Như thị – nghĩa là “Thấy vậy là vậy”
Cái tên “Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc” đã quá quen thuộc với tôi trong vai trò… bác sĩ (dĩ nhiên!). Mà là bác sĩ “đủ thứ khoa”, chứ không phải “đa khoa”. Nào là tư vấn tâm – sinh lý cho mấy em thiếu niên. Nào là bác sĩ lão khoa. Nào là chuyên gia dinh dưỡng. Rồi giáo sư thiền học. Nhà thơ. Nhà văn. Những chức danh ấy, có cái là người đời gọi ông, có cái do bạn bè gọi ông, có cái là tôi vừa đặt ra để gọi ông. Bởi lẽ, nếu chỉ gọi Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ, thì thấy vậy mà không phải vậy.
Cái duyên viết văn của ông bắt đầu từ khi nào thì tôi không biết, chứ với tôi thì cái tên “Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc” đã quá quen thuộc từ mươi, mười lăm năm trước trong mục “Phòng mạch Mực Tím” (dĩ nhiên là của báo Mực Tím) với những câu giải đáp vừa thẳn thắn mà ý nhị, lại có chút hài hước. Duyên vô cùng!
Trong quyển sách mới nhất của ông, “Như Thị”, do Nhà Xuất Bản Văn Nghệ phát hành đầu năm 2007, tôi cho rằng Đỗ Hồng Ngọc quả thật là đa dạng, đa tài, đa hình đa tướng.
Ông kể chuyện theo kiểu “cà kê dê ngỗng”, khi là lời tâm tình, lúc lại như người thấy được cái hay của chuyện gì đó kể lại cho bạn mình nghe. Mà chuyện Đỗ Hồng Ngọc kể trong tập sách này thì, ôi thôi, đủ thứ “trên trời dưới biển”.
Như chuyện “Hạnh phúc bình quân đầu người”, “Chất lượng cuộc sống”,… ông nhắc cho người ta nhớ rằng hạnh phúc quan trọng lắm với cuộc sống con người.
Hay như “Không chịu nghe lời người lớn”, và những chuyện tương tự, về những khác biệt và mâu thuẫn giữa hai thế hệ cha mẹ – con cái.
Hoặc “Cuộc chiến không cân sức”,… về ăn kiêng và sức khỏe.
…
Và nhiều bài viết khác nữa. Tất cả đều ngắn gọn, dễ đọc, rất dễ thương và khiến người ta phát ghiền. Ghiền cái lối viết ấy, những câu chuyện ấy, cách nhìn cuộc sống của ông bác sĩ kiêm nhà văn kiêm nhà thơ kiêm…
Mà tựu chung, dù có là nhà thơ, nhà văn, bác sĩ hay nhà tâm – sinh lý học, hay nhà thiền học, thì Đỗ Hồng Ngọc vẫn là một ông bác sĩ già có cái tâm thanh sạch cao quý, và một con mắt nhìn đời “như thị”.
Nên, không phải vậy, mà vậy.
XIN DUOCCHUCMUNG ANH CO TRANG WEB RIENG .KINH CHUC ANH VA GIA DINH SUC KHOE.GIAO DIEN TRANG WEB DEP,THOANG,HAP DAN/LE NGOC TRAC
Chieu nay, dang day hoc thi nhan duoc tin nhan cua anh. Rat vui va thanh that chuc mung website dohongngoc.com da ra doi. Le ra trang web nay phai co mat truoc day chu khong phai den bay gio! Boi nhung dong chu ma bac si Do Hong Ngoc viet ra that su gia tri, that su huu ich, nhe nhang thoi nhung sau sac, nhu chinh cuoc doi anh, nhu chinh nep song cua anh: NHE NHANG, SAU SAC. MOT CON NGUOI THAT BIET CACH YEU THUONG CUOC DOI! Voi rieng toi, moi khi anh ghe nha tang quyen sach moi in, tang bai bao moi viet, toi luon tu nhu se bat chuoc song nhu anh, phan dau hoc theo nhung bai hoc nhu nhung dam may, nhu nhung bong co lau, nhu nhung con gio mat lanh… cua anh. Nhung qua that la… kho, khi kha nang tu chu cua minh con han che. Chi co mot dieu chac chan toi dam hua voi anh la se thuong xuyen doc trang web nay de tien bo tung ngay. Chuc mung anh chi co them niem vui moi!
