Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Tập hợp các bài viết của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Ghi chép lang thang
  • Nhận bài mới qua email

PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).

25/01/2021 By Bac Si Do Hong Ngoc 4 Comments

 

Lớp Phật Học và Đời Sống chùa Xá Lợi, 

Buổi học cuối năm, ngày 16.1.2021.

Buổi học cuối năm dành để trao đổi, rút kinh nghiệm những được, chưa được trong năm học vừa qua. Đây đã là năm thứ 3 của lớp Phật học và Đời sống tại chùa Phật học Xá Lợi này.

Năm thứ nhất đã có được 51 video clips, do Nguyễn Văn Quyền thực hiện và đã đưa lên youtube, được bạn bè khắp nơi theo dõi. Cuối năm đầu đã có một buổi “tổng kết” rất thú vị ở An Lạc Trang, Củ Chi. Năm thứ hai cũng có một buổi họp mặt thân mật ở Hồ Kỳ Hòa quận 10. Năm nay, do dịch Covid đã phải nghỉ vài tháng nhưng sau đó, lớp vẫn duy trì đều đặn nhờ anh Tô Văn Thiện “chủ xị”, anh Minh Ngọc thì bận với các lớp Hán văn Phật học, vì thế cũng thường vắng, tôi thì “già cả ốm yếu” vài ba tuần mới đến lớp một buổi. Lớp học do đó cũng “lõng lẽo” dần, nhưng các anh chị em vẫn tham dự tương đối đều đặn. Năm nay, phần “Phật học”, chủ yếu dựa vào cuốn Phật học phổ thông của thầy Thích Thiện Hoa (rất căn bản, nhưng đã viết từ 60 năm trước!) với một ít kinh sách khác (Tâm kinh, Pháp hoa…), nhưng  phần “Đời sống” quả là không dễ! Có những trao đổi khá “căng thẳng”, nhưng đó là phương cách của lớp đã đề ra từ đầu, với thảo luận, tranh luận, phản biện… để thấy phải “tùy duyên” “thuận pháp” thế nào cho đúng…

Mong rằng sắp tới, Năm Mới (vào năm thứ tư) các buổi học tập, chia sẻ sẽ mang nhiều hiệu quả thiết thực hơn.

Đỗ Hồng Ngọc.

 

Lớp Phật học và Đời sống, Buổi học cuối năm (ngày 16.1.2021)

 

 

từ trái: anh Tô Văn Thiện, anh Sơn, Thanh (Đào), Ngô, Thanh, Trí… hàng sau: Quyên, sau đó thêm Trung, Thủy, Trúc

 

 

từ trái: chị Ngọc, Loan, Hà, anh Vinh, Quyền, Thân, Linh…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

………………………………………………………………………………………………………

 

Minh Trí, lớp PHĐS gởi một câu hỏi:

Tu là gì?

Trả lời: Tu là “sửa”. Sửa cái gì? Cái gì hư thì sửa. Sửa mình gọi là “tu thân” nhớ không? Tu thân, tề gia, trị quốc… người xưa nói vậy. Xe mà hỏng quá thì ta “đại tu”… hoặc quăng đi, mua xe mới!

Tu theo Phật là “chuyển đổi”. Khổ đau thành an lạc. Phiền não thành Bồ đề. Dĩ nhiên muốn vậy cũng phải quăng bỏ mấy thứ lăng nhăng nó quấy ta. Cho nên trong “lục độ” (sáu cách tu tập) thì Bố thí dẫn đầu. Bố thí là quăng đi, bỏ đi. Thôi kệ đi!

Nguyên nhân của hư là do Tham Sân và Si. Tham là muốn. Muốn đủ thứ. “… lòng muốn còn nhiều đập gương xưa tìm bóng” (Đoàn Chuẩn). Muốn không được thì nổi điên lên, đó là sân, sân hận, tức tối, đỏ mặt tía tai, bầm gan tím ruột, nuôi hận trong lòng “quân tử trả thù mười năm chưa muộn”, “thù trả chưa xong đầu đã bạc”… Tất cả chỉ vì cái gốc là vô minh, là Si, là ngu muội, không thấy biết cái sự thật sờ sờ ra đó.

Cái sự thật sờ sờ ra đó là cái “vô thường”. Trăng rồi khuyết, hoa rồi tàn. Bóng câu qua cửa sổ. Đời người chỉ là một hơi thở, một nhúm bụi tro…

Nhưng Tu với ai? Tu ở đâu? Tu cách nào…?

Có gì đâu. Bệnh thì có thuôc chữa. Có thầy giỏi thì tốt. Nhưng “bác sĩ tốt nhất là chính mình”. Cho nên Phật dạy “hãy quay về nương tựa chính mình”. Kêu “quay về” là vì lâu nay ta có khuynh hướng “quay ra” tìm kiếm bên ngoài đâu đâu. Nhớ rằng Bác sĩ cũng không thể thở giùm ta, ho giùm ta, đau bụng giùm ta được.

