Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Không phải tự trên trời rơi xuống!

09/05/2009 By support1 Leave a Comment

sach12Hình như tôi không có một “cú hích đầu đời” mà có nhiều cú hích! Mồ côi cha lúc mới 12 tuổi, tôi rời khỏi vùng tản cư trong rừng về Phan Thíêt ở với gia đình người Cô trong một ngôi chùa Tàu nhỏ phường Đức Nghĩa. Gia đình Cô tôi rất nghèo, sống bằng nghề chằm lá buông. Tôi phụ giúp phơi lá, lượm lá. May sao, cô tôi và các chị đều rất mê truyện tàu và tiểu thuyết. Tôi có nhiệm vụ đi mướn truyện cho mọi người. Mặc dù bị cấm- trẻ con không đựơc đọc truyện- tôi cũng đã kịp “ngốn” tất cả các thứ trước khi mang về đến nhà. Chẳng bao lâu  tôi có cả một bụng truyện tàu từ Tây Hớn chí, Tam Quốc, Thủy Hử, Thuyết đường, La Thông tảo bắc, Tiết Nhơn Quý chinh đông…  không sót thứ gì, rồi đủ thứ tiểu thuyết từ Bồng lai hiệp khách, Bên dòng sông Trẹm…đến Tự lực văn đoàn, Giông tố, Số đỏ…đều có đủ! Tóm lại tôi lớn lên trong cái “ổ” truyện tàu và tiểu thuyết, với cơm cá khô và nước mắm Phan Thiết giữa một ngôi chùa Tàu âm u huyền bí với những gốc me, gốc phượng khổng lồ hai người ôm không xuể!

Một hôm, có một người “khách lạ” từ phương xa đến chùa tìm tôi. Ông mang đôi kiếng cận trắng dày cộm, ôm một chồng sách báo xộc xệch trên tay, ngất ngưỡng nói cười. Ông ôm lấy tôi, trao tôi đống sách báo đó và bắt tôi… đi hoc! Tôi thấy đống sách này lạ hẳn, có hình vẽ rất đẹp, những truyện ngụ ngôn của Lafontain do Nguyễn Văn Vĩnh dịch, con ve con kiến, con cáo chùm nho… Và lòng tôi bỗng ao ước đựơc viết đựơc vẽ như vậy! Thế rồi ông dẫn tôi đến một ngôi trường tư nhỏ bên cạnh sông Cà-Ty, trường Bạch Vân của cô Tiểu Sính, bạn ông, để cho tôi được học… miễn phí. Sau này tôi nhớ lại, mà luôn cảm động bởi cái “buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gío lạnh…” . Tôi đi học khi đã 12 tuổi, trước học trong rừng, không biết trình độ. Người ta xếp thử tôi vào lớp Ba. Mấy hôm sau, tôi được đẩy lên lớp Nhì rồi lên lớp Nhất (lớp 5 bây giờ) mấy tháng sau đó. Người khách lạ phương xa đó chính là cậu họ tôi, nhà văn Nguiễn Ngu Í (tên thật Nguyễn Hữu Ngư),  dạy học và làm báo ở Sàigon, vốn là một người “điên thứ thiệt” vào ra nhà thương Chợ Quán, dưỡng trí viện Biên Hòa  biết bao lần!  Năm 1954, tôi thi đậu vào Đệ thất (lớp 6) Phan Bội Châu. Mới học được mấy tháng thì gia đình tôi dời nhà về Lagi, quê cũ, một vùng hẻo lánh, vừa đựơc thành lập tỉnh mới- tỉnh Bình Tuy- để tìm kế sinh nhai. Bình Tuy chưa có trường Trung học. Tôi lại mất học thêm ba năm nữa. Mãi đến năm 1957 mới có lớp Đệ thất đầu tiên và tôi lại đi học. Lớn chồng ngồng rồi! Nhưng cũng may, do suy dinh dưỡng nên trông cũng khá nhỏ nhắn. Những năm đó tôi phụ mẹ bán hàng xén, mắm muối tương cà ở chơ Lagi. Năm học đệ lục, lớp 7, nhân theo xe chở cá nước đá về Saigòn bổ hàng, tôi lang thang trên đường Trần Hưng Đạo, tình cờ gặp cuốn sách bán sold trên lề đường có tựa là “Kim chi nam của học sinh” của Nguyễn Hiến Lê.  Khoái quá, cứ y như mình đã nghĩ, đã làm! Tôi lập chương trình học nhảy và đánh bạo viết thư cho tác giả hỏi ý kiến.vì trong sách ông  cực lực phản đối chuyện học nhảy này!  Vài tuần sau, thật bất ngờ tôi nhận được thư ông. Ông viết: Đọc thư cháu, tôi thấy cháu đã có trình độ của học sinh lớp Đệ Tứ (lớp 9). Vậy cháu có thể học nhảy được! Tôi lao vào học. Ngay năm đó, tôi đậu Trung học Đệ nhất cấp (thời đó đậu chừng 10%, thi tất cả các môn, có cả thi vấn đáp!). Thấy tôi học coi cũng “ngộ”, cậu tôi liền đồng ý cho tôi vào Saigon “du học”. Tôi ở trọ, ăn cơm tháng trong xóm nghèo Bàn Cờ và “thừa thắng xông lên”,  lại tiếp tục… học nhảy! Lại đậu Tú tài 1. Vào Võ Trường Toản học Đệ Nhất (lớp 12) để thi Tú tài 2. Vậy là tôi đã bắt kịp bạn bè. Tôi luôn tự nhắc mình câu nói của một danh nhân: “Thành công là kết quả của 95% cố gắng và với 5% may mắn”. Thật vậy, may mắn chỉ mỉm cười với ta khi ta đã tận lực, chứ không phải tự trên trời rơi xuống!

