Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Làm rõ vài chi tiết về Nguiễn Ngu Í

18/05/2009 By support1 4 Comments

ngui

Gần đây tôi được đọc bài viết “Gặp Nguyễn Ngu Í và Bùi Giáng trong nhà thương điên” trên một trang Web của các bạn Việt kiều ở Ý, thấy có mấy chỗ sai, cần đính chính.

1) Nguyễn Hữu Ngư ( 1921-1979), nhà văn, nhà báo có nhiều bút danh trong đó bút danh Nguiễn Ngu Í ( với I cụt) được nhiều người biết với lọat bài phỏng vấn văn nghệ sĩ rất nổi tiếng trên báo Bách Khoa thập niên 60 tại Sài gòn. (Ông còn có các bút danh như Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiệb, Trần Hồng Hừng, Phạm Hòan Mĩ…). Ông có lối viết tiếng Việt rất đặc biệt, rất riêng, gây ít nhiều tranh cãi, ít nhiều khó chịu cho người đọc, nhưng vẫn có cái lý riêng của ông. Thí dụ ông thấy không hợp lý khi ta viết NGA, nhưng lại NGHE (ông sửa lại NGE), GA nhưng GHE (ông sửa lại GE…). Mẹ ông họ Nghê, tên Mỹ,(Nghê Thị Mỹ) ở Tam Tân (Tân Tiến, Thị xã Lagi, Bình Thuận), sau dời về Phong Điền và Hiệp Nghĩa, nay thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Cha ông là nhà giáo Nguyễn Hữu Hoàn gốc Hà Tĩnh, có tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (trong cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục của Nguyễn Hiến Lê có nhắc đến). Cho nên ta thấy bút danh ông có khi là Ngê Bá Lí, Tân Fong Hiệb, Phạm Hoàn Mĩ…


2) Bài viết “ Gặp Nguyễn Ngu Í và Bùi Giáng trong nhà thương điện” nói trên… ghi ông là “nhà báo nông chuyên nghiệp” là không đúng. Ông thường ghi trong danh thiếp: “nhà văn, nhà jáo, nhà báo kông chuiên ngiệb” (tức nhà báo không chuyên nghiệp).

3) Bài viết cũng ghi ông muốn tái bản cuốn “Sống vô vi” của ông là không đúng. Ông không hề có cuốn sách nào có tên là “Sống vô vi” cả! Một trong những cuốn sách đã xuất bản khá nổi tiếng của ông là “ Sống và Viết với…” tập hợp các bài phỏng vấn đăng trên báo Bách Khoa (Lê Ngộ Châu), trong đó có Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Đông Hồ, Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Hiến Lê, Hồ Hữu Tường, Sơn Nam, Doãn Quốc Sĩ… Ngoài tập “Sống và Viết với…”, ông còn hai tập bản thảo là “Sống và Vẽ với…”, phỏng vấn các họa sĩ nổi danh đương thời, và “Sống và Đàn với…”, phỏng vấn các nhạc sĩ. Cả hai chưa được xuất bản. (Cách đặt tựa sách của ông cũng rất lạ!).

4) Trong thời gian nằm Dưỡng trí viện Biên Hòa (nay là bệnh viện Tâm thần Đồng Nai), ông cùng các “bạn điên” có ra một tập thơ, lấy tên là “Thơ điên thứ thiệt” rất thú vị, do ông làm Chủ biên. Trong tập thơ có vài bài thơ của Bùi Giáng. Thời đó, ngoài thuốc men, các bác sĩ ở Dưỡng trí viện Biên Hòa còn khuyến khích bệnh nhân làm thơ, vẽ tranh, đánh cờ, lao động tay chân v.v… như một liệu pháp chữa trị tâm bệnh. Khi được hỏi vì sao gọi là “Thơ điên thứ thiệt”, thì ông cười bảo vì lúc này có nhiều người làm thơ giả điên quá! Cho nên ông bảo đảm thơ của ông và các bạn ở Dưỡng trí viện Biên Hòa là “thứ thiệt”!

5) Nguyễn Hữu Ngư (Nguiễn Ngu Í) là một nhà báo, nhà văn, nhà thơ có tài, tác giả tập “Có những bài thơ…” do Nxb Trí Đăng, Saigon 1972 xuật bản, cũng là một trường hợp hy hữu: có ruột mà không có bìa!. Ông là bạn cùng lớp, cùng trường Pétrus Ký với Trần văn Khê, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng… Sau này, gia đình có làm một tập tư liệu về ông- do gia đình và bạn bè viết- rất cảm động Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư, qua ký ức người thânn. Tác phẩm này chưa đựơc xuất bản, do bà Nguyễn Thị Thoại Dung, vợ ông, cùng gia đình thực hiện (1996).

