Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh… vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến hơn một phần tư các bệnh ở người già là do thầy thuốc gây ra! (Bệnh học tuổi già, Phạm Khuê, NXB Y Học, 1998, trang 364). Những bệnh… vô duyên còn có thể do chính bản thân mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu “nước mát” uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm “nước mát”! Thì ra “rễ tranh, mía lau, mã đề” là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics).xem tiếp …
Bài viết trên blog
Nếu không kể những trả lời gỡ rối cho tuổi mới lớn ở báo Mực Tím thì tác phẩm đầu tiên của Đỗ Hồng Ngọc mà mình đọc là Gió heo may đã về. Cuốn ni là một tản văn viết cho tuổi chớm già, hườm hườm già, sắp già, mới già và đã già. Túm lại là sách viết cho tuổi già, lúc đọc hắn mình mới học lớp 10 (1997), đọc xong vẫn tự cảm thấy như ri là quá muộn. Cuốn ni mình đọc đi đọc lại bốn năm lần, mua tặng mấy người lớn tuổi cũng nhiều lần, trong đó có ba mẹ mình. Thiệt tình là chưa có cuốn mô viết về sức khỏe và tuổi già dễ thương và thơ như cuốn ni.xem tiếp …
Về mối quan hệ giữa thân và tâm – trò chuyện với bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Chân dung tự họa
VHPG: Có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết văn, làm thơ, có một Đỗ Hồng Ngọc là người viết về Phật học, có một Đỗ Hồng Ngọc là bác sĩ và cũng là nhà tư vấn tâm lý và sức khỏe cho tuổi mới lớn, doanh nhân, người già… được nhiều người quý mến. Với anh, anh tự nhìn nhận về mình như thế nào?
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (BS. ĐHN): Tất cả những “con người” đó đều hòa nhập trong tôi, không có gì phân biệt. Khi còn trẻ, đậu xong Tú Tài II, tôi phân vân không biết nên đi vào Văn khoa để… làm một nhà văn hay vào Sư phạm để làm một nhà giáo, hay học Y khoa để làm bác sĩ. Tôi cảm thấy mình không thể chuyên vào một cái gì hẳn. Chính học giả Nguyễn Hiến Lê là người đã khuyên tôi nên học y khoa. Ông nói học y khoa mà giỏi thì sau này có thể đi giảng dạy được, rồi hành nghề nhiều năm, tiếp xúc nhiều cảnh đời, lại có tâm hồn thì có thể viết lách được. Tôi thi vào y khoa, đồng thời ghi danh học Văn khoa, và sau này còn học cả Xã hội học ở Đại học Vạn Hạnh. Tóm lại, tôi đã thực hiện được ước mơ thưở nhỏ của mình là vừa làm nghề y, vừa đi dạy, vừa viết lách…
VHPG: Anh nghĩ gì khi được nhiều độc giả yêu mến như thế?xem tiếp …
Tham vấn sức khỏe
Người thầy thuốc được dạy để chữa cái đau, cái bệnh cho con người nhưng con người không chỉ đau, chỉ bệnh, con người còn khổ nữa! Nỗi khổ còn khủng khiếp hơn cả nỗi đau, dày đặc dài lâu hơn nỗi đau, làm cho con người héo hắt, không sao có thể đạt được sức khỏe mà theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1946) là: Sự sảng khoái (bien-être; well being) về thể chất, tâm thần và xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh tật! Chính cái khổ rồi cũng dẫn đến cái đau, cái bệnh, làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của con người. Ai cũng biết người mẹ đang cho con bú mà khổ vì ghen thì sữa có thể bị dứt đột ngột, con phải bị đói. Thuốc gì chấm dứt cơn ghen, tái lập phản xạ tiết sữa? Ai cũng biết người đau bao tử, người cao huyết áp không phải chỉ là do bao tử, do huyết áp, mà do sự bực dọc, đè nén, căng thẳng (stress) trong các mối quan hệ với gia đình, xã hội và cả với chính bản thân mình.xem tiếp …
Kể Thơ Trên Xe Lửa
Buổi tối, chúng tôi ngồi xe lửa từ Baltimore về Washington D.C. Cô bạn Mỹ Susan Barnes nhỏ nhắn và lanh lẹ hướng dẫn tôi cứ coi tôi như một em bé, sợ tôi lạc giữa đám đông. Tôi bổng lo sợ vẩn vơ. Đọc báo cứ thấy lâu lâu ở Mỹ có người nổi hứng leo lên xe lửa ria một loạt đạn vào mọi người rồi… lạnh lùng bước đi. Tôi nhìn quanh quất hỏi có chắc xe này về D.C không, cô cũng không biết rõ nữa, phải hỏi lại người soát vé mới sure. Cả buổi chiều đi thăm bệnh viện Johns Hopkins, phòng xét nghiệm, khoa điều trị, tiếp xúc với bác sĩ, bệnh nhân, tôi đã thấy thấm mệt, muốn mau mau về nghỉ. Xe lửa lắc lư chậm chạp đi trong đêm.
