(Gởi nhà báo Kim Yến)
Nhà báo hỏi tôi có kỷ niệm gì và nghĩ gì về bác sĩ Trần Thành Trai ư? Nhiều đó. Trước hết anh là một đàn anh của tôi ở trường y, anh học trước tôi mấy năm, nhưng cùng chung dưới mái trường Y khoa Đại học đường Saigon, tọa lạc tại 28 Trần Qúy Cáp, nay là Võ Văn Tần TP.HCM trước khi dời về ngôi trường mới bây giờ. Thời đó chúng tôi học y khoa 7 năm, trình luận án tốt nghiệp với văn bằng Tiến sĩ y khoa (MD), học vị cao nhất trong ngành Y để hành nghề, rồi sau đó, để giảng dạy và nghiên cứu thì có thể học thêm thạc sĩ (MSc) hay tiến sĩ (PhD). Do học với nhau lâu dài và gắn bó như vậy, trong y khoa, đàn anh đàn em rất “tôn ti trật tự”, như trong một “đại môn phái”, còn thầy học thì được tôn kính đúng theo lời dạy của Hippocrates từ 2400 năm trước.
Nhưng ra trường mỗi người một phương, mãi đến sau 1975, tôi mới có dịp làm việc chung với anh Trần Thành Trai ở Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM. Tôi làm ở khoa cấp cứu Nội, còn anh, khoa Ngoại. Nội ngoại rất khắn khít với nhau trong việc cứu chữa bệnh nhi nhất là giai đoạn có bệnh Viêm ruột hoại tử là thứ bệnh liên quan đến cả nội lẫn ngoại. Trần Thành Trai là người đã có sáng kiến dùng phương pháp “bơm oxy” để cứu sống bệnh nhi trong những trường hợp bệnh còn ở giai đoạn nhẹ, vì nếu chậm trễ, bệnh nặng hơn, ruột bị thối và teo lại từng khúc, có khi phải cắt đến ileon rồi nối tận – tận, sau khi đã hồi sức nội khoa rất gây go, vất vả… Nhưng đó là chuyện trong nghề còn ở đây tôi muốn nói về anh ở một góc khác: Trước hết, Trần Thành Trai là một bác sĩ… đẹp trai, và là một bác sĩ giỏi nghề, lại có một tầm nhìn rộng, không bị gò bó khu trú vào cái chuyên khoa sâu và hẹp của mình. Còn nhớ những năm 1984-1986 khi tôi triển khai chương trình Săn sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em (Primary Child Care) tại phường 13, Quận 6, anh là người tích cực ủng hộ, động viên tôi vì anh hiểu rằng đây mới chính là con đường đúng đắn để mang lại sức khỏe cho trẻ em một cách căn cơ, không bị lệ thuộc vào bệnh viện, vào thầy vào thuốc. Khi ra tranh cử đại biểu quốc hội, anh lại đến gặp tôi, và đến phiên tôi khuyến khích anh mạnh dạn góp sức với đời, có tiếng nói trên diễn đàn dân biểu. Khi tôi nằm bệnh viện vì tai biến, anh dù đang bận rộn cũng thu xếp vào viện ân cần thăm hỏi chân tình. Bẳng đi một thời gian, bỗng được điện thoại của anh. Anh nói có một bệnh nhân đã tặng anh cuốn Nghĩ từ trái tim của tôi và anh đang nghiền ngẫm nó với một tâm thái đặc biệt, bởi lúc đó anh cũng vừa trải qua một cơn bệnh thấp tử nhất sinh và tuổi đời cũng bước vào lứa cổ lai hi. Anh có vẻ như hiểu tôi hơn, hiểu anh hơn bao giờ hết và đã chia sẻ cùng tôi hằng giờ những cảm nghĩ của anh.
Tóm lại, với tôi, tình cảm đối với người đàn anh, bác sĩ Trần Thành Trai là một thứ tình cảm sâu lắng mà thanh thản, ít gặp nhau mà như lúc nào cũng ở bên nhau trong sự nghiệp cũng như trong tâm tưởng.
