Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

14/12/2020 By Bac Si Do Hong Ngoc 2 Comments

 

Thư gởi bạn xa xôi (12.2020)

Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn

 

Bạn biết rồi đó. Bậy giờ sao làm biếng tổ rồi. Ngay cả chỉ muốn chuyển hình cho bạn coi chơi cũng làm biếng.

Giờ thì chọn ít hình ảnh coi vui thôi nhe.

Tạp chí Quán Văn của Nguyên Minh thường tổ chức hằng năm vài chuyến đi tỉnh này tỉnh nọ, giới thiệu sách, báo hoặc một “chân dung văn học” tại địa phương cho vui. Lần này chọn Đa Lạt, mùa lạnh.

Mình thì nhiều lần ngại không đi. Tuổi già sức yếu sợ làm phiền “Ban tổ chức”, mặc dù Mỹ Lệ và Đình An rất giỏi, rất chu đáo. Dù sao mình vẫn là người… già nhứt. Sau đó là Nguyên Minh, “chủ xị”, nhỏ hơn một tuổi. Lần này còn có Thân Trọng Minh, Lê Ký Thương, Lê Triều Điển… cũng già bộn rồi. Lại có Hiếu Tân , Nguyên Cẩn… những người từng trải qua những cuộc mổ tim khá … kinh khủng nên chắc đồng bệnh tương lân cả thôi!

Thú vị, lượt đi thì mình được An Bình chuyển cuốn Cảm tạ Văn Chương rất cảm động của Trần Hoài Thư gởi về ĐHN; lượt về thì được Tịnh Thy gởi cuốn Đối thoại giữa Mật giáo và Hiển giáo  do Nguyễn Phố dịch. Dọc đường có sách đọc quên cả đường dài phải không?

À này, bạn nhớ không, cái hình bìa 4 cuốn Cảm tạ văn chương của Trần Hoài Thư là cuộc gặp gỡ giữa “Ngưu Lang Chức Nữ” thời Covid mà mình đã viết mấy câu Cảm đề tặng Thư và Yến từ hôm nọ:

Người đi marchette

Người ngồi xe lăn

Gần nhau gang tấc

Mà như ngàn trùng

Lời lời khấn nghẹn

Sương nhòe mù tăm…

(ĐHN)

 

Phải nói, chuyến về Đalạt lần này (7-10/12/2020) thiệt vui. Có đến gần 50 người chớ ít đâu. Văn nghệ sĩ, cộng tác viên và cả gia đình nên Nguyên Minh gọi là “Gia đình Quán Văn” cũng phải. Có người từ Vũng Tàu, có người từ Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tiền Giang…

Đến Đalạt chiều 7.12, mưa ào ào. Bỏ chuyến tham quan Cầu Đất Farm, cả nhóm vào Cafe Tùng cho đỡ nhớ.

Nhà trọ Sơn Cước nhìn xuống hồ Xuân Hương.

 

 

Nhiếp ảnh gia MPK nổi tiếng của Dalat… nay mới được người ta chụp ảnh cho vui lắm (ảnh ĐHN)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ra mắt Quán Văn: Duyên nợ Đà Lạt khá đông.

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất ngờ cả bọn nhận được cú phone từ nơi xa xôi gọi về của Lữ Quỳnh. Cảm ơn Internet. Từ trái: Đỗ Nghê, Lê Ký Thương, Lữ Kiều, Nguyên Minh, Ban Mai, Kim Quy (đứng).

 

Buổi tối, chương trình “văn nghệ” rất vui: Lần đầu tiên, Nguyên Minh “xuất tướng” hát “Anh còn nợ em” mà… không khóc! Từ trái: Vân thị Dung, Hiếu Tân, Nguyên Minh, Nghĩa (đứng sau), Quách Mạnh Kha, Đình An (nhạc sĩ) và Ban Mai…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tuy chuong trình dày đặc, mình cũng “tranh thủ” đến Trà đàm một chút với Nhóm Thiền ca Hoa sen Dalat (nhạc sĩ Thuần Nhiên Nguyễn Đưc Vinh, người đã phỏ nhạc bài thơ Sông Ơi Cứ Chảy mình viết cho La Ngà dạo nọ).

 

Chịu khó đi xa xa một chút, Đa Lạt vẫn còn đó những nét quyến rũ riêng.

