Video clip Kỳ 5: Chương trình ”Phật học & Đời sống”
Buổi sinh hoạt tại Chùa Phật học Xá-Lợi, Tp HCM, ngày 11.11.2017
Thứ bảy 18.11. 2017 từ 15-16h30 tiếp tục kỳ 6 về: ”Đạo đế”.
Thân mời các bạn thu xếp đến vui.
Trân trọng,
Đỗ Hồng Ngọc
Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Video clip Kỳ 5: Chương trình ”Phật học & Đời sống”
Buổi sinh hoạt tại Chùa Phật học Xá-Lợi, Tp HCM, ngày 11.11.2017
Thứ bảy 18.11. 2017 từ 15-16h30 tiếp tục kỳ 6 về: ”Đạo đế”.
Thân mời các bạn thu xếp đến vui.
Trân trọng,
Đỗ Hồng Ngọc
Video clip buổi sinh hoạt ”Phật học & Đời sống” ngày Thứ bảy 4.11.2017
Ghi chú: Trả lời chung các bạn đã hỏi thăm
Ngày Thứ bảy 11.11. 2017 vừa qua Buổi sinh hoạt ”Phật học & Đời sống” tại chùa Xá Lợi Tp.HCM vẫn được tiếp tục bạn ạ, và vẫn chủ đề bàn về Tứ Điệu Đế, căn bản của Phật giáo, được học từ góc độ Đời sống. Cũng vẫn là Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế... nhưng đã được thảo luận từ góc độ rất đời, với những câu hỏi đặt ra, và thảo luận sôi nổi. Phật giáo có ”bi quan” không khi nói về ”Khổ”? Vì sao Phật nói chỉ dạy mỗi 2 điều, đó là: Khổ và Diệt khổ? Vì sao đặc điểm của Phật học là “Thiết thực, hiện tại; Không có thời gian và Đến đến để mà thấy’‘… nghĩa là không phải những chuyện viễn vông, xa lạ với đời sống con người, không phải học chỉ để biết mà còn để hành động, để sống. Đến là Thực hành và Thấy là Cảm nhận. Phải tự mình thực hành, tự mình cảm nhận, tự mình chịu trách nhiệm về mình thôi. Phật dạy: Chư ác mạc tác / Chúng thiện phụng hành/ Tự tịnh kỳ ý. Vấn đề chính là Tự mình làm cho cái Tâm ý của mình trở nên thanh tịnh. Và khi Tâm thanh tịnh thì ”cõi Phật thanh tịnh”; cho nên mới nói “Cõi Phật đâu xa!” đó vậy.
Những câu hỏi đặt ra: 1) Khổ đế: Khổ là gì? Ai khổ? Có thiệt khổ không? Có mấy thứ khổ?… 2) Tập đế: Tại sao khổ? Cái gì làm cho khổ?… 3) Diệt đế? là gi?… và 4) Đạo đế? v.v…
Kỳ sinh hoạt lần thứ 5 ngày 11.11. 2017 đã bàn về Diệt đế. Cuối tuần này mới có bản video clip do em nvquyen gởi qua để bạn theo dõi. Nếu có thì giờ, bạn có thể xem trên trang này các clip từ 1-4 nhé. Tuần tới sẽ bàn tiếp Bát Chánh Đạo (Đạo đế). Rảnh đến vui nhe.
Thân mến,
ĐHN
Vài hình ảnh:
Em nvquyen vừa gởi video clip Chương trình ”Phật học & Đời sống” của Ban Phật học Chùa Xá Lợi Tp.HCM ngày Thứ bảy 28.10.2017.
Xin chia sẻ cùng các bạn,
Cảm ơn Quyền – Nga.
ĐHN
Chương trình Trao đổi ”Phật học & Đời sống”
Chiều Thứ bảy 4.11.2017 từ 15-16h30 tiếp tục buổi Sinh hoạt thường kỳ trong Chương trình ”Phật học & Đời sống” do Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc và Cư sĩ Tô Văn Thiện phụ trách.
Địa điểm: Phòng học Chùa Xá Lợi,
89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3 TP.HCM
Trân trọng kính mời,
Ban Phật Học chùa Xá Lợi.