Đỗ Hồng Ngọc
Huyền Trân viết
Hình như mọi người dễ gần với chú hơn nhờ “Nghĩ từ trái tim”! Theo chú vì sao?
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Có lẽ bởi vì chỉ có trái tim mới dễ làm cho người ta gần nhau hơn. Đồng ý không?
trieuminh viết
Đọc xong, Cháu TM thừ người khoảnh khắc, để tâm tư lắng đọng, cảm nghiệm tình cảm sâu lắng và thanh thản ở tình bạn trên. Rồi mơ ước.
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Sáng nay, BS Trần Thành Trai đến thăm tôi, uống trà, đàm đạo. Anh nói thời bọn mình có những vị thầy đáng kính như BS Phạm Biểu Tâm, Nguyễn Hữu, Ngô Gia Hy… và nhiều vị khác nữa, nay bọn mình phải có cái “mission” làm gương tốt cho lứa đàn em… Tôi gởi tặng anh cuốn “Già ơi… Chào bạn!” và nói ” Bonjour Vieillesse! chớ không phải Bonjour Tristesse! nha! Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO) nói trong xã hội ngày nay, già là một nguồn lực chớ không phải là một gánh nặng… như người ta vẫn nghĩ trước kia…”.
ĐHN.
giangsinh viết
BS Tran Thanh Trai, chua deo kinh hay tai hom nay Bs khong deo. Neu bac ay chua mang KINH chac phai co phuong phap can chi day cho dam tre de bao ve doi ngoc quy. Chau cam on BS DHN nhieu
bacsithang viết
chào Thầy, thấy Thấy luôn hkỏe và vui là tụi em mừnng. chúc Thầy luôn vui khỏe như thế nhé. Em sẽ sống theo tấm gương của thầy Tận tụy và yêu mến mọi người, nhẹ nhàng và trân trrọng cuộc sống
Bac Si Do Hong Ngoc viết
BS Trai không bị cận thị, nên không cần đeo kính. Nhưng do tuổi cao, lúc cần đọc sách chữ nhỏ, có khi phải dùng kính lão. Ai cũng vậy mà! Cảm ơn em.
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Cảm ơn em, bác sĩ Thắng. Nhưng sao lại “thisibuonblog”? Hôm nào gởi Thầy vài bài thơ nhé! Thân mến.
Thanh Nga viết
Chào Bs !
Bs có nói Bs và Bs Thành Trai sau năm 1975 mới gặp,có phải Bs Trai ra Bắc và năm 1976 – 1977 còn ở Bv đa khoa Nam định không? Hồi đó em đi thực tập PM mấy ngày,rất ấn tượng với Bs TRai phẫu thuật viên nổi tiếng đủ thứ,có cả hơi nóng nữa,nhưng nhờ cái “nóng” của thầy đưa chân “đá một phát vào mông”ngay khi “tên “ nào léng phéng cái vụ vô khuẩn mà tụi em nhớ đời…tuân thủ vô khuẩn.Thật ra đó là một kỷ niệm thật đẹp của tuổi học trò,sau này ngay khi ra trường được phân về phòng mổ thì hiểu ngay tại sao thầy “nóng” và giơ chân đá,có khi đá tung cả thau,xô xung quanh …vì bọn học trò mới vào phòng mổ tò te,luôn phạm vô khuẩn vì chả phân biệt được vùng vô khuẩn,người vô khuẩn,còn thầy chỉ có chân,chứ tay vô khuẩn đâu làm gì được…Vậy mà học trò cứ truyền tai nhau,sợ thầy phát khiếp…,rồi em ra trường, hồi đó khó liên lạc,sau này hỏi thăm người ta bảo thầy về Nam.Làm phòng mổ cả mười mấy năm, mỗi ca mổ nhớ vô khuẩn là nhớ thầy Trai dạy…Chả biết phải thầy Trai bạn thầy không? Cứ khi vào PM là thầy đã bịt mặt rồi,nghe nói thầy đẹp trai…Hi,hi… Khi nào Thầy hỏi thử ,đúng thì cho em gửi lời thăm nghe thầy? Cám ơn thầy trước và mừng cho đời có những tình bạn đẹp,bền và sâu lắng…
Thanh Nga
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Tôi nghĩ là không phải. BS Trần Thành Trai (trong bài viết) tốt nghiệp Y khoa đại học đường Saigon, trước tôi vài ba năm gì đó. Anh làm ở Bệnh viện Duy Tân Đà Nẵng. Sau 75, đi học tập một thời gian rồi về làm ở Bệnh viện Nhi Đồng, khoa ngoại Nhi, cùng với bác sĩ Trần Đông A. Có thời anh là Đai biểu Quốc hội, khóa 11 thì phải.