Mẹ tôi và ông là chị em cô cậu ruột. Tôi gọi ông bằng cậu. Rất gần gũi, thân thiết. Những điều tôi đựơc biết về ông- với tư cách là người trong gia đình- đã được trình bày ở phần trên, để làm rõ thêm vài chi tiết.

Đỗ Hồng Ngọc

(Đỗ Nghê ).


Filed Under: Vài đoạn hồi ký Tagged With: BS Do Hong Ngoc, BS Đỗ Hồng Ngọc, Làm rõ vài chi tiết về Nguiễn Ngu Í, Lam ro vai chi tiet ve Nguien Ngu I

Comments

  1. Hoàng Ngọc Hùng says

    13/10/2011 at 3:13 chiều

    Bài “Làm rõ vài chi tiết về Nguiễn Ngu Í” thật đáng quí với người ngiên cứu về các học giả thứ thiệt ở Miền Nam trước 1975.
    Rất cảm ơn thầy đã đính chính.
    Chúc thầy và gia quiến an khang.

  2. Thanh Lam says

    14/08/2016 at 7:27 sáng

    “Má ơi, con Má điên rồi / Má còn trông đứng, đợi ngồi mà chi!”.
    Người thốt lên 2 câu thơ này là một người rất tỉnh.
    Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Hữu Ngư!

  3. Bac Si Do Hong Ngoc says

    14/08/2016 at 3:15 chiều

    Cảm ơn Thanh Lam.

  4. Nguyễn Quốc Anh says

    02/12/2020 at 4:47 chiều

    Nhà giáo Ngu Í Nguyễn hữu Ngư còn là một nhà thơ. Thuở thiếu thời tôi đã có vinh dự được gặp
    ông ấy vì ông là ngưới dạy môn việt văn cho bọn học sinh lớp nhì tiểu học chúng tôi ở trường cơ
    sở cấp I Ngô thời Nhiệm (1957 – 1958). Tôi còn nhớ rất rõ là có người bạn học thân tên Nguyễn
    Quang Hiền (sinh cùng năm, nhưng bạn ấy đầu năm còn tôi cuối năm). Một hôm thầy bảo các
    học sinh bầu chọn 3 bạn giỏi nhất lớp, kết quả Hiền số 1 còn tôi số 3. Chúng tôi vẫn theo dõi sự
    nghiệp học vấn của nhau suốt nhiều thập kỷ. Thật đáng mừng vì hành trình học tập của Hiền là
    rất thành công, xuất sắc thi đậu tuyển sinh vào các trường lớn ở Pháp (Bách Khoa, ĐHSP), MBA
    PhD (của MIT ở Mỹ). Ngu Í Nguyễn hữu Ngư còn giao du với nhiều thân hữu trong số có Nghiêm
    Thẩm, nhà khảo cổ trứ danh.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Biết rồi còn hỏi

Ba tầng của tâm thức – Vô Kỵ ở tầng nào?

“An cư kiết hạ” trong mùa Covi

Thư gởi bạn (2.4.2020)

Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo với “CÓ KHÔNG”

Xá-lợi-phất và Duy-ma-cật

Phật cười dưới trăng…

Nguyễn Hiền Đức với “TÔI HỌC PHẬT” của Đỗ Hồng Ngọc

Lời ngỏ viết cho Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT

Mừng NOEL với “Tiếng Hát Thiên Thần”

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • “Trò chuyện” với Cao Huy Thuần vài điều về cuốn SEN THƠM…
  • Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: NHỚ ĐINH CƯỜNG
  • Sách Ở Trên Đường
  • Ngô Nguyên Nghiễm: Đọc “TỬ SINH CA” của Trần Yên Thảo
  • Nguyên Giác (PTH): Thêm một ngày, học vô cùng

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tĩnh lặng
  • Tịnh Phan trong Tĩnh lặng
  • Phan Minh Tịnh trong Tĩnh lặng
  • Trần Vạn Lợi trong Chuyện kể đêm Giáng Sinh
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa
  • Vũ Thất trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa
  • Nguyệt Mai trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa
  • Nguyễn Quốc Anh trong Làm rõ vài chi tiết về Nguiễn Ngu Í

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email