Thời kỳ này tôi cũng đã tập tễnh có văn thơ đăng trên các báo, và như vậy đã bắt đầu thực hiện giấc mộng viết, vẽ tự ngày xưa của mình.  Khi xong Tú tài 2, con đường đại học mở ra thênh thang làm tôi lúng túng không ít. Học cái gì đây? Cái gì cũng ham, cũng thích. Tôi vừa muốn học văn khoa để thành… một nhà văn, vừa muốn học sư phạm để làm thầy giáo, vừa muốn học y khoa để giúp đỡ gia đình và bà con. Tôi lại tìm đến ông Nguyễn Hiến Lê. Ông ôn tồn bảo cháu nên học y khoa. Học y mà giỏi thì sau này  có thể đi dạy được, rồi tích lũy  kinh nghiệm nghề nghiệp, nuôi dưỡng đựoc cảm xúc, có tâm hồn thì sẽ viết văn được… Tôi thi vào y.. Và sau 7 năm miệt mài ở trường y (lúc này hết học nhảy đựơc nữa rồi!) tôi trở thành một bác sĩ cũng khá…. mát tay, rồi cũng đã dạy học,  viết lách, vẽ vời lăng nhăng… cho đến bây giờ!.

Hình như tôi không có một cú hích đầu đời mà có nhiều cú hích… “đầu đời”! Bởi mỗi ngày là một ngày mới, một niềm tin mới. Điều tôi rút tỉa đựơc đó là phải có ý chí, có nghị lực và phải luôn có tinh thần tự học, cầu tiến./.

(trả lời báo Mực Tím số 878 /2009 về “Cú hích đầu đời”)
BS Đỗ Hồng Ngọc

Filed Under: Viết cho tuổi mới lớn Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Không phải tự trên trời rơi xuống !, Khong phai tu tren troi roi xuong !

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

Đỗ Hồng Ngọc: Đi & Học

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

Mời tham dự buổi Nói chuyện “Úc Du…” của Đỗ Hồng Ngọc

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

Nguyên Giác: KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

LÕM BÕM HỌC PHẬT

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Longriver Dinh: “tôi vẫn nhìn thấy em”
  • Tủ sách gia đình: “BIẾT ƠN MÌNH”
  • Biết ơn mình để có nếp sống mạnh khỏe hơn
  • Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Có một buổi Giao lưu về “Biết Ơn Mình”

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Que Tran trong Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Lê BìnhLB trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Lê Thị Cẩm trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • Diêu Trong (Kim Cúc) trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • le tran trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email