Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Vì sao cô bé bán khoai đậu 3 trường đại học còn bạn ta rớt tới 4 trường?

17/08/2009 By support2 11 Comments

hinhCâu trả lời rất đơn giản: Một là cô bé bán khoai ăn toàn khoai trước và trong ngày thi, còn bạn ta ăn toàn những thực phẩm béo bổ, cao năng lượng, những thứ fast food, gà rán khoai tây chiên, hamburger và cao lương mỹ vị các thứ… Các thực phẩm béo bổ chứa nhiều calo, nhiều dầu mỡ, cao năng lượng đó một khi ăn vào đầy bao tử thì máu phải dồn về bao tử để tiêu hoá, làm cho ta thấy nặng bụng, buồn ngủ, nhướng mắt không lên. Cứ y như

một con trăn nuốt trọng con mồi thì phải nằm cuộn tròn lại mà tiêu hoá từ từ cho đến hết. Khổ cái là bạn ta ăn chưa kịp tiêu đã bị ba mẹ, bà bếp, oshin mang nào sữa, nào nước ngọt, trái cây, bánh kem chocolat, sâm cao ly… các thứ nhồi nhét tiếp, nào được khuyên phải ăn đồ bổ cho có trí nhớ tốt, nào phải đủ  năng lượng để lấy sức học thi v.v… Kết quả chỉ có ăn và ăn, ăn suốt ngày thì đầu óc đâu mà học! Người học mà say mê vào việc học, tập trung vào việc học  thì “ đêm quên ngủ, ngày quên ăn…” có đâu cứ ăn chưa xong bữa này thì đã tính ăn bữa tiếp.

Hai là cô bé bán khoai chắc chắn không có uống thuốc bổ óc, thuốc giúp trí nhớ baogiờ! Tiền đâu mà uống? Mẹ bệnh còn chưa có tiền uống thuốc! Mà thực ra làm gì có thuốc bổ óc, thuốc giúp trí nhớ kia chứ! Vấn đề chỉ là “người khôn ăn bòn kẻ dại” thế thôi! Vì có kẻ lười học, làm biếng học mà múôn có trí nhớ tốt, muốn thi đậu cho nở mặt nở mày thì “người khôn” bèn dụ nó, bán cho nó vài món lăng nhăng, đặt tên Tây tên Tàu cho thật kêu, thật oai, thật hấp dẫn để móc túi nó cho dễ.  Nó mà rớt thì nó nghĩ tại uống chưa đủ đô, năm sau sẽ càng bỏ tiền mua uống tiếp! Phải biết rằng kẻ uống thuốc bổ não là bởi não quá nghèo nàn, kẻ uống thuốc giúp trí nhớ là bởi trí nhớ quá kém cỏi. Nghèo nàn vì không dành thì giớ để trui rèn, để đọc sách báo, nâng cao kiến thức, chỉ lo “rèn” cái bao tử và đua đòi này khác. Người ta thường nói “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển” là vậy. Còn trí nhớ kém cõi bởi các thần kinh não bộ thay vì dùng để nhớ bài học thì phải dùng để lắp đầy các chuyện đâu đâu. Não bộ ta như cái hộp, đã đựng cái này chật rồi thì không thể đựng cái khác nữa. Nhồi nhét  vào đó đầy những games, những chat thì còn mong gì có chỗ cho chuyện học với hành, thi với cử!

Thuốc giúp trí nhớ tốt nhất lại chính là không khí trong lành. Người biết học thì kiếm nơi vắng vẻ để học cho đươc tập trung, thoáng khí, chẳng hạn ra công viên, ra bờ sông. Học mỏi rồi thì vận động thể lực một chút để thay đổi không khí, thay đổi môn học này bằng môn học khác cũng là cách…giải trí tốt.

Thuốc giúp trí nhớ tốt là các món ăn nhẹ nhàng như một cục xôi đâu, một ly chè đậu, chè khoai gì cũng được, một tô canh bí, một cái … trứng hột vịt (đã được kiểm dịch, bảo đảm không có H5N1). Không phải chè đâu làm cho đậu mà trong chè có đường, trong đâu có đạm. Đường, đạm là các chất cần thiết cho bộ óc. Cũng như không phải ăn hột vịt, ăn canh bí… mà rớt như những kẻ mê tín dị đoan bày đặt, trái lại trong trứng có nhiều vitamin, trong bí có acid glutamic…

hinh2
Tóm lại, những ngày học thi cần ăn uống giản dị để bao tử đỡ vất vả, tập trung trí nhớ cho việc học, biết vận động thể lực, biết tổ chức việc học, không ỷ lại vào các thứ thuốc bổ, thuốc giúp trí nhớ nhảm nhí thì mới mong thi đâu đâu đó. Ta hiểu vì sao không chỉ cô bé bán khoai đậu 3 trường, mà cô bé bán xôi , bán hột vịt lộn cũng đậu, cậu bé sửa xe đạp, cậu bé bán báo  đều  đậu, nhiều khi là thủ khoa, mà báo chí năm nào cũng có dịp loan tin!

