+ Em tôi 16 tuổi, cũng đã từng uống thuốc tự vận cách đây không lâu nhưng được GĐ đưa đi bệnh viện. Lỗi là ở em tôi nhưng GĐ thật không biết phải làm sao. Có hai cách là: 1. La rầy thì em tôi có khi nào lại tự tử lần nữa? 2. An ủi động viên. Tôi chọn cách này và đang làm thì dường như em tôi không nhận ra lỗi của mình. Liệu nó có biết GĐ lo lắng cho nó, và nó có biết cách chấp nhận sai lầm hay cứ cho là nó đúng? Xin tư vấn cách dạy bảo em tôi. (KHÁNH ĐAN, 24 tuổi, CANHLANXANH@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )- BS Đỗ Hồng Ngọc: Tốt nhất trong những trường hợp này là em bạn được tiếp xúc một tham vấn viên chuyên nghiệp, bởi vì họ có kỹ năng.
Mặt khác, trong gia đình rất khó tiếp xúc mà không mang những mặc cảm này khác. Chẳng hạn như bạn lo lắng đứa em sẽ tiếp tục tự tử trong khi thực ra đứa em không muốn chết mà muốn tìm một cách tốt đẹp hơn để thoát ra khỏi vấn đề bế tắc. Có thể bạn chưa hiểu hết, chưa thấy được vấn đề của em bạn
+ Xin được đặt một câu hỏi nữa là chúng em hay bị áp lực về học tập vì yêu cầu của cha mẹ là phải học cho thiệt giỏi để bằng bạn bằng bè. Áp lực ấy đã khiến rất nhiều bạn trong lứa tuổi của chúng em tỏ ra rất sợ hãi và thường nghĩ bậy khi bị điểm xấu hay có vấn đề ở trường mà không dám bày tỏ với cha mẹ vì sợ cha mẹ đánh. Vậy những lúc như vậy chúng em nên làm gì? (hanh, 16 tuổi, thuankhiet_212@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
– BS Đỗ Hồng Ngọc: Học thiệt giỏi thì ai cũng thích thế nhưng tạo một áp lực quá lớn thì có hại cho sức khỏe thậm chí có thể đưa đến bệnh tâm thần như gần đây bệnh viện Tâm Thần thành phố đã lên tiếng báo động. Tình trạng trẻ bị áp lực đến nỗi phải muốn “chết cho sướng” đã xảy ra. Nhiều vụ tự tử của học trò may mà được cứu thoát nên không được lên tiếng trên báo chí để cảnh giác cả xã hội.
Bệnh tâm thần cũng ngày một phát triển, một phần cũng do các áp lực buộc các em phải học tập quá đáng không còn có thì giờ để giải trí, nghỉ ngơi. Nhớ rằng, quả tim của con người đủ sức mỗi ngày phải co bóp đưa hàng ngàn lít máu đi nuôi cơ thể là nhờ mỗi lần co bóp thì lại có một quãng thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi dài gấp đôi thời gian co bóp. Chính vì thế, mỗi tiết học có giờ nghỉ, mỗi năm học có nghỉ hè. Thế mà hiện nay, các em không được nghỉ hè mà phải học thêm liên tục thì lỗi ở đâu?
Tôi rất phục một phụ huynh đã có lần lên tiếng trên báo TT xin cho con mình được đứng hạng trung bình trong lớp để cháu có thì giờ nghỉ ngơi hơn là theo đuổi những “danh vọng hão huyền” ngay từ khi còn quá nhỏ.
+ 1. Xin cho biết tuổi mới lớn có những rối loạn gì về tâm, sinh lý; 2.Làm sao người lớn nắm bắt được những vấn đề này khi xảy ra? Và khi đã biết được rối loạn, cần làm gì để giúp trẻ vượt qua? (Lại mạnh Khang, 18 tuổi, vulan_64@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
– BS Đỗ Hồng Ngọc: Tuổi mới lớn, từ 10 đến 19 tuổi là một giai đoạn hết sức đặc biệt, chuyển tiếp từ một em bé thành một người lớn, sự kiểm soát ở bên ngoài (gia đình, trường học) đã được thay thế bởi sự tự kiểm soát ở bên trong. Do cần phải có thời gian để sự kiểm soát này trở nên có hiệu quả thì đây là một giai đoạn có nhiều nguy cơ.
Có những thay đổi đột ngột về thể chất, cảm xúc và tính dục. Sự thay đổi về thể chất như cao lớn, phát triển giới tính dễ gây sự sợ hãi, lo lắng, tò mò. Đặc biệt là về phát triển tính dục sẽ tạo ra những ham muốn về tình dục, thậm chí dẫn đến những hoạt động và lạm dụng. Về cảm xúc, thì đây là một tuổi có nhiều lý tưởng lãng mạn, rất dễ hoang mang. Và đặc biệt là rất chủ quan. Chính vì những yếu tố này rất cần có sự hiểu biết giữa gia đình và xã hội và các em để có thể tạo nên sự hỗ trợ cân bằng.
Hiện nay, lứa tuổi vị thành niên rất được sự quan tâm nhưng vẫn chưa thỏa đáng. Ví dụ ngành y tế mặc dù đã đề ra những dịch vụ sức khoẻ vị thành niên nhưng vẫn mới chỉ là thí điểm. Tại các trường học, hiện nay vẫn chưa có hệ thống tham vấn riêng phù hợp để làm chỗ dựa cho các em. Trong khi đó, sách báo, phim ảnh có thể đưa tới những suy nghĩ lệch lạc làm cho các em càng sống xa thực tế. Như trong trường hợp 5 em vừa mới tự tử rất đáng tiếc xảy ra ở Hải Dương rất có thể do những ảnh hưởng của phim ảnh qua các hiện tượng như cắt máu ăn thề, “phúc cùng hưởng, họa cùng chịu”, coi cái chết nhẹ như lông hồng…
Thực ra, các em đã có cảm tưởng là bị nhiều bế tắc trong cuộc sống, đã không được sự quan tâm chăm sóc của gia đình như ý các em mong ước. Các em muốn tìm một lối thoát chứ không hẳn là tìm cái chết nhưng vì chịu ảnh hưởng của nhóm bạn cộng với tác động của sự lãng mạn trong phim ảnh và thiếu sự giúp đỡ của người thân, của một người nào đó mà em tin cậy để bày tỏ và chia sẻ thì em sẽ tìm được giải pháp tốt hơn.
Tục ngữ của ta có câu: “Mất cha còn chú, xảy mẹ bú dì”, nếu các em có một chỗ nào đó để bám víu nương tựa thậm chí là một người bạn lớn tuổi, một bậc lãnh đạo tôn giáo, một người thầy cô mà em quý mến, dành nhiều thì giờ để lắng nghe, biết tôn trọng ý kiến của em và hết sức chân thành quan tâm đến vấn đề của em thì sự việc có thể được giải quyết.
+ Tôi rất quan tâm đến con cái, nhưng làm sao để nhận biết tâm lý khác lạ của trẻ? (Ngyuễn Bá Thể, 34 tuổi, ba_theossc@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
+ Tôi thật sự bàng hoàng và đau xót trước sự việc này. Tôi cũng có con trai học lớp 7, đúng là cái tuổi chưa lớn hẳn và không còn trẻ con nữa. Tôi thật sự lo lắng vì không biết trước diễn biến tâm lý của các cháu. Hãy cho tôi một lời khuyên nên cư xử thế nào khi cháu mắc lỗi… (Nguyễn Minh Hường, 37 tuổi, m_huongvtv@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
+ Tôi có đứa cháu trai. Năm nay đang học lớp 8, cháu có những biểu hiện làm tôi không thể nào hiểu được. Cháu tự nhiên bắt chước chúng bạn bấm lỗ tai, nhuộm tóc… những điều này làm tôi không thể chấp nhận được và đã la và đánh cháu. Tra hỏi mãi cháu mới nói là tự cháu bấm và nhuộm tóc, thế là tôi bảo cháu phải trả lại mái tóc đen như ngày nào. Cháu rất ngoan nhưng dạo này không thể hiểu nổi những việc làm của cháu. Tôi muốn được lời khuyên và hướng dẫn từ TT. Tôi chân thành cảm ơn (voquanghop, 28 tuổi, voquanghop@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
– BS Đỗ Hồng Ngọc: Xin chia sẻ nỗi lo âu của các bậc phụ huynh. Có nhiều cách để tiếp cận hiệu quả với trẻ, vấn đề chính là hiểu được tâm lý phát triển lứa tuổi và nhớ lại tuổi mới lớn của bản thân chúng ta. Tuy vậy, môi trường xã hội hiện nay đã khác xa với thời của chúng ta do vậy phải tập nhìn với đôi mắt mới.
