“Sách bỏ túi” cho người cao tuổi
CON ĐƯỜNG AN LẠC
Bài 4: Học cách Phật dạy
Đỗ Hồng Ngọc
Tôi học Kim Cang không ngờ cũng thấy “ghiền” như khi học Tâm Kinh Bát Nhã ngày trước. Đôi khi giật mình, đôi khi sửng sốt, đôi khi bỡ ngỡ, đôi khi chưng hửng. Các kinh sách dù có nhiều truyền bản, nhưng rõ ràng là có một sự nhất quán, xuyên suốt, chỉ khác cách tiếp cận tùy “đối tượng đích” mà cách truyền đạt khác nhau chớ nguyên lý vẫn là một. Nắm được cái cốt lõi có thể bớt hoang mang, thấy được “chỗ vào” chăng?
Cái điều bỡ ngỡ và chưng hửng đầu tiên khi học Kim Cang là hy vọng được đọc, được nghe những lời hay ý đẹp, những khuôn vàng thước ngọc, những bài giảng uyên áo. Thế mà, trời ạ, Kim Cang lại đi kể ngay một chuyện rất đỗi bình thường, nếu không muốn nói là tầm thường nữa, chẳng ăn nhập vào đâu, đó là chuyện Phật tới giờ ăn, đói bụng, bèn mặc áo, ôm bình bát đi… khất thực, chẳng thèm nói lấy một tiếng, chẳng thèm ra oai tằng hắng lấy một tiếng! Nghĩ mà coi, giữa lúc có hằng ngàn người, cả các vị Đại Bồ Tát, A La Hán, các vị “chức sắc” và các đại đệ tử thân tín ngồi hồi hộp chờ nghe những lời giáo huấn sâu xa thì Phật chẳng nói chẳng rằng, mặc áo, cầm bình bát, vào thành khất thực. Đến khi khất thực thấy vừa đủ rồi mới ung dung trở lại “hội trường,” bày ra ăn, ăn xong, thu dọn y bát đâu đó đàng hoàng rồi rửa chân sạch sẽ, ngồi xếp bằng… thở, nghĩ là … nhập định! Chẳng thèm nói lấy một tiếng. Chẳng thèm ban cho một chút huấn từ! Tôi tưởng tượng lúc đó nếu mình cũng đang ngồi xớ rớ đâu đó, bên ngoài hành lang, dự thính, chờ nghe những lời thuyết giảng mà phát tức anh ách, cảm thấy hẫng, thất vọng. Bỗng dưng, Tu Bồ Đề xuất hiện. Ngồi giữa đám đông như mọi người bỗng ông đứng phắt dậy, cung kính cúi chào đúng nghi lễ với bậc Thế Tôn rồi cất lời ca ngợi: Thật tuyệt vời! Thật là tuyệt diệu! Thật xưa nay chưa từng có! Thế Tôn đã khéo léo dạy dỗ, khéo léo trao truyền, khéo léo gởi gấm cho các vị đang có mặt tại đây hôm nay! Lúc đó thì quả thực mới bùng nổ bài học vừa được truyền trao mà chẳng ai ngờ! Lúc đó thì sự chưng hửng đã trở thành nỗi áy náy. Chết rồi, nãy giờ không để ý, không theo dõi kỹ bài giảng không lời kia của Đức Phật! May mà có Tu Bồ Đề phát hiện! Những người không để ý quan sát kỹ sẽ mất đi một cơ hội đáng tiếc!
Phật có cách dạy riêng của Ngài: không nói một lời mà chỉ làm cho coi. Đó là một phương pháp giáo dục rất mới mà bây giờ người ta gọi là “demonstration,” tức là biểu diễn, làm gương, làm cho bắt chước, một lối dạy kỹ năng sống (life skills) rất hiện đại. Một lần nữa cho thấy học Phật, tu Phật là làm chớ không phải nói. Làm trước, nói sau. Hoặc cũng chẳng cần nói. Ta hiểu vì sao các vị thiền sư thường bắt học trò chẻ củi, nấu cơm, gánh nước, trồng rau, giã gạo… mà chẳng thèm dạy lấy một lời. Cho đến lúc nào học trò tự phát hiện ra một điều gì đó bức xúc trong tâm thì mới dạy, cũng bằng một cách kỳ cục nào đó: có khi lật thuyền, có khi gõ đầu, có khi trả lời trớt quớt, có khi hỏi ấm ớ kiểu ông đưa tâm đây tôi an cho, làm cho học trò ngớ ra rồi… sực tỉnh cơn mê! Cuối khoá học, trò cũng không nhận được một bằng cấp nào của thầy để khoe, thầy cũng chả có gì để trao cho trò. Bới “Cái đó” sẵn có trong trò, thầy chỉ giúp trò tự phát hiện, tự chứng nghiệm, tự “giải quyết” lấy vấn đề của mình. Đó gọi là tham vấn (counselling), một phương cách trị liệu tâm lý học và y học ngày nay. Người làm tham vấn ví như cô mụ đỡ đẻ, giúp bà mẹ có được cuộc đẻ mẹ tròn con vuông chớ không thể đẻ thay bà mẹ. Đứa con có sẵn trong bụng mẹ rồi.