Em Nguyen Hiep
Dòng sông có còn níu mãi bờ sông? Đỗ hỏi thế. Nhưng chắc chẳng phải hỏi đâu, mà có lẽ chỉ là trót lỡ tay hạ xuống câu thơ vô cố đấy thôi. Thơ lẫn trong văn, nên văn lộn thành thơ! Dòng sông có còn níu mãi bờ sông? Một câu hỏi (cứ tạm cho như thế) ngắn ngủn mà dư chấn không ngắn ngủi. Bất chợt nó khiến xui có kẻ đành buông sách nửa chừng, để ngẫm nghĩ, để lẩn thẩn mình hỏi lấy mình: Ừ, sông là để chảy đi, chảy đi. Không chảy nữa thì sông đâu còn là sông! Nhưng chảy đi và đi mãi bởi chẳng thèm luyến lưu? Hay bởi không còn muốn ôm chầm chấp giữ? Hay bởi nước nghìn năm trước với nước nghìn năm sau vẫn như thế, cứ như thế chỉ có điều lòng dạ hôm qua không phải là gan ruột bữa nay cho nên ai đó một hôm ngẩn ngơ ra đứng bên dòng sông mà hỏi rằng bãi bờ con nước có còn nắm níu nhau chăng.
Hai nghìn mấy trăm năm trước Lã thị xuân thu đánh rơi bốn chữ Khắc chu cầu kiếm và nó trôi, trôi mãi vào thiên cổ nhân gian. Khắc chu cầu kiếm. Vạch thuyền tìm gươm. Thế đấy, bốn chữ nhẹ hều, có gì trầm trọng mà cớ sao suốt từ Chiến Quốc còn chưa lắng chìm, còn bập bềnh xuôi dòng trường giang, tràn sang đại hải, để từ Trung Nguyên phiêu dạt xuống phương Nam, rồi tấp vào bài kệ đời Trần của Trúc Lâm sơ tổ: Hữu cú vô cú, Phi hữu phi vô, Khắc chu cầu kiếm… Câu có câu không, Chẳng có chẳng không, Vạch thuyền tìm gươm… Biết như thế, ắt Hàn sướng lắm, đâu dè gã Pháp gia hữu vi Trung thổ sau một nghìn năm trăm năm vẫn còn giăng tay được với ông Thiền tổ vô vi trời Nam.
Nhưng thêm bảy trăm năm nữa thì Hàn đành ngậm ngùi chào thua rồi. Không chào thua sao được khi Đỗ nhẹ nhàng “Thả một hòn sỏi đánh dấu chỗ thuyền trôi”! Hỡi ôi, lại một câu tuyệt cú! Thả một hòn sỏi đánh dấu chỗ thuyền trôi. Thích Ca Mầu Ni hỏi nhỏ họ Lã: Ư ý vân hà? Ý ông thế nào? Lã cúi đầu, thưa khẽ: Mô Phật, thiện tai! Thiện tai!
Phải. Cái sát phạt máu me và xương thịt tan tành thời Chiến Quốc khiến cho Lữ đành nhắc tới kiếm tới gươm. Khiến cho con thuyền của Lữ không là thuyền thơ trăng gió. Buổi Nam thiên tắt lửa khói điêu linh nên thuyền của Đỗ cứ là thi thuyền phong nguyệt. Thả một hòn sỏi… đánh dấu chỗ thuyền trôi… Lãng mạn thay! Tuyệt vời thay!
Qua tuổi sáu lăm, ông Đỗ đánh dấu một năm nghỉ hưu bằng quyển sách vuông vuông Như thị (*). Sách chưa phát ra, ông ưu ái lấy “nóng” cho tôi một cuốn, bảo hãy đọc chơi. Đọc sớm trước khi sách bày tràn kệ ngoài thị trường âu cũng là cái thú. Nhưng mới đọc đoạn mở đầu tôi bèn dừng lại. Như vừa nhấp thử một hớp rượu ngon thì ngưng chén, để có cơ hội lắng nghe cái men thơm ngấm từ từ vào thể phách.
