Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Chuyện khó nói…

30/07/2010 By support3 7 Comments

BS Đỗ Hồng Ngọc

Nếu bạn nghĩ rằng phải đợi đến một cái tuổi nào đó của trẻ rồi mới được bắt đầu làm “giáo dục giới tính” và cho rằng nhà trường mới chính là nơi có trách nhiệm trong vụ việc này thì bạn đã lầm rồi đó! Nhiều người cũng nghĩ như bạn.

Thật ra giáo dục giới tính  phải được thực hiện càng sớm càng tốt và phải được bắt đầu ngay từ dưới mái gia đình. Bố mẹ, ông bà, người giúp việc… là những người thầy đầu tiên của trẻ. Bạn biết chuyện một người cha thấy cậu con trai 15 tuổi của mình đã lớn ngồng bèn kêu lại nghiêm trang bảo hôm nay bố có chuyện quan trọng, nhưng rất tế nhị, khó nói, muốn trao đổi với con, đó là chuyện tình dục. Cậu con trả lời bố yên tâm, bố có gì thắc mắc cứ hỏi đi ạ! Dĩ nhiên đó là một chuyện vui, nhưng mới đây tôi được nghe nữ nghệ sĩ QH nói một hôm hai vợ chồng chị chở đứa con gái 8 tuổi đi chơi, bỗng nó hỏi “Bố ơi bố, bố có dùng bao cao su không bố?” làm chị và ông xã đều ngỡ ngàng! Thì ra nó được học ở lớp! Rằng vợ chồng phải chung thủy, nếu không thể chung thủy được thì phải dùng bao cao su…

Rồi gần đây cũng nghe nhiều bậc cha mẹ trẻ báo động rằng gia đình họ bố mẹ đều là dân Hà Nội gốc, Sài gòn gốc mà sao con họ nói toàn giọng quê, ngọng nghịu của những vùng miền khác?  Thì ra, đứa bé lớn lên từ cái ăn cái ở trong vòng tay của người giúp việc . Chị giúp việc đã vô tình dạy bé những ngôn từ, cử chỉ, thái độ ứng xử của mình… đối với mọi thứ chuyện trên đời! Và bé học thật nhanh, kể cả những tiếng chữi thề, nói tục. Không cách nào khác vì không thể không có chị. Phải khó khăn lắm mới tìm được một người vừa ý. Một người “bận rộn” trẻ khác tâm sự rằng con trai anh ba tuổi phải giao cho người giúp việc vì hai vợ chồng đều đầu tắt mặt tối lo làm ăn, nhiều khi đi tỉnh này tỉnh khác năm ba ngày là thường. Gần đây anh ngạc nhiên thấy thằng bé cứ vò vọc chim mình đủ kiểu. Thì ra cô giúp việc khi bồng bế, tắm rửa, thay quần thay áo cho bé đã thường xuyên vui đùa với bé như vậy nên đã hình thành một thói quen.

Giáo dục giới tính là một tiến trình suốt cả đời người, là chuyện phải làm hằng ngày mà trước hết là ở ngay tại gia đình, nhằm trang bị kiến thức, hình thành nhân cách, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản sau này.  Nó bao gồm sự phát triển tính dục, các mối quan hệ giữa người với người, tình bạn, tình yêu, hình ảnh về thể chất và vai trò giới. Giáo dục giới tính đề cập các khía cạnh về sinh học, văn hóa xã hội, tâm lý và tâm linh của vấn đề từ lãnh vực nhận thức đến lãnh vực tình cảm và hành vi  của mỗi cá nhân.