Trờ lại bài học, mọi người giật mình, sửng sốt nhớ lại thì mới hay Phật muốn dạy mình bài học đầu tiên: đói thì ăn, khát thì uống. Tới giờ ăn thì phải lo ăn. Ai nói không cần ăn là người không biết sống, hoặc giả dối. Gần hai ngàn năm sau, Trần Nhân Tông, ông vua nhà Trần ở nước ta, vị thiền sư sáng lập phái Trúc Lâm Yên Tử cũng nói trong bài Cư Trần Lạc Đạo: Cơ tắc xan hề khốn tắc miên (Đói thì ăn, mệt thì ngủ.) Phật tới giờ ăn mà còn phải lo mặc áo, xách bình bát đi khất thực, huống là ta! Điều đáng để ý ở đây, một bậc Thế Tôn như Đức Phật, chỉ cần nói một tiếng, không thiếu món ngon vật lạ cúng dường! Thị giả hẳn đã lo bữa cơm tươm tất cho Phật đâu đó rồi, chờ Phật thuyết giảng xong thì vào ăn. Nhưng không. Phật đã tự đi kiếm ăn lấy một mình. Không nhờ vả đến ai. Không ăn thức ăn dọn sẵn ngon lành, mà tự mình làm đúng những điều mình đã dạy. Cho nên không giật mình, sửng sốt sao được! Nhiều vị “chức sắc” có mặt hẳn … hết hồn nhìn lại mình, nào đệ tử cung phụng, nào bày biện các món ăn tuy là chay mà cũng “sơn hào hải vị” không kém! Ngày nay ta còn thấy có nhiều thức ăn chay giả giống hình con tôm, con cá, đùi gà… thật là đáng ngại! Giật mình, sửng sốt còn bởi vì Phật, địa vị cao nhất, bậc Thế Tôn kia, có hằng chục “chức danh” lừng lẫy mà vẫn giản dị làm sao, vẫn đi chân trần từng bước thanh thoát, vẫn bưng bình bát đi khất thực giữa nắng trưa để có cái ăn, có gì ăn nấy. Phật đi khoan thai, tự nhiên, mỗi bước đều chánh niệm, không “dính mắc” gì với chung quanh mọi người đang xì xầm hay bàn tán về mình, kẻ khen người chê mình. Ngài chỉ thở vào thở ra trên từng bước đi, ung dung, nhẹ nhàng, sảng khoái. Phật cũng không chọn các nhà giàu để đến khất thực hoặc chọn nhà nghèo dễ chịu hơn, hoặc những nhà quen biết cho chắc ăn, Phật cứ ung dung lần lượt đi từng nhà, từng nhà, bởi vì đâu có cần phải phân biệt, đâu có cnầ giúp riêng người giàu hay người nghèo. Ai cũng có vấn đề, ai cũng “khổ” như nhau thôi. Người nghèo khổ nghèo, người giàu khổ giàu! Có điều sau một vài tiếng đồng hồ đi bộ để khất thực như vậy thì món ăn nào cũng trở thành “cao lương mỹ vị,” nếu được ăn trong chánh niệm, được nhai kỹ từng chút một thì thức ăn nào cũng ngon, cũng dễ tiêu hoá. Hình như cái bình bát cũng vừa lớn đủ đựng thức ăn cho một người thôi, để không quá dư, không thừa mứa.
