Kỳ 44 Sinh hoạt PHẬT HỌC & ĐỜI SỐNG
TỨ NHIẾP PHÁP (tiếp theo)
( Bố thí – Ái ngữ – Lợi hành – Đồng sự)
Bài 2: “Ái Ngữ”… cách nào?
Cảm ơn nvquyen đã chuyển video clip để các bạn tham khảo.
ĐHN
…………………………………………………
Thân mời các bạn tiếp tục buổi sinh hoạt “Phật học & Đời sống” kỳ 45
Chủ đề: Tứ Nhiếp Pháp (tiếp theo)
Bài 3: “Lợi hành”… cách nào?
Thứ bảy 24.11.2018
tại Chùa Phật học Xá Lợi Tp.HCM, 89 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3.
từ 15-16h30
Trân trọng,
Bs Đỗ Hồng Ngọc.
Trong ứng xử hàng ngày, có những ái ngữ căn bản, đơn giản, và lợi ích nhất là 2 cụm từ Xin Lôi và Cám ơn mà đáng tiếc nhiều nơi công cộng ta ít được nghe.
– nói xin lôi có thể hóa giải được sự xung đột, tức giận mà đôi khi dẫn đến những chuyện đáng tiếc thâm chí những cái chết lãng xẹt !- lùi một bước là trời cao biển rộng.
– nói cám ơn : sự có mặt của ta trên đời này ta phải cám ơn rất nhiều thứ, luôn luôn như vậy, thật là phải cám ơn… cả cuộc đời !
Có những đất nước giáo dục cho trẻ con từ nhỏ biết xin lôi và cám ơn như một phản xạ tự nhiên, thuần thục, một thói quen tốt, dù họ không biết tư nhiếp pháp hay ái ngữ gì, đúng là một nếp sống văn minh, đạo đức..
Người quen nói xin lôi và cám ơn là người có bản lĩnh, tự tin, dễ thành công, dễ thu phục lòng người.
Dù là ái ngữ đơn giản nhưng nó là căn bản để xây dựng một nhân cách chuẩn mực, đạo đức..
Khi còn trẻ, với lòng kiêu hãnh và cái Tôi quá lớn, ta ít khi biết nói một lời yêu thương chân thành với ai khác, ngay cả với người thân của mình :
– hoặc cảm thấy khó nói.
– hoặc cho là không cần thiết.
– hoặc không có dịp để nói (vì mãi chạy theo dòng đời)
– hoặc nếu có nói những lời tốt đẹp, đáng buồn thay, chỉ vì mưu cầu loi lộc (một sự tư tế có tính toán).
Rồi đến khi những người thương yêu nhất trên đời đã rời xa ta mãi mãi, ta mới cảm thấy ân hân cả đời vì không còn có dịp để nói lời thương yêu, dịu dàng.
Các bạn trẻ ơi ! hãy nói đi những ái ngữ trước hết cho những người thương yêu của mình, như cha mẹ mình chẳng hạn, khi các bạn còn có thể :
“… Mẹ có biết là con thương Mẹ không ?….”
(Bông hồng cài áo của Nhất Hạnh)
Văng rồi mới thấy lòng đau
Lúc còn bên cạnh nhìn nhau hưng ho.
Khuất rồi, quay quắt, thân thơ
Khi gân chẳng thiết một giờ cho nhau.
Tháng ngày lạnh lẽo lướt mau
Câu thương chưa nói, lời đau đã nhiều.
(Thích Tánh Tuệ).
Rất đúng. Đa tạ DieuTrong.