Để chữa Tham thì dùng “Giới” (ngũ giới). Chữa Sân thì dùng “Định”, chữa Si thì dùng Huệ (Trí huệ, trí tuệ). Ba thứ thuốc đó có khi trộn lẫn nhau, có khi dùng riêng tùy triệu chứng biểu hiện của mỗi “bệnh nhân”.

Cho nên có khi phải nhờ đến thầy. Thầy giỏi mới được, chớ gặp “lang băm” thì tiêu.

Tu ở đâu? Ở đâu cũng được. Có người tu ở chùa. Có người tu ở nhà. Có người tu ngoài chợ. “Thứ nhứt là tu tại gia. Thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”. Ý nói tu tại gia là khó nhứt vì bao thứ chằng chịt quấn quít chung quanh.

Phật dạy “Văn, Tư, Tu”. Phải học, phải nghe, phải gần gũi Thiện tri thức. Rồi phải ngẫm ngợi, suy tư, tìm hiểu cho thấu đáo, chớ vội tin, chớ vội nghe, dễ bị “tẩu hỏa nhập ma”. Sau cùng là phải Tu, nghĩa là thực hành. Tu luôn đi với Hành (tu hành) là vậy! Nhớ câu này không? “Tu mà không học là Tu mù. Học mà không tu là cái đãy sách”.

Thân mến,

Đỗ Hồng Ngọc.

 

 

 

 

 

Filed Under: Gì đẹp bằng sen?, Nghĩ từ trái tim, Phật học & Đời sống

Comments

  1. Phan TK Khanh says

    19/08/2021 at 8:13 chiều

    Tìm thấy và được nghe những clip này với cháu thật sự như phát hiện được kho báu. Cháu đã nghe hết cả 5 clip về Sức Khoẻ & Phật giáo của Bs, và nay đã nghe tới clip thứ 42 của PHĐS. Cháu rất cảm ơn Bs đã chủ trì các buổi trao đổi lý thú và hữu ích này. Bác sỹ quả là 1 “moderator” tuyệt vời: cách BS dẫn chuyện, khuyến khích mọi người trao đổi, cách liên hệ triết lý của Phật với kiến thức y khoa, khoa học và đời sống thật logic và thú vị, những thông tin cập nhật của Bs về khoa học và xã hội thật hữu ích, ở tuổi của Bs mà vẫn dõi theo sát sao và cập nhật kịp thời với thời cuộc thật đáng khâm phục. Cảm ơn cư sĩ Minh Ngọc với những phần giảng giải rất mạch lạc, dễ hiểu, và cả những kiến thức về Hán Học rất hữu ích. Cảm ơn các thành viên tham gia tương tác rất tích cực làm lớp học thật thú vị và hữu ích. Bs cho cháu hỏi hiện nay nhóm của mình có mở lớp trao đổi online không ạ? Nếu có, cháu có thể xin tham gia nghe giảng được không? (cháu ở HN). Và cháu có thể xin email của cư sĩ Minh Ngọc được không, vì cháu muốn hỏi xem cư sĩ có nhận dạy Hán Học online không ạ. Cháu cảm ơn

  2. Bac Si Do Hong Ngoc says

    21/08/2021 at 5:53 chiều

    Rất cảm ơn Phan TK Khanh. Lời cháu bày tỏ là một sự động viên khuyến khích cho tất cả anh chị em, các bạn đã cùng nhau thực hiện Lớp PHDS tại Chùa Phật học Xá Lợi Saigon (Tp HCM) 3 năm qua. Hiện nay do tình hình dịch bệnh, lớp đã tam ngưng và không có online cháu ạ. Bs ĐHN.

    Không biết cháu đã xem clip kể chuyện chuyến đi Nepal này chưa?
    https://www.youtube.com/watch?v=7REYkg-wE8Y

  3. PN says

    28/12/2022 at 10:22 sáng

    Xin cám ơn bác sĩ và anh chị em trong nhóm Phật học & đời sống. Cháu sống ở nuớc ngoài và chỉ mới bắt đầu tìm hiểu Phật pháp khoảng 1 tháng nay. Cháu rất thích cách trao đổi nhẹ nhàng mà đầy ý nghĩa của lớp “lỏng lẻo” khiến cho cháu cảm thấy học Phật thật vui và gần gũi. Bác cho cháu hỏi lớp vẫn còn tiếp tục không ạ? Trong tương lai lớp có dự định post lên youtube hay mở lớp zoom cho những nguời sống ở phương xa như cháu tham dự không?