Hien viết
Chào Bs
Bs viết: những năm 1984-1986 khi tôi triển khai chương trình Săn sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em (Primary Child Care) tại phường 13, Quận 6, anh là người tích cực ủng hộ, động viên tôi vì anh hiểu rằng đây mới chính là con đường đúng đắn để mang lại sức khỏe cho trẻ em một cách căn cơ, không bị lệ thuộc vào bệnh viện, vào thầy vào thuốc. Và chương trình Hiệp Phước 1986. Đó có được gọi là xây dựng mô hình dự phòng tích cực không và đến nay công tác dự phòng có làm thêm được những mô hình nào khác nữa thưa bác sĩ? Nếu em muốn tham khảo tài liệu và kết quả chương trình đem lại thì tìm đọc ở đâu?
Xin cám ơn Bs về những đóng góp to lớn mà Bs đã làm cho SKCĐ
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Cảm ơn em.
Tài liệu về Săn sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ em tại Phường 13, Quận 6, Tp.HCM (1984-1986) tôi đã đăng tóm tắt trên Tạp chí Nhi Khoa số 1, Tp.HCM (khoảng năm 1988?). Không biết Thư viện BV Nhi đồng 1 và 2 có còn giữ không?
Tài liệu Chương Trinh Hiệp Phước đã in thành sách, có thể tìm tại Thư viện Trung tâm Truyền thông & Giáo dục sức khỏe, Tp. HCM, 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.
Gần đây, công tác dự phòng ít được quan tâm như trước mà tập trung vào điều trị, mở thêm ngày càng nhiều bệnh viện và bệnh viện thì ngày càng “quá tải”! Hy vọng Bộ trưởng Y tế hiện nay xuất thân từ Y tế dự phòng sẽ có những quan điểm mới, cách làm mới, sẽ có những “mô hình dự phòng tích cực” mới. Thực chất SSSKBĐ thì gắn sức khỏe với phát triển, một triết lý nhân bản, công bằng xã hội, dựa trên toàn diện hế thống y tế chứ không chỉ là “dự phòng bệnh tật” bạn ạ. Nên đọc thêm đề tài SSSKBĐ trên trang web này.
Hien viết
Cám ơn Bs đã giải đáp sớm, em đã đọc nhiều lần bài “Chăm sóc sức khỏe ban đầu”, và em rất tâm đắc với nội dung : “Bởi vì vẫn còn đó trong Y tế:
Bất công, bất bình đẳng.
Quá tốn kém, nghèo nghèo thêm.
Ngày càng chuyên sâu, manh mún, không toàn diện. Không an toàn. Nhiều tai biến.
Định hướng sai. Nặng điều trị, kỹ thuật cao, tốn kém. Thương mại hoá, tập đoàn hoá.
Y tế cơ sở bị xói mòn, sụp đổ, nhẹ phòng bệnh.”
