Kẻ Rong Chơi
tặng TCS
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Thương những giọt nắng
Yêu những cơn mưa
Biết nghe lời tự tình của từng ngôi tháp cổ
Đau nỗi đau hòn sỏi lăn trầm…
Thấy vô thường là đóa hoa rực rỡ
Phúc âm là nỗi buồn
Khi Chúa, Phật đi xa…
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Với em thơ
Chàng thị hiện bông hồng
Với tình nhân
Chàng hoá nguồn suối ngọt
Với gió heo may
Chàng trở thành bóng mát
Thênh thang giữa cõi đi về…
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Trái đất là hòn bi xanh
Một hôm dừng chân ghé trọ
Bằng diệu âm linh ngữ
Chàng hiến cho đời cỏ lạ hoa thơm…
Không vướng chút bụi trần
Như mặt trăng dịu mát
Như thủy triều dào dạt
Chàng du ư
Trong cõi Ta bà…
Rồi một hôm nằm xuống
Sống thiên thu…
Đỗ Hồng Ngọc
(Đỗ Nghê)
Hay!! that la lang man, nhung khong biet HAY va LANG MAN nhu the nao? Chi cam thay lo mo rang TCS khong TRU vao dau ca.
Cam on ban. Khong tru vao dau ca thi moi “Du u Ta ba the gioi” duoc chu!
Thưa nhà thơ Đỗ Hồng Ngọc ,
Thật là một cái duyên khi tìm ra được nhà của thi sĩ ĐHN , trên cái cõi ảo này.
Tháng 4 rồi , cái tháng 4 không thể nào quên của bao nhiêu người Việt , phải không ạ?
Và bây giờ , người ta càng phải nhớ đến tháng 4 , khi TCS cũng đã từ bỏ cuộc chơi vào một cái ngày đầu tháng 4 này.
Rất cám ơn nhà thơ , vì tất cả những gì nhà thơ đã làm….làm sao kể xiết đây…
Và , có một bài thơ , tôi tìm hoài mà chưa gặp lại
Xin cám ơn em đã đến giã từ
Dù sao tình đó vẫn chưa quên…
Xin được đọc tiếp bài thơ rất đẹp đó…
Và mong , rất mong được còn được đọc những bài thơ ĐẸP như bài này…
Trân trọng,
Phương Bối
Nhạc sĩ TCS đã theo lời thiên thu gọi nhưng những nhạc thơ của ông vẫn như dòng nước chứa chan rọi mát tâm hồn các thế hệ yêu nghệ thuật chân chính. Tối 2/4 đi hội ngộ quán, thật buồn vì có cảm giác như mình đang không phải nghe nhạc Trịnh, từ một số ca sĩ trẻ. Nếu Khánh Ly hay Tuấn Ngọc có thể biểu diễn được ở Việt Nam thì hay biết mấy.
Bài thơ của thầy thật sâu sắc. TCS từng hát “đời vẽ tôi tên mục đồng, rồi vẽ thêm con ngựa hồng, từ đó tôi thề sẽ rong chơi”, chắc ở nơi thiên thu đường không bến bờ ấy TCS vẫn sẽ rong chơi ?
Chac the! Ma thuc ra thi ai ai cung nen “rong choi” trong coi Taba nay do vay. Cam on Giang.
Đọc vào tiểu sử của bất cứ người nào đã sống một cuộc đời hạnh phúc, đáng sống, đều thấy rằng họ có vài năm lang thang để trầm tư chiêm nghiệm sâu thẳm các giá trị của cuộc đời.
Họ Trịnh thì có vài năm lang thang dạy học ở ẩn ở Tây Nguyên trong lúc trốn lính.
Bùi Giáng thì đi chăn bò vài năm.
Và… Đức Thế Tôn thì bỏ cả ngai vàng đi lang thang tìm đạo.
Cho nên, thực ra lang thang là một giai đoạn phải có trong đời nếu như ai đó muốn có tài năng thực thụ. Nhưng có mấy cha mẹ nào đủ dũng cảm cho phép con mình sống vài năm lãng du phải ko bác Ngọc?
