Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Chuyện khó nói… (tiếp theo)

05/08/2010 By support3 3 Comments

BS Đỗ Hồng Ngọc

Thế nào là một chương trình Giáo dục giới tính toàn diện? Một chương trình giáo dục giới tính toàn diện dĩ nhiên trước hết phải… toàn diện, nghĩa là không manh mún, lẻ tẻ, mà có hệ thống, được soạn thảo không bởi một vài cá nhân “có thẩm quyền” theo quan điểm rất chủ quan của họ rồi áp đặt cho mọi người!

“Toàn diện” cũng bởi chương trình không chỉ dành riêng cho các nhà giáo dục, cho nhà trường – từ nhà trẻ đến sau đại học- mà còn cho truyền thông đại chúng, cho các tổ chức xã hội, tôn giáo, cho các bậc phụ huynh, người giúp việc trong mỗi gia đình…  Nó cần có hệ thống, có sự nhất quán để tránh ông nói gà bà nói vịt gây hoang mang “dư luận”. Có người bảo thủ dâm là… chuyện tự nhiên, không có hại gì cho sức khỏe, có người lại bảo thủ dâm sẽ dẫn đến mù mắt, vô sinh, tâm thần…; có người coi kinh nguyệt là chuyện sinh lý bình thường thì có người lại cho là tội lỗi, xấu xa, bị trừng phạt, cấm đoán này khác; có người nói di tinh, mộng tinh là chuyện bình thường thì có người lại bảo là bệnh hoạn, là “bình thủng đáy”, phải dùng “tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn”!

Nội dung cơ bản ít nhất phải đề cập về sự phát triển của con người- từ trong bụng mẹ đến tuổi trưởng thành- đã thay đổi từng thời kỳ ra sao, mối tương quan giữa các yếu tố thể chất, tâm lý của nó, tiếp đó là các mối quan hệ, tương tác, rồi các kỹ năng cá nhân – với bản thân mình và giữa người với người- rồi đến các hành vi tính dục- dựa trên nền tảng văn hoá của mỗi cộng đồng- rồi đến các vấn đề về sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản với các bệnh  lây truyền qua đường tình dục ngày càng nguy hiểm… Trong mỗi nội dung đó, phải được dạy cả về kiến thức, thái độ, về các giá trị, về hành vi, lối sống, cách ứng xử phù hợp trong môi trường văn hoá của cộng đồng nơi trẻ đang sống và lớn lên. Phải tùy mỗi nền văn hóa mà không nên có sự áp đặt. Có nơi coi chuyện tình dục là chuyện vui chơi giải trí, có nơi coi là bản năng đói ăn khát uống, có nơi lại coi là chuyện linh thiêng nối dõi tông đường v.v… Cũng vậy, chữ trinh có nơi coi “đáng giá ngàn vàng”, có nơi thì chê cười chế nhạo nếu giữ trinh tiết, có nơi thì một cô gái trước ngày kết hôn phải lang thang ngoài bãi biển tìm một người đàn ông nhờ… phá trinh rồi mới có thể kết hôn được (Bài học của lịch sử, Will và Ariel Durant, bản dịch Nguyễn Hiến Lê).

Do có rất nhiều “quan điểm” khác nhau như vậy mà để soạn thảo một chương trình toàn diện người ta phải ngồi lại để thống nhất với nhau trước trên một số nguyên tắc cơ bản – các giá trị- để có tiếng nói chung.

Chẳng hạn nhất trí rằng tính dục là một phần tự nhiên và lành mạnh của đời sống con người. Mọi người ai cũng có tính dục. Dù là người tu hành từ thuở nhỏ thì  đến tuổi nào đó, dưới ảnh hưởng của kích thích tố cũng phát triển những đặc điểm tâm sinh lý của nam hay nữ.

Rằng tính dục không đơn thuần là chuyện giao hợp, vì nếu chỉ có vậy thì “con” gì cũng biết- con gà, con chó, con heo, con bò… mà không cần phải học. Với con người thì khác, tính dục bao hàm sinh học, đạo đức, xã hội, tâm linh, tâm lý, cảm xúc…

Rằng mọi người ai cũng có nhân phẩm, mỗi người là một cá thể độc đáo trong bối cảnh văn hóa chung. Nam hay nữ, chẳng nam chẳng nữ, dị tính, đồng tính gì cũng là chuyện riêng của mỗi người và không vì thấy người ta khác mình mà cho là sai lạc, bệnh hoạn rồi đối xử kỳ thị, bất công. Mỗi cá nhân có kiểu hành xử tình dục riêng. Kiểu nào thích hợp với họ đều tốt, miễn là không mang lại bệnh hoạn, tai họa cho mình hay cho người và không trái thuần phong mỹ tục, văn hóa chung của cộng đồng.

Về quan hệ tình dục thì nguyên tắc là phải có sự tự nguyện: không được cưỡng bức và không được khai thác. Mỗi người tự quyết định và chịu trách nhiệm về hành vi tính dục của mình và về những hậu quả của nó nếu có. Do vậy, cần có đủ kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ. Cũng cần nhớ rằng trẻ con thích “khám phá” tính dục và luôn tò mò học hỏi  về tính dục là một tiến trình tự nhiên để phát triển, không nên ngăn cấm, chê trách.

Dù thế nào thì nguyên tắc chung chủ yếu vẫn là: Quan hệ tình dục sớm khi chưa phát triển đầy đủ về sinh học mang lại nhiều nguy cơ và do đó kiêng nhịn là cách tốt nhất để tránh nhiều bệnh tật cũng như những hậu quả không mong muốn khác.

Bạn thấy đó, để soạn thảo một chương trình giáo dục giới tính toàn diện như vậy phải mất rất nhiều công sức, trí tuệ, tấm lòng và tốn nhiều thời gian. Nhưng đã đến lúc các nhà văn hóa, giáo dục cần sớm thực hiện, đặc biệt trong tình hình “bát nháo” hiện nay với HIV/AIDS ngày càng “trẻ hóa” , phá thai phạm pháp, vô sinh, hiếp dâm “tập thể”…

Filed Under: Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn, Tuổi mới lớn Tagged With: Chuyện khó nói… (tiếp theo), Chuyen kho noi… (tiep theo), Do Hong Ngoc, Do Nghe, giáo dục giới tính, giao duc gioi tinh, Đỗ Hồng Ngọc, Đỗ Nghê

Comments

  1. Tuân says

    27/01/2012 at 3:30 chiều

    Sống trong xã hội với nhiều ý kiến, nhiều lĩnh vực khác nhau. Như vậy để đưa ra giáo dục toàn diện thì phải mất rất nhiều công sức, trí tuệ, tấm lòng và tốn nhiều thời gian.

  2. Tiền says

    19/12/2017 at 8:48 sáng

    Bác ơi! Tại sao những bài viết cho tuổi mới lớn của Bác hay, dung dị mà sâu sắc đến vậy, nhưng lại không được tái bản, xuất bản thêm ạ? Con tìm sách để tặng, mang về cho các em vùng sâu vùng xa học về bao bỡ ngỡ của tuổi mới lớn mà chẳng được cuốn nào…

  3. Bac Si Do Hong Ngoc says

    19/12/2017 at 2:59 chiều

    Đúng là hết đã lâu mà chưa thấy tái bản.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Vài ngày về thăm Lagi, Phan Thiết…
  • Ngày của Cha – Happy Father’s Day
  • Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022
  • Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…
  • Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Đinh Hà Duy Linh trong Giới thiệu
  • Hồng trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Cao Huy Khiem trong Buổi trò chuyện về Thiền “Quán Niệm Hơi Thở”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email