+ Con gái mình đang học lớp 11 không thích ở gần mẹ thích đi xa, tôi không biết hiện nay cháu đang nghĩ gì. Cám ơn (Nguyễn Thị xuân Mai, 50 tuổi, mạis2512@ )
+ Phương pháp nào hữu hiệu để có thể giúp người lớn đồng cảm được với các em tuổi mới lớn, khi đa số những người lớn thường không chịu lắng nghe hay thường cáu gắt trước những suy nghĩ của tuổi mới lớn. Lấy ví dụ là tuổi mới lớn thường muốn khám phá về sinh lý tuổi dậy thì, nhưng người lớn thì lại ít tán thành về vấn đề đó háy thường mặc cảm… (nguyễn bá cừ, 26 tuổi, bacuco_cntp@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
+ Con trai tôi 17 tuổi, ngoan và giỏi (cháu học lớp 11 LHP). Chỉ tội lúc này cháu hay phản ứng với tôi như: Tại sao các bạn được tự đi xe đi học còn con lại không được? Tại sao ai cũng được tự do đi chơi còn con đi phải có mẹ?… Sức học của cháu tốt nhưng sao có lúc lại bị điểm kém. Tôi lo quá! Tôi chỉ có mình cháu và tôi rất thương cháu. Thế nhưng tôi phải làm sao đây? Đó có phải là dấu hiệu cháu bắt đầu hư không? Tôi mong nhận được lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Xin cám ơn (Hân Minh, 45 tuổi, phuonglt@Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó )
– BS Đỗ Hồng Ngọc: Cái khó trong việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình là do có khoảng cách giữa hai thế hệ. Khi con cái đến tuổi vị thành niên thì cha mẹ cũng bước vào tuổi có những vấn đề riêng khó khăn của mình, không chỉ là vấn đề kinh tế mà vấn đề sinh học, kích thích tố. Trong rất nhiều gia đình, cha mẹ và con cái khó “nói chuyện” với nhau nhưng đứa trẻ vẫn có thể tiếp xúc được với những người thân khác như ông bà, cô dì, cậu, chú… Ở đây có một yếu tố rất quan trọng là vì không phải là cha mẹ nên những người thân này dễ bình tĩnh, chịu khó lắng nghe và điều này giúp trẻ tự tin để bày tỏ.
Tìm hiểu về sự khó khăn của trẻ khi tiếp xúc với cha mẹ, người ta thấy lỗi thường gặp của các bậc cha mẹ khi trao đổi với con cái là thường: ra lệnh, hăm dọa, cảnh cáo, thuyết giảng, khuyên, lên lớp, phán xét, chỉ trích… nhiều khi chế nhạo, thậm chí hạ nhục với những lời lẽ rất khó nghe. Ngoài ra, còn thường có tâm lý muốn dò xét, thẩm vấn làm cho trẻ rất khó chịu. Cũng có trường hợp dùng những lời ngọt ngào khen tặng không đúng lúc, trẻ sẽ đánh giá là không thật sự chân thành do vậy cuộc trao đổi sẽ dẫn đến thất bại.
Người ta thấy những giao tiếp thành công là khi trẻ cảm thấy được lắng nghe, chấp nhận và tôn trọng trẻ như là một cá nhân có những ý kiến riêng của mình.
+ Làm thế nào để biết được những diễn biến tâm lý bất bình thường của tuổi mới lớn khi lứa tuổi này rất ít bộc lộ ra bên ngoài hoặc tâm sự với người lớn như cha mẹ, thầy cô? (Cavienchien, 24 tuổi, ttmidung@)
– BS Đỗ Hồng Ngọc: Sự lo lắng của các bạn là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên cũng có thể hiểu rằng đây là một cơ hội rất tốt để cha mẹ có dịp bàn bạc, thảo luận với con cái nhân sự kiện này để từ đó hiểu con cái hơn và con cái cũng hiểu cha mẹ hơn. thấy được tình thương và trách nhiệm của cha mẹ. Và riêng trẻ cũng sẽ thấy trách nhiệm của mình với các bậc sinh thành.
Tôi nghĩ rằng những ngày này, rất nhiều gia đình đã đưa vấn đề này ra để thảo luận giữa cha mẹ và con cái, giữa các bậc cha mẹ với nhau và chắc chắn đã có những cuộc thảo luận nghiêm túc trong các trường hợp để thấy vai trò và trách nhiệm của các thầy cô
Trở lại trường hợp nhóm học sinh lớp 7 ở Hải Dương, tôi nghĩ nếu nhà trường có những “sân chơi” phù hợp với các em thí dụ như sinh hoạt văn nghệ, báo chí, CLB thơ văn… sẽ thu hút một số các em có tâm hồn lãng mạn tham gia. Đó cũng là một cách để các em có chỗ phát huy năng khiếu, bày tỏ những ẩn uất chất chứa trong lòng. Cũng vậy, các CLB thể dục thể thao sẽ giúp cho các em có năng khiếu và sở thích có dịp thi thố tài năng và rèn luyện thể lực. Hiện nay, các trường đa số chỉ tập trung vào học văn hoá và chạy theo thành tích thi cử, từ chương. Tôi nghĩ đã đến lúc ngành giáo dục phải nhìn lại vấn đề giáo dục trí, đức và thể một cách toàn diện. Đồng thời nên có một hệ thống tham vấn tâm lý tại các trường học gắn với hệ thống y tế học đường.
Nhóm PV TT thực hiện
con toi nam nay 12 tuoi, nhung song khep kin, de bi kich thich, hay noi cau vo co, hon lao voi ba me, luoi hoc, tri nho sut kem, khong tu tin, hay gian doi va tu ai khi ba me hoac co giao nhac nho, khong tu tin, khi gap mot viec cam thay kho la nan va bo ngang. vay bay gio toi phai lam sao day de giup con toi co the tot hon. xin cam on bac si rat nhieu!
Có 2 việc có thể thử làm xem sao: 1. Đặt cuốn TUỔI MỚI LỚN đâu đó để bé có thể tò mò lén đọc. 2. Coi lai chính bản thân bố mẹ và anh chị em của bé (nếu có), từ đó có cách nối lại “truyền thông” với bé trên tinh thần tôn trọng và thấu cảm. Bé đang bước vào tuổi mới lớn nên có những vấn đề riêng tư cần sống “khép kín” như vậy để chiêm nghiệm! Thân mến,
BS ĐHN.
Bac si hay cho con loi khuyen voi. Em ho con la mot dua co hoan canh that dang thuong: cha me thi li di de lai no truoc nha ong ba noi luc no con nho”.No hoc rat kem va co mot so hanh dong hoi hon lao nhu “neu co con ma la thi no lai chui lai riet co con cung ghet no luon”.Thanh tich hoc tap rat kem ma lai con ham choi co luc lai dua doi voi dam ban ma ko biet gia dinh hoan canh rat kho khan. Chinh vi vay ma con luon muon hoc that tot de ong ba ko bi mat mat va vi the ma gia dinh dem con ra so sanh voi no. Nhung no ko chiu nghe luc thi tot nghiep ma con di choi ko chiu hoc mac du con co on bai cho no, dung luc do cung la thoi diem con thi dai hoc. Con da danh het tam suc cho no ma no lai lam gia dinh that vong: dang ki ba trong thi rot het ca ba den noi ma gia dinh phai di kiem cho hoc rat vat va.Ong co thay vay la no :”neu may ko lo hoc thi ve ben ma may luon di ko thoi thi nghi hoc luon di may lam tao chi ton tien them thoi”Mac du gia dinh co la mang the nao no van vay ko chiu hoc ve la cu coi ti vi ko on bai hoac di choi game. Con dang rat gian no den noi ko them noi chuyen va nhin mat no mac du con cung thuong cho hoan canh cua no . Co the noi no la dua ma ong con lo nhat the ma no cu lam ong con that vong. Co lan ong noi bi trung gio phai vao benh vien nhung luc do thi no lai ve ben nha me choi. Luc do con vo vung so cu tuong ong con se ra di, ong cu cho vay ma no van chua ve de tham ong.The la tu do ong cang that vong ve no, toi gio an la no tu bung mam con len gac an ko dam xuong duoi an voi ong noi. MONG THAY CO THE TU VAN CHO EM VE VAN DE CUA EM CON
Con cần hiểu nỗi buồn của em con, phải “thấu cảm” với em con, mới gần gũi và giúp em được. Con nên tìm cuốn “Khi Nguoi Ta Lon” va cuon TUOI MOI LON đặt trên bàn của con. Một lúc nào đó, em con sẽ tò mò lấy đọc. Đừng bắt nó phải đọc.
