Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

Trâm Anh viết về Cha: “Cái máy bào chữ” thân thương

02/06/2023 By Bac Si Do Hong Ngoc Leave a Comment

 

“Cái máy bào chữ” thân thương

Hổm rày, tôi đã soạn ra những tấm hình cũ của ông ngoại sắp nhỏ, lăn tăn mãi mà không biết bắt đầu viết về ba mình từ đâu. Tôi nhớ thường nhật, trừ giờ ăn sáng, ăn trưa, nghỉ trưa, vệ sinh cá nhân, ghi chép, xem ti vi, trò chuyện với con cháu hay tưới cây, ông sẽ cặm cụi đọc báo hay cuốn sách nào đó. Lúc Ba xuống Sài Gòn ở chơi nhà tôi hay xuống khám chữa bệnh cũng vậy, mà lúc ông sống ở quê nhà cũng vậy

Ba sắp xếp lại kệ sách giúp con gái
Ba sắp xếp lại kệ sách giúp con gái

Từ lúc sức khỏe và tuổi tác không cho phép Ba làm công việc của một kỹ sư nông nghiệp nữa, việc đọc trở thành một phần không thể thiếu trong quỹ thời gian của ông. Ông đọc đều đặn, say mê; mỏi mắt, mỏi lưng, tê chân thì tạm ngưng rồi lại đọc tiếp. Vì Ba cao tuổi, giao tiếp bạn bè ít dần, lại nói “không” với internet, nên đọc cũng là cách giúp Ba khuây khỏa. Nhờ đọc và giữ thói quen ghi chép, thể chất của ông dẫu hao mòn chứ “trí nhớ, sự minh mẫn thì còn ngon lành lắm”. Đó là lời bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc khen Ba trong dịp Ba Má tới dự buổi giao lưu với bác sĩ –  nhà thơ tuổi bát tuần bút hiệu Đỗ Nghê này tại hội quán Các Bà Mẹ (quận 1, TPHCM).

Ông sinh năm 1938, ở tuổi 85, Ba tôi chính là tấm gương, là “idol” và người truyền cảm hứng cho tôi về sở thích đọc sách. Hồi tôi học phổ thông, Ba đặt báo Khăn Quàng Đỏ, Mực Tím cho tôi hằng tuần. Tôi tin rằng, việc tôi từ năm lớp Năm đã thi học sinh giỏi văn cấp thị xã Buôn Ma Thuột, có thể học lớp chuyên văn suốt cấp II-III rồi viết truyện, làm thơ đăng lung tung, từ tỉnh lẻ khăn gói xuống Sài Gòn làm sinh viên ngành báo chí rồi trở thành phóng viên – biên tập… tất cả là nhờ hưởng gen trội của Ba (và xa hơn là ông nội tôi).

Tác giả và ba trước Bảo tàng Thiên Văn (Mỹ)
Tác giả và Ba trước Bảo tàng Thiên Văn (Mỹ)

Kỷ niệm tôi thích nhất hồi nhỏ là được ba chở ra nhà sách ở ngã sáu trung tâm, khi ông có thêm khoản tiền phụ cấp gì đó ngoài lương. Cái yên inox phía sau chiếc xe đạp cũ của ba luôn cẩn thận cột thêm cái áo mưa xếp gọn để tôi ngồi cho êm. Sách hồi đó ba mua cho, tôi còn giữ tới nay, dẫu cũ mèm, rách bìa hay lìa gáy.

Sau này Ba Má có cả chục đứa cháu, mỗi khi đi công tác hay du lịch, ông hay tìm tới nhà sách tại nơi đến, mua sách cho ông rồi chọn sách lịch sử, sách danh nhân, sách khám phá thiên nhiên… làm quà cho mấy đứa cháu nội, ngoại thích đọc hơn là đồ chơi. Ba không quên ghi ngày tháng và lời tặng bằng nét chữ rất đẹp của ông trên trang thứ hai của sách. Về khoản này, tôi cũng học từ ông vì tôi nhận ra, có nét chữ thân thương của người tặng, cuốn sách tự nhiên có hơi ấm và giá trị của nó sẽ càng bền bỉ theo thời gian.

Ba má cùng cháu ngoại trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc tại hội quán Các Bà Mẹ sau buổi giao lưu về sách của bác sĩ
Ba Má cùng cháu ngoại trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

tại hội quán Các Bà Mẹ sau buổi giao lưu về sách của bác sĩ

Khi đi làm có tiền, tôi cũng thích gửi tặng sách cho ba đọc. Tôi nói đùa với sắp nhỏ: “Ông bà ngoại là cái máy bào chữ”. Song, phải khâm phục là Ba tôi đọc và nhớ rất kỹ chứ không phải kiểu đọc qua loa. Khi ông đọc báo hay tin tức trên ti vi cũng vậy; nên khi nói chuyện cùng ai, về vấn đề gì liên quan, ông đều có thể trích dẫn chính xác hay bình luận kèm quan điểm.

Trêu Ba là cái “máy bào” cho vui, thực sự tôi gửi trong đó cả chút hổ thẹn của đứa con từng gắn bó với nghề viết nhưng có một thời gian dù mua sách chất đầy, tôi không đọc xong cuốn nào cho ra hồn. Sau này, khi không làm công việc biên tập nữa, tôi lại đọc nhanh và thẩm thấu nhiều hơn.

Song nghĩ lại, tôi rất vui vì riêng khoản mua sách cho con cái là tôi không hà tiện. Tôi thích rủ rê, khích lệ con đọc từ lúc mới biết chữ. Tôi sẵn sàng mở hầu bao khi các con đề nghị mua sách. Tất nhiên, ngoài sách báo thì tuổi thơ của tôi còn có vô số bịch chè sương sâm, bánh cam, bắp luộc… Má mua cho mỗi khi đi chợ về hay những món tủ má thường nấu. Nhưng chè bánh của Má thì đã trở thành những ký ức tuổi thơ ngọt ngào, còn sách báo Ba mua thì trở thành một phần tư duy, tâm hồn của chính tôi hôm nay.

Ngô Thị Trâm Anh

(Phunuonline 30.5.2023)

Filed Under: Già ơi....chào bạn, Nghĩ từ trái tim, Vài đoạn hồi ký

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Từ góc nhìn “Phê bình sinh thái” về bài thơ “Rùng mình” của Đỗ Hồng Ngọc

MỘT NGÀY KIA…ĐẾN BỜ V2

MỘT NGÀY KIA…ĐẾN BỜ

Bản dịch Anh ngữ của Nguyên Giác: “NƯƠNG TỰA CHÍNH MÌNH” (ĐHN)

Thư gởi bạn xa xôi III

Thư gởi bạn xa xôi II

Thư gởi bạn xa xôi: Tôi Học Phật (tóm tắt)

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Nguyễn Thị Khánh Minh: MƯA BAY THEO THỜI GIAN
  • Trần Vấn Lệ: Bây Giờ Ngày Nửa Ngày Thôi
  • Từ góc nhìn “Phê bình sinh thái” về bài thơ “Rùng mình” của Đỗ Hồng Ngọc
  • MỘT NGÀY KIA…ĐẾN BỜ V2
  • LỜI BẠT viết cho cuốn Tuỳ bút “MỘT NGÀY KIA… ĐẾN BỜ” của Đỗ Hồng Ngọc. 

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • Bac Si Do Hong Ngoc trong THAI GIÁO- hành trình của yêu thương
  • Thảo trong THAI GIÁO- hành trình của yêu thương
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Giới thiệu
  • Nguyễn T. Huyền trong Giới thiệu
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Thư gởi bạn xa xôi II
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Vài hình ảnh Buổi Chuyện Trò về Nếp sống An Lạc 9.7.2023
  • Ngô Thị Trâm Anh trong Vài hình ảnh Buổi Chuyện Trò về Nếp sống An Lạc 9.7.2023
  • DT trong Thư gởi bạn xa xôi II
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lương Vĩnh Tùng trong Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email