“Rồi một hôm nằm xuống
Sống thiên thu…”
Quả là như vậy, Trịnh nằm xuống nhưng những giai điệu mát lành như dòng nước ngọt của ông vẫn miên man chảy qua tâm hồn nhân gian làm dịu đi những vết đau của cuộc đời.
“Rong chơi” là một khái niệm không mới cho những phận người trong cõi phù sinh, tuy nhiên, cách “rong chơi” của Trịnh, của Đỗ Hồng Ngọc là một cách “rong chơi” mà đời nay và đời sau mãi ngưỡng mộ, LUV nghĩ thế !
Bài thơ này đã dắt người đọc đi trên con đường tráng lệ mang tên nhạc Trịnh, xin được cảm ơn tác giả thật nhiều.
Rong choi trong coi ta ba, nghi den thoi da thay that sung suong.Uoc gi den khi nam xuong minh cung duoc du trong coi ta ba nhu nhac si TCS. Oi nhung tam hon that de thuong ! Tai sao trong the gioi @ nay kho tim thay nhung tam hon nhu vay? Kho tim thay nhung cam xuc khi troi nang, khi troi mua, khi thay thap co? The he con chau bay gio moi me theo vi tinh, theo internet, theo game… ma quên di nhung tinh cam dep cua long nguoi, du de gio cuon di, du la chi la loi thien thu goi…., nhung no lam minh nhe long va thanh than rat nhieu
Khi Trịnh Công Sơn viết những lời ca đau buồn đại loại như: “Giữa chốn thương đau muốn nói đôi câu, chim xanh bạc đầu, cây xanh bạc đầu, VỘI VÀNG TÔI THEO…” thì lúc ấy, ông đang trong trạng thái “rong chơi” hay “lang thang”?
Cho nên, “Rong Chơi” chỉ là một cách nói lãng mạn để tạm giảm đau và yêu đời hơn thôi, chứ còn tử sinh nó luôn rình rập chờ mình ở phía trước.
Với một hành giả thực sự thì được chết một cái chết tự tại trong an lành là đích đến trong đời của riêng mình. Vì như Đức Thế Tôn nói “hầu hết mọi người sẽ trở lại làm xúc sinh sau 1 đời làm người và có được kiếp người khó được như rùa mù chui được vào bọng cây mục duy nhất giữa biển khơi”
Rất tiếc là cả hai người mình rất quý trọng là Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn đã không thể ra đi trong thanh thản tự tại, cho dù rằng chắc chắn Bùi Giáng cũng đã đọc sách Tạng Thư Sống Chết của sư cô Trí Hải dịch.
Dù biết thế, nhưng sống mà để có được một bước tinh tấn thực thụ thì phải trải muôn trùng khó khăn. Khi đọc những truyện về các giai đoạn tiền sanh của đức Phật, do HT Thích Minh Châu dịch, ta đó có cảm thấy bình thường không khi biết mỗi tinh tấn trong đức tính một con người được tính bằng kiếp người?
Dù đọc nhiều, biết nhiều, nhưng có hành giả nào chắc được mình kiếp sau đi đâu, về đâu chăng?
Cảm ơn Hải. Nếu “lang thang” mà với tâm thái “rong chơi” được thì cũng rất… tuyệt đó chứ. Thưc ra thì chỉ những vị Bồ tát mới “du ư ta bà thế giới” thôi, chứ người trần mắt thịt chúng ta thì khó lắm vậy…
Thực ra thì con cũng thích cái trạng thái rong chơi khi lang thang lắm chứ, nhưng mà con thấy và biết rằng cho dù Bùi Giáng luyện tập công phu rất nghiêm mật vậy mã cũng ko thể chủ động ra đi trong tự tại, nên con viết vậy để mong những người còn sống có một kiếp sau tốt hơn kiếp này :). Mời bác đọc lại link sau do anh Hoài kể về công phu thời khóa của Bùi Giáng:
http://forum.sachhay.com/showthread.php?p=12729
Chúc bác luôn an lành hạnh phúc để tiếp tục rong chơi…