Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

09/06/2022 By Bac Si Do Hong Ngoc 1 Comment

 

Lớp An Cư chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm (2)

 

DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Bác sĩ Phạm Nguyên Quý

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Nguyên Quý hiện là bác sĩ điều trị tại Khoa Ung thư nội, Bệnh viện Trung ương Kyoto Miniren; nghiên cứu viên tại Khoa Y, Đại học Kyoto.

(Nguồn: https://vnexpress.net/duoc-tinh-trong-tam-4229978.html)

 

Tôi từng “khóc thầm” vì bài học mà bệnh nhân của tôi đã vô tình dạy bác sĩ.

Tôi vẫn nhớ như in lần khám với bệnh nhân 70 tuổi không may mắc ung thư tụy di căn phổi. Bà có nhiều dịch tích trong ngực, còn gọi là tràn dịch màng phổi, và cần chăm sóc giảm nhẹ. Bốn tháng trước, bà còn bị thêm di căn da – thành ngực, liên quan tới thủ thuật đặt ống thông để giảm dịch ngực ở một bệnh viện khác. Vì đau ở thành ngực, bà cũng đã được xạ trị vào khối u. Cơn đau được khống chế một thời gian, khi bị đau lại, bà được giới thiệu tới bệnh viện của tôi bởi gần nhà.

Chúng tôi nói chuyện thăm hỏi ban đầu khá vui vẻ, nhưng khi tôi sờ vào cục u trên da để thăm khám, bà đột nhiên bật khóc.

Tôi hơi hoảng, liền hỏi ngay tại sao?
“Bàn tay bác sĩ ấm làm tôi dễ chịu quá”, bà nói.

Bà thật tình kể tiếp một chuyện bất ngờ hơn. Đi khám ở các bệnh viện bốn tháng qua, bà không được ai chạm tới chỗ đau đó. Ở đâu, người ta cũng chỉ hỏi bệnh, kê đơn thuốc giảm đau, xem hình chụp CT (Computed Tomography Scan – CT Scan) rồi chỉ cho bà cục u trên màn hình máy tính.

Tôi vừa nghe chuyện vừa nghĩ tới cách giải thích để bênh vực cho những đồng nghiệp bận rộn của mình. Rằng khối u đã quá rõ ràng trên hình ảnh nên bác sĩ nghĩ rằng không cần phải chạm tới, hay bác sĩ bận rộn quá không thể chờ người bệnh kéo áo lên xem. Việc chạm vào cục u thường không thay đổi “chiến lược điều trị”, và có thể bác sĩ cũng đã không có thời gian nghĩ tới cảm xúc của bệnh nhân.

May thay, bà không khóc vì giận bác sĩ mà vì cơn đau dai dẳng tự nhiên mất đi không ngờ. Bà không biết rằng tôi cũng đã khóc thầm sau khi gặp bà, từ bài học mà bà đã vô tình dạy cho bác sĩ. Tôi khóc vì hóa ra bàn tay vụng về của mình lại có thể ý nghĩa đến vậy với một ai đó.

Mấy tháng sau, một bệnh nhân khác nói với tôi rằng cô cũng cảm thấy dễ chịu khi được bác sĩ thăm khám. Tôi thầm cảm ơn cô vì đã giúp các bác sĩ trẻ như tôi thêm động lực. Bệnh nhân vừa là người thầy của bác sĩ, vừa làm nghề thầy thuốc trở nên ý nghĩa.

Hầu hết bệnh nhân thật ra kỳ vọng khá lớn vào việc được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Hầu hết họ vẫn nghĩ rằng bác sĩ phải sờ – nhìn – gõ – nghe hoặc ít nhất “sờ vào người” thì mới gọi là “đi khám”.

Cho dù các chỉ số như huyết áp, nhịp tim đã có y tá lấy bằng máy hoặc đo tự động, nhiều bệnh nhân ở Nhật nói với tôi rằng họ vẫn muốn được bác sĩ bắt mạch “truyền thống” dù chỉ vài giây. Trong bối cảnh phòng khám bận rộn, nhu cầu “kinh điển” này có thể khó thực hiện, nhưng tôi luôn tự nhắc mình để không làm bệnh nhân buồn lòng.