BS Đỗ Hồng Ngọc và “Như thị” (*)
… “Có khi sững sốt, có khi bỡ ngỡ. Ngày hôm qua đâu rồi? Dòng sông có còn níu mãi bờ sông? Thả một hòn sỏi đánh dấu chỗ thuyền trôi? Cầu vòng bảy màu rực rỡ kia chỉ là hơi nước tung toé và một chút nắng nhoài qua kẽ lá. Vậy mà không phải vậy. Không phải vậy mà là vậy…”.
![]() |
Những dòng ngỏ đầu tiên cho quyển sách mới “Như thị”, của bs Đỗ Hồng Ngọc, cho ta nhìn thấy rõ cái ý nghĩa của chữ vô vi sau một cơn bão lớn… Sau một cơn bệnh nặng, người trở lại nhân sinh bỗng thấy lòng nhẹ lâng lâng như là đứa trẻ.
Ý nghĩa cuộc sống bỗng trở nên thênh thang bằng cái nhìn nhẹ hẫng, thoát tục.
Nhưng thực ra đó chỉ là cái ảo giác nhất thời, trong một thoáng chốc, bởi “Như thị” của BS Đỗ Hồng Ngọc vẫn là tất cả những đa đoan đời thường vẫn nói vậy mà không phải vậy”, nghĩa là vẫn với biết bao trăn trở, nghĩ suy cùng cuộc đời, nào dễ thoát ra?!xem tiếp …
Đỗ Hồng Ngọc – Bác sĩ, thi sĩ và… Họa sĩ
Năm 1962, chuẩn bị vào đại học tại Sài Gòn, Đỗ Hồng Ngọc phân vân không biết nên chọn Y khoa, Sư phạm hay Văn khoa. Học giả Nguyễn Hiến Lê khuyên: “Nên chọn ngành y! Giỏi nghề này rồi có muốn đổi sang dạy học cũng không khó và nếu thích viết lách thì qua kinh nghiệm hành nghề nhiều năm cũng viết được”. Không ngờ về sau, cuộc đời của anh cũng ứng khớp “3 trong 1” như vậy thật…
* Thưa bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, hẳn anh đã hàm ơn học giả Nguyễn Hiến Lê từ năm đó?
– Thật ra, từ trước đó nhiều năm, tôi đã hàm ơn cụ rồi. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, hồi mới học hết tiểu học, tôi đã phải nghỉ học 2 năm liền phụ mẹ bán hàng xén ngoài chợ.xem tiếp …
Không có bệnh, chỉ có người bệnh
* Tôi năm nay hơn 60 tuổi, cao huyết áp, tiểu đường đủ thứ, vừa rồi nghe trên TV có bác sĩ nói “không có bệnh, chỉ có người bệnh” là nghĩa làm sao tôi không rõ, xin bác sĩ làm ơn nói rõ giùm.
– Đó là một câu châm ngôn trong ngành y: “Chỉ có người bệnh chớ không có bệnh”, ý nói rằng tuy bệnh cùng do một nguyên nhân gây ra mà mỗi người sẽ “bệnh” một cách khác nhau, không ai giống ai. Bệnh lao chẳng hạn, do vi trùng Koch gây ra nhưng mỗi người sẽ “lao” một cách khác. Vì thế mà có người bị lao dễ chữa, có người chữa khó hơn, có người thậm chí chữa không khỏi. Người thầy thuốc nếu chỉ biết “tiêu diệt” vi trùng Koch thì chưa đủ, mới chỉ chú ý tới “bệnh” mà chưa chú ý tới “người” bệnh kia, như một cá nhân, với tâm sinh lý riêng, với môi trường kinh tế văn hóa xã hội riêng. Trên thực tế có người lãnh thuốc chống lao về… bán để lấy tiền mua rượu nhậu, có người quên uống thuốc đúng giờ, đủ thời gian, đủ liều lượng… nên bệnh biến chứng.xem tiếp …
Khi bác sĩ “học ăn học nói”
Có khi bệnh nhân cầm kết quả xét nghiệm thấy trời đất sụp đổ thì bác sĩ reo: “Tốt lắm! Chính xác!” vì thấy kết quả đúng như chẩn đoán. Có khi bác sĩ xem phim X-quang rồi lắc đầu làm người bệnh thót tim, nhưng thật ra bác sĩ bị… mỏi cổ.
