Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Giới thiệu sách viết về Tâm Kinh Bát Nhã: “Nghĩ từ trái tim”

28/04/2009 By support1 17 Comments

Lời ngỏ của tác giả

nghi-tu-trai-timTrái tim không phải để suy nghĩ. Trái tim là để yêu thương. Khi trái tim nghĩ thì chắc cũng không nghĩ như khối óc. Trái tim có cách nghĩ riêng của mình mà nhiều khi khối óc không sao hiểu được. Thời đại của chúng ta, con người dùng khối óc nhiều quá, nhiều đến nỗi người ta luôn ở trong tình trạng muốn “điên cái đầu”. Và thực vậy, bệnh tâm thần ngày càng phát triển, tự tử, ma túy, stress… ngày càng gia tăng trong một xã hội mà người ta luôn bị quay cuồng, luôn phải chạy đua với tốc độ, tuổi trẻ, nhan sắc, thành đạt…xem tiếp …

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Đọc sách Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Giới thiệu sách viết về Tâm Kinh Bát Nhã: "Nghĩ từ trái tim", Gioi thieu sach viet ve Tam Kinh Bat Nha: "Nghi tu trai tim", loi ngo

Tản mạn cùng “Nghĩ từ trái tim”

28/04/2009 By support1 Leave a Comment

tanmangcungThật khó lòng tưởng  tượng khối năng  lượng khổng lồ được  giải phóng từ hai quả bom nguyên tử kinh người tại Hiroshima và Nagasaki lại bắt nguồn từ công thức vật lý chỉ có vỏn vẹn năm ký tự E=mc2. Cũng thế, thật khó lòng tưởng tượng toàn bộ khối kinh sách đồ sộ trong hệ tư tưởng Bát nhã Phật giáo, nói về trí huệ siêu việt thượng thừa thù thắng làm kinh động tất cả tam thiên đại thiên thế giới, lại bắt nguồn và được khoáng diễn từ một chữ KHÔNG, rồi lại được cô đọng trong bài Tâm kinh chỉ vỏn vẹn có 260 chữ. Đủ thấy bản thân mỗi chữ trong Tâm kinh đều hàm ẩn một dạng năng lượng khổng lồ E=mc2 như thế nào rồi! Diệu dụng của chữ KHÔNG thật vô bờ bến.xem tiếp …

Filed Under: Nghĩ từ trái tim, Đọc sách Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Nghi tu trai tim, Tan man cung "Nghi tu trai tim", Tản mạn cùng "Nghĩ từ trái tim"

Đừng để con trẻ thiếu sinh tố Y

24/04/2009 By support1 2 Comments

dung-de-tre-thieu-sinh-to-y1Phong vien – Năm 1974 ông viết xong, tháng 1năm 1975, cuốn sách được in ra, cho đến nay, đã hơn 30 năm sau, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc vẫn thường xuyên được tái bản lại và vẫn là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ các bà mẹ trẻ nối tiếp nhau.
Thế nhưng điều quan trọng nhất không chỉ là sự cần thiết của cuốn sách, không phải là việc tác giả của nó vẫn dày công cập nhật lại những thông tin mới, kiến thức mới trong mỗi lần tái bản. Mà điều quan trọng là hơn 30 năm sau, cái tinh thần chữa bệnh đôn hậu, đầy tình thương yêu của người bác sĩ ấy vẫn nguyên vẹn như thuở nào, như ngày ông – một người làm thơ, viết báo – lựa chọn thêm cho mình một cách chữa trị những nỗi đau của con người.xem tiếp …

Filed Under: Các bài trả lời phỏng vấn, Ở nơi xa thầy thuốc, Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Dung de con tre thieu sinh to Y, Đừng để con trẻ thiếu sinh tố Y

Phòng ngừa phong và té ngã cho trẻ em (phần 1)

10/08/2008 By support2 Leave a Comment

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Phong ngua phong va te nga cho tre em, Phòng ngừa phong và té ngã cho trẻ em

Phòng ngừa phong và té ngã cho trẻ em (phần 2)

10/08/2008 By support2 Leave a Comment

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Phong ngua phong va te nga cho tre em, Phòng ngừa phong và té ngã cho trẻ em

Sốt xuất huyết

10/08/2008 By support2 Leave a Comment

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Sốt xuất huyết, Sot xuat huyet

Cảnh giác với bệnh mùa mưa

10/08/2008 By support2 Leave a Comment

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Canh giac voi benh mua mua, Cảnh giác với bệnh mùa mưa

Vi chất dinh dưỡng

10/08/2008 By support2 Leave a Comment

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, vi chat dinh duong, vi chất dinh dưỡng

Cơ thể một con người

10/08/2008 By support2 Leave a Comment

Filed Under: Ở nơi xa thầy thuốc, Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Cơ thể một con người, co the mot con nguoi

