đang nhận biết rõ — >  kāyānupassin (a) = kāya-anupassin (a) = đang quan sát thấu đáo về thân; đang quán thân [7]; ngoài ra, chúng tacũng có thể phân tích anupassin = anu-passin; trong đó anu là tiền tố (prefix), ở đây có nghĩa “liên tục” [8]; passin là tính từ suy ra từ động từ passati, tức [dis + a; dis is changed to pas.] sees; finds; understands [9] — > anupassin = anu-passin (a) = đang nhận biết liên tục — > kāyānupassin (a) = kāya-anu-passin (a) = đang nhận biết liên tục về thân — > đang nhận biết  liên tục [về các hiện tượng xảy ra] trong thân.
(c) viharati là ngôi ba số ít Thì hiện tại của động từ vi+har+a, có nhiều nghĩa như: lives; abides; dwells; sojourns [10],[11], trong này có các nghĩa “lives = nó sống”; “abides = nó tuân theo, nó tiếp tục”; “sojourns = nó tạm trú”; riêng với “dwells” thì các dịch giả nêu trên chỉ dùng nghĩa “To live as a resident, to reside, to exist in a given place  = sống tại, cư trú tại”.
Có lẽ bởi vì chỉ dừng ý nghĩa của viharati tại đây cho nên các bậc thầy như Hòa thượngThích Minh Châu và các vị khác đã phân câu “kāye kāyānupassī viharati” làm hai phần là (a) viharati = (vị ấy) sống; và (b) kāye kāyānupassī = quán thân (kāyānupassī) trên (/trong/như) thân (kāye). Vì vậy ghép lại dịch thành “sống quán thân trên (/trong/ như) thân

Nhưng theo ý của tôi thì “dwells” ở đây còn một nghĩa rất quan trọng mà các vị không quân tâm tới, đó là : “to exist in a given state” = đắm mình vào một trạng thái cho trước” , như “dwell in joy = đắm mình vào niềm vui”, rõ hơn là nghĩa “to fasten one’ s attention on something, especially persistently = buộc chặt sự chú tâm vào một sự vật, đặc biệt một cách liên tục”. Như vậy, ở đây “viharati”  = “vị ấy quán”. Cho nên theo tôi, câu “kāye kāyānupassī viharati” có thể được chia làm hai phần khác với cách chia của quí vị nêu trên; đó là (a)  kāye viharati = (vị ấy) quán thân; và (b) kāyānupassī  = đang nhận biết liên tục về thân — >  đang nhận biết liên tục [những hiện tượng đang xảy ra] trong thân. Ghép lại, câu ấy được dịch thành “vị ấy) quán thân là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong thân.
Như vậy sự khác biệt ở đây là: trong khi các ngài hiểu “viharati” là “sống” còn tôi hiểu là “quán” nên tôi ghép nó với “kāye” thành “kāye viharati” = “quán thân”; các ngài hiểu “kāyānupassī” = “quán thân” nên ghép nó với “kāye” thành “kāye kāyānupassī” = quán thântrên (/trong/như thân); còn tôi hiểu “kāyānupassī” = “đang nhận biết liên tục [những hiện tương xảy ra] trong thân. Và do đó cách hiểu của tôi cho biết “kāyānupassī” được dùng như định nghĩa của “quán thân” = “ kāye viharati”

Tóm lại, theo ý tôi bốn câu:

“quán thân trên (/trong/như)  thân”, “quán thọ trên (/trong/như) các thọ”, “quán tâm trên (/trong/như) tâm”, “quán pháp trên (trong/như) các pháp” có thể được dịch lại thành như sau:
“kāye kāyānupassī viharati” = “quán thân là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong thân”.
tương tự:
“vedanāsu vedanānupassī viharati” = “quán thọ là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong các thọ”
“ citte cittānupassī viharati” = “quán tâm là đang nhận biết liên tục những hiện tương xảy ra trong tâm”
“dhammesu dhammānupassī viharati,” = quán pháp là đang nhận biết liên tục những hiện tượng xảy ra trong các pháp”

Tôi, trước sau vẫn một mực vô cùng tôn kính các bậc tôn túc và vẫn biết việc tu học của bản thân không nghĩa lí gì so với bất cứ vị nào lấy Chánh Pháp của Phật giáo làm kim chỉ nam của cuộc sống, nhưng đã xin trình bày suy nghĩ như trên, kính mong quí thầy, quí cô và các thiện tri thức chỉ giáo cho.