Ngay từ lúc mới sinh, trẻ đã đựơc học về tình yêu thương, trìu mến, vuốt ve, cưng nựng, học về những mối quan hệ trong gia đình, cha mẹ, ông bà… Trẻ học về giới tính khi cha mẹ chăm sóc, chuyện trò hằng ngày, lúc vui chơi với chúng, lúc thay quần đổi áo cho chúng, dạy chúng biết các bộ phận của cơ thể, từ mắt mũi, tai miệng, đến bộ phận sinh dục… để không “phân biệt đối xử” mà phải có trách nhiệm gìn giữ vệ sinh đâu đó đàng hoàng. Trẻ lớn dần lên thì hiểu biết sẽ rộng thêm về sinh lý học cũng như về cách ứng xử, thái độ phù hợp của gia đình cũng như của môi trường xã hội chung quanh.

Cần cởi mở, chấp nhận, sẵn sàng lắng nghe trẻ. Một đám cưới ở nhà hàng xóm,  một người bà con sắp sanh… đều là những cơ hội để “luận bàn”. Chủ động đặt ra những câu hỏi thăm dò, từ đó giảng giải và nêu lên “quan điểm” của mình!

Nhiều gia đình hiện nay vẫn nghĩ nhà trường chịu trách nhiệm chính về chuyện giáo dục giới tính cho trẻ. Không đâu. Nhà trường chỉ “bổ sung” thêm thôi, vì như đã nói đây là một vấn đề văn hóa, tùy lối sống của mỗi gia đình. Thực tế, ta chưa có một chương trình Giáo dục giới tính toàn diện cho học sinh. Một số trường kết hợp với một vài “Dự án” tổ chức các buổi gọi là “giáo dục giới tính” theo cách của mình, riêng lẻ, manh mún, chủ yếu là dạy cách xài bao cao su và cách tránh thai. Ở lứa học sinh 13-17 có thể có đôi ba em đã quan hệ tình dục sớm, nhưng một số các nhà làm dự án mặc nhiên coi tất cả đều đã có quan hệ tình dục rồi và họ thao thao thuyết giảng, sắm vai, đóng kịch, bày trò chơi… về cách dùng bao cao su, cách tránh thai, phá thai bằng thuốc các thứ…

Như đã nói giáo dục giới tính là một tiến trình học hỏi suốt đời, hằng ngày, trong gia đinh là chủ yếu, sau đó mới đến trường học. Nhà trường, để có thể dạy được cần có một chương trình toàn diện, giáo viên được chọn lọc và tập huấn rất kỹ. Đừng quên rằng truyền hình, sách, báo, phim ảnh, games online… là những “nguồn lực” giáo dục giới tính rất mạnh mẽ, tạo nên cách nghĩ cách làm cho cả thế hệ, cả cộng đồng, nên phải hết sức có trách nhiệm.

Đã đến lúc Bộ Giáo dục – Đào tạo phải soạn một Chương trình Giáo dục giới tính toàn diện, phù hợp cho từng cấp lớp (lứa tuổi), phù hợp với văn hoá Việt Nam, không thể trì hoãn trong tình hình hiện nay.

Còn trong gia đình thì ông bà, cha mẹ, người giúp việc… chính là những người thầy đầu tiên của trẻ về giáo dục giới tính, không thể thoái thác được, không thể chờ đợi và cũng không thể khoán trắng cho ai khác.

Filed Under: Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn, Tuổi mới lớn Tagged With: Chuyen kho noi…, Chuyện khó nói…, Do Hong Ngoc, Do Nghe, giáo dục giới tính, giao duc gioi tinh, Đỗ Hồng Ngọc, Đỗ Nghê

Comments

  1. Quynh Hoa says

    30/07/2010 at 3:09 chiều

    Truoc het em xin co loi cam on ve bai viet nay cua anh, vi no da danh thuc bon phan va trach nhiem cua nhung bac lam cha me ve van de giao duc gioi tinh cho con tre ( ma doi khi ho da vo tinh quen lang)

    Nhung o day em cung co mot cau hoi muon tham khao y kien cua anh la: Chung ta phai giao duc nhu the nao?
    Sao em thay kho qua. Noi nhu the nao cho chung hieu va hieu den muc do nao la du? (dung qua sau ma cung dung qua so sai).

