Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Thư gởi bạn xa xôi (9/2022)

06/09/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

Thư gởi bạn xa xôi (9/2022)

Lúc này làm gì?

Lúc này làm gì ư?

Cảm ơn bạn đã đặt cho mình câu hỏi này. Tưởng khó trả lời mà thiệt ra rất dễ: Làm Biếng!

Có người tuổi mình bị con cháu kêu “Chả biết gì!” (chỉ biết già!). Cứ loay hoay với cái điện thoại quá thông mình cũng đủ mệt. AI lúc này tung hoành quá, cứ như ép buộc mình phải làm theo nó, nghĩ theo nó! Mà tay bắt đầu run, mắt nhìn không rõ, vì chữ quá nhỏ, cứ bấm chữ này ra chữ kia… gây hiểu lầm không ít. Thỉnh thoảng phone cho ai đó, định nòi gì thì quên!

Nhớ lần đến thăm bác sĩ-họa sĩ Dương Cẩm Chương lúc cụ 90 tuổi, hỏi lúc này chú làm gì? Ông nói làm biếng! Ngày chú ngủ mấy tiếng? 9 tiếng. Giựt mình chớ. Cứ tưởng càng già càng ít ngủ. Không phải. Ít ngủ, cơ thể không đủ sức tái tạo, không còn sáng suốt, thường uể oải, hay quên. Già như pin xài lâu, chai, sạc khó.

Không có chương trình kế hoạch gì cho nghiêm túc được. Tùy hứng là chính. “Thả tùy duyên”: đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì nghỉ. Cơ tắc xan hề khốn tắc miên. Người xưa có câu đáng nhớ: Năm năm, sáu tháng, bảy ngày. Ở lứa tuổi 50 thì nên có kế hoạch năm, lứa 60 thì nên có kế hoạch tháng, còn lứa 70 thì chỉ nên làm kế hoạch ngày… Tuổi mình thì kế hoạch… giờ là phải rồi đó bạn!

Vậy cho nên mình thong dong…

Chỉ xin gởi bạn vài hình ảnh coi chơi thôi nhe.

Tháng này có một buổi trao đổi với Lớp Phật học & Đời sống ở chùa Xá Lợi. Mấy năm trước, mình sinh hoạt mỗi tuần, nay lâu lâu… tái xuất giang hồ một chút vì cũng thấy nhớ bạn bè. Nghe các bạn kêu sao Lớp mình bây giờ ngày càng có vẻ nặng về “Phật học” mà nhẹ về “Đời sống”? Mình bèn đề nghị một đề tài: Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về Chánh niệm trong đời sống hàng ngày. Sôi động ngay. Có một câu hỏi đặt ra: Một con mèo, tập trung nín thở trước cửa hang chuột, chờ chuột ló ra thì chụp… có phải con mèo đã thực hành “chánh niệm” đó không? Ai cũng thấy là không. Đó phải gọi là “Tà Niệm”. Chánh niệm không phải là tập trung. Chánh niệm là để có Chánh định, Chánh kiến… Chánh niệm phải có Giới!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Rồi mình có một buổi đi thăm chùa Huê Nghiêm, định mang vài cuốn sách mới đến tặng Thầy Trí Quảng nhưng không được gặp. Đành lang thang chụp mấy tấm hình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chiều cà-phê với nhóm bạn trẻ (cũng đã trên dưới 50) trên con thuyền “có bến”, vì cũ nát nằm một chỗ, gia chủ biến thành quán cà-phê cũng ngộ.

Hôm sau đi Đường Sách, chụp vài tấm hình sinh hoạt đường phố Saigon dịp nghỉ lễ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trò chuyện với TS tâm lý Lê Nguyên Phương thú vị, không ngờ ông là đệ tử thầy Viên Minh! Buổi cơm chay cùng với nhà báo Ngân Hà và Thanh Thúy, hội quán Cbm.

Ngày hôm sau 4/9, ghé thăm Lê Ký Thương. Anh đã phải đi xe lăn rồi. Mới thôi.

 

Hẹn thư sau,

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Già ơi....chào bạn, Vài đoạn hồi ký

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Hai Lấp Vò trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email