bác sĩ cho con lời khuyên với ạ, năm nay con đang học cuối cấp. Vừa qua con có tham dự kì thi học sinh giỏi tỉnh nhưng kết quả không như mong muốn, con thất bại. Giờ đây bên tai con luôn có những lời nói đại loại như” học sinh giỏi sinh mà thế à, hay cô thất vọng về em quá” lúc nào cũng quanh quẩn trong đầu con. Tính con khá ít nói, nên giờ càng ko nói gì cả, mặc dù tự nhủ với mình rằng chỉ là thất bại nhỏ thôi, rằng phải cố lên nhưng con vẫn không thể xóa tan cảm giác đó đươc. Gỉa sử như ở kì thi đại học tới mà con lại thất bại thì không biết con sẽ đối mặt ra sao nữa
“Học sinh giỏi” để làm gì! “Học sinh trung bình” mà sống hạnh phúc, vui khỏe, thành công trên đường đời không sướng hơn sao? Tội gì phải đấu đá ganh đua chê khen cho mệt mỏi! Nếu cô giáo có nói gì thì con đưa thư này cho cô coi! Bố mẹ cũng vậy? Họ có xúi con thi “học sinh giỏi” để con thất bại và sống đầy mặc cảm không? Hay họ rất thương con, muốn con hạnh phúc? Con nên tìm đọc cuốn “Khi người ta lớn”.
con cảm ơn lời khuyên của bác. Con sẽ cố gắng hơn nữa, vì thời gian nước rút để thi đại học có lẽ không còn nhiều. Nếu con đậu đại học thì người con thông báo đầu tiên sẽ là bác, con cảm ơn bác nhiều lắm ạ
Chào Bác Ngọc,
Con muốn xin Bác tư vấn giúp con một chuyện như sau: chị kế cháu có đứa con gái (12 tuổi), năm 11 tuổi Ba cháu bị tai nạn đột ngột qua đời ngay ngày sinh nhật của nó. Từ ngày ba cháu mất nó rất ít nói, không cười và học hành ngày càng sa sút, mặc dù gia đình cố gắng động viên và đưa cháu đi chơi, mua sắm theo ý cháu, nhưng càng lúc cháu càng sống trong im lặng nhiều hơn, đi học về là ngồi vào bàn học, nhưng hình như đầu óc nó không thật sự trong bàn học. Do mẹ cháu là giáo viên và có con nhỏ nên thời gian dành cho cháu không nhiều nhưng vẫn cố gằng theo dõi động viên thường xuyên hơn, hiện tại cháu cũng muốn giúp nó nhưng không biết theo hướng nào thì tốt vậy nhờ Bác bớt chút thời gian tư vấn dùm cháu nhé!
Cháu cảm ơn Bác rất nhiều và mong nhận được sự giúp đỡ từ Bác.
Cháu Thuy – Công ty HPT.
Bé bị cú sốc nặng quá, rơi vào tình trạng trầm cảm. Nên khám điều trị ở một bác sĩ chuyên khoa Tâm thần. Hỏi ở BV Đại học y dược, bs Đào Trần Thái.
Chào Bác Ngọc,
Cháu nhận được phản hồi của Bác rồi, do mấy hôm nay đi công tác nên cháu chưa gửi lời cảm ơn đến Bác được, cháu sẽ tìm hiểu và đưa bé đi khám.
Một lần nữa xin cảm ơn Bác.
Cháu Thuy – Công ty HPT
ChàoThảo!
Cô 54 tuổi tây ,55 tuổi ta,tuổi sống ngày nào là “lãi” ngày đó cho con cháu và cho đời chứ “nói dại” chết hay sống thì đối với bản thân cô chả sao cả,quy luật bình thường, chắc là học sinh giỏi tỉnh con hiểu rồi.Đọc được những dòng của con cô viết chia sẻ với con vài điều từ cuộc sống của cô…
Cô cũng đã từng thi tỉnh và được thi tiếp miền Bắc (là cấp quốc gia đó,vì ngày ấy miền nam chưa giải phóng),rồi cô thi đại học và “chủ động rớt” vì mẹ cô bệnh giai đoạn cuối,chả biết sống chết lúc nào, mà ngày đó cô thuộc diện học giỏi,lý lịch tốt nên khi làm hồ sơ thi đại học là làm luôn rất kỹ để đi du học nếu cô đậu đại học,nhìn tấm gương mấy anh chị trước đậu là đi nước ngoài biền biệt cô sợ đi xa mẹ chết thì không gặp được, suy nghĩ vậy mà cô quyết trượt,dĩ nhiên là không nói cho ba mẹ biết ý đồ,nên khi ấy, cô “chịu trận” là học sinh thi giỏi toán miền bắc mà rớt đại học…Chả ai nói gì nhưng cô cũng có cảm giác như cháu đang lo…cũng buồn man mác khi bạn bè tung tẩy đi đại học… Có điều ngày ấy,cô lại là “con miền nam” nên bỗng dưng có giấy báo về học trung cấp Y,mẹ cô như vớ được vàng…”tống cô” vào trường học,khi cô đang leng teng tính âm mưu ở nhà thì mẹ cô đã cắt béng hộ khẩu chuyển tới trường,ngày ấy cứ đi học là chuyển hộ khẩu đi mà…Cô cũng đã từng nản lòng khi phải học trung học,trong khi bạn bè học đại học nhưng cô học mới xong năm nhất là mẹ cô mất,thành thử đi trung học lại là một may mắn vì học xong nhanh đi làm nuôi bản thân và giúp các em,”Lấy ngắn nuôi dài” cháu à…Khá tốt,mãi 10 năm sau, khi có 2 con rồi cô mới đi học đại học, khá hấp dẫn và thú vị vì sau nhiều năm làm việc về trường mình biết mình cần học điều gì để sống luôn làm người tử tế và học điều gì để làm việc…Cô đã đạt đến đỉnh cao nghề nghiệp của mình và động viên tạo điều kiện nhiều người đi học,làm “xếp” và giảng viên đại học giảng thực tiễn rất thích thú và vui…
Đời cũng có nhiều điều bất ngờ luôn đón đợi ta và ập đến bất chợt ví dụ sóng thần và thàm họa ở Nhật mấy ngày qua khiến cho biết bao hiền tài giỏi giang mất đi tất tần tật,kể cả tính mạng …Chỉ có còn sống là còn hy vọng,còn bước tiếp,ngày càng có nhiều kinh nghiệm thì phải sống tốt hơn,nghe cháu.Cháu cứ nhìn xem,quanh cháu có bao nhiêu bạn được thi học sinh giỏi cấp tỉnh? Cháu vẫn là niềm ngưỡng mộ của nhiều bạn và nhiều bậc thầy cô,và tỉ lệ mỗi năm bao nhiêu người đậu đại học…Mỗi năm đến kỳ thi coi thi đại học cô lại tiếc xót xa,vì một kỳ thi lãng phí có quá nhiều người trượt lẽ ra không phải đến trường thi tốn kém thời gian và cũng có nhiều em và nhiều cán bộ thi trượt vì cơ chế tổ chức tuyển sinh…Vài điều chia sẻ với cháu như vậy,mong cháu vui và học hành khoa học để giữ sức khỏe,đậu tốt nghiệp,đậu đại học luôn là tốt,nếu như “nhỡ may”… như cháu nói thì thi tiếp năm nữa ôn chỉ có 3 môn,còn không thì học cao đẳng,trung cấp đi làm và sống thật vui,cởi mở lên,chí ít là tự mình hát một ca khúc vui,mạnh mẽ,cháu sẽ thấy đời thật đẹp và hạnh phúc sao khi mình còn ở trên đời và được đi học,trong khi bao bạn khác cuộc sống ‘te tua” vẫn đang sống vui đó thôi…
Mạo muội vậy,chúc cháu thành công!