BS Đỗ Hồng Ngọc

Filed Under: Viết cho tuổi mới lớn Tagged With: Vi sao co be ban khoai dau 3 truong dai hoc con ban ta… rot toi 4 truong?, Vì sao cô bé bán khoai đậu 3 trường đại học còn bạn ta… rớt tới 4 trường?

Comments

  1. keodua47 says

    18/08/2009 at 6:38 sáng

    Cam on Tac gia, da COPY lai va gui cho cac chau trong tuoi hoc thi. Chinh doc gia nay cung NHAM LAN ve viec an uong trong khoang thoi gian do, dau biet rang ho CU va DAU la loai dinh duong rat tot cho viec phat trien.

  2. hoàng says

    15/11/2010 at 12:14 sáng

    Con rất thích bài viết này!!!
    Vấn đề đặt ra được giải quyết một cách dí dỏm nhưng vẫn đạt kết quả cao

  3. Bac Si Do Hong Ngoc says

    15/11/2010 at 8:17 sáng

    Cam on Hoang. Doc ma “tham thia” nhu vay la rat quy.

  4. sĩ tài says

    12/03/2011 at 9:21 chiều

    Bài viết của bác rất hay, con có 1 số ý kiến như vầy:
    _ Về liều thuốc giúp trí nhớ tốt ngoài không khí trong lành, đồ ăn đơn sơ ra, thì còn có 1 yếu tố nữa đó là địa điểm học, thống kê bên Nhật cho thấy 90% hs đỗ cao tại các trường đại học đều học nơi có mặt cha, mẹ (nhà bếp, phòng khách, … kể cả nơi làm việc của cha mẹ, vd như đứa con gái của Marie Curie, cũng học bên mẹ tại phòng thí nhiệm và sau này đã đạt giải nobel) –> cho thấy mối quan hệ giữa cha, mẹ và con cái là rất quan trọng trong việc ôn thi
    _ 1 điểm mà con ko đồng ý lắm vs bác đó là “Còn trí nhớ kém cõi bởi các thần kinh não bộ thay vì dùng để nhớ bài học thì phải dùng để lắp đầy các chuyện đâu đâu. Não bộ ta như cái hộp, đã đựng cái này chật rồi thì không thể đựng cái khác nữa.” – Điều này không đúng lắm vì não bộ có thể chứa gần như là vô hạn thứ, nhưng bởi vì các bạn ấy chỉ chuyên tâm vào những thứ vô bổ, nên những thứ cần thiết như học bài, ông bài, làm bài tập, nghiên cứu vô rất ít, mà có vô thì cũng ít các liên kết nơ-ron về mặt này, trong khi đó các liên kết nơ-ron về chơi bời lại nhiều (liên kết nơ-ron quyết định sự hiểu biết của con người về một vấn đề nào đó, càng nhiều liên kết về nó, chúng ta càng giỏi).

    Xin hết ạ !

  5. Bac Si Do Hong Ngoc says

    13/03/2011 at 7:39 sáng

    Rất cảm ơn những góp ý của Sĩ Tài.

  6. Giang says

    13/03/2011 at 8:49 sáng

    Não bộ có giới hạn chứ không phải là chứa được “gần như vô hạn” mọi thứ, trí nhớ của chúng ta đa phần là trí nhớ âm tính, mà sau đó sẽ bị xóa đi bằng cách ức chế những con đường “liên kết nơron”, để thu nhận thông tin mới, và lưu trữ những thông tin quan trọng, nếu không sẽ bị quá tải và mất khả năng nhớ.

  7. Bac Si Do Hong Ngoc says

    13/03/2011 at 1:09 chiều

    Đúng vậy. Thầy cảm ơn Giang.

  8. Vương Đức Long says

    03/05/2011 at 9:22 sáng

    Cảm ơn Bác. Đọc bài này con cười rất nhiều, nhưng trong đó có cả những điều đáng phải xem xét lại về “sự nghiệp ăn uống” của chúng ta hiện nay, và con cũng là một trong những người đang được bồi bổ nhiều đôi khi đến quá mức như vậy.

  9. NVThanh says

    24/07/2011 at 9:32 chiều

    Cháu chỉ muốn góp ý về trí nhớ như chiếc hộp thôi, điều đó rất đúng. Nhưng chiếc hộp như thế nào là kiểu của mỗi người cũng như việc chứa đồ trong chiếc hộp ấy. Tùy theo cách bạn quăng những thứ cần nhớ chiếc hộp hay nhẹ nhàng đặt vào, cũng có khi là biến nó thành vật khác rồi đặt vào? Đó là những cách học mà mỗi người lựa chọn thôi!