Chiều thứ bảy 21.10. 2017, từ 15h-16h30 tại Chùa Xá Lợi, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3 Tp.HCM sẽ có buổi trao đổi, giao lưu về ”Phật học & Đời sống”, do Bs Đỗ Hồng Ngọc và Cư sĩ Tô Văn Thiện phụ trách.
Thân mời các bạn rỗi rảnh, ghé vui.
Trân trọng,
Đỗ Hồng Ngọc.
Ghi chú thêm: Thứ bảy ngày 7.10.2017 vừa qua, để chuẩn bị cho đợt sinh hoạt với chủ đề ” Phật học & Đời sống” này cũng đã có buổi bàn thảo sơ bộ. Hôm đó có em nvquyen tham dự và đã chịu khó ghi hình – chỉ giữ lại phần ”dẫn đề”- thế này và post lên đây để các thân hữu tham khảo.
Rất cảm ơn nvquyen.
Thân mến,
ĐHN
Tin thêm: Thứ bảy 21.10. 2017 Lớp ”Phật học & Đời sống” đã được tiếp tục khá sôi nổi. Khi nào có clip do em nvquyền ghi hình gởi về sẽ post ngay để các bạn tiện theo dõi.
Ngày mai Thứ bảy 28.10.2017L ớp vẫn tiếp tục như thường lệ. Mời các bạn rảnh rỗi cứ đến cho vui nhé.
Thấy status này trên một trang Facebook. Xin chia sẻ.
Trân trọng ,
Đỗ Hồng Ngọc.
Lúc ấy, Thế Tôn hỏi Duy-ma-cật: “Như ông muốn thấy Như Lai thì quán Như Lai như thế nào?”
Duy-ma-cật thưa: “Như tự quán cái ‘thật tướng’ của thân, quán Phật cũng như vậy”(*)
Phật đã không hỏi “Như ông muốn thấy Phật thì quán Phật như thế nào?” mà hỏi “quán Như Lai như thế nào?”.
Bởi thấy Phật thì dễ quá! Phật đang đứng trước mặt đó thôi. Phật vẫn đi đứng nằm ngồi, thuyết giảng cho các đệ tử hàng ngày đó thôi.
Cho nên Phật là Như Lai nhưng Như Lai không phải Phật. Như Lai là Như Lai!
Phật là Như Lai bởi vì Phật luôn sống trong Như Lai, sống với Như Lai, nói khác đi, Phật luôn sống trong pháp thân mình, trong thật tướng mình. Khi cần thì Phật mới hóa hiện, ứng hiện cho phù hợp với mỗi tình huống. Vì thế, Phật và Như Lai tuy “không một’’ mà cũng “không khác” là vậy.
Khi ‘’quán’’ thấy được cái pháp thân của Phật, cái thực tướng của Phật thì ta thấy… Như Lai. Còn nếu chỉ nhìn vào 80 vẻ đẹp hay 32 tướng tốt của Phật thì còn lâu mới thấy Như Lai. Hay dùng âm thanh chũm chọe, ánh sáng chớp lòe… thì chẳng những còn lâu mới thấy được Như Lai mà còn bị Phật chê là “hành tà đạo”. Như Lai không có cái gì để thấy cả!
Khi Phật “thấy biết” Như Lai rồi thì Phật chỉ cười tủm tỉm, thôi nhé, đừng làm phiền ta nữa nhé. Và từ đó, với lòng từ bi, Phật “khai thị” cho chúng sanh được “ngộ nhập” như Phật, bởi chúng sanh đều có Phật tánh.