Em cũng có người thân là nạn nhân của một số các lỗi trên của ngành y mà đã phải ra đi trong độ tuổi có khả năng cống hiến nhiều nhất. Nền y tế của ta hiện nay nặng điều trị, kỹ thuật cao, tốn kém và không hiệu quả. Phòng bệnh hơn hẳn trị bệnh ở nhiều góc độ. Em có nguyện vọng thiết tha tìm ra mô hình Chăm sóc sức khỏe chủ động cho tất cả mọi người (săn sóc sức khỏe theo hướng dự phòng chủ động – chủ động phòng bệnh, tức là cung cấp kiến thức cho các cá thể nhằm tác động điều chỉnh hành vi không có lợi cho sức khỏe của mỗi người ngay từ thời kì khỏe mạnh, nhằm làm giảm khả năng xuất hiện của bệnh, tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy cơ). Bs có thể nhận lời giúp cố vấn cho em được không?
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn xin gởi đến bác.
ha viết
Ong Tran Thanh Trai lai xe dung nguoi gay tay roi bo di
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Tôi không được biết vụ này. Nếu đúng thì đó là một điều đáng trách…
Khanh viết
Kinh thua BS,toi nam nay cung da 64 tuoi
Qua dien dan y khoa toi duoc biet BS da tot nghiep kha lau truoc 1975
Nho BS vui long giai dap thac mac sau day cua toi:
Khoang nhung nam 1965 den nam 1974 nhung sinh vien y khoa nam cuoi da trinh luan an duoc cham dau thi duoc phat VAN BANG TIEN SI Y KHOA va se hanh nghe bac si de chua benh
The con nhung nguoi khong trinh luan an thi co duoc hanh nghe bac si de chua benh khong?co duoc goi la bac si khong?
Cam on nhieu,chuc BS khoe manh
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Kính chào anh Khanh. Tôi học Y khoa Saigon (thời đó gọi là Y khoa Đại học đường Saigon) từ 1962-1969 thì tốt nghiệp. Thời đó học Y khoa chương trình 7 năm, ra trường phải thi tốt nghiệp, đậu 4 môn Bệnh lý (Nội, Ngoại, Sản, Nhi) thỉ được gọi là bác sĩ và hành nghề bác sĩ, sau khi đã đăng ký vào Y sĩ đoàn và thực hiện đúng Nghĩa vụ luận Y khoa. Sau đó, những ai làm luận án và bảo vệ thành công thì được nhận Văn bằng Tiến sĩ Y khoa Quốc gia (Doctorat en Médecine, Diplôme d’Etat). Có nhiều người không làm luận án, có người 3-4 năm sau mới xong luận án vì là thời chiến, nhiều khó khăn. Tôi trình luận án vào năm 1970, một năm sau khi ra trường, đề tài về bệnh Sốt rét ở Trẻ em, Hội đồng giám khảo gồm GS Phan Đình Tuân, GS Nguyễn Văn Út và GS Nguyễn Thế Minh, nhận Văn bằng Tiến sĩ y khoa Quốc gia vào năm 1972. Cùng lượt trình luận án với tôi có BS Nguyễn Dương, BS Nguyễn Kim Hưng…( hiện nay đều đang ở Mỹ).
Khanh viết
Cám ơn BS đã giải đáp.Xin được hỏi thêm về:Nghĩa vụ luận Y Khoa có nghĩa là gi?
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Xin nói rõ thêm với anh Khanh và các bạn là chữ Y sĩ trong “Y sĩ đoàn” ngày xưa có nghĩa là người bác sĩ, người hành nghề Y chớ không phải chỉ một cấp bậc (Y sĩ), thấp hơn Bác sĩ như ta biết sau này. Ngoài Y sĩ đoàn còn có Dược sĩ đoàn, Nha sĩ đoàn… v.v. Họ quản lý các thành viên bằng Luật chuyện ngành, gọi là Nghĩa vụ luận Y khoa (Déontologie médicale), có những điều luật đảm bảo Y đức trong hành nghề như đối với bệnh nhân thế nào, với đồng nghiệp ra sao, và đối với cộng đồng có nghĩa vụ gì… Từ năm thứ năm Y khoa, Sinh viên được học rất kỹ để chuẩn bị ra trường. Khi ra trường phải ghi danh vào Y sĩ đoàn mới được mở phòng mạch. Vì cùng trong nghề, họ “tự quản” rất tốt, điều chỉnh hành vi và đồng thời bảo vệ cho người thầy thuốc, cho nghề nghiệp để được sự tôn trọng của xã hội!