Ngày nay ít thấy cảnh khất thực, nhất là ở các đô thị, thành phố, thế nhưng khi ta có dịp thấy một người mặc áo ca sa, mang bình bát, từng bước ung dung, chánh niệm, đi khất thực từng nhà, từng nhà, ta không khỏi khâm phục vị Thầy từ ngàn xưa, và tự dưng trong lòng thấy cảm động. Ngày nay dù không còn phải đi khất thực từng bữa nữa, nhưng việc đi bộ hằng ngày vài tiếng đồng hồ cũng luôn rất cần thiết cho sức khoẻ; thức ăn đơn giản, nhiều rau, nhiều đậu, ít béo, ít đường, ít mặn, không quá dư cũng đã rất tốt cho sức khoẻ. Đặc biệt là ăn trong trạng thái ung dung, thư giản, một không khí an lành, với niềm vui có được bữa ăn vừa đủ, không cầu kỳ, không thừa mứa, thì bữa ăn nào cũng trở nên ngon, lành mạnh, khoẻ khoắn. Ăn xong, Phật thu dọn y bát đâu đó gọn gàng, rửa chân sạch sẽ rồi mới vào ngồi tĩnh toạ. Điều đáng để ý ở đây là không phải ăn xong thì đi… ngủ hoặc bắt đầu tranh luận căng thẳng mà là ngồi tĩnh toạ, vào thiền. Có lẽ đó là lúc tốt nhất để nghe cơ thể mình hoạt động, để thấy các thức ăn được bộ máy tiêu hoá, hấp thu, chuyển hoá thành năng lượng ra sao trong từng tế bào.
Bài học đã truyền trao. Nếu chịu khó quan sát kỹ tí nữa, lúc Phật bưng bình bát đi khất thực từng nhà, có lẽ ta còn phát hiện ra nhiều điều hay, thú vị khác. Chẳng hạn cái người đi khất thực kia không phải là người đi xin mà là người đi cho. Ta không thể phân biệt ai là người xin người cho ở đây. Khi người đi khất thực đứng trước cửa nhà nào thì gia chủ mừng húm, cảm thấy như mình có một hạnh phúc lớn, không phải chỉ vì người đi xin kia là đức Phật mà chỉ vì cái hành vi đi xin kia thực ra mang một ý nghĩa khác, ý nghĩa cảnh tỉnh, như một lời nhắn nhủ, nhắc nhở. Gia chủ sẽ có dịp nhìn lại chính mình, nghe ngóng một tiếng nói nào đó ở trong sâu thẳm tâm hồn mình. Có thể rồi sẽ chóng quên, nhưng hôm nào đó lời nhắc nhở sẽ lại vọng lại. Với người quyền quý cao sang, có thể giật mình một chút thấy cái người đi chân đất, để đầu trần, bưng bình bát đứng xin kia là người vì sao đã từ bỏ ngôi vị thái tử, đã từ bỏ gấm vóc lụa là, cung phi mỹ nữ.
Cũng có thể sẽ có những người xua đuổi, sỉ vả, để rồi cũng nhận được một ánh mắt biết ơn, một nụ cười trìu mến và những bước đi nhẹ nhàng của người khất thực kia. Để rồi đêm về, người đã xua đuổi sỉ vả nọ nhớ lại, ngạc nhiên nghe một thứ tiếng nói khác trong lòng mình. Có những người nghèo không có cái ăn, không có cái gì để cho thì lúc đó cái ánh mắt, cái nụ cười sẽ chia sẻ cùng nhau. Sự tôn trọng, không phân biệt, đã nói lên nhiều điều quá đỗi. Thực ra nếu quan sát kỹ chút nữa, có lẽ từ lúc Phật đứng lên mặc áo, cầm lấy bình bát… mỗi cử chỉ đều đã toát lên một cái gì đó khác với ta. Nếu có ai cắc cớ hỏi chuyện mặc áo, cầm bình bát của Phật đâu thấy khác gì mọi người, thì chắc Ngài sẽ cười nhẹ nhàng nói: có chứ, có chứ. Bởi Phật khoác áo, cầm bình trong chánh niệm còn ta thì hấp tấp, hổn hển chụp lấy áo, chụp lấy bình bát, tất tả vội vàng…
Diễn tiến của một buổi giảng huấn bằng phương pháp demonstration đó thì mỗi cử chỉ, hành động đều phải được theo dõi, quan sát rất kỹ để có thể thực hành theo. Suốt bài giảng đó, ta đã học được nhiều điều hơn ta tưởng: bố thí mà không phải bố thí, trì giới, nhẫn nhục mà không phải trì giới, nhẫn nhục, rồi tiết độ, tri túc, tinh cần, chánh niệm… và lúc nào cũng ở trong một trạng thái ung dung, an lạc, thảnh thơi, đầy trí tuệ. Cho nên ta sẽ không còn ngạc nhiên khi nghe Tu Bồ Đề cất tiếng ca ngợi: “Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát.”
(ĐHN)
…. o ….