Phật có nhiều danh hiệu: Thế Tôn, Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Điều ngự trượng phu, Vô thương sĩ, Thiên nhân sư v.v… Đó là tại chúng sanh ‘’thương kính’’ Phật nên xưng tụng vậy. Phật chỉ luôn tự xưng mình là Như Lai “vô sở tùng lai diệc vô sở khứ’’ (chẳng đền từ đâu, chẳng đi về đâu): Như Lai nói thế này, Như Lai dạy thế kia…
Phổ Hiền Bồ-tát bảo gặp Phật thì kính lễ (Lễ kính chư Phật), còn khi gặp Như Lai thì chỉ còn có cách xưng tán (Xưng tán Như Lai!), tức khen ngợi, trầm trồ, thán phục, gật gù, ú ớ, bởi vì ‘’nói không được’’! Kinh Pháp Hoa bảo muốn làm Pháp sư chân chính thì phải “vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai, ngồi tòa Như Lai” chớ không nói vào nhà Phật, mặc áo Phật… cũng như nói về Như Lai thọ lượng chớ không Phật thọ lượng… Kim Cang cũng bảo muốn ‘’thấy Như Lai’’ thì phải nhìn xuyên qua bên kia cái tướng’’ (kiến tướng phi tướng tức kiến Như Lai).
Duy-ma-cật giải thích thêm cách ‘’quán’’ Như Lai. Như Lai thì “ vô danh, vô tướng; không sạch, không nhơ; không phải hữu vi cũng không phải vô vi…; không định, không loạn; không trí cũng không ngu; không thành thật cũng không lừa dối;
không đến không đi, không vào không ra; không xứng đáng cúng dường cũng không phải không xứng đáng cúng dường;
không vẩn đục, không phiền não, không tác, không khởi, không sanh, không diệt, không sợ, không lo, không mừng, không chán;
Như Lai thì “lìa mọi kết buộc, không thể định danh, không thể đo lường, không phải lớn, không phải nhỏ; không phải cái được thấy, không phải cái được nghe, không phải cái được tri giác, không phải cái được nhận biết;đồng đẳng với trí, đồng với chúng sinh; không phân biệt với các pháp;
Như Lai thì ”không thể lấy trí để biết; không thể lấy thức để nhận thức; dứt tuyệt tất cả con đường ngôn thuyết ; không thể bằng tất cả ngôn thuyết để hiển thị hay phân biệt.(*)
***
Thế Tôn hỏi Duy-ma-cật: “Như ông muốn thấy Như Lai thì quán Như Lai như thế nào?”
Duy-ma-cật thưa: “Như tự quán cái ‘thật tướng’ của thân, quán Phật cũng như vậy”(*)
***
Muốn thấy Như Lai thì phải quán, mà trước hết là quán cái thực tướng của chính thân mình và… ‘’quán Phật cũng như vậy’’.
Cho nên Phật day: “Hãy nương tựa chính mình!”.
Đỗ Hồng Ngọc
(9-2017)
………………………………………………………………………………..
(*) Duy-ma-cật sở thuyết kinh, Tuệ Sỹ dịch Việt, 2008.
Vài hình ảnh Chùa Phật học Xá-Lợi “ngày xưa”
“Ngày xưa” ở đây là chỉ mới cách đây vài tuần lễ thôi, khi sân chùa còn là một khoảng không gian đầy cây xanh bóng mát, chim hót líu lo và sóc nâu chuyền cành, khách thập phương có thể hít thở chút không gian xanh còn sót lại hiếm hoi ở thành phố ồn ào náo nhiệt này. Hôm nay thì cây xanh đã được chặt đốn dọn dẹp trống huơ để xây dựng thêm những công trình mới.
Chùa Phật học Xá-Lợi là một trong những ngôi chùa cổ, lịch sử của Sài-gòn, Tp HCM, nơi có nhiều di tích được nhiều khách trong và ngoài nước tham quan, thưởng ngoạn. Chùa có một kiến trúc đặc sắc của phương Nam khó tìm thấy ở đâu. Sinh hoạt cũng rất độc đáo. Không có chuyện mê tín dị đoan, bói toán, vàng mã, khói nhang nghi ngút… Chánh điện chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca uy nghi và tĩnh lặng. Chùa cũng là Trung tâm nghiên cứu Phật học, với nhiều lớp học, Thư viện sách quý, tòa soạn báo Từ Quang, Ban Phật học, gia đình Phật tử, các đạo tràng hoạt động khá tốt…
Dưới đây là vài hình ảnh sân chùa ”ngày xưa” khi còn nhiều cây xanh bóng mát !.
Đỗ Hồng Ngọc
(Saigon, 7/06/2017)