Bữa cơm thân mật với anh em BS Lương Phán

30/11/1999 By admin 2 Comments

Bác sĩ Lương Phán là đàn anh, là bậc thầy của tôi, năm nay đã bước vào tuổi 90. Ông vẫn mỗi tuần 3 buổi đến khám bệnh ở bệnh viện Nguyễn Trãi và vẫn hướng dẫn chuyên môn cho lứa đàn em. Với tôi, ông có những mối thân tình. Trong một bài viết, có lần tôi kể hồi nhỏ đã đến ông khám bệnh đau bao tử, lúc tôi còn đang học trung học. Ông không cho thuốc, chỉ khuyên mỗi sáng phải ăn một khúc bánh mì trước khi đi học. Vậy mà hết đau mới ngộ! Thì ra, tôi chỉ bị “dư acid” (hyperacidity) trong dạ dày, bị viêm chứ chưa đến nỗi loét. Nếu có cái gì “trám” vào, trung hòa lượng acid dư đó thì sẽ hết đau. Tứ đó, trong cặp đi học của tôi lúc nào cũng sẵn bánh mì khô, nướng cháy để “nhâm nhi” khi cần. Sau đó tôi nhớ trong cuốn Tự điển Đào Duy Anh– phần thưởng Danh dự toàn trường cuối năm học– tôi ghi ở góc bìa sau mấy chữ: Nếu là bác sĩ, tôi sẽ cho bệnh nhân ăn uống, tắm rửa, phơi nắng, vận động… trước khi phải dùng đến thuốc. Quả là sau này tôi “nổi tiếng” là một bác sĩ Nhi khoa dùng rất ít thuốc khi chữa bệnh cho trẻ con. Thường tôi chỉ “chỉnh sửa” cách dinh dưỡng, chăm sóc bé… như vậy mà cũng đã góp phần giảm được bệnh nhiều, thuốc men chỉ phụ thêm (trừ khi bệnh nặng). Tôi còn học ông cách chữa tiêu chảy sinh lý ở trẻ bú mẹ. Chỉ cần dùng vôi (ăn trầu), pha loãng, lấy phần nước trong cho uống vài lần cũng khỏi. Thì ra, sữa mẹ dễ tiêu hóa, nhiều chất bổ dưỡng nhưng có tính acid cao. Chỉ cần “kiềm hóa” chút xíu là hết ỉa chảy! Tại bệnh viện Nhi đồng Saigon thời đó, chúng tôi cũng hay dùng CaCO3 và BiCO3 để chữa cũng với nguyên tắc như vậy. Những cuốn sách y học phổ thông của ông và vợ là BS Nguyễn Thị Lợi như Thành kiến sai lầm của người dùng thuốc, Bênh Trẻ con, Bệnh đàn bà…  có ảnh hưởng nhiều đến tôi. Dù không trực tiếp học với ông, tôi vẫn coi ông là thầy của mình. Năm 1972, khi viết cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” tôi trích dẫn sách của hai ông bà và mang tặng ông bà. Ông viết thư cảm ơn rất nhã nhặn. Thư ông viết nắn nót, phong bì đề tên người gởi và địa chỉ đàng sau để nếu thư không đến được thì bưu điện biết mà trả lại. Dán tem cũng luôn ở góc phải, khoảng cách các cạnh cân đối, thẳng thóm. Tôi nhớ đọc đâu đó rằng chỉ cần xem cách trình bày bức thư, bì thư, người ta đánh giá được người gởi là người nghiêm cẩn, đáng tin cậy hay người cẩu thả, ẩu xị…

Năm 1973, lúc tôi đang làm bác sĩ điều trị tại Dưỡng đường Nhi khoa Trần Bình Trọng Chợ Lớn, ông tới thăm tôi, nói muốn xin bài thơ Thư cho bé sơ sinh của tôi để đăng trong một tạp chí y học do ông làm chủ bút. Điều hết sức bất ngờ với tôi là khi báo ra, ông mang đến tặng, kèm theo 5000đ là tiền nhuận bút bài thơ! Tôi nhớ thời đó, một bài thơ đăng trên Tạp chí Bách Khoa danh tiếng nhuận bút nhiều lắm cũng chỉ 150đ. Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy ông nói tại ông thích bài thơ này quá!  Bài thơ … lọt vào trong tù (vì chỉ có sách báo y học mới được phép) và nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã đọc được và phổ nhạc, như tôi đã viết lại trong “Chuyện kể về một bài thơ” (Những người trẻ lạ lùng, NXB Tổng hợp, 2001).

Đã lâu tôi không có dịp gặp ông, chỉ nghe ông đã dời nhà về Đakao, từ ngày bà mất. Thỉnh thoảng nghe ông đi Pháp thăm mấy người con.

