Đọc báo thấy giới thiệu “www.camxadoai.com”, tôi sực nhớ học giả Nguyễn Hiến Lê. Trong một bức thư gởi tôi năm 1973, ông viết: …” Tôi cũng thèm đi quá. Mong cho mau tới ngày hòa bình để được đi thăm lại quê hương, để được uống nước dừa Tam Quan, ăn cam Xã Đoài, nhãn Hưng Yên, cốm Vòng…”. Ông nói ông nhớ đất Bắc quá, nhớ núi Tản hùng vĩ, nhớ ngã ba Bạch Hạc mênh mông vào mùa nuớc lớn, nhớ cảnh đồng ruộng văng vẳng tiếng sáo diều và thoang thoảng hương lúa, nhớ cảnh chợ quê lèo tèo mấy gian cót tre mái rạ với những quán chè tuơi…
“Êm chậm sâu đều”
Tôi thử áp dụng cách thở bụng thì thấy có kết quả, ít ra là khi bà xã nhà tôi nói dai, nói dài, nhờ thở bụng mà tôi … không còn thấy mệt như xưa! Nhưng thở sao cho “êm chậm sâu đều” thì làm không đựơc? Còn “thả lỏng” là sao? Xin nói rõ thêm…
ngucongtt@ gmail…
Áo dài, một vũ khí chống béo phì?
Toàn cầu hóa chưa thấy cái gì là hay ho chỉ thấy béo phì là rõ nhất. Béo phì đã trở thành vấn nạn tòan cầu. Ngộ nghỉnh là ở Âu Mỹ và cả một số nước đang phát triển hiện nay, người càng nghèo càng dễ bị béo phì. Lý do? Các loại fastfood thiếu chất dinh dưỡng, thừa chất béo, sản xuất công nghiệp ngày càng… ngon, càng rẻ, càng tiện lợi cho người lao động ít thời giờ, nên người nghèo dễ bị… “phồn vinh giả tạo” hơn!
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã lên tiếng báo động “đại dịch béo phì đã tràn vào Châu Âu”. Hiện đã có 23% đàn ông và 36% phụ nữ Châu Âu đang trong tình trạng béo phì và 1/3 trẻ con bị thừa cân. Ở Pháp, trẻ béo phì đã tăng gấp ba lần so với trước đây mười năm! Tình hình ở Trung quốc cũng báo động không kém! Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ béo phì cũng đang tăng nhanh ở nhà trẻ, mẫu giáo, trường tiểu học. Béo phì không chỉ là vấn
Chuyện ông Carnot…
Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc, về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng , trông thấy ông thầy dạy mình lúc bé, bây giờ đã đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng: “ Tôi là Carnot đây, thầy còn nhớ tôi không?”.Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học trò rằng:” Ta bình sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, vì nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay”.
Cha mẹ và con và…
CHA MẸ…
* Tôi có đứa con trai, năm nay đang học lớp 8, Cháu có những biểu hiện làm tôi không thể nào hiểu được. Cháu tự nhiên bắt chước chúng bạn bấm lổ tai, nhuộm tóc…Tôi đã la và đánh cháu. Cháu rất ngoan nhưng dạo này tôi không thể hiểu nổi những việc làm của cháu…(quangvo@)
* Làm thế nào để luôn trở thành người bạn tâm tình của con gái mới lớn của mình? (NM, 41 tuổi, Nguyen_M11@)
Có hiểu mới thương!
Tiếng kêu thảng thốt của một bà mẹ làm cho chúng ta giật mình: “Tôi đứng bên lề cuộc đời của con!”. Đứa con đã treo một tấm bảng trước cửa phòng với dòng chữ: “My room, my mess, and my business!” (Phòng của tôi, sự lộn xộn của tôi và đó là chuyện của tôi”. Phải hiểu thêm: “Mắc mớ gì mấy người mà mấy người xía vô?”!