Thanh Nga
Bác sĩ ơi ! Cháu 14 tuổi . Xuất tinh binh thường nhưng khi chạm vào sau lớp da lại thấy đau đau . Bác sĩ cho cháu biết đó là triệu chứng bệnh gi . Cháu lo quá !
“Xuất tinh bình thường” là sao? Trong trường hợp nào? Cần nói rõ mới hiểu.
Là khi cháu ngủ hay bị mộng tinh và vẫn cương cứng như bình thường . Nhưng khi chạm vào sau lớp da thì thấy đau . Còn chạm vào ngoài lớp da thì bình thường .
Sau lớp da là “niêm mạc”, rất nhạy cảm, dễ trầy sướt. Không nên động đến hoặc phải rất nhẹ nhàng. Tình trạng này sẽ khỏi sau năm ba hôm. Đừng lo.
Cháu nên đi khám bác sĩ da liễu để chữa cho dứt nhé.
Cháu 16 tuổi . Cháu không hiểu sao mình quá đa nghi và rất dễ nóng giận . Lúc trước cháu có xem những truyện xxx bậy bạ . Liên quan tới kon trai kon gái . Cháu đã ngừng xem nhưng không thễ quên được . Luk nào cháu cũng nhìn sự việc theo cách y chang trong truyện . Ví dụ như :” cháu luôn nghĩ bạn gái cháu có thể bị cưỡng bức hoặc gì đó tại lớp hoặc với cha ( trong các báo chí hay đưa tin cha ruột cưỡng bức con gái ) Cháu như vậy hoài . Làm bạn cháu xem cháu là người ích kỷ . Nhưng cháu không biết làm sao nữa . Bác sĩ có cách nào giúp cháu !
Không biết cháu đang học lớp mấy, học hành và hoàn cảnh gia đình ra sao, nên khó có lời khuyên chính xác. Mừng thấy cháu đã ngưng, không còn tiếp cận với những thông tin, phim ảnh xấu nữa. (Đây cũng là một bài học cho các nhà báo, thường khai thác mặt xấu của xã hội để câu khách, không ngờ làm hại cho nhiều thiếu niên như cháu!). Cháu nên dành thì giờ học võ, học đàn, chơi thể thao, đọc sách lành mạnh thì rồi sẽ khá dần, sẽ không còn những ám ảnh đó. Cháu thử tìm cuốn KHI NGƯỜI TA LỚN đọc đi nhé. Hỏi ở Nxb Trẻ, 161 Lý Chính Thắng Q3. Nếu tình trạng không cải thiện, cháu nên đến khám ở một bác sĩ tâm lý để họ tham vấn trực tiếp cho cháu. Tôi tin tưởng cháu sẽ thành công vì cháu đã mạnh dạn nhận ra cái không hay của chính mình. Cháu là một người tốt đó.
Cháu sống từ TP HCM từ nhỏ . Từ nhỏ cháu sống khép kín . Thường bị bạn bè xem thường nhưng khi lên lớp 7 8 9 thì cháu chơi với nhiều bạn bè hơn . Nhưng chủ yếu là toàn bạn xấu . Không ham học chỉ muốn vào trường để làm anh làm chị . Cháu cũng mạnh dạn và tự cao lắm . Năm nay lớp 10 . Vì hoàn cảnh gia đình nên ba mẹ cháu phải đưa cháu về Bình Dương gần Bình Phước . Nơi đây hẻo lánh lắm bác ạ . Ngày nào cháu cũng phải đi học 15km . Cháu không có bạn bè . Nên dần dần cháu thấy ghét mọi người . Cháu còn 1 bạn gái bằng tuổi . Học rất tốt . Nhưng xa nhau cháu không chịu được nên càng ngày càng cáu gắt . Không muốn bạn đó đi chơi ; không được nói chuyện với kon trai … bạn đó cũng chấp nhận vì cháu . Nhưng cháu chỉ đỡ bực bội thôi . Chứ tính cách cháu chẵng thay đổi được gì . Y như trước giờ cháu sống trong quậy phá . Luôn đươc mọi người chú ý . Tự nhiên rơi xuống cảnh như thế này . Cháu muốn được học TP nhưng ba mẹ lại nói đưa cháu vào nội trú . Vì ở TP cháu sẽ như xưa . Cháu cũng không biết nên chọn ra sao nữa . Cháu học cũng không nổi . Cháu muốn nghỉ để tìm việc gi đó làm . Bạn cháu cũng khuyên cháu không nên bỏ học nhưng cháu không có cái gì hứng thú nữa . Cháu chỉ nghĩ đi học là bị ép buộc . Bác sĩ có cách nào cho cháu biết cháu nên đi theo lựa chọn nào không ?
Bạn cháu khuyên đúng. Không nên bỏ học. Có học, sau này mới trở thành người hữu ích. Nếu học không nổi (mất căn bản), nên nói với ba mẹ, mạnh dạn cho cháu xuống lớp dưới, không việc gì phải mắc cỡ. Học đúng sức thì mới giỏi, mới tự tin được. Ở nội trú xa TP như vậy là cơ hội tốt giúp cháu trui rèn nghị lực, bản lãnh, như người lên núi luyện công, sau này sẽ giỏi. Cháu nên tìm thêm sách tự học: Rèn nghị lực để lập thân, Gương kiên nhẫn, Tự học, Tương lai trong tay ta (của Nguyễn Hiến Lê), và cuốn Khi người ta lớn, Tuổi mới lớn (của bác). Cháu nhờ Ba mẹ cháu tìm mua giúp những sách đó và gởi gấp cho cháu, ba mẹ cháu sẽ vui lắm đó! Bạn bè của cháu cũng ngạc nhiên và vui nữa cháu ạ. Chúc cháu thành công.
xin chào Bác Sỉ!
tôi có 1 cháu trai duoc 30 tháng cháu cũng mới biết nói thôi, có thê hiểu được lời người lớn nói và bé biết rất nhiêu bài hát và bài thơ dù đọc chưa rõ, khi ở nhà với mẹ bé rất ngoan và nghe lời mẹ,nhưng khi ra ngoài gặp người lạ thì bé trở nên rất lúng túng và mất bình tỉnh
xin cho hỏi phải lam sao để cho bé tự tin và không nhút nhát
Bé còn quá nhỏ để “tự tin”. Phải có thời gian. Khi bé đi Nhà trẻ, Mẫu giáo, tiếp xúc nhiều bạn bè cùng lứa sẽ dần phát triển giao tiếp xã hội, theo lứa tuổi. Nên tham khảo thêm bài “Nỗi khổ của thần đồng” cũng trên trang web này.
Bác sĩ ơi, cho con hỏi . Con năm nay học lớp 11 – Trường TQK. Con thấy cuộc sống của con hơi “bất thường”. Cụ thể là đi học, con rất là ghét việc quay cóp, gian lận trong thi cử, và ghét nhất cách các giáo viên ỷ quyền mà lên mặt với học sinh, ghét sự thiếu đoàn kết trong lớp học. Con thấy sao con người của chúng ta thật khó hiểu, chúng ta phát triển hơn loài vật bơi vì chúng ta có bộ não biết suy nghĩ. Nhưng con thấy điều đó là sai, mỗi con người chúng ta ai cũng ghét nhau, người này ghét người kia, nhà này ghét nhà nọ… Con người không biết quý mến, yêu thương lẫn nhau, vô cảm, lạnh lùng trước những nỗi đau của người khác. Có nhiều lần con suy nghĩ rằng, đất nước VN ta trước năm 1975 là thời kỳ của chiến tranh, và đau thương, mất mát. Trong thời kỳ ấy con mỗi con người ai ai cũng yêu thương lẫn nhau, san sẻ từng miếng cơm manh áo, và ai ai cũng chỉ có 1 người để ghét đó là kẻ thù xâm lăng đất nước. Tuy suy nghĩ của con bị tiêu cực và có thể hơi phóng đại, nhưng con nghĩ nếu bây giờ có 1 điều ước, con sẽ ước mình sẽ là người làm cho cả thể giới này bị ngập tràn trong chiến tranh, và cuộc chiến đó do con gây ra. Mọi người lúc đó sẽ thông cảm, hiểu được những nỗi đau của họ, và họ chỉ có 1 người để ghét là con. Đó là những suy nghĩ của con, bác sĩ có thể đưa cho con một lời khuyên tích cực được không ạ ?