 

Đập Suối Vàng ANKROET. Nhiều bạn trẻ lang thang dưới chân đập, chắc là có một lời nguyền nào chăng?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ trái: Trúc Hạ, Tịnh Thy, Đỗ Hồng Ngọc, Nguyên Cẩn… cafe Hòa Bình trước khi rời Đà Lạt để người về Huế, người về Đà Nẵng, người về Saigon… Hẹn tái ngộ.

 

Bữa cơm chiều với Thân Trọng Minh, Thanh Hằng, Kim Kê, Hiếu Tân, Lê Ký Thương, Kim Quy, Nguyên Minh, Đỗ Hồng Ngọc… Hai bạn già ngồi hong lửa… Tối còn ghé qua Palace nghe Võ Chí Hiền đàn và Thân Trọng Minh thổi Harmonica!

 

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc

(14.12.2020)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Filed Under: Ghi chép lang thang, Vài đoạn hồi ký

Comments

  1. hai trầu says

    14/12/2020 at 5:37 chiều

    Houston, ngày 14.12.2020

    Kính chào Bác sĩ Đỗ Hòng Ngọc,
    Anh Lữ Kiều-Thân Trọng Minh,
    Anh Lê Ký Thương,

    Chúc mừng ba anh có chuyến đi chơi Đà Lạt rất vui. Nhìn hình Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc chụp làm tui nhớ 50 năm về trước (1970), có lần tui đã lên Đà Lạt mà mãi tới nay sau nửa thế kỷ tui chưa có dịp trở lại nơi các đồi thông kỳ bí ấy lần nào!

    Cách nay mấy năm, có lần trò chuyện vớ nhà thơ Âu Thị Phục An (Sài Gòn), tui có nhắc:

    “Nhưng, như chị cho biết có một thời chị phải giã từ Rạch Giá theo gia đình đi học lớp Đệ Tam trên Đà Lạt vào năm 1970 và vào những năm ấy tôi cũng có biết Đà Lạt của chị mấy bận. Từ Sài Gòn theo xe đò ra tới ngã ba Dầu Giây (Long Khánh) rẽ về hướng tay trái qua Định Quán, Phương Lâm, rồi vượt đèo Madagui, đèo Blao về Lâm Đồng, tôi nhớ quá khu rừng Phương Bối trong “Nẻo Về Của Ý.” Bảo Lộc chập chùng những đồi trà xanh một màu xanh mát rượi với làng Tân Lộc hồi đó mít trái đầy cây, ôi thôi mít là mít . Mít nghệ, mít ướt, mít tố nữ làm thành cái nét riêng của Bảo Lộc vào những ngày mưa rừng bất tận. Bỏ lại Bảo Lộc sau lưng, tôi đi tiếp đên vùng đất Di Linh với những vạt rừng cà phê ngào ngạt hương thơm của mùa cà phê trổ bông và rồi tôi lại bắt đầu đi vào lãnh thổ của làng Tùng Nghĩa thuộc quận Đức Trọng của Đà Lạt với khí trời hơi mát lạnh của cao nguyên Lâm Viên lan dần vào áo mỏng khách bộ hành. Đức Trọng với thác Liên Khương, thác Pongour, thác Gougah cùng với những đồn điền cà phê, cam, thơm, khóm và đặc biệt về cây rừng, về lâm sản là một trong ba quận trù phú nhứt của tỉnh Tuyên Đức gồm Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Qua khỏi quận lỵ miền cao nguyên này, lần theo quốc lộ 20, lần đầu tôi có cảm tưởng núi rừng bao la quá làm con người chỉ còn là những hạt cát li ti khi mắt nhìn xa xa phía trời cao kia núi là núi ngập đầy rừng lá thông xanh làm thành cái dáng vẻ trầm mặc biết dường nào!