Đó là phản ứng của đứa con tuổi mới lớn khi người mẹ vào dọn dẹp phòng vì sự bừa bãi chịu không nổi của nó! Chịu không nổi là với bà mẹ chứ đối với đứa con thì đó lại là niềm hạnh phúc- trong sự bừa bãi đó. Có một khoảng cách mới đó mà đã quá xa! Con ở vào thời @, thời windows – dồn dập, chồng chất, nhiều bộ mặt cùng lúc- trong khi mẹ chỉ mỗi con đường trước mắt: “môn đăng hộ đối”!
“Đầu vào” Y khoa
Năm 1962, cách đây 47 năm, tôi thi vào Dự bị Y khoa (APM) Đại học Y khoa Sài gòn. Hồi đó y khoa học 7 năm, gồm một năm Dự bị – học tại Đại học Khoa học- cuối năm nếu đậu thì học tiếp 6 năm nữa ở “Y khoa Đại học đường Sài gòn”, đường Trần Quý Cáp, nay là Võ Văn Tần, ra trường với một luận án Tiến sĩ y khoa quốc gia, hay còn thường gọi là “Bác sĩ”. Thi vào APM không dễ chút nào! Tỷ lệ đậu chỉ vào khoảng 10%. Tôi còn nhớ lúc đó thi APM có các môn Lý, Hóa, Sinh, Sinh ngữ và đặc biệt có thi môn “kiến thức tổng quát” với 20 câu hỏi: Thủ đô Brazil la gì? Ai là ông tổ Y khoa thế giới? Ai là ông tổ y khoa Việt Nam? Người thầy thuốc nổi tiếng thời Tam Quốc tên gì? Người thầy thuốc nổi tiếng thời Xuân Thu tên gì?… và… Giá gạo trên thị trường bao nhiêu một ký? Giá than bao nhiêu một ký?. Nhờ hồi nhỏ đọc cả bụng truyện Tàu nên tôi không lạ Hoa Đà, Biển Thước, lại nhờ ở trọ ăn cơm tháng trong xóm nghèo Bàn Cờ nên không lạ giá gạo giá than! Vậy là đậu, đậu khá cao, dù là dân tỉnh lẻ lên Saigon “du học”. Khi vào năm thứ nhất Y khoa thì ấn tượng là buổi giáo sư khoa trưởng, bác sĩ Phạm Biểu Tâm gặp gỡ với các tân sinh viên. Thầy nói : “Y khoa là một nghề cao qúy nếu ta muốn cao qúy, cũng là một nghề thấp hèn nếu ta muốn thấp hèn. Bác sĩ là một sinh viên y khoa suốt đời. Trong khi hành nghề khó tránh khỏi đôi lúc ân hận nhưng đừng bao giờ để phải hối hận”. Những lời thầy nói từ ngày đó vẫn được lứa học trò chúng tôi nhắc lại trong những buổi họp mặt đồng khóa hằng năm.
Đại cương về giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe
& NÂNG CAO SỨC KHỎE
BS.Đỗ Hồng Ngọc
1) Các thời kỳ phát triển y học
Có thể chia ra 5 thời kỳ:
- Thời kỳ Y học kinh nghiệm (trước 1850)
- Thời kỳ Y học cơ sở (1850-1900) đánh dấu với sự phát hiện vi trùng
- Thời kỳ Y học lâm sàng (1900-1950)
- Thời kỳ Y tế công cộng và y học cộng đồng (1950-1975)
- Thời kỳ Y học và phát triển (từ 1975…)
Săn sóc sức khỏe ban đầu
Bài giảng Y1
(NK 2008-2009)
( CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU)
PRIMARY HEALTH CARE
Chủ nhiệm Bộ môn KHHV & GDSK
Nguyên Giám đốc T4G. TPHCM
Sau bài học này, sinh viên Y1 có thể:
1) Hiểu rõ thuật ngữ Săn sóc sức khỏe ban đầu (SSSKBĐ);
2) Liệt kê và nắm được ý nghĩa của 10 yếu tố nội dung SSSKBĐ của Việt Nam;
3) Giải thích đựơc 4 nguyên tắc tiếp cận SSSKBĐ’
4) Xác định được vai trò và vị trí SSSKBĐ trong tình hình mới;
5) Liên hệ được với Mục tiêu đào tạo của Trường.
