Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Nỗi khổ của Thần đồng…

01/07/2009 By support2 1 Comment

thandongNhìn bé Adora Svitak, thần đồng văn chương Mỹ, súng sính trong chiếc áo dài xanh  truyền thống Việt Nam với mái tóc cắt ngắn giản dị, xinh tươi, không ai là không thương mến và ngưỡng mộ. Từ lâu người ta  thấy nhiều thần đồng về bóng đá, về âm nhạc, cờ vua,   toán học mà ít thấy thần đồng về văn chương! Adora hiện đã là một thần đồng văn chương, có lẽ không chỉ của Mỹ mà còn của cả thế giới. Những ngày ở TP.Hồ Chí Minh, cô bé tất bật với bao nhiêu là buổi họp mặt giao lưu nơi này nơi khác, gặp gỡ các nhà báo, nhà văn, thầy cô giáo, trả lời trực tuyến trên báo Tuổi Trẻ, ra mắt tủ sách ở báo Thanh Niên, trò chuyện trên đài truyền hình… Bận rộn là vậy nhưng em vẫn không quên nhai hạt điều và ăn xoài, những món khoài khẩu của em tại đây. Có lẽ dòng máu Đông phương trong em làm cho em không khác chút nào với một bé gái Việt Nam, đã gợi lên trong lòng nhiều bậc cha mẹ trẻ ước mong mình cũng có đựơc một đứa con xuất chúng như thế!

Thực ra ở nước ta từ xưa đã có những thần đồng như Lương Thế Vinh, Lê Qúy Đôn… nổi tiếng trong sử sách và gần đây cũng đã phát hiện nhiều dấu hiệu của thần đồng như một bé 3 tuổi nào đó chưa học mà đã biết đọc báo, đọc sách, một bé 4 tuổi đã làm toán xuất sắc và có trí nhớ tuyệt vời… ! Nhiều bà mẹ bây giờ có khuynh hướng chọn ngày chọn giờ để mổ đẻ, mong cho con mình đựơc sinh vào ngày tốt, giờ tốt, nếu không đựơc là thần đồng, thiên tài thì ít ra sau này cũng đựơc hơn người, giàu sang phú quý…  Đó chính là một trong những lý do đưa đến việc mổ đẻ ngày càng nhiều, gây nhiều tai biến cho trẻ do sinh non ngày tháng, dẫn đến suy hô hấp, nhiễm trùng và trong tương lai không xa có thể còn bị bệnh thần kinh, tâm thần rất đáng lo ngại! Chính vì thế mà ngành y tế mới đây đã có quyết định ngăn cấm sự lạm dụng sanh mổ!

Trên thế giới cũng không thiếu những thần đồng! Mozart, 250 năm trước, mới 3 tuổi học đàn, 5 tuổi sáng tác nhạc và 6 tuổi đã là một thiên tài âm nhạc nổi tiếng. Gần đây báo chí nhắc đến Sha Yano, được xem là một trong những thần đồng nhỏ tuổi nhất, người Mỹ mang trong mình hai dòng máu Nhật – Hàn với chỉ số thông minh (IQ) trên 200 (người bình thường là 85-115). Sho Yano phải học riêng tại nhà với bố mẹ do không có trường nào nhận cậu bé mới 7 tuổi vào học bậc trung học. Khi 8 tuổi, Sho Yano đậu trung học phổ thông và bước vào đại học lúc 9 tuổi. Đại học Loyola đã cấp học bổng cho Sho và chỉ mất 3 năm Sho đã hoàn thành chuyên ngành hóa sinh.  Còn thần đồng Ấn độ William James Sidis 7 tuổi xuất sắc về tóan học;  8 tuổi, vượt qua môn thi Cơ thể học tại Đai học Y khoa Harvard, 9 tuổi biết cả chục ngoại ngữ và năm 11 tuổi đã là giảng viên toán tại Harvard. Cha cậu là nhà tâm lý học hàng đầu, giáo sư của Đại học Harvard. Chính ông đã chỉ trích mạnh mẽ cách dạy trẻ theo truyền thống – mà ông cho là cản trở sự phát triển của trẻ- để tự đề ra những phương pháp dạy mới mẻ. Giới truyền thông đặc biệt quan tâm từng bứơc phát triển của Sidis. Nhưng bất ngờ là chẳng bao lâu sau, Sidis rơi vào tình trạng khủng hoảng thần kinh, và chết vào tuổi 46.

