(dutule.com: Tin Văn Học Nghệ Thuật, ngày 04/09/2010 05:22 AM)
dutule.com (ngày 3 tháng 9-2010): Tháng 10 năm 2009, Cơ sở H.T. Productions ấn hành thi phẩm “năm chữ du tử lê và, mười hai bài thơ, mới.”
Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Buổi ra mắt “bỏ túi” tập thơ là khá đặc biệt với khoai lang, khoai mì, bắp, đâu phọng luộc, sữa đâu nành… và cà phê… tại nhà họa sĩ Lê Ký Thương vào sáng ngày 8-7-2010 với sự hiện diện của các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ thân hữu: Tôn Nữ Hỷ Khương, Ý Nhi, Tôn Nữ Thu Thủy, Lý Hương, Cao Kim, Lữ Kiều, Vũ Trọng Quang, Châu Văn Thuận, Hồ Thanh Ngạn, Lê Ký Thương và tác giả…
Phòng mạch của chim
tặng Anh Bồ Câu
Phòng mạch vừa mới mở
Đã có tiếng gõ cửa
Thì ra một chú chim
Kêu bị đau cái mỏ
Rồi thêm một chú nữa
Kêu đôi mắt bồ câu
Mà nhìn xa không rõ
Mang kiếng coi cũng kỳ
Chàng thi sĩ
Tặng Đỗ
Lọt tõm giữa vô vàn
Âm thanh và ánh sáng
Nhộn nhịp và nhễ nhại
Chàng thi sĩ
Đầu bù tóc rối
Co rúm người
Trong chiếc áo khoác màu đen
Như tự hành tinh nào rơi xuống…
Như không thôi đi được
(bài viết cho tập thơ Mắt Màu Nâu của Hồng Khắc Kim Mai)
“Có người hỏi rằng: Thơ tại sao mà làm ra? Ta giả nhời rằng: Người ta đẻ ra mà tỉnh, là tính Giời cho nguyên như thế; cảm ở vật ngoài mà mới động, thời ấy mới là sự muốn của tính. Đã có muốn thời phải có nghĩ; đã có nghĩ phải có nói; đã có nói thời những cái ý nhị không thể nói hết ra được mà hình hiện ở trong lúc ngậm ngùi ngợi than, tự nhiên tất phải có những giọng điệu cung bực, như không thôi đi được. Ấy tại thế mà sinh ra có thơ”. (Chu Hy, Bài tựa tập truyện Kinh Thi, Tản Đà dịch).
Nói đến Nguyễn Bắc Sơn không ít người nhắc mấy câu thơ nổi tiếng một thời của anh: Mai ta đụng trận ta còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi/ Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm/ Vung tiền mua vội một ngày vui… để chứng minh rằng anh là một nhà thơ lính chiến, ngổ ngáo và ngang tàng… Tôi không thấy vậy. Tôi chỉ thấy trong thơ anh một nỗi chua xót, đắng cay. Nỗi chua xót, đắng cay dằng dặc cho cả một thế hệ dưới màu áo của thời binh lửa. Nỗi đau như lịm hẳn vào trong: mai ta đụng trận ta còn sống…
GS Cao Huy Thuần, sống ở Pháp trên 40 năm, tác giả Thấy Phật, có lần nói với tôi lâu nay ở xa đọc những bài viết về Nguyễn Bắc Sơn cứ nghĩ anh là một nhà thơ của lính, nay đọc “Nhớ nhớ quên quên” (Đỗ Hồng Ngọc, Như thị,Văn Nghệ, 2006) mới nhận ra một Nguyễn Bắc Sơn khác: nhà thơ của thiên nhiên, của tình yêu đầy nhân hậu…
Thật vậy, ở ngoài đời Nguyễn Bắc Sơn hiền như… bụt, với nụ cười chân chất dễ thương, bởi trong sâu thẳm, anh là một đạo gia, một thiền sư chính cống:“Những ngày ăn gạo lứt muối mè/ Những ngày xem Zen là lẽ sống”. Trong bài “Ở đời như một nhà thơ phương Đông”, anh viết “Một ngày kia y chiêm bái đồng lúa chin vàng/ Và nhìn thấy lòng hảo tâm của trời đất”.
Di chỉ
Tôi làm răng
Người nha sĩ chích thuốc tê
Bỗng thấy mình đất sét
Người nha sĩ đôi tay thoăn thoát
Vọc gốm bàu trúc
Tôi nhe ra ngậm lại trăm lần
Chẳng là ta
Chẳng của ta
Chì là hơi thở
Tình cờ…
Khi mắt mũi kèm nhèm
Là áp thấp nhiệt đới
Khi bần thần rã rượi
Là áp thấp gần bờ
Khi huyết áp tăng cao
Là bão từ nổi dậy
Từ phía mặt trời xa…
Vũ trụ chừng nhỏ lại
Còn chút xíu trong ta!
Buổi tối, chúng tôi ngồi xe lửa từ Baltimore về Washington D.C. Cô bạn Mỹ Susan Barnes nhỏ nhắn và lanh lẹ hướng dẫn tôi cứ coi tôi như một em bé, sợ tôi lạc giữa đám đông. Tôi bổng lo sợ vẩn vơ. Đọc báo cứ thấy lâu lâu ở Mỹ có người nổi hứng leo lên xe lửa ria một loạt đạn vào mọi người rồi… lạnh lùng bước đi. Tôi nhìn quanh quất hỏi có chắc xe này về D.C không, cô cũng không biết rõ nữa, phải hỏi lại người soát vé mới sure. Cả buổi chiều đi thăm bệnh viện Johns Hopkins, phòng xét nghiệm, khoa điều trị, tiếp xúc với bác sĩ, bệnh nhân, tôi đã thấy thấm mệt, muốn mau mau về nghỉ. Xe lửa lắc lư chậm chạp đi trong đêm.