Kẻ Rong Chơi
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Thương những giọt nắng
Yêu những cơn mưa
Biết nghe lời tự tình của từng ngôi tháp cổ
Đau nỗi đau hòn sỏi lăn trầm…
Thấy vô thường là đóa hoa rực rỡ
Phúc âm là nỗi buồn
Khi Chúa, Phật đi xa…
Chàng đến như một kẻ rong chơi
Du ư Ta bà thế giới
Với em thơ
Chàng thị hiện bông hồng
Với tình nhân
Chàng hoá nguồn suối ngọt
Với gió heo may
Chàng trở thành bóng mát
Thênh thang giữa cõi đi về…
Trong một nhà giữ lão ở Montréal
Họ ngồi đó
Bên nhau
Đàn ông
Đàn bà
Không nhìn
Không nói
Họ ngồi đó
Gục đầu
Nín lặng
Ngửa cổ
Giật nhẹ tay chân
Đâu có phải tự nhiên
Đâu có phải tự nhiên anh mơ mộng hão huyền
Trước bệnh viện có con sông đào thẳng tắp
Nước thì xanh mà trời thì trong vắt
Nên anh mới mơ thả một con thuyền.
Đâu có phải tự nhiên anh mơ mộng hão huyền
Chắc có em thì em cũng vậy
Cũng ước cùng anh thả con thuyền xuôi chảy
Đôi mái chèo khuấy ánh trăng khuya.
Mũi Né
Em có về thăm Mũi Né không?
Hình như trời đã sắp vào xuân
Hình như gió bấc lùa trong Tết
Những chuyến xe đò giục bước chân.
Em có về thăm Mũi Né không?
Mùa xuân thương nhớ má em hồng
Nhớ môi em ngọt dừa xứ Rạng
Nhớ dáng thuyền đi trong mắt trong.
Như thị
Như thị – nghĩa là “Thấy vậy là vậy”
Cái tên “Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc” đã quá quen thuộc với tôi trong vai trò… bác sĩ (dĩ nhiên!). Mà là bác sĩ “đủ thứ khoa”, chứ không phải “đa khoa”. Nào là tư vấn tâm – sinh lý cho mấy em thiếu niên. Nào là bác sĩ lão khoa. Nào là chuyên gia dinh dưỡng. Rồi giáo sư thiền học. Nhà thơ. Nhà văn. Những chức danh ấy, có cái là người đời gọi ông, có cái do bạn bè gọi ông, có cái là tôi vừa đặt ra để gọi ông. Bởi lẽ, nếu chỉ gọi Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ, thì thấy vậy mà không phải vậy.
xem tiếp …
Vơ vẩn cùng Mây
Trong ba nhà thơ bạn tôi ở Phan Thiết đó thì Nguyễn Như Mây mới là nhà thơ… ly kỳ nhất, “hấp dẫn” nhất! Không phải chỉ vì anh trẻ tuổi nhất trong nhóm mà còn bởi vì anh “sung sức” nhất. Anh mới gần 60 – nhưng với vẻ khắc khổ và mái tóc lưa thưa trơn bóng làm anh trông có vẻ già hơn tuổi khá nhiều, khiến nhiều người không đoán nổi tuổi thật của anh. Năm rồi anh mua một chiếc xe đạp cổ thời Pháp, đạp… từ Phan Thiết ra Hội An, Đà Nẵng thăm quê nội. Tôi bái phục, hỏi anh đạp xe vượt cà đèo Cả ư ? Không, thảy xe đạp lên xe đò chứ! Cũng như Từ Thế Mộng, Nguyễn Như Mây sống và lớn lên ở Phan Thiết nên mê Phan Thiết chết đi được, có điều anh không mê biển như Từ Thế Mộng mà mê sông, sông Mường Mán:
