Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Tâm Nhiên: TINH THẦN BẤT NHỊ TRONG THƠ NGẮN ĐỖ NGHÊ 

27/11/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

TINH THẦN BẤT NHỊ TRONG THƠ NGẮN ĐỖ NGHÊ

Tâm Nhiên

 
Đỗ Nghê là bút hiệu của Đỗ Hồng Ngọc. Anh sinh năm 1940 tại Phan Thiết, Bình Thuận. Tốt nghiệp Tiến sỹ Y khoa Quốc gia, Sài Gòn (1969) là bác sỹ chuyên khoa Nhi.
Ngoài việc là giảng viên tại Đại học Y khoa, anh còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Viết nhiều thể loại đa dạng, đặc biệt gần đây, anh viết chuyên sâu về Phật học, Thiền học với các tác phẩm giá trị, được rất nhiều độc giả mến mộ, ưa thích.

Bình đạm mà thiết tha với thi ca, Đỗ Nghê đã xuất bản 6 thi phẩm, tập mới nhất gần đây là Thơ ngắn Đỗ Nghê, do Văn Hóa-Văn Nghệ xuất bản 2017. Mở đầu tập thơ là bài Trái đất:

Giữa đêm
Thức giấc
Giữa ngày…

Bài thơ được viết tại Boston, Hoa Kỳ (1993). Giữa đêm bên Mỹ là đúng giữa ngày ở Việt Nam. Một cái nhìn toàn diện trái đất đang xoay quanh mặt trời. Chỗ này tối thì chỗ kia sáng, tùy theo thời tiết, nhân duyên, địa phương mỗi nơi mà thấy mỗi khác đó thôi. Thấy được như vậy là hiểu lý Bất nhị, dung thông Sóng là nước:

Sóng
Quằn quại
Thét gào
 
Không nhớ
Mình
Là nước

Nước tức là sóng, sóng tức là nước, thanh âm Tâm kinh đồng vọng đâu đây: “Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị…” 
Khi hiểu được như thế rồi thì không ai phải mất công đi hỏi nước từ đâu đến hay nước trôi về nơi đâu nữa:

Nước vẫn muôn đời
Không đi chẳng đến
Ai người nỡ hỏi
Nước đến từ đâu?
Ai người nỡ hỏi
Nước trôi về đâu?

Thi nhân bỗng nhiên thấy ra ngay cả thân xác tứ đại giả hợp của mình cũng chính là Đất:

Đất động ta cũng động
Sóng thần ta cũng sóng
Giật mình chợt nhớ ra
Vốn xưa ta là đất

Đó là cái thấy bằng con mắt Hoa Nghiêm trùng trùng duyên khởi: “Tất cả là một, một là tất cả.” Hòa trong vô thủy vô chung, vô cùng vô tận giữa thiên hà, vũ trụ càn khôn, con người là một sinh thể nhỏ bé thì bận tâm chi chuyện Có không:

Chắt ra cho hết
Giọt hơi cuối cùng
Thả mình như lá
Rơi vào hư không
 
Tràn vào khắp ngả
Đất trời mênh mông
Nhẹ như không có
Có mà như không…

Suốt mất nghìn năm qua, vô số các triết gia, đạo sỹ khắp Đông Tây kim cổ đều luận thuyết, triết lý om sòm về có không, sống chết, đến đi, được mất, chân vọng, thật giả, hơn thua, đúng sai, phải trái, tốt xấu, trí ngu, phàm thánh, tỉnh điên, thiện ác, mê ngộ…mà chẳng ai chấp nhận ai, chẳng đưa đến mọt kết luận nào cả.

Kể từ khi cư sỹ Duy Ma Cật tuyên bố lý Bất nhị thì thiên hạ ồ lên một tiếng bàng hoàng. Họ bừng sáng ra, bước đi trên con đường Trung đạo, vào ra giữa có và không một cách tự do tự tại, thong dong.

Không và có…tuy hai mà một, cùng viên dung vô ngại trong lý sự huyền đồng Chân Không Diệu Hữu. Diệu Hữu là thấy ngay trong bất cứ sự vật gì cũng đều vi diệu, như thấy hơi Thở:

Lắng nghe hơi thở của mình
Mới hay hơi thở đã nghìn năm xưa
Một hôm hơi thở tình cờ
Dính vào hạt bụi thành ra của mình
Của mình chẳng phải của mình
Thì ra hơi thở của nghìn năm sau…

Phải chăng, đó là hơi thở sát na thường trụ vĩnh hằng của một con người hoát nhiên bừng chứng Ngộ:

Tham chẳng còn
Sân cũng hết
Si đã tuyệt
 
Niết bàn
Tịch diệt
Để mà chi?

Một câu hỏi nêu ra quá bất ngờ, bức bách. Trả lời đi, trả lời đi… Vô ngôn là hồi đáp tối thượng nhất. Phủi tay, cất bước rỗng rang Thiền:

Thực chẳng dễ dàng
Sống trong cái chết
Và chết trong cái sống…

Chết trong cái sống là chết đi hết những danh từ, khái niệm mà mình thường vướng kẹt, mắc dính, chết đi cái ngã chấp thâm căn cố đế, chết đi sự nô lệ vào danh lợi, tài sắc, thần tượng, tôn giáo, tổ quốc…

Không chấp trước vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thì thênh thang, phóng khoáng, tiêu dao du chơi giữa vô thường. Tuy giữa vô thường nhưng vẫn Chân thường, đó là niềm hân hoan sáng tạo của Đỗ Nghê, một thi nhân đã đến tận đầu nguồn nếm được giọt nước trong ngần của mạch suối Tào Khê.

Để rồi trở về nhập cuộc, hòa điệu chịu chơi với bụi cát trần gian, thõng tay vào chợ, cười vang giọng cười hào sảng như Duy Ma Cật ngay giữa cái Đang là, luôn luôn mới lạ và mới lạ…


(Thị xã La-Gi 19. 11. 2022)

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Hai Lấp Vò trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email