Cảm ơn con đã nói lên ý nghĩ của mình. Ở tuổi con cũng có một số em có những suy nghĩ như vậy. Con đã sáng suốt nhận ra sự “bất thường”, “tiêu cực và phóng đại” của con, như vậy là bước đầu tốt rồi đó. Bác thấy rằng con không nên “thương” loài người bằng cách “hại” họ, gây ra chiến tranh, đem lại chết chóc, khổ đau cho họ, trái lại con có thể tạo ra tình thương rộng lớn bằng cách trở thành một học sinh gương mẫu trong lớp học, tập trung rèn luyện trí-đức và thể lực, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân mình, gia đình và xã hội nhỏ bé chung quanh cái đã với những hành vi nho nhỏ như tôn trọng luật giao thông, nhặt rác trên đường, giúp người già em bé… Hãy bắt đầu bằng những việc “thiện” nho nhỏ đó đã con ạ. Không bao giờ nên nghĩ điều “ÁC” – dẫu chỉ là ý tưởng- vì như vậy sẽ gieo nghiệp không tốt về sau. Không nên coi nhiều phim giả tưởng quá, rất tai hại đó! Thực tế các phim đó cũng đều cho thấy kết cuộc kẻ ác bao giờ cũng bị trừng trị, bởi chỉ cái đẹp, cái thiện mới cứu được loài người thôi.
Bác sĩ ơi, con có một tâm sự trong lòng muốn kể bác sĩ nghe và mong bác sĩ cho con 1 vài lời khuyên hữu ích. Con thấy trước đó, khoảng lâu lắm rồi, trên thế giới chưa bao giờ có một tôn giáo nào cả, và ngày nay, không biết vì đâu mà lại xuất hiện quá nhiều tín ngưỡng. Như đạo Phật, đạo Chúa, hoặc là những thánh thần… Nhà con không theo đạo, nhưng trong con cũng có 1 ít là theo đạo Phật, con theo nó vì là đạo Phật khuyên người ta sống thiện, sống tốt, con đang cố gắng phát huy những điều đó. Nhưng con vẫn không tin là có Phật trên trời. Con cũng rất bực tức là vì con người ta quá tin vào những tín ngưỡng ấy, ví như đạo Chúa, lúc nào cũng Chúa mà thôi. Con người đã quá mê tín mà quên đi sự thật rằng Chúa, Trời Phật, hay thánh thần… những người đó không tạo ra con người hay thế giới sống. Mà sự thật là thiên nhiên, tạo hóa làm nên chúng ta. Chúng ta phát triển từ loài vượn cổ, chứ không phải đột nhiên mà xuất hiện.
Đó là ý kiến đầu của con, còn ý kiến thứ hai là sao các gia đình, hay các kênh truyền hình tivi, nhà sách đều bán những cuốn truyện tranh thiếu nhi, truyện cổ tích kể về cái ác luôn bị thất bại, hay ở hiền gặp lành… Tại sao phải làm như thế khi thực tế xã hội ta ngày này không có. Người ác vẫn lang thang ngoài đường, hiên ngang, còn người lương thiện phải sống khốn khổ, chật vật. Hay là những kẻ có tiền thì sống một cuộc sống thảnh thơi nhàn nhã trong khi đồng tiền ấy họ không làm ra( ăn hối lộ, “móc túi” của dân…), con đi học hoặc ở nhà nghe vài đứa bạn, giáo viên, cha mẹ nói là có tiền cũng chưa chắc hạnh phúc, nhưng nghĩ thực tế xem, không có tiền thì có hạnh phúc được hay không. Đồng tiền đã tha hóa con người, kẻ vào tù chỉ cần bỏ túi các cán bộ công an là được miễn giảm, không đội nón bảo hiểm hay vượt đèn đỏ, cũng chỉ cần vài trăm là êm xuôi… Con rất ghét những cảnh tượng như thế, và nó làm con cứ bực bội trong lòng.
Đó là ý kiến của lòng con. Cảm ơn Bác Sĩ ?
Cảm ơn con đã đặt câu hỏi. Thực ra, đạo nào cũng khuyên người ta sống thiện, sống tốt. Chỉ có sống thiện sống tốt mới mang lại hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người. Mê tín dị đoan rõ ràng là không tốt rồi! Đọc thư, thấy con có suy nghĩ, biết ghét cái xấu, yêu điều thiện, không dị đoan mê tín. Vậy là rất đáng khen. Trước mắt, hãy ráng học cho thiệt giỏi đã nhé!
Bác sĩ ơi,
Tôi là một người rất ái mộ bác sĩ ngay từ những ngày còn trẻ. Điều tôi ái mộ nhất ở bác sĩ là cái tâm của một người thầy thuốc. Nay tôi cũng đã lớn rồi và niềm ngưỡng mộ đó vẫn không hề thay đổi. Bây giờ tôi đã là phụ huynh của 2 đứa con gái. Đứa lớn tôi vừa gả chồng cho cháu xong. Nhưng bây giờ điều làm tôi đau đầu là sự thay đổi tâm lý của đứa con gái nhỏ. Năm nay cháu chưa tròn 17 tuổi, đang theo học lớp 11. Từ nhỏ đến lớn cháu sống nội tâm, tính rất nhạy cảm và cuộc sống khá khép kín. Cách đây vài tháng, khi theo hoc tại 1 trung tâm cháu có quen 1 cô gái đang học đại học và chẳng bao lâu thì mối quan hệ quen biết trở nên thân mật rất nhanh. Cháu lén đưa cô SV ấy đến nhà chơi khi cha mẹ không có ở nhà và có biểu hiện muốn giấu cha me sự thân thiết đặc biệt này đồng thời khi tôi phát hiện ra thì cháu lại có khuynh hướng nói dối quanh quất…một biểu hiện bất thường vì từ nhỏ cho đến nay cháu không hề nói dối với ba mẹ, trở nên xa lánh mẹ, thích ớ 1 mình ( ngược lại 100% với trước đây) xài điện thoại kè kè suốt ngày để nhắn tin..( điều này cũng ngược lại so với trước đây…Nói chung là tôi đang lo lắng và rối rắm. Không biết phải làm sao bây giờ. Tôi mơ hồ có cảm giác rất lo sợ . Muốn được xin ở bs 1 lời khuyên nên thế nào nhưng mà tôi không biết số đt của bác sĩ và cũng không biết làm sao để liên lạc nên đành phải chọn cách này. Rất mong được 1 lời khuyên hoặc 1 cuộc hẹn được gặp bs. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Anh chị rất nên bình tĩnh trong trường hợp này. Chớ nên “dán nhãn” ngay như vậy. Con gái khoảng 17 thường có những thay đổi lớn về tâm sinh lý. Chưa thể có người yêu khác giới nên tình cảm bộc lộ mạnh mẽ với bạn cùng giới không lạ. Nên dành thời gian tâm sự cởi mở với cháu. Mẹ và Chị là những người có thể tiếp cận cháu dễ dàng. Cháu đang rất cô đơn, nhất là khi người chị đã đi lấy chống, ra riêng. Nếu có nhiều dấu hiệu rõ ràng về đồng tính nữ (khá hiếm) thì vẫn phải bình tĩnh, giám sát và nếu cần không để cháu liên hệ với người bạn SV đó nữa. Nên tin tưởng cháu. Tôn trọng, chân thành trong tiếp xúc, cháu mới sẽ mạnh dạn cởi mở trò chuyện. Thân mến.
Trước tiên , xin chân thành cảm ơn bs, dù rất bận rộn nhưng đã để thời gian đọc và trả lời thư của tôi. Bác sĩ ơi, tôi đã hỏi han cháu cặn kẽ khi phát hiện ra 1 lần cháu nói dối là đi chơi với bạn học cũ hồi cấp 2 nhưng thực sự thì cháu đi với cô sv đó. Vì có những biểu hiện rất kỳ lạ và khác hẳn trái ngược với cháu từ trước đến nay cho nên cũng rất dễ nhận ra, cháu thú nhận là hiện cháu rất thích người sv nữ đó vì cháu thấy chị ấy rất tốt, cháu cũng thú nhận là đã có hôn nhau rồi. Trời ơi, tôi thật hoảng loạn, tôi đã nói chuyện với cô sv đó và cấm cô ta không được liên hệ với con tôi nữa, phần con tôi cũng vậy, nhưng cả 2 đã khóc rất nhiều dù có hứa là không liên hệ nữa. Tuy vậy tôi vẫn ngờ là cả 2 còn liên lạc qua đt , nhắn tin. Tôi không biết phải làm sao bây giờ nữa, trước giờ con tôi vẫn bình thường chỉ từ vài tháng nay như vậy thôi. Tôi có nên đưa cháu đến các trung tâm tư vấn tâm lý không dù cháu không chịu đi. Có nên tiếp xúc với gia đình cô gái kia và địa phương nơi cô ta ở để nhờ giúp đỡ không ạ? Về phần cháu tôi vẫn phải rất dịu nhẹ vì sợ cháu stress và không chịu đựng nỗi căng thẳng, không thể tập trung học tốt được. Bác sĩ ơi, tôi nên làm sao ạ?