05/01/2018
Lê Tự Hỷ

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Kỳ 49 Phật Học & Đời Sống

21/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Kỳ 49  PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

           Ngũ Minh… trong thời hiện đại? (tiếp theo)

Chủ đề: 2) Nhân Minh

Cảm ơn nvquyen đã gởi clip kịp thời để các bạn tham khảo.

…………………………………

Thư mời: Thứ bảy 22.12.2018 từ 15-16h30 tại chùa Phật học Xá Lợi,

89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Tp HCM.

Tiếp tục: Ngũ Minh… trong thời hiện đại 

(phần còn lại: Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh)

Chú ý: Thứ bảy 29.12.2018 và Thứ bảy 5.01.2019 Nghĩ Tết Dương lịch (2019).

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Kỳ 48: Phật học & Đời sống

13/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Kỳ 48:  PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Thứ bảy 8.12.2018 tại Chùa Phật học Xá Lợi, Tp HCM

Chủ đề: “Ngũ Minh”… trong thời hiện đại?

Ngũ Minh gồm:

1) Nội minh

2) Nhân minh

3) Thanh minh

4) Công xảo minh

5) Y phương minh

Bài 1: “Nội minh… trong thời hiện đại”

Cảm ơn nvquyen đã chuyển clip kịp thời để các bạn tham khảo.

………………………………………………………………………………..

Thứ bảy 15.12.2018:

Thân mời các bạn tiếp tục tham dự buổi sinh hoạt PH & ĐS tại chùa Phật học Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Q3, từ 15-16:30h.

Tiếp tục đề tài NGŨ MINH… trong thời hiện đại?

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Kỳ 47: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

13/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Kỳ 47: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Chủ đề: TỨ NHIẾP PHÁP (tiếp theo)

Bài 4: “Đồng Sự… cách nào?”

 

Đây là bài học trong buổi sinh hoạt dã ngoại tại An Lạc Trang, Củ Chi, ngày Chủ nhật, 2. 12. 2018 trong dịp “Kỷ Niệm 1 năm Chương Trình Phật học & Đời sống”, Chùa Xá Lợi, Tp.HCM.

Do vậy, xin các bạn vui lòng xem cùng lúc 2 Kỳ 46 và 47 để có sự nối tiếp, gắn kết nhé.

Cảm ơn nvquyen.

Trân trọng,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Kỳ 46: Phật Học & Đời Sống

07/12/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Kỳ 46: Phật Học & Đời Sống

Phần I: Họp mặt Kỷ niệm 1 Năm,

Lớp “Phật Học & Đời Sống” Chùa Xá Lợi, Tp HCM

tại An Lạc Trang, Củ Chi ngày CN, 2.12.2018

(Theo yêu cầu của các bạn, nvquyen đã gởi trước clip I này, về buổi Họp mặt Kỷ niệm 1 năm Lớp “Phật học & Đời sống” trong buổi dã ngoại tại An Lạc Trang, Củ Chi, Tp HCM,

Phần II sẽ được chuyển đến nay mai về bài học: “Đồng sự nhiếp… cách nào?”).

Clip I chưa đầy đủ, còn thiếu phần đóng góp ý kiến của các anh chị, các bạn về năm học vừa qua, sẽ được bổ sung sau.

GHI CHÚ: nvquyen vừa gởi đến tôi clip đã được bổ sung đầy đủ, hoàn chỉnh, thay thế clip cũ, và đề nghị các bạn tham khảo bản mới này.

Một lần nữa, cảm ơn nvquyen và nhóm bạn đã chịu khó ghi hình cho buổi Họp mặt kỷ niệm 1 năm “Phật Học & Đời Sống”.

Trân trọng,

Bs Đỗ Hồng Ngọc.

………………………………………………….

Giấy Mời:

Kỳ 47 Phật Học & Đời Sống

lúc 15-16:30h Thứ bảy 8.12.2018 tại Chùa Phật học Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3, Tp HCM.

Đề tài: “Ngũ Minh… trong đời sống hiện đại”

Phần 1: Nội minh và Nhân minh.

Thân mời các bạn tham dự.

ĐHN.

 

 

 

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Go to page 2
  • Go to page 3
  • Go to page 4
  • Go to page 5
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 7
  • Go to Next Page »

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Vài ngày về thăm Lagi, Phan Thiết…
  • Ngày của Cha – Happy Father’s Day
  • Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022
  • Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…
  • Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Tùng Phạm trong Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Đinh Hà Duy Linh trong Giới thiệu
  • Hồng trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email