Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Vài câu chuyện với bạn trẻ…

08/09/2018 By Bac Si Do Hong Ngoc 4 Comments

 

Vài câu chuyện với bạn trẻ…

Lời Ngỏ: Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ “chủ xị” Cafe Thứ bảy phone nhờ tôi dành một buổi sáng Chủ nhật (12.8.2018) đến trò chuyện với các bạn trẻ ở một quán Café đường NKKN, quán Cafe Thứ bảy dành riêng cho giới trẻ, đề tài: Khởi Nghiệp!

Tôi kêu Trời! Tôi mà “khởi nghiệp” cái gì ông ơi! “Khởi nghiệp” là chuyện mở mang làm ăn, kinh doanh làm giàu… chớ sao lại mời tôi. Tôi thì chỉ nói về “Thiểu dục, Tri túc”, “Từ bi hỷ xả”… mà! Ông nhầm rồi ông ơi! Nhưng Dương Thụ bảo không, “khởi nghiệp” ở Chương trình này là kể cho các bạn trẻ nghe những bước đầu đi vào nghề nghiệp của mình, những kinh nghiệm thành công thất bại để chia sẻ cùng các bạn trẻ đang loay hoay tìm kiếm. Chương trình này đã mời Tiến sĩ Bùi Trân Phượng, nguyên hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, nói về “nghiệp” làm giáo dục của bà buổi đầu tiên và sau đó, buổi thứ hai nhạc sĩ Dương Thụ nói về cái “nghiệp” âm nhạc… Kỳ này BTC muốn các bạn trẻ được nghe Bs Đỗ Hồng Ngọc nói về con đường học Y, hành Y của mình để có thêm kinh nghiệm về lối sống, sức khỏe…

Vậy thì tôi “OK”. Tôi cũng muốn được nghe tâm tình của các bạn trẻ, tôi cũng muốn học từ các em, cách nghĩ, cách làm hiện nay của thời đại các em, thời đại 4.0, và vì tôi cũng biết Nhật bản đang đi vào Thời đại 5.0, trong đó Giáo dục “con người” là yếu tố hàng đầu…

Và, nvquyen đã dựa trên tư liệu livestream của BTC và clip của Bs Trương Trọng Hoàng để hình thành youtube dưới đây. Xin trân trọng cảm ơn tất cả.

Buổi trò chuyện khá là sôi nổi. Hơi dài.

Cứ tùy nghi. Tùy hỷ. Lai rai vậy nhé.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

Filed Under: Các bài trả lời phỏng vấn, Góc nhìn - nhận định, Gươm báu trao tay, Thầy thuốc và bệnh nhân

Comments

  1. Trung Nguyễn says

    13/09/2018 at 1:30 sáng

    Chào bác!

    Cháu có theo dõi bác trên YouTube và rất cảm phục Bác về kiến thức Phật Giáo. Cháu xin mạo muội góp vài ý kiến nhỏ. Nếu có chỗ nào không đúng xin bác từ tâm chỉ ra giúp cháu. Cháu xin cám ơn Bác!

    Ngày nay có rất nhiều người tìm đến Phật giáo dưới nhiều hình thức tu tập khác nhau như Thiền Tông, tịnh độ tông, mật tông…tựu chung thì ai cũng muốn giải thoát sinh tử khổ đau và đạt đến cứu cánh niết bàn.

    Có điều, đại đa số người tu ai cũng hướng đến giải thoát sinh tử hoặc muốn đạt đến niết bàn. Hầu hết mọi người ai cũng cho rằng Sinh Lão Bệnh Tử là đau khổ và tìm cách giải thoát. Nhưng tuyệt đại đa số mọi người đều không chú trọng đến giải thoát hoặc tìm cách khỏa lấp phiền muộn khổ đau trong cuộc sống hàng ngày. Đáng buồn thay!!!

    Tất cả mọi hiểu biết, biện luận cao siêu cùng tột đều không giải quyết được đau khổ, bực bội va phiền muộn trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả công phu thiền tập hay kinh hành hay tụng kinh trì chú cũng chỉ là khỏa lấp tạm thời những phiền não khỏi đau. Tất cả đều là trò chơi để tô bồi bản ngã….tất cả đều là manh mối của lục đạo luân hồi!

    Vốn chẳng hề có: tụng kinh, niệm Phật, trì chú, hành thiền…lại càng không có ăn chay gõ mõ. Càng muốn tu, càng tu càng học lại càng xa lìa chánh pháp. Chẳng phải Đức Phật không từng nói: “cũng như nước biển chỉ có một vị mặn, đạo của ta chỉ có một vị là vị giải thoát” hay là “giáo lý của ta chỉ có thấy khổ và diệt khổ”?

    Tất cả hãy quay về trong cuộc sống hàng ngày, có biết bao nhiêu phiền muộn, khó chịu, không vừa ý, bực bội? Hãy từ nơi đó mà nhận ra cho được vì sao ta khổ, do đâu ta khổ ta phiền?

    Phải một lần bật khóc và nhận ra rằng “trời ơi! Ta đã quá ngu si!” Để rồi từ đó về sau mới có thể nói rằng: tất cả những tu hành dù dưới hình thức nào, góc cạnh nào cũng là trò chơi của kiếp nhân sinh. Tất cả cũng chỉ để thỏa mãn và tìm thỏa mãn!

    Đáng buồn cho cái Tu!

    Chúc Bác được tự tại và an lạc!

    Thỉnh thoảng cháu cũng nhớ hồi còn ở trọ đi học nhà Bà Tư dưới Lagi…nhớ Bà và nhất là giọng nói của Bà!

