Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Bữa cơm thân mật với anh em BS Lương Phán

30/11/1999 By admin 2 Comments

Bác sĩ Lương Phán là đàn anh, là bậc thầy của tôi, năm nay đã bước vào tuổi 90. Ông vẫn mỗi tuần 3 buổi đến khám bệnh ở bệnh viện Nguyễn Trãi và vẫn hướng dẫn chuyên môn cho lứa đàn em. Với tôi, ông có những mối thân tình. Trong một bài viết, có lần tôi kể hồi nhỏ đã đến ông khám bệnh đau bao tử, lúc tôi còn đang học trung học. Ông không cho thuốc, chỉ khuyên mỗi sáng phải ăn một khúc bánh mì trước khi đi học. Vậy mà hết đau mới ngộ! Thì ra, tôi chỉ bị “dư acid” (hyperacidity) trong dạ dày, bị viêm chứ chưa đến nỗi loét. Nếu có cái gì “trám” vào, trung hòa lượng acid dư đó thì sẽ hết đau. Tứ đó, trong cặp đi học của tôi lúc nào cũng sẵn bánh mì khô, nướng cháy để “nhâm nhi” khi cần. Sau đó tôi nhớ trong cuốn Tự điển Đào Duy Anh– phần thưởng Danh dự toàn trường cuối năm học– tôi ghi ở góc bìa sau mấy chữ: Nếu là bác sĩ, tôi sẽ cho bệnh nhân ăn uống, tắm rửa, phơi nắng, vận động… trước khi phải dùng đến thuốc. Quả là sau này tôi “nổi tiếng” là một bác sĩ Nhi khoa dùng rất ít thuốc khi chữa bệnh cho trẻ con. Thường tôi chỉ “chỉnh sửa” cách dinh dưỡng, chăm sóc bé… như vậy mà cũng đã góp phần giảm được bệnh nhiều, thuốc men chỉ phụ thêm (trừ khi bệnh nặng). Tôi còn học ông cách chữa tiêu chảy sinh lý ở trẻ bú mẹ. Chỉ cần dùng vôi (ăn trầu), pha loãng, lấy phần nước trong cho uống vài lần cũng khỏi. Thì ra, sữa mẹ dễ tiêu hóa, nhiều chất bổ dưỡng nhưng có tính acid cao. Chỉ cần “kiềm hóa” chút xíu là hết ỉa chảy! Tại bệnh viện Nhi đồng Saigon thời đó, chúng tôi cũng hay dùng CaCO3 và BiCO3 để chữa cũng với nguyên tắc như vậy. Những cuốn sách y học phổ thông của ông và vợ là BS Nguyễn Thị Lợi như Thành kiến sai lầm của người dùng thuốc, Bênh Trẻ con, Bệnh đàn bà…  có ảnh hưởng nhiều đến tôi. Dù không trực tiếp học với ông, tôi vẫn coi ông là thầy của mình. Năm 1972, khi viết cuốn “Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò” tôi trích dẫn sách của hai ông bà và mang tặng ông bà. Ông viết thư cảm ơn rất nhã nhặn. Thư ông viết nắn nót, phong bì đề tên người gởi và địa chỉ đàng sau để nếu thư không đến được thì bưu điện biết mà trả lại. Dán tem cũng luôn ở góc phải, khoảng cách các cạnh cân đối, thẳng thóm. Tôi nhớ đọc đâu đó rằng chỉ cần xem cách trình bày bức thư, bì thư, người ta đánh giá được người gởi là người nghiêm cẩn, đáng tin cậy hay người cẩu thả, ẩu xị…

Năm 1973, lúc tôi đang làm bác sĩ điều trị tại Dưỡng đường Nhi khoa Trần Bình Trọng Chợ Lớn, ông tới thăm tôi, nói muốn xin bài thơ Thư cho bé sơ sinh của tôi để đăng trong một tạp chí y học do ông làm chủ bút. Điều hết sức bất ngờ với tôi là khi báo ra, ông mang đến tặng, kèm theo 5000đ là tiền nhuận bút bài thơ! Tôi nhớ thời đó, một bài thơ đăng trên Tạp chí Bách Khoa danh tiếng nhuận bút nhiều lắm cũng chỉ 150đ. Tôi ngạc nhiên hỏi sao kỳ vậy ông nói tại ông thích bài thơ này quá!  Bài thơ … lọt vào trong tù (vì chỉ có sách báo y học mới được phép) và nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã đọc được và phổ nhạc, như tôi đã viết lại trong “Chuyện kể về một bài thơ” (Những người trẻ lạ lùng, NXB Tổng hợp, 2001).

Đã lâu tôi không có dịp gặp ông, chỉ nghe ông đã dời nhà về Đakao, từ ngày bà mất. Thỉnh thoảng nghe ông đi Pháp thăm mấy người con.