Akrit Jaswal'sKhi nghiên cứu não bộ của các thần đồng qua hình ảnh máy chụp cắt lớp cộng huởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu ghi nhận có sự họat động mạnh của chuyển hoá tế bào não, khối lượng máu cung cấp tăng cao ở các vùng não tương ứng. Thần đồng rõ ràng có nguồn gốc từ gène di truyền nhưng rất cần có môi trường thuận lợi mới mong phát triển tốt đẹp. Một thần đồng có thể có IQ rất cao, vượt cả Einstein như Akrit Jasswal ở Nurpur – thần đồng y học- nhưng cũng lại rơi vào thất bại dù có đựơc cả một labo riêng để nghiên cứu điều trị ung thư và AIDS. Không có gì đảm bảo một người trẻ có IQ cao sẽ thành công khi trưởng thành bởi không thể chỉ dựa vào IQ.  Có hai mối nguy cơ lớn cho thần đồng: một là sự kỳ vọng của cha mẹ, người thân, và hai là sự “giám sát, theo dõi” của giới truyền thông và dư luận. Để một trẻ phát triển đựơc hài hòa, cần có sự phát triển cân đối cả về trí tuệ, về cảm xúc, về xã hội và về thể chất. Bác sĩ Pralhjot Malhi, tiến sĩ tâm lý học, giáo sư Nhi khoa nói: cha mẹ những bé xuất chúng cần đựơc tham vấn. Những kỳ vọng không thực tế của họ có thể đẩy trẻ đến chân tường! Một bé 12 tuổi dù trí thông minh đến đâu thì về cảm xúc, về thể chất vẫn là một bé 12 tuổi. Sự “lệch pha” này tạo nên những khó khăn cho trẻ, nhất là khi phải hòa nhập với cộng đồng. Sự phát triển không hài hòa làm cho trẻ bị dồn nén, có những hành vi không phù hợp. Trong nhóm trẻ cùng lứa, các em không thể chơi chung, bởi trong khi các em say mê toán, say mê y học, văn chương thì các trẻ khác chỉ chơi trò chơi… con nít! Do đó, các em dễ trở nên cao ngạo, và bị kỳ thị, xa lánh. Chủ yếu là do trở ngại về truyền thông, ngôn từ sử dụng và hành vi không phù hợp. Bản thân các em cũng thường tự đòi hỏi ở mình quá cao, luôn luôn muốn tuyệt đối hoàn hảo, nên rất dễ rơi vào thất vọng,  ngã lòng một khi thất bại. Và cũng vì quá thông minh, quá nhạy cảm, các em càng dễ bị sốc khi nhận thấy mọi sự không trơn tru, không tốt đẹp như mình nghĩ tưởng!  Nghiên cứu còn cho thấy các bé gái thần đồng thường không chấp nhận giới tính của mình, không có đựơc hạnh phúc trong đời sống bình thường mai sau. Tóm lại, thần đồng rất cần đựơc sự chăm sóc đặc biệt để tránh những nguy cơ nói trên.

Trở lại với Adora Svitak. Em thật dễ thương. Thật ngoan. Em có đựơc ông bố và bà mẹ ý thức rõ thế giới của em, biết cách hỗ trợ em.  Adora hiện không học ở trường mà học ở lớp riêng tại nhà, học cả chương trình cấp 1 và 2, vẫn tiếp tục đọc sách và viết lách và đi đây đi đó với mẹ. Mơ ước của em rất đơn giản: trở thành một cô giáo. Thế nhưng thấy cách làm việc của em hiện nay ai cũng phải lo ngại cho em: trong khi các bạn cùng tuổi đang vui chơi “như một đứa con nít” thì em đã phải đọc mỗi ngày 2-3 cuốn sách văn học, lịch sử, triết học…mỗi năm viết hằng trăm truyện ngắn và tiểu thuyết, không kể các họat động xã hội, đi đó đi đây…

Cầu chúc em đựơc bình an!