  10. Hung says

    21/05/2012 at 4:38 sáng

    Đọc bài thật là thú vị, nhất là năm nay tôi cũng có con gái phải học thi tuyển !
    Ở nhà cũng có cho cô bé uống thuốc, hỗn hợp sâm, mật ong và ….không biết thứ gì nữa !
    Uống thực ra có thể không ít lợi lắm những rất hiệu nghiệm vì giúp Ba Mẹ được an tâm, thuốc này có rất nhiều Ba Mẹ cho con uống, phần lớn những bạn của con tôi đều phải uống thuốc nầy hoặc những loại gần giống, câu hỏi về thực chất và kết qua của thuốc này đã được các học trò đặt ra trong giờ học về dược, sinh viên thi tuyển dược và Y học chung năm dự bị, câu trả lời của ông thấy dạy về dược là “hoàn toàn vô bổ ít !”
    Về việc bộ óc có thể chứa nhiều vô hạn hay không ? Nếu tôi không lầm thì trong cả đời người chúng ta dùng có lẽ chỉ một vài phần trăm của những gì bộ óc có thể chứa, vấn đề là chúng ta không có hoặc không biết rõ ràng về vấn đề “fonctionnement” của bộ óc tạm dịch là không biết rõ cách làm việc của bộ óc vì vậy chúng ta chưa dùng hết được những tiềm năng của bộ óc.

    HƯNG/

  11. Hung says

    21/05/2012 at 4:01 chiều

    Xin được nói thêm là ở bên Pháp nầy cuối năm dự bị Y-Dược phải thi tuyển, chỉ có khoảng 10% đến 12% thí sinh đậu vào năm thứ hai, tức là trên 10 sinh viên học thì có đến 8 hay 9 người rớt ! Học thi như vậy rất là gay go, không chỉ cho người sinh viên mà còn cho cả nhà, cha mẹ, anh chị em đều phải tạo một môi trường rất thuận tiện để giúp người sinh viên, nói nôm na thực tế là : đi học về ngồi vào bàn ăn cơm ngay không phải mất thì giờ, ăn xong đi học tiếp : chỉ có ăn và học, học chán thì giải trí rồi lại tiếp tục ăn và học từ sáng sớm đến lúc lên giường đi ngủ !
    Đúng là “…Người học mà say mê vào việc học, tập trung vào việc học thì “ đêm quên ngủ, ngày quên ăn…” có đâu cứ ăn chưa xong bữa này thì đã tính ăn bữa tiếp…” Thiếu ăn thì học cũng không được “có thực mới vực được đạo” mà chỉ lo ăn thì cũng không xong vì sinh ra “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển ”

    Ở bên này đúng là “…đêm quên… ăn, ngày quên …ngủ “ mà còn không đủ thì giờ còn nói chi đến việc chát chiếc hay game giếc gi !

    “…Phải biết rằng kẻ uống thuốc bổ não là bởi não quá nghèo nàn, kẻ uống thuốc giúp trí nhớ là bởi trí nhớ quá kém cỏi. Nghèo nàn vì không dành thì giớ để trui rèn, để đọc sách báo, nâng cao kiến thức, chỉ lo “rèn” cái bao tử và đua đòi này khác. Người ta thường nói “đầu óc ngu si, tứ chi phát triển” là vậy. Còn trí nhớ kém cõi bởi các thần kinh não bộ thay vì dùng để nhớ bài học thì phải dùng để lắp đầy các chuyện đâu đâu. ..”
    Có lẽ trong tất cả các bộ phận trong người thì não là bộ phận có tỉ lệ dùng máu nhiều nhất, não chỉ có hơn 1kg tức là một người 50kg não chỉ chiếm có 1/50 trọng lượng, mà dùng máu nhiều hơn tất cả các bộ phận khác trong người ! Khi não thiếu máu thì sinh ra buồn ngủ …. Thực ra uống mật ong thì đem lại đường, một loại đường đi vào máu rất mau vi vậy đem chất đốt cho não.
    Khi não được tiếp tế đầy đủ thì vấn để lại ở chổ hoạt động của não, đọc hay học một lần thì các liên kết nơ-ron chưa có ngay, nhưng đọc rồi vẻ ra, rồi đem về những ví dụ hàng ngày, đọc đi đọc lại nhiều lần thì lúc đó liên kết nơ-ron được tạo ra càng ngày càng nhiều, có một lúc “học vỡ ra” là các liên kết được hoàn thành.

    Nói tóm lại cái học phải đến từ nhiều mặt, phải mất nhiều thì giờ phải có thói quen…học !

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

Đỗ Hồng Ngọc: Đi & Học

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

Mời tham dự buổi Nói chuyện “Úc Du…” của Đỗ Hồng Ngọc

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

Nguyên Giác: KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

LÕM BÕM HỌC PHẬT

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Biết ơn mình để có nếp sống mạnh khỏe hơn
  • Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Có một buổi Giao lưu về “Biết Ơn Mình”
  • Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019
  • Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Lê BìnhLB trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Lê Thị Cẩm trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • Diêu Trong (Kim Cúc) trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • le tran trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • duc.vu trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Quốc Hoàng trong Giới thiệu

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email