Một hôm tôi nhận được email của BS Lương Huỳnh Ngân, tự giới thiệu là em ruột của bác sĩ Lương Phán, ở Pháp mới về muốn đến thăm tôi. Rồi anh mời tôi đến dùng cơm trưa thân mật với anh em ông cùng GS Trần Văn Khê vào ngày 7.4 vừa qua. Hóa ra BS Ngân là em út của bác sĩ Phán, nhỏ hơn tôi mấy tuổi, du học ở Pháp từ năm 1964, đã đọc mấy cuốn sách của tôi nên có lòng mến mộ, lại biết tôi rất quý Bs Lương Phán bèn tổ chức một buổi họp mặt thân tình. Tôi đến nơi đã thấy có BS Lương Phán, GS Trần Văn Khê, BS Trần Y (nguyên giám đốc bv Nguyễn Trãi) anh Thanh (em họ bs Phán) cùng BS Ngân. Tôi bất ngờ thấy Bác sĩ Ngân đem tặng mỗi người một brochure với 2 bài thơ của tôi do chính tay anh trình bày rất đẹp: Thư cho bè sơ sinh và Paris tháng sáu, là hai bài anh nói anh thích nhất. Rồi anh đọc cho mọi người cùng nghe! Tôi cũng không ngờ GS Trần Văn Khê mà tôi quen gọi Chú Khê lại là cậu họ của bác sĩ Lương Phán. Ông Khê đi Pháp năm 1949, sau ông Phán một năm, nên khi mới qua ở trọ cùng ông Phán. Nghe mấy ông kể chuyện xưa tích cũ thật vui. Theo chú Khê thì trước 1945 ông học y khoa ở Hà Nội, năm thứ hai thì “xếp bút nghiên” về Nam. Lúc đó nhạc sĩ Lưu Hữu Phước cũng học y, nhưng sau đổi qua Nha vì sợ… máu! Cả ông Mai Văn Bộ cũng học y. Các ông đều lở dở chuyện học y cả. Nhờ có học 2 năm y khoa mà chú Khê đã bình tĩnh giúp đỡ đẻ cho đứa con trai đầu lòng của mình (GSTS Trần Quang Hải) tại Thủ Đức, năm 1944. Đêm đó gặp giới nghiêm, không vô bệnh viện được, phải mời một bà mụ vườn gần nhà qua đỡ, ông phụ. Ông kể cách ông nắm tay vợ, “rặn phụ” với vợ lúc bà qúa mệt mỏi một cách ì ạch thật là tức cười. Đứa bé bị ngộp lâu, lúc sinh ra đã trắng bệch, xụi lơ, không thở, ai cũng nghĩ đã chết. Ông vẫn bình tĩnh tiếp tục dùng miệng hút hết đàm nhớt cho đứa bé và xoa bóp hô hấp nhân tạo một lúc bé mới khóc lên được!

BS Lương Phán thì kể chuyện hội sinh viên Việt Nam ở Pháp thời đó. Lúc ông Khê qua Paris vì mới ở tù ra, quần áo bèo nhèo, luộm thuộm. Bạn bè tìm cách vay được 6000 fr, tổ chức một đêm văn nghệ để bán vé lấy tiến sắm quần áo cho ông. Rất lo ế, không ai coi. Chẳng dè đêm đó thật đông, ngoài sinh viên còn có các lính thợ, lâu ngày xa nhà, nghe có văn nghê việt nam bèn tới coi. Ông Khê trổ tài rao bán chiếu, bán chè… ai bột khoai bún tàu nước dừa đường cát… hông…, được mọi người vổ tay rần rần. Hôm đó trả nợ xong còn dư mua được cho ông Khê bộ đồ vía 16.000 fr.

Bữa cơm thân mật gia đình với mắm kho rau ghém thiệt là ngon!

                                                                                                 Đỗ Hồng Ngọc

Filed Under: Ghi chép lang thang

Comments

  1. ho van hien says

    23/11/2010 at 3:39 sáng

    Kinh goi BS Do Hong Ngoc.
    Toi ra truong y khoa SG sau bs vai lop va tung doc mot so bai bao va sach Gio heo may cua bs (do mot binh nhan di VN ve tang cach day kha lau). Rat hay, va xin cam on bs. Trong so cac cau gop y voi bai cua bs co nguoi nhac den bs Bach Yen la ban cung lop, that cam dong.
    Rieng ve ph cua sua me “co tinh acid cao”, toi hoi ngac nhien. Xin goi bs tai lieu nay de gop y.
    Kinh chuc bs viet nhieu va manh.
    Kinh.
    Relationship of Human Milk pH During Course of Lactation to Concentrations of Citrate and Fatty Acids
    Frank H. Morriss Jr MD1, Eileen D. Brewer MD1, Steven B. Spedale BA1, Lavon Riddle MS1, David M. Temple MD1, Richard M. Caprioli PhD1, , M. Stewart West 1