    Mong nhan duoc thu hoi am cua anh.

    Quynh hoa

  2. Ái Việt says

    30/07/2010 at 4:54 chiều

    AV cũng rất quan tâm đến chuyện này khi muốn GDGT cho con và cháu của mình. Mỗi gia đình có một cách riêng phải không anh Ngọc! Em dạy con rất “tùy duyên”; khi xem phim, đọc báo, nghe ngóng … là có thể áp dụng “bài giảng nhanh” liền. Nhiều khi cũng ngại “nói nhiều” thành nhàm chán. Nhưng cũng không thể lơ là được, phải vậy không anh?

  3. Bac Si Do Hong Ngoc says

    30/07/2010 at 5:31 chiều

    Đúng vậy. Đó cũng là câu trả lời cho Quỳnh Hoa. Thái độ của bố mẹ trong lúc nói chuyện này với con là rất quan trọng. Đừng làm ra vẻ “trầm trọng” gì cả, mà thản nhiên như không, như “bác sĩ” nói với “bệnh nhân” vậy. Phải tùy tình hình cụ thê, tùy cơ hội mà ứng phó đến đâu thì đủ. QH nên có cuốn “Tuổi mới lớn” của anh Ngọc để tham khảo. Vì muốn làm “thầy” trẻ phải có đủ nội lực. Đôi khi giả vờ để quên sách đâu đó cho bé tò mò… đọc, rồi nhân đó mà trao đổi, thảo luận mở rộng thêm, nói lên những quan điểm, giá trị của gia đình mình. Chân thành, Tôn trọng và Thấu cảm là những nguyên tắc chính để nói chuyện được với trẻ một cách cởi mở và thẳng thắn.

  4. TTM says

    31/07/2010 at 8:02 sáng

    Lại xin đưa thêm trang này về cất nữa rồi BS ạ!

    BS ơi! Còn môi trường nhà trẻ và mẫu giáo, tức là từ khi các cháu 5 tháng tuổi, con em của những công nhân sớm nắng chiều mưa, ông bà ở xa, khi vừa nghỉ đủ 5 tháng đành gửi con vào nhà trẻ. Mà các cháu ở đây sẽ chiếm số đông, không có người giúp việc, chỉ giao phó cho cô dạy trẻ. Còn bản thân mình, những công nhân lao động này, lại thiếu vô cùng những phương tiện để học hỏi làm sao dạy bảo con mình.

    Và vào internet để xem được trang này của BS chỉ là điều trong mơ cho các em. Do đó toàn là những bài toán khó cho số đông gia đình những con em lao động cả BS ơi!

  5. hanguyetthu says

    01/08/2010 at 11:09 sáng

    Chú nói quá đúng chú ạ. Vấn đề là các bậc cha mẹ phải nhận thức được, và cũng phải tự mình nâng cao kiến thức giới tính cho chính mình, thì mới biết cách giáo dục giới tính cho con em mình một cách nhẹ nhàng và dễ dàng.

  6. Tryny says

    30/11/2010 at 4:11 chiều

    Cháu đang tìm thông tin về Giáo dục giới tính cho học sinh THPT (từ 15 tới 18 tuổi) vì ngày 20 và 21 tháng 12 sắp tới chúng cháu có 1 chương trình ngoại khóa cho học sinh về chủ đề này. Cháu đã tìm hết trang của chú mà không thấy địa chỉ email liên lạc, xin chú cho cháu email của chú được không ạ. Cám ơn chú vì những gì chú đã dụng tâm.

  7. Bac Si Do Hong Ngoc says

    30/11/2010 at 8:41 chiều

    Doc o trang GIOI THIEU.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Vài ngày về thăm Lagi, Phan Thiết…
  • Ngày của Cha – Happy Father’s Day
  • Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022
  • Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…
  • Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Đinh Hà Duy Linh trong Giới thiệu
  • Hồng trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email