Lần khác, tôi có duyên gặp một bệnh nhân bị khó thở vì ung thư phổi kèm tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ trước đó đã nói với bà rằng khó thở vì “phổi đã ngập nước”. Sau khi gõ và nghe tiếng phổi của bà, tôi cười, nói với bà rằng dịch chỉ chiếm 1/3 ngực và 2/3 còn lại “vẫn chạy tốt”. Bà bớt khó thở ngay chiều hôm đó.

Thật khó tin, một bệnh nhân vẫn than khó thở với thuốc an thần, morphine liều tối ưu lại khỏe hơn chỉ nhờ một câu nói.  Khó tin hơn, bà cũng đã là người nhận dự đoán “có lẽ chỉ còn sống tầm sáu tháng”, nhưng rốt cuộc sống lâu gấp bốn lần.

“Chính bác sĩ còn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra với họ vào ngày mai, sao có thể dự đoán chính xác thời gian sống của bà?”, bệnh nhân cười phá lên gật gù khi tôi nói tiếu lâm như vậy.

Bằng việc vực dậy niềm tin, tinh thần của bà đã cải thiện rõ rệt. Với một số biện pháp khác như thay đổi tư thế nằm, ngồi cho dễ chịu hơn, dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để bà tập trung vào hiện thực và tiếp tục sở thích đan len, chúng tôi đã giúp bà đã sống thêm một thời gian ý nghĩa.

Nói chuyện với bệnh nhân, nhất là người mắc ung thư giai đoạn cuối, là cả một nghệ thuật. Nhiều người hỏi rằng như vậy có gọi là nói dối bệnh nhân hay không?

Khi ly nước chỉ còn 1/3, tuyên bố “mất hết 2/3 rồi” hay “vẫn còn 1/3 đấy” không thay đổi sự thật phũ phàng, nhưng có thể thay đổi nhận thức về cuộc sống của người bệnh.  Bệnh nhân không chỉ đau khổ vì sự thật, mà còn đau khổ vì cách diễn giải sự thật đó.  Đôi khi đau khổ là do chính người bệnh hoặc người thân tự ám thị, tự liên tưởng mà bác sĩ phải là người nhận ra và giải quyết những khúc mắc thầm kín đó.

Một bác sĩ đàn anh nói với tôi rằng điều này đã được viết trong Kinh Dược sư từ mấy nghìn năm trước. Người thầy thuốc cần uốn lưỡi bảy lần khi nói chuyện, với tâm thanh tịnh cầu nguyện sự tốt lành cho bệnh nhân. Nghe thật mơ hồ, nhưng những điều Đức Phật dạy không phải không có lý.

Nhiều bệnh nhân ở Việt Nam nói với tôi rằng, cũng là loại thuốc đó nhưng khi gặp được bác sĩ ân cần quan tâm, giao tiếp bằng thân, khẩu, ý tốt đẹp thì họ thường tự tin hơn vào kết quả điều trị.

Đức Bồ tát Phổ Hiền từng nói với đồ đệ rằng: “hãy vào rừng, tìm những loại cỏ cây không phải là thuốc mang về đây cho ta”, ngụ ý rằng cái gì cũng là thuốc mà cũng không phải là thuốc. Tất cả phụ thuộc cách dùng và hiệu quả còn phụ thuộc vào “dược tính” trong tâm mỗi người.

Ai cũng có khả năng trở thành Phật được, chính là bởi dược tính trong tâm mình.  Tôi viết những dòng này khi thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh. Trong thời buổi vật chất được ưu ái, thông tin lan tràn trên mạng, nhiều bệnh nhân dễ bị lung lạc bởi các “bài thuốc” hay “điều trị tiên tiến” qua Youtube, Facebook, Google hoặc nghĩ rằng phải chụp chiếu bằng máy móc hiện đại mới yên tâm.  Lời nói của bác sĩ nhiều khi không được xem trọng.  Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng sẽ có lúc người ta nhận ra, không gì thay thế được giá trị của “dược tính” trong mỗi người thầy thuốc.

“Tiền bạc, danh vọng có thể là mục tiêu mà nhiều người hướng đến trong thời gian ngắn, nhưng nuôi dưỡng được dược tính mới là yếu tố giúp bình an lâu dài”, thầy tôi, một người Nhật, nói với chúng tôi như vậy.
(PNQ)

Filed Under: Góc nhìn - nhận định, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Comments

  1. Tùng Phạm says

    24/06/2022 at 6:44 sáng

    Cám ơn bác sĩ vì đã đưa bài viết hay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Hai Lấp Vò trong Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email