Khanh viết
dạ,xin cám ơn BS
Kính chúc BS khỏe mạnh
Khanh viết
Thưa BS,
Khi tôi vào khoa cấp cứu của các BV lớn ở TP Hồ Chí Minh,tôi thấy một số thân nhân phải bóp bóng thở cho bệnh nhân(bóp bằng tay)
Tình trạng này đã kéo dài rất nhiều năm
Xin BS chỉ dẫn xem tại sao BV phải làm như thế mà không mua máy thở cho bệnh nhân?Máy thở có nhiều tiền không?giá cở bao nhiêu mà BV không mua nổi?
Cám ơn BS
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Cảm ơn anh Khanh. Hiện nay một số BV đã có máy giúp thở nhưng có lẽ cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Câu hỏi này anh có thể đặt ra với ngành Y tế, vì tôi đã về hưu hơn mười năm rồi anh ạ!
Thảo viết
Cháu rất biết ơn vì bác sỹ Trần Thành Trai đã phẫu thuật cho cháu. Nhưng chăc là do cháu kém may mắn nên phẩu thuật cắt bỏ u máu bên má phải không thành công mà còn để lại đi chứng là cháu bị liệt dây thần kinh số 7 và trong suốt 27 năm qua cuộc sống của cháu rất khó khăn vì cháu là 1 đứa con gái mà lai bị méo miệng thì quả thật là một đieu thiệt thòi rất lớn với cháu. Cháu đã nhiều lần chạy chữa khắp nơi rồi mà không mang lại kết quá gì. Bác là bác sỹ chăc chắn là biết rất nhiều. Bác có thể giúp cháu được không ạ. Cháu chân thành cảm ơn
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Cháu nên đến khám ở Bệnh viện Răng Hàm Mặt để xem có cách nào giải quyết giúp giảm tình trạng ảnh hưởng của TK VII không nhé.
Thảo viết
Dạ cháu cám ơn bác sỹ đã dành thời gian đeer đọc và trả lời cháu. Nhưng cách đây 2 năm cháu đã đền bv răng hàm mặt trung ương và bệnh viện chợ rẫy khoa thẩm mỹ tạo hình nhưng tất cả đều không can thiệp được gì bác sỹ ak. Cháu kính chào bác
Thảo viết
Bác sỹ ơi bác có thể cho cháu xin địa chỉ email của bác sỹ Trần Thành Trai được không ạ. Cháu cám ơn bác rất nhiều
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Bác không có. Cháu có thể tìm trên Google chăng?
Khanh viết
Kính thưa BS,tôi rất lo lắng việc sau đây nên rất mong BS chỉ dẫn:
Theo tôi biết, các loại thuốc tiêm phòng gồm nhiều mũi chích nhiều lần theo lịch hẹn thì phải tiêm đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu không thì những mũi sau sẽ không có tác dụng.
Cháu ngoại tôi tiêm ngừa vaccine 6 trong 1 như sau: mũi 1 lúc 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi, đến lịch tiêm mũi 3 (lúc 4 tháng tuổi) thì hết vacxin, đến nay đã tròn 1 tháng!
Bộ Y Tế có chiến lược thế nào mà để thuốc bị hết quá lâu như thế?
BS hiểu biết về việc tiêm phòng xin mách giùm. Nếu có thuốc, Cháu chích lại từ đầu hay chích tiếp mũi 3?
Rất cám ơn!và mong tin
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Tôi nghĩ mủi thứ 3 là mủi nhắc lại để củng cô và phát triển kháng thể nên có thể trễ như vậy cũng không hề gì, không cần phải chích lại từ đầu. Trường hợp trễ quá lâu thì nên xin ý kiến các chuyên viên ở Trung Tâm Y tế Dự phòng hoặc Viện Pasteur.