Một hôm tôi nhận được email của BS Lương Huỳnh Ngân, tự giới thiệu là em ruột của bác sĩ Lương Phán, ở Pháp mới về muốn đến thăm tôi. Rồi anh mời tôi đến dùng cơm trưa thân mật với anh em ông cùng GS Trần Văn Khê vào ngày 7.4 vừa qua. Hóa ra BS Ngân là em út của bác sĩ Phán, nhỏ hơn tôi mấy tuổi, du học ở Pháp từ năm 1964, đã đọc mấy cuốn sách của tôi nên có lòng mến mộ, lại biết tôi rất quý Bs Lương Phán bèn tổ chức một buổi họp mặt thân tình. Tôi đến nơi đã thấy có BS Lương Phán, GS Trần Văn Khê, BS Trần Y (nguyên giám đốc bv Nguyễn Trãi) anh Thanh (em họ bs Phán) cùng BS Ngân. Tôi bất ngờ thấy Bác sĩ Ngân đem tặng mỗi người một brochure với 2 bài thơ của tôi do chính tay anh trình bày rất đẹp: Thư cho bè sơ sinh và Paris tháng sáu, là hai bài anh nói anh thích nhất. Rồi anh đọc cho mọi người cùng nghe! Tôi cũng không ngờ GS Trần Văn Khê mà tôi quen gọi Chú Khê lại là cậu họ của bác sĩ Lương Phán. Ông Khê đi Pháp năm 1949, sau ông Phán một năm, nên khi mới qua ở trọ cùng ông Phán. Nghe mấy ông kể chuyện xưa tích cũ thật vui. Theo chú Khê thì trước 1945 ông học y khoa ở Hà Nội, năm thứ hai thì “xếp bút nghiên” về Nam. Lúc đó nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng học y, nhưng sau đổi qua Nha vì sợ… máu! Cả ông Mai Văn Bộ cũng học y. Các ông đều lở dở chuyện học y cả. Nhờ có học 2 năm y khoa mà chú Khê đã bình tĩnh giúp đỡ đẻ cho đứa con trai đầu lòng của mình (GSTS Trần Quang Hải) tại Thủ Đức, năm 1944. Đêm đó gặp giới nghiêm, không vô bệnh viện được, phải mời một bà mụ vườn gần nhà qua đỡ, ông phụ. Ông kể cách ông nắm tay vợ, “rặn phụ” với vợ lúc bà qúa mệt mỏi một cách ì ạch thật là tức cười. Đứa bé bị ngộp lâu, lúc sinh ra đã trắng bệch, xụi lơ, không thở, ai cũng nghĩ đã chết. Ông vẫn bình tĩnh tiếp tục dùng miệng hút hết đàm nhớt cho đứa bé và xoa bóp hô hấp nhân tạo một lúc bé mới khóc lên được!

BS Lương Phán thì kể chuyện hội sinh viên Việt Nam ở Pháp thời đó. Lúc ông Khê qua Paris vì mới ở tù ra, quần áo bèo nhèo, luộm thuộm. Bạn bè tìm cách vay được 6000 fr, tổ chức một đêm văn nghệ để bán vé lấy tiến sắm quần áo cho ông. Rất lo ế, không ai coi. Chẳng dè đêm đó thật đông, ngoài sinh viên còn có các lính thợ, lâu ngày xa nhà, nghe có văn nghê việt nam bèn tới coi. Ông Khê trổ tài rao bán chiếu, bán chè… ai bột khoai bún tàu nước dừa đường cát… hông…, được mọi người vổ tay rần rần. Hôm đó trả nợ xong còn dư mua được cho ông Khê bộ đồ vía 16.000 fr.

Bữa cơm thân mật gia đình với mắm kho rau ghém thiệt là ngon!

                                                                                                 Đỗ Hồng Ngọc

Filed Under: Ghi chép lang thang

  • « Go to Previous Page
  • Go to page 1
  • Interim pages omitted …
  • Go to page 112
  • Go to page 113
  • Go to page 114

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Từ góc nhìn “Phê bình sinh thái” về bài thơ “Rùng mình” của Đỗ Hồng Ngọc

MỘT NGÀY KIA…ĐẾN BỜ V2

MỘT NGÀY KIA…ĐẾN BỜ

Bản dịch Anh ngữ của Nguyên Giác: “NƯƠNG TỰA CHÍNH MÌNH” (ĐHN)

Thư gởi bạn xa xôi III

Thư gởi bạn xa xôi II

Thư gởi bạn xa xôi: Tôi Học Phật (tóm tắt)

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Nguyễn Thị Khánh Minh: MƯA BAY THEO THỜI GIAN
  • Trần Vấn Lệ: Bây Giờ Ngày Nửa Ngày Thôi
  • Từ góc nhìn “Phê bình sinh thái” về bài thơ “Rùng mình” của Đỗ Hồng Ngọc
  • MỘT NGÀY KIA…ĐẾN BỜ V2
  • LỜI BẠT viết cho cuốn Tuỳ bút “MỘT NGÀY KIA… ĐẾN BỜ” của Đỗ Hồng Ngọc. 

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong THAI GIÁO- hành trình của yêu thương
  • Thảo trong THAI GIÁO- hành trình của yêu thương
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Nguyễn T. Huyền trong Giới thiệu
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi II
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Vài hình ảnh Buổi Chuyện Trò về Nếp sống An Lạc 9.7.2023
  • Ngô Thị Trâm Anh trong Vài hình ảnh Buổi Chuyện Trò về Nếp sống An Lạc 9.7.2023
  • DT trong Thư gởi bạn xa xôi II
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lương Vĩnh Tùng trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email