Bác sĩ đang tích cực cấp cứu cho một em bé sắp hôn mê. Người bố khác bước vào, vẻ mặt lo lắng, rối rít nói: “Dạ thưa bác sĩ, con tôi sốt…”. Bác sĩ cắt ngang: “Mời anh ra ngoài, sẽ có người hướng dẫn. Chúng tôi đang cấp cứu”. Người bố vẫn chần chừ, không muốn ra khỏi phòng. Điều gì sẽ xảy ra?xem tiếp …
Bs.Đỗ Hồng Ngọc: “Biết tự tại để sống hạnh phúc”
(LĐCT) – Không chỉ giỏi chữa bệnh, viết sách, làm thơ, vẽ tranh, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc còn được biết đến như một nhà tâm lý tài tình, hóm hỉnh… Những cuốn sách của ông gần như là những tạp bút ý vị, giàu tính triết lý mà dí dỏm, đầy tính nhân văn.
Những trang viết, lạ thay, đủ sức lay gợi cho người đọc nhìn thấy chữ “thư nhàn” thay vì sống bận rộn, chữ “thiền” thay vì mải miết lao vào kiếm tiền không biết bao giờ mới đủ, chữ “yêu thương” thay vì sự lạnh lùng vô cảm. Những cuốn sách của ông đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc như: “Gió heo may đã về”, “Già ơi …chào bạn”, “Nghĩ từ trái tim”, “Gươm báu trao tay”, “Như thị”…Môi trường bệnh viện hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng. Hàng đoàn người chen chúc ngủ dưới đất, rác rến ở khắp nơi, bệnh nhân nặng không có phòng, nằm tràn ngoài hành lang, còn bác sĩ thì đi lại với vẻ mặt vô cảm. Theo ông, điều gì khiến hai chữ bệnh viện giờ đây lại làm người ta sợ đến thế?xem tiếp …
Thà có trái tim đau yếu vì tình yêu còn hơn có trái tim…lãnh cảm
“Đại bản doanh” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc – Giám đốc Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe – là một căn phòng chan hòa ánh sáng. Bên cạnh những tập hồ sơ, tài liệu khoa học được sắp xếp ngăn nắp là một góc bày những bình gốm nghệ thuật, tranh do ông vẽ và một bài thơ của ông viết bằng thư pháp, nét bút bay bướm trên nền giấy điệp của Trụ Vũ.”
Bác sĩ đang nghe điện thoại. Một tờ báo “đặt hàng” ông viết gấp bài cho ngày lễ Tình yêu. Ông cười giòn: “Tôi già khú rồi, còn viết về yêu đương gì được nữa?”.xem tiếp …
Nói về sách “Học làm người” của Nguyễn Hiến Lê
Đáp lại câu hỏi của một “hâm mộ”: “… nhờ đâu từ thuở “mồ côi cha” với đàn em gái bé bỏng, níu áo bà quả phụ trẻ sống lay lắt với bà con bên nội bên ngoại ở thị xã Phan Thiết; mà từ tuổi 12 đã có ý chí sắt đá tự lập miệt mài học tập để có thành công như ngày nay?”; BS Đỗ Hồng Ngọc cho biết:
“Chính là nhờ mẹ tôi luôn động viên khuyến khích – bà là người rất có ý chí – lại nhờ cậu tôi là nhà văn Nguyễn Ngu Í dẫn đến trường và nhất là nhờ những cuốn sách quý giá của ông Nguyễn Hiến Lê, đã ảnh hưởng lớn đến tôi như Kim chỉ nam của học sinh, Gương danh nhân, Gương can đảm, Gương kiên nhẫn… Tuổi thơ tôi gặp nhiều khó khăn nhưng may mắn là luôn có những tấm gương tốt quanh mình để tôi noi theo”. Về loại sách Học làm người của cụ Nguyễn Hiến Lê, trong bài Ông Nguyễn Hiến Lê và tôi đăng trên Bách khoa số 426 [2], BS Ngọc nhận định như sau:xem tiếp …