A pocketbook for the elderly
A PATH TO PEACE & JOY
Chapter 4: Learning the way Buddha taught
Đỗ Hồng Ngọc
Translated by Nguyên Giác
I studied the Diamond Sutra and, unexpectedly, found myself feeling as captivated as I had when I studied the Heart Sutra previously. At times, I was startled; at other moments, I felt astonished, bewildered, and even stunned. Although many versions of the sutras exist, a clear consistency runs through them. The approach may vary depending on the audience, and the method of conveyance differs, but the underlying principles remain the same. Is it true that by grasping the core concepts, a learner will experience less confusion and see the door to the path?
The first thing that surprised and stunned me while studying the Diamond Sutra was my expectation of encountering beautiful words and ideas, golden principles, and profound teachings. However, the Diamond Sutra immediately presented a very ordinary, if not trivial, narrative: the story of the Buddha during mealtime. Feeling hungry, he donned his robe, took his alms bowl, and went out to beg for food—without uttering a word or even bothering to clear his throat!
Just imagine, amid thousands of people—including great Bodhisattvas, Arhats, high-ranking monks, and esteemed disciples—sitting and waiting to hear profound teachings, the Buddha said nothing. He donned his robe, took his alms bowl, and went into the city to beg for alms. After gathering enough alms, he leisurely returned to the hall, set out the food, finished eating, and properly tidied his robes and alms bowl. He washed his feet, sat cross-legged, and began to breathe, seemingly entering meditation. He didn’t even bother to utter a single word of instruction!
I imagine that at that time, I was also sitting somewhere outside the hallway, listening and waiting to hear the sermons, feeling frustrated and disappointed. Suddenly, Subhuti appeared. Sitting in the middle of the crowd like everyone else, he stood up, respectfully bowed to the World-Honored One in accordance with the ritual, and then spoke words of praise: “How wonderful! How wonderful! How unprecedented! The World-Honored One has skillfully taught, skillfully transmitted, and skillfully entrusted the wonderful Dharma to all of you present here today.”
At that moment, I realized that an unexpected lesson had just been imparted! The surprise quickly transformed into anxiety. Oh no, I had not paid attention and had failed to closely follow the silent lecture of the Buddha! Fortunately, Subhuti had recognized it! Those who did not pay careful attention would have missed a regrettable opportunity.
Buddha had a unique approach to teaching: he conveyed lessons not through words but through actions. This method, commonly referred to as a demonstration way, aims to impart life skills. Once again, this approach emphasizes that learning and practicing Buddhism is about action rather than discussion. The principle is simple: do first, talk later, or sometimes there may be no need to talk at all. This is why Zen masters often have their students chop wood, cook rice, carry water, grow vegetables, and pound rice, all without explicitly instructing them.
Only when students confront their own concerns will they truly learn. In various unconventional ways, the teacher facilitates this process: sometimes by challenging them to capsize their metaphorical boat, other times by delivering a sudden jolt, or by providing vague answers. The teacher may pose questions such as, “Show me your mind, and I will grant you peace of mind.” These methods can surprise students and awaken them from their stupor. At the end of the course, students will not receive a diploma to showcase, nor does the teacher possess anything to give them. The knowledge and solutions are already within the students; the teacher merely assists them in discovering, experiencing, and resolving their own issues. This process is known as counseling, a contemporary method of psychological and medical therapy. The counselor acts like a midwife, aiding the mother in achieving a safe delivery, but ultimately cannot give birth for her. The child is already present in the mother’s womb.
Returning to the lesson, everyone was startled and astonished, recalling that Buddha aimed to teach them a fundamental principle: when hungry, eat; when thirsty, drink. At mealtime, one must focus on eating. Anyone who claims that eating is unnecessary either does not understand how to live or is being dishonest. Nearly two thousand years later, Trần Nhân Tông, the king of the Trần Dynasty in our country and the Zen master who founded the Trúc Lâm Yên Tử sect, echoed this sentiment in his poem Cư Trần Lạc Đạo, that when hungry, one should eat, and when tired, one should sleep.
Even the Buddha had to don his robes and carry his alms bowl to beg for food at mealtimes, let alone us! What is noteworthy is that a World-Honored One like the Buddha could simply speak, and an array of delicious dishes and exotic offerings would appear! The attendants should have prepared a proper meal for the Buddha, waiting for him to finish his sermon before serving. But no, the Buddha ventured out to find food on his own, without anyone’s assistance. He did not indulge in sumptuous, pre-prepared meals; instead, he practiced exactly what he preached. Therefore, witnessing this would be surprising! Many high-ranking monks present would likely reflect on whether they had ever allowed their disciples to serve them, preparing vegetarian dishes that were both elaborate and delectable! In modern times, we still encounter many vegetarian foods designed to resemble shrimp, fish, and chicken thighs. It is truly alarming!