    1 From the Houston Perinatal Nutrition Laboratory and Analytical Chemistry Center, Departments of Pediatrics and of Biochemistry and Molecular Biology, Medical School, The University of Texas Health Science Center at Houston

    Human milk pH was measured in 309 samples obtained from 52 women who had delivered at term and lactated for as long as 10 months thereafter. The mean pH decreased from 7.45 for colostrum to a nadir of 7.04 during the second week of lactation. Thereafter, the pH of milk remained between 7.0 and 7.1 until 3 months postpartum and then increased gradually to 7.4 by 10 months. The change in hydrogen ion concentration in milk was associated with corresponding changes throughout lactation in the concentration of citrate but not with the concentration of lactose. Lactose concentration increased gradually for 3 weeks; the concentration of saturated medium-chain fatty acids increased more rapidly. One interpretation of these findings is that the hydrogen ions and citrate generated by mammary secretory cell metabolism are used after the second week of lactation for de novo synthesis of fatty acids more rapidly than they are synthesized. Milk samples from ruminants were found to have concentrations of hydrogen ions and citrate that are greater than and pH that is less than the respective measurements in human milk. The significance for the recipient infant of the predictable changes in human milk pH during lactation and of the higher pH of human milk throughout lactation relative to bovine milk is unknown. However, drug excretion into milk, milk enzyme activity, milk leukocyte function, and neonatal gastroin-testinal function are affected by ambient pH and may be influenced by the pH of milk.

    Key Words: citrate • fatty acid • lactose • human milk • pH

    Submitted on February 19, 1985
    Accepted on December 16, 1985

  2. Bac Si Do Hong Ngoc says

    23/11/2010 at 8:01 sáng

    Tg Anh Ho Van Hien,
    Rat cam on anh da gop y cho ve van de pH trong sua me. Toi xin ghi nhan va chinh sua cho chinh xac. Chung ta la ban dong mon, cung tot nghiep “Y khoa Dai hoc duong Saigon”, do vay, xin coi nhau la dong nghiep, anh em. Anh dung goi toi la Bac si, nghe co ve trinh trong, khach sao qua. Bach Yen la vo cua Nguyen Kim Hung, cung khoa toi! NKH hien cung dang o My.
    Do pH cua Sua Me thay doi theo thoi gian sau sanh (cho bu hoac khong cho bu cung khac nhau). Colostrum co do pH hoi cao (kiem), sau do, giam dan trong 3 thang dau (acid hon), roi lai cao dan len (kiem). Co le do la ly do tai sao vai ba thang dau sau khi sanh, be bu sua me di tieu phan mem, loang, lon nhon, co mau xanh, co mui chua chua…
    (The mean pH decreased from 7.45 for colostrum to a nadir of 7.04 during the second week of lactation. Thereafter, the pH of milk remained between 7.0 and 7.1 until 3 months postpartum and then increased gradually to 7.4 by 10 months.)
    Chuc anh va gia dinh nhieu suc khoe.
    Than men,
    DHN.

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

TẠP GHI (Lõm bõm…) kỳ 3

Tạp Ghi (Lõm bõm kỳ 2)

TẠP GHI (Lõm Bõm)

Nguyễn Xuân Thiệp: VỴ ƠI…

Truyện Phan Tấn Hải: QUÊN NHAU LÀ CHUYỆN KHÓ

Thêm một Tuổi Mới

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Mười Hạnh Bồ-Tát PHỔ HIỀN
  • Trần Thị Trúc Hạ: TÌNH BẠN
  • Nhớ Nhà Văn VÕ HỒNG với nỗi… “Cô Đơn Uy Nghi”
  • Quán Văn: NHỚ VÕ HỒNG
  • LÊ KÝ THƯƠNG VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN CHƯƠNG

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “Xả”… stress !
  • “Xả”… stress ! | suonglamportland trong “Xả”… stress !
  • Phan Công Khương trong Nguyễn Mậu Pháp: CẢM NHẬN  “VỀ THU XẾP LẠI…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Ngọc Trâm trong Có một “nghệ thuật”… ngủ!
  • Sách mẹ đọc - Thư gởi người bận rộn - Bs. Đỗ Hồng Ngọc - Blog Nuôi Dạy Con trong Chữ “NHÀN”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi (4): LỤC BÁT
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Hãy vui với tuổi vàng của mình
  • Nguyễn thế Pháp trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Nhuận trong Hãy vui với tuổi vàng của mình

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email