PS: Khi vừa tiếp xúc tôi đã thấy cô gái này có gì đó hơi kỳ kỳ nhưng tôi không biết tại sao, Bây giờ thì tôi đã hiểu nhưng mà trời ơi, khổ thay vì tôi đã lớn tuổi, công việc làm ăn thì rất chân chất( là cnv nhà nước) nên không có nhiều điều kiện tiếp xúc với bên ngoài để biết hiện nay tình hình giới trẻ bên ngoài phức tạp thế nào mà cảnh báo dè chùng cho con cái mình. Không ngờ bây giờ gia đình chúng tôi lâm vào hoàn cảnh này. Từ nhỏ tới lớn cháu vô cùng ngoan ngoãn , học giỏi và chưa tùng có 1 người bạn trai nào. Lúc chị cháu vừa đi lấy chồng cũng là lúc cháu bước vào cấp 3, cháu có than vãn là ở môi trường mới này, lớp này cháu không có ai thân thiết, bạn trong lớp thì phần lớn rất quậy và nhốn nháo, cháu cảm thấy không thích và khó học tốt được. Nhưng tôi nghe qua và chỉ khuyên cháu là cố gắng chú ý học, ai lam gì mặc kệ người ta. Tôi đã quá vô tâm không chú ý khi cháu rất cô đơn phải không bs? Để bây giờ bị rơi vào tình cảnh này. Tôi thương cháu quá mà không biết phải làm sao bây giờ.
Chào bác,
Bé nhà con được 1 tháng tuổi rồi. Bé có tật rất khó ngủ ạ, mỗi lần ngủ ba mẹ phải bế ru chừng nào ngủ say thật say mới đặt xuống được, nhiều khi đặt xuống lại khóc…lại phải bế lên ru…
Con đang định rèn lại nết ngủ của bé, bạn con chỉ con làm như sau: đặt bé vào nôi rồi mẹ đi ra ngoài 5 phút (con khóc cũng kệ), sau đó vào dỗ bé 2 phút (không bế bé lên), nếu vẫn chưa ngủ thì lại đi ra ngoài 10 phút, sau đó lại vào dỗ bé 2 phút, nếu vẫn tiếp tục thì lại đi ra ngoài 15 phút…
Con đã áp dụng phương pháp này được 1 ngày, bé con khóc dữ lắm vì đã quen bế ru, mỗi lần ngủ khóc tầm 20 phút, rồi mệt nên ngủ…
Con cảm thấy stress kinh khủng bác ơi, liệu bé khóc nhiều như thế có hại gì không ạ? Bác thấy phương pháp này có khả thi không bác? Bác có phương pháp nào mà đỡ gây “hại não” cho mẹ hơn thì chỉ giúp con với ạ. Con cảm ơn bác nhiều. Kính chúc bác dồi dào sức khỏe ạ.
Con cần cho biết ban ngày bé có dễ ngủ không? Và tổng cộng trong 24 giờ (1 ngày đêm) thì bé ngủ được mấy tiếng?
Mới 1 tháng tuổi đã bị “rèn” thì sau này sẽ còn… khổ mãi chăng? Sẽ hết bị rèn cái nọ lại rèn cái kia chăng? Phương pháp của bạn con là từ đâu ra vậy?
Con chào bác,
Con cảm ơn bác rất nhiều vì bác đã trả lời con rất nhanh ạ.
Bé nhà con ngủ trung bình 1 ngày đêm khoảng từ 15 đến 18 tiếng, tuy nhiên giờ giấc không cố định ạ, có vẻ như bé chưa biết phân biệt ngày và đêm đó bác.
Bé quen được bế ru ngủ, khi đã đặt được bé xuống nôi, nếu bé ngủ say rồi thì bé ngủ rất lâu (6-8 tiếng), con phải canh giờ bế bé dậy cho bú mỗi 2 tiếng (bé vừa ngủ vừa bú), tuy nhiên khi đã thức dậy rồi thì rất khó để bé ngủ lại, có khi phải đặt tới 3, 4 lần mới thành công, có khi bé thức liên tục trên 5 tiếng đó bác. Khi thức thì bé rất ít chịu nằm chơi mà hay khóc, nhưng chỉ cần bế lên là nín ngay, bé ghiền ẳm bồng rồi bác ơi, con thiệt mệt mỏi với cái sự ghiền này…
Con không biết cái phương pháp của bạn con từ đâu ra nhưng con cũng đã đọc được ở một vài diễn đàn khác nữa về nó. Con thấy bác có vẻ không ủng hộ phương pháp này đúng không ạ? Bác góp ý giúp con với nhé bác. Bé đầu của con cũng ăn ngủ “vô tổ chức, vô kỷ luật” lắm nên giờ tới 3 tuổi rồi mà nết ăn ngủ vẫn khó. Con lo sợ bé này cũng giống chị nó nên định “rèn” từ nhỏ…
Ngoài vấn đề trên, con lại có thêm 2 vấn đề nữa muốn hỏi bác ạ:
Thứ nhất là bé con mới được 1 tháng thì có thể ngủ võng được không bác? Con thấy đặt bé vào võng thì có vẻ dễ ru ngủ hơn lại còn hạn chế bớt được vụ ẳm bồng. Nếu được ngủ võng sớm quá thì có hại gì cho sức khỏe hay xương sống của bé không bác?
Thứ hai là hiện nguồn sữa mẹ của con rất dồi dào, bé con bú không hết nên con thường hút ra túi trữ đông để dành khi cần. Tuy nhiên, dạo gần đây từ WTT con biết được có nhiều bạn sinh con xong bị thiếu hoặc mất sữa, hoặc vừa rồi có bé 12 tuổi bị u não, bác sĩ khuyên không nên dùng sữa công thức mà dùng sữa mẹ…nên con đã chia sẻ sữa con cho các bạn í. Vấn đề con quan tâm là ví dụ hiện tại mỗi ngày con chỉ hút được 1L sữa, nhưng con muốn tăng lên hút thành 1.2L sữa trong điều kiện vẫn ăn uống không tăng thì có phải chất lượng sữa của con sẽ giảm đi do hút sữa nhiều hơn không ạ?
Con đã sinh con thứ 2 rồi nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con quá, mong bác dành chút thời gian quý báu của bác để đọc và cho con vài lời khuyên ạ.
Con cảm ơn bác rất nhiều. Chúc bác luôn dồi dào sức khỏe ạ.
Con nên tìm cuốn “Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng” của bác (có cả Ebook), đọc kỹ Chương BÉ NGỦ và Chương SỮA MẸ thì sẽ rõ tất cả. Cái “nết” ăn ngủ “vô tổ chức vô kỷ luật” của các bé là do di truyền đó con ạ! Hỏi lại bà nội, bà ngoại xem!
