Khoa học hành vi và Giáo dục Sức khỏe là một trong những môn học của sinh viên y khoa trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch do Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là Trưởng bộ môn. Hằng năm, mỗi sinh viên năm thứ 4 của trường có một đợt học và thực tập hai tuần – thường kéo dài trong 2 tháng, tùy sỉ số sinh viên– tại Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe TP.HCM (T4G). Ở năm thứ nhất sinh viên đã được học lý thuyết, nhưng phải đến năm thứ 4 mới được học ứng dụng và thực tập tại T4G. Đợt thực tập năm nay của sinh viên Y khóa 2005-2011 đã gần đi vào giai đoạn kết thúc. Những cảm xúc vui buồn lẫn lộn và “ngộ” ra nhiều thứ mà trước đây các bạn đã vô tình bỏ qua đã được các bạn chia sẻ khá nhiều qua những trang giấy học trò.
Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe (T4G) TP.HCM
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Hoạt động nghiên cứu khoa học tại T4G TP Hồ Chí Minh:
Là một trung tâm chịu trách nhiệm về truyền thông- giáo dục sức khỏe cho TP Hồ Chí Minh, ngoài lý thuyết về Gíáo dục sức khỏe (GDSK) và Nâng cao sức khỏe (NCSK), việc đi sâu nghiên cứu về hành vi, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, các cách tiếp cận GDSK/NCSK phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của Thành phố cũng như hiệu quả hoạt động của các chương trình GDSK/NCSK thí điểm đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động GDSK/NCSK. Các nghiên cứu khoa học được thực hiện tập trung từ năm 1987 do T4G TP.HCM tự thực hiện hoặc với sự hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia trong nước hoặc ngoài nước hoặc do T4G TP.HCM hướng dẫn các sinh viên thực hiện. Từ những nghiên cứu ban đầu thiên về định lượng và thí điểm, những năm gần đây T4G TP.HCM bắt đầu thực hiện hoặc hướng dẫn thực hiện những nghiên cứu định tính hoặc kết hợp dịnh tính với định lượng theo khuynh hướng nghiên cứu phổ biến hiện nay trên thế giới.
Đôi điều chia sẻ
Kỷ niệm 30 năm thành lập Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe TP.HCM (1978-2008)
Đôi điều chia sẻ
BS Đỗ Hồng Ngọc, DS Trần Huệ Trinh.
“Làm thế nào để cải thiện mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân?”
Trong dịp kỷ niệm ngày thầy thuốc VN 27-2. BS Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm Truyền thông- Giáo dục sức khỏe Tp.HCM có buổi nói chuyện về đề tài “Làm thế nào để cải thiện mối quan hệ thấy thuốc – bệnh nhân?”. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn bác sĩ.
1. Xin bác sĩ cho biết: dựa vào cơ sở nào để bác sĩ thực hiện đề tài “Làm thế nào để cải thiện mối quan hệ thấy thuốc – bệnh nhân?”.