    Tôi lên Đà Lạt những năm tháng xa xưa ấy cách nay hơn bốn mươi năm mà sao vẫn nghe như cứ mỗi bận nhớ về Đà Lạt là tôi nhớ tới quận lỵ nghèo Lạc Dương nằm về phía phi trường Cam Ly chạy dài theo chân núi hơn là nhớ những vườn bông hồng đầy hoa thơm và gai nhọn; tôi nhớ về Đơn Dương với con dốc khúc khủy về hướng Đà lạt nhin xuống thung lũng xa xa duới kia bóng dáng người tiều phu bé nhỏ giữa rừng già; tôi nhớ Đức Trọng với thác nước Liên Khương hơi cạn và dòng thác như con suối mùa hè, khác xa với những dòng thác khác cũng của Đức Trọng như thác Gougah, thác Pongour cứ như giận dỗi ai nước cứ đổ ầm ầm bất tận… Nhớ về Đà Lạt của chị tôi không nhớ cà phê Tùng, tôi không nhớ Sân Cù, tôi không nhớ hồ Xuân Hương, tôi không nhớ những cặp tình nhân dìu nhau trên lối cỏ; tôi không nhớ những chợ hoa với những cô gái mà đôi má lúc nào cũng ửng hồng, mà tôi nhớ những người vác gùi đi vào rừng từ sáng sớm, mà tôi nhớ những đám mây xanh cùng lớp sương mù như lúc nào cũng treo lưng chừng trên đỉnh núi Lâm viên cao chất ngất trên trời cao, đôi lúc làm mắt mình mờ đi không còn thấy đâu là rừng thông, đâu là bông hoa, đâu là những gương mặt các cô gái Đà Lạt đẹp lạ kỳ ….

    Và ở đấy dường như tiết trời rất hợp với nước da con gái hơn con trai; chị có thấy thế không? Và những năm tháng chị sống ở Đà lạt chị có làm bài thơ nào ghi lại những ngày này không? Hy vọng chị chia sẻ vài vần thơ về một miền cao với biết bao mộng mị, trữ tình ấy, thưa chị.”(26.01.2011)

    Dà, thưa ba anh,
    Nhắc đến Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc là tui nhớ bài Mũi Né. Cũng cách nay 50 năm. với câu hỏi : “ Năm nay người có về ăn Tết?”, rồi tui lại nhớ “Đôi khi, tôi thấy tôi thương những chuyến phà!”, ở đó nó bàng bạc một tấm lòng!

    Nhắc anh Lữ Kiều (Bác sĩ Thân Trọng Minh, tôi lại nhớ “Trên Đồi Là Lô Cốt” với câu văn như một điệp khúc lãng mạn thời tui ở tuổi hai mươi: “ Những ngày hai mươi tuổi, đêm đêm chong đèn ngồi… Ai viết câu này nhỉ?”

    Với anh Lê Ký Thương, dù tui mới được làm quen anh gần đây nhưng nhắc dến anh tui lại nhớ những ngày Nha Trang của tui cũng hơn 50 năm. Và tui lại vui thêm nữa là đã đọc được “Sài Gòn, Nhớ”, “Hồn Sách Cũ” của anh. Vui quá!

    Kính chúc anh Đỗ Hồng Ngọc, anh Lữ Kiều, anh Lê Ký Thương cùng bửu quyến vạn sự bình yên, sức khỏe dồi dào, vui vẻ, hạnh phúc.

    Thân kính,
    Hai Trầu

  2. hai trầu says

    14/12/2020 at 6:07 chiều

    Kính chào Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc,

    Dà, sau khi gởi thư nhắc vài cảnh Đà Lạt mà tui biết, có người hỏi tui: Rồi chị Âu Thị Phục An trả lời câu hỏi của anh Hai về Đà Lạt ra sao?”

    Xin phép Bác sĩ, tui copy lại câu trả lời của chị ATPA, như để đáp lại câu hỏi của người bạn trẻ này luôn thể nhe.
    Xin chân thành cảm ơn Bác sĩ nhiều lắm!