Khanh viết
Dạ,cám ơn Bác Sĩ
Khanh viết
Kính thưa Bác Sĩ,
Những vị Bác Sĩ tốt nghiệp Y khoa Saigon trước 1974 ,sau ngày 30.4.1975 thì có phải đi học thêm về chuyên môn hay được làm việc và công nhận ngay (tất nhiên không kể các trường hợp phải học cải tạo hoặc học chính trị)
Cám ơn và chúc Bác Sĩ khỏe
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Không có chuyện thời đó phải đi học thêm về chuyên môn bạn ạ (trừ học chính trị, cải tạo v.v…). Hệ thống đào tạo Y khoa ở miền Nam trước 1975 là 7 năm ở trường Đại học y, ra trường trình luận án và được cấp bằng Tiến sĩ y khoa quốc gia. Học sinh có Tú tài II (Tú tài toàn phần) rồi thi tuyển vào Y khoa cũng đậu chừng 10%. Học rất vất vả. Tốt nghiệp trình độ đều ngang nhau cả dù ở đơn vị, địa phương nào. Một số được du học, tu nghiệp, đều rất giỏi.
Từ những năm 90 thì mới có hệ thống thi Chuyên khoa I, chuyên khoa II và Phó tiến sĩ, thí sinh học thêm chuyên khoa (sau đại học) và làm luận văn tốt nghiệp. Sau này thì các PTS được chuyển thành TS. Ngày nay, hệ thống đào tạo y khoa vẫn chỉ là 6 năm, tốt nghiệp bác sĩ, sau đó mới học thêm Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hiện nay bên cạnh hệ chính quy còn có hệ bác sĩ chuyên tu, tại chức, nên trình độ chuyên môn có phần khác nhau nơi này nơi khác.
Đã có nhiều đề xuất nên bỏ hệ chuyên tu, tại chức để các bác sĩ dù ở đâu cũng có trình độ ngang nhau thì y tế cơ sở mới được người dân tin cậy nhưng chưa thực hiện được. Mặt khác, một bác sĩ học 6 năm cũng được coi như tốt nghiệp đại học (tương đường cử nhân 4 năm) là không hợp lý (vì một cử nhân Điều dưỡng học thêm 2 năm đã là Thạc sĩ)! Điều này ai cũng thấy nhưng không hiểu tại sao không thể sửa được. Hình như gần đây Bộ Y Tế cũng có nêu vấn đề này. Đây là một sự thiệt thòi nhiều mặt cho các bác sĩ trẻ.
Khanh viết
Cám ơn Bác Sĩ
Khanh viết
Thưa Bác Sĩ,
Khi một người ra trình luận án Tiến sĩ (trước 1975) trước hội đồng giám khảo thì thành phần giám khảo đó như thế nào? Có hội đồng phản biện không? Có phân công cho vị Thầy nào chất vấn không?
Xin cám ơn Bác Sĩ
Bac Si Do Hong Ngoc viết
Cảm ơn bạn. Bên ngành Y thì có thi đầu vào rất chặt chẽ, học 7 năm, thi tốt nghiệp, rồi trình luận án Tiến sĩ Y khoa Quốc gia (Doctorat en Médecine, Diplôme d’Etat). Hội đồng là các Giáo sư của Trường, tối thiểu 3 vị. Luận án được gởi trước cho các giáo sư nghiên cứu, chuẩn bị đặt câu hỏi chất vấn khi trình ra hội đồng. Nếu thành công, Luận án có thể được xếp hạng xuất sắc (với lời khen của Hội đồng giám khảo), giỏi, khá, trung bình…
Khanh viết
Cám ơn Bác sĩ
Khanh viết
Kính thưa Bác sĩ,
Tôi xin hỏi BS mới ra trường(trước 1975)thì có chỉ số lương là bao nhiêu?
Xin cám ơn Bác sĩ