Các vấn đề mà một “thần đồng” thường gặp phải:

1. Phát triển không đồng đều:Trí thông minh của một người lớn – hơn cả người lớn- nhưng cảm xúc vẫn là của một đứa con nít nên hành vi không phù hợp, thể chất yếu đuối, thiếu kinh nghiệm giao tiếp xã hội, dễ bị phê phán…

2. Lúc nào cũng muốn hoàn hảo. Tự đặt mục tiêu cho mình quá cao. Tưởng tượng rất mạnh, quá mẩn cảm, trong khi tiếp cận thực tế thấy không phải vậy, mất kiên nhẫn, nản lòng, tự coi là thất bại. Đặc biệt khi có sự tâng bốc của dư luận.

3. Kỳ vọng của người thân quá lớn. Không có thì giờ vui chơi với bạn bè cùng lứa, không hòa mình đựơc với chúng bạn, bị cách ly, cô độc.

4. Quan niệm lệch lạc về mình: phát triển sớm trong một lãnh vực nào đó, cộng với kỳ vọng của người thân đưa đến khủng hoảng tâm lý, lẫn lộn mục tiêu trong nghề nghiệp, bị cái nhìn soi mói, dò xét  của mọi người, dễ tự cô lập.

5. Khó kết bạn  Trong nhóm bạn cùng lứa thì tỏ ra là một người lớn. Suy nghĩ nói năng như một người lớn. Trở ngại truyền thông: ngôn từ, hành vi, ý tưởng không phù hợp lứa tuổi. Dễ tự cao tự đại.

6. Môi trường học tập không phù hợp. IQ khác biệt dẫn đến học hành chán nản.

7. Không chấp nhận giới tính/ Khó khăn trong hôn nhân gia đình, nghề nghiệp

8. Cha mẹ sẵn sàng “dán nhãn” cho con mình. Thầy cô sẵn sàng truyền đạt hết kiến thức cao nhất của mình, ai cũng muốn em phải xuất sắc môn mình dạy khiến em bị “tẩu hỏa nhập ma”! Giới truyền thông theo dõi giám sát từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói!

BS Đỗ Hồng Ngọc

Các bài viết khác:

Thi rớt…?
Khi mới lớn…

Filed Under: Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Noi kho cua Than dong…, Nỗi khổ của Thần đồng…

Comments

  1. Thuy HQCBM says

    03/07/2013 at 7:44 sáng

    Bác sĩ đã nhìn xa và thấy được “thảm họa” của hiện nay (đã hơn 5 năm rồi nhưng thực trang hiện nay vẫn còn đúng y). Xin phép BS được chia sẻ bài viết này đến các bậc phụ huynh.

    Cám ơn BS.

    TT

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Vài hình ảnh “Tất niên” Ct PH & ĐS

Đọc TRĂNG VÀNG THUYỀN KHÔNG của Sa môn Thích Giác Toàn

Kỳ 50: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 49 Phật Học & Đời Sống

Kỳ 48: Phật học & Đời sống

Kỳ 47: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 46: Phật Học & Đời Sống

Vài hình ảnh về buổi “Họp mặt kỷ niệm 1 năm PH & ĐS”

Kỳ 45 PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 44 Phật Học & Đời Sống

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Tùy bút “Một ngày kia đến bờ” (kỳ 2)
  • Tùy bút: “Một Ngày Kia Đến Bờ”
  • Thư gởi bạn xa xôi “Tìm Tết” (tiếp theo)
  • Thư gởi bạn xa xôi: “TÌM… TẾT!”
  • thơ Trần Vấn Lệ: Cuối Năm Con Chó

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tùy bút: “Một Ngày Kia Đến Bờ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tùy bút: “Một Ngày Kia Đến Bờ”
  • hai trầu trong Tùy bút: “Một Ngày Kia Đến Bờ”
  • Nguyễn Hoàng Diệu (Năm Lúa) trong Tùy bút: “Một Ngày Kia Đến Bờ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thở đúng cách để chữa bệnh
  • Huỳnh tấn Hải trong Thở đúng cách để chữa bệnh
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Dao trong Giới thiệu
  • Đỗ Xuân Chưởng trong “Cân bằng cuộc sống” cách nào?
  • Văn Minh Hồng (nam) trong Kỳ 50: PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email