    Thân quí,
    HT
    ——————–

    ÂTPA:
    “Ô, thưa ông, không biết có sự tương cảm nào giữa ông và tôi không mà bỗng dưng ông lại “trao tặng” tôi một ký ức quá đẹp và rõ nét về xứ sương mù Đà Lạt mà ông gọi là “Đà Lạt của chị” như thế nầy? Thiệt sự những dòng hồi tưởng tuyệt vời của ông làm cho tôi quá sức nao lòng và nhớ về Đà Lạt của những tháng ngày mộng mơ ấy quá. Những gì ông kể cũng chính là những gì tôi cũng đã từng thụ hưởng trước một Đà Lạt vô cùng xinh đẹp. Niên khóa 1971 – 1972 tôi vào học trường trung học nữ Bùi Thị Xuân, và với trái tim lãng mạn, tôi không phải đứng ngắm Đà Lạt với đồi núi cao vời, với sương mù sớm mai, với trăng đêm huyền bí, với thông xanh rì rào, với những giọt café Tùng tuyệt ngon, hay với những chiếc dù đủ màu xinh xắn, hay có lúc ngất ngư cùng anh chị Lê Uyên Phương trong ca từ của “ theo em xuống phố trưa nay, đang còn ngất ngất cơn say…,” mà thiệt tình tôi đã như tan biến vào những đóa hoa hồng đỏ au trên đôi gò má của những cô gái Đà Lạt nhu mì đáng yêu.
    Thưa ông, đúng là tiết trời Đà Lạt lạ thiệt, tôi có vài cô bạn học đều có đôi má đỏ, lòng bàn tay, gót chân đỏ au mỏng dờn, còn mấy anh con trai thì không được như vậy đâu, da họ cao lắm là hơi hồng hồng một chút thôi ông ạ.
    Nói về thơ thì khi sống ở Đà Lạt tôi làm cũng nhiều, nhưng hồi đó báo đăng rồi thì tôi cắt ra dán vào một cuốn sổ để kỷ niệm chứ không thuộc và nhớ nổi đến hôm nay đâu. Sẵn đang cao hứng, tôi làm bài thơ mới toanh nầy gởi đến ông và độc giả, có dở xin đừng cười, tôi rất cám ơn.

    Em thẹn gì mà má em cứ ửng hồng?
    Vào đông chưa mà Đà Lạt cứ mùa đông
    Sáng mù sương mặt trời không chịu thức
    Ngủ chi mà ngủ li bì, có biết anh đợi không?
    Nắm tay em đi anh, tay em đang lạnh ghê
    Nắm hai tay luôn, cho em quên hết đường về
    Nè, cây dù đỏ che nghiêng bờ môi đỏ
    Kìa, đồi nghiêng chao làm thao thức đám dã quỳ
    Cỏ óng mượt, cỏ đồi Cù xanh hết biết
    Mỏi quá, duỗi bốn cái chưn ướt đẫm sương mai
    Tập vở đâu rồi, tựa lưng vô gốc thông em lẩm nhẩm học bài
    Còn anh nữa, năm nay mà thi rớt coi chừng đi lính đó
    Nhớ, sao mà nhớ một thời dấu yêu, một thời môi còn đỏ
    Nhớ, sao mãi nhớ tay nào ấp mãi một bàn tay
    Và rồi sương mù đời lắp che đôi mắt mỏi
    Có còn khung trời nào cho những sợi tóc phai?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Biết rồi còn hỏi

Ba tầng của tâm thức – Vô Kỵ ở tầng nào?

“An cư kiết hạ” trong mùa Covi

Thư gởi bạn (2.4.2020)

Nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo với “CÓ KHÔNG”

Xá-lợi-phất và Duy-ma-cật

Phật cười dưới trăng…

Nguyễn Hiền Đức với “TÔI HỌC PHẬT” của Đỗ Hồng Ngọc

Lời ngỏ viết cho Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT

Mừng NOEL với “Tiếng Hát Thiên Thần”

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • “Trò chuyện” với Cao Huy Thuần vài điều về cuốn SEN THƠM…
  • Thơ Nguyễn Thị Khánh Minh: NHỚ ĐINH CƯỜNG
  • Sách Ở Trên Đường
  • Ngô Nguyên Nghiễm: Đọc “TỬ SINH CA” của Trần Yên Thảo
  • Nguyên Giác (PTH): Thêm một ngày, học vô cùng

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Tĩnh lặng
  • Tịnh Phan trong Tĩnh lặng
  • Phan Minh Tịnh trong Tĩnh lặng
  • Trần Vạn Lợi trong Chuyện kể đêm Giáng Sinh
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn
  • hai trầu trong Chuyến về Đà Lạt cùng Quán Văn
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa
  • Vũ Thất trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa
  • Nguyệt Mai trong Thơ Trần Thị Nguyệt Mai trên TUỔI HOA xưa
  • Nguyễn Quốc Anh trong Làm rõ vài chi tiết về Nguiễn Ngu Í

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email