  4. Bac Si Do Hong Ngoc says

    28/12/2022 at 7:08 chiều

    Cảm ơn PN. Hiện nay Lớp Phât học & Đời sống vẫn tiếp tục ở Chùa Xá Lợi TpHCM (Saigon) mỗi chiều thứ bảy, 15-16h30. Hiện chưa nghĩ đến chuyện post lên youtube hay mở lớp zoom cháu ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thư đi Tin lại

  • Lịch “Trò chuyện, giao lưu…”
  • Lại đính chính: “SAIGON BÂY GIỜ”
  • ĐÍNH CHÍNH: BSNGOC không phải là BS ĐỖ HỒNG NGỌC
  • Đính chính: BS NGỌC không phải là Bs Đỗ Hồng Ngọc
  • bsngoc đã lên tiếng đính chính
  • Thư cảm ơn và Đính chính về FACEBOOK Bác sĩ NGỌC
  • ĐÍNH CHÍNH: Bài viết "TÀN NHẪN" không phải của Bs Đỗ Hồng Ngọc

PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG

Hội quán Các Bà Mẹ: Giao lưu với Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc về cuốn “Bông Hồng Cho Mẹ & Những Cảm Nhận Học Phật”

Dương Mình Trí: cảm nghĩ nhân đọc “Bông hồng cho Mẹ & Những cảm nhận học Phật”

Đỗ Hồng Ngọc với “Bông hồng cho mẹ và những cảm nhận học Phật”

Kỳ 3 Lớp An Cư Chùa Xá Lợi, 2022

Bài đọc thêm: DƯỢC TÍNH TRONG TÂM…

Hiểu thêm về “giả dược” (Placebo)!

Nguyễn Hiền-Đức: Tập tuyển CÀNH MAI SÂN TRƯỚC

Minh Lê: Học Phật qua thơ Đỗ Hồng Ngọc

TẠP GHI (Lõm bõm… Kỳ 4b)

Tạp Ghi (lõm bõm… kỳ 4): Mười Hạnh Phổ Hiền

Xem thêm >>

Chuyên mục

  • Một chút tôi
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy

Bài viết mới nhất!

  • Đọc thơ Khánh Minh: tháng năm là mộng đang đi
  • Mấy ngày Tết
  • Nguyên Giác: Mẹ dạy con ngồi như núi
  • Đọc “IM LẶNG, như lời chia tay” của Cao Huy Thuần
  • Thích Phước An: GIÓ BẤC CUỐI NĂM

Bài viết theo tháng

Ý kiến bạn đọc!

  • đỗ xuân đạm trong Song Thao: GIÀ KHÚ ĐẾ
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Độc giả trong Làm sao biết cha mẹ đã… già?
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Bản nhạc Mũi Né
  • Thạch trong Bản nhạc Mũi Né
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • PN trong PHĐS: Buổi học cuối năm (16.1.2021).
  • TBT trong “ÁO XƯA DÙ NHÀU…”
  • Bac Si Do Hong Ngoc trong Nhân Ngày Nhà Giáo 20/11

Cùng một tác giả

  • 0
  • 1
  • 1
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Thống kê

Nhà tài trợ

biệt thự vũng tàu
biệt thự vũng tàu cho thuê | biệt thự vũng tàu cho thuê theo ngày giá rẻ | cho thuê biệt thự vũng tàu có hồ bơi
© 2009 - 2016 Trang nhà của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Phát triển & Hỗ trợ kỹ thuật bởi SGC.
Trích dịch nội dung để dùng trong nghiên cứu, học tập hay dùng cho cá nhân đều được tự do nhưng cần phải chú thích rõ nguồn tài liệu và đối với các trích dịch với mục đích khác, cần phải liên lạc với tác giả.
  • Một chút tôi
    ?
    • Một chút tiểu sử
    • Ghi chép lang thang
    • Các bài trả lời phỏng vấn
    • Vài đoạn hồi ký
  • Thư đi tin lại
  • “.com”… 2 năm nhìn lại!
  • Góc nhìn – nhận định
  • Ở nơi xa thầy thuốc
    ?
    • Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng
    • Săn sóc con em ở nơi xa thầy thuốc
    • Nuôi con
    • Thầy thuốc và bệnh nhân
    • Hỏi đáp
  • Tuổi mới lớn
    ?
    • Viết cho tuổi mới lớn
    • Bỗng nhiên mà họ lớn
    • Bác sĩ và những câu hỏi thường gặp của tuổi mới lớn
    • Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò
    • Hỏi-đáp
  • Tuổi-hườm hườm
    ?
    • Gío heo may đã về ….
    • Già ơi….chào bạn
    • Chẳng cũng khoái ru?
    • Những người trẻ lạ lùng
    • Thư gởi người bận rộn
  • Lõm bõm học Phật
    ?
    • Nghĩ từ trái tim
    • Gươm báu trao tay
    • Thiền và Sức khỏe
    • Gì đẹp bằng sen?
  • Thư cho bé sơ sinh và các bài thơ khác
  • Đọc sách
  • Nghiên cứu khoa học, giảng dạy
  • Nhận bài mới qua email