We are both startled and amazed by the Buddha, the highest being, the World-Honored One, who possesses numerous illustrious titles yet remains remarkably simple. He walks barefoot with each graceful step, carrying his alms bowl to beg for food under the midday sun, accepting whatever is available to eat. The Buddha strolls leisurely and naturally, with each step taken mindfully, unaffected by the whispers and gossip of those around him—some praising him, while others criticize. He simply breathes in and out with each step, moving gently, refreshingly, and at ease.
The Buddha did not select affluent homes to beg for alms, nor did he prefer impoverished ones that might offer more comfort or familiarity. He moved leisurely from house to house, as there was no need to discriminate; both the rich and the poor had their own struggles. Everyone faced challenges, and all experienced suffering in their own ways. After several hours of walking to collect alms, any food became a delicacy. When consumed mindfully, savoring each bite, any meal could be delightful and easy to digest. It appeared that the alms bowl was just the right size to hold enough food for one person, ensuring that there would not be an excess left over.
In contemporary society, it is uncommon to witness monks begging for alms, particularly in urban areas and cities. However, when we encounter an individual clad in a kasaya, carrying an alms bowl, and walking mindfully from house to house, we cannot help but admire the ancient Great Master and feel a sense of reverence. Although monks no longer need to beg for alms for every meal, their daily practice of walking for several hours remains essential for maintaining good health. A simple diet rich in vegetables and beans while low in fat, sugar, and salt is also beneficial. Eating in a relaxed and peaceful environment, with the joy of having a sufficient meal—without fussiness or excess—transforms each meal into a delightful, healthy, and invigorating experience.
After eating, Buddha tidied up his bowl and clothes, washed his feet, and then sat down to meditate. It is noteworthy that after his meal, he did not go to sleep or engage in a heated argument; instead, he chose to meditate. This may have been the ideal moment to attune himself to his body in action, observing how food was digested, absorbed, and transformed into energy within each cell. The lesson was imparted.
If we take the time to observe more carefully, we may uncover many intriguing insights regarding the instance when the Buddha carried his alms bowl, soliciting donations from house to house. For example, the individual who sought alms was not merely a beggar but rather a giver. In this context, it becomes challenging to distinguish between those who are asking for alms and those who are giving. When the Buddha stood in front of a house, the homeowner experienced a profound sense of joy—not only because the beggar was the Buddha, but also because the act of begging conveyed a deeper significance. It served as a warning, a message, or a reminder.
The homeowner then had the opportunity to reflect on himself, listening to a voice deep within his soul. He might soon forget, but one day the reminder would resonate once more. For a noble person, it could be startling to realize that the individual walking barefoot, bareheaded, holding an alms bowl and begging, was the same person who had relinquished the position of crown prince, forsaken silk brocade, and given up a beautiful wife and royal maidservants.
There may have been individuals who chased and insulted a beggar, only to receive a grateful glance, a warm smile, and gentle steps in return. Later that night, the person who had chased and insulted the beggar was taken aback to hear another voice echoing in his heart. There were impoverished individuals who had nothing to eat and nothing to offer, yet in those moments, the shared look and smile conveyed so much. It was a message of respect, free from discrimination.
In fact, if we observe more carefully, we might notice that from the moment the Buddha stood to don his robe and pick up his alms bowl, each gesture exuded a quality distinct from our own. If someone were to ask the Buddha about his method of putting on his robe and picking up his alms bowl, he would likely smile gently and indicate that there is a difference. The Buddha approached these actions with mindfulness, while we often act hastily, gasping and grabbing our robes and alms bowls, rushing about in a flurry.
During a demonstration teaching, every gesture and action must be observed and followed meticulously to ensure proper practice. Throughout this teaching, we learned more than we anticipated. The individual who gives alms does not truly give alms. The acts of observing precepts and exercising patience are performed, but they are not done with the intention of keeping precepts and practicing patience. Ditto regarding the practices of moderation, contentment, diligence, mindfulness, and maintaining a state of ease, peace, leisure, and wisdom. Thus, we should not be surprised when we hear Subhuti proclaiming, “Rare is the World-Honored One! The Tathagata has skillfully guided and protected the Bodhisattvas and has graciously entrusted them with his teachings.”
( translated by Nguyên Giác)
Để lại một bình luận