  2. Bac Si Do Hong Ngoc says

    15/09/2018 at 8:00 sáng

    Rất cảm ơn Trung Nguyễn đã có những “bình luận” rất hay. Tuy nhiên cũng phải tùy căn cơ, vì dẫu biết “Thanh tịnh bổn nhiên” nhưng cũng “tùy chúng sanh tâm/ chu biến pháp giới/ tòng nghiệp phát hiện” Trung à. Mỗi người tùy căn cơ, tùy “nghiệp” chung riêng của mình, sẽ có cách tiếp cận khác nhau, không nên phân biệt (dĩ nhiên, tránh dị đoan mê tín).
    Có lẽ Trung quan tâm tới ứng dụng Phật pháp trong đời sống hàng ngày? Thế thì khi rảnh, coi “Phật học & Đời sống” trên trang này nhé. Cũng có thể Trung đã nhìn thấy một cách tiếp cận “siêu việt” hơn như trong Kinh Lăng Nghiêm dạy (?), nếu thế càng tuyệt.
    À, ở Lagi lúc nào vậy? Bác nhớ không ra. Bà Tư mất năm 2011, thọ 94 tuổi.
    Cảm ơn Trung. (ĐHN).

  3. Trung says

    17/09/2018 at 9:50 sáng

    Chào Bác!

    Tựu chung thì giáo lý Đức Phật chỉ xoay quanh Khổ và Diệt Khổ. Đó là cốt lõi cho tất cả những ai muốn đi trên con đường giải thoát! Giải thoát ở đây không phải là giải thoát Sinh Bệnh Lão Tử mà giải thoát ơ đây chính là giải thoát phiền não khổ đau.

    Phiền não khổ đau ở đây là những buồn phiền, khó chịu, bực dọc…phát sinh trong giao tiếp hàng ngày với tất cả mọi người chung quanh.

    Bất cứ lúc nào. Mỗi khi phiền não khởi sinh ta đều nhận rõ là chúng sinh ra từ tâm ta. Đây cũng chính là TRỰC CHỈ CHÂN TÂM. Thấy phiền não phát sinh từ tâm ta đó mới chân thật là CHÁNH KIẾN.

    Khi đã nhận biết phiền não. Lúc bấy giờ hành giả mới bắt đầu chiêm nghiệm để thấy được “ồ thì ra! Do chính cái ôm chấp của mình, do cái ngu si (vô minh) của minh, do cái truyền thống giáo dục của xã hội…. mà ra. Cái chiêm nghiệm này chính là CHÁNH TƯ DUY. Nhìn thấy được NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ ĐAU. Đó cũng là TẬP trong TỨ DIỆU ĐẾ.
    (…)
    Nếu ai thấy mình có khổ và muốn thoát khổ đều làm được. Cái khổ của nhân loại thì mênh mông như biển. Mới thấy rằng chúng ta có vô số những điều “bất như ý” để rồi nãy sinh ra vô số khó chịu bực bội. Chính vì vậy Đức Phật mới đề cập đến 84 ngàn pháp môn nhằm để diệt trừ phiền não!

    Tất cả mọi người, nếu ai đó thấy mình có khổ và muốn diệt trừ khổ đau thì hãy nắm lấy cái khổ đau lớn nhất của mình mà chiêm niệm. Nếu sống với nó mỗi ngày. Sẽ có lúc chúng ta sẽ nhận thấy được cái vô minh trong chúng ta.

    Nếu được như vậy thì từ đó về sau tu chỗ nào cũng được. Vừa ra đầu ngõ gặp chuyện không vui liền biết đó là lỗi mình. Nếu nhạy bén hơn thì liền thấy được nguyên nhân vì sao. Khi đã rõ vì sao thì không còn trách người nữa. Đây cũng là yếu chỉ của thiền tông “giáo ngoại biệt truyền” vì những gì nói ra đây không bao giờ có trong kinh điển. Cho nên có vị thiền sư khi ngộ đạo rồi, ngài đem kinh điển ra mà đốt! Vì cái tu trong cuộc sống hàng ngày đó nó không hề liên quan gì đến kinh điển hay tu hành cả! Cái hành trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày như thế mới chính là “hành thiền trong mọi uy nghi Đi đứng nằm ngồi”.

    Chắc cháu nói hơi nhiều …

    Cháu ở trên Tân Thuận. Ngày xưa đi học ở Lagi nen ở trọ nhà Bà Tư.

  4. Bac Si Do Hong Ngoc says

    17/09/2018 at 11:11 sáng

    Cảm ơn Trung.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”

Sáng, Trưa, Chiều, Tối…

Đỗ Hồng Ngọc: Đi & Học

Hồ Đắc Đằng: VÔ KỴ HỌC BẮN CUNG

Mời tham dự buổi Nói chuyện “Úc Du…” của Đỗ Hồng Ngọc

Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ Học Lái Xe

Nguyên Giác: KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG

LÕM BÕM HỌC PHẬT

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Biết ơn mình để có nếp sống mạnh khỏe hơn
  • Thư gởi bạn xa xôi (28.11.19)
  • Có một buổi Giao lưu về “Biết Ơn Mình”
  • Kể chuyện thăm Úc châu 10.2019
  • Hồ Đắc Đằng: Vô Kỵ học đi biển

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Lê BìnhLB trong Đính Chính: NÓI LẠI CHO RÕ về bài “TOÀN LÁO CẢ”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Lê Thị Cẩm trong Họp mặt lớp “Phật Học & Đời Sống”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • Diêu Trong (Kim Cúc) trong Sáng, Trưa, Chiều, Tối…
  • le tran trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • duc.vu trong Thơ Trần Vấn Lệ MÙA VÔNG PHAN THIẾT CŨ
  • Quốc Hoàng trong Giới thiệu

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email