Thật vậy, đọc hai câu hỏi ông viết liền nhau – Dòng sông có còn níu mãi bờ sông? Thả một hòn sỏi đánh dấu chỗ thuyền trôi? – thì không dám đọc thêm nữa. E “phai” mất đi cái men say lâng lâng đang thọ hưởng. Cả một bài thơ Đường có khi đánh đắm hồn mình chỉ tại bảy chữ một câu. Cũng như thế, hơn hai trăm trang sách mà mới vô đầu đã “trầm trọng” ở hai câu mười bảy chữ há đã là quá đáng!
Ở thành Rajagaha bên Thiên Trúc hai nghìn bốn trăm năm trước, ông Ananda thốt: “Như thị ngã văn – Như thế tôi nghe.” Hôm nay, đọc Như thị mà ghi lại cảm xúc của mình như thế, tôi nào làm cái việc “điểm” sách như lẽ thường mà chỉ đơn thuần là chia sẻ. Chia sẻ nguồn cảm hứng bất chợt từ cuốn Như thị của ông Đỗ. Nếu quý độc giả có tủm tỉm cười, có thấy vui vui vì cảm giác rất bồng bềnh của người viết qua những con chữ này, thì tôi xin đa tạ. Đa tạ vì quý vị đã thấy vui vui. Bởi lẽ, Như thị của Đỗ Hồng Ngọc là để chia sẻ: “Sẻ chia, ấy là hạnh phúc. … Hãy sẻ chia. Hãy vui.” (tr. 6).
Vâng, xin hãy vui và chia sẻ niềm vui khi ta vừa bóc xong vài tờ lịch đầu tiên đón chào năm mới. Hãy vui Như thị.
Phú Nhuận, 08-01-2007
Tg Do,
Tu nhien anh Ngoc co mot cai website troi cho nhu the nay de post len nhung bai viet cua ban be. Mot ban tre da giup anh Ngoc lam thu mot trang web xem sao. Anh nho Do co lan noi :Tu dung doc duoc mot bai viet hay qua, khong biet cua ai, doc xong moi thay tac gia la cua minh, cua Do Trung Quan!” Dung la Do.
Anh Ngoc.
Dạ anh Nghê Dũ Lan,
Dạ có người cảm được vậy, chẳng phải thật hay và đã khoái lắm ru 🙂
Kinh gui BS DHNgoc
Toi da doc hau het cac sach cua BS, tuy nhien van con mot vai cuon chua duoc doc vi tim mua o day khong co., cu phai nho co em ho o SG mua roi gui qua. Sao BS khong gui o cac nha sach o California cho doc gia mua duoc de dang hon? Nhieu thu vien tai day cung co sach cua BS, toi muon ve doc nhung muon co rieng trong mini library cua minh.
Web cua BS rat hay va dep. Cam on ong da viet cho chung toi nhung cuon sach rat gia tri ma rat thu vi nua.
Kinh chuc BS luon vui khoe, than tam an lac.
Mai
Đa tạ Mai Nguyen. Tôi viết sách xong, giao cho Nhà xuất bản in và phát hành. Vì thế tôi không thể gởi sách cho các Nhà sách ở California. Nhưng hiện nay phát hành khá rộng, có thể mua trực tiếp trên mạng(internet) nữa thì phải. Cảm ơn lần nữa lời khen trang WEB.
tôi muốn hỏi Bác Sĩ trái khổ qua chín có thể ăn để trị tiểu đường được không ?
Và trên hai móng tay cái trái và phải có những vệt đen chạy từ chân móng tay ra ngọn cả mấy năm nay rồi theo đông y đó là những dấu hiệu nội tạng đang bị bệnh. Tôi bị tiểu đường hơn 10 năm rồi và tôi ăn chay nên A1C cứ 7. lúc nầy nó vọt lên 8. mà tôi thì không ăn nhiều. Tôi đang ăn khỗ qua xào. Xin BS giúp ý kiến cho.
Cám ơn Bác Sĩ
Thưa anh an mai, tôi nghĩ anh nên theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa điều trị bệnh tiểu đường của anh thì mới có kết quả tốt được anh ạ. Câu hỏi này cũng có thể hỏi trực tiếp bác sĩ đó, vì họ có nhiều kinh nghiệm.