Chào bác sĩ . Cháu giới tính nam , năm nay 16 tuổi học lớp 11 . trong một khoảng thời gian rất dài hơn 4 năm lớp 7 8 9 10 cháu bị lệch lạc giới tính ( sau này cháu mới biết ) . Thật sự nhớ lại lúc đó cháu cảm thấy tự buồn khổ cho mình. Cháu đã từng rung động một bạn trai . Thậm chí cháu đã coi phim 18+ đồng giới . Cho tới tháng 4 năm 2012 , tức là 9 tháng trước , cháu mới có biến chuyển trước tình hình giới tính của mình . Một thời gian rất dài cháu tự mình giải quyết mọi vấn đề , tới nay vẫn vậy . Nghe theo lời khuyên trên mạng , cháu đã mở lòng ra tham gia các hoạt động tập thể , thể dục thể thao nhiều hơn ( tuần 2-3 buổi cháu tham gia đá bóng với lớp ) . Cháu cũng tham gia tìm hiểu về việc thoát khỏi việc lệch lạc giới tính , tìm hiểu giới tính thật của mình , rằng đồng tính nam là giới tính thật của cháu hay không phải . Nghe theo lời một người trên mạng , cháu thử đọc truyện 18+ dị tính ( cháu không đủ can đảm coi phim vì biết nó có hại ) . Và cũng thật mừng là cháu cũng có cảm giác với tình yêu dị tính , đọc truyện 18+ dị tính dương vật của cháu vẫn cương như vậy . Dần dần cháu quên đi cảm giác xưa cũ về thứ tình yêu đồng tính , nhưng chỉ nỗ lực của mình cháu thôi chưa đủ , cháu vẫn còn cảm giác với tình yêu đồng tính , như khi cháu nhìn thấy đôi giày của nam đẹp cháu thích mang , cháu nhìn thấy một đôi giày của nữ đẹp cháu cũng hơi có cảm giác đó , hoặc khi cháu bước vào tiệm tạp hóa không hiểu sao cháu lại để ý tới quầy trang sức nữ phía trước . Mỗi lần như vậy , cháu lại bị cắn rứt trong nội tâm rất nhiều , cứ như thể cháu đang để chân giữa 2 con thuyền . Cuộc sống của cháu 9 tháng qua là như địa ngục vì sự đấu tranh liên tục , kết quả học tập của cháu cũng sút đi . Bố mẹ cháu không biết phần chìm của chuyện này , họ quá bận rộn , quá khổ sở khi phải vật lộn trên một thương trường đầy thủ đoạn và biến động – cháu biết . Bố mẹ cháu thực sự yêu thương cháu , nhưng cháu không muốn họ buồn khổ vì chuyện này .
Song song với vấn đề trên là một vấn đề khác : cháu có trí tưởng tượng rất mạnh , tự cháu thấy thế , thậm chí cháu có thể quy mình về hoang tưởng . Như cháu hay sợ ma , hoặc tưởng tượng những tình tiết truyện phim trong đầu mình . Cháu cho đó là hoang tưởng , tại vì cháu nghĩ và tưởng tượng nhiều đến mức nhiều lúc cháu quên đi cuộc sống thật , như cháu đã 3 ngày liên tiếp quên điện thoại trên trường khi mà cháu có cảm giác là cháu đã bỏ nó vào túi .
Một phần của tình trạng lệch lạc giới tính là vì cháu thời trung học phổ thông rất nhạy cảm , ít bạn , ít hòa đồng và dễ đánh mất mình . Tới mức khi bị bọn con trai trong lớp cũ quấy phá , cháu cũng không làm được gì . Bây giờ cháu rất ghét bọn nó , cháu vừa ghét vừa sợ . Nhưng không bàn về chuyện ấy , có vẻ như những chuyện xưa cũ ám ảnh cháu , như chỉ vài ngày trước thôi cháu mơ một câu chuyện kinh dị chắp nối từ những truyện cháu được đọc từ trước đó , mỗi tác phẩm một nhân vât một chi tiết . Mỗi khi cháu sắp làm gì cháu lại ngồi suy nghĩ tưởng tượng xem sự việc sẽ thế nào , ai nói gì , mình sẽ nói gì …
Và hàng đêm sau khi cháu sử dụng máy tính và đi ngủ , cháu nghe thấy những âm thanh khó chịu vang trong đầu cháu , đến cả tai cháu cũng nghe rõ nhưng cha mẹ chá không nghe thấy gì . Đó như những âm thanh tần số cao , vang liên tục , nghe như tiếng dế kêu .
Cháu muốn hỏi bác sĩ rằng cháu phải làm gì bây giờ , cuộc sống của cháu thật sự như địa ngục khi phải ở trong tình cảnh hiện giờ , sự xen lẫn thật giả ảo thực làm nguy hại cháu tới mức cháu không thấy gì khi người ta đánh nhau , không ý thức được cả độ nguy hiểm của sự việc , và nhất là cháu lúc nào cũng mất tập trung , choáng váng , không thể lo cho cuộc sống thực được , điều này sẽ hủy hoại cháu với sự nguy hiểm ngang với cấn đề về giới tính . Xin hãy giúp cháu . xin cảm ơn bác sĩ
p/s cháu đã đi chụp mri , điện não kết quả là không có khối u hay gì cả , não cháu bình thường . và cháu khó ngủ .
Cảm ơn cháu đã chia sẻ. Tôi thấy cháu hoàn toàn bình thường, lại còn có phần “xuất sắc” nữa là khác, vì đã nhận ra những cảm xúc và cảm giác của mình, đã “chiêm nghiệm” được tuổi mới lớn của mình và trình bày một cách khá sâu sắc. EQ của cháu như vậy là rất tốt đó. Cháu có khuynh hướng về văn chương, nghệ thuật nữa. Cố gắng học tập và giũ gìn sức khỏe. Ở tuổi cháu, rất nhiều người cũng giống như vậy, chừng vài năm nữa sẽ “qua khỏi” cơn sóng gió này thôi. Đừng lo. Trước mắt, cháu nên tìm đọc cuốn KHI NGƯỜI TA LỚN, BỖNG NHIÊN MÀ HỌ LỚN, ĂN VÓC HỌC HAY và cuốn SỨC KHỎE GIA ĐÌNH trong đó bác đã có những giải đáp chi tiết về các thắc mắc, các vấn đề của cháu, kể cả chuyện mất ngủ… Chúc cháu thành công.
À cháu còn 1 chuyện nữa , đó là cháu cũng bị nhức đầu liên tiếp , không quá đau nhưng dai dẳng ( có lẽ vì chuyện của cháu ) , có phải 4 quyển mà bác nói cũng có giải quyết tình trạng này không ?
Thưa bác, cháu là con gái, năm nay học lớp 9 và sắp thi chuyển cấp. Cháu rất nhạy cảm, dễ bị ám ảnh và hay tưởng tượng, chỉ cần lướt qua một chút hình ảnh không hay là cháu đã ‘nóng mặt’ và bắt đầu suy diễn lung tung. Hồi lớp 8, cháu từng có khoảng thời gian buồn bã vì không thể hòa nhập, nhưng sau đó cháu đã bình tĩnh lại được.
Như đã nói, cháu rất hay suy nghĩ vớ vẩn, nhiều lần những suy nghĩ đó làm phiền chính cháu, nhưng cháu luôn vượt qua được, và khá nhanh là đằng khác. Cháu thường tự mình làm mọi việc, ít chia sẻ với mọi người. Thế nhưng một lần cháu vô tình nảy ra trong đầu ý nghĩ ‘liệu mình có phải les không nhỉ?’, vô tình thôi, nhưng cháu bị ám ảnh đã gần 4 tháng. Không phải quá dài nhưng rất phiền phức. Đầu óc cháu lập tức ‘liên hệ’ ngay với những thứ cháu vô tình biết trước kia.
Ví dụ như một bộ truyện đồng tính nữ (tệ hơn nữa lại là yuri – có nhắc đến tình dục) mà hồi trước không hiểu làm sao cháu lại bấm vào, hay một vài tranh vẽ hai nhân vật nữ ăn mặc hở hang mà một vài forum cháu tham gia có treo,… rồi cả bạn bè cùng giới, một cô giáo trẻ. Thực ra là trước đó cháu đã không thiện cảm với bạn ấy, rồi từ hai cái ‘ghét không chịu được’ ấy kết hợp lại, cháu cứ luôn có suy nghĩ ‘mình có quan tâm đặc biệt đến bạn ấy không?’. Dĩ nhiên là có, bởi vì cháu ghét bạn ấy kia mà, cháu biết vậy, nhưng đầu óc lại không nghe cháu. Mỗi lần bạn ấy làm việc khiến cháu thấy bực (bực thật sự, nó không phải là chuyện con gái ghét nhau) – việc này xảy ra rất thường xuyên- là cháu lại tự hỏi mình câu trên. Tệ hơn là bạn bè nữ quanh cháu cứ thích đùa cợt bằng cách gọi nhau là ‘bồ tao’, ‘honey’, ôm ấp, còn hỏi nhau ‘mày thích tao thiệt đấy hở?’ hay thậm chí là… bóp vú nhau! Cháu biết các bạn ấy đùa, nhưng đầu óc cháu (lại) không nghe theo cháu. Cháu biết cháu không phải là les. Mỗi khi câu hỏi trên đột ngột xuất hiện, cháu không lo về chuyện les hay không les, mà cái cháu lo là ba mẹ cháu sẽ thế nào nếu biết. Những điều như gặp bạn bè trên trường hay lướt net một chút là không thể tránh được.Để tìm quên, cháu học hành nhiều hơn. Đã có những lúc tưởng như cháu ổn rồi, nhưng lại bị tái đi tái lại. Điều mà cháu thấy tốt là cháu vượt qua nó nhanh hơn. Nhưng bạn bè cùng giới luôn đùa giỡn bằng những cách như trên khiến cháu bực mình, và bạn nữ mà cháu đã kể ở trên càng nhày càng khiến cháu thấy chán ghét và cả thương hại. Dù cháu đã ngẫm lại và thấy việc đó là bình thường, có phần nào đã ‘tha thứ’ (dù đây chỉ là kiểu phán xét của riêng cháu, các bạn ấy không hề có lỗi) nhưng cháu vẫn thấy vô cùng lố bịch và đôi phần tức giận âm ỉ trong lòng – tuy cháu biết các bạn ấy rất vô tư và không biết tính cháu dễ bị ám ảnh cũng như đang bị lệch lạc giới tính.
Bắt đầu học kì II cũng là lúc cháu bị ám ảnh, cháu thấy đầu óc không còn tốt như trước, dù điểm trên trường của cháu vẫn cao, thế là cháu lại lo thêm chuyện thi tốt nghiệp và thi vào trường công. Cháu thèm ngủ dù có lúc trưa cháu ngủ những hàng tiếng. Một phần lỗi là tại cháu không chia sẻ, cứ giải quyết tất cả mọi vấn đề. Ngày hôm nay cháu nói hết, thực ra là chỉ mong được giải tỏa ở đâu đó thôi. Cảm ơn nếu bác đã đọc tâm sự của cháu (dù nó rất dài).
Trường hợp như cháu không hiếm ở lứa tuổi này. Không phải là “lệch lạc giới tính” đâu! Cháu thực sự là con gái đó, và sự nhạy cảm rất con gái như vậy là tốt. Những đùa nghịch của bạn bè đều là bình thường của tuổi mới lớn. Bác thấy cháu có suy nghĩ và viết lách rất tốt, sâu sắc, và không sai… chính tả! Bác tin cháu sẽ học giỏi và thành công sau này. Cháu nên tìm đọc cuốn “Khi người ta lớn” nhé!
Cháu luôn biết bản thân mình không phải là les và cũng không có gì chứng minh điều đó nhưng cháu lại luôn suy nghĩ rất nhiều, nhất là khi cháu biết nếu cứ như thế thì lớn lên cháu sẽ thành les thật. Nào là bạn bè cháu sẽ nghĩ sao, ba mẹ cháu sẽ thế nào… Điều này thật sự khiến cháu thấy phiền. Dù ngẫm ra thì chẳng có dấu hiệu nào xác đáng chứng minh cháu là les (chỉ có một duy nhất là những tình cảm của cháu với một vài bạn nam khác thường trôi đi rất nhanh, một phần vì cháu thấy các bạn ấy sao ai cũng vô tư vô tâm quá), nhưng cháu luôn tự tưởng tượng này kia rất phiền, không tập trung học tập được . Trước kia cháu luôn tự hào mình có trí tưởng tượng tốt, nhưng đến giờ cháu lại thấy phiền kinh khủng vì cái này, lại muốn sống vô tư như bạn bè cháu. Đã có lúc cháu ngỡ như sắp hết thật rồi, thế mà lang thang đâu đó nghe được từ ‘đồng tính’, đọc báo thấy ‘hôn nhân đồng tính’, thấy một vài cô gái hoặc quá đẹp hoặc quá xấu là cháu lại bị ám ảnh tiếp. Giờ cháu rất dị ứng với những từ như ‘les’, ‘đồng tính’,… và những hình ảnh các cô gái ăn mặc hở hang lúc nào cũng đầy ra ở mấy trang quảng cáo trên mạng, muốn tránh cũng khó. Cháu chán nản lắm, có lúc muốn bỏ cuộc cho rồi nhưng lại không thể, tâm trạng cứ xuống rồi lên, lên rồi xuống thất thường khiến cháu rất phiền muộn, không làm gì ra hồn được.
Cảm ơn bác đã nghe lời tâm sự của cháu.
Thưa bác sĩ , cháu đang học lớp 12 , năm cuối cùng rồi . Nhưng chuyện là thế này , trong lớp cháu có một đứa bạn , phải gọi là cực kì xấu : dẻo miệng , giành công , ưa nổi bật , độc mồm độc miệng , nhiều chuyện , … . Ai nó cũng đòi lợi dụng cho được . Ai không quen biết gì nó nó cũng xáp lại , người ta nói là quen biết gì mà nói thì lại dẻo miệng là : thì bây giờ làm quen . Cháu học nghề với nó từ năm 11 nên biết rõ chân tướng cả , thậm chí cháu với nó còn hục hặc , thế mà ở trên lớp nó hỏi bài cháu , làm như cháu với nó rất thân , bên cạnh nó còn có 2 đứa khác nữa cũng … gần giống nó . Mọi người trong lớp cháu giờ đã biết bản chất của nó , và có dấu hiệu chỉ chơi bằng mặt mà không bằng lòng . Còn cháu , sâu trong người cháu , cháu không thể chấp nhận chuyện đó , cháu không thể để một kẻ như thế lợi dụng bạn bè của cháu , cháu xin nói thật rằng , nếu ngày đó cháu nói ra với mọi người mọi chuyện trên lớp học nghề nó sẽ mất cả danh dự , nhưng cháu không nói , đó là sai lầm của cháu . Bây giờ cháu rất hỗn loạn thật sự cháu không thể sáng suốt một khắc nào cả , hận thù như chiếm lấy cháu . Xin bác sĩ hãy cho cháu lời khuyên với !
Tg Cháu Hà,
Bác rất vui thấy cháu viết thư rành mạch và không… sai chánh tả như một số bạn trẻ khác! Bác nghĩ cháu nên đọc cuốn: “Khi người ta lớn” đi nhé. Có những vấn đề cháu đặt ra trong đó. Cháu nói đến “lớp học nghề” gì vậy? Cháu cứ sống chân thành và thấu cảm thì mọi sự sẽ tốt đẹp thôi.
Cảm ơn bác sĩ đã bỏ thời gian cho cháu , lớp học nghề là do học sinh lớp 11 nào cũng phải học nghề một môn ạ . Cháu sẽ đặt niềm tin vào tất cả , rằng một ngày nào đó nhất định mọi người sẽ hiểu . Xin cảm ơn bác
Bạn cháu là nữ năm nay 13 tuổi chiều cao của bạn ấy lại thấp hơn 1m50. Bạn ấy hơi thất vọng về chiều cao của mình. Theo bác sĩ thì cháu phải làm gì để bạn ấy vui lên ạ?
Tuổi này còn đang lớn cháu ạ. Đến 18 tuổi thì chiều cao mới dừng. Nên bơi lội, chơi bóng rỗ, bóng chuyền, cầu lông… đừng ngồi chơi game mãi thì mới cao lên được.
Đọc thêm cuốn : KHI NGUOI TA LON” nhé.
Chào bạc ạ…em cháu năm này đk 15 tuổi nó bị bệnh về tâm lý đó bác…nó luôn luôn tự làm theo ý của mình…VD:(có một hôm nó đang hc thì tự đứng dậy đi về ko nói một tiếng nào hết cả )… và nó không thể làm chủ lời nói của nó bác ạ..Vậy Theo Bác gia đình cháu phải làm ntn ạ….
Nên đến khám ở một bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Em cháu có mê game quá không? Nên tìm cuốn “Bỗng nhiên mà họ lớn” và “Khi người ta lớn” ở NXB Trẻ, 161 Lý Chính Thắng cho em ấy đọc thêm.
Chao bac si. Em co 1 truong hop cua nguoi than can nho su giup do cua bac si. Bang cach nao em co the lien lac truc tiep voi bac si vi van de cung rat nhay cam va cap bach a. Mong som nhan duoc hoi am cua bac si
Hiện tôi không còn làm việc, khám bệnh gì nữa cả. Nếu có thể thì cho biết chi tiết qua email, tôi có thể góp ý chút gì đó thì được.